Làm giàu từ Chứng khoán - những thông tin bổ ích ( t4)

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi tridunghtvc, 09/07/2012.

2956 người đang online, trong đó có 39 thành viên. 03:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 42356 lượt đọc và 584 bài trả lời
  1. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
  2. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Giavang.net - 23g-19.9

    Phân tích: Ảnh hưởng của gói QE3 tới giá vàng có phải đang mờ nhạt?


    Sau một tuần đột phá của giá vàng, đã có không ít chuyên gia phân tích bắt đầu thay đổi dự báo của mình, và Citigroup cũng là một trong số đó. Trong bài phát biểu với phóng viên Tạp chí King World News, Tom Fitzpatrick, chuyên gia phân tích của Citigroup kỳ vọng giá vàng sẽ chạm tới ngưỡng đỉnh $2,055/oz vào một ngày không xa. “Có thể bạn vẫn nhìn thấy cảnh nhiều nhà đầu tư đang đứng bên lề và nguy cơ giá vàng thoái lui, song nếu xét về dài hạn, xu hướng tăng giá của vàng vẫn được duy trì”.

    Kim loại quý đã chính thức trở thành đối thủ cạnh tranh của đồng dollar Mỹ, đồng Euro, đồng Yên và đồng bảng Anh, với vai trò là tài sản dự trữ tối ưu trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang gặp khó khăn. Đó cũng là những gì mà Dennis Gartman, tác giả cuốn The Gartman Letter muốn chia sẻ với bạn đọc. “Cụ thể, nếu các cơ quan quản lý tiền tệ tiếp tục bổ sung nguồn dự trữ trong hệ thống ngân hàng thế giới thì khi ấy tỉ lệ giá vàng so với các đồng tiền kể trên sẽ tăng lên đáng kể. Thực tế cho thấy trong một vài năm trở lại đây, nhiều ngân hàng TW đã liên tiếp mua vàng thay vì thường xuyên bán ra như trong quá khứ.”
    Trong phiên hôm nay, thị trường tài chính và hàng hóa đồng loạt bật lên sau khi Ngân hàng TW Nhật Bản cũng quyết định đưa ra gói chính sách mới thông qua chương trình thu mua tài sản và tái cơ cấu nợ với tổng giá trị lên tới 80 nghìn tỷ yên. Theo Alex Thorndike, chiến lược gia của MKS Capital: “Đây quả thực là một cú sốc đáng mừng đối với thị trường kim loại nói chung và giá vàng nói riêng. Lực mua vật chất được cải thiện đáng kể nhờ những tên tuổi lớn và đẩy giá cả lên ngưỡng cao mới, đạt tới $1,775/oz.”
    Ngân hàng HSBC cũng không quên đưa ra nhận định của mình về những biến động trên thị trường kim loại quý. Có thể thấy khả năng phục hồi của giá vàng trước đà suy yếu của đồng euro và dầu thô thực sự rất ấn tượng. Thêm vào đó, sự xuất hiện của nhiều hợp đồng mới từ phía Trung Quốc cũng mang đến lực hỗ trợ tích cực cho giá vàng thời điểm này. Không phủ nhận rằng, gói chính sách nới lỏng tiền tệ mà FED tung ra vào cuối tuần trước đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo của thị trường, tuy nhiên chúng ta cũng không nên để mình rơi vào tình trạng quá khích dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực tới giá vàng.”
    Hẳn các bạn vẫn còn nhớ bức tranh kim loại quý vào thời điểm này năm ngoái khi mà giá vàng đã có cú leo thang ngoạn mục lên mức đỉnh mọi thời đại $1,920/oz nhờ những kỳ vọng vào gói QE mới từ phía FED. Thế nhưng, ngay sau đó, giá vàng đã phải trải qua một giai đoạn thê thảm khi FED chỉ tung ra gói chương trình có tên gọi là Operation Twist. Thật nguy hiểm khi cho rằng lịch sự sẽ lặp lại bởi đơn giản xuất phát điểm của hai thời điểm hoàn toàn không giống nhau. Thêm vào đó, các điều kiện về kinh tế và tài chính cũng có nhiều đổi khác và còn rất nhiều yếu tố rủi ro hoặc may mắn xảy đến với thị trường trong thời gian tới.
    Nhìn lại những biến động của giá vàng và cụ thể hơn là các mức tăng mà kim loại quý mới thiết lập được trong hai tuần vừa qua, giới phân tích cùng nhiều nhà đầu tư lại trăn trở với câu hỏi “Bao giờ giá vàng mới có thể chọc thủng ngưỡng $1,920/oz?” Chắc hẳn không có ai có thể đưa ra dự báo chính xác, chỉ biết rằng thông thường trước khi có đột phá, vàng sẽ rơi vào trạng thái tích lũy giá.
  3. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    http://cafef.vn/20120920070419669CA33/phu-cap-thai-san-phai-chiu-thue.chn

    Phụ cấp thai sản phải chịu thuế



    [​IMG]
    Tổng cục Thuế vừa ban hành văn bản khẳng định khoản tiền lương hưởng chế độ thai sản do bảo hiểm xã hội (BHXH) chi trả thay lương phải tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN).
    Các chuyên gia cho rằng hướng dẫn này không chỉ sai luật, đi ngược lại các văn bản hướng dẫn trước đây, mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản. Tiền hậu bất nhất
    Văn bản này được Tổng cục Thuế trả lời cho Công ty TNHH điện tử Việt Tường (Đồng Nai), đồng thời gửi cho Cục Thuế tỉnh Đồng Nai. Theo đó, Tổng cục Thuế viện dẫn thông tư 84 khẳng định trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận con nuôi do cơ quan bảo hiểm chi trả thì không chịu thuế TNCN.

