Làm giàu từ Chứng khoán - những thông tin bổ ích ( t4)

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi tridunghtvc, 09/07/2012.

3001 người đang online, trong đó có 77 thành viên. 05:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 42488 lượt đọc và 584 bài trả lời
  1. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Đối với Biển Đông > nếu 1 km bờ biển làm 1 cái đường băng > thì cũng trở thành 1 tàu SB !
  2. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Trung Quốc bơm tiền kỷ lục ra thị trường

    Các ngân hàng thương mại nước này cần một lượng tiền lớn, vừa để đáp ứng yêu cầu dự trữ bắt buộc, vừa dự phòng nhu cầu của người dân trong kỳ nghỉ quốc khánh.
    >Hàng triệu người Trung Quốc khốn đốn vì tín dụng đen
    >Trung Quốc dành 158 tỷ USD kích thích kinh tế


    Tuần này, Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) đã bơm gần 365 tỷ NDT (57,92 tỷ USD) ra thị trường tiền tệ, mức kỷ lục tính theo tuần. Các nhà điều tiết ở đây đang vật lộn với việc tăng thanh khoản mà không kéo theo lạm phát, khi dòng vốn ngoại vào Trung Quốc bắt đầu chậm lại.
    Đại diện một ngân hàng nhà nước ở Bắc Kinh (Trung Quốc) cho biết: "Con số này là tương đối lớn. Điều đó có nghĩa họ sẽ không giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong thời gian tới". Động thái này nhằm mục đích cung cấp thanh khoản trong ngắn hạn cho các ngân hàng thương mại. Họ cần dành ra một lượng tiền lớn, vừa để đáp ứng yêu cầu dự trữ bắt buộc của PBOC, vừa dự phòng nhu cầu của người dân khi kỳ nghỉ quốc khánh sắp đến.
    [​IMG]
    Trung Quốc đã bơm hơn 57 tỷ USD ra thị trường tuần này. Ảnh: China Daily Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã sử dụng các nghiệp vụ để bơm 290 tỷ NDT trong thứ Ba và 180 tỷ NDT vào thứ Năm, bù lại 107 tỷ NDT hợp đồng đáo hạn. Trong thập kỷ trước, khi lượng ngoại tệ chảy vào trong nước lớn, PBOC đã dùng nghiệp vụ thị trường mở (OMO) để hút thanh khoản ra khỏi hệ thống. Nhưng khi dòng tiền đầu tư nước ngoài, đặc biệt là tiền đầu cơ vào đồng NDT, bắt đầu suy yếu, thì ngân hàng này lại phải cung tiền cho thị trường.
    Các nhà điều tiết ở Trung Quốc đang phải tăng thanh khoản cho thị trường. Tuy nhiên, họ cũng lo ngại các biện pháp dài hạn như giảm dự trữ bắt buộc và tỷ lệ khoản vay trên tiền gửi tại các nhà băng sẽ gây ra lạm phát, đầu tư mất cân đối và bong bóng tài sản. Việc này đã từng xảy ra khi Bắc Kinh áp dụng các biện pháp kích thích để đối phó với khủng hoảng tài chính vừa qua.
    Vòng 3 của gói nới lỏng tiền tệ (QE3) mới được Mỹ công bố cũng gây áp lực tăng giá hàng hóa. Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đang lo ngại dòng tiền chảy vào nước này sẽ làm bong bóng bất động sản xuất hiện trở lại. Việc bơm tiền ra hệ thống của ngân hàng trung ương đã khiến lãi suất trên thị trường liên ngân hàng giảm mạnh do cung tiền dồi dào.
    Thùy Linh (theo CNBC
  3. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Người gửi tiền không có gì phải lo lắng

    27/09/2012 18:56

    (TNO) Đó là khẳng định của Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam tại phiên họp báo thường kỳ Chính phủ diễn ra chiều nay 27.9

