1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Làm giàu từ chứng khóan - những thông tin bổ ích !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi tridunghtvc, 30/03/2012.

5278 người đang online, trong đó có 433 thành viên. 23:38 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 30515 lượt đọc và 999 bài trả lời
  1. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Kinh tế vĩ mô - Đầu tư
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] Kiểu đọc sách Thứ 6, 20/04/2012, 23:45

    “Hôm nay đã có thể nói tăng trưởng dưới 6% thì không được”





    [​IMG]
    Lúc này chưa phải lúc điều chỉnh mục tiêu ưu tiên, phấn đấu CPI từ 8 - 9% thì tốt nhưng không được giảm tăng GDP dưới 6% để đảm bảo an sinh.
    “Cứ phân tích kỹ tình hình đi, nếu như đến tháng 5 thấy rõ tình hình là nếu giữ tăng trưởng 6% mà lạm phát trên 10% thì tôi đồng tình là đưa tăng trưởng dưới 6% cũng được, còn hôm nay mà đã nói dưới 6% thì không được”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh khi gần kết thúc phiên thảo luận chiều 20/4 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình hình kinh tế, xã hội.

    Trước đó, câu hỏi về mức độ khó khăn của nền kinh tế và việc xử lý giữa mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý cho năm 2012 đã liên tục trở đi trở lại ở nhiều ý kiến, khi cả GDP (4%) và lạm phát (2,55%) trong quý 1/2012 đều thấp so với cùng kỳ nhiều năm trước.

    Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh lý giải, kiềm chế lạm phát thì tăng trưởng giảm là đương nhiên. So với cùng kỳ GDP quý 1 năm nay thấp hơn tất cả các năm (trừ 2009), theo Bộ trưởng Vinh là tất yếu để đảm bảo mục tiêu kiềm chế lạm phát.

    Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng chưa lo, vì quý 1 GDP thường là thấp nhất, ông Vinh “trấn an” Thường vụ Quốc hội.

    Về tăng trưởng hợp lý, Bộ trưởng Vinh cho rằng “nếu dưới 5% là có vấn đề”.

    Liên quan đến câu hỏi về có hay không tình trạng suy giảm của nền kinh tế, và nếu có thì có đến mức nào, ông Vinh cho biết, trong báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư với Chính phủ có nhận định rằng qua tình hình quý 1 thì thấy có biểu hiện của sự suy giảm.

    Chính phủ yêu cầu thảo luận xem có thực sự suy giảm hay không, theo tôi thì nói có biểu hiện suy giảm chẳng có gì quá đáng, vì CPI giảm quá mạnh, tháng 4 chỉ khoảng 0,06%, ông Vinh nói.

    Nhấn mạnh yếu tố nghe thì mừng, ngẫm thì lo là lần đầu tiên xuất siêu, ông Vinh nói đó là biểu hiện của đình đốn sản xuất. Tồn kho nhiều thế này, hàng không bán được, đồng tiền có giá lên nhưng thất nghiệp gia tăng…, vị “tư lệnh” ngành kế hoạch và đầu tư “than thở”.

    Cho rằng nếu không có sự điều chỉnh chính sách thì tăng trưởng GDP 6% rất khó đạt, song Bộ trưởng Vinh cũng lưu ý, mới chưa qua 4 tháng nên chỉ là đánh giá bước đầu, chờ đến tháng 5 đưa ra chính sách thì đầy đủ hơn, nhưng xu hướng rõ ràng là khó khăn.

    Nêu quan điểm kiềm chế lạm phát nhưng cần ở mức hợp lý, ông Vinh cho rằng CPI không cần thiết quá thấp đến 5 - 6%. “Lạm phát nên ở mức 8 -9%, còn tăng trưởng ở mức 5,5% là hài hòa, 6% thì quá tốt”, ông nói.

    “Tôi không đồng ý với anh Vinh, tăng trưởng được 6% mới là hợp lý”, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng phát biểu. Ông cũng lưu ý rằng khi quyết chỉ tiêu tăng trưởng và lạm phát của năm 2012 đã tính kỹ về tính hợp lý. Và con số tăng trưởng từ 6 - 6,5% được chọn là con số có tính chiến lược, rất hợp lý rồi.

