Làm giàu từ Chứng khoán - những thông tin bổ ích ( t4)

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi tridunghtvc, 09/07/2012.

5790 người đang online, trong đó có 607 thành viên. 08:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 42444 lượt đọc và 584 bài trả lời
  1. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    BBC thời gian gần đây có rất ít bài chống phá VN > Có vẻ như họ đã hiểu VN nhiều hơn....
    :-??:-??:-??:-??:-??:-??
    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
    ==============================================================
    Vai trò Mỹ trong quan hệ Việt - Trung


    James Bellacqua và Brad Daniels
    Gửi cho BBCVietnamese.com từ bang Virginia, Hoa Kỳ





    Cập nhật: 11:04 GMT - thứ bảy, 17 tháng 11, 2012

    [​IMG] Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta thăm Việt Nam tháng Sáu 2012


    Quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ rõ ràng trên đà đi lên, với các diễn biến tích cực ở gần như mọi lĩnh vực trong quan hệ song phương.
    Các trao đổi cấp cao, từng không thể nghĩ đến, đã trở nên bình thường trong những năm gần đây. Ngoại trưởng Hillary Clinton và Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta đều thăm Việt Nam năm 2012.

    Các bài liên quan




    Chủ đề liên quan



    Quan hệ kinh tế đặc biệt mạnh mẽ và gia tăng: Hoa Kỳ đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam. Trao đổi thương mại song phương, chưa đầy 540 triệu đôla khi quan hệ ngoại giao được bình thường hóa năm 1995, nay lên gần 22 tỷ đôla. Cũng có hợp tác đáng kể trong y tế, giáo dục, và môi trường.
    Hai nước cũng ký thỏa thuận về điện hạt nhân, hàng không dân dụng và chống tội phạm xuyên quốc gia. Điều quan trọng, hai nước cựu thù cũng bắt đầu củng cố quan hệ quân sự. Hai nước tiến hành hoạt động hải quân chung lần đầu tiên năm 2010 và hợp tác chặt chẽ về những “vấn đề di sản” còn lại từ chiến tranh, như xử lý bom mìn và vật liệu chưa nổ
    Những diễn biến này xuất phát từ lợi ích kinh tế và chiến lược trùng lắp cũng như lo ngại chung về ổn định khu vực. Ví dụ, quan hệ cải thiện với Washington phù hợp với chính sách ngoại giao “đa phương” của Hà Nội, muốn mở rộng quan hệ với các đại cường để tránh phụ thuộc vào một nước duy nhất. Kinh tế thiên về xuất khẩu của Việt Nam cũng hưởng lợi nhờ liên hệ mạnh hơn với kinh tế Mỹ.
    Xích lại với Mỹ
    [​IMG] Ngoại trưởng Hillary Clinton thăm Hà Nội tháng Bảy, tái khẳng định quan hệ


    Trung Quốc là một yếu tố khác thúc đẩy động thái làm bạn của Hà Nội với Washington. Thoạt nhìn, Trung Quốc và Việt Nam có vẻ chia sẻ nhiều điểm chung. Cả hai nước chia sẻ những điểm tương đồng văn hóa, cùng do đảng cộng sản cầm quyền và đang chuyển đổi sang kinh tế thị trường. Nhưng quan hệ song phương của họ vô cùng phức tạp, và nhiều căng thẳng. Các giai đoạn bị Trung Quốc thống trị đã củng cố sự nghi ngờ sâu sắc trong người Việt. Hai nước cũng có cuộc chiến ngắn ngủi nhưng đẫm máu đầu năm 1979.
    Gần đây hơn, cán cân thương mại bất lợi và và nhu cầu ngày càng tăng của Bắc Kinh về tài nguyên thiên nhiên đã làm tăng lo ngại cho Việt Nam rằng nền kinh tế của nước này đang trở nên quá phụ thuộc vào Trung Quốc. Hơn nữa, thái độ bị cho là hung hăng của Trung Quốc trên Biển Nam Trung Hoa đã đang làm nhen nhóm các mối quan ngại về an ninh và kinh tế của Việt Nam về chủ quyền đối với vùng biển tranh chấp đó.
    Việt Nam đã đáp lại một phần bằng cách củng cố quan hệ với các đại cường khác - mà đáng kể nhất là Hoa Kỳ, quốc gia mà Việt Nam tích cực tìm kiếm một sự tái cam kết ở trong khu vực. Washington, vốn chia sẻ tâm trạng bất an về sự trỗi dậy của Trung Quốc và có các mối quan tâm riêng về bảo vệ tự do hàng hải qua Biển Đông, đến lượt mình đã tiếp nhận sự tiếp cận của Việt Nam. Đặc biệt, việc tăng cường hiện diện của Hoa Kỳ trong các diễn đàn đa phương của Đông Nam Á đã được Việt Nam chào đón. Chẳng hạn, tháng 7/2010 tại Diễn đàn Khu vực Asean, Washington và Hà Nội đã huy động phản ứng ngoại giao đa quốc gia đáp lại động thái được cho là hung hãn của Trung Quốc trên Biển Nam Trung Hoa. Lãnh đạo Việt Nam cũng giúp mở đường cho Hoa Kỳ tham gia Hội nghị thượng đỉnh Đông Á.
    Ngoài ra, mối quan tâm được chia sẻ về Trung Quốc có vẻ là một chất xúc tác cho tăng cường quan hệ an ninh Mỹ-Việt. Chẳng hạn, quyết định hồi tháng 6/2011 của Hà Nội nhằm mở lại căn cứ hải quân quan trọng ‎ chiến lược ở vịnh Cam Ranh cho các tàu chiến nước ngoài ra vào được nhiều nhà quan sát nhìn nhận như là một lời mời đặc biệt đối với Hoa Kỳ, nhằm mục đích đối phó với sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Nam Trung Hoa kề cận.
    Lo ngại của Trung Quốc
    "Truyền thông nhà nước của Trung Quốc đã lên tiếng bày tỏ sự không hài lòng của Bắc Kinh về một số phát triển gần đây trong quan hệ Mỹ-Việt trong quan hệ an ninh, và nhắc nhở Hà Nội lưu ‎tâm về hậu quả."



