Làm giàu từ Chứng khoán - những thông tin bổ ích ( t4)

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi tridunghtvc, 09/07/2012.

3930 người đang online, trong đó có 269 thành viên. 07:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 5 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 5)
Chủ đề này đã có 42508 lượt đọc và 584 bài trả lời
  1. DungTri86

    DungTri86 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    28.334
    Đọc toàn bộ đoạn văn, bạn nên nhận ra giọng cười cợt nhạo báng của tôi khi dùng chữ " thiên triều " !
    Chưa bao giờ tôi xem bọn chúng là đồng chí !
    Ngoại trừ những người Hoa làm ăn lương thiện, tôi xem các thế hệ lãnh đạo TQ từ Mao , Đặng , Giang đến nay đều là những hậu duệ của Mã Viện , Hốt Tất Liệt , Thoát Hoan , Trương Phụ , Tôn Sĩ Nghị v.v...
    Với mộng ước không ngừng mở mang lãnh thổ về phương Nam , bọn chúng là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất cho hòa bình ở Đông Nam Á và sự tồn vong của dân tộc chúng ta !
    Có lẽ bạn không biết rằng tôi bị khóa nick khá nhiều ở F319 là vì chống Tàu ? :-??

    Tôi chống Tàu xâm lược trong từng hơi thở , từng câu thơ và cả trong đời sống thực tế của tôi đấy !

    Không chỉ chém gió trên mạng thôi đâu ! ;))
    Dầu sao cũng ghi nhận nhiệt tình và tâm huyết của bạn qua lời nhắc nhở trên ! =D>


  2. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Toi chú khựa ròai !>:)>:)>:)>:)
    ==================================
    Toyota sẽ ngừng hoạt động tại Trung Quốc









    [​IMG]
    Theo nhật báo lớn thứ hai Nhật Bản - Asahi, Toyota sẽ dừng hoàn toàn hoạt động tại Trung Quốc trong tháng 10, đồng thời ngừng xuất khẩu sang nước này.
    Toyota Motor và Nissan Motor đang cắt giảm sản xuất tại Trung Quốc sau cuộc biểu tình chống Nhật tồi tệ nhất hàng thập kỷ qua ở đây. Theo giới truyền thông Nhật Bản, mục tiêu doanh số 1 triệu xe tại Trung Quốc của Toyota năm nay có thể sẽ sụp đổ.
    Căng thẳng giữa hai nước, cùng với việc kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm cũng có thể ảnh hưởng đến nhu cầu xe hơi, hàng điện tử tiêu dùng và nhiều mặt hàng khác của Nhật. GDP quý II của Trung Quốc tăng ở mức thấp nhất 3 năm, và sản xuất tháng 8 cũng giảm với tốc độ mạnh nhất 9 tháng.
    Theo nhật báo lớn thứ hai Nhật Bản - Asahi, Toyota sẽ dừng hoàn toàn sản xuất tại Trung Quốc trong tháng 10 và ngừng xuất khẩu sang nước này. Tờ Nikkei Business cũng cho biết Toyota dự định tăng thời gian đóng cửa nhà máy ở Quảng Đông từ 8 lên 12 ngày, bắt đầu từ hôm nay (26/9). Sau khi mở trở lại, nhà máy này sẽ chỉ hoạt động một ca thay vì hai như trước đây. Nissan cũng thông báo dừng hoạt động sản xuất tại đây từ ngày mai (27/9), sớm hơn 3 ngày so với dự kiến và kéo dài qua kỳ nghỉ Quốc khánh của Trung Quốc. Năm 2011, Toyota bán được 900.000 ôtô tại Trung Quốc. Công ty này cũng đặt mục tiêu 1 triệu xe trong năm nay và 1,8 triệu năm 2015. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, sản xuất tại các công ty khác của Nhật như Panasonic hay Canon vẫn chưa trở lại bình thường.
    Căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc đang gia tăng do những tranh chấp quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Đỉnh điểm là khi Nhật Bản tuyên bố mua lại những đảo này từ chủ sở hữu người Nhật, thổi bùng lên căng thẳng giữa hai quốc gia vốn đã âm ỉ từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai.
    Nhật Bản và Trung Quốc là hai đối tác thương mại lớn của nhau. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, căng thẳng chính trị sẽ không quá ảnh hưởng đến kinh tế. Công ty chứng khoán Daiwa (Nhật Bản) cho biết: "Về mặt địa lý, Nhật Bản là quốc gia gần Trung Quốc nhất. Tuy nhiên, kinh tế Nhật không phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc và dĩ nhiên càng không bị quyết định bởi một mình nước này".
    Theo Thùy Linh
    Vnexpress
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://danviet.vn/105243p1c25/ham-ho-dao-boi-re-tan-diet-sim-de-ban-sang-trung-quoc.htm

    Hăm hở đào bới rễ, tận diệt sim để bán sang Trung Quốc

    Do cái lợi trước mắt, nhiều nhà huy động con cháu tham gia lên đồi xới tung, tàn phá đồi núi, rừng tự nhiên. Nhiều cây xanh héo chết, đổ ngã kèm theo đó là các hố sâu chi chít, nối dài đến tận biên giới.


