1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Làm giàu từ Chứng khoán - những thông tin bổ ích ( t4)

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi tridunghtvc, 09/07/2012.

6938 người đang online, trong đó có 1098 thành viên. 14:28 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 42627 lượt đọc và 584 bài trả lời
  1. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    =))=))=))=))=))=))=))
    ..........................................................
    [​IMG]
  2. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Ngoại trưởng ASEAN nhận bản thảo COC

    01/10/2012 3:15
    Báo Jakarta Post dẫn lời Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa cho hay ngoại trưởng các nước ASEAN vừa nhận được bản thảo Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông (COC). “Đây là lần đầu tiên các ngoại trưởng ASEAN nhận bản thảo Bộ quy tắc ứng xử”, ông Natalegawa nói sau Hội nghị Bộ trưởng ASEAN không chính thức bên lề kỳ họp Đại hội đồng LHQ ở New York, Mỹ hồi cuối tuần.

    Theo Jakarta Post, bản thảo này bao gồm các yếu tố nhằm ngăn chặn và kiểm soát xung đột trong vấn đề tranh chấp tại biển Đông. Ông Natalegawa cho biết thêm các ngoại trưởng chưa có phản hồi vì cần thời gian nghiên cứu và họ sẽ góp ý cho tài liệu này trước khi Hội nghị thượng đỉnh ASEAN diễn ra vào tháng 11.

    [​IMG]
    Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tại cuộc gặp các ngoại trưởng ASEAN - Ảnh: State.gov
    Cũng tại New York, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã có cuộc gặp với những người đồng cấp ASEAN. Bà Clinton tái khẳng định sự ủng hộ của Washington đối với nguyên tắc 6 điểm do ASEAN công bố hồi tháng 7, trong đó có kêu gọi sớm hoàn thành COC và tìm kiếm giải pháp hòa bình cho tranh chấp theo luật pháp quốc tế. “Nguyên tắc 6 điểm sẽ giúp giảm căng thẳng và tiến tới một COC toàn diện nhằm giải quyết tranh chấp mà không gặp tình trạng đe dọa, bị ép buộc hay dùng vũ lực”, báo The Philippine Star dẫn lời Ngoại trưởng Mỹ nói.
    Trong một diễn biến khác, Philippines vừa lập một cơ sở quân sự gần Palawan và điều thêm 800 lính thủy đánh bộ đến các khu vực nước này tuyên bố chủ quyền trên biển Đông, AFP dẫn lời trung tướngJuancho Sabban cho hay ngày 30.9.

    Minh Trung
    TNO
  3. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    :-??:-??:-??:-??:-??:-??
    ===================================
    38 người Trung Quốc bị đuổi khỏi Ghana

    30/09/2012 15:15
    (TNO) Trung Quốc ngày 30.9 xác nhận 38 công dân nước này đã bị bắt giữ và trục xuất sau khi bị phát hiện khai thác vàng trái phép ở Ghana, quốc gia ở miền tây châu Phi, theo AP.

    Một thông báo được đăng trên website của đại sứ quán Trung Quốc ở thủ đô Accra nói rằng 40 công dân Trung Quốc đã bị bắt giữ gần đây tại huyện Obuasi ở miền nam Ghana, theo hãng tin AP.
    Thông báo cho biết các cuộc điều tra của cơ quan an ninh Ghana cho thấy 1 người không phạm tội, còn 1 người khác được phóng thích sau khi nộp tiền bảo lãnh.
    38 người còn lại bị trục xuất do không có giấy phép cư trú, giấy phép làm việc, hoặc giấy phép khai thác mỏ.
    Hiện chưa rõ họ có bị truy tố hay không.
    Đại sứ quán Trung Quốc cho biết 38 người nói trên đã trở về nước hôm 28.9, theo
  4. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>

    Mig-21 – hung thần trên không của máy bay Mỹ

    Xem tin gốc
    ANTĐ - 7 giờ trước 2638 lượt xem
    ANTĐ - Thời điểm đó, máy bay Mỹ mang được lượng tên lửa nhiều gấp 2 – 4 lần máy bay của không quân Việt Nam (Mig-21 lúc đó chỉ mang được 2 quả tên lửa Atoll), mà ưu thế nhiều tên lửa rất lợi hại trong không chiến.
    Facebook Mig-21 – hung thần trên không của máy bay MỹTwitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này