    Từ con số lạm phát tháng 4 được Bộ trưởng Vinh khẳng định chắc chắn là dưới 0,1%, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nhẩm tính, như vậy CPI 4 tháng khoảng 2,6%, nhân ba lên vẫn dưới 10%, và tăng trưởng 6% là hợp lý.

    “Cứ phân tích kỹ tình hình đi, nếu như đến tháng 5 thấy rõ tình hình là nếu giữ tăng trưởng 6% mà lạm phát trên 10% thì tôi đồng tình là đưa tăng trưởng dưới 6% cũng được, còn hôm nay mà đã nói dưới 6% thì không được”, Chủ tịch nhấn mạnh.

    Lúc này chưa phải lúc điều chỉnh mục tiêu ưu tiên, phấn đấu CPI từ 8 - 9% thì tốt nhưng không được giảm tăng GDP dưới 6% để đảm bảo an sinh, Chủ tịch nhất quán quan điểm.

    Với băn khoăn về sự suy giảm của nền kinh tế, ông Hùng phân tích, quý 1 năm nay GDP so với hai năm trước là xuống, mất mất hơn 1%, gần 2%, đấy là suy giảm rõ. Còn nếu so với quý 4/2011 GDP là 6,1% trong khi quý 1/2012 còn chưa được 4% thì suy giảm mất 30%. Nhưng nếu nói ngay là suy giảm thì chưa vững chắc, lập luận chưa rõ.

    “Nếu hai quý tiếp theo lại giảm thì ngay cả 5% cho cả năm nay cũng không có, lúc này phải định hình cho được các quý tiếp theo thế nào, nói gì thì cũng phải tăng, không tăng trưởng chẳng làm được gì cả”, Chủ tịch có đôi phần lo lắng.

    Ông cũng đề nghị cần phải cập nhật tình hình để phân tích rõ hơn về “suy giảm”.

    Một lưu ý nữa được Chủ tịch Quốc hội đưa ra là 5-10 năm nay (kể cả năm 2009) chưa quý nào ngân sách giảm thế này, đặc biệt là thu nội địa giảm 2,4 % so với cùng kỳ.

    “Dứt khoát không được chủ quan để điều hành cho được lạm phát khoảng 9%, GDP tăng khoảng 6%”, Chủ tịch yêu cầu.

    Nhất trí chưa đặt ra yêu cầu điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, song Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ cần báo cáo Quốc hội các phương án tăng trưởng kèm theo các giải pháp thực hiện cho từng phương án để chủ động trong điều hành, quyết định chính sách kịp thời.

    Cơ quan thẩm tra cũng nhấn mạnh sự cần thiết tiếp tục kiên định với mục tiêu ưu tiên hàng đầu là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Điều hành chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt, phối hợp hài hòa giữa chính sách tài khóa và tiền tệ để kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng tăng dưới 10%, một mặt tăng cường ổn định vĩ mô, mặt khác duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý.

    Theo Nguyên Thảo
    VnEconomy





  2. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Kinh tế vĩ mô - Đầu tư
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] Kiểu đọc sách Thứ 7, 21/04/2012, 08:57

