Làm giàu từ Chứng khoán - những thông tin bổ ích ( t4)

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi tridunghtvc, 09/07/2012.

7742 người đang online, trong đó có 1044 thành viên. 09:31 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 42315 lượt đọc và 584 bài trả lời
  1. HoangLan88

    HoangLan88 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    19/05/2012
    Đã được thích:
    3.255
    Em vẫn vui đều đều anh ạ! ;))
  2. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Trung Quốc làm khó ASEAN ?

    11/07/2012 3:59

    Giữa lúc các ngoại trưởng ASEAN nhất trí về nguyên tắc ứng xử hợp lẽ trên biển Đông thì Trung Quốc trịch thượng đưa thông điệp cảnh báo.

    Ngoại trưởng 10 nước ASEAN nhóm họp tại Phnom Penh, Campuchia nhất trí thông qua bản thảo “Các thành tố cơ bản” của Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC). Văn bản này sẽ được thảo luận với Trung Quốc trong quá trình soạn thảo COC sắp tới. Bản thảo đang được giữ kín và chỉ vài phóng viên hôm qua tiếp cận được một bản tóm tắt 2 trang. Theo đó, lập trường của ASEAN là “các bên phải cam kết giải quyết tranh chấp bằng giải pháp hòa bình theo công pháp quốc tế, bao gồm Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS)”.
    [​IMG]
    Ông Dương Khiết Trì không thể tránh né việc các bên nêu vấn đề biển Đông tại hội nghị
    ASEAN+3 hôm qua - Ảnh: Reuters
    Cụ thể, trước hết “các bên cố gắng giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ Hiệp ước Hòa bình và Hữu nghị (TAC)” do ASEAN tạo lập từ năm 1976 và được nhiều nước bên ngoài tham gia, gồm cả Trung Quốc và Mỹ. TAC nghiêm cấm việc dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp. Nếu nỗ lực đầu tiên không thành, “các bên có thể tìm đến những cơ chế giải quyết tranh chấp mà luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS, đã đặt ra”. Bản thảo cũng đề nghị các bên tiến hành “hợp tác để xây dựng lòng tin”, đồng thời “cam kết tôn trọng quyền tự do đi lại trên biển và vùng trời” ở biển Đông.
    Đồng thuận bước đầu này được giới phân tích đánh giá là một tín hiệu khả quan. Bản thảo cùng những diễn biến nóng bỏng gần đây trên biển Đông chắc chắn sẽ được đề cập tại các cuộc họp trong những ngày tới với sự tham gia của Trung Quốc và các nước đối tác của ASEAN.
    Thế nhưng, Trung Quốc trong những ngày qua liên tục có những phát biểu gây quan ngại. Ngày 9.7, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lưu Vi Dân nói Bắc Kinh chỉ tham gia hoàn thiện COC “khi điều kiện chín muồi” và COC “không nhằm giải quyết tranh chấp” mà chỉ “để xây dựng lòng tin”. Giáo sư Carlyle Thayer từ Học viện Quốc phòng Úc nhận định với Thanh Niên: “Lập trường này của Trung Quốc không khác gì những thứ đã có trong Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC)”. Thế giới mong đợi một COC có tính ràng buộc pháp lý với những cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả chứ không chỉ “xây dựng lòng tin”.