    Về phần mình, Bắc Kinh tỏ ra công khai nghi ngờ về sự ấm lên trong quan hệ Mỹ-Việt, đặc biệt là các chiều kích an ninh trong mối quan hệ này. Truyền thông nhà nước của Trung Quốc đã lên tiếng bày tỏ sự không hài lòng của Bắc Kinh về một số phát triển gần đây trong quan hệ Mỹ-Việt trong quan hệ an ninh, và nhắc nhở Hà Nội lưu ‎tâm về hậu quả.
    Trung Quốc có nhiều quan ngại. Đầu tiên là mối quan hệ được cải thiện giữa Washington và Hà Nội sẽ tiếp tay cho mục tiêu "bao vây" hoặc "hạn chế" Trung Quốc và qua đó làm suy yếu các mục tiêu chính sách của Trung Quốc ở Đông Nam Á. Bắc Kinh cũng cảnh giác rằng các căng thẳng trong khu vực, bao gồm cả căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam sẽ biện minh cho sự hiện diện lâu dài của quân Mỹ ở Đông Nam Á. Một mối quan ngại cuối cùng của Trung Quốc là Hà Nội sẽ cố gắng lợi dụng các nỗ lực của Hoa Kỳ để "tái cân bằng" châu Á và nhấn mạnh hơn tuyên bố chủ quyền của Việt Nam trên Biển Nam Trung Hoa.
    [​IMG] Chính phủ Việt Nam ngăn cản các cuộc biểu tình chống Trung Quốc


    Do sự gần gũi về địa lý và tầm quan trọng về kinh tế của Trung Quốc, duy trì quan hệ ổn định với Bắc Kinh có lẽ là mối quan tâm quan trọng duy nhất của Việt Nam trong chính sách đối ngoại. Hà Nội cẩn trọng cân nhắc các quyết định của mình trong mối quan hệ với Bắc Kinh và thường chứng minh với một số mức độ nhất định nhằm xoa dịu người láng giềng phương Bắc. Ví dụ, trong những năm gần đây, Việt Nam đã xóa bỏ những mô tả tiêu cực về Trung Quốc trên các trang mạng của người Việt, đóng cửa các xuất bản phẩm trong nước chỉ trích Bắc Kinh và giam giữ các blogger Việt Nam công khai chất vấn Hà Nội về việc xử lý mối quan hệ song phương của mình. Việt Nam cũng đã bắt giữ các thành viên của phong trào Pháp Luân Công, vốn bị cấm ở Trung Quốc, và chú trọng đảm bảo an ninh đặc biệt cho rước đuốc Olympic tiền Thế vận hội mùa hè Bắc Kinh năm 2008 chặng ở Việt Nam.
    Tuy nhiên, Hà Nội đồng thời cũng thể hiện thái độ sẵn sàng chống Bắc Kinh, đặc biệt trong những vấn đề xét thấy có liên quan đến chủ quyền quốc gia của Việt Nam. Đặc biệt, Việt Nam là một trong những bên tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông tích cực đối đầu với Trung Quốc nhiều nhất. Trong một số trường hợp, Hà Nội đã phản ứng thái độ hung hãn của Trung Quốc trê Biển Đông bằng trả đũa và đôi lúc là tiến hành các biện pháp khiêu khích khác. Chẳng hạn, đáp lại việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh hải quân và tuần duyên tại đây, hồi tháng 6/2011 quân đội Việt Nam tiến hành tập trận hải quân bắn đạn thật ngoài khơi bờ biển miền trung của Việt Nam trên Biển Đông và công bố mua tàu ngầm của Nga để "bảo vệ đất nước".
    Không muốn mất lòng
    "Việt Nam sẽ theo đuổi quan hệ với Hoa Kỳ theo cách mà không làm tổn hại nghiêm trọng quan hệ với Trung Quốc."