    Lúc đó, Mig-17 của ta thậm chí không có tên lửa đối không mà chỉ có 2 khẩu súng máy NR-23 cỡ nòng 23 mm, cơ số đạn 80 viên và 1 pháo N-37 37mm, cơ số đạn 40 viên (biến thể duy nhất có trang bị tên lửa không đối không là Mig-17PM (PFU), mang 4 tên lửa K-5 hay còn goi là RS-1U (NATO gọi là AA-1 Alkali).
    Thế nhưng trên thực tế, tỷ lệ thành công của Sidewinder và Sparrow trong chiến tranh Việt Nam là rất thấp, hệ quả là máy bay chiến thuật của Mỹ luôn thất thế trong không chiến với các loại máy bay Mig-17 và Mig-21 của Việt Nam, không thể bảo vệ các máy bay cường kích ném bom, mặc dù luôn áp đảo về số lượng. Phần quan trọng nhất là do cách đánh tài tình của không quân Việt Nam, nhưng một phần cũng do sự thiếu chính xác trong không chiến của các loại tên lửa trên không của Mỹ. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng buộc Mỹ phải sử dụng đến các loại máy bay chiến thuật hiện đại hơn và cuối cùng phải “cầu cứu” máy bay ném bom chiến lược B-52.
    Ví dụ thực tế, trong ngày 4/5/1966, Mig-17 và Mig-21 của ta tiếp đón một đợt tiến công của máy bay F- 4 không quân Mỹ. Một chiếc F-4 đã phóng 3 AIM-7 và 3 AIM-9 từ phía sau vào một Mig-21, nhưng trượt 5 quả, quả AIM-9 cuối cùng trúng và bắn hỏng 1 chiếc Mig. Sau đó phi đội này tấn công một tốp Mig-17 khác và phóng liên tiếp 3 quả AIM-9 nhưng không trúng quả nào. Cũng ngày đó, F-4 tiến đánh sân bay Hòa Lạc, khi quần thảo với Mig-17 và Mig-19 của ta cũng đã phóng 9 quả tên lửa AIM-9B nhưng không trúng quả nào. Trong hai ngày không chiến, chỉ 1 trong số 18 tên lửa do F-4 không quân Mỹ chạm được đến Mig.
    [​IMG]
    Máy bay Mig-21 của Việt Nam chỉ trang bị có 2 quả tên lửa Atoll

    Phân tích vũ khí của Không quân Mỹ trong các trận không chiến giai đoạn tháng 4-6/1967 cho thấy vấn đề về hiệu suất tên lửa vẫn tồn tại. Trong 61 lần chạm trán, F-4 phóng 72 quả AIM-7, trúng 8 lần (tỷ lệ 11% thành công) và 59 AIM-9BS, trúng 10 (tỷ lệ 17%). Còn F-l05 bắn 11 lần AIM-9 thì trúng 3 lần, đạt 27%, cao hơn nhiều so với F-4 (7 trúng trong 48 lần bắn, hay 14%). Không quân Mỹ cũng đã phóng 10 quả tên lửa tìm nhiệt thế hệ cũ hơn là AIM-4D nhưng không trúng lần nào.
    Sự thiếu chính xác của tên lửa đối không làm không quân Mỹ phải tăng cường lấy số lượng bù đắp và thay đổi nhiệm vụ của các máy bay.
    F-4C trước có nhiệm vụ đánh bom – phòng vệ (mang bom và nếu Mig tấn công sẽ vứt bom để đánh trả) nay chuyển hẳn sang chống Mig - chỉ mang mỗi tên lửa đối không và không mang bom. Số lượng phi đội ngăn chặn Mig để hộ tống đoàn bay đánh phá tăng lên tới 8 phi đội (tương đương khoảng 32-40 máy bay). Thêm vào đó, một vài phi đội F-105 được chuẩn bị như máy bay tiêm kích, mang AIM-9b và không mang bom, hy vọng sẽ làm tăng ưu thế không chiến.
    Trong huấn luyện, để khắc phục khả năng không chiến với những máy bay tiêm kích nhỏ và nhanh nhẹn như những máy bay Mig, Mỹ đã thành lập dự án huấn luyện không chiến khác biệt (DACT) trong chương trình huấn luyện của TOPGUN, người Mỹ đã phải sử dụng những máy bay A-4 Skyhawk và F-5 Freedom Fighter bay dưới tốc độ âm thanh để đóng giả làm những máy bay MiG-17. Hải quân Mỹ cũng thành lập những phi đội A-4 nhanh nhẹn mang trang bị của Mig làm quân xanh để thực hành tấn trong chương trình DACT.
    Về chiến thuật, không quân Mỹ đã chuẩn mực hóa phần lớn các chiến thuật không kích. Đội hình điển hình là 4 phi đội F-105 hoặc F-4 cường kích, 2 phi đội tuần phòng Mig, 2 phi đội F-105 “bàn tay sắt” (Iron Hand). Mỗi đợt ném bom cần 8 KC135 tiếp dầu trên không. Cộng với EB-66 và EC-121, máy bay tìm kiếm cứu hộ, máy bay trợ chiến khác, tổng số máy bay liên quan lên tới 110 chiếc! Tuy vậy những sự hay đổi này cũng không mang lại hiệu quả gì.
    [​IMG]
    Máy bay Mig-17 chỉ được trang bị 2 khẩu pháo 23 và 37mm

