Làm giàu từ Chứng khoán - những thông tin bổ ích ( t4)

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi tridunghtvc, 09/07/2012.

6584 người đang online, trong đó có 722 thành viên. 08:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 42450 lượt đọc và 584 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://cafef.vn/nong-thuy-san/de-ng...i-thit-ga-nhap-khau-20121109122055819ca52.chn

    Đề nghị kiện bán phá giá với thịt gà nhập khẩu





    [​IMG]
    Trước nguy cơ phá sản ngành chăn nuôi trong nước, Hiệp hội gia cầm Đông Nam bộ đã đề nghị kiện bán phá giá với thịt gà nhập khẩu từ nước ngoài.

    Tại cuộc họp của Hiệp hội gia cầm Đông Nam bộ tổ chức tại Đồng Nai ngày 8-11, nhiều chủ trang trại chăn nuôi cho biết, người nông dân trong nước đang hấp hối vì phải cạnh tranh không công bằng với thịt nhập khẩu. Trong khi đó, cơ quan nhà nước dường như không quan tâm đến đời sống của người chăn nuôi.
    Đề nghị kiện bán phá giá
    Ông Phạm Đức Bình, Giám đốc Công ty TNHH Thanh Bình (Biên Hòa, Đồng Nai) cho biết, sau hơn 10 năm đầu tư hệ thống chăn nuôi gà tam hoàng kết hợp giết mổ và phân phối vào các hệ thống siêu thị bán lẻ với tổng đàn lên đến 500.000 con, tháng 10 vừa qua công ty đã phải giảm một nửa số lượng nuôi. “Thua lỗ từ đầu năm đến nay và không thể cạnh tranh nổi với thịt nhập khẩu” đó là nguyên nhân ông Bình giải thích về quyết định giảm đàn và cho biết thêm sẽ đóng cửa hẳn nghề nuôi gà sau khi ăn tết xong.
    Tình trạng giảm đàn và đóng cửa trại như công ty Thanh Bình không phải là cá biệt mà đã trở thành chuyện phổ biến trong toàn quốc mà nguyên nhân là do thịt nhập khẩu nhập về quá rẻ. Theo ông Bình, tính cả chi phí vận chuyển mà thịt đùi, cánh gà về đến VN chỉ có 0,85 USD/kg, tính cả thuế nhập khẩu nữa mới chỉ là 20.000 đồng/kg trong khi giá thành nuôi gà lông trắng trong nước đã lên đến 30.000 đồng/kg.
    Theo Cục chăn nuôi, trong chín tháng đầu năm nay, thịt gà đông lạnh nhập khẩu mà VN đưa về qua đường chính ngạch lên đến trên 52.500 tấn, chủ yếu từ Mỹ (72,2%), Braxin (10,2%) và Hàn quốc (11,7%). Ngoài ra theo Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ, còn một số lượng rất lớn thịt gà đông lạnh tạm nhập nhưng không tái xuất được đưa ra thị trường đã làm cho giá gà trong nước giảm thê thảm suốt từ đầu năm đến nay.
    Ông Âu Thanh Long, Phó chủ tịch Hiệp hội gia cầm Đông Nam bộ cho biết, sở dĩ gà đông lạnh về VN rẻ đến như vậy là do gà sắp hết hạn sử dụng, gà thải loại (gà nguyên con) hoặc là những phụ phẩm như đùi và cánh gà. “Nước ngoài không sử dụng đùi, cánh gà nên chúng được coi là phụ phẩm bán với giá rất rẻ nhưng người VN lại ưa chuộng. Đây chính là cái chết của ngành chăn nuôi VN”, ông Long nói. Bởi theo phân tích của ông Long, trình độ chăn nuôi gà công nghiệp của VN đã ngang bằng với trình độ tiên tiến của thế giới nên giá thành sản xuất tại các nước là ngang nhau. Do đó, các công ty không bao giờ dám nhập gà nguyên con về bán vì phải chịu thuế cao 40% và tiền vận chuyển nên khi về VN thì cao hơn giá trong nước nhiều.
    Do đó, ông Long đề nghị trước mắt đề nghị các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra thịt gà nhập khẩu, cấm nhập khẩu thịt xẻ mà chỉ cho nhập khẩu gà nguyên con. “Đây là cách làm mà Thái Lan và Malaysia đang áp dụng nên trong nhiều năm qua không có một cục thịt nhập khẩu nào có thể vào thị trường nước họ”, ông Long cho biết.
    Còn theo ông Bình, Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ sẽ nhờ luật sư tư vấn cũng như có công văn đề nghị Cục quản lý cạnh tranh tiến hành kiện bán phá giá các nước xuất khẩu gà vào VN.
    Thiệt hại ít nhất 2.000 tỉ đồng
    Nguyễn Văn Ngọc, chủ trại gà Vĩnh Cửu, Đồng Nai cho biết, ở khu vực miền Đông Nam bộ trung bình một tuần 3 công ty lớn là CP, Japfa và Emivest thả 1,5 triệu con gà giống. Để có chuồng nuôi, các công ty này liên kết với 1.000 hộ chăn nuôi. Trung bình đầu tư cho mỗi trại theo quy trình nuôi gà lạnh hết khoảng 2 tỉ đồng.
    Ông Ngọc tính toán, do giá gà thấp hơn giá thành khoảng 10.000 đồng/kg nên trung bình mỗi tháng mỗi công ty lớn thả 2 triệu con gà (3kg/con) thì họ đã lỗ tới 60 tỉ đồng. “Lỗ lớn và kéo dài như thế này thì không có công ty nào chịu nổi”, ông Ngọc nói. Do giá gà thấp và bán lỗ từ đầu năm đến nay, một số công ty chăn nuôi đã có kế hoạch giảm đàn thậm chí tính chuyện rút khỏi thị trường VN. Nếu điều này xảy ra, 1.000 hộ nuôi gia công kể trên không biết làm gì vì tiền đầu tư đã bỏ ra và số tiền đầu tư 2.000 tỉ đồng (chủ yếu là vốn vay ngân hàng) sẽ trở thành nợ xấu.

    “Đó là mới tính ngành nuôi gà công nghiệp tại khu vực Đông Nam bộ, ở quy mô cả nước và cả ngành nuôi gà tam hoàng thì còn lớn hơn rất nhiều”, ông Ngọc cho biết.
    Ông Lê Văn Quyết, chủ trại nuôi gà ở Long Thành (Đồng Nai) cho rằng, để ngành chăn nuôi đứng trước nguy cơ chết chìm như hiện nay là do nhà nước đã không quan tâm đến người chăn nuôi. “Từ trước đến nay người chăn nuôi phải tự bơi chứ không được hưởng chính sách ưu đãi gì của nhà nước. Nhưng để tự bơi chúng tôi còn sống được đằng này nhà nước lại quá dễ dãi trong việc nhập khẩu thịt thì chúng tôi không sống nổi”, ông Quyết nói.
    Thảo Minh

    Theo TTVN
  2. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Dân khựa thù dân Nhật > mang cho' giống Nhật ra đập !!!:-??:-??:-??:-??
    [​IMG]
  3. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    RFI VẠCH MẶT TRUNG QUỐC LỪA AHMADINEJAD
    TSYG: RFI đã dùng chữ LỪA khi nói về cách hành xử của Trung Quốc đối với Iran, thật là "qua cơn hoạn nạn mới tỏ tận lòng nhau!". Bài báo mô tả khá cụ thể về những vấn đề mà TQ đã LỪA Iran. Trung Quốc đã, đang và sẽ LỪA nhiều nước nữa chứ đâu chỉ có mình Iran. Bị quả lừa chính trị, tất nhiên là rất đau và rất mất thể diện. Đây là cái giá quá đắt mà Ahmadinejad phải trả cho lòng tin ngây thơ và sự kỳ vọng vào Trung Quốc.

