1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Làm giàu từ chứng khóan - những thông tin bổ ích !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi tridunghtvc, 30/03/2012.

2714 người đang online, trong đó có 55 thành viên. 02:50 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 30483 lượt đọc và 999 bài trả lời
  1. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
  2. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://cafef.vn/20120401070953930CA32/imf-can-them-tien-de-cuu-nen-kinh-te-the-gioi.chn

    IMF cần thêm tiền để cứu nền kinh tế thế giới










    [​IMG]
    IMF đang tìm cách tăng cường quỹ cứu trợ tài chính nhằm giúp các nước đối phó với hậu quả của cuộc khủng hoảng nợ khu vực đồng tiền chung châu Âu.
    Liên minh châu Âu (EU) hy vọng các nhà hoạch định chính sách của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20) sẽ đóng góp thêm tiền cho Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhằm giải quyết những thách thức của nền kinh tế toàn cầu… Đây là tuyên bố do các Bộ trưởng Tài chính EU đưa ra hôm 31/3 trong cuộc họp tại Copenhaghen, Đan Mạch, sau khi châu Âu quyết định tăng cường khả năng hoạt động của quỹ cứu trợ trong khối.
    IMF đang tìm cách tăng cường quĩ cứu trợ tài chính nhằm giúp các nước đối phó với hậu quả của cuộc khủng hoảng nợ khu vực đồng tiền chung châu Âu. Theo đó, IMF yêu cầu các nước thành viên đóng góp thêm 600 tỉ USD vào nguồn lực của quĩ cứu trợ. Tuy nhiên, hầu hết các nước G20 đều cho rằng, trước khi bơm tiền vào IMF, thì khu vực đồng euro cần phải tự tăng nguồn vốn của chính khối này để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ. Đáp lại yêu cầu này, các Bộ trưởng Tài chính từ 17 nước khu vực đồng tiền chung châu Âu đã quyết định tăng trần cho vay kết hợp từ 2 quỹ cứu trợ tài chính từ 500 tỉ euro lên 700 tỉ euro.
    Các Bộ trưởng Tài chính châu Âu cho biết, với quyết định này, khu vực đồng euro đã hoàn thành trách nhiệm của mình, đồng thời nhấn mạnh tăng nguồn vốn cho IMF là cần thiết.
    Bộ trưởng Tài chính Pháp Francois Baroin nói: “Cần tăng nguồn lực cho IMF bởi chúng ta phải thiết lập một bức tường lửa kép. Châu Âu đã thực hiện trách nhiệm của mình, và chúng tôi ủng hộ việc hợp tác cùng với IMF để bơm thêm tiền cho tổ chức này. Chúng ta sẽ có các cuộc thảo luận về vấn đề này tại phiên họp của G20 vào thời gian tới, song hiện tại tôi cho rằng chúng ta đang đi đúng hướng”.
    Bộ Tài chính Mỹ cho rằng, IMF không thể thay thế cho bức tường lửa của khu vực đồng euro. Trong khi đó, các nước BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) khẳng định sẽ chỉ góp tiền cho IMF nếu như các nước này có được tiếng nói lớn hơn trong thể chế tài chính đa phương.

    Tuy nhiên, Phó chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) Vitor Constancio cho biết các nước cần phải củng cố nguồn vốn của IMF, không phải chỉ vì nền kinh tế châu Âu, mà vì nền kinh tế của cả thế giới: “Đây không phải là một quĩ đặc biệt của riêng châu Âu. Chúng ta đều phải công nhận rằng, quĩ này là để hỗ trợ cho nền kinh tế toàn cầu. IMF cần phải được cấp thêm vốn để có thể hoàn thành vai trò của mình ở bất kỳ đâu trên thế giới, và trong những trường hợp khẩn cấp”.
    Ngày thứ 2 của cuộc họp tại Copenhaghen, các Bộ trưởng cũng thảo luận về việc vấn đề cải cách các thể chế tài chính, đánh thuế trên các giao dịch tài chính và cải cách các cơ quan xếp hạng tín dụng, tuy nhiên không có thỏa thuận nào được đưa ra.
  3. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://cafef.vn/2012033109039391CA32/nganh-lam-san-trung-quoc-doi-dau-vu-pha-san-khong-lo.chn

    Ngành lâm sản Trung Quốc đối đầu vụ phá sản khổng lồ

    từng là công ty lâm sản có giá trị thị trường lớn nhất trên thị trường chứng khoán Canada thế nhưng từ năm 2011 cổ phiếu công ty giảm sâu do nghi vấn gian lận sổ sách kế toán.
    st1\:-*{behavior:url(#ieooui) }Công ty lâm sản Sino-Forest của Trung Quốc, công ty đã bị buộc tội gian dối trong năm 2011, trong ngày thứ Sáu đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản và công bố bán tài sản.