    Mối quan hệ của Việt Nam với Hoa Kỳ có thể được hiểu rõ nhất trong bối cảnh của mối quan hệ Trung-Việt phức tạp. Sự hiện diện quân sự đáng kể của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương cũng như lợi ích chồng chéo của Washington và Hà Nội trong việc ổn định khu vực làm cho Hoa Kỳ trở thành một đối tác tiềm năng của Việt Nam khi tìm kiếm phương thức chống lại Trung Quốc. Nhưng đồng thời Hà Nội cũng rất thính nhạy với mối quan hệ nhạy cảm với Bắc Kinh và tích cực đề phóng bất kỳ kịch bản nào mà theo đó sẽ tăng cường hợp tác với Washington mà gây ra sự suy giảm đáng kể trong mối quan hệ Trung-Việt. Do đó, Việt Nam có khả năng tìm kiếm các mối quan hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ khi mối quan hệ dường như giúp ngăn chặn hành động của Trung Quốc mà Hà Nội không mong muốn, nhưng Việt Nam cũng đề phòng để tránh bất kỳ sự kích động phản ứng dữ dội từ Trung Quốc.
    Dẫu vậy, triển vọng ngắn hạn của quan hệ Mỹ - Việt là tốt đẹp, và vẫn còn chỗ để phát triển. Cố gắng gần đây của Mỹ nhằm “tái cân bằng” châu Á – Thái Bình Dương trùng khớp với nỗ lực của Việt Nam muốn đa dạng hóa quan hệ ngoại giao và mở ra cơ hội mới cho hợp tác. Ví dụ, Hoa Kỳ và Việt Nam đã thảo luận về việc đẩy quan hệ song phương lên tầm “đối tác chiến lược”. Hai nước đang đàm phán về Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương. Về an ninh, hai nước hồi tháng Tư 2012 đã tiến hành hoạt động hải quân lần thứ ba. Khi Bộ trưởng Quốc phòng Panetta thăm Việt Nam, hai bên cũng đạt thỏa thuận đẩy mạnh hợp tác quân sự nhiều lĩnh vực.
    Dĩ nhiên cần chỉ ra rằng quan hệ Mỹ - Việt còn có những thách thức. Trong đó có di sản chiến tranh, sứ né tránh xây dựng liên minh của Hà Nội, hồ sơ nhân quyền của Việt Nam và lo ngại của Việt Nam về việc Mỹ thúc đẩy dân chủ.
    [​IMG] Tổng thống Barack Obama muốn Mỹ gia tăng ảnh hưởng ở châu Á


    Tuy vậy, chúng tôi kết luận rằng triển vọng chung về quan hệ là tốt đẹp, nhờ sự tái cam kết với châu Á của Mỹ, lợi ích kinh tế chung, và mong muốn chung xây dựng niềm tin. Những mục tiêu chung này sẽ bảo đảm quan hệ hai nước tiếp tục đi lên.
    Điều quan trọng là khi xu hướng này tiếp tục, Hoa Kỳ sẽ ngày càng trở thành yếu tố gây phức tạp cho quan hệ vốn đã phức tạp của Trung Quốc và Việt Nam. Trong khi Trung Quốc chắc sẽ theo dõi quan hệ an ninh Mỹ - Việt với sự lo ngại, thì tầm quan trọng mà Hà Nội dành cho quan hệ với Bắc Kinh sẽ bảo đảm cho quan hệ Việt – Trung chỉ bị chia rẽ ở mức tối thiểu.
    Việt Nam cũng không xem quan hệ với Washington và Bắc Kinh là trò chơi chỉ một kẻ thắng. Như Nguyễn Nam Dương, một nhà nghiên cứu ở Học viện Ngoại giao Việt Nam, nói: “Việt Nam sẽ có quan hệ độc lập với cả Hoa Kỳ và Trung Quốc, và chúng tôi muốn phân biệt rõ hai quan hệ đó.”
    Nói cách khác, mặc dù quan hệ Việt – Trung có thể tiếp tục căng thẳng, Hà Nội sẽ cố gắng duy trì quan hệ xây dựng với Bắc Kinh dựa trên hợp tác kinh tế và giảm bớt những va chạm sẵn có. Việt Nam sẽ theo đuổi quan hệ với Hoa Kỳ theo cách mà không làm tổn hại nghiêm trọng quan hệ với Trung Quốc.
    James Bellacqua và Brad Daniels là các nhà phân tích ở Ban Nghiên cứu Trung Quốc của Bấm CNA. Bài viết phản ánh ‎ý kiến cá nhân của hai người, chứ không nhất thiết là của CNA
  2. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    2 người đang vào chủ đề này, trong đó có 2 thành viên: tridunghtvc, @ptkh
    Chào nha ! lâu quá không gặp người đẹp ! [};-[};-[};-[};-
  3. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Dạ , Út chào anh ạ .[};-
    Em đang bận thi túi bụi , lâu lắm mới về nhà thăm các anh chị được , thấy thị trường rủi ro quá em lo cho các anh chị lắm ạ :((
    Chị @hoatimbanglang vào SG mà ko pm cho em được gặp , huhu...:((
  4. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
  5. Hello_Kitty_