    Khốn nỗi, nhiều kẻ thừa biết rằng mình cũng đang bị Trung Quốc LỪA, nhưng vẫn quyết tâm và tình nguyện "XIN ĐƯỢC BỊ LỪA". Đau xót thay !


    Bị Trung Quốc lợi dụng , Iran tìm cách nối lại đối thoại với Mỹ


    Yukiya Amano, tổng giám đốc AIEA (Reuters)
    Tú Anh
    Đàm phán hạt nhân giữa Iran và cơ quan nguyên tử quốc tế AIEA mở lại vào tháng 12 tới tại Teheran sau hơn một năm giậm chân tại chỗ. Theo tuyên bố của Tổng giám đốc AIEA, nhà ngoại giao Nhật Bản Yukiya Amano, có nhiều khả năng , vì quyền lợi quốc gia, lần này Iran sẽ tỏ thái độ hợp tác với cộng đồng quốc tế ». Sự ủng hộ có điều kiện của Trung Quốc đã làm Teheran chua chát.
    Chính sách sử dụng cấm vận kinh tế, tài chính do Hoa Kỳ và Châu Âu đề xướng đã tác hại cho kinh tế Iran bắt buộc chính quyền hồi giáo phải thương thuyết. Ngày hôm qua, 11/11/2012, ông Yukiya Amano, Tổng Giám Đốc cơ quan năng lượng quốc tế cho biết có nhiều dấu hiệu cho thấy, vì quyền lợi quốc gia, Iran sẽ hợp tác với cộng đồng quôc tế về hồ sơ hạt nhân nhân đợt đám phán mở ra vào ngày 13/12/2012 tới đây.
    Cuối tuần qua, Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad, bất ngờ đến Việt Nam. Đây là lần đầu tiên từ 17 năm qua, một nguyên thủ Iran đặt chân đến Hà Nội với mục đích được thông báo là tìm hợp tác « trên nhiều lãnh vực từ kinh tế đến nông nghiệp, từ khoa học đến du lịch… ». Một nhà ngoại giao Tây phương tại Hà Nội cho rằng Iran « gõ cửa không đúng lúc », vì Việt Nam cũng đang gặp khó khăn.
    Nếu lãnh đạo Iran phải đi tìm chiếc phao cứu trợ thì chuyện này cũng dễ hiểu. Trong bối cảnh bị quốc tế cấm vận vì tham vọng hạt nhân của chính quyền Iran, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế Iran sụt giảm dần trong 3 năm liền : từ 5,9% trong năm 2010, xuống còn 0,9% năm 2012. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, chỉ riêng ngành xuất khẩu dầu hỏa đã giảm đi phân nửa so với năm 2011, xuống còn 1,25 triệu thùng mỗi ngày.
    Câu hỏi đặt ra là tại những nguyên nhân nguồn cội nào khiến cho Iran không phá được vòng vây của Tây phương ?
    Theo nhà nghiên cứu Iran Richard Javad Heydarian, từ khi Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad đắc cử vào năm 2005, chính phủ của ông đã sai lầm đi theo Trung Quốc thay vì giữ con đường độc lập của những người tiền nhiệm. Trong bài « Cái giá phải trả cho sự ủng hộ của Trung Quốc » trên Asia Times, chuyên gia về an ninh quốc tế cho biết kể từ 2007, Trung Quốc đã trở thành « đối tác thương mại » số một của Iran. Bắc Kinh đã thay thế các hãng dầu tây phương, xây dựng cho Iran khai thác nguồn tài nguyên khí đốt, cung cấp trang thiết bị tối tân xây dựng hạ tầng cơ sở.
    Trong thập niên 1990, Trung Quốc cung cấp cho Iran trang thiết bị tinh lọc uranium. Biết thành phần trung lưu Iran có nhu cầu tiêu thụ, Trung Quốc đã xuất khẩu hàng giá rẻ bán cho Iran. Nhờ vậy mà bao nhiêu nỗ lực trừng phạt của tây phương không làm Iran lo sợ. Theo tính toán của chính quyền Teheran thì buôn bán với đối tác Trung Quốc đủ sức để cân bằng với hệ quả mất thị trường Tây phương. Về chính trị, Bắc Kinh cũng đóng vai trò bảo trợ cho Iran ngăn chận những dự thảo nghị quyết tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đe dọa trừng phạt quân sự.
    Tuy nhiên, Bắc Kinh không phải là một chế độ lý tưởng như họ tự quảng cáo. Sự giúp đỡ của Bắc Kinh có cái giá rất nặng. Một mặt Trung Quốc viện lý do tình trạng cấm vận tài chính nên không thể trả hàng tỷ đô la tiền mua dầu khí của Iran. Mặt khác, hồi đầu năm nay, khi Tây phương gia tăng biện pháp trừng phạt Iran, Trung Quốc tuy có lên tiếng phản đối, nhưng không như mong chờ của Iran. Đã vậy, liền sau đó, Thủ tướng Ôn Gia Bão đi một vòng Trung Đông tìm nguồn nhiên liệu ở các nước khác kể cả ở Ả Rạp Xê-Út, kẻ thù của chính quyền hồi giáo Iran.
    Động thái này đã làm quan hệ giữa Teheran và Bắc Kinh bị lạnh hẳn đi. Viện lý do « bảo toàn nguồn năng lượng đề phòng eo biển Ormuz bị phong tỏa » Trung Quốc giảm nhập khẩu dầu khí Iran xuống 50% kể từ đầu năm nay và ký kết hợp đồng với một số vương quốc vùng Vịnh. Đến tháng 6 năm nay, Trung Quốc lại giảm lượng dầu thô mua của Iran đến 25% mặc dù Trung Quốc khát dầu.
    Thái độ thất hứa của Bắc kinh được lý giải bằng nguyên nhân kinh tế của Trung Quốc cũng đang gặp vấn đề do khủng hoảng thế giới và do Iran bị cấm vận. Đã vậy, do mở cửa mua hàng giá rẻ của Trung Quốc mà giờ đây ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của Iran đã bị phá sản.
    Trong hoàn cảnh ngặt nghèo này, vào đầu tháng sáu năm nay, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào « cố vấn » lãnh đạo Iran nên chọn lập trường « thực dụng », thương lượng « nghiêm túc » với nhóm G+5 gồm 5 thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An và Đức.
    Biết bị lừa thì đã muộn. Nhưng muộn còn hơn không. Trong bối cảnh Israel do thủ tướng diều hâu Netanyahu lãnh đạo đe dọa oanh kích, Iran đã có một loạt động thái bắn tín hiệu muốn thương lượng song phương với Washington. Ngày 01/11/2012, năm ngày trước bầu cử tổng thống Mỹ, một sự cố hàng không xảy ra trên bầu trời vịnh Ba Tư : hai chiếc chiến đấu ơ Su-25 của Iran chận bắn một máy bay do thám không người lái của Mỹ nhưng… « bắn hụt ».
    Lầu Năm góc chỉ tiết lộ sự kiện này ba ngày sau khi có kết quả bầu cử với chiến thắng của đương kim Tổng thống Obama. Sự kiện Tổng thống Obama, một người không chủ chiến với Iran, ngồi thêm 4 năm tại Nhà Trắng được xem là một cơ may cho Iran.
    Nhà phân tích Iran, Richard Javad Heydarian kết luận : do ý thức không muốn lệ thuộc vào Trung Quốc, do tinh thần dân tộc và thực tế, Iran bắt đầu bỏ bớt thái độ trịch thượng để tiến lại gần với Tây phương. Đó là lý do tại sao Iran bày tỏ quan tâm đến phương án đối thoại với Hoa kỳ để giải quyết dứt điểm bế tắc trên hồ sơ hạt nhân. Nguyện vọng cốt lõi của Teheran là độc lập chứ không phải là bỏ thế lực này để ôm chân thế lực kia.
    Được đăng bởi Tâm Sự Y Giáo
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://vietbao.vn/Kinh-te/Nhung-benh-tuong-bo-giet-chet-doanh-nghiep-Viet/22096879/87/

    Những bệnh tưởng bở giết chết doanh nghiệp Việt



    Cứ tưởng nên “tốt khoe, xấu che”. Nhưng nhiều doanh nghiệp không thể ngờ việc che giấu thông tin kém lạc quan về mình đã khiến cho nhà đầu tư quay lưng với họ.