    Thời gian gần đây, nghe tin tư thương Trung Quốc “mở cửa” thu mua rễ cây sim, hàng nghìn người dân ở huyện Lộc Bình (Lạng Sơn), đổ xô lên đồi, rừng đào bới, kiếm rễ, chất lên xe công nông, xe bán tải xuất bán sang bên kia biên giới.
    Thi nhau đào bới
    Hằng ngày, bà Trần Thị Choi (35 tuổi), trú tại thôn Pò Nhàng, xã Tĩnh Bắc, huyện Lộc Bình lên đồi từ sáng sớm đi tới các mỏm đồi cách nhà gần chục cây số. Bà hồ hởi kiếm được bụi sim to, thoăn thoắt vung dao chặt cây rồi dùng thuổng đào lấy rễ.


    [​IMG]
    Đào bới, lấy rễ cây bán sang biên giới. Ảnh: D.C.
    Bà cho biết, từ đầu tháng 9 này, bà con kháo nhau, bên Trung Quốc thu mua dược liệu, chủ “đầu nậu” đánh xe công nông đến các thôn, bản thu gom.
    Thời gian trước, trên đồi ven nhà, có nhiều cây sim, cây mua đang chín quả, bà đào được trên một tạ/ngày rất dễ, bán giá 2.500 đồng một cân tươi, bỏ túi gần 200.000 đồng.
    Do nhiều người khai thác, cây sim biến mất khỏi đồi, núi ven thôn, bản, bà con phải tìm đến vùng sâu, vùng xa kiếm tìm.
    Hiện nay, có gần 30 xe công nông đến địa bàn tổ chức thu mua, vận chuyển rễ cây sim, chở theo đường tiểu ngạch, xuất bán sang Trung Quốc.
    Bà Choi chỉ cho thấy từng tốp người, phần đông là phụ nữ cầm dao, cuốc, thuổng hăm hở đi tới các mỏm đồi, í ới khoe đào được nhiều rễ cây, náo động cả góc rừng?
    Ông Lương Văn Lượng, Phó bí thư Đảng ủy xã Tĩnh Bắc cho biết, địa phương có khoảng 400 hộ dân, sống tại 10 thôn, bản, trừ người già ốm, yếu, đa phần người dân theo nhau đi đào rễ sim.
    Do cái lợi trước mắt, nhiều nhà huy động con cháu tham gia lên đồi xới tung, tàn phá đồi núi, rừng tự nhiên. Nhiều cây xanh héo chết, đổ ngã kèm theo đó là các hố sâu chi chít, nối dài đến tận biên giới.
    Theo ông Lượng, nhiều xã ở huyện Lộc Bình cũng diễn ra cảnh tương tự, như các xã: Tam Gia, Xuân Dương, Tú Đoạn, Xuân Mãn, Khuất Xá…
    Mặc dù mới đi học, nhưng nhiều trẻ em đua nhau bỏ học theo người lớn đi tìm rễ sim. Đinh Văn Khôn, học sinh lớp 6, Trường THCS Khuất Xá nói: “Trong thôn của em, từng tốp bạn mang cuốc lên đồi. Ngày kiếm được vài chục ngàn đồng, góp với mẹ đong gạo, mua thịt. Thấy được tiền, ai cũng ham. Thầy cô có nhắc, nhưng lớp vẫn vắng học sinh”.
    Cần ngăn chặn “chảy máu” dược liệu
    Theo kỹ sư Hoàng Lê Minh (Cty CP giống lâm nghiệp vùng Đông bắc), cây sim là loại dược liệu quý, nhiều tác dụng từ rễ, lá, quả, rất tốt điều trị các bệnh viêm dạ dày, viêm gan, phong thấp, đau khớp.
    Sim có tác dụng giữ đất, nước, chống xói mòn, trôi màu, là thảm thực vật quan trọng giữ nguồn nước biên giới.
    Nhìn nhận vấn đề cây sim bị thu mua, kỹ sư Minh nói: “Để có một cây sim trưởng thành phải mất trên mười năm, vậy mà trong vòng một tháng, hàng vạn cây sim bị tận diệt. Đây là sự việc đáng báo động và phải ngăn chặn.
    Trước đây, chúng ta cũng đã có bài học về việc đua nhau khai thác lấy rễ cây hồi, râu ngô, móng trâu, bán sang bên kia biên giới, ảnh hưởng đến môi trường, mất an ninh lương thực, cây đặc sản và dựơc liệu quý”.
    Phó bí thư Đảng ủy xã Tĩnh Bắc, ông Lương Văn Lượng cho biết: Cấp ủy, chính quyền xã đã tuyên truyền, giải thích đến các hộ dân, đồng thời có văn bản báo cáo cấp trên về tình trạng dân ồ ạt khai thác rễ cây sim, đề nghị hỗ trợ, nhằm ngăn chặn nạn “chảy máu” tài nguyên thiên nhiên ở địa phương.
    Theo Báo Tiền phong

    Tụi nó biết Hoa Sim chống Tàu :-"
    Biết thì biết vậy, làm gì nhau ? :-??
    Tàu thâm bèn nghĩ ra trò bẩn ... :-w
    Mua rể sim, chơi cho mình đau ! :p

    :-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-"

  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967

    Có củ sim đây, Tàu mua không ?
    Mang về làm thuốc gái chửa chồng !
    Chửa chồng chồng chửa cho chung chạ !
    Chung chạ chi cho chết chẹt chồng !