    TS. Vũ Thành Tự Anh: Hỗ trợ phải trên nền tảng ổn định vĩ mô





    [​IMG]
    Con số 12.000 doanh nghiệp phá sản, giải thể trong ba tháng đầu năm đã thể hiện khá rõ những khó khăn của nền kinh tế.
    Liệu động thái giảm 2 điểm phần trăm lãi suất trong hai tháng liên tiếp có phải là cách gỡ khó khăn trong giai đoạn này, và bên cạnh đó còn cần thêm những chính sách nào nữa? Phóng viên TBKTSG đã có buổi trao đổi ngắn với Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc nghiên cứu của Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright, về vấn đề này.
    Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã công bố hạ trần lãi suất huy động từ 13% xuống 12% trong tuần qua. Nhiều tổ chức nước ngoài đánh giá động thái này của nhnn là quá sớm? Ông nghĩ sao về điều này?
    - TS. Vũ Thành Tự Anh: Giảm lãi suất thêm một điểm phần trăm ở thời điểm này không hề quá sớm. Nếu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tháng 4 không tăng đột biến thì CPI so với cùng kỳ năm trước sẽ chỉ ở mức trên dưới 11%, và khi ấy người gửi tiền sẽ được hưởng lãi suất thực dương. Hơn nữa, tôi tin rằng CPI sẽ tiếp tục giảm trong những tháng tiếp theo, và đến tháng 6 sẽ chỉ dao động xung quanh 8-9%. Nếu điều này xảy ra, NHNN thậm chí có thể cân nhắc tiếp tục giảm lãi suất nữa.
    Bên cạnh đó, áp lực giảm lãi suất đang rất lớn, không chỉ từ phía các doanh nghiệp sản xuất mà còn từ thị trường bất động sản, chứng khoán và bản thân hệ thống ngân hàng. Trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp sản xuất không tiếp cận được vốn, hoặc tiếp cận được nhưng với lãi suất quá cao đã dẫn tới tình trạng sản xuất đình trệ.
    Đến cuối quí 1, chỉ số sản xuất công nghiệp ở mức rất thấp 4,1%, đồng thời chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng tới mức kỷ lục 35%. Đối với thị trường bất động sản, nếu không đảo được nợ, rủi ro trên thị trường này sẽ tác động trực tiếp tới nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại.
    Cũng cần nói thêm rằng thanh khoản của nhiều ngân hàng hiện nay đang bị ứ đọng. Điều này không chỉ do mặt bằng lãi suất còn cao, mà còn vì ngân hàng sợ rủi ro khách hàng không trả được nợ. Đây cũng là những lý do giúp cho việc phát hành tín phiếu vừa qua rất thuận lợi, mặc dù với lãi suất chỉ ở mức 10-11%.
    Trong bối cảnh doanh nghiệp rất khó khăn, sức mua giảm, thì động thái này giúp ích như thế nào?
    - Việc hạ lãi suất huy động là một cơ sở để hạ lãi suất cho vay, nhờ vậy góp phần kích thích hoạt động đầu tư và sản xuất - kinh doanh. Tuy nhiên, như đã nói, nếu không giảm được rủi ro vĩ mô và rủi ro thị trường thì không có gì đảm bảo rằng việc giảm lãi suất huy động sẽ giúp khơi thông luồng tín dụng đang ách tắc của hệ thống ngân hàng.
    Số liệu thống kê cũng cho thấy lượng tiền gửi của khu vực hộ gia đình vẫn đang tăng. Khi người dân có khuynh hướng tiết kiệm, tiêu dùng sẽ phải tăng chậm và đây là lý do khiến doanh số bán lẻ quí 1 sau khi loại trừ yếu tố giá chỉ tăng ở mức rất thấp là 5%. Hơn nữa, việc giảm lãi suất ở mức một điểm phần trăm lần này cũng không thể có tác dụng ngay lập tức và đáng kể đối với tiêu dùng.
    Nói tóm lại, không nên kỳ vọng đợt giảm lãi suất lần này sẽ làm được điều thần kỳ là kích thích đầu tư, tăng tiêu dùng và nhờ đó tăng tổng cầu. Thay vào đó, nên coi nó là một bước trong lộ trình nhằm giảm lãi suất trong khi không tạo ra những tác động tiêu cực tới lạm phát, nhờ đó tiếp tục truyền đi thông điệp ổn định kinh tế vĩ mô và cải thiện niềm tin của thị trường.
    Trong năm 2009 Chính phủ đã đưa ra một gói kích cầu, chủ yếu là bù lãi suất, với tình hình hiện nay có nên đặt ra một gói kích cầu hay bình ổn giá để kích thích tiêu dùng chăng?
    - Điều này vừa không nên, vừa không thể. Không nên là vì từ kinh nghiệm của gói kích cầu 2009, kết quả không được như kỳ vọng, không những thế còn gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực về vĩ mô như đã chứng kiến trong hai năm 2010 và 2011 sau đó.