    Đến ngày 10.7, cũng ông Lưu cho thấy Trung Quốc lo ngại vấn đề biển Đông được đưa ra tại các cuộc họp sắp tới khi tuyên bố: “Biển Đông không phải là vấn đề giữa Trung Quốc và ASEAN, mà là giữa Trung Quốc với một số nước ASEAN”. Ông này lớn giọng cảnh báo: “Thổi phồng vấn đề biển Đông là đi ngược lại nỗ lực chung của mọi người cũng như xu hướng chủ đạo trong thời điểm cần hợp tác và phát triển và là một hành động khiến quan hệ Trung Quốc - ASEAN bế tắc”.
    Tuy nhiên, vấn đề biển Đông tiếp tục nóng trong cuộc họp ngoại trưởng ASEAN+3 (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản) hôm qua. Cuộc họp có mặt Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì trong khi Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Vinh thay mặt Bộ trưởng Phạm Bình Minh tham dự. Trong đó, vấn đề biển Đông vẫn được các thành viên nêu ra với “quan ngại sâu sắc”. Thứ trưởng Phạm Quang Vinh tiếp tục khẳng định lập trường của Chính phủ Việt Nam phản đối Trung Quốc phê chuẩn thành lập “thành phố Tam Sa” cũng như mời thầu 9 lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao nước chủ nhà Kao Kim Houn thừa nhận tại cuộc họp báo sau đó rằng Philippines cũng lên tiếng mạnh mẽ về vấn đề biển Đông.
    Hôm nay, Bộ trưởng Phạm Bình Minh sẽ có mặt trong các cuộc họp ASEAN+1 với từng đối tác như Canada, EU, Hàn Quốc, New Zealand, Nga, Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc và Úc. Ông Phạm Bình Minh cũng sẽ gặp song phương với người đồng nhiệm Trung Quốc Dương Khiết Trì bên lề hội nghị chung.
    Trung Quốc vẫn đang có những kế hoạch quản lý đối với cái gọi là “TP.Tam Sa”, vốn bao trùm Hoàng Sa-Trường Sa và vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam. Theo báo Hải Nam, Cục An toàn biển Hải Nam đang soạn kế hoạch xây dựng hệ thống thông tin liên lạc và các cơ sở hỗ trợ thuyền qua lại. Còn trang tin Tài Tân dẫn một nguồn tin cho hay giới chức đang bàn việc xây thêm cảng, mở sòng bạc và lập cơ quan đánh thuế ngoài khơi. Những động thái này cho thấy Bắc Kinh đang tăng cường củng cố tuyên bố chủ quyền vô lý của họ ở biển Đông, đúng như giọng điệu chiếm đoạt của Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải Ngô Sĩ Tồn: “Tam Sa sẽ giúp Trung Quốc tăng cường tuyên bố chủ quyền của mình đối với Nam Hải (tức biển Đông - NV) và có thể trở thành nguồn phát triển kinh tế cho tỉnh Hải Nam”.
    Văn Khoa
    Thục Minh
    (Từ Phnom Penh, Campuchia
  3. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    @ptkh ới ời ![};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-:)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):))
    [​IMG] [​IMG] [​IMG][​IMG]





