Làm giàu từ chứng khóan - những thông tin bổ ích !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi tridunghtvc, 30/03/2012.

5291 người đang online, trong đó có 493 thành viên. 19:17 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 30081 lượt đọc và 999 bài trả lời
  1. caominhhuy

    caominhhuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/07/2010
    Đã được thích:
    5
    Mai nên bán. [r2)][r2)][r2)]
  2. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    [​IMG] [​IMG] [​IMG][​IMG]
    Em @ptkh ui [};-[};-[};-[};-[};-! ngủ nhiều quá mập thù lù thì xấu lém !!![:p][:p][:p][:p][:p]
  3. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Được hoàn nhập lớn quý I, công ty mẹ BVH lãi 366,4 tỷ đồng quý I





    [​IMG]
    Quý này công ty được hoàn nhập 212,27 tỷ đồng chi phí tài chính trong khi cùng kỳ phải chi 52,51 tỷ đồng.
    Tập đoàn Bảo Việt (BVH) thông báo kết quả kinh doanh quý I năm 2012 của riêng công ty mẹ.
    Doanh thu từ hoạt động tài chính đạt 279,9 tỷ đồng, giảm 9,11% so với cùng kỳ năm 2011. Quý này công ty được hoàn nhập 212,27 tỷ đồng chi phí tài chính trong khi cùng kỳ phải chi 52,51 tỷ đồng.
    Trước đó, trong ĐHCĐ của Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC), lãnh đạo cho biết hoạt động của BVSC chắc chắn tác động đến tập đoàn, giá BVSC biến động 1000 đồng thì tập đoàn BVH trích lập 40 tỷ. Năm ngoái BVH phải trích lập rất lớn, năm 2012 này hoàn nhập dự phòng riêng mã BVS thôi, tập đoàn được hoàn nhập hơn 200 tỷ.
    Nhờ được hoàn nhập, lãi gộp quý I/2012 của BVH đạt 492,17 tỷ đồng, tăng 92,68% so với cùng kỳ và điều này kéo kết quả kinh doanh cuối cùng của BVH tăng mạnh với mức lãi sau thuế 366,41 tỷ đồng, tăng 72,68% so với quý I/2011.


    [​IMG]

    Hải An

    Theo TTVN/BVH
  4. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    HAG: Chi phí lãi vay hơn 200 tỷ, LNST quý I công ty mẹ vỏn vẹn 6 tỷ đồng





    [​IMG]
    Tổng nợ phải trả cuối quý I/2012 là 9.260 tỷ đồng, bằng ½ tổng tài sản.
    Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAG) công bố kết quả kinh doanh quý I/2012 của riêng công ty mẹ.
    Dư tiền cuối qúy I/2012 của HAG đạt 1.433 tỷ đồng, giảm mạnh 38,62% so với mức 2.335 tỷ đồng số dư đầu năm.
    Tổng nợ phải trả cuối quý I/2012 là 9.260 tỷ đồng, bằng ½ tổng tài sản.
    Doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính đạt 318,56 tỷ đồng, tăng 175,7% so với cùng kỳ, lãi gộp đạt 49,62 tỷ đồng, tăng mạnh 180% so với cùng kỳ.
    Giảm mạnh doanh thu từ hoạt động tài chính từ 466,13 tỷ đồng quý I/2011 còn 260,31 tỷ đồng quý I/2012 trong bối cảnh công ty chịu chi phí lãi vay 224,84 tỷ đồng còn cùng kỳ chỉ 53 tỷ đồng khiến lãi sau thuế của công ty giảm mạnh.
    HAG lãi sau thuế 5,96 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức 300,32 tỷ đồng quý I/2011.
    [​IMG]

    Hải An

    Theo TTVN/HAG
  5. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    HBC: Cổ tức năm 2011 tỷ lệ 30%, chia thưởng 1:1





    [​IMG]
    Năm 2012, HBC đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế 170 tỷ đồng, tăng 13,7% so với thực hiện năm 2011, cổ tức kế hoạch 30%/mệnh giá.
    Sáng nay, Đại hội cổ đông thường niên năm 2012 của CTCP Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình (MCK: HBC) đã diễn ra thành công tại Tp. Hồ Chí Minh.