    Không có vùng cấm với tội phạm thâu tóm ngân hàng
    Tại phiên họp này ông Đam cho biết, Chính phủ khẳng định lạm phát hoàn toàn có thể kiểm soát ở mức một con số trong 2012, Bộ Tài chính quyết định giãn thuế giá trị gia tăng thêm 3 tháng cho các doanh nghiệp (DN). Chính phủ cũng đang tích cực tái cơ cấu lại các tập đoàn, tổng công ty và tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng.
    Liên quan đến việc khởi tổ ông Trần Xuân Giá, ông Đam cho biết, cơ quan điều tra đã thông báo chính thức, việc khởi tố diễn ra sau khi ông Giá từ nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT của Ngân hàng (NH) Á Châu (ACB), do vậy hoạt động NH này diễn ra bình thường. “Việc khởi tố không bị ảnh hưởng gì tới hoạt động của ACB. Chính phủ và cơ quan chức năng chủ động, đưa ra các giải pháp chặt chẽ và lường các khả năng đảm bảo hệ thống NH hoạt động ổn định. Quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền tại các NH sẽ được đảm bảo, người gửi tiền không có gì phải lo lắng”, ông Đam nói.
    Theo Bộ trưởng Đam, thủ đoạn thâu tóm hiện nay gồm rất nhiều hình thức, hiện các cơ quan chức năng và NH Nhà nước qua hoạt động đã tìm hiểu và nhận diện được. Vì vậy đã báo cáo Chính phủ và Chính phủ đồng ý chỉ đạo các cơ quan liên quan tiến hành các biện pháp cần thiết để đấu tranh. “Các hành vi cụ thể đó là gì, qua từng vụ án một sẽ thấy, tuy nhiên sẽ không có vùng cấm nào vì mục tiêu làm trong sách hệ thống NH”, ông Đam khẳng định.
    Trước câu hỏi của báo chí về việc cơ quan điều tra thông tin sai phạm của cá nhân liên quan tới khoản tiền gửi tại 29 ngân hàng, liệu lãnh đạo các NH này có bị xử lý hay không, ông Đam cho biết, tinh thần chỉ đạo của Chính phủ là sai đến đâu xử lý đến đó. “Nếu có sai phạm pháp luật thì xử lý nghiêm, không phải cứ có gửi tiền tại 29 ngân hàng thì xử lý 29 lãnh đạo. Gửi tiền vào NH nào sẽ có điều tra, có sai phạm chỉ ở chi nhánh nào, nhân viên nào đó thì xử lý chỗ đó”, ông Đam nói.
    Kiểm soát chặt lạm phát
    Tại cuộc họp, truyền đạt ý kiến của Thủ tướng tại phiên họp, ông Đam cho biết, việc điều hành giá thời gian tới cần thận trọng, có lộ trình phù hợp. Giá viện phí, giá mặt hàng giáo dục tăng giá trong tháng 9 chỉ mang tính thời vụ. Chính phủ bàn kỹ và khẳng định, việc kiềm chế lạm phát vẫn ưu tiên không chỉ năm nay mà kể cả năm 2013. Còn việc điều hành tiền tệ vẫn theo lộ trình kiểm soát chặt chẽ đảm bảo lạm phát theo mục tiêu đề ra là một con số.
    Một thông tin quan trọng khác cũng được bà Vũ Thị Mai - Thứ trưởng Bộ Tài chính cho biết, Bộ đã báo cáo Chính phủ và Thủ tướng kết luận sẽ gia hạn thêm 3 tháng đối với số thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp kể từ tháng 1.2013, kéo dài thời gian thêm 3 tháng đến tháng 4.2013 với số thuế gia hạn 3.745 tỉ đồng.
    Anh Vũ
  4. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Biểu tình nổ ra khắp Hy Lạp và Tây Ban Nha

    27/09/2012 17:22

    (TNO) Tại thủ đô Athens (Hy Lạp) và Madrid (Tây Ban Nha), người biểu tình đụng độ nảy lửa với cảnh sát trên đường phố do giận dữ với các chính sách thắt lưng buộc bụng hà khắc mới mà chính phủ của cả hai quốc gia vừa ban hành, theo tin tức từ Reuters hôm 26.9.