    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
  4. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Làm rõ vụ chuyển đất lúa cho người Trung Quốc ở Bình Thuận


    11/07/2012 3:45

    Thương lái Trung Quốc biến mất với món nợ 30 tỉ đồng
    Chiều qua 10.7, tại cuộc họp báo thường kỳ do UBND tỉnh Bình Thuận tổ chức đã "nóng" lên trước sự kiện người Trung Quốc mua hơn 100 ha đất xây dựng nhà máy và trồng thanh long ở Hàm Thuận Bắc.


    PV Báo Thanh Niên nêu ra những khuất tất trong việc chuyển nhượng hơn 100 ha đất cho ông Zhong Heng Shan hiện đang là Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty TNHH Nguyên Long Sơn (công ty con của Tập đoàn kinh tế Nguyên Hinh, Trung Quốc). Mặt khác, doanh nghiệp này ban đầu có 2 thành viên người Việt sáng lập, nhưng sau đó Sở KH-ĐT Bình Thuận lại cho phép 2 người nước ngoài góp vốn, để trở thành công ty có 90% vốn của người Trung Quốc. Đáng chú ý là UBND H.Hàm Thuận Bắc có nhiều khuất tất khi cho chuyển đổi mục đích sử dụng 8.522 m2 đất lúa sang đất sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện để ông Zhong đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thanh long...
    [​IMG] [​IMG]
    Lô đất lúa hai vụ rộng 1,2 ha mà ông Thạnh chuyển giao cho ông Zhong đang xây hàng rào dang dở (ảnh chụp sáng 10.7) - Ảnh: Quế Hà
    Chủ trì buổi họp báo, ông Nguyễn Thành Tâm, Phó chủ tịch UBND tỉnh cho rằng đây là “vấn đề rất mới” mà UBND tỉnh cũng chỉ vừa mới nắm được. Ông Tâm đã giao cho các sở, ngành của tỉnh ghi nhận ý kiến này và điều tra làm rõ để trả lời Báo Thanh Niên sớm nhất.
    Trao đổi bên lề buổi họp báo, một cán bộ UBND tỉnh nói thẳng, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa sang đất sản xuất kinh doanh của UBND H.Hàm Thuận Bắc là “có vấn đề”. Vì nếu diện tích này vẫn đang sản xuất lúa 2 vụ thì nhất thiết vẫn phải xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ khi chuyển đổi mục đích.
    Có mặt tại buổi họp báo, Phó chủ tịch UBND TP.Phan Thiết Đặng Đình Hiếu thông tin thêm, UBND TP đã thống kê được số tiền các thương nhân Trung Quốc còn nợ khi thu mua cá cơm của ngư dân lên đến hơn 30 tỉ đồng. "Nhiều ngư dân cho biết không thể liên lạc được với người Trung Quốc đã mua hàng của họ vài tháng nay. Họ đã bỏ về nước mà không quay trở lại như đã hứa", ông Hiếu phát biểu.
    UBND TP.HCM yêu cầu thanh tra Công ty Ling Rui
    Sau khi Báo Thanh Niên ngày 18.6.2012 đăng bài Một công ty bị tố lừa hàng trăm tỉ đồng, Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân đã chỉ đạo Sở Công thương tiến hành thanh tra Công ty TNHH thương mại Ling Rui Việt Nam (trụ sở tại 506/15/25 đường 3 Tháng 2, P.14, Q.10); khẩn trương báo cáo kết quả.
    Liên quan đến vụ việc, ngày 9.7, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46), ******* TP.HCM đã đến tòa soạn Báo Thanh Niên gặp phóng viên thu thập tài liệu của các nạn nhân bị công ty nói trên lừa để phục vụ công tác điều tra.
    Đàm Huy
    Quế Hà
  5. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Út mới về nè,
    Các anh chị ở nhà khỏe ko ạ ?
    Hôm nay TT lên , các anh chị zui há .
    Hihi...[};-[};-[};-[};-[};-
  6. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Ngư dân hoang mang vì tàu cá liên tục bị bắt giữ