    Không chỉ việc kém minh bạch thông tin, nhiều cái “tưởng” khác đã đưa doanh nghiệp vào cửa tử.

    Kém minh bạch

    Ông Hoàng Thạch Lân, người từng tham gia công tác quản lý tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE), cho rằng tính minh bạch của doanh nghiệp nhìn chung kém hơn trước.

    Năm 2000-2007, giai đoạn thị trường mới phát triển, doanh nghiệp đã rất nhanh nhẹn trong việc công bố thông tin. Công ty càng muốn phát hành thêm cổ phiếu, càng muốn thu hút thêm đối tác chiến lược, họ càng chủ động công bố thông tin. Lúc ấy, các công ty chứng khoán thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu giữa doanh nghiệp và nhà đầu tư. Còn bây giờ, khi thị trường chứng khoán suy giảm, cổ phiếu liên tục rớt giá, nhiều công ty thua lỗ, các buổi gặp mặt như thế trở nên thưa thớt dần. Cổ đông muốn trao đổi thông tin với doanh nghiệp nay lại trở thành chuyện rất khó.

    Doanh nghiệp cố tình né tránh minh mạch thông tin còn vì lý do khác. Đó là vì áp lực từ phía ngân hàng cho vay, nhà phân phối hay nguy cơ thâu tóm từ những đối thủ mạnh hơn. “Dù là vì lý do gì, việc né tránh đã thể hiện khả năng quản trị yếu kém của doanh nghiệp. Do không có khả năng xử lý vấn đề, họ mới phải che giấu”, ông Lân nhận xét.

    Tầm nhìn ngắn hạn

    Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chưa có cái nhìn dài hạn. Điều này thể hiện qua kế hoạch kinh doanh của nhiều doanh nghiệp mới tính đến 1-2 năm. Chỉ có một số ít lên kế hoạch dài hơi từ 3-5 năm như Đạm Phú Mỹ (DPM), Bánh kẹo Biên Hòa (BBC) hay Đường Biên Hòa (BHS). Ông Nguyễn Nam Sơn, Giám đốc Điều hành Quỹ Đầu tư Vietnam Capital Partners (VCP), đánh giá: “Một công ty cần lên kế hoạch kinh doanh 5 năm, nhất là đối với lĩnh vực bất động sản”.

    Việc hoạch định kế hoạch kinh doanh ngắn hạn khiến doanh nghiệp dễ rơi vào thế bị động, nhất là khi thị trường có những thay đổi bất ngờ. Dễ thấy nhất là ở lĩnh vực bất động sản và chứng khoán. Các công ty chứng khoán chạy đua ra đời trong giai đoạn 2005-2007 theo sự tăng trưởng nóng của thị trường, để rồi hôm nay hàng chục công ty ngắc ngoải, không tìm được lối ra.


    [​IMG]



    Sự hụt hơi này còn thể hiện ở cách điều chỉnh giảm kế hoạch kinh doanh “giữa dòng” thường xuyên của nhiều doanh nghiệp, hay hứa trả cổ tức rồi cứ ậm ờ mãi... Ngay trong năm nay, cả những công ty lớn như Vinacafé Biên Hòa (VCF) hay Công ty PVI (PVI) cũng đều hạ các mục tiêu kinh doanh quan trọng. VCF cho biết sẽ giảm 23% kế hoạch doanh thu và 17% kế hoạch lợi nhuận, còn PVI giảm mạnh mức lợi nhuận trong năm nay đến 35%.

    “Ếch muốn bằng bò”

    Không ít doanh nghiệp sau khi niêm yết xong là cứ liên tục tăng vốn. Họ chỉ lo tăng quy mô mà không màng đến hiệu quả hoạt động. Năng lực có hạn mà cứ muốn phình to liên tục chẳng khác nào con ếch cố phồng to cho bằng con bò.

    Công ty Quốc Cường Gia Lai (QCG) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Việt (NVB) là 2 trường hợp như thế, xét từ góc độ phát hành ngay sau khi niêm yết. NVB lên sàn vài hôm là chốt quyền mua cổ phiếu mới với tỉ lệ 100:98,9, giá 10.000 đồng/cổ phiếu. QCG cũng nhanh tay chốt quyền mua tỉ lệ 1:1 với giá 15.000 đồng/cổ phiếu.

    Theo quy định, khi phát hành tăng vốn, tiền thu được sẽ được hạch toán vào vốn điều lệ một phần, phần còn lại sẽ đưa vào mục thặng dư. Qua nhiều lần tăng vốn, vốn chủ sở hữu sẽ tăng nhiều hơn vốn điều lệ nhờ thặng dư lớn. Việc tăng vốn liên tục tạo ra sự hấp dẫn nhất định cho công ty khi xét chỉ số lợi nhuận mỗi cổ phiếu (EPS), hơn là đánh giá theo hiệu quả sử dụng vốn (ROE). Sự chênh lệch giữa vốn điều lệ và vốn chủ càng lớn càng đẩy EPS của doanh nghiệp đó lên cao, cho dù ROE có thể vẫn ở mức 5-10%.

    Ông Lân đưa ra một ví dụ. Giả sử 2 doanh nghiệp niêm yết A và B có cùng vốn chủ sở hữu 800 tỉ đồng, lợi nhuận 50 tỉ đồng, ROE là 6,25%. Doanh nghiệp A có vốn điều lệ 80 tỉ đồng thì EPS sẽ là 6.250 đồng/cổ phiếu. Doanh nghiệp B chỉ có vốn điều lệ 40 tỉ đồng. Khi đó EPS của doanh nghiệp B sẽ là 12.500 đồng/cổ phiếu, gấp 2 lần EPS doanh nghiệp A cho dù ROE của 2 công ty là như nhau.

    Lợi thế về EPS sẽ giúp giá cổ phiếu của doanh nghiệp B cao hơn doanh nghiệp A. Tuy nhiên, với EPS cao, doanh nghiệp B cũng phải trả cổ tức cao hơn. Nếu tình hình kinh doanh xấu đi, doanh nghiệp B sẽ chịu áp lực lớn hơn.

    Ngoài việc tăng vốn ồ ạt để hưởng lợi thế về EPS, thời gian qua, không ít doanh nghiệp còn tăng vốn với mục đích trả nợ hoặc đầu tư vào dự án ảo, khiến cổ đông mất niềm tin. Bởi vậy, ông Lân cảnh báo: “Việc doanh nghiệp tăng vốn ồ ạt mà không cho thấy được hiệu quả sử dụng vốn sẽ khiến cổ đông chán ngán. Như thế, vô tình doanh nghiệp đã tự đóng một cánh cửa huy động vốn quan trọng: huy động từ cổ đông”.