    Còn tiền lương hưởng chế độ thai sản do BHXH chi trả thay lương phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN. Công văn này đã vấp phải sự phản ứng của dư luận.
    Luật sư Trần Xoa, giám đốc Công ty luật Minh Đăng Quang, cho rằng văn bản sai ngay từ khái niệm. “Không thể gọi là tiền lương hưởng chế độ thai sản vì trong thời gian này người lao động không đi làm. Bản chất đó là một khoản trợ cấp cho người lao động khi nghỉ thai sản và Luật BHXH quy định các khoản trợ cấp BHXH không chịu thuế TNCN” - ông Xoa nói.

    Cũng theo ông Xoa, nếu thực hiện như hướng dẫn của Tổng cục Thuế thì người ốm đau được miễn thuế, còn nếu nghỉ thai sản lại phải chịu thuế.
    Kiến nghị xem xét lại
    Trước bức xúc của các doanh nghiệp, ngày 12-9 Cục Thuế TP.HCM đã có văn bản gửi Tổng cục Thuế, trong đó nêu rõ từ ngày 1-1-2009 Cục Thuế đã hướng dẫn thực hiện thống nhất trên địa bàn về việc không tính thuế với khoản thu nhập mà người lao động nhận được từ BHXH. Trong khi theo hướng dẫn mới, trừ khoản trợ cấp một lần khi sinh con, nhận con nuôi (một tháng lương) thì các khoản khác phải tính thuế. Cục Thuế TP.HCM đề nghị Tổng cục Thuế xem xét và sớm có văn bản hướng dẫn cụ thể để Cục Thuế trả lời cho các doanh nghiệp. Trường hợp Tổng cục Thuế khẳng định vẫn phải tính thuế với khoản trợ cấp này thì đề nghị hướng dẫn thêm về thời gian thực hiện và không xử lý hồi tố.
    Một chuyên gia nguyên là cán bộ thuế nói: “Văn bản của Tổng cục Thuế viện dẫn thông tư 84 khẳng định tiền lương hưởng chế độ thai sản do BHXH trả thay lương phải tính thuế TNCN, nhưng cũng tại thông tư 84 lại có quy định các khoản trợ cấp khác do BHXH trả không chịu thuế TNCN.
    Chiếu theo Luật lao động sửa đổi thì khoản tiền mà người lao động nhận được khi nghỉ thai sản chính là khoản trợ cấp khác chứ không phải tiền lương. Trong khi công văn 2139 của Tổng cục Thuế khẳng định đó là tiền lương là không chính xác” - vị chuyên gia này nói.
    Đáng chú ý là văn bản này đi ngược với công văn hướng dẫn trước đó của Tổng cục Thuế ban hành năm 2008. Trong đó khẳng định các khoản thu nhập mà cá nhân nhận được từ quỹ BHXH theo chế độ trợ cấp thai sản bao gồm cả tiền trả thay lương khi nghỉ việc sinh con theo quy định của Luật BHXH được miễn thuế TNCN.

    Nay cũng với nội dung này Tổng cục Thuế lại hướng dẫn khác đi. “Như vậy là sai luật, đồng thời ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của hàng triệu lao động nữ. Nhất là khi từ tháng 5-2013, Luật lao động tăng thời gian nghỉ thai sản từ bốn tháng lên sáu tháng nhằm tạo điều kiện cho bà mẹ và trẻ em” - vị chuyên gia này nói thêm.
    Doanh nghiệp bức xúc
    Chị Cao Thị Tuyết Lý, kế toán trưởng Công ty TNHH HBP Project Management chuyên tư vấn thiết kế quản lý dự án xây dựng có trụ sở tại quận 4, TP.HCM, cho biết sau khi nhận được thông tin này không chỉ bản thân chị mà nhiều người trong công ty rất bức xúc.

    Từ đầu năm đến nay đã có hai trường hợp nhân viên của công ty nghỉ thai sản và công ty không khấu trừ thuế TNCN cho khoản phụ cấp thai sản nhận từ BHXH. Sắp tới có thêm nhiều trường hợp khác chuẩn bị nghỉ thai sản theo chế độ. Với tiền lương trung bình 6 triệu đồng/tháng, bốn tháng nghỉ thai sản họ được nhận trợ cấp khoảng 24 triệu đồng.
    “BHXH, bảo hiểm y tế đã ưu đãi cho người lao động không phải đóng trong giai đoạn này, thì không lý do gì lại đưa vào thu nhập chịu thuế TNCN. Tốt hơn hết nên cho phụ nữ được hưởng trọn vẹn khoản tiền này để phục hồi sức khỏe và nuôi con” - chị Lý nói.
    Theo chị Lý, hiện tại Chính phủ hỗ trợ miễn thuế TNCN cho người có thu nhập chịu thuế ở bậc 1 thì không lý do gì lại tính thuế TNCN của người phụ nữ ở giai đoạn thai sản. Hơn nữa hiểu theo Luật BHXH, các khoản chi từ quỹ BHXH là trợ cấp BHXH. Trợ cấp thai sản là một trong những khoản được chi từ quỹ BHXH phải được loại trừ khỏi thu nhập chịu thuế TNCN.
    Chị P.P.K., kế toán một công ty hóa mỹ phẩm có trụ sở tại quận 1, TP.HCM, cho biết theo các hướng dẫn trước đây, các khoản trợ cấp được hưởng khi nghỉ thai sản đều được miễn thuế TNCN. Từ trước đến nay công ty vẫn theo hướng dẫn cũ, coi đó là một khoản trợ cấp BHXH và không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động.

