1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Làm giàu từ Chứng khoán - những thông tin bổ ích ( t4)

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi tridunghtvc, 09/07/2012.

7561 người đang online, trong đó có 947 thành viên. 16:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 42574 lượt đọc và 584 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Chúc bác nhiều niềm vui ngày cuối tuần ! :)):)):))

    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
  2. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    553
    SMX-26 - sự bổ sung hoàn hảo cho tàu ngầm Kilo Việt Nam

    Xem tin gốc
    ANTĐ - 18 giờ trước 2579 lượt xem
    ANTĐ - Hiện các cường quốc hải quân thế giới không ngừng sử dụng các công nghệ có tính đột phá để chế tạo các loại tàu ngầm có tính năng hiện đại. Phát triển lực lượng tàu ngầm đủ sức bảo vệ chủ quyền lãnh hải Việt Nam là xu thế tất yếu, vậy phải lựa chọn những loại tàu ngầm nào cho phù hợp với điều kiện kinh phí và đáp ứng yêu cầu tác chiến biển của hải quân Việt Nam?
    Facebook SMX-26 - sự bổ sung hoàn hảo cho tàu ngầm Kilo Việt NamTwitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này

    Tại triển lãm trang bị hải quân quốc tế châu Âu cuối tháng 10 năm nay, công ty DCNS đã giới thiệu mẫu thiết kế tàu ngầm tương lai SMX-26, thu hút sự chú ý của đông đảo các chuyên gia quân sự. Đây là loại tàu ngầm cỡ nhỏ, có chiều dài 40m, chiều rộng và chiều cao đều là 15m, lượng giãn nước 1000 tấn.
    [​IMG]
    2 cửa phóng ngư lôi hạng nặng và 8 cửa phóng hạng nhẹ được bố trí phần đầu tàu.

    Về vũ khí, SMX-26 được trang bị một pháo Canon 20mm và hệ thống phóng tên lửa phòng không. Hai loại vũ khí này được tích hợp chung trên một trục nâng có điều khiển. Bình thường, trục này nằm trong thân tàu ở phần lưng, khi tác chiến, nhân viên điều khiển trục nhô lên mặt biển tấn công tàu thuyền và máy bay địch. Ngoài ra, nó còn được trang bị 2 quả ngư lôi cỡ lớn và 8 quả ngư lôi chống ngầm cỡ nhỏ được lắp đặt các đầu đạn hạng nặng, loại ngư lôi này còn có thể tấn công từ dưới nước vào các tàu sân bay.
    [​IMG]
    SMX-26 có 4 hệ thống đẩy chuyển hướng có điều khiển gập – xếp

    SMX-26 có 4 thiết bị đẩy chuyển hướng trục kép kiểu co - duỗi có điều khiển. Các thiết bị này tựa như các vây ngực và vây bụng của 1 con cá, giúp cho tàu có tính năng cơ động rất cao và khả năng chuyển hướng cực kỳ linh hoạt, giúp nó dễ dàng tiếp cận đáy biển và cơ động sát mặt nước mà vẫn giữ trạng thái ổn định rất tốt, di chuyển rất êm.
    Vỏ tàu kiểu liền mạch làm giảm sức cản của nước và sóng âm làm tàu di chuyển cực êm, độ ồn rất thấp làm mù các hệ thống Sonar địch. Với khả năng tàng hình cao và hỏa lực rất mạnh, SMX-26 được coi là lực lượng tấn công hàng không mẫu hạm chủ lực hoặc lực lượng dự bị trong tác chiến răn đe hạt nhân.
    [​IMG] Khi bị máy bay săn ngầm phát hiện, nó không thèm bỏ chạy mà còn nổi lên đẩy hệ thống giá vũ khí lên mặt biển phóng tên lửa hạ thủ máy bay.