    Đại hội đồng cổ đông đã thông qua kết quả kinh doanh năm 2011 với chỉ tiêu doanh thu thuần 3.055,3 tỷ đồng, vượt 22% kế hoạch, tăng 72,8% so với năm 2010; lợi nhuận sau thuế đạt 149,6 tỷ đồng, đạt 99,7% kế hoạch, tăng 7% so với năm 2010. Cổ tức năm 2011 tỷ lệ 30%/mệnh giá trong đó 10%/mệnh giá được chia bằng tiền và 20%/mệnh giá được chia bằng cổ phiếu.

    HBC sẽ chia thưởng cho cổ đông hiện hữu bằng cổ phiếu tỷ lệ 1:1 để tăng vốn điều lệ từ nguồn thặng dư vốn cổ phần.

    Năm 2012, HBC đặt kế hoạch doanh thu 3.900 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 170 tỷ đồng, cổ tức 30%/mệnh giá.

    Tới đây HBC sẽ tìm đối tác hợp tác hoặc chuyển nhượng dự án KDC Long Thới, huyện Nhà Bè diện tích 29.698m²; tìm đối tác chuyển nhượng dự án Khu đất Thạnh Xuân, quận 12, Tp. Hồ Chí Minh diện tích 10.278m²; thu hồi đất để chuyển giao nhà đầu tư mới dự án Khu nghỉ dưỡng Lăng Cô – Thừa Thiên Huế. Đây là những dự án HBC có tỷ lệ vốn góp hơn 50%.

    Năm 2012, HBC sẽ bắt đầu phát hành 1 triệu cổ phiếu cho CBCNV trong vòng 3 năm kể từ ngày 01/01/2012. Đồng thời HBC sẽ phát hành 10 triệu CP chào bán cho nhà đầu tư chiến lược với giá không thấp hơn giá trị sổ sách tại thời điểm phát hành, nhằm tăng vốn và bổ sung vốn hoạt động kinh doanh.

    HBC sẽ tìm đối tác chiến lược chuyển nhượng cổ phiếu quỹ đã mua theo nghị quyết ĐHCĐ bất thường ngày 14/01/2012.

    Trong phần thảo luận, chủ tịch HĐQT – ông Lê Viết Hải cho biết: Định hướng mở rộng phát triển sang công nghiệp đã được công ty xác định từ năm trước. HBC định hướng phát triển sang lĩnh vực công nghiệp trước, sau đó tiến đến lĩnh vực hạ tầng.

    Trong thời gian vừa qua, HBC đã tích cực phát triển sang mảng công nghiệp trong đó HBC đã thành công trong trúng thầu 2 dự án lớn: Nhà thầu chính dự án nhà máy của Casumia làm chủ đầu tư giá trị 120 tỷ đồng; và dự thầu dự án trị giá 170 tỷ đồng sẽ khởi công thời gian tới đây. Trước đó HBC đã làm nhà thầu phụ cho dự án Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương. HBC đang dự thầu 2 dự án khác: Nhà máy nhiệt điện Trà Vinh, Nhà máy dệt ở Hòa Bình. HBC dự kiến giảm tỷ lệ doanh thu công trình nhà ở từ 58% năm 2011 xuống 49% trong năm 2012.

    HBC đang tích cực tìm kiếm cơ hội để phát triển và định hướng một số đối tác chiến lược để có thể hỗ trợ HBC về mặt tài chính, công nghệ, kỷ thuật và thị trường. HBC sẽ tìm các nhà xây dựng hàng đầu trên thế giới vừa có lợi thế về tài chính và kỹ thuật và công nghệ. HBC đang tiếp xúc với một số đối tác tiềm năng Nhật Bản. HBC xác định những dự án ODA ở Việt Nam của Nhật Bản là những dự án tiềm năng và các công ty Nhật Bản đã có mối quan hệ khá tốt với HBC.