    Hello_Kitty_ Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/01/2011
    Đã được thích:
    7
    Chưa thấy có tên em![:p]
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://vef.vn/2012-08-16-e-ngai-hoa-qua-trung-quoc-nhiem-doc
    Phát hoảng vì độ độc hại của hoa quả Trung Quốc

    Tác giả: Hạnh Giang (Tổng hợp)
    Gần đây, người tiêu dùng Việt Nam lại dấy lên nỗi lo sợ về thực phẩm Trung Quốc không đảm bảo vệ sinh an toàn khi nhiều loại hoa quả được nhập khẩu từ nước này bị phát hiện có tẩm chất bảo quản, chất chống mối mọt, chất gây ung thư... Nhiều bà nội trợ đã tẩy chay hoa quả Trung Quốc.
    Nho: Hóa chất vượt ngưỡng 3-5 lần

    Từ đầu tháng 7 đến nay, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) đã lấy 104 mẫu trái cây, rau củ nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước khác đang lưu hành trên thị trường Việt Nam để phân tích chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Qua kiểm tra, đã phát hiện 3 mẫu trái cây, rau củ đều của Trung Quốc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao hơn tiêu chuẩn Việt Nam. Trong đó, 2 mẫu nho Trung Quốc nhập qua cửa khẩu Lào Cai có dư lượng chất difenoconazole vượt ngưỡng 3-5 lần.
    Nho này được nhập từ Trung Quốc, đựng trong những thùng xốp rồi được vận chuyển qua cửa khẩu Lào Cai vào Nam rồi về chợ đầu mối Thủ Đức (TP.HCM) sau đó được đổ xuống Đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, nho được bày bán ngoài trời nắng suốt ngày nhưng vẫn không hư hỏng. Các cơ quan chức năng nghi ngờ điều này là do hóa chất bảo quản.
    Gần đây, ở Đồng bằng sông Cửu Long, nho Trung Quốc được bày bán nhiều ven đường dưới mác là "nho Mỹ" để đánh lừa người tiêu dùng, giá khoảng 20.000-40.000 đồng/kg. Giá nho xanh rẻ hơn nho đỏ 5.000 đồng. Trên thực tế, giá gốc trên hóa đơn từ đầu mối cung cấp hàng, theo kiểm tra của cơ quan chức năng, chỉ 6.000 đồng/kg.
    [​IMG]Nho Trung Quốc được nhập về chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (TP..HCM) - Ảnh: Tuổi trẻ Theo kinh nghiệm của một số người bán hàng, nho Trung Quốc có lớp vỏ màu nhạt, có lớp phấn trắng bên ngoài, ăn vị chua và nhiều hạt. Trong khi đó, quả nho Mỹ thật có độ to vừa phải, màu vỏ sậm hơn, ăn có vị ngọt đậm đà. Phần lớn nho Mỹ thật chỉ có 1- 2 hạt trong 1 quả, giá bán từ 90.000-100.000 đồng/kg.

    Táo Trung Quốc: Nhiễm độc

    Loại táo Fuji có xuất xứ từ Yên Đài, Trung Quốc cách đây không lâu rất được ưa chuộng ở Việt Nam. Loại táo này có màu sắc đẹp, vỏ bóng, ăn giòn, sản lượng cả triệu tấn mỗi năm.
    Tuy nhiên, vừa qua, thông tin táo Fuji được trồng bằng công nghệ bọc túi tẩm thuốc sâu độc hại khiến nhiều người tiêu dùng Việt Nam nhanh chóng quay lưng với loại táo này. Được biết, chất bột trong các bọc nhựa chính là thiram (một loại thuốc diệt nấm độc hại) và melarsoprol (hợp chất hữu cơ độc hại chứa arsen). Nhiều nông dân Trung Quốc trồng táo đã bọc táo từ lúc còn non đến lúc chín bằng loại túi tẩm thuốc trừ sâu này.
    [​IMG]Ảnh minh họa
    Tháng 3/2012, cơ quan chức năng ở Trung Quốc đã tịch thu 200 triệu túi nhựa độc hại trên và ra lệnh cấm sử dụng phương pháp ủ trái cây này. Song một lượng lớn các túi nhựa như thế vẫn đang được sản xuất và cung ứng cho các nông trại trồng táo.
    Được biết, trong thành phần nguyên liệu sản xuất túi nhựa có cả thuốc trừ sâu pha loãng với nước. Nhưng trên bao bì của túi nhựa ghi chú là "túi chỉ dùng bọc táo" chứ không có cảnh báo về thành phần thuốc trừ sâu bên trong.
    Mỗi năm, có hàng triệu tấn táo Fuji từ Yên Đài, Sơn Đông đã được phân phối đi khắp các tỉnh thành ở Trung Quốc và xuất khẩu.