    Không thể là vì dư địa về tài khóa của chính phủ không còn nhiều, vì vậy không thể dồn nguồn lực cho một gói kích cầu lớn như năm 2009. Vấn đề quan trọng là phải đảm bảo ổn định giá cả, còn kích cầu mà dẫn tới lạm phát như mấy năm qua thì rất kém hiệu quả.
    Như vậy, có cách nào để giải bài toán này? Làm gì để người dân tiêu dùng nhiều hơn, thúc đẩy sản xuất?
    - Biện pháp thích hợp trong điều kiện hiện nay là một mặt giảm thuế cho doanh nghiệp và tiếp tục giảm lãi suất theo xu thế giảm lạm phát để kích thích sản xuất, đồng thời vẫn phải kiên định với mục tiêu ổn định vĩ mô. Chỉ trên nền tảng vĩ mô ổn định thì thu nhập thực của người dân mới không bị xói mòn, họ mới chi tiêu nhiều hơn, các doanh nghiệp mới đủ tự tin đầu tư và mở rộng sản xuất kinh doanh.
    Theo Thanh Thương
    TBKTSG
  3. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    TS. Phạm Đỗ Chí: Làm sao ra khỏi vòng xoáy trì lạm?





    [​IMG]
    Ông Phạm Đỗ Chí, người từng là chuyên gia kinh tế cho IMF và hiện là chuyên gia kinh tế cao cấp của dự án Star Plus về hỗ trợ thúc đẩy thương mại.
    Đã xuất hiện tình trạng sản xuất đình trệ, tồn kho cao, doanh nghiệp phá sản,… và Ngân hàng Nhà nước đưa ra tín hiệu giảm lãi suất. Việt Nam nay lại bước vào giai đoạn chống suy giảm kinh tế. Bình luận của ông?
    - Ông Phạm Đỗ Chí: Đúng như vậy. Lo lắng lạm phát cao, nay lại lo đổ dồn về đình đốn sản xuất. Đình trệ sản xuất bắt đầu tư quí 4 năm ngoái kéo dài đến nay là cái giá phải trả. Tôi không ngạc nhiên về tình hình này, vì khi áp dụng chính sách giảm tổng cầu, thì đương nhiên sẽ làm tăng hàng tồn kho, giảm chỉ số tăng trưởng bán lẻ, làm doanh nghiệp phá sản và thất nghiệp gia tăng. Đây là điều đáng tiếc.
    Cái khó khăn nhất hiện nay là sự kết hợp uyển chuyển các chính sách, làm sao vừa lo chống lạm phát, vừa phải lo bài thuốc chống lạm phát không quá đắng. Bí quyết ở đây là sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và tiền tệ. Theo tôi, chính phủ đang đi đúng đường khi áp dụng chính sách tiền tệ dần nới lỏng. Nhưng tài khóa, đặc biệt là chi tiêu công đã quá cao và ây ra áp lực lên chính sách tiền tệ trong suốt những năm qua, và gây ra áp lực lạm phát.
    Theo tôi, lạm phát đích thực là do chính sách tài khóa quá nới lỏng trong thời gian dài. Chính phủ đã theo đuổi chính sách đầu tư công mạnh, bằng chứng là tỷ lệ đầu tư của Việt Nam cao tới hàng nhì ở châu Á, ở mức 42% GDP, chỉ thua Trung Quốc. May là năm vừa rồi, và năm nay đã bắt đầu hạ xuống. Đây là hướng đi đúng, nhưng vẫn còn cao. Hơn nữa, ICOR quá cao là chỉ dấu cho thấy hiệu qua đầu tư thấp. Điều này cho thấy cần tiếp tục giảm đầu tư công, thay vào đó là khuyến kích đầu tư tư nhân. Tôi nghĩ thay đổi cơ cấu như vậy sẽ là bài thuốc chữa lạm phát trong lâu dài.
    Nhưng rõ ràng, theo chỉ tiêu của Quốc hội cho phép, thì chính sách tài khóa có vẻ thắt chặt rồi đấy chứ?
    - Tôi nghĩ, đang có vấn đề nghiêm trọng trong kiềm chế bội chi trên GDP. Mặc dù bội chi vẫn được cho là dưới 4,9% GDP trong năm ngoái, nhưng số bội chi tuyệt đối vẫn rất cao vì yếu tố lạm phát và tỷ giá thay đổi mạnh trong năm 2011, làm chúng ta cho là chính sách tài khóa thành công. Song hoàn toàn không phải. Vì lạm phát 2011 và tỷ giá cao hơn nhiều so với năm 2010. Khi lập ngân sách 2011, chúng ta cho mức lạm phát mục tiêu chỉ là 7%, kết quả là lạm phát lên trên 18%.
    Tỷ giá năm 2010 chỉ là 19.500 đồng/đô la Mỹ, thì đã vượt 21.500 đồng/đô la Mỹ năm 2011. Vì lạm phát và tỷ giá vượt lên cao như vậy, nên số thu chi ngân sách đã phình ra, số bội chi phình to nên có nhu cầu tài trợ thâm hụt ngân sách bằng số tuyệt đối và do đó phải phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP).
    Sự kiện TPCP được các ngân hàng mua, nhưng rồi đem đến Ngân hàng Nhà nước (NHNN) để tái cấp vốn và tái chiết khấu, nên NHNN đã tài trợ bội chi ngân sách cao, gây ra khối lượng tiền tệ tăng cao, gây lạm phát. Chuyện này đã xảy ra trong năm 2008- 2009 khi chúng ta trải qua cùng hiện tượng lạm phát và tỷ giá cao hơn dự kiến, làm ngân sách có bội chi bội thu rất cao. Năm ngoái lại xảy ra như vậy. Tôi e ngại, năm 2012, chúng ta lặp lại điều này. Tôi cho rằng khi xây dựng dự toán năm 2013 thì Chính phủ và Quốc hội cần lưu tâm điều này.
