Làm giàu từ chứng khóan - những thông tin bổ ích !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi tridunghtvc, 30/03/2012.

3362 người đang online, trong đó có 102 thành viên. 01:25 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 30090 lượt đọc và 999 bài trả lời
  1. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] Kiểu đọc sách Thứ 6, 27/04/2012, 09:38

    "Lạm phát có hiện tượng bất bình thường"





    [​IMG]
    Lãi suất giảm, lạm phát thấp song T.S Lê Đăng Doanh- nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương lo ngại, nền kinh tế có thể rơi vào vòng xoáy nguy hiểm vì DN phá sản, tăng trưởng trì trệ.
    - Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP dự kiến năm nay khoảng 6-6,5% nhưng nhiều chuyên gia kinh tế đều cho rằng, chỉ tiêu này rất khó đạt. Ông có dự báo như thế nào về việc đạt mục tiêu tăng trưởng?
    - Tôi cho rằng, mục tiêu tăng trưởng 6,5% sẽ rất khó đạt được vì đầu tư xã hội dự kiến còn 33,5% GDP. Năm 2011, chúng ta đầu tư 39,8% GDP nhưng tăng trưởng chỉ đạt 5,89%. Thống kê cho thấy đã có 2.200 doanh nghiệp phá sản và 12.000 đơn vị đăng ký ngừng kinh doanh. Rõ ràng, đây là con số rất đáng lo ngại.
    Cùng với đó là tiêu dùng điện cho sản xuất giảm mạnh, nhập khẩu nguyên vật liệu cũng giảm (bông giảm 30%, sợi giảm 14%, tín dụng giảm 1,96%). Ngược lại, tồn kho hàng hóa tăng 34%, một con số không nhỏ. Tôi e rằng, tình hình này sẽ tác động xấu đến việc làm, thu nhập của người lao động kéo theo những tiêu cực khác về xã hội.
    - Ông nhận xét thế nào bức tranh kinh tế Việt Nam qua con số lạm phát 4 tháng đầu năm rất thấp, quý I xuất siêu lên tới 224 triệu đôla nhưng tăng trưởng chỉ đạt 4%?
    - Không nên quá chủ quan vì mức lạm phát thấp. Thực tế, lạm phát thấp là do sức mua giảm mạnh, hàng hóa không bán được và lượng tồn kho cao. Còn xuất siêu chủ yếu do nhập khẩu giảm chứ tăng xuất khẩu chưa cao. Tôi cho rằng, chỉ số CPI tháng 4 chỉ tăng 0,06%, vì chỉ số giá đã chịu tác động rất lớn từ vụ bê bối chất tạo nạc trong thịt lợn, khiến mặt hàng chiếm quyền số lớn trong rổ hàng hóa giảm giá mạnh.
    Rõ ràng CPI đã đi phi quy luật vì có hiện tượng bất bình thường. Khi cung cầu ổn định, chắc chắn chỉ số giá sẽ biến động trong tháng sau khi giá xăng dầu, giá thuốc, viện phí tăng.
    - Theo ông, đâu là nguyên nhân khi trần lãi suất đã giảm từ 14% xuống 12% một năm, lãi suất cho vay cũng hạ nhiệt nhưng doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận được vốn?
    - Thực ra, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn ngân hàng có rất nhiều nguyên nhân; trong số đó có lý do doanh nghiệp ế hàng dẫn đến tồn kho lớn, không trả được nợ cũ và họ không còn tài sản thế chấp. Cũng có trường hợp một số doanh nghiệp khác không chịu được mức lãi suất tuy đã giảm nhưng vẫn còn cao. Đa số doanh nghiệp chỉ cần vay vốn lưu động, nhu cầu vay cho đầu tư mở rộng sản xuất rất thấp.
    Thực tế, hàng nghìn doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không có nhu cầu vay vốn. Vòng quay đồng tiền đã giảm từ 2,5 xuống còn 0,8 cho thấy tiền tệ có dấu hiệu bị ngưng trệ. Do đó, theo tôi, vấn đề quan trọng là cần có phương án khoanh, giãn nợ, cho vay bắc cầu để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có điều kiện sản xuất tốt được vay vốn và hoạt động trở lại.