    Vào ngày 14/5/1967, F-4 của phi đoàn 366 TFW hộ tống F-105 tấn công doanh trại quân đội ta ở Hà Đông. Hôm đó, AIM-7 chỉ bắn trúng 1 trong 7 lần phóng; còn AIM-9 tỷ lệ là 0/11.
    Từ cuối 1967 cho đến hết chiến dịch Sấm Rền (Rolling Thunder), trong khi cứ 99 máy bay Mỹ cất cánh thì mới phát hiện một chiếc Mig lên đánh chặn, tức là số lượng máy bay của ta so với Mỹ là một trời, một vực. Thế nhưng, so sánh tỷ lệ bị bắn hạ của Mig-21 và máy bay Mỹ là hơn 1/5, cứ 1 chiếc Mig bị bắn hạ thì nó cũng đã diệt được khoảng 6 chiếc máy bay Mỹ. Để đối chiếu chúng ta nên biết rằng, trong cuộc chiến tranh Triều Tiên trước đó, F-86 của Mỹ đã hạ Mig-15 với tỷ lệ gần 10/1.
    Buồn cười hơn nữa là mặc dù số lượng máy bay và số lượng tên lửa không đối không nhiều gấp bội nhưng F-105 Mỹ còn phải xây dựng đến 4, 5 phương án luyện tập chỉ để tháo chạy trước Mig 17 và Mi-21, điển hình như: rút lui bằng tăng tốc bỏ chạy thật nhanh hoặc ngoặt gấp vào bên tấn công rồi lao xuống để tăng tốc bay thoát, nếu không thì lao xuống xoáy trôn ốc dùng để giữ F- 105 bên ngoài khu vực bắn hiệu quả của Atoll, khẩn cấp thì ngoặt cực gấp về phía Mig, rồi tiếp tục vòng và lật ngửa, hết cần ga rồi bung cánh cản cho đến khi lật xong, giảm độ cao và tốc độ đột ngột cho Mig-21 nay trượt qua rồi tiếp tục lao xuống thấp hơn để chạy trốn.
    Hiện nay, F-4 “Con ma” vẫn tiếp tục được nâng cấp và sử dụng tại một số nước đồng minh của Mỹ như Thổ Nhĩ Kỳ, còn Sparrow và Sidewinder cũng vẫn nằm trong biên chế không quân Mỹ với các phiên bản hiện đại hơn. Các lại vũ khí này vẫn còn được nâng cấp sử dụng chắc chắn do chúng vẫn còn hiệu quả, vậy tại sao tỷ lệ bắn trúng tại Việt Nam lại thấp đến thế? Hay chúng chỉ bị “khớp” trên chiến trường Việt Nam? Câu hỏi này hiện vẫn làm đau đầu người Mỹ!
    Tổng hợp theo“Bí mật các chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam”
    Tác giả: Cảnh Dương, Đông A
    NXB: ******* Nhân Dân – 2007

    Nguyễn Ngọc


  5. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Giá vàng phi mã: Tại sao SJC 'một mình một chợ'?





    [​IMG]

    Cung vẫn nhỏ giọt, trong khi cầu ngày một tăng, hỏi thế làm sao giá vàng không tăng mạnh! Đây chính là hậu quả tất yếu của sự độc quyền trong sản xuất vàng miếng.
    Giá vàng thế giới đang tiến về mốc 1.800 USD/oz. Khoảng cách giữa giá vàng trong nước và thế giới đang ngày một doãng ra.