    Sino-Forest cho biết trước khi nộp hồ sợ xin bảo hộ phá sản, công ty đã không nhận được bất kỳ lời đề nghị thâu tóm nào hợp lý. Công ty sẽ thực thi kế hoạch tái cơ cấu sau phá sản theo quy định của tòa án tối cao.

    Ông Judson Martin, CEO kiêm phó chủ tịch của Sino-Forest, khẳng định: “Chúng tôi tin rằng giá trị tài sản của chúng tôi chỉ có thể đạt mức tối đa nếu chúng tôi có thể tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh, hàn gắn và duy trì quan hệ với khách hàng và các nhà cung cấp.”

    Sino-Forest từng là công ty lâm sản có giá trị thị trường lớn nhất trên thị trường chứng khoán Canada thế nhưng từ năm 2011, cổ phiếu của công ty sụt giảm sâu sau khi tổ chức Muddy Waters Research buộc tội công ty đã cố tình thổi phồng giá trị tài sản. Các nhà điều tiết thị trường chứng khoán đã yêu cầu ngưng giao dịch cổ phiếu của Sino-Forest trên thị trường chứng khoán Toronto. Hiện nay, cảnh sát của Canada đang tiến hành điều tra hoạt động của công ty.

    Cổ đông của Sino-Forest tại Canada và Mỹ hiện cũng đang tiến hành kiện cáo, buộc tội công ty gian dối.

    Chủ tịch, CEO của Sino-Forest đều đã từ chức sau khi giao dịch của cổ phiếu bị ngưng lại. Công ty phủ nhận mọi cáo buộc liên quan đến hành vi gian dối.

    Sino-Forest sở hữu và quản lý nhiều đồn điền cũng như hoạt động sản xuất tại Trung Quốc. Cổ phiếu công ty giao dịch lần gần nhất vào tháng 8/2011 ở mức giá 4,81USD/cổ phiếu.

    Ông Richard Chandler, một tỷ phú người New Zealand, hiện đang là cổ đông lớn nhất, sở hữu khoảng 20% cổ phần tại công ty. Còn tổ chức Davis Advisors trụ sở tại New York nắm khoảng 17% cổ phần của công ty.

    Hàng loạt những vụ bê bối liên quan đến sổ sách kế toán đang đánh mạnh vào hàng loạt công ty Trung Quốc niêm yết tại thị trường Bắc Mỹ.

    Đình Hảo

    Theo TTVN/WashingtonPost,AP
  4. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Út đi làm anh @tridunghtvc nhé.
    Anh nhớ chạy qua lại nhà anh @MAYRUI.COM cho vui .[};-
  5. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Anh cũng dậy tập thể dục đây !!!:)):)):)):)):)):))
    [​IMG] [​IMG]
  6. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Hiện tượng bán sàn sẽ không còn kể từ 3/4 > do trước đó tự doanh các Cty CK phải bán ra !!!
    =================
    Công ty chứng khoán dọn dẹp nội bộ để tiếp tục được... sống









    [​IMG]
    Trước áp lực không được “ốm”, nhiều CTCK buộc phải “dọn dẹp” danh mục tự doanh từ những năm trước và chấp nhận một khoản lỗ khủng.
    Kể từ 1/4/2012, các CTCK đứng trước áp lực bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) đưa vào diện kiểm soát hoặc kiểm soát đặc biệt, nếu không đảm bảo chỉ tiêu an toàn tài chính (ATTC) theo quy định tại Thông tư 226/2010/TT-BTC. Điều này đang tạo áp lực buộc các CTCK không được “ốm”.