    HBC đang trong quá trình tiếp xúc và thảo luận để đưa các đối tác thành đối tác chiến lược là đối tác có chiến lược đầu tư vào HBC trong đó có Jesco. Jesco là một công ty chuyên về cơ điện của Nhật đã thi công công trình nhà Ga Tân Sơn Nhất 4 năm trước đây, cũng là một trong những đối tác chiến lược đã đầu tư vào công ty thành viên của HBC – HBI.


    Q. Nguyễn

    Theo TTVN
  6. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Vẫn có thể tự giải quyết nợ xấu





    [​IMG]
    Việc mở toang cánh cửa thị trường nợ Việt Nam có thể dẫn đến rủi ro một lượng lớn tài sản bị nhà đầu tư nước ngoài mua rẻ. Trong khi đó, tiền trong nước vẫn đủ để giải quyết số nợ này.
    Trước tình hình tỉ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng có xu hướng tăng, nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam cần có một thị trường mua bán xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào những con số thì không nói lên được điều gì về quy mô cũng như tiềm năng của một thị trường (nếu có) dành cho nợ xấu. Cuối năm 2011, nợ xấu của hệ thống tài chính ước khoảng 80.000 tỉ đồng. Nhưng chỉ riêng nợ của Vinashin đã lên đến 86.000 tỉ đồng (tính đến cuối năm 2009). Nếu thị trường nợ xấu ra đời chỉ dựa trên con số thống kê, ắt hẳn từ lâu đã có nguyên một “thị trường” chỉ để trao đổi mua bán nợ của Vinashin (chưa ai nói nợ Vinashin là nợ tốt cả).
    Mua bán nợ xấu chỉ là một phần của nghiệp vụ mua bán xử lý nợ. Trên thị trường sơ cấp, các công ty quản lý tài sản, công ty mua bán nợ mua lại nợ của tổ chức tín dụng. Sau đó, tùy vào tính chất từng khoản nợ, họ sẽ xử lý, rồi đóng gói thành các sản phẩm tài chính để bán lại trên thị trường thứ cấp. Thị trường thứ cấp cho nợ xấu có thể là thị trường trái phiếu.
    Ở Việt Nam đã xuất hiện những doanh nghiệp mua bán, xử lý nợ gồm Công ty Mua bán nợ và Tài sản tồn đọng của Doanh nghiệp (DATC) và công ty quản lý tài sản của các ngân hàng. Tuy nhiên, công ty quản lý tài sản của ngân hàng ít thực hiện việc mua bán nợ, mà chủ yếu là đòi nợ, xử lý phát mãi tài sản đảm bảo đối với các khoản nợ xấu. Đơn vị thực sự đảm nhận được vai trò này là DATC.
    Vai trò thì lớn, nhưng quy mô và phạm vi hoạt động của DATC lại không đủ lớn so với nhu cầu giải quyết nợ xấu. Kể từ khi thành lập (năm 2003), Công ty đã giải quyết được khoảng 109 hồ sơ với tổng mệnh giá nợ và tài sản tài chính đã mua vào khoảng 7.000 tỉ đồng, một con số quá nhỏ so với khối lượng nợ xấu hiện nay.
    DATC được thành lập với sứ mệnh chính là hỗ trợ doanh nghiệp nhà nước. Nếu doanh nghiệp nhà nước chiếm 70% nợ xấu (theo thống kê của Ngân hàng Thế giới), tức khoảng 56.000 tỉ đồng thì 24.000 tỉ đồng còn lại là của khối doanh nghiệp tư nhân. Trách nhiệm giải cứu khối này không biết thuộc về ai. Tuy nhiên, gần đây có thông tin cho rằng DATC đang thương lượng mua lại nợ của Công ty Cổ phần Thủy sản Bình An (Bianfishco), một doanh nghiệp tư nhân đang nợ hơn 1.500 tỉ đồng, để tái cấu trúc công ty này.