    1.900 USD/oz: điểm đến không xa?
    Giá vàng tăng nằm trong kỳ vọng của nhiều nhà đầu tư. Với những gì đang diễn ra đối với nhiều nền kinh tế thế giới thì việc không chỉ các nhà đầu tư mà cả ngân khố các quốc gia cũng đặt niềm tin vào vàng. Nhân thể, các nhà đầu tư lớn trên thế giới có điều kiện để làm giá, càng khiến giá vàng tăng cao.
    Sau khi bán ra chốt lời vào tuần thứ ba của tháng 9, khiến giá vàng giảm nhẹ, việc tăng mua vào của các quỹ đầu tư, các quốc gia như Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, và đặc biệt là Trung Quốc, cộng thêm tác động tâm lý của gói hỗ trợ kinh tế QE3 của Mỹ (hai gói trước đã đẩy giá vàng tăng thêm 70%) khiến các chuyên gia dự báo giá vàng thế giới sẽ chạm mốc 1.900 USD/oz vào tháng 10 năm nay.
    Và không chỉ là kỳ vọng, hôm 28/9, giá vàng thế giới đã tăng gần 30 USD/oz - một mức tăng kỷ lục chỉ trong một phiên giao dịch, đẩy giá vàng thế giới lên mức 1.782,69 USD/oz, và chưa có vẻ gì là sẽ dừng lại. Lao theo giá vàng thế giới, vàng trong nước vọt lên mốc 47,5 triệu đồng mỗi lượng, vượt qua đỉnh 47,4 triệu đồng hôm 14/9. Như vậy, chỉ trong tháng 9, giá vàng đã tăng 2,4 triệu đồng/lượng. Giá vàng tăng mạnh khiến khoảng cách giữa giá vàng trong nước và thế giới "xác lập" hôm 28/9 là 2,4 triệu đồng/lượng, giảm so với ngày 27/9 là 2,9 triệu đồng/lượng.
    Tại sao khoảng cách về giá này lại cứ ngày một doãng ra, bất chấp việc Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách, biện pháp để quản lý thị trường vàng? Mục tiêu đưa khoảng cách giá vàng thế giới và trong nước về mức 400 ngàn đồng/lượng giờ đây trở nên xa vời hơn bao giờ hết. Phải chăng vì thế mà Ngân hàng Nhà nước - cơ quan quản lý thị trường vàng "buông tay"?
    Nguyên lý cơ bản của thị trường là cầu lớn hơn cung thì giá tăng, và ngược lại. Tất nhiên điều này cơ quan quản lý biết. Chính vì thế, để chặn đà tăng của giá vàng trong nước, từ trung tuần tháng 9, khi giá vàng thế giới bắt đầu có sóng mạnh thì Ngân hàng Nhà nước đã ra thông báo cho phép SJC được sản xuất vàng miếng với số lượng lên đến 350.000 lượng (tương đương 13 tấn). Nhưng, nói thế mà không phải thế.
    Hậu quả tất yếu của độc quyền
    Thông tin được chính ông Nguyễn Công Tường, Phó phòng Kinh doanh vàng miếng, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) cho biết: tính đến cuối ngày 25/9, SJC đã gia công và bàn giao khoảng 23 ngàn lượng vàng SJC móp méo. Số lượng vàng mà SJC được giao "sản xuất" rất lớn, nhưng nguyên liệu lại phụ thuộc vào các đơn vị kinh doanh vàng khác! Nguồn nguyên liệu để sản xuất lại chủ yếu từ chính vàng SJC bị móp méo và các thương hiệu vàng phi SJC. Theo ông Toại, dự kiến số vàng SJC được dập lại vào khoảng 40.000 lượng.
    Như vậy, số còn lại 310.000 lượng trông chờ vào các nguồn khác. Nguồn khác, trong lúc này chỉ là từ vàng của các thương hiệu phi SJC. Thế nhưng, mới 16 tổ chức được Ngân hàng Nhà nước cấp hạn ngạch gia công lại số vàng SJC móp méo và vàng thương hiệu khác. Trong số này lại có 5 đơn vị không chuyển vàng cho SJC. Số đơn vị có chuyển thì số lượng lại rất nhỏ, chỉ vài ngàn, thậm chí vài trăm lượng.
    Tóm lại, con số 13 tấn vàng cung ra thị trường là chưa thể có ngay. Cung vẫn nhỏ giọt, trong khi cầu ngày một tăng, hỏi thế làm sao giá vàng không tăng mạnh! Đây chính là hậu quả tất yếu của sự độc quyền trong sản xuất vàng miếng.
    Tại sao các thương hiệu vàng khác không đưa vàng cho SJC? Giá vàng đang tăng mạnh, nhu cầu mua vàng cao. Và dù ít nhưng vẫn có người chấp nhận mua các thương hiệu vàng ngoài SJC.