    Đi sâu phân tích các tính năng, tham số của tàu ngầm SMX-26, ngoài những tính năng nổi bật cần có ở mọi loại tàu ngầm là: độ ồn thấp, tốc độ cao, khả năng phát hiện địch từ xa…, ta thấy những tàu ngầm kiểu này là sự bổ sung lí tưởng cho 6 tàu ngầm Kilo Việt Nam đặt mua từ Nga. Tiêu chí của bài viết này không mặc định là phải mua loại tàu ngầm SMX-26, chúng ta đi sâu phân tích những đặc điểm của nó với mục đích từ một nguyên mẫu cụ thể tìm ra mô hình tàu ngầm phù hợp với đặc điểm tác chiến của nước ta, trở thành lực lượng nòng cốt trong bảo vệ vững chắc lãnh hải và chủ quyền biển đảo Việt Nam.
    [​IMG] Khi tàu ngầm lặn, tất cả các càng và hệ thống chuyển hưởng đều thu vào,
    hệ thống vũ khí cũng được giấu trong thân


    Mô hình tàu ngầm kiểu SMX-26 rất phù hợp với tư tưởng tác chiến phòng thủ Việt Nam
    Tàu ngầm Kilo của Nga là các tàu ngầm hạng trung với khả năng tác chiến khá mạnh, hoạt động xa bờ. Tuy vậy, Việt Nam có bờ biển dài, chỉ với 6 tàu ngầm Kilo thì không thể bao quát hết vùng biển rộng lớn của ta. Thế nên, sở hữu thêm 2 lữ tàu ngầm cỡ nhỏ (khoảng 14-16 tàu), tác chiến gần bờ là sự bổ sung hoàn hảo, tạo thành hệ thống phòng thủ nhiều lớp trong phạm vi lãnh hải Việt Nam.
    Thứ nhất: Tàu ngầm cỡ nhỏ phù hợp với tư tưởng tác chiến của Việt Nam
    Từ trước đến nay, chiến lược quốc phòng của Việt Nam luôn được xây dựng theo định hướng lấy “Bảo vệ Tổ quốc” làm tư tưởng chủ đạo nên các trang bị quốc phòng thường thiên về xu hướng phòng thủ. Hơn nữa, do ngân sách quốc phòng hạn hẹp nên quân đội ta thường mua sắm các loại trang bị cỡ nhỏ nhưng có tính năng cơ động và hiệu quả tác chiến cao.
    [​IMG]
    Tàu ngầm hạng trung Kilo 636 do Nga sản xuất có lượng giãn nước gần 4000 tấn

    Điều này có thể thấy rõ qua chiến lược phát triển tàu nổi của hải quân Việt Nam. Hiện trong biến chế của hải quân Việt Nam, ngoài 2 tàu hộ vệ đa năng lớp Gepard 3.9 có lượng giãn nước trên 2000 tấn, đa phần các tàu chiến Việt Nam đều thuộc loại chiến hạm nhỏ, cơ động như: Tàu tên lửa lớp Osa lượng giãn nước gần 200 tấn, tàu tuần tiễu kiểu 10412 lớp Svetlyak tải trọng 364 tấn, tàu tên lửa kiểu 1241РЭ (1241RE) lớp Tarantul lượng giãn nước 500 tấn, tàu tên lửa kiểu 1241.8 Molniya cũng thuộc lớp Tarantul 550 tấn, tàu pháo TT400TP trên 400 tấn…
    [​IMG]
    Nó còn có khả năng tiêu diệt các tàu mặt nước hạng nặng, có thể dùng tấn công tàu sân bay

    SMX-26 là tàu ngầm cỡ nhỏ, tính năng cơ động cao, khả năng tấn công đa dạng đối ngầm, đối hạm và phòng không rất phù hợp với tư tưởng tác chiến của hải quân Việt Nam.

    Thứ 2: Giá thành không cao

    Các chuyên gia của DCNS cho biết, SMX-26 không hề sử dụng một công nghệ nào quá đắt đỏ. Các tính năng ưu việt của nó chủ yếu dựa trên thiết kế tối ưu và ý tưởng sáng tạo, ngay cả khả năng tàng hình của nó cũng dựa trên kết cấu vỏ liền thân và công nghệ vật liệu Composit cùng với khả năng giữ thăng bằng trong di chuyển để giảm lực cản của nước và hạn chế sóng âm.
    [​IMG]
    Thiết kế cửa trượt dọc thân tàu làm cho nó có khả năng mang
    và thả các tàu đệm hơi
    dùng cho lực lượng tác chiến đặc biệt
    Các giải pháp thiết kế tối ưu đã làm con tàu có tính năng cơ động cao và khả năng tác chiến đa địa hình mà không cần sử dụng các công nghệ bổ trợ, giảm bớt các chi phí phát sinh. Hơn nữa, tàu có kích thước và tải trọng chỉ nhỉnh hơn các loại tàu ngầm mini (tàu ngầm bỏ túi) một chút nên rõ ràng là chi phí đóng tàu không lớn..

