1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Làm giàu từ Chứng khoán - những thông tin bổ ích ( t4)

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi tridunghtvc, 09/07/2012.

5505 người đang online, trong đó có 526 thành viên. 20:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 42577 lượt đọc và 584 bài trả lời
  1. hoanglansv

    hoanglansv Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2012
    Đã được thích:
    288
    Cảm ơn các bác, vì đã tìm đưa rất nhiều tin đáng đọc và đáng quan tâm.
    Trong tình hình thế giới và trong nước hiện nay. Có rất nhiều điều sẽ ảnh hưởng đến VN. Các bác đưa những thông tin này giúp cho những ai chưa biết, thì sẽ biết như em chẳng hạn. Cảm ơn các bác.[};-[r2)]
  2. hoanglansv

    hoanglansv Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2012
    Đã được thích:
    288
    Em xin phép bác chủ thớt, em mượn píc này để trả lời bác @namson67 nhé.





    [​IMG]

    Thành viên từ
    09:23, 19/10/11


    Được cảm ơn 3624 lần


    [​IMG] 04/11/12, 12:59 #207
  3. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    :-??:-??:-??:-??:-??:-??:-??:-??

    Bom nợ” đe dọa Trung Quốcffice:eek:ffice" />(11/11/2012 17:02:04) - Các ngân hàng và chính quyền địa phương Trung Quốc đang che giấu những khoản nợ khổng lồ lên đến hàng ngàn tỉ USD, một gánh nặng có thể dẫn tới thảm họa tài chính cho nền kinh tế số 2 thế giới.Ngày 12-9, Tân Hoa xã đăng xã luận cảnh báo Trung Quốc không nên thực hiện các biện pháp quá quyết liệt, tương tự như gói kích thích 632 tỉ USD năm 2008, để thúc đẩy nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại. “Một gói kích thích quy mô lớn sẽ đe dọa tăng trưởng bền vững của đất nước” - Tân Hoa xã nhấn mạnh.0 1 0">2 1 2">3 21600 pixelWidth">3 21600 pixelHeight">0 0 1">6 1 2">7 21600 pixelWidth">8 21600 0">7 21600 pixelHeight">
    Một dự án dân cư hiện đại ở thành phố Ordos, Nội Mông xây xong không ai ở - Ảnh: Reuters

    Trước đó ngày 10-9, tạp chí The Diplomat cũng đăng bài “Phải chăng các ngân hàng Trung Quốc đang che giấu thảm họa bom nợ hẹn giờ?” của giáo sư Minxin Pei thuộc Đại học Claremont McKenna, trong đó đã khẳng định gói kích thích năm 2008 của Trung Quốc là nhằm phục hồi nền kinh tế, nhưng có thể nó đang dẫn tới một thảm họa tài chính khổng lồ.

    “Đổ tiền xuống vực sâu không đáy”

    Theo Cơ quan Kiểm toán quốc gia Trung Quốc (NAO), từ đầu năm 2009 đến cuối tháng 6-2012, các ngân hàng Trung Quốc đã cho vay tổng cộng 35.000 tỉ NDT (5.400 tỉ USD), tương đương 73% GDP của Trung Quốc năm 2011. Khoảng 2/3 các khoản cho vay được thực hiện trong năm 2009 và 2010 và nằm trong chương trình kích thích kinh tế 2008 của Bắc Kinh. Việc bơm hàng ngàn tỉ USD cho nền kinh tế đã giúp Trung Quốc giữ được tỉ lệ tăng trưởng, bất chấp suy thoái toàn cầu.
    Nhưng theo giáo sư Pei, cũng chính gói kích thích khổng lồ này đã thổi phình bong bóng bất động sản ở Trung Quốc, tiếp vốn cho các tập đoàn nhà nước đầu tư vô tội vạ, bảo hiểm cho các khoản đầu tư hạ tầng không hiệu quả của chính quyền các địa phương. Khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc kéo còi báo động vào cuối năm 2010 thì dường như tất cả đã quá muộn. Khi đó, chính quyền các địa phương ở Trung Quốc đã ôm một núi nợ khổng lồ và tiêu phần lớn nguồn tiền vào các dự án lãng phí, vô ích.

