Làm giàu từ Chứng khoán - những thông tin bổ ích ( t4)

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi tridunghtvc, 09/07/2012.

3385 người đang online, trong đó có 174 thành viên. 06:08 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 42434 lượt đọc và 584 bài trả lời
  1. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Vàng hay quá ![r2)][r2)][r2)]
  2. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Ngành ô tô hấp hối




    [​IMG]
    Ô tô nhập khẩu qua cảng Hiệp Phước - TPHCM . Ảnh: HỒNG THÚY

    Do chính sách phát triển mắc phải hàng loạt sai lầm, ngành công nghiệp ô tô nước ta đến nay xem như đã “chết lâm sàng”.Nhiều doanh nghiệp trước đây đầu tư sản xuất ô tô, bây giờ chỉ nhập xe về bán kiếm lời
    Trong khi một bản quy hoạch mới về chiến lược phát triển ô tô Việt Nam được bàn thảo từ 3 năm nay chưa hoàn thành thì các doanh nghiệp (DN) ô tô Việt Nam đang đối diện nguy cơ phải đóng cửa nhà máy và nhập xe nguyên chiếc về bán. Có thể khẳng định chưa bao giờ thị trường ô tô nước ta bi đát như hiện nay.
    Chiến lược sai lầm
    Nếu như trước đây, dự báo nhu cầu tiêu thụ ô tô tại thị trường nội địa có năm đạt tới 150.000 xe thì năm nay, Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) đưa ra dự báo bi quan rằng tổng sản lượng bán hàng chỉ đạt khoảng 88.000 xe.
    Số liệu ảm đạm về thị trường ô tô được tính toán căn cứ vào sản lượng bán hàng giảm dần qua mỗi tháng. Một trong những công việc mới của các DN ô tô trong những tháng qua là… tìm thuê mặt bằng để chứa xe ế!
    Trước đây, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã được phát triển theo quy hoạch được phê duyệt cho giai đoạn năm 2001-2010, tầm nhìn đến năm 2020. Tuy nhiên, các chỉ tiêu căn bản của quy hoạch này đều không đạt, đặc biệt là đối với dòng xe con và xe chuyên dùng chỉ đạt tỉ lệ nội địa hóa dưới 20%.

    Mang tiếng là “xây dựng ngành công nghiệp ô tô” nhưng đến nay, các DN ô tô Việt Nam chưa thể sản xuất nổi các phụ tùng có hàm lượng kỹ thuật cao như động cơ, hộp số cho đến các linh kiện đơn giản hơn như ốc vít, da, mút…

    Những sản phẩm tự làm được chỉ là săm, lốp, dây điện, chân phanh, chân ga, bàn đạp… Chiến lược ô tô giai đoạn này được đánh giá là sai lầm từ quan điểm khi lựa chọn hướng phát triển dựa vào bảo hộ.

    Chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Quang A cho rằng công nghiệp ô tô Việt Nam lặp lại thất bại của công nghiệp điện tử. Quá trình sản xuất các sản phẩm cơ khí phức tạp là một sự phân công quốc tế tinh vi nhưng Việt Nam tham vọng làm từ A đến Z nên không kham nổi.

    Chính sách công nghiệp phải tạo điều kiện, khuyến khích khối DN tham gia vào những chuỗi cung ứng toàn cầu nhưng Việt Nam lại đặt ra tỉ lệ nội địa hóa, tạo ra sản phẩm tiêu thụ trong nước, là không ăn nhập với các chuỗi cung ứng hiện có trên thế giới.
    “Đi buôn” có lời hơn
    Năm 2015, Việt Nam sẽ áp dụng thuế nhập khẩu 0,1%-0,6% với sản phẩm ô tô từ Trung Quốc theo Hiệp định Thương mại tự do Trung Quốc - ASEAN. Đến năm 2018, thuế suất giảm xuống còn 0% theo Hiệp định Thương mại tự do nội khối ASEAN. Lúc đó, DN sẽ đóng cửa sản xuất vì “đi buôn” có lợi hơn!