    Một vấn đề được quan tâm là hiệu quả hoạt động của DATC như thế nào. Trong gần 10 năm hoạt động, vốn điều lệ của DATC vẫn là 2.000 tỉ đồng, không hề tăng lên. Con số này thấp hơn cả vốn của một ngân hàng thương mại nhỏ. Trong khi đó, trọng trách của DATC là giải cứu các doanh nghiệp có vấn đề về tài chính. Bản thân DATC khi nói về hiệu quả hoạt động chỉ đưa ra một vài cái tên doanh nghiệp đã được Công ty hỗ trợ vốn và cũng không nói rõ đã làm lợi đồng vốn như thế nào. Trong khi đó, để có một thị trường mua bán nợ phát triển, cần phải chứng minh được tính sinh lợi và hấp dẫn của khoản đầu tư.
    Vậy nên mới có ý kiến cho rằng hãy để các tổ chức nước ngoài mua nợ và rộ lên câu chuyện Nhà nước thiếu hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư vào thị trường nợ xấu Việt Nam. Dẫu thị trường Việt Nam vẫn được nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, nhưng không có cơ sở để khẳng định rằng khi nợ xấu tăng, hoạt động mua bán nợ xấu sẽ sôi động. Hơn nữa, Việt Nam đang trong quá trình tái cấu trúc hệ thống tài chính. Chi phí tái cấu trúc là bao nhiêu còn đang là vấn đề gây tranh cãi. Một khi chưa làm rõ vấn đề này, việc mở toang cánh cửa thị trường nợ Việt Nam có thể dẫn đến rủi ro một lượng lớn tài sản bị nhà đầu tư nước ngoài mua rẻ.
    Trong khi đó, nguồn lực trong nước không phải là không có. Từ đầu năm 2012, tình hình tài chính của hệ thống ngân hàng đã được cải thiện rõ rệt. Chỉ riêng nửa cuối tháng 3, Ngân hàng Nhà nước đã hút về khoảng 30.000 tỉ đồng. Trần lãi suất huy động cũng giảm về mức 12%. Chính sách tiền tệ nới lỏng được kỳ vọng sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ dàng hơn. Tuy nhiên, tính đến tháng 3.2012, tín dụng toàn hệ thống đã tăng trưởng âm 1,96% (theo Ngân hàng Nhà nước), trong khi mục tiêu cả năm là 15-17%. Có ý kiến cho rằng doanh nghiệp hiện không hấp thụ hết vốn vay ngân hàng. Nếu vậy, lượng vốn không được hấp thụ kia sẽ như thế nào? Có thể ngân hàng thương mại sẽ cho vay liên ngân hàng hoặc gửi ở Ngân hàng Nhà nước. Nếu dòng tiền về lại Nhà nước thì Nhà nước vẫn có cơ sở để cấp vốn cho hoạt động xử lý nợ, cụ thể là thông qua DATC.
    Nhưng nếu DATC chỉ tập trung xử lý nợ của doanh nghiệp nhà nước thì không công bằng. Bởi lẽ, mức lỗ bình quân của một doanh nghiệp nhà nước cao gấp 12 lần so với doanh nghiệp tư nhân. Trong 10 năm qua, tỉ suất lợi nhuận trước thuế/tổng vốn của khu vực doanh nghiệp nhà nước chưa năm nào vượt quá 6%, thấp hơn so với mức bình quân trên 10% của khu vực tư nhân.
    Vì vậy, để sử dụng vốn xử lý nợ hiệu quả, DATC nên mở rộng sang đối tượng tư nhân như trường hợp của Bianfishco. Sau khi xử lý, DATC có thể bán lại món nợ dưới dạng trái phiếu doanh nghiệp. Vậy bán cho ai? Ngân hàng có thể sẽ là người mua. Hiện trong nước có khoảng 20 công ty quản lý tài sản của các ngân hàng. Đây là cơ sở để hình thành một thị trường giúp giải quyết đầu ra cho những món nợ xấu. Về lâu dài, Nhà nước sẽ hoàn thiện dần hành lang pháp lý và kêu gọi thêm sự tham gia của tổ chức nước ngoài.
    Theo Quân Phan
    Nhịp cầu đầu tư
  7. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Đừng đặt hết niềm tin vào báo cáo kiểm toán