    [​IMG]
    Hàng ngàn người đổ xô ra đường phố tại thủ đô Athens để biểu tình phản đối chính sách cắt giảm chi tiêu mới của chính phủ - Ảnh: AFP
    Cảnh sát Hy Lạp đã phải dùng súng hơi cay để giải tán hàng ngàn người biểu tình quá khích trong một cuộc biểu tình được cho là lớn nhất trong vòng một năm nay.
    Bạo động bùng phát sau khi khoảng 7.000 người đổ xô đến tòa nhà Quốc hội Hy Lạp, hô to khẩu hiệu “EU, IMF, hãy biến đi” nhằm phản đối các chính sách siết chặt chi tiêu mới của chính phủ, vốn được thực thi theo yêu cầu của các chủ nợ nước ngoài nhằm đổi lấy tiền viện trợ.
    Thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras đang phải đối mặt với một cuộc tổng đình công do hai công đoàn lao động lớn nhất nước khởi xướng.
    Hậu quả là tàu bè nằm lì trong bến cảng, viện bảo tàng và khu di tích cổ đóng cửa và sân bay tê liệt.
    Các công đoàn bức xúc trước việc chính phủ quyết định sẽ cắt giảm khoảng 16 tỉ USD ngân sách trong hai năm tới, vốn là điều khoản mà Hy Lạp cam kết với Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhằm đổi lấy tiền cứu trợ.
    Còn tại thủ đô Madrid, Thủ tướng Mariano Rajoy đang đau đầu với các cuộc biểu tình bạo động trên khắp đường phố và yêu cầu đòi ly khai của xứ Catalonia, theo Reuters.
    Ngoài mặt thì Thủ tướng Tây Ban Nha không đồng tình với những lời kêu gọi xin viện trợ, nhưng bên trong thì ông đang cố gắng tìm cách đáp ứng các điều khoản mà phía chủ nợ nước ngoài đưa ra để đổi lấy các khoản vay.
    Vào ngày 27.9, ông Rajoy đã công bố kế hoạch chi tiêu ngân sách ít ỏi trong năm 2013, được xem như một xác nhận cho thấy Tây Ban Nha đang siết chặt chi tiêu dù kinh tế đang suy thoái và tỷ lệ thất nghiệp hiện đang ở mức 25%.
    [​IMG]
    Một cụ già Hy Lạp la hét trước hàng rào cảnh sát chống bạo động ở Athens
    [​IMG]
    [​IMG]
    Người biểu tình Hy Lạp bỏ chạy khi cảnh sát bắn đạn hơi cay
    [​IMG][​IMG]
    Người biểu tình hô vang khẩu hiệu phản đối chính sách thắt lưng buộc bụng của chính phủ tại thủ đô Madrid, Tây Ban Nha
    [​IMG] [​IMG]
    Một người biểu tình bị thương nằm trên lề đường tại thủ đô Madrid
    [​IMG] [​IMG]
    Người biểu tình Tây Ban Nha đụng độ cảnh sát
    Hoàng Uy
    (Ảnh: AFP)
  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Ngày xưa Mỹ kéo hạm đội 7 cả mấy chục chiến thuyền và hàng trăm chiến đấu cơ án ngữ Biển Đông còn chả làm nên trò trống gì , đến nỗi cả thầy lẫn tớ dắt díu nhau chạy có cờ nữa là con tàu ve chai Thi Lang ! :p
    Giờ đổi tên mới Liêu Ninh thì nó vẫn chỉ là thứ phế thải chẳng dọa được ai ! :))
  6. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Phân tích: Mức thấp hai tuần sẽ là thứ mà vàng cần cho lúc này!

    [​IMG]
    Trong lúc tỷ lệ lãi suất duy trì ở mức thấp kỷ lục và việc Fed bổ sung gói chính sách mới đã và đang khiến vàng biểu tình dữ dội thì bản báo cáo mới đây của IMF lại hé lộ một yếu tố cũng quan trọng không kém.

