Làm giàu từ Chứng khoán - những thông tin bổ ích ( t4)

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi tridunghtvc, 09/07/2012.

6610 người đang online, trong đó có 721 thành viên. 17:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 42340 lượt đọc và 584 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    [​IMG]

    Tháp rađa được gọi là Air Boss (Ông sếp lớn của bầu trời), giúp kiểm soát mọi hoạt động cất, hạ cánh cũng như sự di chuyển các máy bay trong đường băng.
    [​IMG]
    Phòng điều khiển trung tâm, nơi ghi nhận các chuyến bay cất và hạ cánh.
    [​IMG]
    Phòng điều khiển dịch chuyển với các máy bay mô phỏng bằng mô hình và các nút quy ước nhiều màu sắc.
    [​IMG]
    Chuẩn Đô đốc J R Haley, người điều khiển USS George Washington, đang trao đổi với các phóng viên Việt Nam được mời lên tàu.
    [​IMG]
    Cửa vào trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa máy bay.
    [​IMG]
    Một chiếc máy bay vừa được đưa về trung tâm sau khi hạ cánh.
    [​IMG]
    Phòng sửa chữa có thể ngăn chia làm ba để cho các mục đích khác nhau.
    [​IMG]
    Một nhân viên trong tàu giới thiệu thiết bị tiếp nhiên liệu của máy bay.
    [​IMG]
    Hình ảnh Tổng thống đầu tiên của Mỹ, George Washington, trên tường nhà kho, nơi có chứa các thiết bị và vũ khí.
    [​IMG]
    Mỗi vị khách thăm tàu đều được cấp một chứng chỉ ghi rõ ngày lên tàu, vị trí của tàu khi đó. USS George Washington đã thăm Malaysia trước khi đi qua vùng biển gần Việt Nam. Dự kiến hàng không mẫu hạm này sẽ đến thăm Philippines từ ngày 24/10.
    Hiện một tàu sân bay khác của Mỹ là USS John Stennis cũng hiện diện tại tây Thái Bình dương, tạo nên sự chú ý trong bối cảnh khu vực đang tồn tại các tranh chấp chủ quyền về biển đảo. Từ năm ngoái, Mỹ đã công bố và thực hiện chiến lược chuyển trọng tâm chiến lược từ Trung Đông sang châu Á - Thái Bình dương


    Khựa đang căm chú Sam lắm đây :-":-":-"

  2. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    VN nên sắm thêm loại này ![r2)][r2)][r2)]
    ======================================
    Nga, Italia hợp tác phát triển tàu ngầm S1000
    10/23/2012 3:25:00 PM | Lượt xem: 0 VNH
    [​IMG] [​IMG]

    VietnamDefence - Dự án Nga-Italia phát triển tàu ngầm mini S1000 vốn bị đình trệ 4 năm nay đã bắt đầu nhúc nhích.

    Tàu ngầm này được phát triển để xuất khẩu cho các nước thứ ba, chứ không dành cho hải quân Nga và Italia.
    [​IMG]
    Nguồn tin cho hay, “vào đầu tháng 10/2012, tại Italia đã diễn ra phiên họp của Ủy ban liên chính phủ Nga-Italia, trong đó có bàn về khả năng khởi động dự án S1000. Trong biên bản chung có nêu hàng loạt biện pháp cụ thể xúc tiến S1000 trên thị trường các nước thứ ba”.

    Nhằm làm giảm giá thành sản phẩm cuối cùng, hai bên đã đạt được thỏa thuận thay đổi tỷ lệ linh kiện do Italia và Nga sản xuất ở mức 80:20 (trước đó tỷ lệ là 50:50).

    Một trong những biện pháp chính để cắt giảm chi phí là không trang bị vũ khí trang bị đắt tiền cho tàu ngầm S1000. Trước đó, dự kiến trang bị cho S1000 các ngư lôi vạn năng điều khiển từ xa Balck Shark (sản phẩm hợp tác Pháp-Italia) và tên lửa hành trình phóng ngầm của hệ thống Club của Nga.

    Hãng xuất khẩu vũ khí Rosoboronoexport của Nga có thể sẽ tham gia xúc tiến S1000 trên thị trường các nước thứ ba. Khách hàng tiềm năng của S1000 là nhiều nước châu Phi, trong đó có Nam Phi và Ai Cập.

    Dự kiến, hãng Fincantieri (Italia) sẽ giới thiệu S1000 tại triển lãm hải quân Euronaval 2012 khai mạc ngày 22/10/2012 ở Le Bourget, Pháp.

    Fincantieri lần đầu tiên giới thiệu mô hình tàu ngầm thông thường S1000 tại triển lãm Euronaval 2006.

    Khái niệm tàu ngầm thông thường mini thế hệ mới được các chuyên gia của Viện thiết kế TsKB MT Rubin (Nga) xây dựng theo nhiệm vụ kỹ thuật và với sự tài trợ của Hải quân Italia.

    Hợp đồng thiết kế khái niệm tàu này đã được ký vào tháng 1/2004. Giai đoạn 1 đã hoàn thành vào tháng 2/2005, giai đoạn hai hoàn thành vào tháng 5/2006, toàn bộ công việc phát triển khái niệm tàu ngầm mới hoàn thành vào năm 2007 (có nguồn nói năm 2008).

    Tàu ngầm S1000 dùng để hoạt động ở vùng nước nông ven bờ, trong điều kiện nhiệt đới. Tàu cũng có thể hoạt động ở ngoài khơi xa.

    Tàu có một vỏ vững chắc, được chia làm 3 khoang. Vỏ tàu có chiều dài 56,2 m, đường kính 5,5 m. S100 có lượng giãn nước khi lặn gần 1.100 tấn, thủy thủ đoàn 16 người.

    Hệ thống động lực bao gồm 2 động cơ diesel, bộ acquy, động cơ điện dẫn động chân vịt và động cơ không cần không khí kiểu điện-hóa.

    Ở phần mũi tàu bố trí 6 ống phóng lôi vạn năng 530 mm, có thể phóng tên lửa và ngư lôi, cũng như rải thủy lôi. Vũ khí đưa vào tàu qua cửa nắp nghiêng. Thiết bị tiếp đạn nhanh cho phép nạp đạn cho các ống phóng lôi trong vòng vài phút. Tổng cơ số đạn tên lửa/ngư lôi là 14 quả.