    - Kinh tế Việt Nam đang suy giảm nhưng chứng khoán lại tăng trưởng rất mạnh trong thời gian gần đây, thậm chí còn trở thành thị trường hút ròng gần 100 triệu đôla từ nước ngoài. Ông nhận định thế nào về hiện tượng này?
    - Thời gian dài vừa qua, giá cổ phiếu đã xuống thấp dưới giá vốn. Một số nhà đầu tư nước ngoài đã tận dụng cơ hội này để mua vào nên vốn ngoại tăng mạnh dẫn đến thị trường được hồi phục khoảng 30%. Tôi cho rằng, chỉ khi kinh tế hồi phục thì thị trường chứng khoán mới tăng trưởng vững chắc được.
    - Giá điện tăng cuối năm 2011, rồi giá xăng tăng 2 lần trong 1 tháng gần đây, ông có nhận xét gì về khả năng kiềm soát lạm phát năm 2012 khi Ngân hàng Nhà nước liên tiếp giảm lãi suất ?
    - Kinh tế Việt Nam sẽ còn phải đối mặt với sức ép tăng giá. Tuy vậy, nhìn chung do sức mua đã kiệt quệ nên năm 2012, tôi cho rằng, lạm phát sẽ không cao như 2011. Đây là điều chúng ta có thể tin tưởng. Còn đưa ra con số cụ thể là bao nhiêu phụ thuộc rất nhiều vào các thông số từ nay đến cuối năm.
    - Vậy để thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhưng vẫn đảm bảo an sinh xã hội và kiềm chế lạm phát thì các chính sách kinh tế cần có thay đổi gì?
    - Mấu chốt vấn đề theo tôi lúc này là cần thực hiện tái cấu trúc kinh tế, cải cách thể chế, bộ máy cũng như doanh nghiệp Nhà nước. Cần phải thực hiện hệ thống quản trị chuyên nghiệp, công khai minh bạch, làm rõ quyền chủ sở hữu vốn trong doanh nghiệp Nhà nước. Một trong những cốt lõi là làm rõ trách nhiệm giải trình, vì tiền của doanh nghiệp Nhà nước cũng từ người dân mà ra. Doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hoặc thất thoát phải giải trình đầy đủ, công khai trước nhân dân.
    - Theo ông, thách thức lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam trong 8 tháng còn lại của năm là những vấn đề gì?
    - Trong 8 tháng tới thách thức của nền kinh tế Việt Nam là rất lớn. Vì kinh tế thế giới đang trong tình trạng khó khăn, nên Việt Nam sẽ phần nào bị tác động. Kinh tế châu Âu, Mỹ khó khăn, tăng trưởng của Anh và Pháp âm sẽ làm cho thị trường xuất khẩu của Việt Nam bị hạn chế. Trong bối cảnh doanh nghiệp trong nước khó khăn, Nhà nước phải cứu họ. Ngân hàng phải hỗ trợ doanh nghiệp thay vì cứu các đơn vị thân quen. Chính sách vay vốn phải công khai minh bạch, tránh hiện tượng lo lót cho các doanh nghiệp sân sau.
    Bên cạnh đó, theo tôi không thể xem thường tác động xã hội của việc hàng loạt doanh nghiệp đình chỉ hoạt động, giải thể, nhất là đối với lĩnh vực bất động sản, xây dựng. Bởi cùng với việc ngưng trệ sản xuất, phá sản thì hàng nghìn người lao động sẽ không được trả lương. Theo tôi, nếu những vấn đề này không được giải quyết triệt để thì Việt Nam sẽ rơi vào vòng xoáy rất nguy hiểm. Đó là doanh nghiệp phá sản, người lao động mất việc làm, tâm lý xã hội hoang mang gây ra hệ lụy là kinh tế khó tăng trưởng.
    Theo Hoàng Lan - Nhật Minh
    VnExpress