    SGTT.VN - Hết bắt tàu của ngư dân huyện Bình Sơn và đảo Lý Sơn, nay Trung Quốc lại bắt liên tiếp sáu tàu của ngư dân xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Đến đêm 9.7, ba tàu cá và 30 ngư dân đã được thả ra, nhưng vẫn còn ba tàu bị Trung Quốc giữ ở đảo Hải Nam.
    Đây là lần đầu tiên ngư dân ở xã Phổ Thạnh bị Trung Quốc bắt tàu, khiến họ rơi vào cảnh khốn đốn nợ nần và hoang mang.
    [​IMG]
    Tàu cá của thuyền trưởng Nguyễn Duy Việt được Trung Quốc thả về đến cảng Sa Huỳnh. Ảnh: Phạm Anh
    Vào xin cứu nạn cũng bị bắt giữ tàu
    Sáng ngày 10.7, có mặt tại thôn Thạnh Đức 2, xã Phổ Thạnh, chúng tôi nghe người dân vùng biển này bàn tán xôn xao chuyện sáu tàu cá ở đây bị Trung Quốc bắt trong hai ngày 2.7 và 6.7. Đến nhà thuyền trưởng tàu QNg 94876 TS Nguyễn Duy Việt, chúng tôi thấy bốn anh em họ buồn não nề. Việt cho biết, tàu QNg 94876 TS và tàu QNg 94411 TS hành nghề giã cào đôi. Ngày 24.6 tàu xuất bến đánh bắt mấy ngày ở gần đảo Lý Sơn, sau đó mới ra vùng quần đảo Hoàng Sa đánh bắt. Không may, khoảng 6 giờ sáng ngày 2.7, khi đánh bắt được khoảng một giờ thì dây cáp của tàu QNg 94876 TS bị đứt dây cáp nên gây chấn thương sọ não cho Võ Bảo (hay Võ Ngọc Thạch).
    “Nếu chạy về đất liền thì quá xa, cậu Bảo (cậu ruột của Việt – PV) có thể mất máu và thiệt mạng, do vậy anh em trên tàu quyết định treo cờ trắng chạy vào đảo Hải Nam để xin cứu nạn. Vậy mà ai ngờ, khi cứu nạn xong, Trung Quốc lại giam luôn tàu”, thuyền trưởng Việt ngậm ngùi.
    Theo lời kể của thuyền trưởng tàu QNg 94411 TS là Nguyễn Duy Nam, khi vào đảo Hải Nam khoảng 12 giờ ngày 2.7, Trung Quốc cho hai tàu cứu nạn và một tàu hải quân chạy ra đưa vào. Sau đó, các tàu này đưa người bị nạn là Võ Bảo đi cứu chữa và cho nằm viện. Đến ngày 4.7, thuyền viên trên tàu cá của thuyền trưởng Việt xin cho Bảo về tàu nằm, đồng thời xin được về nhà ở đất liền. Thế nhưng phía Trung Quốc cho 11 ngư dân của hai tàu lên tàu nhỏ QNg 94876 TS chở về, còn tàu lớn QNg 94411 TS thì giam lại.
    Nam bức xúc: “Họ lột sạch ngư lưới cụ, 2.000 lít dầu... rồi mới cho về. Tui tiếc của, cố nói cho tàu lớn chạy về, còn để tàu nhỏ lại nhưng Trung Quốc quyết không cho”. Thuyền trưởng Nam cho hay, tàu bị giam giữ là tàu mới đóng năm 2011, trị giá khoảng 1,2 tỉ đồng, cộng với giàn ngư lưới cụ, 7 tấn cá và tổn phí ra khơi của hai tàu, coi như đã bị Trung Quốc cướp trắng khoảng 1,7 tỉ đồng.
    Chiều ngày 10.7, trao đổi với phóng viên báo Sài Gòn Tiếp Thị, ông Trần Em, phó chủ tịch UBND huyện Đức Phổ cho biết, vào chiều ngày 9.7, lực lượng biên phòng đóng trên địa bàn đã báo cáo cho huyện biết tình hình ngư dân đánh bắt ở quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc bắt. Sáng nay 10.7, UBND xã Phổ Thạnh cũng báo cho huyện biết nội dung này. “Huyện đã chỉ đạo cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn báo cáo việc tàu ngư dân bị Trung Quốc bắt cho UBND tỉnh Quảng Ngãi. Chúng tôi cũng đã chỉ đạo cho lực lượng chức năng xác minh làm rõ thêm tình tiết tàu cá bị Trung Quốc bắt vừa qua để có giải pháp tiếp theo”, ông Trần Em cho hay. Tạm biệt thuyền viên trên tàu của hai anh em Việt và Nam, chúng tôi đến nhà