    Hiện chưa hình thành đơn giá của con tàu nhưng theo tính toán của các chuyên gia công nghệ, vào thời điểm hiện tại, giá của nó không bằng một nửa tàu ngầm Kilo (tàu Kilo có giá khoảng 350 triệu USD/chiếc). Sở hữu khoảng 2 lữ tàu ngầm dạng này cũng chỉ mất ngân sách ngang bằng 6 tàu ngầm Kilo.
    [​IMG]
    Miệng đường ống hút khí kiểu phao tiêu nổi trên mặt biển,
    nếu không lại gần
    rất khó có thể quan sát được
    Thứ 3: Dễ dàng triển khai dã chiến mà không cần xây dựng căn cứ lớn, phù hợp bảo vệ các cụm đảo có địa hình phức tạp
    Do vỏ tàu được thiết kế theo dạng liền thân không ghép mảnh, không phủ ngói cách âm nên SMX-26 chỉ có lượng giãn nước khoảng 1000 tấn (bằng 1/4 trọng lượng lặn của tàu ngầm Kilo là 3900 tấn) với kích thước 40x15x15 (bằng hơn một nửa kích thước Kilo).
    [​IMG]
    Nhân viên trên tàu dùng hệ thống radar và cảm biến quét địa hình dưới đáy biển

    Với ưu thế tác chiến ở vùng nước nông, có khả năng tác chiến đa địa hình nên SMX-26 không cần phải xây dựng các căn cứ tàu ngầm bề thế ở các cảng nước sâu. Nó có thể hoạt động gần bờ hoặc di chuyển trong các rạn san hô quanh các đảo nổi, đảo chìm nên chỉ cần xây dựng cơ sở sửa chữa giống như các công trình kiến trúc khác trên các đảo với cầu phao cơ động là có thể tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng được. Lợi thế có thể triển khai dã chiến biến nó trở thành lực lượng bảo vệ hải đảo rất quan trọng, nâng phạm vi hoạt động của tàu lên rất cao so với tiêu chí tác chiến gần bờ của nó.
    [​IMG]
    3 càng nâng, hạ kiểu bánh xe giúp tàu đứng im dưới đáy biển,
    thả ống hút khí
    để kiên nhẫn phục kích “con mồi”
    Thứ 4: Tàu ngầm kiểu SMX-26 là sự bổ sung tác chiến rất hiệu quả cho tàu ngầm Kilo
    Do kích thước lớn hơn nên Kilo không thể hoạt động ở các vùng nước nông và khu vực nguy hiểm như SMX-26, đây sẽ là sự bổ sung hoàn hảo về khu vực tác chiến. SMX-26 còn có khả năng rải các thiết bị cảm biến trong khắp vùng biển nên càng nâng cao khả năng phát hiện tàu địch vốn đã khá ưu việt của Kilo, hơn nữa, nó còn có khả năng bảo vệ Kilo trước sự “nhòm ngó” của các máy bay trinh sát chống ngầm.
    [​IMG] Tàu ngầm dễ dàng hạ thủ các loại máy bay trinh sát chống ngầm
    bằng hệ thống tên lửa phòng không và pháo Canon 20mm