    Lê Trung Quốc: Có chất gây vô sinh
    Chiều 16/5 vừa qua, tại cuộc họp bàn và triển khai các biện pháp kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm nông sản, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) cho biết, từ đầu năm 2012 đến cuối tháng 4 đã phân tích 315 mẫu hàng hóa nông sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu và phát hiện 71 mẫu có dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật nhưng đều thấp hơn mức dư lượng tối đa cho phép. Đáng lưu ý, trong số đó có 1 mẫu lê nhập khẩu từ Trung Quốc chứa dư lượng endosulfan.
    [​IMG] Endosulfan là hoá chất độc hại thứ 22 trong danh sách cần loại trừ trên toàn cầu của Liên hợp quốc. Thuốc trừ sâu Endosulfan có tính độc cao và có thể gây các ảnh hưởng phá vỡ hệ nội tiết hoặc gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của con người.
    Sau khi có thông tin formaldehyde bị phun trên cải thảo ở Trung Quốc, Cục Bảo vệ thực vật đã bổ sung hóa chất này vào danh mục các chất cần kiểm tra trên rau củ quả tươi nhập khẩu vào Việt Nam, nâng tổng số hóa chất cần kiểm tra lên 26.
    Tại TP. HCM, táo, lê là những loại trái cây ưa thích và chiếm phần đa lượng tiêu thụ trong các loại hoa quả. Đây cũng là mặt hàng được nhập về với số lượng lớn từ Trung Quốc. Theo ước tính, tại chợ đầu mối Thủ Đức, mặt hàng này chiếm hơn 40% tổng số trái cây nhập về chợ có nguồn gốc Trung Quốc. Theo đó, mỗi đêm, chợ đầu mối Thủ Đức nhập khoảng 60 tấn trái cây nhập ngoại, trong đó trái cây Trung Quốc chiếm phân nửa và táo là loại chiếm số lượng ưu thế.



    Cần thường xuyên lưu ý , nhắc nhỡ người thân, bạn bè đừng mua trái cây Trung Quốc , vì sức khỏe của chính chúng ta và trách nhiệm với giống nòi .


  7. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Tàu khựa là bẩn thỉu và mọi rợ > thế giới cần tập trung khai hóa văn minh cho khựa !!!
    ==================================================================
    Tại sao người TQ cư xử tệ ở nơi công cộng?

    [​IMG]Vietnamnet – 16 giờ trước






    Các chuyên gia cho rằng hành vi xấu của du khách Trung Quốc là kết quả của những áp lực xã hội hơn là bản tính của họ.

    TIN BÀI KHÁC:

    Mưa bom bão đạn tại Trung Đông Những hình ảnh ấn tượng trong tuần Xem ảnh hồi nhỏ của ái nữ nhà Tập Cận Bình Thế giới 24h: "Đường dây nóng" về Biển Đông Tàu đâm xe buýt ở Ai Cập, 40 học sinh chết thảm

    [​IMG]


    [​IMG] Người Trung Quốc đang trở thành những khách du lịch tiềm năng nhất. Số liệu thống kê cho thấy họ sẽ thực hiện khoảng 80 triệu chuyến du lịch nước ngoài vào năm 2012. (Ảnh: China Daily)

    [​IMG]


    [​IMG]
    Những cách hành xử tồi tệ ở nơi công cộng do nhiều yếu tố gây ra và đó không chỉ là do tính cách cá nhân. Các chuyên gia cho rằng cần phải xem xét tới môi trường và hoàn cảnh xã hội, lịch sử.
    "Mọi người khá là khoan dung và lịch sự trong cuộc sống hằng ngày khi đối xử với người quen và bạn bè nhưng khi được đặt trong một đám đông hoặc một nơi xa lạ như khi đi du lịch nước ngoài, những cơ hội khiến họ dễ trở nên tức giận, thô lỗ, hung hăng và thậm chí là bạo lực hơn," Han Xueqing, Giám đốc khoa Tâm lý học lâm sàng, Bệnh viện Tongren, Bắc Kinh cho hay.
    Bà cũng nhắc tới trường hợp một người đàn ông lớn tuổi chết vì bệnh đau tim sau khi cãi cọ với hai người phụ nữ trẻ tại tàu điện ngầm Bắc Kinh trong giờ cao điểm.
    "Các nghiên cứu cho thấy ở một nơi ồn ào con người có xu hướng trở nên thô lỗ và tức giận," bà nói. "Đó là vì họ cảm thấy không an toàn hoặc bị đe dọa. Đó là bản tính con người để chuyển sang chế độ tự bảo vệ mình và tìm ra cảm giác thoải mái cho riêng mình".