    Tuy nhiên với văn bản trả lời mới của Tổng cục Thuế, doanh nghiệp rất bối rối. Tuy nhiên chị lo nhất là phản ứng của các lao động nữ sắp nghỉ thai sản khi nghe thông báo này. “Chắc chắn người lao động sẽ chất vấn rằng tại sao trước đây không khấu trừ thuế mà nay lại khấu trừ” - chị P.P.K. nói.
    Theo Ánh Hồng
    Tuổi trẻ
  4. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Doanh nghiệp Nhật chịu 'thảm họa' lớn hơn sóng thần 2011

    Căng thẳng Trung - Nhật đang ảnh hưởng tới kinh tế của cả 2 nước, đầu tư và thương mại song phương đều suy giảm nghiêm trọng. Riêng các doanh nghiệp Nhật, tổn thất được dự báo lớn hơn thảm họa kép năm 2011.
    >Doanh nghiệp Nhật điêu đứng vì căng thẳng với Trung Quốc


    Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tháng 8 vào Trung Quốc đã giảm tháng thứ ba liên tiếp. Chính phủ nước này gần đây cũng cảnh báo việc căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Nhật Bản có thể sẽ ảnh hưởng đến thương mại hai nước.
    Theo số liệu công bố ngày 19/9 của Bộ Thương mại Trung Quốc, FDI tháng 8 vào nước này đã giảm 1,4% so với cùng kỳ xuống chỉ còn 8,33 tỷ USD. Đại diện Bộ Thương mại Shen Danyang cho biết tranh chấp đảo với Nhật Bản đã khiến giao thương hai nước bị ảnh hưởng nặng. Đặc biệt là sau việc các hãng ôtô và cửa hàng của Nhật bị người biểu tình Trung Quốc tấn công.
    [​IMG]
    FDI giữa Nhật Bản và Trung Quốc đều bị ảnh hưởng vì tranh chấp đảo. Ảnh: China Daily Bloomberg dẫn lời chuyên gia kinh tế Liu Li Gang của ngân hàng ANZ cho biết: "Tranh chấp leo thang khiến tình hình càng trở nên bất ổn. Tăng trưởng của Nhật Bản hiện dựa khá nhiều vào Trung Quốc. Vì vậy, nền kinh tế phục hồi yếu của Nhật sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề hơn”.
    Giới phân tích cũng cảnh báo các nhà sản xuất của Nhật sẽ chịu tổn thất lớn hơn cả cuộc động đất hồi tháng 3/2011. Cổ phiếu Nissan, nhà sản xuất ôtô lớn nhất nước này (tại thị trường Trung Quốc) mất 5,2% giá trị, thấp nhất kể từ tháng 5/2012. Honda cũng bị tụt 3% và Công ty Fast Retailing (điều hành chuỗi cửa hàng thời trang Uniqlo) giảm 5,9%.
    Họ cũng nhận định kinh tế Trung Quốc năm nay có thể sẽ tăng trưởng với tốc độ chậm nhất 22 năm. Nguyên nhân chính là cuộc khủng hoảng nợ châu Âu và phục hồi chậm ở Mỹ làm kìm hãm xuất khẩu. Bên cạnh đó, các động thái kiềm chế bất động sản cũng khiến nhu cầu trong nước giảm đi đáng kể. Nếu nền kinh tế vẫn tiếp tục yếu đi, Trung Quốc sẽ cân nhắc thêm các biện pháp kích thích sau hai đợt giảm lãi suất vào tháng 6 và tháng 7 vừa qua. Tuần trước, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo cũng tuyên bố nước này vẫn còn nhiều “room” cho các biện pháp tài khóa và tiền tệ.
    Ông Joy Yang, cựu nhân viên Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, cho biết: "Vốn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc giảm đi sẽ càng khiến vấn đề tăng trưởng ì ạch của nước này thêm trầm trọng". Ông cũng nhận định giới chức Trung Quốc sẽ phải hành động nhiều hơn để hỗ trợ tăng trưởng, bao gồm cả việc thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng trong nước.
    Theo ông Yang, xét về quy mô của vốn đầu tư nước ngoài trên nền kinh tế, ảnh hưởng của việc này lên kinh tế Trung Quốc sẽ "nặng nề hơn cả những số liệu thống kê". Từ đầu năm, NDT đã giảm 0,4% so với USD, trong khi năm 2011 lại tăng 4,7%.
    Đầu tư nội địa trong 8 tháng đầu năm giảm 3,4% xuống còn 75 tỷ USD, gồm cả mức giảm 10% trên thị trường bất động sản. Trong khi đó, đầu tư ra nước ngoài tăng 39% lên 47,7 tỷ USD.
    Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Shen Danyang cho biết Trung Quốc không muốn những tranh chấp với Nhật Bản ảnh hưởng đến thương mại hai nước. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Nhật Bản năm 2011. Trong khi đó, Nhật Bản cũng là đối tác thương mại lớn thứ tư của nước này.
    Đầu tư của Nhật Bản vào Trung Quốc tăng 16,2% trong 8 tháng đầu năm, tương đối thấp so với mức tăng trưởng 50% năm 2011. Đầu tư của Trung Quốc vào Nhật Bản giảm 11,1% trong giai đoạn này.
    Hà Thu - Công Tâm