    Theo ông, đâu là nguyên nhân chính mà Việt Nam rất khó thoát khỏi vòng xoáy của chống lạm phát và chống suy giảm kinh tế trong suốt 5 năm qua?
    - Đúng là suốt từ 2008 đến giờ, chúng ta phải thay đổi 180 độ về chính sách kinh tế vĩ mô ba bốn lần. Lý do là nền kinh tế đã mất đi cân bằng vĩ mô cơ bản từ 2007 đến nay. Khác với thập niên trước, khi Việt Nam vừa đạt được tăng trưởng cao từ 7,5- 8,5%/năm bình quân, lạm phát dưới một con số, từ 2007 đến nay, chúng ta cứ phải thay đổi mục tiêu vì kế hoạch phát triển dài hạn không đúng.
    Chúng ta cần chữa căn bản chiến lược này, tôi đề nghị, lý do chính là chi tiêu công quá cao, khu vực doanh nghiệp nhà nước lấn át. Vì thế, giải pháp lâu dài là duy trì tăng trưởng vừa phải và kiểm soát được lạm phát. Theo tôi, phải đề cao vai trò chủ đạo của khu vực tư nhân. Bên cạnh đó, cần phải khuyến khích nông nghiệp nông thôn hơn nữa vì đó chính là trụ đỡ cho nền kinh tế.
    Nhưng rõ ràng là Việt Nam đã bắt tay vào xây dựng chương trình tái cơ cấu kinh tế. Ông thấy có đủ hay không?
    - Chương trình cải cách kinh tế ba điểm gồm đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước (DNNN), ngân hàng thương mại, đã bắt đầu trả lời được những yếu kém cơ bản của kinh tế Việt Nam. Nhưng theo tôi, vấn đề thực hiện các chính sách này phải mất nhiều thời gian và cần nhiều biện pháp mạnh mẽ hơn nữa. Số một vẫn là phải nâng cao hiệu quả của nền kinh tế bằng cách nâng cao vai trò của khu vực kinh tế tư nhân, vì đó mới chính là động lực dẫn dắt nền kinh tế ra khỏi tình trạng hiện nay.
    Những nhận xét của ông có quá đi so với thực tế về Việt Nam hay không?
    - Tôi tham dự một số hội nghị quốc tế trong năm ngoái, và đầu năm nay thì nghe được 10 nước hấp dẫn nhất mà không hề có Việt Nam. Cả Myanmar, Lào và Campuchia, Bangladesh đều có trong danh sách. Việt Nam bị loại khỏi vì bất ổn kinh tế vĩ mô. Theo tôi, Việt Nam cần đặt lại mục tiêu bình ổn vĩ mô nhằm khuyến khích giới đầu tư nước ngoài. Chỉ có điều đó mới tái lập lòng tin của họ, cũng như thị trường chứng khoán và bất động sản.
    Ông bình luận thế nào về nhận định cho rằng, thời gian khó khăn nhất của nền kinh tế đã qua cùng với quí 1 năm nay?
    - Theo tôi, khủng hoảng thị trường bất động sản sẽ còn phải kéo dài, và giá cả có thể còn phải xuống thêm nữa trước khi đụng đáy vào năm 2013 và 2014. Hệ lụy khó tránh khỏi là các khó khăn của hệ thống ngân hàng sẽ còn kéo dài đến đó. Tôi nghĩ, đáy của nền kinh tế sẽ diễn ra vào lúc đó với các vấn đề của thị trường bất động sản, hệ thống ngân hàng thương mại, và doanh nghiệp phá sản, chứ không phải là thời điểm này. Song tôi mong là chuyện này không xảy ra.
    Gợiý chính sách của ông nhằm đưa kinh tế Việt Nam thoát ra khỏi vòng xoáy của lạm phát và trì trệ?
    Có bốn vấn đề có thể làm được.
    Thứ nhất là Chính phủ đặt lại trọng tâm của tăng trưởng, không phải tăng trưởng cao bằng bất cứ giá nào. Việt Nam nên đặt vai trò thúc đẩy kinh tế cho khu vực tư nhân, thay vì nhà nước và DNNN.
    Thứ hai, cần phải phối hợp tốt hơn các biện pháp hành chính và thị trường. Những biện pháp hành chính chữa cháy có thể có tác dụng trong ngắn hạn, nhưng không thể làm thay thị trường.
    Thứ ba, nên có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các nhà lãnh đạo ngành như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công Thương, và Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia để đưa ra những tín hiệu rõ ràng về kế hoạch phát triển lâu dài, nhằm đem lại niềm tin cho giới đầu tư và người dân.
    Sau cùng, tôi cho rằng cần có thông tin minh bạch hơn, chẳng hạn NHNN đã làm để đối phó với vấn đề thanh khoản, nợ xấu. Minh bạch thông tin mới mang lại niềm tin cho thị trường.
    Bốn điểm này theo đôi sẽ giúp Chính phủ đưa ra chương trình bình ổn kinh tế vĩ mô trung hạn, và đặt nền tảng cho tái cơ cấu kinh tế.
    Theo Tư Giang
    TBKTSG
  4. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    CAP
    Công ty Cổ phần Lâm Nông sản Thực phẩm Yên Bái (HNX)