    Mặc dù kết cục này đã được báo trước nhưng ở giai đoạn này có trở tay cũng không kịp. Xu thế chuyển hướng đầu tư đã khá rõ khi nhiều hãng ô tô nước ngoài có mặt ở Việt Nam không rót thêm vốn nữa mà công bố các dự án xây dựng nhà máy mới tại Indonesia, Thái Lan. Các liên doanh cũng đã bổ sung chức năng phân phối xe nhập khẩu vào hoạt động của mình để chuyển thành nhà nhập khẩu chuyên nghiệp. Như vậy, kỳ vọng hình thành ngành công nghiệp ô tô xem như đã tắt!
    Đến thời điểm này, 23 DN ô tô của Việt Nam vẫn chia nhau miếng bánh thị phần quanh quẩn ở mức 100.000 xe mỗi năm. Sản lượng này chưa đủ ngưỡng để bỏ vốn đầu tư lớn và dài hạn. Nếu không phát triển được ngành công nghiệp ô tô, chi phí nhập khẩu ô tô mỗi năm có thể lên đến 12 tỉ USD, nền kinh tế lại bị thiệt kép.
    Bị bức tử bởi thuế, phí
    Tại một hội thảo gần đây, nguyên thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Hữu Hào đã “kết tội” nguyên nhân khiến ngành công nghiệp ô tô Việt Nam không phát triển là do chính sách còn nhiều bất cập. Chúng ta có chủ trương phát triển ngành công nghiệp ô tô góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhưng chính sách thuế, phí lại đánh vào ô tô để hạn chế tiêu dùng, giảm tải cho hạ tầng giao thông yếu kém.
    Năm 2004, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô dưới 5 chỗ đã tăng từ 5% lên 24%, năm 2005 tăng lên 40% và năm 2006 đã vọt lên 50% khiến các dòng xe cá nhân bị đội giá thêm khoảng 5.000 USD.

    Nhận thấy có hiện tượng lợi dụng bảo hộ để bán xe giá cao của các liên doanh trong nước, Bộ Tài chính đã nhiều lần điều chỉnh thuế nhập khẩu ô tô mới nguyên chiếc, từ mức 100% trong năm đầu tiên cho phép nhập khẩu (2004) giảm xuống còn 60% vào năm 2007 nhưng ngay sau đó lại tăng lên 70% và 83% vào năm 2008 để hạn chế xe cá nhân, chống ùn tắc giao thông.

    Tương tự, lệ phí trước bạ tại Hà Nội và TPHCM cũng có giai đoạn hạ xuống 10% nhưng rồi tăng lên 20%, đẩy thị trường ô tô vào trạng thái lúc đóng băng, lúc sốt nóng.


    Theo Tô Hà
    NLĐ
  3. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Tân chủ tịch ACB Trần Hùng Huy là ai?

    [​IMG]



    Năm nay 34 tuổi, ông Trần Hùng Huy – con trai của ông Trần Mộng Hùng – hiện là người giàu thứ 33 trên TTCK.
    [​IMG]
    Sau khi ông Trần Xuân Giá từ nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT của ACB, ông Trần Hùng Huy đã được HĐQT bầu làm chủ tịch.
    Sinh năm 1978, ông Hùng Huy là người trẻ nhất trong HĐQT của ACB. Ông Huy là con trai của ông Trần Mộng Hùng, nguyên Chủ tịch HĐQT ACB.
    Bà Đặng Thu Thủy – vợ ông Hùng – hiện cũng đang giữ chức vụ Thành viên HĐQT của ngân hàng này.

    Ông Trần Hùng Huy tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành quản trị kinh doanh tại Đại học Chapman, Hoa Kỳ, năm 2002, tốt nghiệp Tiến sĩ kinh tế tại Đại học Golden Gate, Hoa Kỳ năm 2011.