    Cụ thể, tổ chức này đã chính thức công khai những con số đầy khích lệ trong kho dự trữ của một số ngân hàng TW. Hay nói cách khác, trong một vài tháng trở lại đây, nhiều ngân hàng TW luôn tìm kiếm cơ hội để mua vào, ngay khi giá cả đứng ở ngưỡng cao ngất ngưởng. Phải kể đến trong số đó là lực mua từ phía Nam Triều tiên và Paraguay, lần lượt tăng 16 tấn và 8 tấn chỉ trong vòng 1 tháng.
    Nếu so sánh lực mua giữa hai năm 2011 và 2012, chúng ta sẽ nhận thấy một khoảng cách tương đối lớn. Kể từ đầu năm đến nay, các ngân hàng TW đã mua tới 262,1 tấn vàng trong khi con số cùng kỳ năm trước chỉ dừng ở con số 203,39 tấn. Mới đây, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã trở thành hai quốc gia có con số nhập khẩu vàng lên tới mức cao kỷ lục, lần lượt đạt 100,2 tấn và 53,75 tấn.
    Có thể thấy, các tổ chức mua vàng đều đến từ các quốc gia đang phát triển. Đơn giản, các ngân hàng TW này đang cố gắng lẩn tránh tình trạng lạm phát và các chính sách đầy mạo hiểm của một số cỗ máy in tiền lớn nhất thế giới như là FED, ECB, BoJ và BoE.
    Tuy nhiên, thị trường dường như chưa nhận được sự cổ vũ nhiệt tình từ phía nhà đầu tư Ấn Độ khi mà sức bật của đồng nội tệ phần nào kiềm chế lực mua vật chất.
    Trên bình diện chính trị, Tây Ban Nha có thể sẽ công bố những nỗ lực cắt giảm ngân sách của chính phủ trong thời gian qua. Cùng với đó, Bộ trưởng Kinh tế của Ý cũng cho biết quốc gia này chưa hề có ý định xin viện trợ hay giúp đỡ nào từ bên ngoài bởi lẽ chương trình cải cách kinh tế đang ít nhiều thu được những kết quả đáng mừng.
    Nói một cách chi tiết hơn, chính phủ Tây Ban Nha mong muốn có thể bổ sung các mức giảm mới cho bản dự báo ngân sách năm 2013, bất chấp sự phản đối của nhiều cá nhân, đồng thời quốc gia này cũng không quên việc giảm bớt sự phụ thuộc vào các tổ chức cho vay quốc tế.
    Phiên giao dịch hôm nay (đêm 26.9 , vàng có lúc rớt xuống 1.735/oz) được đánh dấu bằng những ưu thế của đồng dollar và điều đó cũng đồng nghĩa thị trường kim loại phải chịu nhiều áp lực, trong đó có giá vàng.
    Thế nhưng, theo đánh giá của các chuyên gia phân tích thuộc Scotia Mocatta’s thì việc giá vàng đi xuống chỉ là tạm thời và kéo dài trong ngắn hạn. Thậm chí, ngay cả khi kim loại quý rơi xuống mốc $1712/oz thì xu hướng tăng dài hạn cũng khó lòng bị phá vỡ. Và có tới hơn 70%, giá vàng sẽ quay về ngưỡng này trước khi tìm được cơ hội bứt phá.
    Không chỉ các ngân hàng TW mà còn có rất nhiều cá nhân và tổ chức khác cũng đang chờ đợi các mức giảm sâu để mua được nhiều vàng hơn.
    ”Dĩ nhiên, sự điều chỉnh này là hoàn toàn hợp lý và nếu xét về dài hạn thì đây chính là những gì mà thị trường đang cần và phải trải qua.” – một số chiến lược gia của tập đoàn tài chính MKS lớn nhất tại Thụy Sĩ chia sẻ.
    Ngoài ra, những bất ổn lao động tại thị trường Nam Phi vẫn tiếp tục ảnh hưởng tới nguồn cung và giá vàng thời điểm hiện tại. Nếu đình công vẫn tiếp diễn thì có nghĩa sẽ có khoảng 39% hoạt động khai thác và sản xuất vàng sẽ lâm vào tình trạng bế tắc. Thực tế, các cuộc đình công này đang trực tiếp đe dọa năng suất đầu ra của AngloGold Ashanti, tập đoàn sản xuất vàng lớn thứ 3 thế giới và có nguy cơ sẽ lan rộng tầm ảnh hưởng tới nhiều doanh nghiệp trong ngành khác. Một khi nguồn cung hạn hẹp thì giá vàng sẽ leo thang nhanh hơn. Đó cũng là những gì mà các chuyên gia phân tích của ngân hàng Commerzbank muốn nhắn nhủ tới các nhà đầu tư trên thị trường kim loại quý.
    Giavang.net