    Báo cáo tài chính (BCTC) kiểm toán của DN là một trong những tài liệu giá trị đối với nhà đầu tư. Tuy nhiên, sẽ sai lầm nếu đặt hết niềm tin vào đó.
    Tại hội thảo “Nâng cao kỹ năng đưa tin về quản trị công ty ở Việt Nam” do Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) phối hợp cùng Diễn đàn Quản trị công ty toàn cầu (GCGF), Hãng thông tấn AFP tổ chức, bà Thái Thanh Hải, Phó tổng giám đốc Deloitte Việt Nam lưu ý, BCTC kiểm toán chỉ là một cơ sở, là một công cụ; nếu cá nhân chỉ dựa vào thông tin trong BCTC kiểm toán để đầu tư thì đó không phải là lựa chọn sáng suốt.


    Chỉ phản ánh thông tin ngọn
    Hiện nay, tất cả những nội dung của báo cáo kiểm toán gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh BCTC chỉ đề cập thông tin quá khứ, tại một thời điểm đã qua. Trong khi đó, nguyên tắc đầu tư còn phải dựa vào thông tin tương lai. Vì thế, nếu nhà đầu tư muốn tìm thông tin tương lai của doanh nghiệp từ BCTC kiểm toán, họ thường phải dự đoán trên cơ sở phân tích, đối chiếu các con số. Ngay cả khi như vậy, giới chuyên gia cho rằng, khả năng dự đoán đúng sai còn phụ thuộc vào kinh nghiệm và sự nhạy bén của mỗi cá nhân.
    Đó là chưa kể, để BCTC kiểm toán có thể tin cậy được còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Chẳng hạn, đơn vị kiểm toán có thực sự độc lập, có chuyên môn và đạo đức? Bản thân DN có muốn minh bạch thông tin hay không? Chính sách tài chính, môi trường hoạt động, hệ thống kiểm soát nội bộ, những chuẩn mực cần tuân thủ có được hiểu đúng và triển khai đầy đủ không?
    Nhìn lại hoạt động thực hiện BCTC của các DN niêm yết cho thấy, giữa BCTC được DN thực hiện và BCTC kiểm toán vẫn có độ “vênh”. Ví dụ, trước kiểm toán năm 2011, phần lãi - lỗ trong liên doanh liên kết của CTCP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP. HCM (CII) là 2,75 tỷ đồng, nhưng sau kiểm toán thì khoản mục này bị âm 6,12 tỷ đồng.
    “Tin vào DN hay kiểm toán là tùy khả năng nhìn nhận của mỗi người. Nhưng BCTC kiểm toán với tư cách độc lập hơn, nhìn số liệu theo chuẩn mực đã được quy định vẫn đáng tin cậy hơn”, bà Thái Thanh Hải nói.