    Sống bằng tiền ngân hàng

    Khi thị trường tốt, việc sử dụng đòn bẩy tài chính đã giúp doanh nghiệp gia tăng đáng kể lợi nhuận. Nhưng khi thị trường đi xuống, con dao 2 lưỡi này đã khiến họ bị thua lỗ, thậm chí phá sản. Tình cảnh bi đát của Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí (PVX) là một ví dụ.

    Nợ vay lớn, nợ đến hạn cao nhưng doanh thu sa sút đã khiến PVX mất khả năng trả nợ. Và theo nguyên tắc, ngân hàng có quyền nộp đơn yêu cầu phá sản khi doanh nghiệp không trả được nợ đến hạn.

    Trong cơn say bùng nổ bất động sản khoảng 3 năm trước đây, một doanh nghiệp bất động sản thi công cùng lúc nhiều dự án là chuyện bình thường. Hầu hết họ chỉ bỏ ra 10-15% vốn, còn lại dùng tiền vay ngân hàng và của khách hàng. Tỉ lệ sử dụng đòn bẩy tài chính có thể lên tới 4-5 lần. Vì thế, giống như công ty xây dựng PVX, nhiều công ty bất động sản cũng rơi vào bế tắc và đứng trước nguy cơ phá sản.

    Đó là lý do ông Lân cho rằng trong số các doanh nghiệp niêm yết hiện nay chỉ có khoảng 20% là tương đối tốt, còn lại đều có nguy cơ phá sản. Nếu xét đến các yếu tố như lợi nhuận hoạt động lớn hơn lãi vay và tài sản ngắn hạn/ nợ vay ngắn hạn lớn hơn 1 thì có không quá 20% doanh nghiệp niêm yết đáp ứng được những điều kiện này.

    Nhập nhằng lợi ích “các bên liên quan”

    Không phải đến khi có chuyện cho vay tiền bạc giữa Công ty Quốc Cường Gia Lai (QCG) và con gái Chủ tịch mới làm người ta chú ý đến những mối quan hệ như vậy. Những chuyện nhập nhằng giữa doanh nghiệp và cá nhân là người thân của lãnh đạo vẫn xảy ra tại không ít công ty niêm yết trước đó.

    Tại QCG, theo báo cáo tình hình hoạt động 6 tháng, tổng các khoản con gái Chủ tịch vừa vay và cho QCG vay là trên 150 tỉ đồng. Trong lúc gặp khó khăn, doanh nghiệp gặp được người cho vay vốn là chuyện đáng mừng. Nhưng nếu xét kỹ sẽ thấy lạ. Bởi có lẽ QCG không cần đến khoản tiền rất khỏ so với vốn chủ sở hữu hơn 2.000 tỉ đồng (tính đến cuối tháng 6.2012). Mà nếu có, số tiền ít ỏi này cũng chẳng giúp xoay chuyển được gì nhiều trong hoạt động kinh doanh. Vậy mà chuyện vay qua vay lại vẫn diễn ra khá thường xuyên.

    Theo ông Lân, chuyện này không hiếm, như chuyện xảy ra năm ngoái ở một doanh nghiệp lớn trong ngành bất động sản. Vị chủ tịch công ty này cầm cố cổ phiếu đang sở hữu tại một ngân hàng để lấy tiền mặt rồi, cho chính doanh nghiệp mình đang lãnh đạo vay lại. Sau đó doanh nghiệp này lại cho một cá nhân khác vay, thực ra cũng là vị này. Như vậy, lãnh đạo vừa có thể được hưởng phần lãi suất chênh lệch giữa 2 khoản vay, vừa lấy tiền về và còn có thể trở thành chủ nợ nếu công ty gặp chuyện xấu. “Đó là một dạng xung đột lợi ích, chỉ có cổ đông nhỏ là chịu thiệt”, ông Lân đánh giá.

    Sở hữu chéo

    Việc sở hữu lòng vòng giữa các doanh nghiệp không phải là chuyện mới. Có thể kể đến các trường hợp ở Công ty Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (CII), Công ty Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh Gilimex (GIL) và các doanh nghiệp thuộc họ Sông Đà.

    Ở CII tồn tại nhiều mối quan hệ sở hữu chằng chịt. Các công ty con thường xuyên mua vào bán ra cổ phiếu công ty mẹ. CII sở hữu Cầu đường Bình Triệu 51% nhưng công ty con này lại sở hữu ngược CII gần 4%. Rồi Công ty Đầu tư và Xây dựng Hà Nội do CII sở hữu 99,9% cũng sở hữu công ty mẹ gần 7% cổ phần.

    Hay như trường hợp của Công ty Đầu tư Bất động sản Sài Gòn (SII) mới lên sàn gần đây. CII nắm 35% cổ phần SII và SII nắm ngược hơn 3% cổ phần CII. SII cũng là đơn vị bán lại hơn 20% cổ phần Công ty Lữ Gia (LGC) để giúp CII nâng sở hữu tại LGC lên 80%. Trong dự án Lữ Gia Plaza, SII cũng góp 25% vốn cùng CII. Đáng chú ý, 6 tháng đầu năm nay, doanh thu thuần của SII chưa tới 2 tỉ đồng nhưng doanh thu hoạt động tài chính đạt gần 25 tỉ đồng. Lợi nhuận sau thuế của SII đạt gần 57 tỉ đồng, trong đó 98% đến từ các công ty liên doanh, liên kết.

    Mối quan hệ sở hữu rối rắm này khiến nguồn gốc lợi nhuận của doanh nghiệp trở thành câu hỏi không dễ trả lời. Vấn đề kém minh bạch thông tin cũng được đặt ra trong khi rủi ro đổ vỡ trong hệ thống là chuyện có thể thấy được.

    Mua bán theo nhóm

    Hình thức mua bán theo nhóm đã nở rộ trong khoảng 3 năm trở lại đây. Điển hình là vụ thâu tóm Công ty Ngoại thương và Phát triển Đầu tư TP.HCM (FDC) hay Ngân hàng Sài Gòn Thương tín - Sacombank (STB) vừa qua. Ở đây, hình thức sở hữu theo nhóm đóng vai trò then chốt trong việc chuyển giao quyền lực. Nhóm cổ đông giành quyền sở hữu FDC với 35%, Ngân hàng Eximbank (EIB) đại diện nhóm cổ đông sở hữu STB với 51% được ủy quyền. Điều đáng nói là doanh nghiệp bị thâu tóm không hề biết được đối tượng thâu tóm mình đã nắm cổ phần với mức buộc phải công bố thông tin (như là 5%, 25% hay trên 50%) khi nào.

    Các hoạt động thâu tóm âm thầm như vậy khiến nhà đầu tư trong nước lẫn nước ngoài đều cảm thấy e ngại. Theo ông Lân, các thị trường niêm yết phát triển cho phép thâu tóm lẫn nhau nhưng yêu cầu phải công khai. “Các kiểu đánh úp này không phạm luật Việt Nam bởi luật nước ta còn quá thoáng, nhưng nó cho thấy đạo đức kinh doanh chưa đẹp”, ông nói.

    Đầu tư đa ngành

    Theo nghiên cứu của ông Sơn, VCP, nhiều công ty lớn ở Việt Nam có các khoản đầu tư trái ngành, không “ăn nhập” gì với lĩnh vực kinh doanh cốt lõi. Nhiều nhất là đầu tư vào ngân hàng, công ty chứng khoán, bất động sản hoặc cổ phiếu doanh nghiệp.