    [​IMG] Khách du lịch vứt rác bừa bãi trên một bãi biển ở Khu nghỉ dưỡng Dadonghai, Tam Á, tỉnh Hải Nam trong kỳ nghỉ Quốc khánh. (Ảnh: China Daily)

    Trong một xã hội tự hào với nền văn minh 5.000 năm, được hình thành bời các học thuyết của Khổng Tử và Mạnh Tử, giáo dục công dân đã được bắt đầu từ rất sớm.
    Tại trường học, trẻ con quen thuộc với câu chuyện "Khổng Dung nhường lê". Vào thời Đông Hán, có một cậu bé tên là Khổng Dung. Khổng Dung là một người thông minh từ nhỏ. Cậu có 5 người anh trai và 1 người em trai. Một hôm, cha cậu mang tới một giỏ lê và chọn cho cậu quả to nhất nhưng Khổng Dung lắc đầu không nhận mà chỉ nhặt quả nhỏ nhất trong giỏ.
    Khi cha hỏi tại sao lại như vậy, Khổng Dung chỉ nói rằng: "Con là người bé hơn, nên ăn quả nhỏ hơn, còn quả to nhường cho các anh". Người cha hỏi lại: "Nhưng em trai con còn nhỏ hơn con cơ mà." Khổng Dung đáp: "Con là anh, con nên nhường quả to hơn cho em." Khổng Dung sau này đã trở thành một học giả nổi tiếng.
    Nhiều người Trung Quốc đã hiểu được ý nghĩa trong câu chuyện trên và được dạy rằng lịch sự và thân thiện là dấu hiệu của một xã hội văn minh.
    Nhưng đối với nhiều người, những giá trị đó đã bị ném qua cửa sổ trong suốt thời kỳ "*****************" (1966-1976), một giai đoạn xã hội bất ổn và suy đồi đạo đức.
    Trong nhiều thập kỷ qua, sự tôn thờ mù quáng thành công cũng ảnh hưởng tới các giá trị đạo đức và mô hình hành vi phức tạp, các chuyên gia cho biết.

    [​IMG] Một du khách trèo lên cây và vặt những chiếc lá cho các bạn mình tại Đồi Fragrant, Bắc Kinh. (Ảnh: China Daily)

    "Không phải là người Trung Quốc không thể cư xử phải phép. Xã hội chúng tôi sống, giai đoạn phát triển xã hội chúng tôi đang trải qua, và mạng lưới xã hội chúng tôi thuộc về đều quyết định tới hành vi của chúng tôi ở nơi công cộng," Cheng Lehua, một nhà tâm lý xã hội tại khoa tâm lý học của trường Đại học Sun Yat-sen nói. Một mặt, mọi người có xu hướng trở nên thô lỗ nếu họ cảm thấy không gian của mình đang bị xâm phạm. Mặt khác, khi tài nguyên xã hội bị hạn chế và không có cơ chế hình phạt thực tế đối với hành vi không đúng, nó sẽ trở thành miễn phí đối với tất cả. Cuối cùng, sự đồng nhất đóng một vai trò quan trọng, Cheng cho biết thêm. "Khách du lịch là ví dụ điển hình trong những trường hợp tiêu cực như vậy," Cheng nói. "Họ dường như hành xử tồi tệ hơn người bản địa. Họ tới một nơi xa lạ và họ đang vội vàng để đạt được những điều tuyệt vời nhất tại nơi họ tới trong khi người dân địa phương có nhiều thời gian và cơ hội hơn để làm điều đó." Theo Cheng, những người được giáo dục tốt hơn, chủ yếu là người có địa vị cao trong xã hội, dường như lịch sự hơn và kiềm chế được bản thân hơn tại nơi công cộng bởi họ cần phải giữ gìn hình ảnh của mình. "Tất cả đều do xung đột giữa lợi ích cá nhân và tài nguyên hạn chế, đặc biệt là ở một nơi xa lạ hoặc đông đúc," Han Xueqing giải thích. "Tôi tin rằng những hành vi không đẹp như vậy chỉ là tạm thời," bà nói. Du khách Trung Quốc ở nước ngoài đang dần dần thay đổi cách hành xử của mình nhưng các chuyên gia nói rằng sẽ mất một thời gian dài và nếu được di du lịch thường xuyên hơn, họ sẽ cảm thấy ít áp lực hơn và học được các thư giãn cũng như cư xử tốt hơn. Tuy nhiên, sự cải thiện này phải được đặt trong một bối cảnh, nơi các nhà chức trách khuyến khích và hướng dẫn trật tự, cung cấp đào tạo đạo đức suốt đời và xử phạt đối hành vi xấu ở nơi công cộng. Sầm Hoa (Theo China Daily)
  8. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
  9. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Nguyên nhân khựa có rất nhiều người ăn thịt lẫn nhau cũng từ đây 1 phần ....