    Vì ATTC, chấp nhận lỗ!
    Tìm hiểu của ĐTCK cho thấy, có một điều khá thú vị đằng sau khoản lỗ lớn trong năm ngoái của nhiều CTCK. Theo lãnh đạo các CTCK này, lỗ “khủng” một phần không nhỏ là hệ quả của việc phải cơ cấu lại tài sản, để đáp ứng chỉ tiêu ATTC theo Thông tư 226/2010/TT-BTC, có hiệu lực cách đây một năm.
    Mới đây, khi giải trình Sở GDCK Hà Nội về khoản lỗ gần 400 tỷ đồng trong năm 2011, một CTCK cho biết, riêng lỗ tự doanh lên đến trên 250 tỷ đồng, cao gấp đôi số lỗ năm 2010.
    Tổng giám đốc CTCK này chia sẻ, ngoài lý do năm ngoái TTCK diễn biến xấu, không thuận lợi cho tự doanh, thì một nguyên nhân quan trọng khiến công ty lỗ tự doanh lớn là phải bán bớt danh mục cổ phiếu đã mua trước đó, để đảm bảo chỉ tiêu ATTC. Khoản lỗ lớn trong năm ngoái thực chất là phải gánh thêm số lỗ tự doanh của các năm trước đó. Giải pháp hạch toán này tuy “đau”, nhưng không còn sự lựa chọn nào khác, nếu không muốn rơi vào vào diện bị kiểm soát hoặc kiểm soát đặc biệt.
    Ngoài “dọn dẹp” danh mục tài sản, cắt giảm nhân sự, chuyển trụ sở với chi phí rẻ hơn…, cũng là các biện pháp được nhiều CTCK áp dụng, nhằm giảm chi phí và rủi ro trong hoạt động, qua đó đưa chỉ tiêu ATTC về ngưỡng an toàn theo quy định.
    Theo ông Đoàn Đức Vịnh, Chủ tịch HĐQT CTCK Âu Việt (AVS), sau khi đóng cửa Chi nhánh Hà Nội, cùng với áp dụng một loạt giải pháp tiết giảm chi phí thường xuyên, cơ cấu lại tài sản…, lượng tiền mặt của AVS đã tăng lên đáng kể và hiện đạt trên 160 tỷ đồng. Các hoạt động kinh doanh đang được AVS triển khai thận trọng dựa trên hệ thống quản trị rủi ro chặt chẽ, nhằm duy trì tỷ lệ ATTC.
    Tổng giám đốc một CTCK là công ty con của một tập đoàn bất động sản chia sẻ, khi về đảm nhiệm cương vị điều hành CTCK đầu năm ngoái, nhiệm vụ số một mà HĐQT yêu cầu thực hiện không phải là gia tăng thị phần, cũng không phải đưa công ty sớm có lãi, mà là “dọn dẹp” tất cả các mặt hoạt động của công ty, nhằm tránh rơi vào tình trạng bị kiểm soát hoặc kiểm soát đặc biệt. Sau gần một năm dồn sức lực và tiền của, nhiệm vụ này cơ bản đã hoàn thành. Mới đây, khi trực tiếp giải trình với UBCK về chỉ tiêu ATTC theo quy định tại Thông tư 226, công ty đã vượt qua được cuộc sát hạch này.
    “Dẫu vậy, Ban lãnh đạo công ty vẫn chưa hoàn toàn an tâm, nên quá trình tái cơ cấu công ty sao cho thường xuyên đảm bảo chỉ tiêu ATTC vẫn được đặt lên hàng đầu. Để tránh tạo áp lực cho việc tái cơ cấu, năm nay, công ty tiếp tục không đặt mục tiêu mở rộng hoạt động, đạt lợi nhuận cao…”, vị tổng giám đốc trên nói.
    Theo một số chuyên gia, ngay cả khi có áp lực của Thông tư 226, quá trình “dọn dẹp” nội bộ tại các CTCK không diễn ra nhanh gọn nếu TTCK vẫn dễ kiếm lời như hồi trước năm 2010. Thị trường trầm lắng kéo dài trong năm ngoái đã tạo cơ hội cho các CTCK tự chỉnh đốn sức khỏe tài chính, cơ cấu lại hoạt động theo hướng lành mạnh để tiếp tục “sống” với thị trường.
    Một số bất cập
    Đại diện một số CTCK cho biết, sau một năm thực hiện báo cáo UBCK về chỉ tiêu ATTC, Thông tư 226 đã bộc lộ một số bất hợp lý, nên Bộ Tài chính và UBCK cần xem xét, điều chỉnh để các CTCK tuân thủ tốt hơn. Bất hợp lý chủ yếu bộc lộ qua tỷ lệ xác định hệ số rủi ro thị trường của một số loại tài sản.
    Ông Nguyễn Thế Minh, Tổng giám đốc CTCK Maritime Bank dẫn chứng, theo quy định tại Thông tư 226 thì cổ phiếu niêm yết trên HOSE có hệ số rủi ro thị trường là 10%, trong khi cổ phiếu của các công ty đại chúng khác lên tới 50% là chưa thật hợp lý. Nhìn chung cổ phiếu OTC kém thanh khoản so với cổ phiếu niêm yết, nhưng không phải tất cả các trường hợp đều như vậy. Điều quan trọng hơn là cơ hội kiếm lời khi đầu tư vào cổ phiếu OTC đối với CTCK trong nhiều trường hợp tốt hơn nhiều so với đầu tư vào cổ phiếu niêm yết. Bởi vậy, hệ số rủi ro thị trường của cổ phiếu OTC lên tới 50% là cao, cần xem xét điều chỉnh cho hợp lý hơn.
    Theo Tân Văn
    ĐTCK
  7. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://cafef.vn/20120402090341573CA36/tap-doan-song-da-sai-pham-hon-10000-ti-dong.chn