    Tháng 6-2011, NAO thừa nhận tổng nợ của chính quyền các địa phương Trung Quốc tính đến cuối năm 2010 đã lên đến 10.700 tỉ NDT (1.700 tỉ USD). Ngân hàng Trung ương Trung Quốc lại cho rằng các địa phương nợ tới 14.000 tỉ NDT. Tuy nhiên, trên báo Wall Street Journal, giáo sư Victor Shih thuộc Đại học Northwestern ước tính con số thực tế có thể lớn tới 15.400-20.100 tỉ NDT, tương đương 40-50% GDP của Trung Quốc. Trong đó, các công ty tài chính địa phương (LGFV), các thực thể tài chính do chính quyền các địa phương thành lập để đầu tư vào hạ tầng và các dự án khác, nợ khoảng 9.700-14.400 tỉ NDT tính đến cuối năm 2010. Giới chuyên gia tài chính phương Tây mô tả các khoản đầu tư của LGFV là “đổ tiền xuống vực sâu không đáy”.

    Chưa tháo được ngòi nổ

    Thật ra Trung Quốc đã nhận ra nguy cơ của “quả bom hẹn giờ” này từ sớm. Theo Nhân Dân Nhật Báo, trong sáu tháng đầu năm 2012 Bắc Kinh đã công bố chính sách cho phép các ngân hàng giãn nợ cho các địa phương thêm ít nhất một năm. Tuy nhiên, giới chuyên gia tài chính cho rằng đây chỉ là hành động nhằm che giấu vấn đề trong năm chuyển giao chính trị. Và quả bom nợ không hề được tháo ngòi nổ!

    Giáo sư Pei cho biết khi Trung Quốc tung ra gói kích thích kinh tế, không chỉ chính quyền các địa phương đua nhau vay nợ và chi tiêu ồ ạt mà còn cả các công ty tư nhân. Các công ty địa ốc lớn hiện đang phải vật lộn với nguy cơ phá sản. Truyền thông Trung Quốc đưa tin đã có vài trường hợp lãnh đạo công ty địa ốc tự sát. Hồi tháng 5-2012, báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng đưa tin có ít nhất 47 giám đốc công ty địa ốc đã bỏ trốn trong năm 2011 để tránh trả nợ hàng tỉ NDT cho ngân hàng.

    Theo giáo sư Pei, các công ty sản xuất Trung Quốc, cả doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, có thể sẽ là đối tượng tiếp theo trong tầm ngắm. Tăng trưởng của Trung Quốc suy giảm trong thời gian qua sẽ dẫn tới tình trạng hàng hóa ứ đọng. Việc bán tống bán tháo lượng hàng hóa này sẽ khiến các công ty này thiệt hại nặng nề. Và các ngân hàng sẽ gõ cửa đòi nợ.

    Giới chuyên gia tài chính phương Tây cảnh báo một nguy cơ nữa đối với ngành ngân hàng - tài chính Trung Quốc là hệ thống “tín dụng đen” trị giá khoảng 2.200 tỉ USD. Đó là các ngân hàng phi pháp, các cửa hiệu cầm đồ, các công ty ủy thác... Các công ty tư nhân và tập đoàn địa ốc không tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng chính thức thường tìm đến “tín dụng đen” để giải cơn khát vốn và phải trả mức lãi suất cắt cổ. Hậu quả là nguy cơ vỡ nợ càng cao.

    Các chuyên gia phương Tây nhận định điều nguy hiểm nhất là những nguy cơ khủng khiếp này lại không hề được đưa ra trong báo cáo tài chính của các ngân hàng Trung Quốc. Các ngân hàng nhà nước vẫn đưa ra những báo cáo lạc quan với lợi nhuận cao, tỉ lệ nợ xấu thấp... “Các ngân hàng Trung Quốc đang cố che giấu quả bom nợ khổng lồ” - giáo sư Pei kết luận.
  4. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    @hoanglansv cám ơn em luôn ! [r32)][r32)][r32)][r32)][r32)]
  5. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Rất nhiều các sản phẩm, linh kiện công nghệ đang được Chính phủ Mỹ sử dụng là hàng giả - hàng kém chất lượng.