    Giá vàng đêm qua (27.9)dừng ở mức 1777usd/ounce , và có lúc đã lên trên 1.800 - do đình công ở mỏ vàng Nam Phi .
  7. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Sản lượng vàng tại Nam Phi giảm gần 40% do đình công

    [​IMG]
    Cuộc đình công của công nhân mỏ vàng được châm ngòi bởi cuộc đình công của công nhân mỏ bạch kim Marikana tại Nam Phi diễn ra từ cuối tháng trước.

    Bắt đầu từ ngày 10/9, hàng chục nghìn công nhân mỏ vàng Kopanang thuộc sở hữu của tập đoàn AngloGold đồng loạt đình công, và cho đến hôm qua 26/9 đã lôi kéo thêm công nhân tại các mỏ khác tại Nam Phi cùng tham gia.
    AngloGold, tập đoàn sản xuất vàng lớn thứ 3 thế giới hôm qua 26/9 cho biết hiện tất cả các mỏ vàng của hãng tại Nam Phi đều đã ngừng sản xuất. Các mỏ vàng Nam Phi đóng góp khoảng 32% tổng sản lượng mà hãng AngloGold sản xuất trong năm 2011.
    Trong khi đó, tập đoàn sản xuất vàng lớn thứ 4 thế giới Gold Fields cho biết tổn thất về sản lượng của hãng hiện đã lên đến 1 tấn vàng (tương đương khoảng 32.000 oz) do công nhân mỏ tại Nam Phi đình công đòi tăng lương nhiều ngày qua.
    Tổng thiệt hại mà các cuộc đình công gây ra ước tính làm sản lượng vàng tại Nam Phi giảm 39% cho đến nay. Cổ phiếu của hãng AngloGold giảm 5,1% trong khi cổ phiếu hãng Gold Fields giảm phiên thứ 3 liên tiếp do sự cố này.
    Cuộc đình công của công nhân các mỏ vàng được châm ngòi bởi cuộc đình công của công nhân mỏ bạch kim mỏ Marikana tại Nam Phi kéo dài 6 tuần từ cuối tháng trước. Cuộc đình công này kết thúc bằng việc tập đoàn Lonmin – chủ sở hữu mỏ Marikana phải thỏa hiệp tăng lương cho công nhân.
    Các tập đoàn khai thác mỏ tại Nam Phi trong vài năm trở lại đây đã liên tục phải đối mặt với lạm phát tiền lương và chi phí điện tăng cao. Chi phí năng lượng tăng 26% trong năm 2011 sau khi tăng 25% vào năm 2010. Trong khi đó, các mỏ vàng nơi đây đang trở nên khó khai thác hơn do trữ lượng gần cạn kiệt.
  8. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Sợ 'đòn' của Bí thư Đà Nẵng, NH hạ lãi suất





    [​IMG]
    Sau hơn 20 ngày Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh dọa “ra đòn” tại cuộc đối thoại giữa doanh nghiệp và các ngân hàng hôm 7/9, đến sáng 27/9, các ngân hàng tại Đà Nẵng đã đồng loạt hạ lãi suất…
    Sau hơn 20 ngày Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh dọa "ra đòn" tại cuộc đối thoại giữa doanh nghiệp và các ngân hàng hôm 7/9, đến sáng 27/9, các ngân hàng tại Đà Nẵng đã đồng loạt hạ lãi suất...
    Giám đốc Chi nhánh NHNN tại Đà Nẵng Võ Minh cho biết, qua báo cáo của các ngân hàng trên địa bàn thành phố đến thời điểm này có 60% số chi nhánh NH TMCP đã giảm lãi suất cho vay về 15% đối với dư nợ cũ và nhiều ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay xuống mức 9% với dư nợ vay mới.