    Từ trước đến nay, các tàu ngầm trên thế giới đều e ngại sự lùng sục của phương tiện chống ngầm này. Tàu ngầm thường không có khả năng phòng không nên khi bị phát hiện nó chỉ có cách vừa lẩn trốn vừa gọi lực lượng hỗ trợ. Với hệ thống pháo và tên lửa phòng không kiểu trục đẩy lên mặt nước của mình, tàu ngầm SMX-26 có thể hạ sát loại máy bay vốn bay chậm và không có khả năng bảo vệ này, là sự bảo vệ đắc lực cho các tàu ngầm Kilo chỉ có khả năng chống ngầm, đối đất và đối hải.
    Thứ 5: Rất phù hợp với chiến thuật tác chiến đặc công độc đáo của Việt Nam
    Điểm đặc biệt của SMX-26 là nó có khả năng phản ứng nhanh rất hiệu quả, thiết kế cửa mở dạng trượt dọc còn cho phép nó mang theo cả những thiết bị đột nhập chuyên dụng của lực lượng đặc chủng như xuồng đệm hơi, tàu đệm khí cỡ nhỏ. Ngoài ra, nó có thể mang theo 6 người nhái đặc chủng làm nhiệm vụ trinh sát, nắm bắt tình hình, nếu điều kiện thuận lợi người nhái có thể trực tiếp tấn công tàu địch. Tính năng độc đáo này hiếm khi thấy ở các tàu ngầm hiện đại của phương Tây, rất phù hợp với tác chiến kiểu đặc công nước của Việt Nam.
    [​IMG] SMX-26 có thể chuyên chở thêm 6 người nhái đặc nhiệm giống đặc công nước Việt Nam

    SMX-26 có thiết kế càng nâng, hạ thân tàu kiểu bánh xe giống các bánh tiếp đất của máy bay. Khi tàu bơi trong nước nó được thu vào dưới bụng, khi thả ra nó giúp tàu có thể hạ xuống và di chuyển dưới đáy biển như một con cua.
    SMX-26 còn có hệ thống ống thông khí ngầm dưới nước kiểu phao tiêu giúp tàu không cần nổi lên mà vẫn lấy được lượng dưỡng khí cần thiết. Ngoài ra, nó còn có thể rải các hệ thống cảm biến tích hợp thiết bị nhận biết địch - ta ở khoảng cách rất xa tàu để giám sát cả mặt biển và dưới nước ở phạm vi rất rộng.
    [​IMG] Với 3 cái "chân" đặc biệt, nó có khả năng tìm kiếm các vực sâu hoặc các lạch nhỏ để ẩn nấp.

    Các đặc điểm này có thể giúp tàu khả năng di chuyển dưới đáy biển tìm kiếm các lạch nhỏ hoặc vũng sâu để ẩn nấp, tắt máy, tiềm phục dưới biển trong một thời gian dài, mà không bị phát hiện, rất phù hợp trong phương thức tác chiến phục kích, đón lõng tàu địch.

    Nguyễn Ngọc
    Tổng hợp

  3. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
  4. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Khựa bây giờ mới tìm hiểu về chiến tranh VN ! [:p][:p][:p][:p][:p][:p][:p]
    ===================================================
    Trung Quốc khâm phục sức mạnh của Phòng không - Không quân Việt Nam



    (03:12 26/11/2012) Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trường kỳ, quân và dân ta, đặc biệt là lực lượng phòng không - không quân đã anh dũng chiến đấu lập nhiều chiến công hiển hách được thế giới hết lời ca ngợi.



    Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trường kỳ, quân và dân ta, đặc biệt là lực lượng phòng không - không quân đã anh dũng chiến đấu lập nhiều chiến công hiển hách được thế giới hết lời ca ngợi.

    Dưới đây là bài viết của Phòng thông tin tuyên truyền thuộc Ủy ban phòng không nhân dân tỉnh Phúc Kiến – Trung Quốc về chiến công rực rỡ của phòng không - không quân Việt Nam.

    Chiến tranh chống Mỹ cứu nước của Việt Nam là cuộc chiến tranh cục bộ có quy mô lớn nhất và kéo dài nhất trong lịch sử chiến tranh thế giới kể từ sau Thế chiến thứ 2.

    Trong cuộc chiến Việt Nam, không quân Hoa Kỳ đã tập trung phần lớn binh lực, ngoài nhiệm vụ tác chiến ngăn trở và chi viện trên không tầm gần, họ còn 2 lần tập trung toàn bộ binh lực để tiến hành 2 chiến dịch trên không có quy mô cực lớn trong thời gian dài, trọng điểm tấn công là các tuyến đường giao thông huyết mạch và hệ thống phòng không của Quân đội nhân dân Việt Nam.

    Ngày 02-03-1965, Mỹ bắt đầu tiến hành chiến dịch trên không đầu tiên kéo dài trong 3 năm 8 tháng với mật danh là “Sấm rền - Rolling Thunder”.