    :-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-"


  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://danviet.vn/105300p1c25/ga-lau-trung-quoclai-tran-vao-viet-nam.htm

    Gà lậu Trung Quốc lại tràn vào Việt Nam

    (Dân Việt) - Sau một thời gian “tạm lắng”, thời điểm này, gà lậu (không có kiểm dịch) từ Trung Quốc (TQ) lại ùn ùn tràn vào Việt Nam.


    PV NTNN đã ghi nhận tình trạng này tại một số cửa khẩu như Lạng Sơn, Móng Cái (Quảng Ninh).
    Chuyển hướng
    Lạng Sơn vốn là điểm tập kết và trung chuyển gà lậu từ TQ vào Việt Nam. Nhưng từ đầu năm 2012 trở lại đây, do bị cơ quan chức năng làm “rắn”, các đối tượng buôn lậu đã tuồn gà lậu vào Việt Nam theo con đường khác. Theo quan sát của chúng tôi, trước đây dọc tuyến đường từ TP.Lạng Sơn lên cửa khẩu Tân Thanh đều có các điểm tập kết gà lậu, nhưng thời gian gần đây đã giảm đáng kể. Thi thoảng, chúng tôi mới thấy có những đoàn xe gắn máy chở gà xé lẻ, đi đường vòng, không còn cảnh xe ô tô chở gà với số lượng lớn như trước đây.


    [​IMG]
    Lực lượng Hải quan Quảng Ninh bắt giữ liên tiếp 4 vụ vận chuyển gà giống ngày 20.9.
    Trái ngược với sự “ảm đạm” ở Lạng Sơn, tình hình buôn lậu gia cầm qua cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) thời điểm này đang “nóng”. Thời điểm các đầu nậu “tập kết” gà lậu từ bên kia biên giới sang nước ta thường diễn ra từ nửa đêm về sáng.
    Theo chân lực lượng hải quan, chúng tôi đã được chứng kiến nhiều vụ buôn lậu gà với số lượng lên tới hàng vạn con, chủ yếu là gà giống được cơ quan chức năng bắt giữ. Phần lớn số gà lậu này được bắt trên địa bàn TP.Hạ Long.
    Chỉ trong rạng sáng 20.9, lực lượng Hải quan Quảng Ninh đã bắt được 4 xe ô tô chở gà lậu. Cụ thể, hồi 2 giờ sáng ngày 20.9, sau một thời gian mật phục, lực lượng hải quan đã bắt quả tang xe ô tô BKS 17K-5035 tại chân Đèo Bụt (TP.Hạ Long) do lái xe Nguyễn Văn Nghĩa điều khiển, chở 15.000 con gà giống dưới 5 ngày từ TQ về nước ta, mà không có bất kỳ giấy tờ.
    Ngay sau đó, lúc 2 giờ 30 cùng ngày, Đội kiểm soát số 2 của Hải quan Quảng Ninh lại bắt được một vụ chở 15.000 con gà giống tại khu vực Cầu Trắng (phường Hồng Hà, TP.Hạ Long) chở trên xe ô tô BKS 34C-01439. Tiếp đó, lực lượng hải quan còn phát hiện 2 xe ô tô chở gà lậu với số lượng lên đến 28.000 con từ TQ vào Việt Nam.
    Ông Vương Trọng Dũng - Đội trưởng Đội kiểm soát hải quan, thuộc Trạm Kiểm soát liên hợp Dân Tiến (TP. Móng Cái) cho biết: "Gà lậu Trung Quốc vào tới nội địa chỉ bán 80.000-100.000 đồng/con, rẻ bằng một nửa so với gà ta. Tương tự, giá gà giống nhập từ TQ về luôn luôn được duy trì ở mức thấp với mức chỉ 4.000 đồng/con”. Ông Đỗ Đức Hưu - Đội trưởng Đội kiểm soát Hải quan số 2 (Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh) cho biết: “Chỉ trong tháng 8 và nửa đầu tháng 9, lực lượng liên ngành tại đây đã bắt quả tang 11 vụ vận chuyển và tịch thu 1.300kg gà thịt, 69.000 con gà giống nhập lậu từ TQ vào nội địa”.
    Phải làm chặt ngay tại biên giới
    TS Nguyễn Đức Trọng – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho biết: “Chỉ sau một thời gian im ắng, tình trạng gà lậu TQ tràn vào nước ta lại tăng trở lại do lợi nhuận cao. Trung bình, mỗi ngày có khoảng 10-15 tấn gà lậu đổ về chợ Hà Vĩ (Hà Nội)”. Theo TS Trọng, muốn kiểm soát được gà lậu phải làm chặt ngay tại biên giới, vì khi đã về đến thị trường rồi, gà lậu sẽ được hợp thức hóa, rất khó xử lý.
    Do mức giá chênh lệch quá lớn giữa gà TQ và gà nội, nên các đầu nậu đã dùng nhiều biện pháp tinh vi để qua mặt các cơ quan chức năng. Theo tìm hiểu, sau khi gà lậu được vận chuyển sâu vào nội địa, các đầu nậu thường không đưa gà đi tiêu thụ ngay mà chở về các "trại" ở ngay địa bàn hoặc trung chuyển qua các tỉnh như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương. Tại đây, gà lậu được để "hồ" khoảng 3-5 ngày cho gần giống gà ta, rồi mới chở đi tiêu thụ. Một lãnh đạo ngành hải quan cho biết, một khi các đầu nậu đã đưa được gà về các trang trại rồi thì không thể xử lý được bởi lúc đó gà TQ đã được hợp thức hóa thành gà ta.
    “Từ đầu năm đến nay, các lực lượng chức năng đã bắt được hàng trăm tấn gia cầm nhập lậu, chủ yếu là gà thịt và gà giống. Riêng 8 tỉnh là: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội đã xử lý 833 vụ, tịch thu hơn 209 tấn gia cầm thịt, gần 258.000 con gà giống”.Ông Trần Hùng - Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương)