    Ông Trần Hùng Huy là thành viên HĐQT của ACB từ năm 2006 và là Phó Tổng giám đốc của ngân hàng này từ năm 2008. Ngoài ra, ông Huy cũng là thành viên Hội đồng thiên viên Công ty Chứng khoán ACB.
    Ông Huy hiện sở hữu 28,7 triệu cổ phiếu ACB, trị giá 457 tỷ đồng. Do sự giảm giá của cổ phiếu ACB, tài sản của ông Huy đã giảm đi đáng kể.
    Ông Trần Mộng Hùng đang sở hữu khoảng 16,5 triệu cổ phiếu.
    Quá trình công tác của ông Trần Hùng Huy

    Từ năm 2006 đến nay : Thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Á Châu.
    Từ tháng 04 năm 2008 đến nay : Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Á Châu.
    Từ năm 2004 đến năm 2008 : Giám đốc Marketing Ngân hàng Á Châu.
    Từ năm 2002 đến tháng 02 năm 2004 : Chuyên viên nghiên cứu thị trường Ngân hàng Á Châu.
    KAL


    Theo TTVN



  4. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Trung Quốc – Nhật Bản: Nguy cơ chiến tranh kinh tế đang cận kề





    [​IMG]
    Bắc Kinh đe dọa sẽ tấn công vào thị trường trái phiếu của Nhật Bản và đẩy nước này vào khủng hoảng tài khóa.
    Một chuyên gia tư vấn cao cấp cho chính phủ Trung Quốc vừa kêu gọi tấn công vào thị trường trái phiếu của Nhật Bản nhằm dồn đất nước “mặt trời mọc” vào 1 cuộc khủng hoảng mới. Điều này sẽ xảy ra trừ khi Tokyo rút lại quyết định quốc hữu hóa quần đảo Senkaku hay còn gọi là Điếu Ngư.


    Jin Baisong, chuyên gia đến từ Cơ quan quản lý thương mại quốc tế – cơ quan trực thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc – cho rằng Trung Quốc nên sử dụng sức mạnh là chủ nợ lớn nhất của Nhật Bản.


    Hiện nay, Trung Quốc đang nắm giữ số lượng trái phiếu trị giá 230 tỷ USD và do đó có thể áp đặt các lệnh cấm vận lên và khiến Tokyo phải đương đầu với 1 cuộc khủng hoảng tài khóa trầm trọng. Nếu bị Trung Quốc tấn công trên thị trường trái phiếu, NHTW Nhật chỉ có thể mua vào để đối phó và như vậy đồng yên sẽ yếu đi nhanh chóng.


    Trong bài viết được đăng tải trên tờ China Daily, Jin kêu gọi Trung Quốc áp dụng các điều khoản ngoại lệ liên quan đến vấn đề an ninh được qui định bởi WTO để trừng phạt Nhật Bản. Lời kêu gọi vẫn được đưa ra bất chấp có nhiều lập luận cho rằng chiến tranh thương mại có nguy cơ phá hủy cả 2 “gã khổng lồ”.


    Trong khi đó, tờ Hong Kong Economic Journal cũng đưa tin Trung Quốc đang lên kế hoạch cắt giảm nguồn cung đất hiếm xuất sang thị trường Nhật Bản. Đất hiếm vốn là vật liệu hết sức cần thiết cho các ngành công nghệ cao và đây lại là ngành mà Nhật Bản chú trọng phát triển.


    Các cuộc biểu tình chống Nhật đã lan rộng trên 85 thành phố của Trung Quốc, buộc các công ty Nhật Bản phải đóng cửa nhà máy và tạm ngừng hoạt động.


    Trước tình hình này, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings cảnh báo sẽ hạ bậc xếp hạng tín nhiệm đối với nhiều nhà xuất khẩu của Nhật Bản nếu như tình hình tiếp tục diễn biến xấu. Fitch cảnh báo doanh số xe hơi bán ra của Nissan sẽ sụt giảm 26% trong khi của Honda là 20%.


    Theo Jin, Trung Quốc có thể hy sinh lượng hàng xuất khẩu sang Nhật Bản trong khi chỉ phải gánh chi phí tương đối nhỏ bởi các hàng hóa xuất sang Nhật đều là mặt hàng có ít giá trị gia tăng. Ngược lại, Nhật Bản phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu từ Trung Quốc để có thể giữ vững nền kinh tế và bù đắp sự suy giảm nghiêm trọng trong lực cầu.