    Chưa kể, nhiều doanh nghiệp đang có sẵn máy móc, cớ gì họ không chuyển vàng miếng thành vàng trang sức và bán với giá như vàng của SJC để thu lãi. Vì thực tế, khái niệm thế nào là vàng trang sức hiện rất mơ hồ. Nếu các thương hiệu vàng khác "cắt" vàng miếng thành từng chỉ, thậm chí đánh thành nhẫn 2 - 3 chỉ (vẫn là vàng trang sức!?) thì họ vẫn bán được. Việc này nhanh và hiệu quả hơn hẳn so với việc phải xin hạn ngạch của Ngân hàng Nhà nước rồi sau đó lại chờ SJC sản xuất.

    Đến lúc đó, giá vàng lên hay xuống, ai mà dám chắc? Trong kinh doanh, thời cơ và thời điểm là quan trọng nhất! Đó là chưa kể, khi chuyển vàng đến dập lại tại SJC, các đơn vị kinh doanh vàng khác phải trả phí khoảng 50.000 đồng/lượng.
    Một yếu tố khác khiến cầu lớn hơn cung: Ngân hàng Nhà nước yêu cầu đến 25/11 các tổ chức tín dụng phải chấm dứt việc huy động và cho vay bằng vàng.
    Trước đây không ít NHTM đã "lỡ" chuyển một lượng lớn vàng thành VND nay phải lo chuyển lại; cộng thêm việc số lượng vàng gửi tại ngân hàng bị rút ra khá nhiều (do người dân muốn chuyển sang VND gửi tiết kiệm khi lãi suất cao, nhất là những ai trót mua vàng không phải của SJC. Và một số nữa rút ra để bán chốt lời khi giá vàng tăng cao). Như vậy, không chỉ có người dân đi mua vàng, mà chính các tổ chức tín dụng cũng mua rất nhiều để đảm bảo thanh khoản vàng cũng như cân đối trên tài khoản.
    Ngân hàng Nhà nước có thể cải thiện nguồn cung bằng cách cho phép nhập khẩu vàng. Nhưng việc này quá mạo hiểm trong bối cảnh hiện nay. Trên thế giới, USD đang lên giá. Còn tỷ giá VND/USD trong nước cũng bắt đầu tăng. Đến ngày 28/9, giá mua vào niêm yết tại các ngân hàng thương mại đã là 20.860 đồng/USD, bán ra 20.900 - 20.910 đồng/USD. Nếu nhập khẩu vàng phải cần đến đô la, điều này sẽ gây áp lực lớn lên tỷ giá, nhất là vào thời điểm cuối năm.
    Hơn nữa, sau rất nhiều nỗ lực, quỹ dự trữ ngoại hối mới tăng lên 11 tuần nhập khẩu. Trong bối cảnh thế giới có quá nhiều biến động, nếu quỹ này eo hẹp thì ngân sách lấy gì chèo chống khi "có biến"?
    Trở đi mắc núi, trở lại mắc sông. Đã có một thời gian dài để Ngân hàng Nhà nước xây dựng, ban hành chính sách. Cho đến thời điểm này, phải chăng cơ quan quản lý đã "hết bài", nên để thị trường tự điều chỉnh? Nhưng nếu vẫn còn độc quyền, thì làm gì có cơ chế thị trường!?