    Ông Đỗ Đức Hưu nhận định: “Gần đây, tình hình buôn bán gà lậu rất phức tạp, các đối tượng không vận chuyển theo đường chính bằng ô tô nữa, mà chuyển sang xé lẻ thành từng lô nhỏ, rồi vận chuyển bằng xe máy vào sâu trong nội địa”.
    Theo ông Hưu, trước khi xuất gà, chủ hàng thường bắt những người vận chuyển thuê đặt cọc, chỉ khi nào chuyến xe chở gà lậu thành công, người vận chuyển mới được nhận tiền thù lao và trả lại tiền cọc. Do đó, khi bị phát hiện, các đối tượng vận chuyển chúng sẵn sàng chạy tốc độ rất cao, thậm chí lao thẳng xe vào các lực lượng chức năng để tẩu thoát.
    “Nhiều lần phục bắt, khi chúng tôi tóm được một vài đối tượng thì chúng đã bỏ lại gà để chạy. Việc bắt được cả gà lẫn xe, cũng như chủ phương tiện rất khó thực hiện” - ông Hưu nhận định.
    Thanh Xuân
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Xin dẫn lại 1 tin đã cũ để thấy trước đây Trung Quốc nói gì về sứ mệnh của Thi Lang , con tàu sân bay hiện nay được đổi tên thành Liêu Ninh :

    http://www.baomoi.com/Tau-Thi-Lang-de-lam-gi/119/6834046.epi
    Tàu Thi Lang để làm gì?

    Xem tin gốc
    SaigonTimes - 14 tháng trước 283 lượt xem
    (TBKTSG) - Sự kiện chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc thực hiện chuyến đi biển đầu tiên hôm 10-8 đã thu hút sự chú ý và lo ngại của hầu hết các quốc gia trong khu vực.