ông Lục Nghĩa Tơ, chủ hai tàu QNg 94799 TS và QNg 94096 TS. Ông Tơ thở dài thườn thượt: Sau mấy chục năm đi bạn, mấy cha con mới đóng được đôi tàu ba năm nay, vậy mà ngày 6.7, khi đánh bắt ở vùng quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc bắt cả hai tàu, rồi lựa tàu “ngon” giữ lại, còn tàu nhỏ thì thả về. “Con tàu cùng tài sản, máy móc, ngư lưới cụ và khoảng 8 tấn cá, tính ra cũng 1,4 tỉ đồng. Biết lấy gì mà sắm lại. Tàu giã cào đôi, giờ còn một thì cào với giã kiểu gì được nữa”, ông Tơ ôm đầu, nét mặt lo lắng.
    Trao đổi với chúng tôi, phó chủ tịch UBND xã Phổ Thạnh Nguyễn Duy Trinh cho hay, ngoài bốn tàu cá kể trên thì cũng trong ngày 6.7, Trung Quốc đã bắt đôi tàu hành nghề giã cào của ông Trần Minh Giữ. Đó là tàu QNg 94484TS với bảy ngư dân do thuyền trưởng Trần Minh Khiêm điều khiển và tàu QNg 98648 TS với bốn ngư dân do thuyền trưởng Võ Quốc Việt điều khiển. Hai tàu này khi hành nghề trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa thì bị bắt. Đến ngày 8.7, Trung Quốc giam tàu QNg 96845 TS và cho tàu QNg 98648 TS chở 11 ngư dân hai tàu này về nước. Đây là lần đầu tiên tàu cá của địa phương này bị Trung Quốc bắt giữ. Tính thấp nhất, tổng giá trị của ba con tàu Trung Quốc giam giữ khoảng 3,5 tỉ đồng.
    “Tâm lý bà con ngư dân rất hoang mang bởi có đến 250 con tàu đánh bắt xa bờ của xã đang hoạt động tại ngư trường Hoàng Sa. Nếu bị bắt liên tục kiểu này, chắc họ phải tính toán lại, thậm chí có thể không dám ra ngư trường này nữa. Chúng tôi đã có công văn đề nghị cấp trên can thiệp để Trung Quốc thả ba tàu về cho ngư dân”, ông Trinh cho hay.
    Cũng theo ông Trinh, ba chiếc tàu của xã Phổ Thạnh bị bắt giữ, đều là tàu do các gia đình chạy vay bà con, ngân hàng cùng hùn vào đóng mới nên nợ nần rất nhiều. Giờ bị Trung Quốc bắt giữ, cuộc sống của họ càng khó khăn hơn.
    [​IMG]
    Chị Nguyễn Thị Những – vợ của ngư dân Võ Bảo bị chấn thương sọ não, đã có bầu tám tháng.
    Nỗi lo nợ nần
    Sáng 10.7, chị Nguyễn Thị Những, vợ thuyền viên Võ Bảo, ngồi lặng người khi tiếp xúc với chúng tôi. Chị Những cho hay, bao nhiêu năm đi làm chung với các tàu bạn khác, tích góp được ít tiền tiết kiệm, đến đầu năm 2011 cả nhà chị quyết định chạy vay từng đồng hùn vào hơn 300 triệu đồng với bốn người cháu để đóng mới tàu QNg 94411 TS, tổng số tiền hơn 800 triệu đồng. “Tưởng đâu mình có tàu mới, có thể tự đi biển, làm kiếm tiền nuôi con, trả nợ. Nào ngờ vừa đóng xong tàu, đi chưa được bao lâu thì bị Trung Quốc bắt giữ. Hiện nợ ngân hàng, nợ bà con thân quen đã hơn 200 triệu đồng… Không biết tiền đâu để có thể sinh sống, nuôi con bây giờ”, kể xong, nước mắt tuôn dài trên gò má chị Những.
    Theo ông Võ Ngọc Duyên, trưởng thôn Thạnh Đức 2, xã Phổ Thạnh, gia đình chị Những là một trong những gia đình nghèo nhất xóm. “Làm chật vật hàng chục năm qua, giờ có chút đỉnh hùn chung sắm tàu mới thì bị bắt. Tiền nợ vẫn còn đó, tàu thì bị bắt, chồng thì bị nạn phải nằm viện… không biết sắp tới họ làm gì để nuôi bốn đứa con còn quá nhỏ”, ông Duyên chua xót kể.