    Lấy ví dụ về trường hợp của Công ty Kinh Đô. Ước tính từ năm 2007-2012, Kinh Đô đã rót khoảng 13% tổng tài sản vào các dự án bất động sản. Thế nhưng, điều đó cũng không giúp cải thiện được hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Có thể thấy chỉ số lợi nhuận/vốn (ROE) của Kinh Đô hiện nay chưa tới 10%, xấp xỉ mức của năm 2007. Trong khi đó, tính từ năm 2007 đến nay, chỉ số này của Vinamilk đã tăng gấp đôi, gần 40%. Được vậy là nhờ Vinamilk đã kịp thời rút khỏi các khoản đầu tư vào bia và cà phê, vốn không phải là thế mạnh của Công ty, để tập trung vào phát triển sản phẩm sữa.

    Không như Vinamilk, rất nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thể thoát ra được các khoản đầu tư ngoài ngành. Với tình hình kinh tế trong và ngoài nước còn nhiều khó khăn, ông Sơn, VCP, đã đưa ra một dự báo khá bi quan: trong 2 năm tới, đa số các công ty chứng khoán và bất động sản sẽ phải đóng cửa. Kẻ sống sót được là những người nhanh chân sáp nhập để tăng quy mô và xây dựng năng lực cốt lõi.

    (Theo Nhịp cầu đầu tư)


  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Điều này chỉ làm người ta thấy dân khựa dã man , ngu ngốc , ti tiện và tiểu nhân mà thôi !

    @Mr_Chen có ý kiến gì không ? :-??

  6. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    :-??:-??:-??:-??:-??:-??:-??
    ============================================
    Tàu ngầm TQ không sánh được loại Liên Xô sản xuất cách đây 20 năm



    (03:19 15/11/2012) Christensen dẫn nội dung báo cáo của Cục Tình báo, Bộ Hải quân Mỹ cho biết, tính năng chạy êm của tàu ngầm lớp Tấn thậm chí còn không bằng tàu ngầm do Nga chế tạo 20 năm trước.



    [​IMG]
    Tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn, Hải quân Trung Quốc - trang bị tên lửa đạn đạo JL-2

    Ngày 14/11, “Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung” trình báo cáo thường niên cho Quốc hội Mỹ, nhưng nội dung báo cáo đã sớm được các phương tiện truyền thông, báo chí tiết lộ, đưa tin.

    Báo cáo cho rằng, lực lượng tấn công hạt nhân được hình thành bởi tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn trang bị tên lửa đạn đạo JL-2 sẽ tạo ra mối đe dọa cho Mỹ.

    Nhưng trang mạng tạp chí “Popular Mechanics” cho rằng, Mỹ có nhiều cách để ngăn chặn mối đe dọa này. Ngoài ra, có chuyên gia Mỹ cho rằng, tính năng chạy êm của tàu ngầm lớp Tấn thậm chí không bằng trình độ 20 năm trước của Nga, nếu gặp Mỹ sẽ ngồi “chờ chết”.

    Tờ tạp chí “Popular Mechanics” đã liệt kê ra một số phương pháp ngăn ngừa mối đe dọa từ Trung Quốc, đó là: Trước hết, nếu vệ tinh Mỹ dò tìm được tàu ngầm Trung Quốc rời bến cảng, tàu ngầm Mỹ có thể sẽ chờ phục sẵn ở Thái Bình Dương, chuẩn bị một cuộc chơi “mèo vờn chuột” dưới biển.

    “Nếu tàu ngầm Trung Quốc triển khai, tàu ngầm tấn công Mỹ có thể sẽ tiến hành theo dõi” – Hans Christensen, chuyên gia của Hội các nhà khoa học Mỹ nói.

    [​IMG]
    Tên lửa đạn đạo JL-2 được phóng lên từ tàu ngầm Trung Quốc

    Thứ hai, tầm phóng của tên lửa phóng ngầm JL-2 khoảng 4.500 dặm Anh (khoảng 7.242 km), điều này có nghĩa là tên lửa JL-2 khó mà tấn công nước Mỹ khi triển khai ở bờ biển Trung Quốc.

    Nếu triển khai khu vực cách phía tây Hawaii khoảng 1.000 dặm Anh (khoảng 1.609 km), tên lửa JL-2 có thể tấn công Los Angeles, nhưng nếu muốn đưa Washington vào phạm vi tấn công, tên lửa này phải triển khai ở khu vực cách bờ biển phía tây nước Mỹ khoảng 1.500 dặm Anh (khoảng 2.414 km).

    Trong khi đó, đối với tàu ngầm Trung Quốc, làm thế nào để sống sót ở vùng biển ngoài Trung Quốc là một vấn đề.

    Lực lượng được Nhật Bản và Mỹ triển khai ở Thái Bình Dương có thể dò tìm được tàu ngầm Trung Quốc: Tàu ngầm Trung Quốc nếu muốn kéo gần khoảng cách, mon men ra khơi tạo mối đe dọa đối với lãnh thổ Mỹ, thì không thể không phải lẩn tránh chúng.

    Christensen dẫn nội dung báo cáo của Cục Tình báo, Bộ Hải quân Mỹ cho biết, tính năng chạy êm của tàu ngầm lớp Tấn thậm chí còn không bằng tàu ngầm do Nga chế tạo 20 năm trước.

    Ông nói: “Tiếng ồn của chúng quá lớn , khó tránh được hệ thống săn ngầm của Mỹ”, “lực lượng tàu ngầm Mỹ huấn luyện theo dõi đối với tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo đã trải qua thời gian hơn 60 năm. Trên cơ sở đó, nếu tàu ngầm Trung Quốc có thể thoát chết từ chiến tranh, sống sót lâu dài, tôi sẽ cảm thấy ngạc nhiên. Đối với tôi, chúng sẽ ngồi chờ chết”.

    [​IMG]
    Tàu ngầm hạt nhân Mỹ sẽ phục sẵn dưới lòng đại dương nếu tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc dám mon men ra khỏi cửa nhà?

    Ngoài ra, trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hải quân Mỹ từng sử dụng hệ thống bộ cảm biến dưới nước được gọi là “hệ thống giám sát sonar” để theo dõi tàu ngầm Liên Xô, đến nay tuy số lượng bộ cảm biến được sử dụng có giảm đi, nhưng điều này vẫn có hiệu quả ở Thái Bình Dương.

    Bộ Quốc phòng Mỹ đang tập trung vào nghiên cứu phát triển một công nghệ theo dõi thế hệ mới, dùng để góp phần xóa bỏ mối đe dọa của tàu ngầm Trung Quốc.

    Chương trình săn ngầm do Cục dự án nghiên cứu cao cấp của Bộ Quốc phòng Mỹ thực hiện sẽ chế tạo vệ tinh phiên bản hải dương (biển), thiết bị nghe lén kiểu robot của nó có thể hoạt động ở cả vùng nước nông và vùng nước sâu, có khả năng phát hiện và theo dõi tàu ngầm của kẻ thù.

    “Chiêu” cuối cùng để phòng ngừa những mối đe dọa tên lửa này chính là triển khai hệ thống đánh chặn trên bộ ở bang Alaska.

    Hệ thống này nhằm đánh chặn tên lửa đạn đạo do CHDCND Triều Tiên phóng, nhưng Christensen cho rằng, hệ thống này cũng có khả năng đánh chặn tên lửa phóng ngầm, song tiền đề là cự ly bay của tên lửa cách rất xa.