    Trung Quốc và Nhật Bản cũng có những động thái chuẩn bị ráo riết về mặt quân sự. Trung Quốc đã chuyển sang tự sản xuất vũ khí. Cách đây 4 năm, Trung Quốc vẫn là nước nhập khẩu vũ khí nhiều nhất thế giới, nước này đã tụt xuống vị trí thứ 4 vào năm ngoái. Trong khi đó, Nhật đang nỗ lực củng cố lại lực lượng quốc phòng sau nhiều năm xao lãng.


    Công cuộc chạy đua vũ trang giữa 2 cường quốc hàng đầu châu Á đang ngày càng căng thẳng. Nếu xung đột lên đến đỉnh điểm, tác động dễ nhìn thấy nhất là khối lượng tiết kiệm khổng lồ của toàn châu Á sẽ sụt giảm nghiêm trọng và kéo theo đó là thế giới lại bị đẩy vào 1 cuộc khủng hoảng mới.


    Thu Hương

    Theo TTVN/Telegraph
  5. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Theo chân Fed, NHTW Nhật Bản tung 126 tỷ USD kích thích kinh tế





    [​IMG]
    Đây là nỗ lực nhằm đối phó với nguy cơ suy giảm ngày càng gia tăng của nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới.
    Trong 1 thông báo được gửi đi hôm nay (19/9), NHTW Nhật Bản (BoJ) bất ngờ công bố mở rộng qui mô chương trình mua tài sản thêm 10 nghìn tỷ yên (tương đương 126 tỷ USD). Đây là nỗ lực nhằm đối phó với nguy cơ suy giảm ngày càng gia tăng của nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới.


    Theo đó, các quan chức đã nhất trí nâng qui mô chương trình mua tài sản mà chủ yếu là trái phiếu chính phủ của BoJ lên mức 55 nghìn tỷ yên. Quỹ riêng biệt chuyên cấp tín dụng cho các ngân hàng được duy trì ở mức 25 nghìn tỷ yên. Con số 10 nghìn tỷ yên tăng lên hôm nay bao gồm 5.000 tỷ trái phiếu chính phủ và 5.000 tỷ trái phiếu kho bạc.


    Đây là 1 động thái hoàn toàn bất ngờ được BoJ đưa ra. Trước đó, chỉ có 5 trong số 21 chuyên gia phân tích tham gia khảo sát của Bloomberg dự đoán về điều này. Với động thái ngày hôm nay, BoJ đã hòa cùng làn sóng kích thích kinh tế đang bùng nổ mạnh mẽ trên toàn cầu với những đợt nới lỏng chính sách tương tự của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hay NHTW châu Âu (ECB).


    Theo Izuru Kato, chuyên gia kinh tế trưởng đến từ công ty nghiên cứu Totan Research có trụ sở đặt tại Hồng Kông, dù các NHTW có vô tình hay hữu ý, dường như đang có 1 cuộc chạy đua nới lỏng chính sách tiền tệ ở khắp nơi trên thế giới.


    Kato nhận định Thống đốc của BoJ, ông Masaaki Shirakawa, dường như cũng không muốn bị coi là “lưỡng lự” trong cuộc đua này bởi với các biện pháp kích thích nở rộ trên thế giới, đồng yên sẽ có nguy cơ tăng giá và làm tổn hại đến nền kinh tế.


    Sau khi Fed tung ra gói nới lỏng định lượng QE3 hôm 13/9, đồng yên đã tăng lên mức 77,13 yên/USD, cao nhất trong 7 tháng. Trong 5 năm trở lại đây, đồng yên đã tăng tổng cộng 47%, bào mòn lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất khẩu.


    Bên cạnh đó, lãi suất cơ bản tiếp tục được giữ ở mức 0 và 0,1%. Khối lượng trái phiếu được mua vào hàng tháng có trị giá 1,8 nghìn tỷ yên. BoJ cũng giảm đánh giá về tình hình kinh tế, nhận định rằng tăng trưởng của kinh tế Nhật Bản đang bị khựng lại trong khi các nền kinh tế khác đã chuyển sang giai đoạn giảm tốc sâu hơn.