    ===========================================
    ..........Người đưa ra sự thật về nạn đói TQ


    [​IMG] Paul Mason
    Biên tập viên Kinh tế, chương trình Newsnight





    Cập nhật: 17:29 GMT - thứ năm, 22 tháng 11, 2012



    [​IMG]


    Vào thời điểm bí mật này bị lật tẩy, phòng làm việc của một nhà báo chắc trông cũng giống như nơi làm việc của Dương Kế Thằng bây giờ. Sàn lát gạch hoa, khung cửa sổ cáu bẩn, trên bàn chồng hai đống giấy cao ngất, phong bì và sách. Cái máy sưởi từ thời Mao. Tàn thuốc lá và bụi bặm.

    Các bài liên quan




    Chủ đề liên quan



    Dưới thời Mao Trạch Đông, vận may của ông Dương là tìm được việc trong tòa báo của chính quyền, Tân Hoa xã. Điều không may là ông phải chứng kiến cái chết của cha do thiếu ăn năm 1961, đỉnh điểm nạn đói làm 36 triệu người chết.
    “Khi cha qua đời, tôi đã nghĩ đó là vấn đề riêng gia đình tôi. Tôi trách bản thân đã không về nhà nhặt lượm cây dại cho bố ăn. Sau đó, chủ tịch tỉnh Hà Bắc nói hàng triệu người đã chết. Tôi sững sờ,” ông Dương nói.
    Những năm 90, ông Dương lúc đó đã thành biên tập viên cấp cao ở Tân Hoa xã, dùng vị trí của mình để bí mật tìm hiểu sự thật về nạn đói trên khắp 12 tỉnh khác nhau qua các tư liệu lưu trữ:
    “Tôi không thể nói là tôi đang đi tìm tài liệu về nạn đói, tôi chỉ có thể nói là đang tìm tài liệu về lịch sử chính sách nông nghiệp Trung Quốc. Trong những dữ liệu đó tôi tìm được rất nhiều thông tin về nạn đói và về những người chết vì nó. Một số thư viện cho tôi sao lại; nơi khác thì chỉ cho ghi chép thông tin. Đây,” ông làm cử chỉ về phía đống phong bì màu nâu nghiêng ngả trên sàn nhà, “là các bản sao”.
    Kết quả là: Tấm bia mộ: Chuyện chưa kể về Nạn đói lớn của Mao, xuất bản ở phương Tây năm nay và được tán thành nhiệt liệt.
    Ông Dương, 72 tuổi, gọn gàng, nhỏ bé, bó người trong hai chiếc áo len, mặc cho tia sáng mặt trời mùa đông chiếu xiên trên bàn.
    Ông lần mò trên giá để tìm cuốn sách mà ông không nhớ tựa đề: của một tác giả phương Tây bỗng xẹt qua trí nhớ ông.
    [​IMG] Trung Quốc thực hiện Bước đại Nhảy vọt dưới thời Mao Trạch Đông lãnh đạo