    Giá hiện tại: CAP [​IMG] 26.9 +1.2(+4.67%) [​IMG] [​IMG] Hồ sơ công ty [​IMG] Tra cứu GDCĐ lớn & CĐ nội bộ
    [​IMG]
    Đơn vị KL: 10,000 CP
    Đơn vị giá: 1,000 VND


    Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng
    Thông tin tài chính


    CAP: 11/05 GDKHQ nhận cổ tức bằng tiền năm 2011 tỷ lệ 52%
    [​IMG] Thời gian thực hiện: 20/06/2012.

    Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) thông báo về ngày đăng ký cuối cùng như sau:
    - Tổ chức đăng ký: CTCP Lâm nông sản thực phẩm Yên Bái (CAP)
    - Ngày giao dịch không hưởng quyền: 11/05/2012
    - Ngày đăng ký cuối cùng: 15/05/2012
    - Lý do và mục đích: Trả cổ tức bằng tiền năm 2011
    - Tỷ lệ thực hiện: 52%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 5.200 đồng)
    - Thời gian thực hiện: 20/06/2012
    - Địa điểm thực hiện:
    + Đối với chứng khoán lưu ký: người sở hữu làm thủ tục nhận cổ tức tại các thành viên lưu ký (TVLK) nơi mở tài khoản lưu ký.
    + Đối với chứng khoán chưa lưu ký: người sở hữu làm thủ tục nhận cổ tức tại Phòng kế toán - Công ty Cổ phần Lâm Nông sản Thực phẩm Yên Bái.