    Vũ khí của tàu có thể gồm ngư lôi vạn năng điều khiển từ xa Balck Shark, tên lửa hành trình của hệ thống Club để tấn công tàu nổi và mặt đất. Khi tấn công tàu mặt nước cỡ lớn được bảo vệ bằng phòng không mạnh, tàu ngầm S1000 có thể phóng loạt 4 quả tên lửa.



    Nguồn: Ficantieri, Kommersant, Armstrade, 23.10.12.
  3. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Tàu khựa chỉ được cái to mồm > Nhật bây giờ vào làm cỏ là được ngay !:-??:-??:-??:-??
    =========================================================
    Pháo phòng không Trung Quốc PGZ-07 bó tay với Ka-52 và Mi-28N
    10/23/2012 11:21:00 PM | Lượt xem: 0 Nam Xương


    VietnamDefence - Với tầm bắn hạn chế, pháo phòng không tự hành tối tân nhất Trung Quốc PGZ-07 không thể đối phó với các trực thăng tiến công hiện đại trang bị tên lửa ngoài tầm của Nga và phương Tây.

    [​IMG]PGZ-07
    Quân đội Trung Quốc tiếp tục đưa vào trang bị pháo phòng không tự hành tối tân PGZ-07. Pháo này là bước phát triển kế tiếp của pháo tự hành thử nghiệm Type-90-II được nghiên cứu chế tạo vào đầu thập niên 1990.

    Xét về cấu tạo PGZ-7 rất giống pháo Gepard hiện có trong trang bị của Lục quân Đức.

    Vũ khí chính của Type 90-II là 2 khẩu pháo Type 90 35mm lấy từ hệ thống pháo phòng không xe kéo cùng tên mà Trung Quốc sản xuất theo giấy phép của hãng Oerlikon, Thụy Sĩ.

    [​IMG]Type 90-II

    Hai khẩu pháo được lắp ở hai bên sườn tháp pháo quay và sử dụng hộp tiếp đạn, được dẫn đồng bộ theo phương đứng. Tốc độ bắn là 550 phát/phút/1 nòng pháo, sơ tốc đạn 1.175 m/s.

    Pháo sử dụng các loại đạn mảnh-cháy và bán xuyên giáp-mảnh-cháy-vạch đường nặng 550 g. Một hộp đạn chứa 280 viên đạn.

    Tầm bắn nghiêng hiệu quả chống mục tiêu bay là 4.000 m, tầm bắn tối đa (chống mục tiêu mặt đất) đến 12 km.

    Hệ thống điều khiển hỏa lực bao gồm máy tính đường đạn, máy ngắm quang-điện tử với máy đo xa lase, trạm radar 3 tọa độ phát hiện mục tiêu bay, sóng mm (tầm 8.000 m) và trạm bám mục tiêu.

    Khung gầm của Type 90-II tương tự như của pháo tự hành 122 mm Type 89 của Trung Quốc được phát triển trên cơ sở xe bọc thép chở quân lội nước Type 77.

    [​IMG]
    Động cơ diesel 12V150L12 công suất 450 mã lực được bố trí bên phải đầu xe, ngồi bên trái khoang động cơ là lái xe có cửa nắp và các khí tài quan sát. Các thành viên còn lại của kíp xe là trưởng xe, pháo thủ chính và 2 pháo thủ nạp đạn.

    Mặc dù, Type 90-II chỉ là mẫu pháo thử nghiệm, nhưng kinh nghiệm có được khi chế tạo Type 90-II đã được ứng dụng để phát triển hệ thống pháo phòng không tự hành tối tân nhất của Trung Quốc PGZ-07. Hệ thống này nhiều khả năng được trang bị các pháo 35 mm nâng cấp, cũng như radar và máy ngắm truyền hình với hệ bám mục tiêu tự động cải tiến.

    Khung gầm của pháo giống như khung gầm của pháo tự hành xuất khẩu 155 mm PLZ-45.

    Do PGZ-7 dùng để trực tiếp bảo vệ các đơn vị tăng chủ lực Type 99А2 có sức cơ động cao nên pháo này cũng có tốc độ hành trình và tốc độ trung bình cao hơn.

    Mặc dù, PGZ-07 được nhận vào trang bị quân đội Trung Quốc chưa lâu, một số chuyên gia quân sự cho rằng, nó đã lạc hậu vô hình. PGZ-07 có khả năng hạn chế trong tiêu diệt các trực thăng có khả năng dùng vũ khí tên lửa từ ngoài tầm bắn của pháo của PGZ-07 nhưKa-52, Mi-28N của Nga và AH-64 của Mỹ... Bởi vậy, logic hơn là làm nhái hệ thống pháo/tên lửa phòng không tự hành Tunguska của Nga.

    [​IMG]
    Trên mạng internet đã xuất hiện một bức ảnh được cho là chụp biến thể cải tiến của PGZ-07. Trên ảnh thấy rõ ngoài 2 khẩu pháo cỡ nòng nhỏ còn có các ống phóng tên lửa phòng không. Nhưng không thể nói chính xác đây là một xe chiến đấu thực sự hay là sản phẩm của phần mềm Photoshop. Chỉ chắc chắn một điều là quân đội Trung Quốc đang nhận vào trang bị biến thể chỉ được trang bị pháo.

    Trước đây, Trung Quốc đã nhiều lần cố nghiên cứu chế tạo pháo phòng không tự hành. Nỗ lực đầu tiên được thực hiện vào đầu thập niên 1980.

    Liên Xô từng bán cho Iran pháo phòng không tự hành ZSU-57-2, trang bị 2 pháo 57 mm. Trung Quốc đã dụ được Iran bán lại cho họ một xe ZSU-57-2.

    Sau khi học hỏi, các chuyên gia Trung Quốc đã chế tạo pháo tự hành Type 80 của mình dựa trên pháo Liên Xô. Khác với ZSU-57-2, pháo Type 80 có khoan chiến đấu kín (có nóc xe). Tháp pháo được đặt trên khung gầm tăng Type 69-II.

    Trên xe này không hề có radar lẫn các khí tài phát hiện, ngắm bắn hiện đại, nên ngay vào đầu thập niên 1980, Type 80 đã bị coi là lạc hậu, may lắm là tương đương trình độ đầu thập niên 1950.

    Đương nhiên là quân đội Trung Quốc không cần nó ở hình thức như vậy. Các khách hàng nước ngoài cũng chẳng hề quan tâm đến Type 80.