    Tập đoàn Sông Đà: sai phạm hơn 10.000 tỉ đồng




    Tập đoàn và một số đơn vị thành viên góp vốn vào Quỹ đầu tư VN, Quỹ thành viên Vietcombank 3 gần 195 tỉ đồng nhưng không thu được hiệu quả, có nguy cơ mất vốn nhà nước.



    Kết thúc thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý sử dụng vốn, tài sản tại Tập đoàn Sông Đà, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra hàng loạt sai phạm với số tiền phải xử lý lên tới hơn 10.676 tỉ đồng. Tập đoàn Sông Đà được thành lập từ 6 tổng công ty (TCT) tương đồng trong lĩnh vực xây dựng và đầu tư. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng không xác định lại giá trị vốn nhà nước, vốn chủ sở hữu của 6 TCT khi bàn giao cho HĐQT Tập đoàn, dẫn đến việc xác định không chính xác vốn điều lệ.
    Trong quá trình quản lý sử dụng vốn, tài sản, Tập đoàn và các đơn vị thành viên đầu tư ra ngoài doanh nghiệp vượt vốn điều lệ, vi phạm quy định của Bộ Tài chính với số tiền trên 2.335 tỉ đồng. Việc sử dụng vốn, tài sản doanh nghiệp cũng bị buông lỏng dẫn đến nhiều khoản thuế nhà nước bị thất thu, nhiều khoản vốn có nguy cơ mất.

    Cụ thể, tập đoàn và một số đơn vị thành viên góp vốn vào Quỹ đầu tư VN, Quỹ thành viên Vietcombank 3 gần 195 tỉ đồng nhưng không thu được hiệu quả, có nguy cơ mất vốn nhà nước.
    Trong công tác quản lý sử dụng vốn tài sản của một số dự án cũng chỉ cũng có nhiều sai phạm. TCT Sông Đà không thực hiện chức năng chủ đầu tư Dự án Khu đô thị mới Mỹ Đình - Mễ Trì theo phê duyệt của UBND thành phố Hà Nội, ký hợp đồng hợp thức việc Sudico và Bitexco thực hiện dự án mà không được cấp có thẩm quyền cho phép.TCT Sông Đà không thực hiện Dự án Khu đô thị mới Nam An Khánh, chuyển cho Sudico làm chủ đầu tư dự án nhưng không có văn bản báo cáo bộ ngành