    [​IMG]
    Tên lửa đánh chặn GBI của hệ thống phòng thủ tên lửa đoạn giữa trên bộ Mỹ (GMD), có thể đánh chặn đầu đạn tên lửa xuyên lục địa ngoài 5.000 km. Hiện nay, Mỹ đã triển khai 30 quả tên lửa đánh chặn ở căn cứ không quân Vandenberg, miền trung bang California và Fort Greely, bang Alaska.
  7. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Vậy là 1 tuần nữa lại qua đi !
    Chúc các bác những ngày nghỉ cuối tuần nhiều niềm vui !
    ==============================================
    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
    @hoanglan88 , @hoanglansv @TraMY686 , @ptkh , @talatoi , @namson67 , @caominhhuy , @Shapphire5 , @stock_banking , @byeshowbye , @hoatimbanglang , @Golgotha @Prince_Dalat , @ndl_70 , @MAYRUI.COM , @f999 , @solomong , @hocaptrung , @yht267 , @oliu201105 , @giaoluu1980 , @trongvcbs , @magicsword , @kimngoc66 , @SINH-TU , @HDVN6868 , @hocchoick2010 , @luuphucco , @thamlathang , @an-nhien , @meoluoi8104 , @uyen186 , @Hoa_Sim ............ @batdongsanhp , @thuypb , @boyfox , @cavoimap , @Hoanghontim2011 , @a_violet_poem , @songbien.1900 , @linhmoitotee , @hailua7777 , @F999 , @letanh , @lefan_1 , @nhieutiennhat , @hongbach09 , .....@lanlan , .....@Quang-Trung ...@lucky.chandai , @baoan0104 , @skeleton2012 , @khongyeu , @hamtien2009 , @pigo.vn , @SuPerSic , @ilovemynickname , @chaiens , @xo_1010 , @longphan89 , @choiphaithang , @hoasua82 , @night.storm.01 , @baovu1985 , @gocanda , @tuancapo , @trucquynh_07 , @tapchoick10 , @overstock , @daigiabaclieu , @BloodWar , @daithanhung , @hamtien2009 , @miketqd , @donso23 , @boomer111103 , @xauzai77 , @huyenhana , @nathanmr_84 , @vietmy68 , @phu.sa , @chungkhoandamme , @hoamotminh , @N_D123 , @hoanghacuti , @hoailinhbtt , @kimlongtu , @smallcats , @BangLangTim68 , @thatnhudem , @Eipiti , @hangdoc319 ., @TDSQB , @DungTri86
  8. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Trung Quốc đã đánh mất sức hấp dẫn ở Đông Nam Á như thế nào?

    Trung Quốc đầu tư vài tỷ USD mỗi năm vào khu vực Đông Nam Á để tăng cường ảnh hưởng và thúc đẩy các lợi ích chiến lược tại khu vực này. Tuy nhiên, cuộc “tấn công hấp dẫn” của người Trung Quốc lại đang tỏ ra kém hiệu quả hơn người ta vẫn nghĩ.