    Huỳnh Hoa
    Tháng trước, khi công khai thừa nhận sự tồn tại của con tàu này, mà giới bình luận trên mạng cho biết nó có tên là Thi Lang, theo tên viên đô đốc đã chiếm đảo Đài Loan hồi thế kỷ 17, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng, tàu sân bay sẽ không làm thay đổi chính sách của Trung Quốc, theo đó bản chất của các lực lượng vũ trang Trung Quốc hoàn toàn mang tính chất phòng thủ, rằng con tàu này “không có liên quan gì” tới những cuộc tranh chấp đang diễn ra giữa Trung Quốc và các nước láng giềng về chủ quyền trên biển.
    Bộ Quốc phòng Trung Quốc thì đưa ra những thông điệp trái ngược, người phát ngôn bộ này nói rằng con tàu chỉ được dùng để phục vụ nghiên cứu kỹ thuật và huấn luyện, song theo trợ lý tổng tham mưu trưởng quân đội thì con tàu không chỉ làm công tác huấn luyện.
    Bằng suy nghĩ bình thường, khó ai hiểu được tại sao một đất nước đang “trỗi dậy hòa bình” lại cần tới một - thậm chí nhiều - tàu sân bay. Chính vì thế, Bộ Ngoại giao Mỹ mới đây đã yêu cầu Trung Quốc giải thích. “Chúng tôi muốn thấy sự minh bạch nhiều hơn. Chúng tôi sẽ chào đón mọi lời giải thích mà Trung Quốc đưa ra vì sao họ cần loại khí tài này. Như các bạn biết, Tổng thống Obama và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã cùng tuyên bố rằng họ muốn có một mối quan hệ quân sự lành mạnh và tin cậy được”, bà Victoria Nuland, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ, nói với báo chí.
    Câu trả lời gần như có ngay khi ngày 11-8 - một ngày sau khi tàu Thi Lang rời bến, báo Giải phóng quân Trung Quốc (PLA), đăng bài nhận định Trung Quốc có thể sử dụng con tàu sân bay này để giải quyết các tranh chấp trên biển. “Đóng tàu sân bay để làm gì nếu chúng ta không có đủ dũng cảm và quyết tâm sử dụng nó để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ? Việc sử dụng tàu sân bay hay bất cứ loại tàu chiến nào để giải quyết tranh chấp là hợp lý”, AFP trích bài viết này.
    Những tuyên bố tiền hậu bất nhất như vậy của giới hữu trách Trung Quốc, cùng với việc chạy thử con tàu này trong một thời điểm nhạy cảm, là lý do khiến cho các quốc gia láng giềng lo ngại sâu sắc. Hiện thời Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ trên biển với hầu hết các quốc gia láng giềng, từ Đông Bắc Á xuống Đông Nam Á và ngày càng tỏ ra hung hăng hơn trong việc đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ. Sự ra đời chiếc tàu sân bay đầu tiên này có thể sẽ là điều kiện để Trung Quốc dấn tới, làm căng thẳng thêm tình hình tranh chấp vốn đã rất căng thẳng từ giữa năm 2009 đến nay.
    Theo giới quan sát, nếu sử dụng tàu sân bay để hậu thuẫn cho những đòi hỏi về lãnh thổ, khu vực mà Trung Quốc nhắm tới sẽ là biển Đông chứ không phải là Hoàng Hải, nơi tàu Thi Lang có thể chạm trán với lực lượng hùng hậu của hải quân Mỹ và Nhật Bản. Đài Loan cũng không phải là mục tiêu của Bắc Kinh, nhất là sau khi quan hệ giữa hai bờ eo biển được cải thiện rất nhiều dưới thời ông Mã Anh Cửu từ năm 2008 đến nay và Mỹ vừa hủy bỏ hợp đồng bán máy bay chiến đấu F-16 C/D cho Đài Bắc hồi đầu tuần.
    Chuyên gia Stephanie Kleine-Ahlbrant của International Crisis Group lưu ý rằng, hạm đội Nam Hải của Trung Quốc, hoạt động ở biển Đông, “được tăng cường rất mạnh trong những năm gần đây, cả về sự quan tâm và ngân sách”. “Ngoài việc nâng cấp các tàu chiến và tàu ngầm hiện hữu, chúng ta cũng thấy sự bố trí thêm quan chức quân sự, tàu tuần tra và tàu ngầm mới”, bà Stephanie nói và dự đoán rằng tàu sân bay Thi Lang sẽ sớm được đưa tới biển Đông.
    Tuy các chuyên gia quân sự Mỹ có xu hướng coi thường tàu Thi Lang vì nó cũ kỹ, công nghệ lạc hậu nhưng theo ông Ian Storey, chuyên gia Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, thì quan điểm ở Đông Nam Á có khác. “Nó sẽ gửi một thông điệp tới các nước Đông Nam Á rằng Trung Quốc rất nghiêm túc trong việc duy trì các đòi hỏi lãnh thổ trên biển Đông”, ông Storey nói.
    Chưa biết thông điệp của Trung Quốc sẽ được tiếp nhận như thế nào, song trước những hành vi ngày càng quyết đoán của Bắc Kinh, các nước láng giềng đều phải ra sức tự bảo vệ và một cuộc chạy đua vũ trang đã âm thầm diễn ra. Indonesia, Malaysia và Singapore đã nhanh chóng bổ sung tàu ngầm vào hạm đội của mình; Thái Lan, Việt Nam và Philippines đã công bố ý định trang bị tàu ngầm cho hải quân. Dù kinh tế khó khăn, nhiều nước cũng cố gắng mua sắm thêm nhiều tên lửa bờ biển để ứng phó với tình huống bất trắc...
    Ngoài ra, một số nước như Philippines vừa gia tăng tiềm lực hải quân vừa tăng cường quan hệ quân sự với Mỹ để làm đối trọng với Trung Quốc. Báo chí phương Tây đã bắt đầu nói tới “một cuộc chiến tranh lạnh mới ở châu Á” (Time), thậm chí nhận định biển Đông sẽ là nơi khởi nguồn cuộc xung đột quân sự quy mô lớn đầu tiên của thế kỷ 21 (Foreign Policy)... Xét về phương diện ngoại giao và hình ảnh quốc tế, những tính toán của Trung Quốc sử dụng tàu sân bay để đe dọa láng giềng dường như đã bị phản tác dụng.
    Biển Đông đang nổi sóng và thái độ cần có trong lúc này là kiềm chế để không làm phức tạp thêm tình hình. Bản hướng dẫn thực thi Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông được ký kết giữa Trung Quốc và ASEAN tại hội nghị Bali, Indonesia vừa qua có nội dung quan trọng nhất là xây dựng niềm tin tưởng lẫn nhau làm cơ sở giải quyết các bất đồng. Niềm tin sẽ không có được khi một trong các bên cứ nói một đằng làm một nẻo, tiền hậu bất nhất và chỉ biết tin ở sức mạnh của vũ khí.