    Cạnh nhà của chị Những là hai căn nhà của hai anh em Lục Nghĩa Minh và Lục Nghĩa Thành. Cũng giống như căn nhà xập xệ cấp 4 của chị Những, nhà anh Minh và Thành cũng chỉ được dựng tạm bợ để chống mưa, chống nắng. Khi tiếp chúng tôi, anh Lục Nghĩa Minh không giấu được lo lắng: “Không còn tàu nữa, không biết sắp tới phải làm ăn, sinh sống ra sao”. Anh Minh (con ông Tơ) cho biết, để đóng mới được tàu QNg 94799 TS (hiện bị Trung Quốc bắt giữ) cả hai anh em phải vay mượn ngân hàng, bà con hơn 500 triệu đồng. Giờ bị giữ tàu, tài sản thiệt hại khoảng 1,6 tỉ đồng, nợ nần càng chồng chất hơn...
    Phạm Anh – Từ An
  7. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Em có gì vui mà cười tè loe vậy !:-??:-??:-??:-??:-??
    [​IMG] Út mới về nè,
  8. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
  9. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Không nhậu ở các nhà hàng khựa !^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^
    ------------------------------------------------------------------
    Phát hiện dùng hóa chất độc hại để sản xuất bia ở Trung Quốc
    Nhân dân Nhật báo ngày 10.7 vừa công bố thêm những tình tiết mới của vụ sản xuất bia giả cỡ lớn tại TP.Tứ Bình, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc bị phanh phui gần đây.
    Khi khám xét xưởng sản xuất nước ngọt Hâm Hâm (tỉnh Cát Lâm) vào ngày 8.7, Sở kiểm tra chất lượng quốc gia đã phát hiện dây chuyền sản xuất bia ở đây sử dụng formaldehyde và axit công nghiệp hydrochloric độc hại, sản xuất hàng ngàn tấn bia giả nhằm kéo dài hạn sử dụng và tăng cường hương vị…
    Cơ quan chức năng đã thu giữ 18.000 thùng bia, 120 chai bia chứa formaldehyde và 20 thùng chứa chất axit hydrochloric, 130.000 nhãn hiệu bia giả, 80.000 nắp chai. Các loại bia giả này được mang đi tiêu thụ tại một số tỉnh như Hắc Long Giang, Nội Mông, Liêu Ninh…
    Theo truyền thông Trung Quốc, xưởng sản xuất này rất cũ nát, không đủ tiêu chuẩn vệ sinh để sản xuất bia thông thường.
    Cảnh sát cho biết, từ ngày 23.3.2012, đã phát hiện thấy trong kho của xưởng này rất nhiều vỏ chai bia Thanh Đảo, bia Cáp Nhĩ Tân và bia Tuyết Hoa (vốn là những loại bia rất thông dụng và được ưa chuộng trên thị trường Trung Quốc), mặc dù xưởng này vốn chỉ đăng ký sản xuất bia Liêu Tuyết.
    Theo khai nhận của Cổ Học Trí, chủ xưởng sản xuất trên, ban đầu xưởng chỉ dám cho chất công nghiệp formaldehyde vào quy trình sản xuất để nhằm đánh lừa vị giác của người tiêu dùng. Nhưng từ ngày 11.6.2012, xưởng này cho thêm axit công nghiệp hydrochloric vào quy trình sản xuất.
    Ngoài ra để giảm thiểu chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận, Cổ Học Trí đã ra lệnh cho công nhân đổ thêm nhiều nước vào quá trình lên men, giảm nồng độ đường mạch nha. Ước tính lợi nhuận khổng lồ thu được từ việc làm phi pháp trên lên tới 2 triệu USD.
    Từ đầu năm 2012 tới nay, Trung Quốc đã cho kiểm tra chất lượng 7.669 đơn vị sản xuất rượu trắng, 743 đơn vị sản xuất rượu vang, 1.820 đơn vị sản xuất bia rượu các loại, phát hiện 354 vụ sai phạm pháp luật về chất lượng.
    Ngọc Bi
    thanh niên
  10. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Út cưng dìa nhà có mệt hông ?[};-
    Sao hổng thấy điện bảo anh ra sân bay đón em , hehe...:">

Chia sẻ trang này