    [​IMG](ĐVO) Trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, lượng hàng được các nhãn hiệu “nguy cơ cao” này cung cấp cho Chính phủ Mỹ tăng đến 63%. Con số trên được hãng tư vấn quản lý chuỗi cung ứng HIS công bố theo nghiên cứu mới nhất.

    Vào tháng 9/2010, Cơ quan Phòng thủ Tên lửa của Mỹ phát hiện bộ nhớ trong một tên lửa là hàng giả. Chi phí sửa chữa lên đến 2,7 triệu USD. Nếu quả tên lửa trên được đưa vào sử dụng trước khi sửa chữa thì khả năng thất bại là rất cao, người phát ngôn của cơ quan này cho hay.

    Vào tháng 2/2008, FBI công bố cơ quan này vừa thu giữ lượng thiết bị mạng làm giả bộ định tuyến Cisco có giá trị lên đến 76 triệu USD.

    FBI cho hay các thiết bị hàng giả này có thể bị tin tặc Trung Quốc lợi dụng để thâm nhập vào mạng lưới máy tính của Chính phủ Mỹ. Rất nhiều các cơ quan của chính phủ Mỹ mua bộ định tuyến từ một nhà cung cấp được ủy quyền từ Cisco nhưng nhà cung cấp này lại mua bộ định tuyến từ các nhà cung cấp Trung Quốc

    [​IMG]Một vi xử lý giả được cơ quan Quan thuế và Biên phòng Mỹ phát hiện.
    .Trung Quốc tiếp tục là nguồn cung cấp lớn cho các sản phẩm hàng giả và hàng nhái cho thị trường Mỹ. Năm 2011, trong lượng hàng giả hàng nhái mà cơ quan Quan thuế và Biên phòng Mỹ phát hiện thì có đến 62% trong số này xuất phát từ Trung Quốc. Tổng giá trị của số lượng hàng giả hàng nhái này lên tới 178 triệu USD.

    Những nỗ lực phòng chống hàng giả

    “Các bộ phận hàng giả đang làm tăng nguy cơ xuất hiện lỗ hổng bảo mật đối với an ninh quốc gia cũng như độ tin cậy của hệ thống vũ khí và sự an toàn của các quân nhân trong quân đội Mỹ”, Thượng nghị sĩ Đảng Cộng Hòa John McCain tuyên bố nhằm thể hiện sự ủng hộ đối với luật chống hàng giả.

    Hiện nay, Mỹ có sẵn bộ luật và hệ thống để bảo vệ các chuỗi cung ứng cho chính phủ. Cơ quan Dịch vụ chung của Chính phủ Mỹ có sẵn hệ thống cơ sở dữ liệu về hơn 90.000 nhà cung cấp có nguy cơ cao mà các cơ quan chính phủ cần phải kiểm tra trước khi đặt hàng.

    Tuy nhiên, vấn đề là làm sao để các nhân viên làm theo các đạo luật chống hàng giả.

    “Các quy định và các nhà sản xuất đã không bám sát nhau” - ông Rory King- giám đốc quản lý cung ứng của tập đoàn HIS cho hay - “để cải thiện tình trạng này, chính phủ cần các chương trình tập huấn tốt hơn”.

    “Sẽ rất nguy hiểm nếu như hệ thống vũ khí của quân đội hoặc thiết bị trong ngành hàng không vũ trụ gặp trục trặc do sử dụng hàng nhái hoặc hàng kém chất lượng”, ông Rory King nhận xét.

    Hiện tại, đã có một số cơ quan chính phủ Mỹ đang bắt đầu cảnh giác với hàng nhái và hàng kém chất lượng.

    NASA được coi là một trong những cơ quan đi đầu trong công cuộc phòng chống mặt hàng này.

    NASA đã thực hiện một cuộc xem xét lại toàn bộ các nhà cung cấp của mình và đưa ra hệ thống chấm điểm giúp những nhân viên dễ dàng chọn những nhà cung cấp uy tín.