    [​IMG]
    Các pháo tự hành W-88 và Type 88 của Trung Quốc cũng không gặp may mắn trên thị trường vũ khí quốc tế. Chúng được trang bị pháo 37 mm hai nòng sao chép pháo Liên Xô thời Thế chiến II và cũng lắp trên khung gầm tăng Type 69-II. Nếu như W-88 chỉ có máy ngắm quang học thì Type 88 đã có radar và máy đo xa laser.

    Nỗ lực tiếp theo thành công hơn là chế tạo pháo phòng không tự hành Type 95. Trung Quốc với điều kiện đặc thù của mình đã định áp dụng khái niệm của pháo tự hành Liên Xô 2S6 Tunguska. Song pháo tự hành mà họ làm được thua xe Tunguska về tính năng.

    [​IMG]
    Type 95 được trang bị 2 pháo tự động hai nòng 25 mm vốn được chế tạo dựa trên pháo phòng không ZU-23-2 của Liên Xô. Sức mạnh hỏa lực được tăng cường bởi các bệ phóng tên lửa phòng không Tiền Vệ 2 (sao chép hệ thống tên lửa phòng không mang vác Igla-1 của Nga) gắn kèm, có thể tiêu diệt máy bay, trực thăng ở tầm 6 km.

    Nhưng các pháo phòng không tự hành vẫn bị quân đội Trung Quốc cho là chưa đủ hiện đại. Vì thế, họ đã tiếp tục phát triển các hệ thống hoàn thiện hơn. Và vào đầu thập niên 1990, Trung Quốc đã chế tạo ra pháo phòng không tự hành thử nghiệm Type 90-II.




    Nguồn: otvaga2004.mybb, vestnik-rm, 16.12.11, 20.9.12.
  4. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Lâu quá không thấy @ptkh thấy nhớ ![};-[};-[};-[};-[};-
    [​IMG] [​IMG] [​IMG][​IMG]





    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
  5. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    :-??:-??:-??:-??:-??:-??:-??:-??
    Khựa đòi chơi Nhật à ???
    =============================================
    Nhật phát triển tiêm kích tàng hình mới
    10/24/2012 11:21:00 AM | Lượt xem: 0
    [​IMG] [​IMG]

    VietnamDefence - Bộ Quốc phòng Nhật Bản dự định trong 5 năm tới khởi động dự án tiêm kích mới F-3.



    [​IMG]
    Lắp ráp mẫu chế thử ATD-X Shinshin (Bradley Perrett, Aviation Week)​

    F-3 dự kiến được sản xuất loạt từ năm 2027 và sẽ có tính năng mạnh hơn các tiêm kích thế hệ 5 F-22 Raptor và F-35 Lightning II của Mỹ.

    Điểm tựa chính của dự án là phát triển công nghệ tàng hình và động cơ mạnh.

    Hiện nay, công ty Mitsubishi Heavy Industries (Nhật) đang nghiên cứu chế tạo mẫu trình diễn công nghệ của tiêm kích thế hệ 5 ATD-X Shinshin mà chuyến bay đầu tiên dự kiến thực hiện vào năm 2014. Không loại trừ khả năng nhiều kết quả của dự án ATD-X sẽ được ứng dụng để chế tạo F-3.

    Theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng Nhật Bản, F-3 sẽ đần thay thế các tiêm kích lạc hậu F-2 (chế tạo dựa trên F-16 Fighting Falcon của Mỹ) và F-15J/DJ Eagle. Chúng sẽ được sử dụng cùng với F-35 mà Nhật mua sắm.

    Công tác thiết kế-thử nghiệm F-3 Nhật dự định bắt đầu vào năm 2016-2017, mẫu chế thử đầu tiên dự kiến cất cánh vào năm 2024-2025.

    Dự đoán, Nhật Bản sẽ không chế tạo biến thể không người lái của F-3 mà chỉ có loại có người lái. Theo thông tin ban đầu, Bộ Quốc phòng Nhật Bản dự định mua sắm không dưới 200 F-3; sau năm 2030, các máy bay này sẽ được tăng cường bằng 45 chiếc F-35 mua của Mỹ.

    Không loại trừ, việc xây dựng các yêu cầu cho máy bay mới sẽ được thực hiện cùng với Không quân Mỹ vốn cũng đang dự định chế tạo loại máy bay thay thế F-35 trong dự án F-X, và Hải quân Mỹ vốn đang thực hiện dự án F/A-XX.

    Viện Nghiên cứu và phát triển kỹ thuật TRDI thuộc Bộ Quốc phòng Nhật Bản bắt đầu công tác nghiên cứu sơ bộ trong khuôn khổ dự án F-3 vào năm 2010. Nhật Bản sẽ đề xuất mời chào với Mỹ hàng loạt công nghệ.

    Việc phát triển động cơ cho F-3 do hãng IHI (Nhật Bản) phụ trách. Hãng này dự định chế tạo động cơ có lực đẩy 15.000 kgf. Động cơ F135 của F-35 có lực đẩy 12.700 kgf và 19.500 kgf ở chế độ tăng lực.

    Động cơ của Nhật sẽ sử dụng các bộ hút khí dạng răng cưa nhằm giảm độ bộc lộ của máy bay, sơ đồ thiết kế sẽ giống với động cơ F119 của F-22.

    Ngoài ra, nhiều khả năng Nhật Bản sẽ phát triển tiêm kích hạng nặng hai động cơ. Trọng lượng cất cánh tối đa của tiêm kích hai động cơ F-15J mà F-3 sẽ thay thế là 30,8 tấn. Mỗi động cơ của F-15J có lực đẩy 7.900 kgf và 11.300 kgf ở chế độ tăng lực.

    Theo Aviation Week, con số 15.000 kgf của động cơ F-3 chính là chỉ số lực đẩy ở chế độ tăng lực.

    Đồng thời, TRDI cũng đang nghiên cứu chế tạo một loại lớp phủ hấp thụ radar cho F-3 dùng để che lưới các anten; chúng sẽ theo dõi cường độ bức xạ của các radar máy bay chiến đấu đối phương. Các anten này sẽ là bộ phận của hệ thống đối kháng điện tử tiên tiến. Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã xin chính phủ 1,6 tỷ yên (gần 20 triệu USD) trong giai đoạn 2013-2016 cho nghiên cứu trong lĩnh vực này.