    Đó là trước đây 14 tháng, còn bây giờ ? :-??
  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120925/trung-quoc-bien-che-tau-san-bay-lieu-ninh.aspx

    Trung Quốc biên chế tàu sân bay Liêu Ninh

    25/09/2012 14:58
    (TNO) Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc đã được chuyển giao và biên chế vào lực lượng hải quân của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), theo thông báo trên website của Bộ Quốc phòng nước này vào hôm nay, 25.9.

    Theo Tân Hoa xã, con tàu mang tên Liêu Ninh và có số hiệu 16 đã chính thức được chuyển giao tại một căn cứ hải quân ở cảng Đại Liên, trước sự chứng kiến của các lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc.
    Đây là con tàu được cải tạo từ một tàu sân bay cũ từ thời Liên Xô mà Trung Quốc mua lại từ Ukraine.
    Hiện tại, con tàu không có các máy bay tác chiến và sẽ được sử dụng vào mục đích huấn luyện.
    Việc biên chế tàu Liêu Ninh, theo tên tỉnh nơi con tàu được cải tạo, biến Trung Quốc trở thành thành viên thường trực cuối cùng của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc sở hữu tàu sân bay.
    [​IMG]
    Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc - Ảnh: Reuters
    Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, việc biên chế tàu sân bay có ý nghĩa quan trọng trong việc “tăng cường năng lực chiến đấu toàn diện của hải quân quốc gia” và giúp Bắc Kinh “bảo vệ hiệu quả chủ quyền, an ninh và quyền lợi phát triển quốc gia”.
    Thực tế, tàu Liêu Ninh sẽ có vai trò giới hạn, chủ yếu dùng cho huấn luyện và thử nghiệm trước khi Trung Quốc hạ thủy tàu sân bay nội địa đầu tiên vào năm 2015, theo giới quan sát.
    Tuy nhiên, Trung Quốc đã khuếch trương việc biên chế chính thức con tàu như là thành tựu thể hiện sức mạnh quốc gia giữa lúc có tranh chấp với Nhật về vấn đề chủ quyền.
    Theo tờ Wall Street Journal, dù năng lực của tàu sân bay Trung Quốc chỉ ở mức khiêm tốn, nó vẫn sẽ được quan sát cẩn thận như là một biểu tượng quan trọng cho các ý đồ của Bắc Kinh.
    Trong một bài bình luận được đăng tải trên tờ China Daily sau khi con tàu được biên chế, chuẩn đô đốc Dương Nghị, cựu giám đốc Viện nghiên cứu Chiến lược thuộc Đại học Quốc phòng Trung Quốc, viết: “Để làm đối trọng với ý kiến tàu sân bay mới là một mối đe dọa, Trung Quốc không chỉ cần phải tiếp tục nêu rõ các chiến lược và chính sách, mà còn phải thực hiện những hành động thực tiễn nhằm thuyết phục thế giới rằng, với sự phát triển sức mạnh quân sự, đặc biệt là việc tăng cường năng lực triển khai ở hải ngoại, Trung Quốc sẽ nâng cao vai trò người bảo vệ cho ổn định khu vực và hòa bình thế giới”.
    Sơn Duân

    Nói một đàng làm một nẻo là thói quen cố hữu của lãnh đạo Bắc Kinh !
    Trước đây thì nói là Thi Lang chỉ dành cho huấn luyện , bây giờ khi xung đột chủ quyền với Nhật tăng cao thì biên chế chính thức nó cho hải quân PLA , dù vẫn tuyên bố rằng dùng nó cho huấn luyện nhưng mấy ai dám chắc rằng khi xung đột quân sự nổ ra , Trung Quốc lại không biên chế nó vào đội hình chiến đấu ? :-??


    Tin lời hứa của Tàu khác gì tin con cáo hứa sẽ chỉ ăn rau ? :-":-":-"
  8. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    =))=))=))=))=)):)):)):)):)):))
  9. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Điểm mặt tàu sân bay trên thế giới

    Khoảng 10 nước hiện sở hữu tổng cộng hơn 20 chiếc tàu sân bay gồm nhiều chủng loại, với thành viên mới nhất là hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Quốc.
    > Tàu sân bay Trung Quốc mang ý nghĩa tinh thần
    > Hành trình từ vỏ tàu tới hàng không mẫu hạm


    [​IMG]

    Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc đi vào hoạt động hôm 25/9. Chiếc tàu này được Trung Quốc mua lại từ Ukraine từ năm 1998 và tân trang. Tàu có độ dài 300 m và là niềm tự hào của Hải quân Trung Quốc. [​IMG]
    Mỹ hiện có 11 tàu sân bay đều chạy bằng năng lượng hạt nhân và có trọng tải hơn 90.000 tấn mỗi chiếc. Trong ảnh là tàu USS Enterprise, hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên trên thế giới. Chiếc tàu này được chế tạo năm 1958 và đưa vào sử dụng năm 1961 với trọng lượng rẽ nước 85.600 tấn, dài 342 m, rộng 40 m.
    [​IMG]

    Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga có trọng lượng rẽ nước 65.000 tấn, tốc độ 59 km/giờ. Tàu bắt đầu được đóng năm 1983 và chính thức đi vào hoạt động 8 năm sau đó. Con tàu dài 306,3 m, rộng 37 m, có 4 trục truyền động, 200.000 mã lực. Đường băng trên tàu dài 304,4m, rộng 72 m. [​IMG]
    Tàu sân bay hạt nhân Charles de Gaulle của Pháp bắt đầu được đóng năm 1986 và đi vào hoạt động tháng 9/2000. Đây là con tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân duy nhất không phải của Mỹ. [​IMG]
    Tàu sân bay Chakri Naruebet chuyên sử dụng cho lực lượng tuần tra và tác chiến trên biển được tập đoàn đóng tàu Izar của Tây Ban Nha chế tạo theo đơn đặt hàng của hải quân Hoàng gia Thái Lan. Đây là chiếc tàu sân bay duy nhất ở khu vực Đông Nam Á hiện nay. [​IMG]
    Tàu sân bay Gavour của Italy có lượng choán nước là 27.100 tấn, do xưởng đóng tàu Fenkandini chế tạo. Nó được gọi là tàu chiến động cơ phi hạt nhân mạnh nhất thế giới. Hợp đồng chế tạo tàu sân bay Cavour được ký tháng 11/2000. Việc chế tạo được bắt đầu vào tháng 6/2001. Con tàu được hạ thủy và trang bị vào tháng 6/2004, trước khi được bàn giao cho hải quân Italia năm 2008.
    [​IMG]

    Hàng không mẫu hạm mang tên Sao Paolo được Brazil mua lại của Pháp năm 2000. Đây là chiếc tàu sân bay duy nhất của Brazil. Nó có trọng lượng rẽ nước là 32.780 tấn, chiều dài 265 m, rộng 31,7 m, có thể chở 37 chiếc máy bay và 2 chiếc trực thăng.
    [​IMG]

    Tàu INS Virrat của Ấn Độ được mua từ Hải quân Anh năm 1986. Ấn Độ cũng mua 12 máy bay chiến đấu cùng với con tàu. Virrat có trọng lượng rẽ nước là 28.700 tấn, dài 226,9 m, rộng 27,4 m. [​IMG]
    Tàu sân bay HMS Illustrious của Anh có trọng tải 22.000 tấn. Đây là lớp tàu sân bay đầu tiên của Anh và từng được sử dụng trong thế chiến thứ hai. Tàu chuyên chở các loại máy bay cất cánh bằng đường băng ngắn và có thể hạ cánh theo phương thẳng đứng. [​IMG]
    Tàu sân bay hạng nhẹ Asturias bắt đầu phục vụ trong hải quân Tây Ban Nha từ năm 1985. Tàu có chiều dài 195,5 m, rộng 24,3 m, trọng lượng rẽ nước là 16.900 tấn, có thể là bãi đáp cho 22 chiếc máy bay với đường băng dài 175 m, rộng 29 m. [​IMG]
    Chiếc hàng không mẫu hạm của Hàn Quốc mang tên Dokdo, theo tên một quần đảo có tranh chấp với Nhật. Tàu có trọng lượng rẽ nước 19.000 tấn, hạ thủy năm 2005 và chính thức đi vào hoạt động năm 2007. Trên tàu có hai chiếc trực thăng và nhiều xe và thuyền chiến đấu. [​IMG]
    Nhật Bản có 3 tàu chiến lớp Oosumi, có kích thước và năng lực chiến đấu gần bằng tàu sân bay. Trong ảnh là tàu 16DDH dài 197 m, rộng 33 m, lượng rẽ nước 13.950 tấn. Con tàu này không chỉ hiện đại hơn các tàu khu trục thông thường, mà thậm chí còn ưu việt hơn một số tàu sân bay hạng nhẹ của các quốc gia khác. Đường băng của tàu này có thể chứa được 11 trực thăng và là bãi lên xuống cho tất cả các loại máy bay của hải, lục, không quân Nhật.
    Vũ Hà (Ảnh: Xinhua)​
  10. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Chuyên gia quốc tế:
    Tàu sân bay Trung Quốc chỉ là "mồi ngon" cho SU-30