    Tính đến khi kết thúc ngày 01-11-1968, không quân Mỹ đã huy động 304.000 lượt xuất kích của máy bay chiến thuật, 2.380 lượt máy bay ném bom chiến lược B-52, trút xuống một khối lượng bom đạn khổng lồ là 643.000 tấn để đánh phá các tuyến giao thông huyết mạch ở miền bắc Việt Nam.

    Trong đó, trọng điểm là 2 cây cầu đường sắt trên địa phận tỉnh Thanh Hóa là Hàm Rồng (Trung Quốc gọi cầu Hàm Rồng là cầu Thanh Hóa – “Qing Hua”) và cầu Đò Lèn (tên Trung Quốc là Đỗ Mai – “Du Mei”).




    [​IMG]

    Những người chiến sĩ Hàm Rồng bên cây cầu huyền thoại

    Còn số liệu do BQP Mỹ công bố là 306.183 lượt xuất kích (không quân Mỹ là 153.784, không quân hải quân và hải quân đánh bộ là 152.399 phi vụ) với tổng cộng 864.000 tấn bom đạn.

    Con số này đã vượt xa 653.000 tấn bom đạn trong suốt chiến tranh Triều Tiên và 503.000 tấn trên mặt trận Thái Bình Dương trong Thế chiến thứ 2. Trong đó, riêng cầu Hàm Rồng đã hứng chịu 10 đợt ném bom quy mô lớn nhưng vẫn đứng vững, còn cầu Đò Lèn cuối cùng cũng bị đánh sập nhưng Việt Nam lại dựng cầu thay thế lên ngay.

    Không thể không nhắc đến một sự kiện lịch sử là trong khoảng thời gian 7 tiếng đồng hồ (từ 9h đến 4h sáng), những người thợ cầu đường Việt Nam với phương tiện hết sức thô sơ đã nối ghép xong 25m cầu, rồi đặt ray cho 250m đường sắt qua sông Đò Lèn, đưa những chiếc xe tăng đầu tiên vào chiến trường miền Nam, mà bình thường với khối lượng công việc này, trong điều kiện nhân lực, vật lực đầy đủ phải làm ít nhất trong nửa tháng.

    Góp phần không nhỏ vào kỷ lục thế giới độc nhất vô nhị này là chiến công của lực lượng PK-KQ Việt Nam.

    Trong suốt chiến dịch “Sấm Rền”, lực lượng PK-KQ bắc Việt Nam đã bắn rơi tại chỗ hoặc rơi trên đường tháo chạy 942 chiếc máy bay các loại, bao gồm 526 máy bay của không quân, 397 chiếc của hải quân, và 19 chiếc của hải quân đánh bộ Mỹ, đây là những tổn thất nặng nề nhất của Mỹ kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2.

    Đúc rút kinh nghiệm thu được từ chiến dịch “Rolling Thunder”, không quân Mỹ đã xây dựng dự án huấn luyện không chiến khác biệt (DACT) trong chương trình huấn luyện của TOPGUN, sử dụng những máy bay A-4 Skyhawk và F-5 Freedom Fighter bay dưới tốc độ âm thanh để đóng giả làm những máy bay MiG-17.

    Hải quân Mỹ cũng thành lập những phi đội A-4 nhanh nhẹn mang trang bị của Mig làm quân xanh để thực hành tấn trong chương trình DACT. Đồng thời họ cũng xây dựng các chiến thuật tác chiến chống tên lửa và pháo cao xạ để nâng cao hiệu quả các cuộc không kích ném bom miền Bắc.



    [​IMG]

    Máy bay Mỹ tấn công nút giao thông cầu Giẽ (ảnh chụp từ máy bay A-4)

    Vào ngày 05-10-1972, Mỹ tiếp tục phát động kế hoạch Linebacker, leo thang ném bom phá hoại miền Bắc một lần nữa. Kế hoạch này chia làm 2 chiến dịch mang tên Linebacker I và Linebacker II. Chiến dịch Linebacker I kéo dài 5 tháng 13 ngày, người Mỹ đã phải sử dụng đến loại bom tiên tiến nhất vừa nghiên cứu, chế tạo ra loại bom điều khiển bằng laser, thủy lôi MK-52.