    Bộ Quốc phòng Nhật không nói rõ F-3 sẽ là máy bay tiêm kích thế hệ nào. Mùa thu năm 2011, Jane's cho hay, Nhật Bản đã bắt đầu phát triển tiêm kích thế hệ 6.

    Bộ Quốc phòng và Không quân Mỹ đã tiến hành xây dựng các yêu cầu đối với tiêm kích thế hệ 6 từ đầu năm 2011. Dự đoán máy bay tương lai của Mỹ (Nhật có thể tham gia dự án này) sẽ là máy bay 2 chế độ có và không có người lái và có khả năng bay siêu vượt âm.

    Nhật bắt đầu lắp ráp mẫu chế thử tiêm kích thế hệ 5 Shinshin đầu tiên của họ vào tháng 3/2011. Shinshin sẽ ứng dụng một số công nghệ tàng hình, trong đó có hình dáng tán xạ, vật liệu hấp thụ và radar và composite. Máy bay sẽ được trang bị radar đa chế độ anten mạng phả chủ động, hệ thống điều khiển từ xa sợi quang đa trùng, hệ thống tác chiến điện tử và đối kháng điện tử và hệ thống trao đổi dữ liệu tiêu chuẩn. Shinshin sẽ được lắp các động cơ vector điều khiển mọi góc độ.

    TRDI cũng dự định sử dụng cho Shinshin công nghệ tự phục hồi điều khiển bay SRFCC (Self Repairing Flight Control Capability). Bản chất của công nghệ này là máy tính trên khoang sẽ có thể xác định các hư hỏng gặp phải của các chi tiết khí động thuộc cấu trúc máy bay và điều chỉnh hoạt động của các chi tiết còn nguyên vẹn sao cho phục hồi toàn bộ khả năng điều khiển máy bay.

    Nguồn: Aviation Week, 22.10, Lenta, 23.10.2012.
  6. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Nên đóng cửa biên giới với khựa bẩn !!! [r24)][r24)][r24)][r24)][r24)][r24)][r24)]
    =============================================
    Chặn thép Trung Quốc “đội lốt” cách nào?






    [​IMG]




    [​IMG]
    Đến hết tháng 9-2012, VN đã nhập hơn 8,3 triệu tấn thép các loại và nguyên liệu với kim ngạch nhập khẩu gần 5,9 tỉ USD. Trong đó, phần lớn là nhập khẩu thép thành phẩm từ Trung Quốc (TQ).

    Là nước sản xuất thép lớn nhất thế giới (chiếm 1⁄2 sản lượng thép của thế giới) với số lượng xuất khẩu hằng năm hơn 50 triệu tấn thép, khi kinh tế TQ năm 2012 phát triển chậm lại, lượng thép tiêu thụ trong nước giảm, các nước nhập khẩu thép lớn của TQ như Mỹ và Tây Âu... giảm nhập khẩu, thì việc đẩy thép sang VN và các nước Đông Nam Á là đương nhiên.

    Vấn đề là chúng ta phải có biện pháp đối phó như thế nào khi thép họ vào VN thoải mái, bài bản, còn thép VN đưa sang các nước chưa gì đã bị cảnh báo hoặc cáo buộc bán phá giá, bị kiện tụng triền miên? Theo số liệu Hiệp hội Thép VN (VSA) thống kê từ năm 2010 đến tháng 7-2012, có khoảng 217.000 tấn thép xây dựng dạng cuộn, chừng 78.000 tấn thép xây dựng dạng cây, 130.000 tấn thép hình được nhập khẩu từ TQ. Nếu xét về mặt số lượng, con số này chẳng ảnh hưởng đến ngành thép trong nước. Nhưng nếu tính bảy tháng đầu năm 2012 so với cùng kỳ 2011, thép xây dựng dạng cuộn nhập khẩu từ TQ vào VN đã tăng 557,3%, thép xây dựng dạng cây tăng 122,7% và thép hình tăng tới... 1.612%!
    Vì sao thép nhập khẩu từ TQ vào VN lại tăng vọt như vậy?
    Thứ nhất, thép của TQ so với các nước trên thế giới đều có giá rẻ hơn do sản xuất nhiều, tự túc được phần lớn nguyên liệu như than, quặng, nhân công rẻ. Thứ hai, TQ có chính sách hỗ trợ xuất khẩu rất mạnh như thuế xuất khẩu thép là 0%, khi xuất khẩu được thoái thu thuế VAT (tới 9%) nên thép xuất sang các nước như VN có giá chênh với thép trong nước tới vài triệu đồng/tấn là điều hiển nhiên. Thứ ba, TQ tận dụng những quy định về thuế suất ký với các nước để tìm lợi thế và việc đưa nguyên tố boron (B) vào tất cả loại thép xuất khẩu là một ví dụ điển hình.
    Theo tôi, cần lưu ý đặc biệt nguyên nhân thứ ba. Nếu thép cuộn (ö6, ö8mm) nhập vào VN phải chịu mức thuế suất thuế nhập khẩu là 10%, nhưng khi pha hợp kim B (với hàm lượng thấp 0,008% có giá thành rất rẻ) sẽ chuyển thành thép hợp kim với mức thuế suất nhập khẩu là 0%.

    Bằng biện pháp này, TQ đã đưa hợp kim B vi lượng vào hầu hết sản phẩm thép xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á như thép tấm, thép cuộn cán nóng, cán nguội, thép xây dựng, thép hình... gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất trong nước. Điều đó lý giải vì sao khi thép cuộn có chứa hợp kim B “vào” được đến VN thì mặc nhiên có giá rẻ hơn so với thép cuộn (nguyên chất) sản xuất trong nước tới 2 triệu đồng/tấn.
    Để ngăn chặn tình trạng này, VSA đề xuất được kiểm tra 100% lô hàng ngay tại cảng nhập khẩu kèm truy xuất nguồn gốc lô hàng nhập khẩu. Đồng thời, Bộ Công thương và các cơ quan hải quan, quản lý thị trường cần theo sát số liệu thép nhập khẩu để bảo đảm không có gian lận thương mại, bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn ban hành để không bị thép giá rẻ, thép phi chất lượng ảnh hưởng đến thị trường thép trong nước.
    Xa hơn, cần học tập kinh nghiệm của các nước trong khu vực như Indonesia, Thái Lan, Malaysia... đưa ra các quy trình kiểm soát chặt chẽ các đơn vị nhập khẩu, yêu cầu phải thực hiện việc đăng ký, có chứng nhận chất lượng theo thủ tục quy định nhằm hạn chế nhập khẩu tràn lan.
    Phạm Chí Cường
    Hiệp hội Thép VN​
  7. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Sinh sự - sự sinh ! :-??:-??:-??:-??:-??
    =============================
    Nhật Bản sẽ chế tạo vũ khí hạt nhân để đối phó Trung Quốc?