    Xem thêm [​IMG]
    Tái cơ cấu nền kinh tế với 7 nhóm ngành ưu tiên

    Luyện kim, hóa dầu, đóng tàu, điện tử, CN xanh, logistics và du lịch sẽ là những ngành được ưu tiên phát triển trong trung và dài hạn, theo đề án Tái cơ cấu nền kinh tế vừa được Bộ KH & ĐT hoàn thành.
  2. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Chào cả nhà
    Chúc mừng cả nhà chúng ta vẫn giữ hàng đến ngày hôm nay
  3. Chúc mọi người 1 kì nghỉ dài hơi thật vui vẻ và sau đấy lại tưng bừng quay lại sàn chứng khoán nhé.
  4. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Có phải em thuylinh82 *********.vn không đây ???:-??:-??:-??:-??[:p][:p][:p][:p]
  5. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
  6. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    @ptkh ui ! dậy đi thôi ! mau dậy đi thôi ! ( coi chừng mập thù lù ...[:p][:p][:p][:p][:p])
    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
    [​IMG] [​IMG] [​IMG][​IMG]
  7. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Giá vàng có tuần tăng ấn tượng nhất trong 2 tháng





    [​IMG]
    Giá vàng vừa trải qua phiên tăng thứ 4 liên tiếp bởi dữ liệu tăng trưởng GDP của Mỹ thất vọng và tình hình nợ công ở châu Âu lại xấu đi thúc đẩy nhu cầu an toàn trong kim loại quý.
    Vàng hiện là tài sản vô cùng khó đánh giá, khi phiên này thể hiện là tài sản rủi ro, phiên kia lại là nơi trú ẩn an toàn. Nhà đầu tư vì thế đang có xu hướng chuyển dịch dòng tiền ra khỏi kim loại quý, tìm đến các khoản đầu tư dễ đoán biết hơn, có khả năng sinh lời và tính thanh khoản tốt, chẳng hạn như chứng khoán.
    Thị trường ngày 27/4 được hỗ trợ sau khi Mỹ công bố tăng trưởng kinh tế quý 1 năm nay chỉ là 2,2%, kém xa so với con số 3% ở quý 4 năm ngoái và cũng thấp hơn mức kỳ vọng 2,5% của giới quan sát. Dữ liệu này giúp củng cố niềm tin của một số người về chương trình nới lỏng định lượng mới, như những gì ông Bernanke đã phát biểu sau phiên họp chính sách của FOMC hôm thứ Tư vừa qua rằng "sẵn sàng hành động nếu nền kinh tế xấu đi".
    Giá còn được hỗ trợ sau khi S&P hạ xếp hạng tín nhiệm của Tây Ban Nha.
    Đóng cửa phiên ngày thứ Sáu, giá vàng giao ngay tăng 5,7 USD lên 1.662,8 USD/ounce, giá vàng giao tháng 6 tăng 4,3 USD lên 1.664,8 USD/ounce. Tính chung tuần, giá tăng 1,3% - tuần tăng tốt nhất trong vòng 8 tuần trở lại đây.
    Khối lượng giao dịch phiên qua lại sụt giảm về dưới 100.000 lots (1 lots = 100 ounce), với chỉ 97.536 lots được trao tay – một trong các mức thấp nhất của năm nay.
    [​IMG]
    Vàng vừa trải qua 4 phiên tăng liên tiếp (nguồn: kitco)

    Kể từ cuối tháng 2, thời điểm chủ tịch Fed ông Ben Bernanke không nhắc tới gói kích thích kinh tế mới trong phiên điều trần trước quốc hội với thừa nhận nền kinh tế đang hồi phục ổn định, giá vàng nay đã mất 125 USD/ounce.
    Tính từ đầu năm tới nay, giá vàng tuy nhiên vẫn tăng 6%. Thị trường chứng khoán Mỹ, đo bằng chỉ số S&P 500 trong khi đó tăng 12%.
    Nguyễn Hằng

    Theo TTVN/Reuters

    Xem thêm [​IMG]
    Kinh tế Mỹ chỉ tăng trưởng 2,2% trong quý I

    Tăng trưởng quý I của Mỹ chậm lại do các doanh nghiệp cắt giảm đầu tư và khối lượng hàng tồn kho tăng ở mức thấp. Báo cáo này tuy nhiên sẽ không làm thay đổi chính sách tiền tệ của Fed.


    [​IMG]
    S&P hạ 2 bậc tín nhiệm nợ công của Tây Ban Nha

    Nợ công của Tây Ban Nha bị hạ từ A xuống BBB+. Đây là lần đầu tiên nước này bị hạ bậc kể từ Thủ tướng Mariano Rajoy lên lãnh đạo hồi tháng 12/2011
  8. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Nhiều mối lo, thêm rắc rối





    [​IMG]
    Vấn đề ân hạn thuế 275 ngày đối với hàng tạm nhập tái xuất là cuộc đối thoại dai dẳng giữa doanh nghiệp (DN) làm ăn chân chính với Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính trong nhiều năm qua.
    Đây là ân hạn chậm nộp thuế cho DN, thời gian được tính từ khi nhập khẩu nguyên phụ liệu để sản xuất đơn hàng đến khi xuất khẩu, nhận thanh toán từ đối tác để làm hồ sơ thanh khoản tính thuế.
    Việc bỏ hay không bỏ ân hạn này đã được cân nhắc, mang ra mổ xẻ rất nhiều. Qua thực hiện và qua rất nhiều cuộc đối thoại, các cơ quan nhà nước đã từng bước chấp nhận “gỡ” khó khăn, sẵn sàng kéo dài thêm thời gian ân hạn đối với các trường hợp đặc biệt.