    Theo TTVN/VSD

  5. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    2 người đang vào chủ đề này, trong đó có 2 thành viên: Shapphire5, Prince_Dalat

    Chú @Prince_Dalat thứ 7 ko đi chơi đâu à ?
    Thấy tối thứ 6 chú đi học gì vậy ? phải học ptkt chứng khoán ko ?
  6. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Thị trường
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] Kiểu đọc sách Thứ 6, 20/04/2012, 16:31

    Chủ tịch NTL Nguyễn Văn Kha: “Doanh nghiệp BĐS hiện nay càng vay càng chết”





    [​IMG]
    Ông Nguyễn Văn Kha Chủ tịch NTL

    Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là khôi phục lại tâm lý khách hàng, giải quyết hàng tồn, chứ không phải là đi vay ngân hàng để đầu tư tiếp, doanh nghiệp càng vay đầu tư càng lún sâu vào “cái chết”.
    Đó là quan điểm của ông Nguyễn Văn Kha, Chủ tịch HĐQT của Công ty CP Phát triển đô thị Từ Liêm (NTL) khi trao đổi với phóng viên bên lề Đại hội cổ đông của NTL được tổ chức ngày 14/4 vừa qua.
    Thời gian gần đây, tín hiệu từ chính sách tiền tệ của Chính phủ đối với Bất động sản phần nào nới lỏng hơn so với trước đây. Giải pháp dần hạ lãi suất, hỗ trợ cho vay cho hầu hết các đối tượng trong lĩnh vực bất động sản đã có những tín hiệu tích cực và tốt hơn cho thị trường BĐS vốn dĩ đã mất thanh khoản khá trầm trọng trong thời gian dài vừa qua.
    Theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này, động thái của NHNN sẽ có tác động tịch cực vào tâm lý của khách hàng, “đánh vào” dòng tiền huy động trong dân bởi khi hạ lãi suất huy động xuống 12%/năm sẽ tác động ngay đến sự so sánh giữa gửi tiền vào ngân hàng hay đổ tiền vào bất động sản của người dùng.
    Theo quan điểm của ông Nguyễn Văn Kha, vấn đề ở đây là tính thanh khoản của thị trường, chứ không phải là các DN bất động sản thiếu quá nhiều vốn để đầu tư xây dựng. Nếu vẫn cứ vay ngân hàng và đem đầu tư các dự án thì doanh nghiệp bất động sản sẽ ngày càng lún sâu vào “cái chết”. Điều quan trọng nhất hiện nay là phải tạo được niềm tin cho người dùng và tăng tính thanh khoản của thị trường để giải quyết hàng tồn.
    Ông có đánh giá ra sao về những giải pháp tín dụng mà NHNN vừa mới ban hành nhằm hỗ trợ cho thị trường bất động sản vừa qua, thưa ông?

    Với giải pháp này của Chính phủ đưa ra thời gian qua sẽ chưa có tác động ngay mà có độ trễ của nó, giải pháp này nhằm tạo niềm tin. Người kinh doanh có thể được một chút, mất một chút nhưng cũng không quan trọng bằng mất niềm tin. Niềm tin của khách hàng mới là quan trọng nhất hiện nay.
    Khi niềm tin mà bị mất thì rất khó kéo lại được, kinh nghiệm của chúng tôi là tạo dựng được niềm tin cho toàn xã hội là cái then chốt trong điều hành doanh nghiệp. Nhìn xa hơn là niềm tin của người dân đối với các chính sách của Chính phủ, nếu mất niềm tin của người dân thì mọi hoạt động kinh tế sẽ trì trệ và khó khăn.
    Giảm lãi suất nhưng vay vốn vẫn khó khăn, lãi suất cao, DN kinh doanh bất động sản sẽ ứng phó với điều này như thế nào trong thời gian tới?