    Không có khả năng phát hiện gian lận
    Tuy nhiên, từ sau diễn biến phá sản ở CTCP Dược phẩm Viễn Đông (DVD), uy tín của kiểm toán trong mắt giới đầu tư ít nhiều giảm sút. Lý do, số liệu trong BCTC kiểm toán của DVD các năm trước đó (2008 - 2009) vẫn rất đẹp và ý kiến từ kiểm toán hoàn toàn không cảnh báo được trước về khả năng sụp đổ ở DVD.
    Thực tế, sự gian dối của DVD tinh vi và nằm ngoài tầm phát hiện của kiểm toán. Bởi lẽ, chức năng chủ yếu của kiểm toán vẫn chỉ là xác minh số liệu, đối chiếu xem cách thức hạch toán ghi nhận số liệu có phù hợp với các quy định của chuẩn mực kế toán hay không? Nếu DN giả mạo được chứng từ, tạo những bằng chứng vô can, thì kiểm toán gần như không có khả năng phát hiện ra gian lận.
    Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, kiểm toán vẫn có thể trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra một vài tín hiệu đến nhà đầu tư thông qua việc đưa ra ý kiến ngoại trừ hoặc từ chối cho ý kiến, đưa ra ý kiến không chấp nhận. Chẳng hạn, trong BCTC kiểm toán năm 2011 của CTCP Đầu tư Tổng hợp Hà Nội (SHN), Công ty Kiểm toán UHY lưu ý, UHY không có cơ sở để có thể đánh giá khả năng thu hồi số công nợ phải thu, liên quan đến CTCP Beta - BQP và ông Nguyễn Anh Quân. UHY cũng không có đủ thông tin đánh giá tính hợp lý của mức trích lập dự phòng, khả năng giảm giá trị của các khoản đầu tư dài hạn…
    Ít thông tin định tính
    Các chuyên gia lưu ý, khi đọc BCTC kiểm toán, không phải con số mà thông tin sau con số mới là quan trọng. Tuy nhiên, những thông tin đằng sau con số này lại ít khi lộ diện trong BCTC. Chẳng hạn, trong bảng cân đối kế toán, thông tin từ khoản phải thu có vai trò quan trọng đặc biệt. Vì nếu không tìm được thông tin chi tiết khoản phải thu, giới đầu tư sẽ khó có thể đánh giá được tính thanh khoản của DN.
    Thực tế, những thông tin giải thích thêm cho các khoản mục như khoản phải thu, phải trả, nợ ngắn hạn, dài hạn… ít nhiều được ghi trong thuyết minh BCTC. Vì thế, theo bà Anne Molyneux, chuyên gia quốc tế về quản trị công ty, nếu DN công bố BCTC mà thiếu phần thuyết minh, đó là DN đã công bố không đầy đủ. Tuy nhiên, chi tiết hơn nữa, chẳng hạn về biến động hàng tồn kho, chiến lược mở rộng thị trường, xu hướng dòng tiền…, lại không được đề cập.
    Đó là lý do để các công ty kiểm toán khuyến cáo nhà đầu tư cần quan tâm thêm những thông tin phi tài chính trước khi quyết định đầu tư vào DN.
    Theo Ngọc Thủy
    ĐTCK
  8. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Sáp nhập HBB-SHB: Cổ đông bên nào được lợi?





    [​IMG]
    Với tỷ lệ chuyển đổi dự kiến và mức giá hiện tại, thì cổ phiếu HBB được định giá tương đương 8.550 đồng – cao hơn 22% so với thị giá ngày hôm nay (25/4).
    Hôm nay, ngân hàng Habubank đã công bố dự thảo đề án sáp nhập với ngân hàng SHB sẽ trình ĐHCĐ thường niên tổ chức vào ngày 28/4.
    Điểm đáng chú ý nhất của dự thảo chính là tỷ lệ hoán đổi: 1 cổ phiếu HBB sẽ được chuyển đổi thành 0,75 cổ phiếu SHB, tương ứng 1 cổ phiếu SHB tương đương 1,333 cổ phiếu HBB.
    Hôm nay, thị giá của SHB là 11.400 đồng và HBB là 7.000 đồng.
    Tạm tính theo tỷ lệ hoán đổi thì 1 cổ phiếu HBB sẽ có giá trị là 11.400x0,75=8.550 đồng – cao hơn 22% so với thị giá thực tế. Như vậy có thể thấy cổ đông hiện hữu của Habubank đang được lợi.
    Tuy nhiên, hiện tại mới chỉ là dự thảo do Habubank đưa ra, để hoàn tất quá trình sáp nhập chắc chắn sẽ cần một thời gian dài để xin ý kiến của cổ đông, xin ý kiến của các cơ quan chức năng…

    [​IMG]
    Biến động giá SHB và HBB trong 6 tháng

    Từ đầu năm đến nay, cổ phiếu SHB đã tăng gần gấp đôi từ 5.900 lên 11.400 đồng. Trong khi đó, cổ phiếu HBB chỉ tăng 45,8%, từ 4.200 lên 7.000 đồng.

    [​IMG]
    Một số cổ đông lớn của SHB

    [​IMG]
    Một số cổ đông lớn của HBB
  9. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Hờ hờ....:-c:-c:-c:-c:-c
  10. E cũng có chơi vài diễn đàn, ko biết có gặp người quen nào ko nữa.
    Chắc là ít vì e ko tham gia giao lưu mấy.

Chia sẻ trang này