    SGTT.VN - Một chuyên viên cấp cao của đại học Quốc gia Singapore cho rằng tàu sân bay Liêu Ninh vô dụng đối với Hải quân Trung Quốc. Nó không có khả năng sống sót trước Hải quân Mỹ và dễ dàng bị tổn thương trước những tiêm kích SU-30 hiện đại của Việt Nam.
    Chiều 23.9, Trung Quốc đã tổ chức lễ bàn giao tàu sân bay đầu tiên của nước này cho lực lượng hải quân, dưới sự chủ trì của nhiều nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc, một động thái nhằm phô trương sức mạnh quân sự của đất nước này trong bối cảnh Bắc Kinh đang đối mặt với những tranh chấp chủ quyền tại biển Hoa Đông và Biển Đông.
    Các quan chức Trung Quốc cho biết chiếc tàu sân bay được tân trang từ một con tàu mua của Ukraina vào năm 1998 này, có thể bảo vệ chủ quyền quốc gia, đặc biệt là trong tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tại biển Hoa Đông.
    [​IMG]
    Chiều 23.9, Trung Quốc đã tổ chức lễ bàn giao tàu sân bay đầu tiên của nước này cho lực lượng hải quân. Ảnh: infonet
    Chỉ được sử dụng để huấn luyện và thử nghiệm
    Tuy nhiên, bất chấp những lời nói phô trương và những đánh giá "nồng nhiệt" của các chuyên gia quân sự Trung Quốc về tầm quan trọng của chiếc tàu sân bay, trong tương lai gần nó vẫn chỉ được sử dụng cho các hoạt động huấn luyện và thử nghiệm.
    Các chuyên gia quân sự Trung Quốc và một số nước khác cho rằng số hiệu "16" trên thân tàu chỉ ra rằng nó chỉ được sử dụng cho huấn luyện. Trung Quốc chưa có máy bay hạ cánh được trên tàu sân bay và cho đến nay việc đào tạo cách thức hạ cánh này mới chỉ được thực hiện trên đất liền.
    Mặc dù vậy, sự xuất hiện công khai của chiếc tàu sân bay này tại cảng Đại Liên là một cách để khuấy động cảm xúc yêu nước, đã xuất hiện trong nhiều ngày qua khi tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Nhật Bản trở lên căng thẳng.
    Chiếc tàu sân bay này sẽ “nâng cao sức mạnh tổng thể của Hải quân Trung Quốc” và giúp Trung Quốc “bảo vệ hiệu quả chủ quyền quốc gia, an ninh và các lợi ích phát triển", bộ Quốc phòng Trung Quốc cho hay.
    Trung Quốc sẽ chuyển giao quyền lực tại đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc dự kiến diễn ra vào tháng tới và việc ra mắt chiếc tàu sân bay mới dường như là một phần nỗ lực nhằm tạo nên sự thống nhất mang tầm quốc gia trước thềm sự kiện này.
    Đối với mục đích quốc tế, sự kiện ra mắt trên dường như là để báo hiệu cho các quốc gia nhỏ hơn ở Biển Đông, bao gồm Philippines, một đồng minh của Mỹ, rằng Trung Quốc đang ngày càng có nhiều vũ khí ấn tượng.
    Sẽ mất mặt nếu bị Su-30 đánh bại
    Tuy nhiên, các nhà hoạch định quân sự Mỹ đã đánh giá thấp tầm quan trọng của chiếc tàu sân bay mà Trung Quốc vừa mới công bố. Một số quan chức hải quân Mỹ khuyến khích Trung Quốc tự xây dựng các tàu sân bay vì những con tàu kiểu như này rất lãng phí.
    Các chuyên gia quân sự của nhiều nước khác cũng đồng ý với đánh giá đó. You Ji, một nghiên cứu viên cấp cao tại đại học Quốc gia Singapore cho biết: "Thực tế, chiếc tàu sân bay này vô dụng đối với Hải quân Trung Quốc. Nếu được sử dụng để chống lại Mỹ, nó sẽ không có khả năng sống sót. Nếu được sử dụng để chống lại các nước láng giềng của Trung Quốc, đó là dấu hiệu của sự bắt nạt".
    Ông You cũng cho biết thêm, những chiếc máy bay Su-30 do Nga sản xuất của Việt Nam có thể là một mối đe dọa lớn đối với chiếc tàu sân bay đầu tiên Trung Quốc: "Nếu chiếc tàu sân bay này bị Việt Nam đánh bại tại Biển Đông thì Trung Quốc sẽ vô cùng mất mặt”.
    Cho đến nay, các phi công Trung Quốc chỉ được huấn luyện hạ cánh trên tàu sân bay mô phỏng bằng các dải bê tông với mẫu máy bay J-8, phiên bản được sản xuất dựa trên nguyên mẫu MIG-23 của Nga, loại tiêm kích đã ra đời cách đây 25 năm. Những phi công này sẽ không thể hạ cánh được trên chiếc tàu sân bay này vì Trung Quốc vẫn chưa có máy bay phù hợp. Ông You cho rằng để sản xuất những chiếc máy bay như vậy Trung Quốc sẽ cần khoảng thời gian rất dài nữa.
    Trái ngược với những hoài nghi của các chuyên gia quân sự quốc tế, Li Jie, một nhà nghiên cứu tại học viện Nghiên cứu Hải Quân Trung Quốc cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Nhật Báo Nhân Dân (People’s Daily) rằng chiếc tàu sân bay này có thể thay đổi những suy nghĩ truyền thống của hải quân Trung Quốc và thay đổi cả về chất lượng, cơ cấu hoạt động của hải quân.
    theo infonet.vn

Chia sẻ trang này