    Trung Quốc đầu tư vài tỷ USD mỗi năm vào khu vực Đông Nam Á để tăng cường ảnh hưởng và thúc đẩy các lợi ích chiến lược tại khu vực này. Mặc dù sự đầu tư này trong chừng mực nào đó đã giúp Bắc Kinh cải thiện mối quan hệ với Việt Nam và các nước láng giềng khác ở Đông Nam Á, nhưng cuộc “tấn công hấp dẫn” (charm offensive) của Trung Quốc vốn được giới phân tích theo dõi khá sát sao[1][1] lại tỏ ra kém hiệu quả hơn so với nhận thức thông thường. Các dự án phát triển của Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối của người dân địa phương và những luận điệu mang nặng tính chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông ngày càng làm cho mối quan hệ của họ với các bên tranh chấp ở Biển Đông trở nên căng thẳng.
    Một thập kỷ của sức hấp dẫn - và tiền
    Chính sách đối ngoại của Trung Quốc từng nhấn mạnh “sự trỗi dậy hòa bình”, quan điểm không đối đầu và giọng điệu ôn hòa tại khu vực Biển Đông. Kết quả là, thương mại, đầu tư và viện trợ phát triển chính thức (ODA) là những yếu tố quan trọng trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc với các quốc gia chủ chốt trong khu vực[2][2].
    Sách trắng về viện trợ nước ngoài năm 2011 của Trung Quốc – được xem là một bước đột phá khi công khai các thông tin về chính sách và số liệu ODA của Trung Quốc – đã khẳng định mục đích viện trợ nước ngoài của Trung Quốc là để củng cố mối quan hệ thân thiện và hợp tác kinh tế thương mại với các nước đang phát triển khác, thúc đẩy hợp tác Nam-Nam và đóng góp vào “sự phát triển chung của nhân loại.” Theo sách trắng, Trung Quốc đã cung cấp 39 tỷ USD viện trợ nước ngoài vào cuối năm 2009, bao gồm 16,6 tỷ USD viện trợ không hoàn lại, 11,6 tỷ USD là các khoản vay không lãi và 11,19 tỷ USD là các khoản vay ưu đãi. Các dự án “chìa khóa trao tay” chiếm 40% trong tổng số này. Sách trắng cũng lưu ý rằng có 123 quốc gia đang phát triển nhận viện trợ thường xuyên, trong đó có 30 quốc gia ở châu Á và 51 quốc gia ở châu Phi. Cả châu Á và châu Phi chiếm khoảng 80% trong tổng số viện trợ nước ngoài của Trung Quốc[3][3].
    Mặc dù sách trắng không đưa ra các số liệu cụ thể cho từng quốc gia nhưng Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ đã ước tính rằng số tiền đầu tư, thương mại và ODA vào khu vực Đông Nam Á - đặc biệt là viện trợ phát triển cơ sở hạ tầng - đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây và Trung Quốc là một trong những nguồn viện trợ lớn nhất cho khu vực Đông Nam Á[4][4]. Thông báo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, phát hành cùng thời điểm với Hội nghị thượng đỉnh của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Bali tháng 11 năm 2011, đã nêu bật sự tăng trưởng nhanh chóng trong thương mại Trung Quốc-ASEAN, trung bình tăng hơn 20% mỗi năm từ năm 1991, cũng như sự tăng trưởng trong đầu tư hai chiều lên đến gần 80 tỷ USD. Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN có hiệu lực từ năm 2010 với việc gỡ bỏ hàng rào thuế quan cho hơn 90% các sản phẩm nhập khẩu giữa Trung Quốc và ASEAN sẽ giúp thắt chặt quan hệ thương mại giữa hai bên[5][5].
    Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến việc thúc đẩy quan hệ kinh tế với các quốc gia láng giềng ở Biển Đông. Với Việt ffice:smarttags" />Nam, một đối tác thương mại lớn, Trung Quốc đã giúp phát triển xây dựng đường sắt, phát triển thủy điện và các cơ sở đóng tàu. Ở Philippin, Trung Quốc đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng, năng lượng, nông nghiệp và khai thác mỏ. Một báo cáo đã chỉ ra Trung Quốc là nguồn cung cấp ODA song phương lớn thứ ba của Philippin năm 2006, sau Nhật Bản và Vương quốc Anh, trong khi một báo cáo khác cho biết Philippin là nước nhận nhiều nhất các khoản vay của Trung Quốc ở Đông Nam Á, với tổng trị giá 2 tỷ USD theo các cam kết năm 2007[6][6]. Tháng 11 năm 2011, Trung Quốc và Brunei đã ký bốn Bản ghi nhớ hợp tác trong các lĩnh vực lâm nghiệp, năng lượng, thương mại dầu khí và thành lập các “thành phố kết nghĩa”[7][7]. Mặc dù rất khó tìm được các con số chính xác nhưng một số nhà phân tích cho rằng Trung Quốc là nhà cung cấp chính các khoản hỗ trợ kinh tế cho Myanmar, Campuchia và Lào, đồng thời tài trợ cho một số dự án liên quan đến năng lượng, cơ sở hạ tầng, phát triển nông nghiệp và các dự án trọng điểm khác ở những nước này[8][8].
    Tại khu vực Đông Nam Á, cũng như ở các nơi khác, cách thức viện trợ và đầu tư nước ngoài của Trung Quốc có sự khác biệt so với các chuẩn mực quốc tế được chấp nhận rộng rãi, vốn đòi hỏi sự quản trị tốt, tính minh bạch và tính có điều kiện. Trong khi các thông lệ chính thống về viện trợ phát triển trên thế giới có xu hướng đặt ra các điều kiện để được viện trợ hoặc cho vay, chẳng hạn như yêu cầu nước tiếp nhận phải thiết lập thị trường mở hoặc xây dựng chính sách quản trị tốt, chính sách viện trợ phát triển bao trùm của Trung Quốc là “không can thiệp” vào nước nhận các khoản đầu tư và ODA của họ. Sách trắng mới đây về viện trợ nước ngoài đã lưu ý rằng “Trung Quốc không bao giờ sử dụng viện trợ nước ngoài như một phương tiện để can thiệp vào công việc nội bộ của nước nhận viện trợ hoặc tìm kiếm đặc quyền chính trị cho chính mình.”[9][9] Tuy nhiên, trong thực tế, Trung Quốc thường sử dụng chính sách đầu tư phát triển của họ để khai thác tài nguyên hay để đạt được các kết quả ngoại giao thuận lợi.
    Tuy nhiên, cách tiếp cận về phát triển trên của Trung Quốc lại khá hấp dẫn đối với các chính phủ đang không hài lòng với những yêu cầu về quản trị tốt hay các quy định khác của các nhà viện trợ song phương và đa phương. Nguyên tắc không can thiệp của Trung Quốc tạo ra tiếng vang mạnh với các quốc gia ASEAN - một tổ chức vốn gìn giữ những nguyên tắc như không can thiệp công việc nội bộ của nhau và tăng cường hợp tác. Do vậy, trong một thập kỷ qua, cách thức viện trợ tư lợi nhưng vô điều kiện của Trung Quốc đã đặc biệt thu hút chính phủ một số nước Đông Nam Á, dù không phải lúc nào cũng hấp dẫn đối với những cộng đồng dân cư địa phương chịu tác động trực tiếp từ các dự án cụ thể.
    Liệu các khoản đầu tư của Trung Quốc có chuyển thành “sức hút” hay không?
    Trung Quốc hy vọng rằng những đầu tư cho khu vực sẽ chuyển thành ảnh hưởng theo hai cách: thúc đẩy hợp tác và thiện cảm nội bộ trong từng nước cũng như giúp đạt được các kết quả thuận lợi cho Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông. Tuy nhiên, những diễn biến vài năm qua cho thấy ảnh hưởng của Trung Quốc trong cả hai mặt trên vẫn còn hạn chế.
    Ảnh hưởng của Trung Quốc đối với các quốc gia láng giềng
    Bằng việc sử dụng các khoản viện trợ phát triển để vụ lợi cho riêng mình một cách khá lộ liễu, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã thất bại trong việc tạo ra thiện chí thực sự giữa các nước đối tác. Trung Quốc sử dụng vốn và viện trợ phát triển nước ngoài để tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên, năng lượng và các lợi ích chiến lược khác, đôi khi còn gây tổn hại đến lợi ích của các nước tiếp nhận viện trợ và đầu tư. Cách tiếp cận của Trung Quốc đối với viện trợ và đầu tư song phương lại nằm ngoài khuôn khổ đang định hình về các tiêu chuẩn toàn cầu định hướng cho các hoạt động viện trợ như vậy. Các tiêu chuẩn này thường nhấn mạnh đến quyền sở hữu của địa phương đối với các dự án, sự tham gia và trao quyền cho các xã hội dân sự địa phương, tính minh bạch xung quanh việc phát triển các dự án cũng như chính sách thu hút thêm các nhà viện trợ.
    Ví dụ từ Việt Nam và Philippin có thể minh họa rõ nét cho nhận định này. Tại Việt Nam, nước có trữ lượng bô-xít lớn thứ ba thế giới, một thỏa thuận với công ty con của một tập đoàn khai thác khoáng sản nhà nước của Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội, trong đó có các anh hùng chiến tranh, các nhà sư và các nhà hoạt động môi trường. Mặc dù tình cảm dân tộc cũng là một phần nguyên nhân kích động sự phản đối này nhưng những tác động đến môi trường cũng như bản chất thật của cách tiếp cận Trung Quốc đối với việc khai thác khoáng sản ở Việt Nam - đó là mang hàng ngàn lao động Trung Quốc vào Việt Nam - mới là những mối lo ngại chính cho vấn đề khai thác quặng bô-xít tại Việt Nam[10][10].
    Đối với Philippin, Trung Quốc đã cho nước này vay một khoản trị giá 500 triệu USD để xây dựng tuyến đường sắt liên kết Clark với Manila - thời điểm đó được miêu tả như là một ví dụ điển hình về sự hợp tác kinh tế giữa hai nước. Tuy nhiên, tuyến đường sắt đã dính vào nhiều tranh cãi khi các nhà phê bình cáo buộc có dấu hiệu tham nhũng và uẩn khúc trong dự án này. Một luật sư cố vấn cho Quốc hội Philippin phát biểu năm 2009: “Trong khi các công ty Mỹ và châu Âu phải tuân thủ các nguyên tắc về chống tham nhũng, người Trung Quốc tôi có thể nói là hoàn toàn phớt lờ các quy chuẩn về sự minh bạch và trách nhiệm. Và đó [là] điều đáng lo ngại”[11][11]. Dự án đường sắt, cuối cùng đã bị đình chỉ vì những cáo buộc tham nhũng, gần đây đã được chính phủ Philippin xem xét lại sau khi Trung Quốc đồng ý sửa đổi điều khoản về kinh phí và thiết kế.
    Một câu chuyện khác gần đây của Myanmar còn đáng chú ý hơn. Trung Quốc từ lâu đã xem Myanmar là một đồng minh vững chắc, đặc biệt khi nước này chào đón các nguồn đầu tư vốn được thiết kế để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng cấp thiết của Trung Quốc. Tuy nhiên, vào tháng 9 năm 2011 giới lãnh đạo Myanmar đã đột ngột dừng một dự án thủy điện lớn của Trung Quốc. Dự án bị dừng một phần là vì Myanmar cho rằng nó phục vụ chủ yếu cho nhu cầu điện của các thành phố miền đông của Trung Quốc, hơn là mang lại lợi ích cho người dân địa phương của Myanmar. Hơn nữa, dự án này được đánh giá là không minh bạch và không tính đến quan điểm và lợi ích của người dân địa phương và các nhóm xã hội dân sự của Myanmar – những người đã phản đối dự án này và các dự án xây dựng đập thủy điện khác của Trung Quốc[12][12]. Điều đáng kinh ngạc là những mối lo ngại trên đã góp phần, không ít thì nhiều, dẫn đến quyết định của Myanmar tạm dừng một dự án quan trọng với nhà tài trợ chính của họ.
    Căng thẳng trên Biển Đông
    Thật khó để chứng minh rằng sự đầu tư, thương mại và viện trợ của Trung Quốc đã trực tiếp mang đến những lợi ích cụ thể cho Trung Quốc tại Biển Đông. Tuy nhiên, trong thập kỷ vừa qua, cách tiếp cận về đầu tư và phát triển của Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á đã trùng hợp với “sự làm giảm một cách có ý thức các tranh chấp chưa được giải quyết trong khu vực.”[13][13]
    Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippin, Malaysia, Indonesia và Brunei là các bên tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông với những yêu sách khác nhau (yêu sách chủ quyền đối với các đảo hoặc các hình thái địa chất hoặc yêu sách các quyền trên biển). Thập niên 1990 đã chứng kiến ​​căng thẳng leo thang và xung đột bùng nổ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng trên biển trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ. Sau đó là một khoảng thời gian tương đối yên tĩnh, được đánh dấu bằng việc Trung Quốc ký Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông vào năm 2002. Lãnh đạo Trung Quốc đã công khai hành động này như tín hiệu cho sự sẵn sàng giải quyết các tranh chấp trong khuôn khổ hợp tác.
    Tuy nhiên, tình hình gần đây đã trở nên tồi tệ khi Trung Quốc trở lại với những lời lẽ hiếu chiến và hành động ngày càng cứng rắn hơn, làm cho các đối tác thương mại và đầu tư của họ trong khu vực rất lo lắng. Trong năm 2011, các tàu hải giám Trung Quốc đã tỏ ra hung hăng hơn so với trước khi ba lần quấy rối tàu của các nước khác trong vùng biển tranh chấp[14][14]. Theo quan sát của các nhà phân tích khu vực, các ấn phẩm của Trung Quốc dành cho độc giả nước ngoài cũng mang giọng điệu chủ nghĩa dân tộc hơn. Một nhà phân tích đã viết trên tờ Bưu điện Jakarta: “Thời báo Hoàn Cầu có trụ sở tại Bắc Kinh đã xuất bản một bài xã luận sắc bén cảnh báo các bên yêu sách ở Biển Đông nên chuẩn bị tinh thần cho ‘tiếng nổ của đại bác’... Trung Quốc cần phải học cách bước đi và nói chuyện nhẹ nhàng hơn”[15][15]. Các quốc gia khác cũng đã phản ứng tiêu cực với những lời lẽ và hành động của Trung Quốc, và một số nước đã đáp trả lại bằng những lời lẽ và hành động chủ nghĩa dân tộc của riêng họ.
    Từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2012, giữa Philippin và Trung Quốc đã xảy ra xung đột gần Bãi cạn Scarborough (Hoàng Nham) dẫn đến các cuộc biểu tình lan rộng ở Philippin trước khi cả hai bên rút tàu của họ để hạ nhiệt căng thẳng. Ngay sau đó, một tàu khu trục Trung Quốc bị mắc cạn ở chính vùng biển đó, gần như đẩy hải quân Philippin vào một thế kẹt mới trước khi con tàu này nổi lên và trở về nhà[16][16]. Trong các sự cố trên, Bắc Kinh đã cố gắng sử dụng lợi thế kinh tế của mình để buộc Manila xuống thang và để ngăn chặn Manila thách thức các tàu của Trung Quốc trong tương lai. Trung Quốc đã hủy các chuyến du lịch, trì hoãn việc nhập khẩu nông sản và tạo ra bất ổn chung cho quan hệ song phương trong tương lai – những việc này đã ảnh hưởng tiêu cực đến thương mại và đầu tư. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu những hành động này của Trung Quốc có ảnh hưởng đáng kể đến chính sách của Philippin hay không nhưng điều này bộc lộ những hạn chế trong chiến lược đầu tư của Trung Quốc[17][17].
    Kết luận
    Trái ngược với những nỗ lực của Trung Quốc nhằm đạt được các thỏa thuận thương mại, gia tăng đầu tư và che phủ khu vực với các khoản viện trợ phát triển, điều đáng ngạc nhiên là mức độ nhỏ bé mà chiến lược sức mạnh mềm của Trung Quốc ở khu vực đóng góp vào việc làm giảm các tranh chấp ngoại giao và an ninh tiêu cực giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng. Có hai cách giải thích. Thứ nhất, những lợi ích an ninh cứng, đặc biệt là những lợi ích gắn chặt chẽ với cốt lõi bản sắc dân tộc, đã lấn át lợi ích kinh tế của các nước láng giềng Trung Quốc trên Biển Đông. Thứ hai, mặc dù Trung Quốc đã sẵn lòng vượt ra ngoài khuôn khổ của các quy tắc phát triển toàn cầu như là một “món quà” dành cho nước nhận viện trợ song phương, việc không tuân theo các quy chuẩn chung này có thể làm giảm bớt tác động tích cực dự kiến của các khoản viện trợ trong dài hạn. Nếu Trung Quốc trong con mắt của những nước nhận viện trợ chỉ quan tâm duy nhất đến các mục tiêu chiến lược của Trung Quốc thì lợi thế thương mại tạo ra bởi viện trợ và đầu tư của nó có thể chỉ là thoáng qua khi những tranh chấp ngắn hạn về ngoại giao và an ninh phát sinh.
    Shanthi Kalathil là một nhà tư vấn phát triển độc lập và là nghiên cứu viên không thường trú tại Viện Nghiên cứu Ngoại giao của Đại học Georgetown. Bài viết được đăng lần đầu tiên trên trang CNAS.