    Nền kinh tế VN cũng cần phải cương quyết chuyển hướng , ko lệ thuộc vào nhập khẩu và xuất khẩu với TQ ! Ko biết rằng các quan chức VN có học được bài học này ko ?~X
  5. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    :-??:-??:-??:-??:-??:-??:-??
    =======================================
    Trung-Nhật đại chiến: Quý hồ tinh, bất quý hồ đa
    9/20/2012 4:19:16 PM | Lượt xem: 0 Nhân Vũ
    [​IMG] [​IMG]

    VietnamDefence - Chuyên gia Nga dự báo kết quả xung đột quân sự Trung-Nhật có thể xảy ra.


    Các chiến lược gia đánh giá cơ hội của Trung Quốc và Nhật Bản trong một cuộc xung đột quân sự quy mô lớn.


    [​IMG]
    Tình hình xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Nhật bản và Trung Quốc đang tranh chấp nhau đang ngày một thêm căng thẳng. Hiện thời, các bên vẫn tránh những tuyên bố gay gắt hiếu chiến.

    Các chiến lược gia quân sự đánh giá về tiềm lực quân sự của hai bên và dự báo ra sao về một cuộc xung đột quân sự giữa hai đại cường châu Á này?

    Sức mạnh của các bên

    Theo chuyên gia Trung tâm Phân tích Chiến lược và công nghệ (Nga), Tổng biên tập tạp chí Moscow Defence Brief, ông Vasily Kashin, hiện thời Trung Quốc chưa có ưu thế áp đảo về số lượng, còn về chất lượng, hạm đội Trung Quốc thua xa Hải quân Nhật Bản.

    “Trung Quốc bắt đầu đóng các hạm tàu kha khá đâu đó từ năm 2007. Tất cả những gì đóng được trước đó chẳng có tác dụng gì. Họ có những tàu ngầm khá nguy hiểm đối với Nhật. Nhưng hạm đội Nhật đã được xây dựng với trọng tâm là tác chiến chống ngầm, hơn nữa là nhằm chống hạm đội Liên Xô. Tôi từng nghe thấy các chuyên gia Mỹ về chiến tranh hải quân đánh giá rằng, về mặt chiến tranh chống tàu ngầm – kinh nghiệm, trang thiết bị, phương thức thủ đoạn – hạm đội Nhật thậm chí còn trên tài Hải quân Mỹ. Cường độ huấn luyện chiến đấu trên biển cho binh sĩ tàu ngầm Trung Quốc cũng rất không ổn”, ông Kashin cho biết.

    “Tình thế hiện nay của Trung Quốc cũng giống như tình cảnh của Liên Xô hồi cuối thập niên 1950, đầu thập niên 1960. Họ đang bắt đầu xây dựng một hạm đội viễn dương lớn, nhưng một là, trong quá trình đó, họ đang phải vượt qua vô số những khó khăn kỹ thuật nhỏ, hai là, họ phải thực hiện cú nhảy vọt về huấn luyện chiến đấu, chiến thuật và tổ chức. Hạm đội Liên Xô đương thời đã bắt đầu từ vị thế một hạm đội ven bờ, không có khả năng độc lập hành động ở xa bờ biển của mình, và trong suốt nhiều thập kỷ mới vươn lên thành hạm đội đại dương, còn Trung Quốc hiện nay mới chỉ ở đầu con đường này. Ngay trong những năm 1980, hạm đội Trung Quốc vẫn còn được xây dựng theo khái niệm phòng thủ gần: đó là hạm đội ven bờ với số lượng tàu chiến lớn tối thiểu, chủ yếu cấu thành từ các tàu xuồng nhỏ và một số lượng lớn pháo bờ biển. Sự phát triển hiện nay của hải quân Trung Quốc chỉ mới bắt đầu vào giữa thập niên 1990, còn những kết quả chất lượng thì điều đó mới bắt đầu mang lại chỉ vài năm trước. Sau lưng họ đơn thuần là không hề có kinh nghiệm hay trường phái cho phép họ cảm thấy tự tin”, ông Kashin nhận xét.

    Phó Chủ tịch thứ nhất Học viện Các vấn đề địa-chính trị (Nga), Đại tá hải quân Konstantin Sivkov đánh giá cao hơn về khả năng của hạm đội và không quân Trung Quốc: “Về số lượng, các lực lượng quân sự Trung Quốc có ưu thế gấp hàng chục lần Nhật Bản. Quân đội Trung Quốc thời bình có quân số 2,5 triệu người, còn Nhật chỉ có khoảng 250 ngàn người. Nhưng cuộc chiến tranh giành quần đảo này (Senkaku) sẽ chủ yếu được tiến hành bằng các lực lượng của hạm đội và không quân.

    Để tiến hành các nhiệm vụ tác chiến giành quần đảo này, Trung Quốc có thể huy động đến 400-500 máy bay chiến đấu, không dưới 20 tàu ngầm điện-diesel, có lẽ có đến 3 tàu ngầm nguyên tử có thể được huy động do quần đảo Senkaku ở xa biên giới Trung Quốc, một số lượng lớn tàu tên lửa nhỏ và tàu khu trục tên lửa. Nhật Bản có thể huy động chống Trung Quốc đến 150 máy bay tiêm kích chiến thuật, khoảng 10 tàu ngầm điện-diesel không hơn, khoảng 5-10 tàu khu trục và hộ vệ. Biên chế chiến đấu của hạm đội Nhật sẽ được điều động bảo vệ quần đảo này sẽ thua kém khoảng 3 lần so với lực lượng của Trung Quốc”, ông Sivkov nói.