    Trong số các đơn vị hạ lãi suất, có nhiều Chi nhánh NH như Techcombank Đà Nẵng đã thông báo LS cho vay thấp hơn 15%/năm. Các chi nhánh Ngân hàng An Bình, VPBank, GPBank cũng hạ lãi suất.

    Đại diện Chi nhánh Ngân hàng TMCP Liên Việt Đà Nẵng cho biết, ngân hàng này đã triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt như giảm lãi suất và hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu để kích cầu với mức lãi suất 13%.
    Theo nhiều ngân hàng cổ phần, các ngân hàng lớn quốc doanh cũng đã đồng loạt hạ lãi suất nên buộc họ cũng phải hạ lãi suất xuống mức 14-16%/năm và 13% đối với các lĩnh vực ưu tiên như phát triển nông nghiệp nông thôn, sản xuất kinh doanh xuất khẩu, các DN nhỏ và vừa...

    Đại diện Ngân hàng An Bình cho biết: Nếu lãi suất cho vay giảm xuống mức 12 - 13% thì ngân hàng không có lãi bởi do quá nhiều chi phí huy động vốn. Nhưng ngân hàng vẫn phải giảm lãi suất để chia sẻ cùng DN và thực hiện chủ trương chung.

    Theo ông Minh, trong thời gian tới, các ngân hàng còn lại sẽ phải đồng loạt giảm lãi suất theo lộ trình.

    Bên cạnh đó, các DN cũng đều rất trông đợi gói hỗ trợ bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn, theo đó sẽ dành khoảng 3.000 - 5.000 tỷ đồng được giải ngân để ứng vốn cho DN.

    Đại diện một số nhà băng "đại gia" cũng ra tuyên bố họ không thiếu vốn cho doanh nghiệp vay mở rộng kinh doanh sản xuất. Tuy nhiên, với việc hạ lãi suất theo chỉ đạo của Ngân hàng Trung ương, việc siết chặt hồ sơ, thủ tục của các nhà băng sẽ khiến những doanh nghiệp yếu, không có tài sản thế chấp cũng khó tiếp cận nguồn vốn rẻ này là điều chắc chắn.

    Trước đó, tại buổi đối thoại ngân hàng với DN, Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh tuyên bố: "Nếu các ngân hàng không hạ lãi suất theo quy định và tiếp tục hành người đi vay, tôi sẽ công khai tên, tuổi từng ngân hàng giữa cuộc họp HĐND để cho toàn dân biết. Đến lúc đó, người dân sẽ hiểu và chắc chắn họ sẽ không đem tiền đến gửi và giao dịch với ngân hàng nữa, để xem các nhà băng sống thế nào? Doanh nghiệp sống, ngân hàng sống, còn ngược lại khi DN chết thì ngân hàng cũng sập tiệm chết theo... ", ông Thanh nói.


    Theo Vũ Trung
    Ve
  9. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Chính trị - an ninh dưới vỏ bọc kinh tế