    Thiên Hương
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://vietbao.vn/Doi-song-Gia-dinh/Thieu-nu-Trung-Quoc-tat-cha-gia/2131567082/111/
    Thiếu nữ Trung Quốc tát cha già


    Một đoạn clip ghi lại cảnh một thiếu nữ liên tục tát như trời giáng vào mặt cha già giữa phố được đăng tải thời gian gần đây đang khiến cư dân mạng Trung Quốc
    vô cùng bất bình.
    _____________________________________________________________

    Thiếu nữ có hành động đáng lên án này là Xiaojin, 14 tuổi, sống ở thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Trong đoạn clip được ghi lại và đưa lên mạng, người xem có thể thấy rõ cô gái này liên tục vung tay tát mạnh vào mặt cha già rất nhiều lần trước khi đấm túi bụi và đá vào người ông.

    Điều khiến nhiều người kinh ngạc hơn là trong suốt đoạn video, người cha không hề cố gắng ngăn hành động điên rồ của con gái lại. Thay vào đó, ông bình tĩnh đón nhận cơn thịnh nộ và những cú đánh trời giáng của con gái mà không một chút tức giận.


    [​IMG]
    Con gái bất hiếu tát bố ngay giữa phố.



    Thậm chí, ông còn nói với con gái: “Hãy đánh bố đi, bố sẽ không chạy đâu”.


    Đoạn video này ngay sau khi được đưa lên mạng đã lan truyền nhanh chóng, gây nên một làn sóng phẫn nộ, tờ South China Morning Post cho biết. Rất nhiều người băn khoăn tự hỏi tại sao ông bố không phản kháng và dạy cho đứa con hư hỏng một bài học.


    [​IMG]

    [​IMG]


    [​IMG]

    Ông bố lĩnh trọn những cái tát trời giáng của cô con gái.


    Xiaojin đã bỏ nhà tới làm việc tại một khách sạn. Cô gái này sau đó đã bị ông bố lôi về nhà rồi đưa đến đồn cảnh sát. Phóng viên nghe được vụ việc đã kéo đến rất đông để đưa tin.

    [​IMG]
    Người cha già im lặng chịu trận trước cơn thịnh nộ của con gái.



    Được biết, bố mẹ của Xiaojin ly hôn khi cô thiếu nữ còn rất nhỏ. Vì cả bố và mẹ đều làm việc xa nhà, Xiaojin được ông bà nuôi dưỡng.


    Gần đây, cô gái này dọn đến sống với cha khi ông giành được quyền giám hộ con gái. Tuy nhiên, Xiaojin cho biết cô rất ghét cuộc sống phải nghe theo người giám hộ mới và khẳng định người đàn ông này thường đánh đập, la mắng mình mỗi khi say.

  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967



    Thiếu nữ Trung Quốc tát cha già

    Con này giao cho Taliban hành hình mới xứng tội !
    ( Tội nhân đứng trong 1 cái hố, đám đông dân chúng dùng đá ném đến chết thì thôi )


Chia sẻ trang này