    “Lực lượng không quân chủ lực của Trung Quốc là các loại máy bay lạc hậu. Nhật Bản sẽ có ưu thế áp đảo về chất lượng. Trung Quốc không có máy bay chỉ huy/báo động sớm, Nhật Bản lại có các máy bay đó để bảo đảm khả năng kiểm soát không gian và chỉ huy không chiến, điều đó mang lại ưu thế lớn cho không quân tiêm kích Nhật Bản. Nhìn chung, có thể nói rằng, trong môi trường không gian, khả năng của Nhật và Trung Quốc sẽ là gần tương đương mặc dù Trung Quốc có ưu thế về số lượng.

    Liên quan đến các lực lượng hải quân, các tàu ngầm Trung Quốc xét về tính năng chiến-kỹ thuật và công nghệ sản xuất gần tương đương trình độ thời đầu thập kỷ 1970, chúng khá ồn. Người Nhật có các tàu ngầm tiên tiến hơn và ít ồn hơn, chúng sẽ có khả năng tác chiến hiệu quả chống tàu ngầm Trung Quốc. Nhưng biên chế lực lượng tàu nổi Trung Quốc hiển nhiên sẽ vượt trội so với Nhật Bản, mặc dù họ ngang nhau về số lượng vũ khí tên lửa và tầm hoạt động”, Đại tá Sivkov đánh giá.

    Dự báo thắng bại

    Ông Kashin nhận định: “Chắc chắn, một cuộc xung đột quân sự tranh giành quần đảo sẽ kết thúc bằng một thất bại nhục nhã đối với họ (Trung Quốc). Nếu như xảy ra sự đụng độ của hai lực lượng ngang nhau, thì Trung Quốc sẽ hứng chịu tổn thất nặng nề và khó lòng gây ra tổn thất tương đương cho Nhật Bản. Ở thời điểm hiện tại, Nhật Bản có ưu thế nổi trội về trang bị kỹ thuật và ưu thế lớn về huấn luyện binh sĩ. Tất cả các hệ thống mới của Trung Quốc đều chưa được kiểm nghiệm, trình độ huấn luyện, chuẩn bị của các thủy thủ đoàn đặt ra những câu hỏi lớn. Hơn nữa, vũ khí của Trung Quốc thua kém tất cả những gì Nhật Bản đang có, họ cũng sẽ không thể phát huy hết tiềm năng của chúng. Chắc chắn, sẽ việc sẽ kết thúc bằng thất bại nhục nhã đối với họ, và đói với họ, điều đó sẽ rất đau đớn”.

    “Hạm đội Nhật Bản là lực lượng rất đáng gờm. Nên mặc dù Trung Quốc đang có những thành tựu lớn, nhưng đến tiến đến cùng một trình độ như thế, trước hết về chiến thuật và đào tạo binh sĩ, họ sẽ phải mất nhiều năm nữa”.

    Đại tá Konstantin Sivkov không tán thành với dự báo đó. Theo ông, tổn thất của Trung Quốc quả thực sẽ lớn, nhưng đơn độc Nhật Bản sẽ không ngăn được Trung Quốc.

    “Một khi xảy ra xung đột, Trung Quốc phần nhiều sẽ áp dụng chiến lược tấn công, trong khi Nhật Bản định hướng vào phòng ngự, và một khi xảy ra đụng độ trực tiếp, Trung Quốc có nhiều cơ hội giành chiến thắng hơn.

    Trung Quốc với ưu thế lớn về lực lượng tàu tên lửa nhỏ và tàu khu trục tên lửa sẽ có thể làm được nhiệm vụ đánh bại các cụm tàu Nhật Bản và thực hành đổ bộ. Tính tới ưu thế lớn về số lượng của Trung Quốc về không quân và lực lượng dự bị lớn, không quân Trung Quốc về tổng thể vượt trội hàng chục lần so với không quân Nhật, và Nhật Bản tất nhiên sẽ không thể kham nổi”, ông Sivkov dự báo.

    Ông Sivkov cũng cho rằng, “Công tác huấn luyện binh sĩ của Trung Quốc không thua kém Nhật, thậm chí về mặt nào đó còn hơn. Khác với Nhật Bản, Trung Quốc đang tiến hành các cuộc tập trận rất ráo riết, thường xuyên, và liên tục chi nhiều kinh phí cho việc này. Bởi vậy, với trình độ huấn luyện như nhau, Trung Quốc sẽ làm được nhiệm vụ tiêu diệt lực lượng không quân Nhật trên lãnh thổ nước này, cho dù là cái giá phải trả là những tổn thất lớn, nhưng sẽ làm được nhiệm vụ giành ưu thế trên không tại khu vực tiến hành đổ bộ lên quần đảo này (Senkaku)”.

    Lực lượng thứ ba

    Mặc dù quân số Lực lượng phòng vệ của Nhật ít hơn gần 10 lần so với quân đội Trung Quốc, Nhật còn có một ưu thế khác đó là đồng minh Mỹ mà theo hiệp ước, Mỹ phải can thiệp vào cuộc xung đột một khi Nhật Bản bị xâm lược. Và các chuyên gia đều thống nhất với nhau trong các dự báo của mình về kết cục đối đấu giữa Trung Quốc với Nhật Bản và Mỹ.