    Theo Thái Thanh
    Diễn đàn doanh nghiệp

  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Táo, lê Trung Quốc vào Việt Nam giá...4000 đồng/kg




    [​IMG]
    Táo, lê, lựu... nhập khẩu từ Trung Quốc (TQ) vào thị trường VN với giá chỉ chưa đến 4.000 đồng/kg. Với mức giá rẻ mạt như vậy, trái cây TQ đã có mặt khắp thị trường VN.
    Theo ban quản lý chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (TP.HCM), mỗi đêm tại đây tiếp nhận 2.800-3.000 tấn rau quả, trong đó 20-30% là trái cây ngoại nhập, chủ yếu từ TQ.
    Tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, Hóc Môn, trái cây về được tập kết tại khu vực hàng lạnh. Ở đây, mỗi đầu mối có một quầy nhỏ giới thiệu mặt hàng bán từng đêm, phía sau quầy là các xe container trữ lạnh đủ loại trái cây như nho, lựu, táo, lê, mận đỏ, cam... vẫn còn đóng kiện, thùng đầy ắp. Trái cây TQ được đóng trong các thùng cactông nặng khoảng 10kg/thùng, có hình ảnh nhãn mác bằng chữ TQ, một số thùng có thêm chữ VN.
    Thuyết phục mãi, ông T. - một đầu mối nhập khẩu rau quả TQ tại chợ Thủ Đức - mới cho chúng tôi xem tờ khai hải quan lô hàng mà ông vừa nhập về hồi cuối tháng 9 vừa qua. Hóa đơn ghi một đơn hàng gồm 6 tấn táo và 7 tấn lê có xuất xứ từ Vân Nam (TQ) với giá 160 USD/tấn (khoảng 3.400 đồng/kg).

    Ông T. cho biết thêm đa số các loại trái cây TQ đều có giá khá mềm. Ngoài lê, táo thì lựu chỉ có 3.700 đồng/kg, còn cam khoảng 5.000-6.000 đồng/kg. Khi được hỏi vì sao trái cây TQ nhìn rất đều và đẹp mà lại có giá “bèo” đến vậy, ông T. chỉ giải thích giá này được các thương lái TQ chào hàng cố định từ nhiều tháng qua.
    “Giá mua rẻ nhưng phải tốn tiền vận chuyển hơn 30 triệu đồng/xe từ biên giới về chợ nên mỗi ký trái cây phải cộng thêm ít nhất 1.200 đồng tiền xe, chưa kể các chi phí khác nên giá bán ra cũng đội lên nhiều” - ông T. cho hay. Trong khi đó, một chủ vựa tên Minh cũng tại chợ này khẳng định trái cây TQ thường có quanh năm với số lượng dồi dào là do hàng có thể trữ trong kho nhiều tháng, sau đó mới xả hàng đi các nước.
    Ông T.N., một đầu mối tại chợ Hóc Môn, cho biết mỗi ngày nhập 20-30 tấn/trái cây về để bỏ mối cho các chủ vựa. Theo ông T.N., mỗi thùng hàng có thể lời 15.000-20.000 đồng (10kg). “Nhưng khi chợ ế cũng phải giảm lời xuống còn 5.000-10.000 đồng/thùng, thậm chí ký gửi bán hàng giùm cũng có” - chủ vựa này cho biết thêm.
    Theo TS Lương Ngọc Trung Lập, trưởng bộ môn nghiên cứu thị trường Viện Cây ăn quả miền Nam, một số trái cây TQ rẻ do đang vào mùa thu hoạch. Không như ở VN, diện tích trồng các loại trái cây của TQ rất lớn nên vào mùa thu hoạch đưa ra thị trường một lượng sản phẩm khổng lồ mà thị trường nội địa không tiêu thụ hết. Trái cây TQ lượng nhiều nhưng chất lượng không cao, khó cạnh tranh được với trái cây các nước ôn đới tại các thị trường cao cấp nên họ chọn cách xuất khẩu sang các nước dễ tính và có chung đường biên giới như VN, Lào, Campuchia... với giá rẻ.
    GS Nguyễn Quốc Vọng (ĐH Nông nghiệp I, Hà Nội) tỏ ra khá bất ngờ trước giá trái cây TQ. Ông Vọng cho rằng không riêng hàng nông sản mà nhiều mặt hàng TQ khác đều đi theo chính sách giá rẻ nên gây nhiều khó khăn cho hàng cùng loại tại các nước nhập khẩu. “Tuy nhiên với giá rẻ tới mức chỉ chưa đến 5.000 đồng/kg thì có thể còn do thỏa thuận giữa người mua và người bán để né thuế” - GS Vọng nhận định.
    Tuy nhiên theo tìm hiểu của chúng tôi, các tờ khai hải quan tại phía VN đều ghi rõ trái cây TQ là mặt hàng không chịu thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng theo cam kết về chính sách thương mại giữa Chính phủ VN và TQ. Nhưng cũng từ các tờ khai này cho thấy hầu hết các lô hàng nhập khẩu được kiểm tra cảm quan chứ không được kiểm tra dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật.
    Theo Trần Mạnh - Dũng Tuấn
    Tuổi trẻ
  7. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
  8. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Một khách sạn Pháp tẩy chay khách Trung Quốc?