    Kết thúc cuộc thanh tra, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo xử lý hơn 10.676 tỉ đồng vi phạm. Trong đó, giao Bộ Công thương chủ trì xử lý hơn 668 tỉ đồng chi phí nhiêu liệu chạy thử và tiền nhiên liệu phát điện mà EVN thanh toán cho Lilama không đúng quy định tại Hợp đồng tổng thầu Dự án Nhà máy Uông Bí mở rộng. Yêu cầu Tập đoàn nộp ngân sách gần 8 tỉ đồng trích khấu hao tài sản hầm đường bộ qua Đèo Ngang; Tổng công ty Cổ phần đầu tư và phát triển xây dựng nộp lại hơn 23 tỉ đồng do hưởng ưu đãi không đúng quy định. Kiến nghị Thủ tướng giao Tập đoàn Sông Đà đề xuất Thủ tướng phương án xử lý những vi phạm về tài chính gồm hơn 9.976 tỉ đồng vi phạm của Tập đoàn và các TCT, đơn vị thành viên.

    Thanh tra Chính phủ còn kiến nghị Thủ tướng giao Bộ ******* chỉ đạo Cục cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng tiếp tục điều tra làm rõ các sai phạm trong quản lý sử dụng vốn, tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và lắp máy điện nước số 3 (COMA3) và việc thực hiện dự án Nhà máy ximăng Đồng Bành do Công ty cổ phần xi ăng Đồng Bành làm chủ đầu tư.
    Tại COMA 3, đơn vị này tạm ứng gần 48 tỉ đồng cho 37 đối tượng nhưng khó có khả năng thu hồi do các đối tượng tự ý bỏ việc, chuyển công tác, nên không thể đối chiếu và hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của tám công trình với số tiền gần 27 tỉ đồng. Thanh tra chính phủ kiến nghị giao cho cơ quan điều tra xử lý.
    Theo Minh Quang
    Tuổi trẻ


  8. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://cafef.vn/20120402045032738CA36/hoang-anh-gia-lai-da-nop-157-ty-dong-thue-dung-hen.chn

    Hoàng Anh Gia Lai đã nộp 157 tỷ đồng thuế đúng hẹn



    HAGL đã chuyển toàn bộ 157 tỷ đồng vào tài khoản mà Cục thuế Gia Lai yêu cầu DN thực hiện.

    Theo tin từ Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAG), ngày 1-4 ông Đoàn Khánh Vân-Cục trưởng Cục thuế Gia Lai xác nhận số tiền thuế của HAG được Cục thuế Gia Lai cho nợ đến 31-3-2012 đã được nộp cho ngân sách tỉnh đúng hạn. HAGL đã chuyển toàn bộ 157 tỷ đồng vào tài khoản mà Cục thuế Gia Lai yêu cầu DN thực hiện.

    Trước đó, ngày 26-7-2011, HAGL có Tờ trình số 123/TTr-HAGL về việc giãn thời gian nộp thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2010. Nhằm chia sẻ một phần khó khăn của HAGL, căn cứ vào các quy định hiện hành, Cục Thuế tỉnh có văn bản chấp thuận giãn thời gian nộp số thuế theo Tờ trình của HAGL đến ngày 31-03-2012.
    P.V

    Theo TTVN/HAG
  9. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://cafef.vn/20120402012251402CA...12-co-nhieu-co-hoi-nhung-cung-day-cam-bay.chn

    Ông Võ Trí Thành: TTCK năm 2012 có nhiều cơ hội nhưng cũng đầy cạm bẫy



    [​IMG]
    Nếu có thể, các giải pháp của Chính phủ hỗ trợ DN có thể coi như "một gói kích cầu nho nhỏ" để chống lại đình đốn sản xuất. Quý I đến giữa quý 2 là đáy của hoạt động kinh tế.
    Tại hội thảo “Chính sách tiền tệ 2012 và những tác động đến TTCK Việt Nam” do CTCK FPTS tổ chức, TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng TTCK năm nay nhiều khả năng là đi lên, nhưng ngay từ đầu ông cũng thừa nhận rằng bản thân ông không phải là người chơi chứng khoán.