    Người Mỹ đã tiến hành gần 50.000 phi vụ xuất kích, ném khoảng 150.000 tấn bom đánh phá các kho tàng, bến bãi, nút giao thông…, rải hàng vạn quả thủy lôi phong tỏa các bến cảng ở miền bắc Việt Nam.

    Kết thúc chiến dịch Linebacker I, người Mỹ đã phải cay đắng công nhận là không thể khuất phục được tinh thần chiến đấu của “lực lượng phòng không 3 thứ quân” Bắc Việt. Theo số liệu không đầy đủ, tính đến khi tổng thống Mỹ ra lệnh ngừng ném bom miền Bắc ngày 22-10, tuy đã phá hủy được 106 cây cầu lớn nhỏ nhưng người Mỹ cũng đã mất khoảng trên 600 máy bay các loại.

    Thế nhưng trận chiến căng thẳng và quyết liệt nhất đã diễn ra sau đó gần 2 tháng, không lực Hoa Kỳ đã tái khởi động chiến dịch Linebacker II, sử dụng số lượng lớn máy bay ném bom chiến lược B-52 ném bom rải thảm bắc Việt Nam tập trung vào 3 mục tiêu trọng yếu là Hà Nội, Hải Phòng và Thái Nguyên với mục đích “đưa Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá”. Chiến dịch bắt đầu từ ngày 18 đến ngày 30-12-1972, người Mỹ đã huy động gần một nửa số máy bay chiến lược B52 của toàn nước Mỹ (193 trên tổng số 400 chiếc) với 663 lần chiếc.

    Cùng với đó là gần một phần ba số máy bay chiến thuật của toàn nước Mỹ (1.077 trên tổng số 3.041 chiếc), số lượt xuất kích là 3.920 lần chiếc. Chỉ tính riêng không quân chiến thuật đã bằng tổng tổng số máy bay của hai nước mạnh nhất châu Âu hồi đó là Anh (600 chiếc) và Tây Đức (500 chiếc).

    Người Mỹ còn huy động một phần tư số tàu sân bay của toàn nước Mỹ (6 trên tổng số 24 chiếc), cùng nhiều tàu chỉ huy - dẫn dường, tàu khu trục, tàu tên lửa, tàu ra-da, tàu bảo vệ, tàu cấp cứu tàu sửa chữa... của Hạm đội 7 ở Thái Bình Dương.

    Đó là chưa kể 50 máy bay tiếp dầu trên không và một số lượng lớn những máy bay phục vụ khác như: máy bay gây nhiễu điện tử từ xa, máy bay trinh sát có người lái, không người lái, tầng thấp, tầng cao, máy bay chỉ huy, dẫn đường, liên lạc, cấp cứu...

    Thế nhưng thất bại của người Mỹ thì thật là khủng khiếp, theo phía Việt Nam công bố họ đã bắn rơi 81 máy bay các loại, trong đó có 34 chiếc B-52 và 5 F-111, còn phía Mỹ chỉ công nhận mất 15 chiếc là những chiếc bị bắn rơi tại chỗ và những chiếc có phi công nhảy dù bị bắt sống (tức là chỉ công nhận các trường hợp bị bắn rơi có nhân chứng, vật chứng rõ ràng).

    Nếu tính tỷ lệ những máy bay trúng đạn cố bay ra biển rồi bị rơi (hầu hết máy bay B-52 bị bắn tại Hải Phòng đều cố thoát ra biển nhảy dù để được Hải quân Mỹ cứu) hoặc rơi tại Lào, Thái Lan thì số liệu của phía Việt Nam là đáng tin cậy và có cơ sở hơn.

    Hãng thông tấn AP cũng có thống kê tương tự như Việt Nam, họ đã phải kinh ngạc thốt lên: “Cứ theo tốc độ bị bắn rơi như thế này thì sau ba tháng B-52 sẽ tuyệt chủng”.



    [​IMG]

    Một trận địa pháo phòng không của Việt Nam chụp bằng không ảnh.

    Chiến công lịch sử mà người Việt Nam tạo ra, trước đó và sau này không có lực lượng PK-KQ nước nào làm được. Kể cả các chuyên gia của Liên Xô, Trung Quốc khi đó cũng cho rằng không có một loại vũ khí nào có thể hạ gục được B-52, thế nhưng người Việt Nam đã làm được điều tưởng như không thể.