    Xem tin gốc
    Infonet - 8 giờ trước 5329 lượt xem 1 tin đăng lại
    Theo tác giả Conn Hallinan của tờ People World, đứng đằng sau bế tắc hiện về 5 hòn đảo nhỏ của quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là một phong trào cánh hữu bên trong nội bộ Nhật Bản. Chính phong trào này có thể dẫn dắt Nhật Bản đến việc chế tạo bom nguyên tử.
    Facebook Nhật Bản sẽ chế tạo vũ khí hạt nhân để đối phó Trung Quốc?Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này
    [​IMG]Đội tàu của Lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật Bản trong cuộc diễn tập hôm 14/10 ở vịnh Sagami.
    Cuộc tranh chấp chủ quyền quần đảo mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, Đài Loan gọi là Điếu Ngư Đài và Nhật Bản gọi là Senkaku bắt đầu từ lâu nhưng nó chỉ sôi sục khi thị trưởng Tokyo Shintaro Ishihara, một người cánh hữu, khơi mào thế đối đầu với Trung Quốc bằng cách quyên tiền mua quần đảo này từ người chủ tư nhân.
    Khi chính quyền Nhật Bản quyết định mua 3 trong số 5 hòn đảo để ngăn chặn việc các hòn đảo này rơi vào tay Ishihara thì Trung Quốc cáo buộc Nhật đã “ăn cắp” quần đảo này từ tay Trung Quốc.
    Ishihara, người từ lâu vẫn thúc giục Nhật chế tạo bom hạt nhân, được nhìn nhận như một con người dễ bùng nổ, một người mà tờ Economist gọi là “nhà cách mạng già của cánh hữu Nhật Bản”, nhưng ông ta lại không phải là một trường hợp ngoại lệ. Toru Hashimoto, lãnh đạo của đảng cánh hữu Hiệp hội khôi phục quốc gia Nhật Bản và vừa được tái cử làm thị trưởng Osaka, cũng “cùng hội cùng thuyền” với ông Ishihara.
    Tư tưởng cánh hữu đang trên đà thắng thế?
    Cả ông Hashimoto và ông Ishihara đều phủ nhận quá khứ tàn bạo của Nhật Bản trong thời kỳ Chiến tranh thế giới lần II – đặc biệt là vụ thảm sát Nam Kinh ở Trung Quốc và việc các phụ nữ Hàn Quốc bị bắt làm nô lệ ******** cho binh lính Nhật.
    Tư tưởng này của hai chính trị gia cánh hữu được một số chính trị gia hàng đầu của Nhật Bản hưởng ứng và nhiều người trong số đó ủng hộ Nhật Bản sở hữu vũ khí hạt nhân.
    Việc cựu thủ tướng Shinzo Abe vừa được bầu làm ứng cử viên của đảng Dân chủ tự do (LDP) là ví dụ rõ nét. Đảng LDP đang chiếm ưu thế trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới và ông Abe – người có khả năng lớn tái đắc cử chức vụ thủ tướng – kêu gọi rút lại lời xin lỗi của Nhật Bản đối với việc quân đội nước này sử dụng nô lệ ******** trong chiến tranh. Ông Abe cũng mong muốn dỡ bỏ điều 9 trong Hiến pháp Nhật Bản theo đó nước này bị cấm khơi mào một cuộc chiến tranh.
    Và mặc dù chưa đưa ra quan điểm rõ ràng về vũ khí hạt nhân nhưng ông Abe lập luận rằng Hiến pháp Nhật Bản cho phép nước này được chế tạo vũ khí hạt nhân nếu để dùng cho mục đích phòng vệ. Nhiều chính trị gia hàng đầu trong đảng của ông Abe cũng lên tiếng ủng hộ quan điểm này.
    Từ năm 2006, cựu Ngoại trưởng Taro Aso và Shoichi Nakagawa đã nêu ra vấn đề vũ khí hạt nhân khi ông Aso là thành viên của chính quyền Abe và ông Nakagawa là chủ tịch của Hội đồng nghiên cứu chính sách của đảng LDP.
    Nhưng LDP không phải là đảng duy nhất ở Nhật Bản cân nhắc giúp nước này từ bỏ cái gọi là “dị ứng về hạt nhân”.
    Ichiro Ozawa – người một thời là lãnh đạo của đảng Tự do và hiện đang dẫn dắt đảng Cuộc sống của nhân dân là thứ nhất, cho rằng Nhật Bản nên cân nhắc chế tạo vũ khí hạt nhân để đối phó với “sự bành trướng không ngừng” của Trung Quốc.
    [​IMG]Thị trưởng Tokyo, một nhân vật cánh hữu, là người khơi mào cho cuộc khủng hoảng Senkaku/Điếu Ngư giữa Nhật Bản và Trung Quốc và là người vẫn thúc giục Nhật chế tạo bom nguyên tử.
    Theo nhà báo Hiusane Masaki “điều mà từ lâu bị coi là chủ đề cấm kỵ sau Chiến tranh thế giới lần II thì giờ đang được thảo luận thoải mái, không chỉ trong giới cánh hữu mà thậm chí còn trong cả giới chính trị chủ đạo.
    Vào năm 1970, Nhật bản đã kí Hiệp ước Cấm phổ biến Vũ khí Hạt nhân và 1 năm sau đó, Nghị viện nước này thông qua 3 “nguyên tắc về phi hạt nhân” bao gồm không chế tạo, không sở hữu và không “chứa chấp” vũ khí hạt nhân.
    Hiện Nhật Bản đang có lượng plutonium đủ để chế tạo khoảng 700 đầu đạn hạt nhân và các tên lửa đạn đạo mang các đầu đạn này. Phần lớn các chuyên gia cho rằng Nhật Bản sẽ mất khoảng 1 năm để chế tạo một quả bom.
    Ảo tưởng về quân sự của Nhật Bản
    Matthew Penny, giáo sư lịch sử của Đại học Concordia, Canada và là một chuyên gia về chủ nghĩa dân tộc Nhật Bản, cho biết giới cánh hữu Nhật Bản đã tạo ra một tổ chức có tên gọi là “Hiệp hội các nạn nhân bom nguyên tử vì hòa bình và an ninh”, một hiệp hội rõ ràng là không có bất kỳ nạn nhân thực sự nào của bom nguyên tử.
    Phát ngôn viên của hiệp hội này là hai nhân vật cánh hữu, Tamogami Toshiro và Kusaka Kimindo, là những người đã phủ nhận vụ thảm sát Nam Kinh và “kêu gọi Nhật Bản chế tạo vũ khí hạt nhân và mở rộng năng lực quấn sự thông thường”.
    Tất cả những câu chuyện bàn luận về vũ khí hạt nhân ở Nhật Bản nói trên diễn ra trong lúc Nhật Bản đang sa lầy vào cuộc tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Trung Quốc và Dokdo/Takeshima với Hàn Quốc và quần đảo Kurlie với Nga.
    Một số luận điệu được các nhân vật cánh hữu đưa ra là nhằm mục đích hạ thấp đảng Dân chủ cầm quyền trước cuộc tổng tuyển cử sắp tới của Nhật Bản nhưng một số luận điệu lại đi xa vượt ra ngoài cuộc bầu cử này, phản ánh một ảo tưởng lâu đời của cánh hữu Nhật Bản về năng lực quân sự của nước này.
    Kunihiko Miyake, giám đốc nghiên cứu của Học viện toàn cầu Canon, nói với từ Financial Times rằng ông cho rằng cuộc khủng hoảng Senkaku sẽ không tiến tới xung đột do sức mạnh của Các lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật Bản và đồng minh Hoa Kỳ.
    “Trung Quốc sẽ không dùng vũ lực do nếu dùng sẽ bị thua”, ông Miyake nói.
    Mặc dù thực tế là Washington có thừa nhận sẽ tôn trọng điều 5 trong Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật và phạm vi của hiệp ước bao phủ cả vấn đề Senkaku nhưng Hoa Kỳ có quan điểm trung lập về vấn đề chủ quyền quần đảo này và chắc chắn sẽ không muốn để Nhật Bản lôi kéo vào một cuộc xung đột quân sự với Trung Quốc.
    [​IMG]Nhật Bản sẽ chế tạo bom nguyên tử để đối phó với sự vươn lên của Trung Quốc?
    Nhật Bản không thể “sánh” với Trung Quốc?
    Nếu không có sự tham gia của Mỹ thì Nhật Bản không là đối thủ của Trung Quốc.
    Mặc dù Nhật Bản có nhiều tàu trên mặt nước hơn (78 chiếc so với 48 chiếc của Trung Quốc), nước này có ít tàu ngầm hơn, (18 chiếc so với 71 chiếc của Trung Quốc) và không quân Nhật Bản chỉ bằng 1/4 không quân của Trung Quốc.
    Giới cánh hữu Nhật Bản muốn khơi lại những ngày đầu của Chiến tranh thế giới thứ II khi nước này đánh đuổi các lực lượng Anh, Hà Lan và Mỹ trên mặt đất và đánh tan một phần hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ tại Trân Châu Cảng.
    Nhưng đa số chiến thắng đó của Nhật là kết quả của sự kém cỏi khó tin của phe Đồng minh chứ không phải do sức mạnh của truyền thống Samurai Nhật Bản.
    Khi Nhật Bản khơi mào cuộc chiến tranh với quân đội Liên Xô năm 1939 ở Khalkin Gol, khu vực biên giới giữa Manchuria và Mông Cổ, họ đã bị thất bại rất nặng nề.
    Bi kịch lớn nhất của Nhật Bản thời hiện đại là sự thắng thế của chủ nghĩa quân sự, nhưng khi những kỉ niệm về Chiến tranh thế giới II phai nhạt, sẽ có những người muốn đưa Nhật Bản quay trở về chính con đường đó. Đưa vũ khí hạt nhân vào một tình huống vốn đã nguy hiểm sẽ là một thảm họa. Điều đó sẽ nhấn chìm Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân ở châu Á, Hàn Quốc và Đài Loan chắc chắn sẽ “nối gót” Nhật Bản, làm leo thang cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực và có thể đưa Nhật Bản trở về khoảnh khắc vào buổi sáng ngày 6/8/1945 khi mà theo như lời của John Hersey, “quả bom nguyên tử bùng cháy trên bầu trời Hiroshima”.
    TÙNG LÂM