    Tín hiệu nới tín dụng và giẩm lãi suất của cả đầu ra và đầu vào đó là một tín hiệu tốt không chỉ cho riêng các doanh nghiệp bất động sản mà còn cho tất cả các lĩnh vực khác đều được tháo gỡ. Đương nhiên là điều đó còn có độ trễ, chứ không phải là nói một cái là có tác dụng ngay. Nói một cái mà có tác động ngay thì chỉ là lãi suất huy động, còn cho vay thì không dễ gì ngân hàng có thể hạ ngay vì thực tế là hiện nay các ngân hàng vẫn còn khó khăn về thanh khoán. Nhưng tôi nghĩ rằng, sau quý 2/2012 thì các ngân hàng sẽ bội thu về tiền.
    Chúng ta vẫn thường nói nhiều đến các doanh nghiệp bất động sản thiếu vốn, nhưng quan điểm của tôi lại khác. Đương nhiên là thiếu vốn nhưng không phải là quá nhiều. Vấn đề là ở tính thanh khoản của thị trường, thanh khoản hiện nay là rất kém. Vấn đề đặt ra hiện nay là phải tạo được niềm tin cho người sử dụng bỏ tiền ra mua bất động sản.
    Chúng ta đã đặt nặng vấn đề “cái chết” của bất động sản, do đó, người dân đang chờ cho bất động sản xuống nữa. Đây là một tâm lý rất nguy hiểm cho thị trường. Làm sao để cho người sử dụng thấy đây là thời điểm tốt để mua nhà ở, tạo nguồn vốn cho người dân vay mua nhà còn tốt hơn.
    Còn bản thân các doanhnghiệp BĐS bây giờ mà vay vào để tạo ra sản phẩm nhưng lại không tiêu thụ được thì còn “chết nữa ”, lún sâu hơn nữa vào “cái chết”.
    Doanh nghiệp bất động sản hiện nay nên từ từ trong việc tạo ra sản phẩm (đầu tư xây dựng dự án), mà cần dần dần giải quyết số lượng hàng tồn kho. Sau khi giải quyết xong lượng hàng đang tồn kho quá lớn đó thì các doanh nghiệp mới đủ sức để kinh doanh tiếp.
    Ngoài giải pháp tín dụng, còn có thể có biện pháp nào tạo tính thanh khoản?

    Hiện nay thực tế là người dân đang mất lòng tin nhiều, nhiều người đang có tâm lý chờ cho BĐS chết để mua được bất động sản rẻ. Vì thế, điều quan trọng hiện nay là phải gây dựng lại được niềm tin cho người mua hàng.
    Trên thực tế, Công ty Nhà Từ Liêm đã có khá nhiều khách hàng đã có sản cả trục tỷ đồng chuẩn bị “xuống tiền” mua sản phẩm nhưng lại thấy tín hiệu thị trường là ngành kinh doanh bất động sản sắp chết, người ta lại dừng lại không mua nữa, khách hàng đã xác định giá, và đồng ý mua với giá đó rồi nhưng lại “khất”, lại để tiền vào kho không mua nữa.
    Ông có nhận định như thế nào cho thị trường bất động sản thời gian tới?

    Đây là giai đoạn mua phù hợp, trong năm 2012 người mua dùng là nhiều chứ không còn là những người đầu tư thứ cấp nữa.
    Thị trường bất động sản năm 2012 sẽ không thể sốt như năm 2010, chỉ ở mức có thanh khoản và có giao dịch nhưng sẽ dần dần hồi phục hơn. Giá tại thời điểm này hiện tại là đã khá thấp, nhiều nhà đầu tư hiện tại muốn bán sản phẩm ra để thu hồi vốn thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, chứ không còn là mục đích kiếm lợi nhuận cao.
    Xin cám ơn ông!

    Phạm An (thực hiện)

    Theo TTVN

  7. Prince_Dalat

    Prince_Dalat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/01/2012
    Đã được thích:
    27
    Nay em đi làm, E di học thêm anh văn bác à
  8. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Chú siêng thế , ừ , thời đại bây giờ phải giỏi tiếng anh mới được.
    Mọi người lúc này ít về nhà , nhà trống vắng quá !
    Chú cũng nên mỗi ngày về qua nhà 1 lát , nói với anh em vài câu cho nhà đỡ buồn.
    Nhà có 2 cô gái đều ra đi hết rồi , giờ chỉ còn đám anh em đực rựa mình thôi .
  9. Prince_Dalat

    Prince_Dalat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/01/2012
    Đã được thích:
    27
    Vâng, ok anh
  10. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    Vậy mời chú đến dự họp mặt chiều nay lúc 18g nhé !
    PM cho anh số đt , anh sẽ gọi lại báo địa điểm , bàn đã đặt rồi .

    [r2)][r2)][r2)]

Chia sẻ trang này