    SGTT.VN - Ngày 27.9, các nguồn tin quốc tế tập trung vào chủ đề: kinh tế và mậu dịch cũng là chính trị và an ninh! Philippines mời chào các công ty Nhật đang rút khỏi Trung Quốc. Hãng dầu khí nước Anh hứa sẽ đầu tư ngoài khơi Biển Đông. TPP gặp khó, Việt Nam tính toán Liên minh Thuế quan với Nga.
    Các động thái nhìn bề ngoài đơn thuần là kinh tế trên đây xuất hiện trong bối cảnh những cọ xát địa-chính trị giữa các cường quốc với nhau và giữa các cường quốc với các nước trong khu vực tại thời điểm này vẫn chưa hề giảm nhiệt.
    Philippines chào mời công ty Nhật
    Từ hôm qua 27.9 cho đến hết tuần này, tập đoàn Nissan sẽ cho ngưng sản xuất tại một số nhà máy ở Trung Quốc. Còn tập đoàn Toyota đang dẫn đầu các nhà sản xuất xe hơi toàn cầu trong quý 1/2012 cũng phải đóng các dây chuyền sản xuất tại hầu hết các nhà máy lắp ráp ở đây. Hãng Toyota có ba nhà máy lắp ráp tại Trung Quốc, sản xuất 800.000 chiếc xe hơi mỗi năm và có mạng lưới 860 đại lý. Nissan cũng có ba nhà máy lắp ráp, năm ngoái đã xuất xưởng gần 1,2 triệu chiếc xe hơi.
    [​IMG]
    Người biểu tình Trung Quốc đập phá các xe hơi do Nhật Bản sản xuất. Những hành động quá khích này phần nào làm các công ty Nhật tại Trung Quốc e dè.
    Hôm nay, Toyota và Nissan đã công bố quyết định giảm sản xuất tại Trung Quốc. Để thu hút các nhà sản xuất Nhật, Manila đề nghị các đãi ngộ về chính sách, nhấn mạnh các ưu điểm như chất lượng tay nghề công nhân Philippines, sự ổn định về kinh tế và những nỗ lực chống tham nhũng của Tổng thống Benigno Aquino.
    Trước tình hình quan hệ Nhật – Trung đang căng thẳng, ngày 26.9, Philippines đã hứa hẹn các ưu đãi về thuế cho các công ty Nhật Bản nào dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang. Thứ trưởng Thương mại Philippines Cristino Panlilio cho biết, chính phủ nước này đang tìm cách kéo khoảng 15 công ty Nhật đến Philippines. Ông Panlilio nói: “Không phải chúng tôi muốn thủ lợi trên sự không may của người khác, nhưng chúng tôi chỉ muốn thực tế hơn và hỗ trợ cho người Nhật. Các Tùy viên thương mại Philippines đã được chỉ thị phải tiếp cận các công ty Nhật này vừa tại Trung Quốc vừa cả ở Nhật”. Ông Panlilio nhấn mạnh thêm, giá lao động Trung Quốc tăng cao khiến Philippines trở nên thu hút hơn, sau một thời gian bùng nổ công nghiệp tại Trung Quốc đã cản trở sự phát triển của Philippines trong những thập kỷ qua.
    SIA đầu tư ngoài khơi Việt Nam
    Theo đài BBC ngày 26.9, công ty thăm dò dầu khí Soco International Plc (SIA) có thể sẽ cùng Việt Nam đầu tư vào khu vực ngoài khơi Biển Đông. Hãng tin tài chính Bloomberg vừa có cuộc phỏng vấn với tổng Giám đốc SIA Ed Story tại Bangkok (Thái Lan), trong đó ông Story nói năm 2013 tới, công ty của ông sẽ ký hợp đồng với Việt Nam. Theo thống kê của hãng dầu khí BP Plc, sản lượng dầu thô Việt Nam sản xuất đang sụt giảm. Sau khi đạt đến đỉnh điểm 427.000 thùng vào năm 2004, sản lượng hàng năm của Việt Nam sụt giảm gần 1/4, năm ngoái chỉ còn 328.000 thùng/ngày. Tổng giám đốc Story được dẫn lời nói: “Ở sâu ngoài khơi Việt Nam có một số bồn trũng mà chúng tôi cho là có tiềm năng đáng kể, có khả năng kéo lại sản lượng đang sụt giảm này”.
    Tuy nhiên, vấn đề khó khăn là một số bồn trũng nói trên lại nằm trong các khu vực có tranh chấp chủ quyền. Trung Quốc lâu nay vẫn lấn lướt trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí ở Biển Đông. Bắc Kinh công khai phản đối các công ty quốc tế nào muốn hợp tác với Việt Nam. Những đe dọa của Trung Quốc với tư cách nước lớn dường như có trọng lượng hơn. Cách thức dọa dẫm của Bắc Kinh thường là cảnh cáo các tập đoàn nước ngoài làm ăn với Việt Nam phải ngừng công việc nếu không muốn các dự án của họ với Trung Quốc bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, theo ông Ed Story, Soco may mắn hơn các công ty khác đang muốn hoạt động tại đây là SIA không có ý định làm ăn ở Trung Quốc. Ông Ed Story còn cho rằng, nếu muốn dầu thô tiếp tục đóng góp lớn cho nền kinh tế thì Việt Nam phải vươn xa ra ngoài khơi, làm ăn với các công ty quốc tế nào có thể chịu được áp lực.
    Hiệp định Thuế quan với Nga
    Các vòng đàm phán về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái bình dương (TPP) gặp trở ngại, liệu Việt Nam có nên xúc tiến Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh Thuế quan do Nga đề xướng hay không? Trong bối cảnh vòng Doha bị tê liệt, từng quốc gia một phải tìm cách kết nối với nhau ở quy mô nhỏ hơn. Đó là sự liên kết giữa 10 nước ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tuy nhiên, do các tranh chấp về chính trị lẫn an ninh giữa ba đối tác này (khủng hoảng biển đảo Trung-Nhật, Trung-Hàn hiện nay), hy vọng thiết lập một khu vực tự do mậu dịch rộng lớn hơn có thể bị đẩy lùi một thời gian.
    Trong khí đó thì năm ngoái, ông Vladimir Putin trước khi ra tranh cử, đã nói đến kế hoạch thành lập một Liên hiệp Âu-Á, để làm lực đối trọng với EU hiện nay. Có thể thấy tham vọng của Nga là dùng hợp tác kinh tế để có một khối thống nhất từ Đông Âu đến Viễn Đông (Châu Á-Thái bình dương), với tiêu chí là để xây dựng nền móng của sự hợp tác này vào 2015. Bước đầu tiên là Liên minh Thuế quan, kế đó là Không gian Kinh tế, rồi đến Liên hiệp Âu-Á. Nếu Liên minh Thuế quan có thực lực, Không gian Kinh tế sẽ mở rộng cùng sự hợp tác về Chính trị và An ninh. Trên thế mạnh đó, Nga mới có điều kiện thuận lợi để vận động các nước trong quỹ đạo lập ra Liên hiệp Âu-Á, để đối trọng với Châu Âu ở hướng Tây và Trung Quốc ở hướng Đông.
    Xem ra, việc Việt Nam ký Hiệp định Thuế quan hồi đầu tháng 9 này, trong đó có hàm ý tăng cường hợp tác về kỹ thuật quân sự giữa các nước thành viên, là động thái không chỉ có ý nghĩa về kinh tế.
    Nguyễn Thiều Quang
  10. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Barclays mở kho chứa vàng mới khi tốc độ gom vàng lên kỷ lục