  8. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    VN chuẩn bị sắm cái này - rẻ tiền - hiệu quả .... [r2)][r2)][r2)][r2)]
    =====================================================
    BAE thử nghiệm đạn pháo tầm siêu xa LRLAP
    Cập nhật lúc :1:54 PM, 25/10/2012
    BAE System đã hoàn thành các thử nghiệm đạn pháo có điều khiển LRLAP 155mm tầm siêu xa được trang bị cho tàu khu trục DDG-1000.

    [​IMG](ĐVO) Pháo hạm AGS bắn đạn pháo có điều khiển LRLAP (*) 155mm tầm siêu xa là một thành phần rất quan trọng trong chương trình phát triển tàu khu trục lớp Zumwalt DDG-1000.

    *LRLAP Long Range Land Attack Projectile, đạn pháo tấn công mặt đất tầm xa.

    Gần đây BAE Systems đã hoàn thành một loạt các bài kiểm tra với đạn pháo có điều khiển LRLAP tại trường bắn White Sands Missile Range bang New Mexico.

    Người phụ trách chương trình đạn pháo LRLAP của BAE Systems cho biết: “Đây là một bước tiến rất quan trọng của chương trình đạn pháo có điều khiển LRLAP của Hải quân Mỹ. Nó cho thấy trình độ chuyên môn của BAE trong việc phát triển pháo hạm cho tàu khu trục DDG-1000”.

    Mục đích của các bài kiểm tra để đánh giá khả năng hoạt động của động cơ tên lửa trong các môi trường nhiệt độ nóng lạnh khác nhau nhằm phục vụ cho quá trình bắn đạn thật của đầu đạn chiến thuật.

    Các thử nghiệm cho thấy đầu đạn đã đạt được tầm bắn xa với sự hỗ trợ của động cơ tên lửa, hệ thống GPS cũng như các hệ thống phụ trợ khác.