    Bộ trưởng tài chính Nhật Bản Jun Azumi hôm nay cũng nhận định đợt nới lỏng chính sách này mạnh mẽ hơn so với dự đoán và nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ phía chính phủ. Các nhà làm luật đã liên tiếp kêu gọi BoJ hành động nhiều hơn nữa để kích thích tăng trưởng và chống lại tình trạng giảm phát dai dẳng.


    Các nhà máy điện hạt nhân buộc phải đóng cửa, xuất khẩu yếu ớt, căng thẳng với Trung Quốc cùng với nguy cơ chính phủ hết tiền vào cuối năm đang là những thách thức không nhỏ đối với nền kinh tế Nhật Bản. Trong khi đó, kinh tế của đất nước mặt trời mọc cũng đã suy giảm trong năm 2011 do thảm họa động đất sóng thần.


    Theo Masamichi Adachi, chuyên gia kinh tế cao cấp tại JPMorgan Securities chi nhánh Tokyo, rất có thể BoJ sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách hơn nữa bởi trong thông báo lần này BoJ vẫn nhấn mạnh triển vọng kinh tế không chắc chắn.


    Minh Anh
    Theo TTVN/Bloomberg
  6. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    http://cafef.vn/20120919050728307CA33/kinh-te-viet-nam-khong-can-den-goi-cuu-tro-nao-ca.chn

    "Kinh tế Việt Nam không cần đến gói cứu trợ nào cả"





    [​IMG]
    Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung.

    Việc chính phủ Mỹ quyết định tung ra gói nới lỏng định lượng lần thứ 3 (QE3) nhằm giải cứu nền kinh tế đã khiến không ít người đặt ra câu hỏi liệu Việt Nam nên có những động thái tương tự.
    Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Việt Nam mà tung gói cứu trợ ra lúc này chẳng khác gì kê thực phẩm chức năng để chữa bệnh nan y.

    - Một số chuyên gia kỳ vọng gói QE3 sẽ tác động tích cực hơn đến xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ, ông đánh giá như thế nào?

    Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung:
    Về lý thuyết những nhận định trên không sai. Tuy nhiên cũng cần phải nhìn vào thực tiễn, cơ cấu kinh tế Việt Nam và Mỹ không cạnh tranh về mặt hàng.

    Trong suốt thời gian qua xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ vẫn ổn định, kể cả trong những giai đoạn kinh tế nước này gặp khó khăn, bởi hàng hóa xuất khẩu là những mặt hàng thiết yếu như dệt may, giày dép, đồ gỗ, nông sản và thủy sản.

    Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, Mỹ vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 7 tháng đầu năm 2012 đạt 13,9 tỷ USD tăng 20% so với cùng kỳ năm 2011.

    Vì vậy, theo tôi Mỹ kích cầu sẽ không tác động nhiều lắm đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.

    - QE3 vừa được Chính phủ Mỹ chấp thuận, ngay sau đó giá dầu và vàng lập tức tăng mạnh, điều này sẽ tác động như thế nào tới nền kinh tế Việt Nam?

    Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung: Việt Nam vừa xuất khẩu, vừa nhập khẩu dầu nên giá dầu Việt Nam mặc dù bị ảnh hưởng song cũng có lợi. Hơn thế nữa theo tôi, gói QE3 không đủ sức “thổi bùng” nền kinh tế Mỹ lên, do đó giá vàng và dầu tăng giá chỉ mang tính chất giai đoạn và không lên quá mức như người ta đồn thổi.

    Hơn nữa, Việt Nam đang quá nhấn mạnh vào sự biến động giá dầu từ bên ngoài. Người dân cũng nên giải tỏa tâm lý về sự lên, xuống giá dầu, bởi ảnh hưởng đến dân chúng là không quá nhiều, nhưng rõ ràng là nó có tác động đến khu vực sản xuất tiêu thụ nhiên liệu lớn.

    Với cơ chế điều tiết giá xăng dầu như hiện nay chỉ có doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu là đứng ngoài cuộc, còn doanh nghiệp tiêu thụ xăng dầu thì luôn bị thụ động trước những biến động giá bất thường, chỉ còn cách duy nhất là giảm lượng tiêu thụ xăng dầu, nhưng kèm theo đó sản xuất cũng giảm theo.