    Cơ quan này cũng đòi hỏi các nhà cung cấp phải có giấy chứng minh từ các chính phủ cũng như giấy ủy quyền từ các tập đoàn. Những tài liệu này phải được cập nhập 3 năm 1 lần. Không những vậy, mọi sản phẩm đưa đến NASA đều được kiểm tra nghiêm ngặt.

    Hàng giả hàng kém chất lượng không chỉ đe dọa các cơ quan chính phủ Mỹ. Người dân cũng phải đang đối mặt với nạn hàng giả khi hàng điện tử gia dụng đang đứng đầu trong danh sách hàng giả, theo Cục An ninh nội địa Mỹ.

    Các mặt hàng điện tử dễ bị làm giả bao gồm các thiết bị không dây, máy tính và cả xe máy với các triệu chứng như các lỗi bất thường liên quan đến nhiệt độ hoặc khó khởi động.

    Những nhà cung cấp bị dán nhãn “nguy cơ cao” khi dính líu đến các sản phẩm hàng giả, đường dây hàng nhái hay các hành vi trái phép khác.

    Trong năm 2011, 9.539 doanh nghiệp trong danh sách cấm đã bị phát hiện bán công nghệ cho chính phủ, 10% trong số này dính líu đến các linh kiện và trang bị giả mạo.

    “Hành vi làm hàng giả ngày càng tinh vi. Ngay khi chúng ta tìm ra cách mới để kiểm tra chất lượng và xuất xứ hàng hóa, những công ty làm hàng giả cũng tìm ra cách để lách luật,” ông Vivek Kamath nguyên cựu giám đốc phụ trách chuỗi cung ứng tập đoàn Raytheon cho hay.

    Theo khảo sát của HIS, số lượng hàng giả trôi nổi trên thị trường tăng gấp 4 lần từ năm 2009 đến năm 2011.
  6. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Hi,Chào E @hoanglansv.Anh tôn trọng chủ thớt @tridunghtvc ko dám cm trong pic này ,vì đã bị nhắc nhở 1 lần bên pic khác rồi.nhưng A cũng rất vui vì E đã cho A sống lại thời thơ ấu,[};-Có ĐK a sẽ cm trong 1 pic khác .Mình cũng Thanks chủ thớt vì những thông tin nóng hổi ,mỗi khi online vào f319 là mình vào pic này luôn và ngay đấy [r2)]
    baovelephai thích bài này.
  7. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
  8. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Sưu tầm & nấu nướng![:p][:p][:p][:p]

    Từ thuở chống gậy đi mở đất
    Chồn chân mỏi gối chửa thành nhân !
    :-??:-??:-??:-??:-??:-??
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Từ thuở mang chim đi đánh dặm
    Đến nay tính nhẩm chửa bao cô ?

    :-??:-??:-??:-??:-??:-??:-??:-??


  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://cafef.vn/nong-thuy-san/trung-quoc-cam-nhap-tom-tuoi-viet-nam-20121112011910990ca52.chn

    Trung Quốc 'cấm nhập tôm tươi Việt Nam'





    [​IMG]
    Bộ trưởng NN&PTNT chỉ đạo Cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản làm rõ nguyên nhân, vì sao Trung Quốc cấm nhập khẩu mặt hàng thủy sản tươi sống từ Việt Nam, chủ yếu là tôm...

    Thông tin phía Trung Quốc thông báo tạm dừng nhập khẩu mặt hàng tôm xuất hiện từ khi Công ty TNHH Gia công chế biến thực phẩm nông hải sản Tường Hữu, (quận Tân Phú, TP HCM) có công văn thông báo về vấn đề này lên Bộ Công Thương.

    “Lúc đầu, chúng tôi tưởng phía Trung Quốc chỉ tạm dừng nhập khẩu mặt hàng tôm đối với Công ty Tường Hữu, song sau đó, thông qua Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, phía bạn đã khẳng định, việc tạm dừng nhập khẩu mặt hàng tôm tươi sống được thực hiện đối với tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam” - một cán bộ Bộ Công Thương cho biết.