    [​IMG]Pháo hạm AGS bắn đạn pháo có điều khiển LRLAP được xem là cuộc cách mạng trong phát triển pháo binh.
    Đạn pháo có điều khiển cho thấy độ tin cậy cao, chi phí thấp đồng thời cung cấp khả năng tấn công mục tiêu với độ chính xác cao. Kết quả, các bài kiểm tra đều đạt, thậm chí vượt quá yêu cầu đặt ra.

    Phó chủ tịch phụ trách các hệ thống phương tiện chiến đấu của BAE, ông Steven Schultz cho biết: “Chúng tôi rất hài lòng về sự thành công của các chuyến bay thử nghiệm của đạn pháo có điều khiển”.


    [​IMG]4 khẩu đội pháo AGS tương đương một tiểu đoàn pháo binh


    Hệ thống pháo AGS hoạt động hoàn toàn tự động, khoang tiếp đạn có thể chứa tới 750 viên, hệ thống nạp đạn tự động được làm mát bằng nước, cho phép nâng tốc độ bắn lên tới 10 phát/phút.

    Theo đánh giá của các nhà thiết kế, hai tàu khu trục DDG-1000 với 4 pháo AGS có khả năng chi viện hỏa lực tương đương với một tiểu đoàn pháo binh thông thường.

    Đạn pháo có điều khiển LRLAP có hiệu quả cao trong việc chống lại một loạt các mục tiêu khác nhau. Đây được coi là một cuộc cách mạng trong pháo binh, một giải pháp thay thế hiệu quả với chi phí thấp so với các tên lửa đang được sử dụng hiện nay.

    LRLAP được dẫn hướng quán tính và có thêm sự điều chỉnh bằng hệ thống định vị toàn cầu GPS. Đạn được bắn ra khỏi nòng với sự hỗ trợ của một động cơ tên lửa, cho phép đạt tầm bắn xa hơn so với liều phóng thông thường.

    Tầm bắn thiết kế của đạn pháo LRLAP lên đến 154km, bán kính lệch mục tiêu (CEP) dưới 50m, tầm bắn thử nghiệm kỷ lục được thiết lập trong năm 2005 đạt 109km, hai lần thử nghiệm vào tháng 08/2011 đạt tầm bắn 81km.

    Dự kiến đạn pháo có điều khiển LRLAP sẽ được đánh giá thiết kế lần cuối cùng vào tháng 12/2012 trước khi bắt tay vào sản xuất thử nghiệm.
    Minh Tâm (theo Defencetalk)
  9. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Ấn - In đô >>> bắt tay đánh thuế nặng lên tàu vận tải của khựa .....
    :-??:-??:-??:-??:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd
    ===============================================
    Quan hệ quốc phòng Indonesia - Ấn Độ: chiến thắng cho cả 2
    Cập nhật lúc :7:01 AM, 26/10/2012
    Quan hệ quốc phòng Ấn Độ-Indonesia là một thắng lợi lớn cho cả đôi bên và tiềm năng của mối quan hệ này sẽ còn phát triển xa hơn nữa.

    [​IMG](ĐVO) Không lâu sau chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ AK Antony đến Indonsia nhằm thiết lập mối quan hệ quân sự cấp chiến lược giữa đôi bên. Tờ The Jakarta Globe (Indonesia) đã có bài viết ca ngợi mối quan hệ chiến lược này.

    Lịch sử mang tên Ấn Độ

    Nhìn vào chiều sâu lịch sử hình thành và phát triển của Indonesia, Ấn Độ là một trong những quốc gia có ảnh hưởng khá sớm.

    Văn hóa Indonesia có sự ảnh hưởng lớn bởi Ấn Độ giáo, ngay tên gọi Indonesia cũng có nguồn gốc từ Ấn Độ, được hiểu như là một từ đồng nghĩa với "quần đảo Ấn Độ".

    Mối quan hệ thương mại giữa hai quốc gia đã có lịch sử hơn 2000 năm. Tuy nhiên, quan hệ hai bên bị gián đoạn bởi các biến cố lịch sử trong chiến tranh thế giới lần thứ 2. Mối quan hệ hai bên bắt đầu bước vào một thời kỳ mới vào năm 2005.

    Khi đó, Indonesia và Ấn Độ ký thỏa thuận nâng mối quan hệ 2 bên lên mức đối tác chiến lược, nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập lại quan hệ ngoại giao đôi bên.

    Thắng lợi cho cả đôi bên

    Ngay sau khi ký thỏa thuận xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược, hai bên đã nhất trí nâng mức đối thoại quốc phòng lên mức cao nhất trong chuyến thăm của Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono đến Ấn Độ vào tháng 1/2011.
    [​IMG]Mối quan hệ quốc phòng Indonesia-Ấn Độ được ví von như sức mạnh của môt quả tên lửa.
    Gần đây nhất trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ AK Antony đến Indonesia, hai bên đã đạt được rất nhiều thỏa thuận quan trọng, Ttrong đó có vấn đề triển khai hợp tác sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm quốc phòng giữa hai nước.

    Xứ vạn đảo sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ sự giúp đỡ của các chuyên gia Ấn Độ trong lĩnh vực sản xuất các hệ thống radar, thiết bị điện tử, pháo binh các loại.

    Indonesia đã dành khoản ngân sách trị giá 1 tỷ USD để mua sắm trang thiết bị quân sự và Ấn Độ có nhiều cơ hội trong thương vụ này.

    Điểm mạnh của Ấn Độ là sở hữu công nghệ tên lửa tiên tiến, với sản phẩm tiêu biểu là BrahMos. Trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ, Indonesia đã bày tỏ mong muốn sở hữu tên lửa này.

    Bên cạnh đó, thỏa thuận đầu tiên về sự giúp đỡ mà Ấn Độ dành cho Indonesia là đào tạo phi công, Ấn Độ sẽ giúp Indonesia đào tạo phi công lái tiêm kích Su-30, bởi nước này là quốc gia sử dụng nhiều tiêm kích Su-30MK nhất, kinh nghiệm của họ với loại tiêm kích này rất phong phú.