    Trên chiến trường Việt Nam, lần đầu tiên B-52 tham dự một cuộc chiến tranh thực sự và cũng là lần đầu tiên nó bị bắn hạ bằng hai thứ vũ khí mà từ trước đến khi đó Mỹ vẫn không coi ra gì là tên lửa phòng không SAM-2 (S-75 Dvina) và máy bay Mig-21.

    Chiến công của lực lượng PK-KQ Việt Nam đã đập tan những ảo tưởng về một “siêu pháo đài bay” không có đối thủ, những kinh nghiệm quý báu của họ sau này đã được chính Liên Xô thừa nhận là “sáng tạo nhất thế giới”.

    Sau này, lực lượng phòng không Nam Tư học tập và áp dụng thành công kinh nghiệm quý báu này, trở thành nước đầu tiên trên thế giới bắn hạ được máy bay tàng hình F-117A của Mỹ vào ngày 27/03/1999 bằng một loại tên lửa khác do Liên Xô sản xuất vào những năm 60 thế kỷ trước là tên lửa phòng không S-125 Neva/Pechora (SA-3 Goa).



    [​IMG]

    Huyền thoại phòng không SAM-2 do Liên Xô sản xuất.

    Trong cuộc chiến tranh, lúc cao điểm Mỹ đã điều động đến chiến trường Việt Nam 5000 máy bay các loại (gấp hơn 2 lần tổng số máy bay hiện có của Trung Quốc).

    Họ đã tiến hành 1,29 triệu lượt xuất kích, ném xuống Việt Nam hơn 7,75 triệu tấn bom, gấp 11 lần tổng lượng bom đạn trên chiến trường Triều Tiên, gây nhiều thiệt hại cho nhân dân Việt Nam.

    Thế nhưng người Việt Nam đã anh dũng kháng cự, bắn rơi 8.546 máy bay các loại, đập tan hình tượng “bách chiến. bách thắng” của không quân Mỹ. Đây là điều không có nước nào làm được!
  5. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427





    (function (d, s, id) {var js, fjs = d.getElementsByTagName(s)[0];if (d.getElementById(id)) return;js = d.createElement(s); js.id = id;js.src = "//connect.facebook.net/en_US/all.js#xfbml=1&appId=128990640458592";fjs.parentNode.insertBefore(js, fjs);} (document, 'script', 'facebook-jssdk'));Tin tức > Thế giới




    googletag.cmd.push(function () { googletag.display('div-gpt-ad-1329150791133-12'); });
    4510
    Mỹ không chứng thực hộ chiếu in “đường lưỡi bò” của Trung Quốc