    Theo ông Thành, TTCK năm 2012 rất thú vị vì nó có nhiều cơ hội nhưng cũng đầy cạm bẫy. Thú vị ở chỗ TTCK Việt Nam phụ thuộc vào 4 điều, thứ nhất là cải tổ TTCK (đề án tái cấu trúc TTCK, cải tổ hai sàn..), thứ hai là vĩ mô (kinh tế thế giới còn méo mó và bất định, vĩ mô trong nước còn rất nhiều cạm bẫy), thứ ba là hàng hóa và M&A (từ đầu năm đến giờ M&A đã lên đến 1,5 tỷ USD, chưa bao giờ NĐT nhỏ lẻ lờ mở nhìn thấy “cá mập” như bây giờ, hàng hóa sẽ tốt dần lên qua việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước…), thứ tư là lòng tin NĐT (NĐT đã đầu tư ròng trên TTCK, bên cạnh dòng vốn từ nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là NĐT Nhật Bản tăng mạnh, và dòng vốn từ đầu tư tư nhân).

    Ông Thành cho rằng tính hẫp dẫn của thị trường ở chỗ, càng trong quá trình quá độ chuyển sang ổn định thì càng có nhiều méo mó, mà méo mó thì mới “ăn dầy” được.

    Dấu hiệu của đình đốn sản xuất

    Đánh giá tình hình kinh tế trong nước, ông Thành cho rằng kinh tế năm 2012 có 2 vấn đề cơ bản.

    Dấu hiệu tích cực:

    - Cán cân thanh toán dương, năm 2012 dự báo thặng dư 2 tỷ USD
    - Dự trữ ngoại tệ theo đánh giá của IMF vào cuối năm 2011 khoảng 15-16 tỷ USD, Thống đốc NHNN cho biết trong 3 tháng đầu năm dự trữ ngoại tệ tăng 30% nên dự trữ ngoại tệ VN tại thời điểm này khoảng trên dưới 20 tỷ đô, xấp xỉ 11 tuần nhập khẩu, tăng rất mạnh so với thời điểm trước.
    - Lạm phát giảm, tháng 3 là 14% (yoy), tháng 4 ông Thành dự đoán lạm phát (yoy) dưới 13% và tính theo tháng khoảng 1,3% - kể cả việc tăng giá dầu - trừ trường hợp giá điện tăng quá mạnh.

    Rủi ro vĩ mô nằm ở 3 vấn đề:

    Lạm phát có 2 nhóm, một nhóm cho rằng “kiểu gì” Việt Nam cũng dưới 10% năm nay, IMF dự báo lạm phát cuối năm 2012 của Việt Nam ở mức 9,5%, tính theo năm (yoY) là khoảng 12,5%, đó là tính cả việc tăng giá dầu.


    Theo ông Thành, giá điện sẽ tăng không quá 2 lần trong năm nay và tăng không quá 10%, theo một mô hình đang nghiên cứu, ông Thành cho rằng nếu giá dầu tăng 10% và giá điện tăng 5% sẽ không làm lạm phát của Việt Nam tăng quá 2,5% trong năm nay, và với dự đoán lạm phát khoảng 8,5%, cộng với dư địa tăng giá điện thì lạm phát năm 2012 vẫn sẽ quanh mức 10%.

    Việc dự đoán lạm phát quyết định chúng ta sẽ nới lỏng và nới lỏng đến mức nào.

    Nhóm thứ 2 cho rằng chúng ta có khả năng đạt được dưới 10% kể cả giá điện tăng sắp tới nhưng rủi ro cao, nếu Trung Đông xung đột giá dầu lên 150-170 USD/thúng, hoặc giá điện, tăng lương, chi phí tăng mạnh…Riêng phí, theo ông Thành nhiều khả năng trong ngắn hạn Chính phủ sẽ có quyết định theo hướng thận trọng quản lý phí, vì nếu không sẽ làm tăng kỳ vọng lạm phát lên.


    Tài chính ngân hàng bao gồm thanh khoản và nợ xấu, NHNN nói thanh khoản của hệ thống ngân hàng đã tốt hơn trước, có 9 ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản nhưng đã chịu sự giám sát chặt chẽ của NHNN. Nợ xấu cuối năm 2011 ở mức 3,2-3,3%, 3 tháng đầu năm tăng lên khoảng 3,6% nhưng con số của thanh tra cao hơn, nợ xấu chưa dễ xử.