    [​IMG]
    Barclays vừa mở một kho chứa vàng đầu tiên tại London để đảm bảo nhu cầu tích trữ ngày càng tăng đối với kim loại quý này.

    Kho chứa vàng phục vụ nhu cầu tích trữ kim loại quý như vàng, bạc, bạch kim cho các nhà đầu tư tổ chức, các quỹ, ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại. Kho chứa này bắt đầu đi vào hoạt động từ đầu tháng 9 và là một trong những kho chứa vàng lớn nhất châu Âu.
    Động thái mở thêm kho chứa vàng của Barclays diễn ra trong bối cảnh nhu cầu tích trữ vàng tăng mạnh trong những năm gần đây. Giá trị vàng tích trữ đã tăng gần 3 lần kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
    Theo Hội đồng vàng thế giới, nhu cầu thế giới với vàng thỏi năm 2011 tăng 30% lên 1.159 tấn. Tổng lượng vàng do các quỹ tín thác nắm giữ tính đến ngày 24/9 lên cao nhất từ trước đến nay, đạt 73,765 triệu ounce hay gần 2.294,4 tấn. Trong khi đó, các ngân hàng trung ương cũng tăng cường mua vào vàng để hạn chế ảnh hưởng từ khủng hoảng nợ châu Âu và suy giảm tăng trưởng ở Mỹ và Trung Quốc.
    Giá vàng tăng mạnh đặc biệt sau gói kích thích của các ngân hàng trung ương. Kể từ đầu tháng 8 đến nay, giá vàng tăng 10% và hiện đã chạm ngưỡng 1.780 USD/oz. Giá vàng hướng đến năm tăng thứ 12 liên tiếp trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu chững lại.

Chia sẻ trang này