    Xem tin gốc
    Petrotimes - 58 phút trước 9019 lượt xem
    (Petrotimes) – Mỹ ngày hôm nay cho biết nước này không chứng thực bản đồ gây tranh cãi của Trung Quốc in trong hộ chiếu mới, mà theo đó, Bắc Kinh đã tự nhận chủ quyền trên các vùng lãnh thổ tranh chấp với các nước láng giềng.
    Facebook Mỹ không chứng thực hộ chiếu in “đường lưỡi bò” của Trung QuốcTwitter 1 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này
    >> Ấn Độ phản đối hộ chiếu điện tử mới của Trung Quốc: "Cách nói chuyện tốt nhất với Bắc Kinh là thông qua hành động"
    >> Trung Quốc tiếp tục thách thức dư luận với bản đồ "Tam Sa"
    >> Phản đối Trung Quốc in "đường lưỡi bò" lên hộ chiếu
    >> Trung Quốc in bản đồ "đường lưỡi bò" lên hộ chiếu, Philippines phản ứng mạnh
    [​IMG]
    Không chỉ táo tợn “nhận vơ” hầu hết vùng Biển Đông, bản đồ in trong hộ chiếu mới của Trung Quốc còn "nhận" cả 2 vùng lãnh thổ mà Ấn Độ tuyên bố chủ quyền là Aksai Chin và Arunachal Pradesh
    “Không, chúng tôi không thể chứng thực được. Quan điểm của chúng tôi về Biển Đông, như mọi người đã biết, là vấn đề này cần phải được đàm phán giữa các bên liên quan, giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc và một hình ảnh in trong hộ chiếu không thay đổi được điều đó”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland khẳng định với các phóng viên trong cuộc họp báo mới nhất.
    Trả lời các câu hỏi về vấn đề này, bà Nuland cho biết hộ chiếu cần phải đáp ứng một số tiêu chuẩn quốc tế cơ bản và những tấm bản đồ “lầm lạc” thì không thuộc diện này.
    “Đây là một vấn đề pháp lý kỹ thuật, bản đồ này không có ý nghĩa gì trên hộ chiếu hợp lệ cấp visa nhập cảnh vào Hoa Kỳ…”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nói.
    Bên cạnh đó, bà Nuland cũng cho biết Hoa Kỳ chú ý đến vấn đề này khi hộ chiếu in hình bản đồ “gây tranh cãi” nói trên của Trung Quốc bắt đầu bị từ chối ở một số quốc gia.
    “Có lẽ việc này xuất phát từ quan điểm cho rằng đây là động thái khiêu khích của Bắc Kinh, tuy nhiên, chúng tôi sẽ có một cuộc thảo luận về vấn đề này nhưng là về yếu tố kỹ thuật pháp lý trên hộ chiếu”, bà Nuland cho biết.
    Cuối tuần trước, hộ chiếu mới ban hành của Trung Quốc có in hình bản đồ với các tuyên bố chủ quyền của nước này đã khiến các nước láng giềng trong khu vực hết sức bất bình và phản đối bằng nhiều biện pháp, hoặc ngoại giao, hoặc bằng hành động.
    Không chỉ táo tợn “nhận vơ” hầu hết vùng Biển Đông, bản đồ in trong hộ chiếu mới của Trung Quốc còn "nhận" cả 2 vùng lãnh thổ mà Ấn Độ tuyên bố chủ quyền là Aksai Chin và Arunachal Pradesh.
    Để đáp lại, Ấn Độ đã dán visa có in hình bản đồ của nước mình, trong đó có hai địa điểm trên, để cấp cho công dân Trung Quốc.
    Trong khi đó, Việt Nam và Philippines đã chọn con đường ngoại giao để phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc đưa "đường lưỡi bò" phi lý, ôm trọn cả vùng Biển Đông, nơi Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam có tuyên bố chủ quyền chồng lấn, vào hộ chiếu mới.
    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ:
    “Việc làm trên của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông”.

    Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ những nội dung sai trái in trên hộ chiếu phổ thông điện tử nói trên.
    Linh Phương (Theo Economic Times)


  6. Hello_Kitty_

    Hello_Kitty_ Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/01/2011
    Đã được thích:
    7
    Bác ơi, sửa lại tên topic đi, ko còn làm gàu nữa mà làm làm ngheo huyền nghèo đấy:D
  7. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Ngày nay , tàn quân ngụy SG ở hải ngoại và một số còn lại trong nước đang cố tình làm lu mờ chiến thắng vĩ đại của nhân dân ta chống xâm lược Mỹ .
    Chúng xuyên tạc cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thành cuộc chiến ý thức hệ nồi da xáo thịt !
    Láo toét !
    Nếu Mỹ không đưa quân sang VN , không thả hàng triệu tấn bom , napalm , chất độc màu da cam , cưỡng hiếp cả bà già , sát hại cả trẻ sơ sinh ( điển hình là vụ Sơn Mỹ ) thì đâu có việc những nông dân bỏ cày theo tiếng loa vang, những học sinh sinh viên bỏ phố lên rừng kháng chiến ?
    Có lẽ nào xem những tên chó săn cho ngoại bang - kiểu Trần Ích Tắc , Lê Chiêu Thống - là 1 bên tham chiến rồi gọi rằng đấy là nội chiến ?

    Thế nhưng vẫn có những người đang cố tình bẻ cong lịch sử !
    Có cả những kẻ có chút ít công trạng xưa kia, nay bất mãn quay ra chữi lại chính lý tưởng mà họ từng tôn thờ .
    Chính lúc này là lúc chúng ta cần nhận ra bọn cơ hội lẫn bọn theo gió trở cờ .
    Kẻ địch ở bên kia trận tuyến không nguy hiểm bằng kẻ địch sau lưng ta và
    hàng ngày đang làm xói mòn lòng tin giữa dân với Đảng !

  9. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
  10. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427

Chia sẻ trang này