    “Viết về sự nô lệ?” ông nói. Tôi gợi ý tên Hayek và sau một hồi thử các kiểu chuyển ngữ sang tiếng Trung cũng hiệu nghiệm. Ông vồ ngay lấy cuốn Con đường dẫn tới chế độ nô lệ của Friedrich von Hayek trong thư viện và khẽ cười với chút nghi ngờ khi tôi bảo ông đây có lẽ là cuốn sách có ảnh hưởng lớn nhất tới kinh tế phương Tây:
    “Trước khi đọc Hayek, tôi chỉ đọc sách do Đảng bảo tôi đọc. Hayek nói rằng dùng chính phủ để khuyến khích một xã hội không tưởng là rất nguy hiểm. Ở Trung Quốc đó chính xác là những gì họ làm. Họ dùng một xã hội không tưởng do Marx khuyến khích, dù là nó đẹp đi nữa, cũng rất nguy hiểm.”
    Cho tới bây giờ, 50 năm đã qua, chính sử Trung Quốc vẫn khẳng định nạn đói năm 1958-61 là do thiên tai. Tác phẩm của ông Dương cho thấy nạn đói ở tầm khổng lồ và do một nguyên nhân chính trị, rất trực tiếp.
    Nông nghiệp bị hợp tác hóa một cách thô bạo, để nông dân phụ thuộc vào sự phân chia lương thực. Đảng viên địa phương xông vào tận bếp từng nhà, sung công tất tật, và phạt những ai giữ lấy nguồn cung cấp thực phẩm riêng.
    Sau đó, khi Mao yêu cầu khẩn trương công nghiệp hóa trong thời Bước đại Nhảy vọt, việc cung cấp lương thực lặn tăm mất. Cùng lúc đó các quan chức địa phương, hoảng hốt vì thất bại, bắt đầu báo khống con số thu hoạch.
    Trong lúc đó Mao công khai làm nhục những đảng viên lãnh đạo tỏ ý nghi ngờ. Kết quả là nạn đói lớn nhất trong lịch sử hiện đại.
    Chính việc ông Dương từ chối đi theo những gì chính thống của Trung Quốc mà cuốn sách bị cấm xuất bản ở Trung Quốc. Xảy ra nạn đói là do tập trung quyền lực Đảng, ông tranh luận – lãnh đạo bây giờ thì cũng phải đối mặt với bao tai họa ở Trung Quốc – nào là vụ bán máu nhiễm HIV, cho tới dịch cúm Sars, cho tới chuyện nhà sập ở động đất Tứ Xuyên – đều là kết quả của chính trị thiếu tự do và báo chí thiếu tự do.
    Mặc cho bị dán nhãn *********, ông Dương cho rằng có khoảng nửa triệu bản sao bằng tiếng Hong Kong lưu hành ở Trung Quốc. Bản của riêng ông, được giấu kín trong tủ đựng ly tách, mua được ở chợ đen sau này: trang sách đều là sao lại, bìa bọc chắc chắn, bóng loáng và rõ ràng thiếu chuyên nghiệp.
    “Có khoảng 10,000 cuốn như thế này đang được lưu hành,” ông nói. “Mọi người vẫn muốn mang sách thật từ Hong Kong về nhưng bị chặn, nên phải làm thế này. Phản hồi rất mạnh mẽ, tôi đã nhận được nhiều thư từ độc giả kể cho tôi chuyện người thân mất mạng trong nạn đói.”
    Bản tiếng Anh tạo nên dấu ấn khổng lồ, nhiều người gọi ông Dương là Solzhenitsyn của Trung Quốc. Với tôi, ông lại như Vasily Grossman của Trung Quốc: dù ông cho rằng chủ nghĩa Marx là kiểu tưởng tượng nguy hiểm ông vẫn là Đảng viên. Cái tính tầm thường ám ảnh ông – cũng như Grossman – bảo vệ lấy quyền lực của kỷ niệm:
    “Trung Quốc trải qua giai đoạn thay đổi lớn. Nhưng... việc lợi dụng quyền lợi riêng trong nền kinh tế thị trường và quyền lực không bị cản trở nên chế độ chuyên chế tạo ra hàng vô tận những điều phi lý, và tầng lớp thấp hơn ngày càng giận dữ. Trong thế kỷ mới này tôi rằng những người nắm quyền và dân thường phải như nhau từ chính trong tim họ và chế độ chuyên quyền đã đến điểm kết thúc rồi.” (Trang 22, Ngôi mộ đá).
    "Chúng tôi được học rất nhiều về lịch sử. Nhưng, phần lớn là những điều không thật. Toàn những chuyện bịa đặt để phục vụ tư tưởng. Một khi anh nhận ra là mình bị lừa, anh bắt đầu theo đuổi sự thật. "



    Cảm giác như thế nào, tôi hỏi, là một sử gia ở đất nước mà kỷ niệm lịch sử bị chèn ép hoàn toàn?
    “Đau lắm,” ông nói. “Chúng tôi được học rất nhiều về lịch sử. Nhưng, phần lớn là những điều không thật. Toàn những chuyện bịa đặt để phục vụ tư tưởng. Một khi anh nhận ra là mình bị lừa, anh bắt đầu theo đuổi sự thật. Đó là những gì tôi làm: Tôi đã bị lừa, nên tôi muốn viết ra sự thật – dù có nguy hiểm thế nào đi nữa.”
    Dù đã nghỉ hưu khỏi Tân Hoa xã, ông Dương vẫn rất năng động. Tờ tạp chí chính trị ông làm từ văn phòng nhỏ bé này, từ đống ấn bản chưa bán vẫn chất chồng trong hành lang, không có ảnh hưởng gì nhiều nhặn. Ông cho rằng phải mất 10 năm nữa cuốn Ngôi mộ đá mới có thể xuất bản ở Nhân dân Cộng hòa, nếu cải cách chính trị vẫn giữ nguyên tiến độ ảm đạm này.
    Nhưng cũng như các cây viết bất đồng chính kiến khác của Trung Quốc, ông học được cách không vội vàng.
    Ông ấn mấy lá trà vào trong cái cốc giấy, đổ nước nóng ra từ phích. Ở góc phòng có bộ máy tính cổ lỗ hiếm khi được chạm tới, nhưng công cuộc của ông Dương đã được thực hiện ở mộ thế giới thông tin không kỹ thuật số: photocopy và ghi chép tay.
    Ông gõ gõ vào bản tiếng Anh một cách hài lòng, vẫn sửng sốt về giá sách mà nhà xuất bản Penguin đưa ra bán:
    “Tấm bia mộ có bốn tầng ý nghĩa. Đầu tiên là dành cho cha tôi đã chết trong nạn đói, nữa là để nhớ 36 triệu người chết trong nạn đói. Ý nghĩa thứ ba là ngôi mộ đá cho thể chế đã giết họ.”
    Còn ý nghĩa thứ tư?
    “Thứ tư là – cuốn sách mang tới những đe dọa chính trị cho tôi, thế nên nó là tấm bia mộ cho tôi nếu bất kỳ điều gì xảy ra vì đã viết nó.”
  10. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427

Chia sẻ trang này