    Rủi ro nhất là việc đánh giá độ trì trệ của hoạt động kinh tế VN như thế nào, các tổ chức quốc tế cho rằng Việt Nam có thể nhẫn nại thêm một thời gian nữa. Lí do là xuất khẩu 3 tháng trên 20%, chỉ số công nghiệp tăng trên 4%, dịch vụ tăng trên 5%...Nhưng thực tế nếu nhìn vào tiếng kêu gào thảm thiết của Doanh nghiệp với 79.000 DN đóng cửa, riêng TPHCM 10.000 doanh nghiệp và Hà Nội hàng trăm doanh nghiệp phá sản trong dịp Tết là việc chưa từng có.

    “Thực sự kinh tế Việt Nam rơi vào đình đốn”, ông Thành nhận xét. Đình đốn thể hiện ở chỗ, sức mua của người dân giảm rất mạnh, không chỉ 1,2 tháng mà kéo dài 6 tháng nay, tốc độ tăng tiêu dùng thực chỉ có 4%/tháng, đây là mức tăng thấp nhất trong rất nhiều năm qua. Đầu tư tư nhân giảm mạnh, nhập khẩu giảm mạnh chủ yếu là hàng trung gian để sản xuất, xăng dầu giảm 20% , tồn kho tăng mạnh, con số quan trọng nhất là tăng trưởng 4% trong đó công nghiệp chế biến tăng 9%, xây dựng giảm trên 3%. Với các nước phát triển tăng trưởng âm 2 quý liền được coi là đình đốn nhưng với các nước đang phát triển tăng trưởng dưới 4% kéo dài được coi là đình đốn.


    Như vậy để thấy rằng rủi ro vĩ mô vẫn còn.

    Để giải quyết vấn đề này hoặc để thị trường tự điều chỉnh, hoặc phải tác động đến thị trường. Theo ông Thành, năm nay là năm chính sách nghệ thuật của hai Bộ trưởng Bộ Tài Chính và Thống đốc NHNN.


    Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã tuyên bố nếu không có cú sốc thì mỗi tháng lãi suất giảm 1 điểm phần trăm, cuối năm xuống 10%. Theo ông Thành, điều này chứng minh rằng NHNN vẫn hết sức thận trọng với rủi ro vĩ mô nhưng với phát ngôn này, ông Bình đã khiến người gửi tiền chuyển từ kỳ hạn ngắn sang kỳ hạn dài hơn, và rủi ro thanh khoản của các NHTM cũng phần nào giảm bớt.


    Nhưng “chắc chắn lãi suất sẽ hạ”, ông Thành nhận định. Theo ông, nếu không có gì thay đổi, không quá 15/5, vấn đề thanh khoản sẽ được giải quyết về cơ bản, và khả năng giảm lãi suất xuống 10% sẽ cao hơn rất nhiều, nếu điều kiện tốt hơn có thể còn giảm mạnh hơn.

    Về đồng đôla, chính sách NHNN đảm bảo rằng tiền Việt vẫn hấp dẫn hơn, kể cả trong trường hợp chúng ta hạ lãi suất, bỏ trần lãi suất tiền Việt..năm nay không có chuyện đồng Việt phá giá quá đáng mặc dù vẫn cần có độ linh hoạt để hỗ trợ xuất khẩu.


    Đề xuất

    Kiểu gì so với năm ngoái chúng ta cũng muốn nới lỏng định lượng, vấn đề là làm được hay không. Một là hạ lãi suất, hai là hướng dòng vốn đến nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngân sách có mấy cái đề nghị sẽ cho DN vừa và nhỏ tiếp cận tốt hơn đến các hoạt động hỗ trợ vốn ODA, cũng có thể xem xét giảm thuế VAT…

    Theo ông Thành, các giải pháp của Chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp có thể coi là “một gói kích cầu nho nhỏ” để chống lại tình trạng đình đốn sản xuất.


    Kết thúc, ông Thành dự đoán Quý I đến giữa quý 2 là đáy của hoạt động kinh tế, năm nay có thể tăng trưởng 5,5%.

    Phương Mai


    Theo TTVN
  10. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Cám ơn @ptkh nha !!!!

Chia sẻ trang này