    06/10/2012 10:48
    (TNO) Một ông chủ người Pháp tuyên bố khách sạn hạng sang của ông này, sắp khai trương tại Paris, sẽ không đón khách Trung Quốc.

    Ông Thierry Gillier, nhà sáng lập thương hiệu thời trang cao cấp Zadig & Voltaire, đã gây ra một làn sóng giận dữ trên các trang mạng xã hội Trung Quốc sau khi ông đưa ra tuyên bố này trên tạp chí thời trang dành cho phụ nữ Women's Wear Daily, theo tin tức từ tờ Telegraph.
    “Zadig et Voltaire là một khách sạn tư nhân hạng sang với 40 phòng nhưng không dành cho tất cả mọi người. Chúng tôi sẽ lựa chọn khách hàng, chẳng hạn như khách sạn này không đón tiếp khách du lịch Trung Quốc”, ông Gillier tuyên bố trên Women's Wear Daily ngày 4.10.
    Tuy nhiên, cũng theo tờ Telegraph, ông Gillier sau đó đã liên lạc với Women's Wear Daily để điều chỉnh chi tiết “khách Trung Quốc” thành “những đoàn khách chất đầy trên xe buýt”. Dù vậy, cố gắng của ông Gillier vẫn không thể làm “hạ nhiệt” làn sóng phản đối giận dữ của cư dân mạng Trung Quốc.
    [​IMG]
    Cửa hàng bán sản phẩm thời trang cao cấp Zadig &Voltaire của ông Gillier ở Paris - Ảnh: AFP
    “Đây rõ ràng là sự phân biệt đối xử. Không phải người Trung Quốc nào cũng kém văn minh, có rất nhiều có văn minh. Nhãn hiệu thời trang Zadig & Voltaire sẽ đánh mất một thị trường quan trọng nếu xem thường người Trung Quốc”, một cư dân mạng cho biết trên trang Sina.com.
    Nhiều cư dân mạng Trung Quốc tuyên bố tẩy chay thương hiệu thời trang của ông Gillier, theo Telegraph.
    Trong một tuyên bố ngày 5.10, ông Gillier cho biết những câu nói trích trong tạp chí trên không phản ánh đúng quan điểm của ông và lên tiếng xin lỗi. Khách sạn Zadig et Voltaire dự kiến mở cửa vào năm 2014.
    Telegraph cho biết số lượng khách du lịch Trung Quốc đến Pháp hồi năm 2011 đạt mức 1,1 triệu lượt khách, và đã tiêu xài khoảng 73 triệu USD cho hàng hóa và dịch vụ xa xỉ ở Pháp.
    Phúc Duy
    >> Phong trào tẩy chay hàng Trung Quốc lan rộng
  9. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
    Lý giải hành động bất thường của Mỹ ở Hoa Đông
    Cập nhật lúc :8:28 AM, 07/10/2012
    Hai cụm tàu sân bay chiến đấu của Hạm đội 7 Hải quân Mỹ đã được điều đến Tây Thái Bình Dương từ giữa tháng 9/2012 trong khi tranh chấp Nhật – Trung gia tăng.
    (ĐVO)Hai tàu sân bay hạt nhân được điều động là USS George Washington đồn trú ở Yokosuka, tỉnh Kanagawa và USS John C.Stennis đóng tại bờ biển phía Tây Hoa Kỳ.

    Sở chỉ huy của Hạm đội 7 cũng có căn cứ nằm ở Yokosuka, Nhật Bản.
    Đây là hành động bất thường của hải quân Mỹ khi đồng thời triển khai tàu sân bay và tàu hộ tống tới Tây Thái Bình Dương.

    Các nhà phân tích tin rằng động thái này nhằm gây áp lực lên Trung Quốc trong khi căng thẳng gia tăng gần đây giữa Tokyo và Bắc Kinh trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.