    Thế nhưng, thời gian gần đây, trên phạm vi cả nước, các chi cục hải quan, cơ quan thuế đã phát hiện nhiều vụ trốn thuế. Trong đó, cũng có nhiều DN làm ăn thất bại, phá sản dẫn đến việc chậm, không nộp thuế sau thời gian được ân hạn.
    Để siết lại vấn đề này, Tổng cục Hải quan có ý kiến với Bộ Tài chính bổ sung điều kiện ân hạn thuế. Theo đó, DN nhập nguyên phụ liệu để sản xuất hàng xuất khẩu phải có bảo lãnh của ngân hàng. Nếu đề xuất này được thông qua, DN nhập nguyên liệu xuất khẩu lại phát sinh thêm nhiều rắc rối.
    Hiện nay, trong các ngành nghề xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, dệt may, da giày là những ngành chịu tác động mạnh vì phần lớn nguyên phụ liệu sản xuất phải nhập khẩu từ nước ngoài. Nếu không có ân hạn thuế này, một DN dệt may lớn, nhập khẩu nguyên phụ liệu khoảng 60 triệu USD/tháng để sản xuất thì mức thuế DN phải đóng ngay khi mới nhập hàng lên đến hàng chục tỷ đồng.

    Sự ra đời của ân hạn thuế là điều kiện để DN dễ thở, tạo động lực hơn trong sản xuất, xuất khẩu. Yếu tố tích cực của ân hạn này rất rõ ràng. Tuy nhiên, việc trốn thuế của số ít DN lại dẫn đến số đông bị liên lụy, mất quyền lợi.
    Ông Phạm Xuân Hồng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết, Vitas đã có kiến nghị về vấn đề này lên các cơ quan chức năng. Dù không bỏ chính sách ân hạn nhưng việc kèm theo điều kiện bắt buộc “có bảo lãnh của ngân hàng” sẽ gây ra nhiều rắc rối cho DN, hoạt động sản xuất sẽ bị đình trệ, nhất là trong thời điểm kinh tế khó khăn hiện nay.

    Thủ tục bảo lãnh ngân hàng cũng giống như thủ tục đi vay, cũng cần phải có tài sản thế chấp, lãi không cao nhưng DN phải đáp ứng điều kiện ràng buộc, cũng phải mất một khoản phí, làm phát sinh chi phí, thêm rắc rối. Không phải DN nào cũng có thể được ngân hàng bảo lãnh, DN nhỏ sẽ khó khăn hơn. Nhà nước đang khuyến khích các DN làm hàng FOB (mua đứt, bán đoạn) xuất khẩu để gia tăng giá trị.

    Nhưng với điều kiện mới, DN phải đắn đo bài toán lợi nhuận, việc quay về làm gia công cho nước ngoài là giải pháp an toàn nhất. Như vậy, DN càng khó khăn hơn, tình trạng nhập siêu sẽ nhiều hơn.
    Trong khi đó, khó khăn trong xuất khẩu bắt đầu lộ rõ. Nếu trong quý 1-2012, chỉ số xuất khẩu hàng dệt may vào EU giảm, những thị trường còn lại tương đối thì trong quý 2 này, các DN xuất khẩu dệt may cho biết, tất cả các thị trường xuất khẩu chính đều giảm. Đơn hàng sản xuất giảm 20% - 30% so với cùng kỳ năm 2011. DN đau đầu với bài toán làm sao để tồn tại, đứng ngồi không yên thì nay lại thêm mối lo về chính sách kiểm soát xuất nhập khẩu.
    Theo Mỹ Hạnh
    SGGP





  9. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Bác @SINH-TU đi tập huấn về chưa ? Có gặp 2 bác @Quang-Trung và @tridunghtvc ở SG chưa ?
    À , gặp út @ptkh nữa .
  10. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Mấy bác lễ không đi đâu sao mà lên pic sớm thế.hihi[r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]

Chia sẻ trang này