    Theo ông Sivkov, yếu tố Mỹ bản thân nó loại trừ hoàn toàn khả năng của Trung Quốc mở chiến dịch quân sự tại khu vực quần đảo Senkaku. “Trong một cuộc đụng độ trực diện giữa hạm đội Trung Quốc và hạm đội Nhật-Mỹ, dù cho không quân Trung Quốc có số lượng đông đảo, thì không quân trên hạm của hạm đội Mỹ cùng với lực lượng không quân chiến thuật triển khai ở đảo Okinawa về mặt số lượng biên chế chiến đấu sẽ có khả năng giải quyết nhiệm vụ ngăn chặn cuộc tấn công và gây ra những tổn thất không thể chấp nhận được cho lực lượng máy bay tấn công của Trung Quốc. Đương nhiên, các sân bay Trung Quốc sẽ bị tên lửa hành trình Tomahawk tấn công, một phần lớn không quân Trung Quốc sẽ bị tiêu diệt, hạ tầng sẽ bị phá hủy và trong vòng 1-2 tuần có sự tham gia của Mỹ, không quân Trung Quốc cơ bản bị hủy diệt. Hạm đội Trung Quốc, hiển nhiên, sẽ bị đánh tan vì các tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Los Angeles của Mỹ sẽ tham gia và chúng sẽ xử lý dễ dàng các lực lượng Trung Quốc.

    Vũ khí hạm tàu của Trung Quốc khá mạnh, nhưng khả năng chống tàu ngầm của họ lại yếu, bởi vậy, các tàu Trung Quốc sẽ dễ dàng bị tên lửa hành trình tiêu diệt ở cự ly nằm ngoài tầm bắn của tên lửa Trung Quốc. Bởi vậy, nếu như cảm xúc kích động tiếp tục leo thang và sự việc đi đến xung đột quân sự thì tất cả sẽ chỉ dừng ở những đụng độ nhỏ trên biển và trên không, sau đó Mỹ đe dọa nhảy vào và Trung Quốc chắc chắn sẽ phải ngừng chiến dịch quân sự, nhưng thay vào đó họ sẽ áp dụng đòn trả đũa kinh tế mạnh mẽ”.

    “Không có sự hậu thuẫn của Mỹ, các lực lượng phòng vệ Nhật Bản sẽ không thể giữ được quần đảo này một khi lãnh đạo Trung Quốc quyết định đánh chiếm quần đảo bằng mọi giá. Đồng thời, không quân Trung Quốc sẽ chịu tổn thất lớn, đến 150 máy bay. Không quân phòng vệ Nhật Bản sẽ tổn thất vài chục máy bay. Nhưng nếu như Mỹ toàn lực nhảy vào cuộc xung đột như dự định, thì các lực lượng Trung Quốc sẽ bị đánh bại”, Đại tá Sivkov bổ sung.

    Ông Vasily Kashin nhận định: “Mỹ không đứng về bên nào về vấn đề tranh chấp lãnh thổ, nhưng nếu xảy ra điều gì đó được diễn giải như cuộc tấn công chống Nhật Bản, thì họ sẽ nhảy vào can thiệp. Mỹ duy trì trong khu vực một lực lượng bao gồm tàu sân bay George Washington, lực lượng Thủy quân lục chiến ở Okinawa, không quân, quân đội ở Hàn Quốc. Nghĩa là ở ngay sát quần đảo tranh chấp, Mỹ có các lực lượng khá lớn, trong đó có một cụm tàu sân bay tiến công, mà trong trường hợp có nguy cơ xung đột, có khả năng trong vài giờ là có mặt khu vực chiến sự và tham chiến. Tương quan lực lượng bất lợi đối với Trung Quốc đến mức không thể nói đến chuyện Trung Quốc muốn tiến hành một cuộc xâm lược. Trung Quốc sẽ còn phải đi một chặng đường dài để có khả năng thực sự đe dọa Nhật Bản”.
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Đà Nẵng: Ông Thanh "nắn gân", ngân hàng hạ ngay lãi suất


    [​IMG]
    Sau tuyên bố cứng rắn của lãnh đạo thành phố, đến ngày 18.9, các ngân hàng thương mại tại Đà Nẵng đã có tín hiệu giảm lãi suất cho vay và giảm luôn lãi suất tiền gửi.