    Tại các nước có giá xăng dầu điều tiết theo thị trường, các doanh nghiệp có mức tiêu thụ nhiên liệu lớn sẽ xây dựng kế hoạch phòng ngừa rủi ro thông qua các công cụ kỹ thuật. Nhưng ở Việt Nam thì không thể vận dụng cái đó được, vì chưa có hộ tiêu thụ lớn nào được phép hợp đồng mua dầu trực tiếp để có thế đàm phán những điều khoản tốt nhất, với mức giá ổn định tới vài tháng cho kế hoạch kinh doanh của họ

    - Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ đang ở mức cao và Chính phủ đã chọn giải pháp “bơm tiền” để giải quyết cho vấn đề nội tại đầy nhức nhối này. Theo ông, liệu Việt Nam có cần một động thái tương tự để kích thích nền kinh tế trong nước?

    Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung: Theo chương trình nới lỏng định lượng lần này, trong nửa cuối tháng Chín, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ tung ra khoảng 23 tỷ USD mua lại những chứng khoán thế chấp, sau đó tiếp tục mua vào 40 tỷ USD/tháng tại các tháng tiếp theo với quy mô không giới hạn, cho đến khi thị trường việc làm được cải thiện.

    Điều này cho thấy, gói cứu trợ nhấn mạnh vào việc khôi phục thị trường bất động sản, qua đó sẽ đẩy mạnh lại lực cầu trong xã hội, tạo động lực cho sản xuất phát triển kéo theo nhu cầu sử dụng lao động gia tăng.

    Mặc dù sẽ có rất nhiều ý kiến phản biện quan ngại về khả năng kiểm soát dòng tiền, tuy nhiên cần phải nhìn rộng ra, bản thân thị trường bất động sản Mỹ vẫn có xu hướng phân phối đều đến với các đối tượng trong xã hội. Vì vậy, chính sách có mang mục tiêu chính trị nhiều hơn song nó vẫn có tác động khôi phục đời sống của đại bộ phận dân chúng.

    Đồng thời, bản thân Mỹ đã có một nền công nghiệp vững mạnh nên khi có nguồn lực thúc đẩy thì nó cũng nhanh chóng “bừng dậy” hơn so với các nền kinh tế khác.

    Còn ở Việt Nam lại là vấn đề khác, bất động sản cho dù đã giảm song vẫn ở mức ngất ngưởng và quá đắt. Thêm vào đó, dòng tài sản này lại chỉ tập trung vào trong tay một số nhóm người rất nhỏ. Nếu cứu bất động sản, đại bộ phận người dân chỉ được hưởng rất nhỏ và việc làm này chỉ làm gia tăng sự bất bình đẳng vốn và tạo ra những bất công thêm cho xã hội.

    Việt Nam không cần gói cứu trợ nào cả và nếu cứ kêu gọi cứu trợ thì chẳng khác gì kê thực phẩm chức năng để chữa bệnh nan y.

    Vấn đề của Việt Nam là nền tảng, do đó nhiệm vụ đặt ra lúc này là thực hiện phân bổ lại nguồn lực trong nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh do khu vực doanh nghiệp, hộ gia đình trực tiếp thực hiện, các chi phí điều chỉnh, nếu có đều cũng phải do các doanh nghiệp tự trang trải. Tái cơ cấu phải gắn liền với cải thiện an sinh xã hội mà không phát sinh thêm chi phí.


    Theo Linh Chi
    Vietnam
  7. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
  8. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Anh @tridunghtvc cả ngày nay đi đâu em ko thấy anh lên F. bìm bịp ?:))
  9. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Anh @tridunghtvc cả ngày nay đi đâu em ko thấy anh lên F. bìm bịp ?:))

    Tìm em Tím iu !>:D:D:D<
    :)):)):)):))
  10. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    À há...
    @chị @hoatimbanglang từ sáng tới giờ cũng ko thấy đâu , té ra 2 anh chị...:))

Chia sẻ trang này