    Ấn Độ có vai trò quan trọng trong các vấn đề khu vực

    Mối quan hệ quốc phòng chiến lược giữa Ấn Độ - Indonesia không chỉ có lợi cho cả đôi bên mà còn đối với các vấn đề mang tầm khu vực.
    [​IMG]Mối quan hệ giữa hai nước không chỉ có lợi cho đôi bên mà còn cho cả khu vực Đông Nam Á.
    Trả lời các câu hỏi của phóng viên về vấn đề biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ AK Antony cho biết: “Quan điểm của chúng tôi là các bên liên quan cần kiềm chế, giải quyết các vấn đề thông qua đối thoại theo luật pháp quốc tế. Ấn Độ ủng hộ các quyền tự do hàng hải, quyền khai thác tài nguyên khoáng sản phù hợp với luật pháp quốc tế”


    [​IMG]Ấn Độ có vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực bao gồm cả Ấn Độ Dương và những khu vực lân cận, nhất là biển Đông, nơi có tuyến vận tải biển quan trọng qua eo biển Malacca.

    Đảm bảo tự do và an ninh hàng hải qua eo biển Malacca có vai trò cực kỳ quan trọng với Ấn Độ, Indonesia và Singapore, Malaysia. Tuyến vận tải biển này chiếm ¼ sản lượng hàng hóa lưu thông bằng đường biển của thế giới, mỗi năm có hơn 50.000 tàu thuyền qua lại khu vực này.

    Loại trừ các mối đe dọa khủng bố, cướp biển trên eo biển Malacca có vai trò rất quan trọng không chỉ cho các tàu thuyền của hai nước qua lại khu vực này mà còn đối với các tàu thuyền khác của các nước. Hai bên đã nhất trí tiến hành tuần tra chung giữa hải quân hai nước trên eo biển Malacca.

    Hai bên cũng đạt được thỏa thuận về thành lập liên minh hàng hải giữa hai nước để chia sẽ thông tin về các vấn đề liên quan. Các cuộc tập trận chung giữa hải quân hai nước cũng đã được đề xuất tiếp tục duy trì với mức độ tham gia sâu sắc hơn.

    Với Indonesia sự giúp đỡ từ Ấn Độ sẽ giúp họ phát triển nền công nghiệp quốc phòng trong nước, với Ấn Độ hợp tác sâu sắc với Indonesia sẽ cho phép họ tiến vào eo biển Malacca. Đó là một bước đi mang tầm chiến lược giúp họ giám sát nhất cử nhất động của Hải quân Trung Quốc.

    Với ASEAN sự có mặt của Ấn Độ trong khu vực sẽ góp thêm tiếng nói đa phương trong các tranh chấp chủ quyền biển đảo trên biển Đông, qua đó giảm các hành động đơn phương của các thế lực cứng rắn trong khu vực.

    >> Bài học thu hút đầu tư quốc phòng của Indonesia
    Quốc Việt (theo The Jakarta Globe
  10. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Siết chặt vòng vây ! [:p][:p][:p][:p][:p][:p]
    ==========================
    Mỹ kết nạp Hàn Quốc vào chương trình lá chắn tên lửa toàn cầu
    Cập nhật lúc :6:47 AM, 26/10/2012
    Mỹ dự định sẽ chọn Hàn Quốc làm đối tác trong kế hoạch mở rộng lá chắn tên lửa toàn cầu ở Châu Á.
    (ĐVO) Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông Leon Panetta cho biết, nước này sẽ tiếp tục mở rộng lá chắn tên lửa toàn cầu ở châu Á, trong đó có Hàn Quốc, để chống lại các mối đe dọa tên lửa từ Triều Tiên.
    "Điều đầu tiên, liên quan đến các hành động khiêu khích từ phía Triều Tiên, rõ ràng là Hàn Quốc và Mỹ có một mối quan hệ hợp tác vững chắc và khi những hành động khiêu khích xảy ra, chúng tôi sẽ làm việc với nhau để đưa ra những phản ứng cần thiết", ông Panetta cho biết sau một cuộc họp với ông Kim Kwan Jin, người đồng cấp phía Hàn Quốc.
    Các quan chức quốc phòng hàng đầu của Mỹ cho biết ông Panetta đã đồng ý với ông Kim Kwan Jin rằng, cả Mỹ và Hàn Quốc sẽ cùng theo dõi chặt chẽ sự phát triển tên lửa ở Triều Tiên.

    [​IMG]Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - ông Leon Panetta
    "Chúng tôi tiếp tục thảo luận về các vấn đề liên quan đến việc phòng thủ tên lửa trong tương lai, để đảm bảo rằng chúng tôi có đủ các hệ thống phòng thủ cần thiết đối phó với các mối đe dọa tên lửa đến từ Triều Tiên. Chúng tôi sẽ làm các bước cần thiết để chuẩn bị cho điều đó", ông nói.
    "Chúng tôi mới triển khai và đang bàn về việc triển khai một hệ thống radar TPY-2 tại Nhật Bản nhằm bảo vệ khỏi các mối đe dọa tên lửa, chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với các đối tác trong khu vực để phát triển hơn nữa khả năng này", ông Panetta cho biết thêm.
    Đầu tháng 10/2012, Quân đội Triều Tiên tuyên bố, Mỹ đã nằm trong phạm vi tấn công của lực lượng tên lửa chiến lược của họ.

    >> Triều Tiên: Đã sở hữu tên lửa có khả năng tấn công Mỹ

    [​IMG]Tháng 10/2006, Triều Tiên tự nhận là quốc gia thứ 8 trên thế giới tiến hành thử nghiệm vũ khí hạt nhân dưới lòng đất.
    Dù chương trình hạt nhân và phát triển của các hệ thống tên lửa tầm xa đã bị cộng đồng quốc tế lên án, song Bình Nhưỡng tuyên bố sẽ tiếp tục phát triển chương trình tên lửa gây tranh cãi này.
    Triều Tiên đã triển khai một số tên lửa tự sản xuất trong nước, trong đó có một số tên lửa có khả năng tấn công, ngoài Hàn Quốc và Nhật Bản, còn có cả lãnh thổ Guam của Mỹ ở Thái Bình Dương.
    Đàm Thuận (theo RIA)
    (function() {var useSSL = 'https:' == document.location.protocol;var src = (useSSL ? 'https:' : 'http:') +'//www.googletagservices.com/tag/js/gpt.js';document.write('');})();googletag.defineSlot('/5689141/Baodatviet_468x60_chanbaiviet', [468, 60], 'div-gpt-ad-1347633305959-0').addService(googletag.pubads());googletag.pubads().enableSyncRendering();googletag.enableServices();googletag.display('div-gpt-ad-1347633305959-0');

Chia sẻ trang này