    Trong thời gian dài, các ngân hàng thương mại trên địa bàn Đà Nẵng đã không hạ lãi suất dưới 15%/năm như chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Điều này gây khó khăn rất nhiều cho doanh nghiệp khi cần vay vốn.Ông Nguyễn Văn Nam - Chủ doanh nghiệp kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ (quận Thanh Khê, Đà Nẵng) - bức xúc: Sao lúc này vay tiền ngân hàng khó khăn quá. Cầm tài sản cố định trị giá hơn 15 tỷ đồng để vay hơn 1 tỷ đồng ký kết đóng lô hàng mới nhưng không cách nào vay được vốn với lãi suất thấp. Cực chẳng đã, tôi phải chấp nhận vay với lãi suất 20% năm để sản xuất cầm cự. Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn TP.Đà Nẵng cũng “kêu trời” với các ngân hàng.
    Ông Huỳnh Đức Thơ - Giám đốc Sở KHĐT Đà Nẵng, cũng thừa nhận: Ngân hàng thừa tiền để cho vay nhưng vì “treo” lãi suất “trên trời” nên đa phần doanh nghiệp không dám vay dù thiếu vốn. Thực tế, số doanh nghiệp tiếp cận được vốn vay 15%/năm là rất thấp. Đến ngày 17.8, qua kiểm tra, dư nợ của các khoản vay cũ trên địa bàn Đà Nẵng được đưa về mức lãi suất dưới 15%/năm như chỉ đạo của Thống đốc NHNN chỉ đạt 60,6%.
    Trước lý do mà các ngân hàng đưa ra, tại cuộc gặp các doanh nghiệp tại Đà Nẵng mới đây, ông Nguyễn Bá Thanh - Chủ tịch HĐND thành phố, đã yêu cầu các ngân hàng phải làm theo sự chỉ đạo của NHNN.
    Ông Thanh cương quyết: Ngân hàng nào vẫn không chịu hạ lãi suất theo sự chỉ đạo của NHNN thì sẽ công khai danh sách các ngân hàng đó tại cuộc họp hội đồng nhân dân cho toàn dân biết để lựa chọn ngân hàng mà giao dịch. Cũng tại cuộc đối thoại này, ông Huỳnh Đức Thơ nêu đích danh 14 ngân hàng đang cho doanh nghiệp vay vốn với lãi suất cao từ 15 - 21%/năm.
    Sau tuyên bố cứng rắn của lãnh đạo thành phố, đến ngày 18.9, theo ghi nhận của PV NTNN, các ngân hàng thương mại tại Đà Nẵng đã có tín hiệu giảm lãi suất cho vay và giảm luôn lãi suất tiền gửi. Chi nhánh Ngân hàng Techcombank (đường Nguyễn Văn Linh) thông báo lãi suất tiền gửi VND đã hạ xuống 9%/năm, lãi suất cho vay thấp hơn 15%/năm. Các Chi nhánh Ngân hàng An Bình, VPBank, GPBank… đều hạ lãi suất như chỉ đạo của NHNN.
    Ông Nguyễn Lợi - Giám đốc Ngân hàng TMCP Liên Việt Chi nhánh Đà Nẵng, cho biết ngân hàng ông đã triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt "giảm lãi suất - hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu" với mức lãi suất cho vay còn 13% .
    Theo Đình Thiên
    Dân việt
  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Bọn khựa chỉ to còi !
    Ra trận dở như dòi !
    Đánh võ mồm thì giỏi !
    Gặp Mỹ thì co vòi !

    :p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p

  8. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
  9. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Người Nhật sẽ biểu tình chống Trung Quốc

    Các nhà hoạt động Nhật Bản hôm nay sẽ tiến hành cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc, dự kiến có hàng nghìn người tham gia, để phản đối hành động của Bắc Kinh xung quanh vấn đề Senkaku/Điếu Ngư.
    > Lãnh sự quán Trung Quốc bị ném bom khói
    > Chiến tranh thương mại Nhật - Trung


    [​IMG]
    Nhà hoạt động Nhật cầm biểu ngữ "Senkaku là của Nhật Bản, Trung Quốc hãy chấm dứt xâm lược" trong cuộc biểu tình hôm 18/9 tại Tokyo. Ảnh: AFP Những người biểu tình dự kiến sẽ tụ tập trước đại sứ quán Trung Quốc tại Tokyo để bày tỏ sự phản đối "hành động xâm lược" và những cuộc biểu tình chống Nhật của Trung Quốc. Đây được coi là cuộc tuần hành lớn nhất của Nhật kể từ khi nổ ra hàng loạt cuộc biểu tình chống Nhật tại Trung Quốc đến nay, Huanqiu dẫn nguồn truyền thông Nhật cho hay.
    Trước đó, ngày 18/9, một nhóm nhỏ người Nhật cũng tụ tập để phản đối Trung Quốc tại trung tâm Tokyo. Khoảng 50 người tập trung tại lối vào của ga tàu Shibuya, họ cầm cờ, biểu ngữ và tuyên bố chủ quyền của Nhật tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
    Theo Wall Street Journal, cuộc biểu tình ngày 19/8 không có nhiều người tham gia vì được tổ chức vào ngày thường. Những người biểu tình tỏ ý ủng hộ đảng Dân chủ Tự do của Nhật và yêu cầu đảng cầm quyền, đảng Dân chủ Nhật Bản, và chính phủ phải có những hành động cụ thể để bảo vệ quần đảo.
    Cuộc biểu tình hôm nay và cuộc biểu tình ngày 18/9 đều do Ganbare Nippon, một tổ chức dân tộc chủ nghĩa cánh hữu mới thành lập từ năm 2010, lên kế hoạch. Ganbare Nippon cũng từng tổ chức chuyến đi tới đảo Senkaku/Điếu Ngư của 150 người Nhật, trong đó có 8 nghị sĩ quốc hội, hồi tháng 8.
    Phe cánh hữu của Nhật có quan điểm cần phải quyết đoán hơn trong chính sách đối ngoại trước tình hình Trung Quốc gia tăng sức ép và những cuộc biểu tình chống Nhật.
    Cựu bộ trưởng Quốc phòng Nhật bản Shigeru Ishiba tuần qua lên án Trung Quốc tiến hành cuộc chiến pháp lý, thông tin và tâm lý chống lại Nhật Bản. Cựu thủ tướng Shinzo Abe cùng các thành viên của đảng Dân chủ Tự do, cho rằng Nhật Bản cần "làm rõ quan điểm cứng rắn đối với chính phủ Trung Quốc và không cho phép tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ Nhật Bản".
    Nhiều người dân Nhật cũng chia sẻ quan điểm cứng rắn này của các chính trị gia. "Nhật Bản quá hiền lành. Nếu Trung Quốc khiêu khích thì chúng ta phải chống lại họ", Emi Yamagata, một nhân viên thiết kế, cho hay.
    "Tôi muốn chính phủ Nhật phải mạnh tay hơn. An ninh cần được tăng cường, ví dụ như tăng số tàu tàu duyên xung quanh khu vực quần đảo", Aki Kaneko, một người nội trợ, nói.
    [​IMG]