    Theo công văn do phía Trung Quốc gửi, có 3 nguyên nhân khiến nước này đưa ra quyết định tạm dừng nhập khẩu mặt hàng tôm, là: Các cơ quan của Trung Quốc nghi ngờ tôm Việt Nam mang virus bệnh hại; Chứng nhận đối với mặt hàng tôm xuất khẩu của Việt Nam không đúng theo yêu cầu của Trung Quốc; Việt Nam chưa chuyển danh sách các cơ sở nuôi trồng, sản xuất, chế biến tôm của mình cho Trung Quốc.


    Đại diện Bộ Công Thương cho biết, Bộ này đã gửi các văn bản có liên quan tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xác minh và tìm hiểu các yêu cầu của phía Trung Quốc đã thực hiện như thế nào. Thực tế, các yêu cầu của phía Trung Quốc chủ yếu liên quan tới kiểm dịch giữa 2 nước nên phải chờ thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.



    Bà Trần Bích Nga – Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thuỷ sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: “Hiện chúng tôi chưa nhận được văn bản, chỉ biết có một doanh nghiệp báo tôm tươi sống bị cấm xuất khẩu sang Trung Quốc. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cử một đoàn sang làm việc trực tiếp với Trung Quốc để có thông tin đầy đủ hơn về vụ việc này”.

    Ông Trần Văn Lĩnh – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản và Thương mại Thuận Phước (Đà Nẵng) đề nghị Cơ quan chức năng nên làm rõ nguyên nhân, mục đích của việc cấm nhập khẩu tôm nguyên liệu của Việt Nam lần này.

    "Nếu chỉ cấm nhập khẩu vì mục đích hỗ trợ nông dân trong nước họ, thì không sao. Nhưng nếu đi cùng với việc cấm nhập khẩu, họ “bôi nhọ” chất lượng sản phẩm tôm Việt Nam thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của ngành tôm nước nhà trên thị trường thế giới”, ông nói.


    Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, đến cuối tháng 10, tổng giá trị tôm Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc đạt khoảng 143 triệu USD, chiếm khoảng 8% tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành tôm.


    Đồng quan điểm, ông Trần Văn Phẩm – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Sóc Trăng bày tỏ lo lắng: Lượng nhập khẩu tôm nguyên liệu Việt Nam của Trung Quốc không lớn, lại theo kiểu “ba hồi, ba chặp” khiến doanh nghiệp không thể lường trước được.


    Hơn nữa, nhiều trường hợp thương nhân Trung Quốc thu mua tôm nguyên liệu rồi bơm các loại tạp chất như thạch rau câu vào để tăng trọng lượng, làm ảnh hưởng đến uy tín của sản phẩm tôm Việt Nam. “Việc hợp tác xuất khẩu giữa doanh nghiệp Việt Nam và thương nhân Trung Quốc thường không bền chặt, uy tín, doanh nghiệp và người nuôi tôm Việt Nam luôn ở thế bị động” - ông Phẩm nói.


    Ông Trương Đình Hòe – Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng, mặt hàng bị cấm nhập khẩu rơi vào tôm nguyên liệu, chưa qua chế biến. Các lô hàng này chủ yếu nhập khẩu tiểu ngạch, nhập lậu qua biên giới, nên việc Trung Quốc cấm nhập khẩu sẽ không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động chế biến xuất khẩu tôm của Việt Nam vào thị trường nước này.


    Theo Thanh Xuân - Thuận Hải
    Dân Việt






    Trò mèo khốn nạn của tên hàng xóm khó chơi ! [r23)][r23)][r23)]
    Trong khi đó thì hầu hết hàng hóa TQ nhập vào VN đều có chất độc hại, từ thực phẩm đến quần áo, giày dép, đồ chơi, hàng tiêu dùng nói chung ...
    Kết quả kiểm nghiệm đã tìm ra chất độc trong hàng TQ, các cơ quan hữu trách đã làm gì để cấm nhập những hàng hóa độc hại này chưa ?

    Hay tiền lót tay đã làm mờ lương tri ? [r37)]
    Cần phạt nặng những nhà buôn cố tình nhập hàng độc từ TQ, vì như thế là hại dân, hại nước , hại giống nòi
    !

Chia sẻ trang này