    Đồng thời, việc dàn trận này cũng được coi như hành động “dằn mặt” Trung Quốc khi hạ thủy tàu sân bay đầu tiên mang tên Liêu Ninh vào tháng 9/2012.
    Theo thông tin từ Công ty dự báo chiến lược tư nhân ở Mỹ (Stratfor), tàu sân bay USS George Washington sau khi tập trận cùng Nhật Bản ở gần Guam, đến vùng biển phía đông của Đài Loan vào 3/10.

    USS John C.Stennis được điều tới gần Senkaku/Điếu Ngư vào 26/9 trước khi đi qua vùng Biển Đông, và đang hoạt động trong vùng biển gần Malaysia, theo thông tin từ phía Stratfor và một số cơ quan khác.


    [​IMG]
    USS John C.Stennis và tàu USS George Washington đi tuần tại tây Thái Bình Dương - Ảnh: US Navy

    Nguồn tin từ chính phủ Nhật Bản đồng tình với quan điểm cho rằng, việc triển khai hai nhóm tàu tấn công do căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc tăng cao.
    Chính phủ Mỹ tuyên bố, quần đảo Senkaku/Điếu Ngư rõ ràng nằm trong phạm vi chịu sự điều chỉnh của Điều 5, Hiệp ước an ninh Nhật – Mỹ, đòi hỏi chính quyền Washington phải bảo vệ Nhật Bản trong trường hợp xảy ra tấn công vũ trang.
    Một quan chức cấp cao của Bộ Quốc Phòng Nhật Bản cho biết: "Triển khai hai tàu sân bay là “cuộc tuần hành của Mỹ” phù hợp với Điều 5 của hiệp ước, đồng thời củng cố thêm liên minh Nhật – Mỹ.

    Động thái dàn trận trên Thái Bình Dương của Mỹ đáp lại yêu cầu từ phía Nhật Bản thông qua các kênh ngoại giao không chính thức.
    Mỹ cũng công khai kêu gọi cả Trung Quốc và Nhật Bản phải “giữ cái đầu lạnh” để đối diện và giải quyết vấn đề.
    Trước đây, Mỹ từng triển khai hai tàu sân bay tới Tây Thái Bình Dương trong cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan vào mùa xuân năm 1996, khi căng thẳng giữa Trung Quốc và Đài Loan tăng vọt.
    Đài Trang (theo Daily Yomiuri)
  10. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]

    Mỹ hoàn tất triển khai máy bay Osprey đến Okinawa

    07/10/2012 8:52
    (TNO) Lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ đã hoàn tất việc triển khai 12 chiếc máy bay vận tải Osprey tới Căn cứ không quân Futenma ở thành phố Ginowan, tỉnh Okinawa (Nhật Bản) vào hôm 6.10, Đài truyền hình NHK cho biết.

    Ba chiếc MV-22 Osprey trong ngày 6.10 đã bay đến Căn cứ không quân Futenma của Mỹ vài giờ sau khi rời khỏi một căn cứ không quân tại Iwakuni, tỉnh Yamaguchi. Trước đó, vào ngày 1 và 2.10, chín chiếc MV-22 Osprey cũng đã bay đến Futenma.
    [​IMG]
    Máy bay vận tải MV-22 Osprey - Ảnh: AFP
    Như vậy kế hoạch triển khai 12 chiếc MV-22 Osprey của Mỹ tại căn cứ Futenma đã hoàn tất, bất chấp biểu tình phản đối dữ dội của người dân Nhật do lo ngại độ an toàn của dòng máy bay này.
    Việc triển khai MV-22 Osprey đến Okinawa được Mỹ và chính phủ Nhật bảo đảm an toàn. Tuy nhiên, sau khi một chiếc MV-22 Osprey rơi ở Morocco làm hai lính Mỹ thiệt mạng vào tháng 4 qua và một chiếc rơi ở bang Florida (Mỹ) khiến năm người bị thương vào tháng 6, đã khiến người dân ở Okinawa lo lắng và liên tục biểu tình phản đối.
    Theo dự kiến, 12 chiếc máy bay vận tải MV-22 Osprey sẽ bắt đầu đi vào hoạt động từ cuối tháng 10 này, tuy nhiên nó sẽ được giới hạn trần bay tối thiểu là 150 mét và không được bay vào các khu vực đông dân cư.
    Đến năm 2014, Mỹ dự tính sẽ nâng số máy bay MV-22 Osprey tại căn cứ Futenma lên 24 chiếc.
    Tiến Dũng

Chia sẻ trang này