    Senkaku/Điếu Ngư là quần đảo thuộc biển Hoa Đông. Nó cách Naha, thành phố chính trong chuỗi đảo Okinawa của Nhật, khoảng 400 km và đảo Đài Loan khoảng 200 km. Đồ họa: Hangthebankers Tuy nhiên, các nhà dân tộc chủ nghĩa của cánh hữu cũng kêu gọi bình tĩnh và thận trọng, để không làm gia tăng căng thẳng và làm tăng thêm tâm lý chống Nhật.
    Căng thẳng Trung - Nhật xung quanh chủ quyền quần đảo không người trên biển Hoa Đông bắt đầu nóng lại từ hồi tháng 4 khi thị trưởng Tokyo, Shintaro Ishihara, một nhà dân tộc chủ nghĩa, công bố kế hoạch mua lại chuỗi đảo cho thủ đô Tokyo. Sau đó, chính phủ Nhật cũng lên kế hoạch quốc hữu hóa chuỗi đảo này.
    Tuần trước, chính phủ Nhật Bản chính thức thông qua kế hoạch mua lại 3 trong số 5 hòn đảo thuộc Senkaku/Điếu Ngư từ chủ sở hữu tư nhân người Nhật gây ra nhiều cuộc biểu tình của người dân Trung Quốc. Tokyo tuyên bố sẽ yêu cầu Bắc Kinh phải bồi thường thiệt hại do những người biểu tình quá khích gây ra cho các cơ quan ngoại giao của Nhật ở Trung Quốc.
  10. DungTri86

    DungTri86 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    28.334
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/2...-keu-goi-phan-ung-trung-quoc-o-bien-dong.aspx

    Thượng nghị sĩ Mỹ kêu gọi phản ứng Trung Quốc ở biển Đông

    21/09/2012 15:30
    [​IMG]

    Thượng nghị sĩ Mỹ Jim Webb - Ảnh: Reuters (TNO) Thượng nghị sĩ Mỹ Jim Webb đã thúc giục chính quyền Mỹ “phản ứng một cách chu đáo và toàn diện” với các hành động của Trung Quốc ở biển Hoa Đông và biển Đông, nơi Bắc Kinh leo thang tranh chấp chủ quyền trong những năm qua.

    Ông Jim Webb, Chủ tịch Tiểu ban Đông Á và Thái Bình Dương của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, kêu gọi chính phủ Mỹ sử dụng tầm ảnh hưởng để ngăn cản việc sử dụng vũ lực hoặc đơn phương mở rộng các tuyên bố chủ quyền ở Đông Á.
    “Những gì chúng ta chứng kiến trong các năm qua không đơn giản là một loạt những tranh chấp chiến thuật. Chúng là sự tích lũy các mưu chước được vạch ra nhằm theo đuổi một mưu đồ chiến lược lớn hơn. Gần như mọi nước trong khu vực hiểu rõ điều này. Mỹ có trách nhiệm phản ứng một cách chu đáo và toàn diện việc này”, ông Webb phát biểu tại phiên điều trần của tiểu ban vào hôm 20.9.
    Về chuỗi động thái thiết lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” ở biển Đông, Thượng nghị sĩ thuộc đảng Dân chủ nói: “Mọi nước ở Đông Á đang theo dõi phản ứng của Mỹ trước những hành động gần đây của Trung Quốc ở biển Hoa Đông và biển Đông, đặc biệt là các nước ASEAN mà chúng ta có mối quan hệ ngày càng được mở rộng, và Nhật cùng Philippines, hai nước chúng ta có các cam kết đồng minh hiệp ước long trọng”.

    Căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật đã leo thang trong tuần qua xung quanh vấn đề tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

    Vào tuần trước, Trung Quốc đã cử nhiều tàu hải giám đến vùng biển xung quanh quần đảo sau quyết định quốc hữu hóa quần đảo của chính phủ Nhật.
    Vào hôm 18.9, sau cuộc hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt nói Bắc Kinh bảo lưu quyền hành động xa hơn để chống Nhật.
    “Mối đe dọa này có hậu quả trực tiếp với Mỹ”, ông Webb phát biểu.
    Ông này cũng nhắc lại tuyên bố của chính quyền Tổng thống George W. Bush hồi năm 2004 rằng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư thuộc phạm vi nghĩa vụ an ninh của Mỹ, theo Reuters.
    “Trước sự xâm nhập gần đây của Trung Quốc vào vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku, việc chúng ta tiếp tục tuyên bố rõ ràng nghĩa vụ theo hiệp ước là điều quan trọng”, ông Webb nói.
    Sơn Duân

    Tàu khựa lâm vào cảnh tiến thoái lưỡng nan rồi ! :p
    Thoái thì mất mặt thiên triều mà tiến thì no đòn của Mỹ và bị thế giới tẩy chay !

    :-":-":-":-":-":-"

Chia sẻ trang này