Làm giàu từ chứng khóan - những thông tin bổ ích !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi tridunghtvc, 30/03/2012.

3066 người đang online, trong đó có 38 thành viên. 03:36 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 30090 lượt đọc và 999 bài trả lời
  1. DAP29

    DAP29 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/12/2011
    Đã được thích:
    0
    Chúc các bác vui vẻ - nhiều sức khỏe trong những ngày nghĩ Lễ !!!

    @ptkh , @hoatimbanglang , @talatoi , , @namson67 , @thangbomnhat , @caominhhuy , @yht267 , @MAYRUI.COM , @yht267 , @hocchoick2010 , @F999 , @Shapphire5 , @ndl_70 , @vietsopetro , @Prince_Dalat , @Hoanghontim2011 , @ndl_700 ,@TALATA , @Golgotha , @solomong , @TALATA , @Quang-Trung , @tranthuylinh82 @gatrong_67...
    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
  2. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]:-bd:-bd:-bd
  3. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Thứ 5, 26/04/2012, 08:15

    Châu Âu: Nhiều doanh nhân tự sát vì suy thoái kinh tế





    [​IMG]
    Doanh nhân George Mordaunt ở Clonmel, Ireland, từng có ý định tự sát.

    Cơn bão suy thoái kinh tế làm lung lay châu Âu tác động tiêu cực đến những doanh nghiệp một thời ăn nên làm ra và dẫn đến hậu quả đau lòng là tỉ lệ doanh nhân tự sát tăng cao đến mức báo động.
    Đặc biệt ở các quốc gia có nền kinh tế không vững vàng như Hy Lạp, Ireland và Italia, các chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa rơi vào tình trạng thê thảm mà giới truyền thông châu Âu gọi là “tự sát do khủng hoảng kinh tế”.

    Vào thời khắc giao thừa năm nay, Antonio Tamiozzo, 53 tuổi, treo cổ tự tử ngay tại căn nhà kho trong cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng của mình gần Vicenza, sau khi không đòi được nợ. Ba tuần trước đó, nhà thầu Giovani Schiavon, 59 tuổi, tự bắn vào đầu tại trụ sở công ty xây dựng vùng ngoại ô Padua vì đang lâm vào cảnh nợ nần như chúa Chổm.

    Cũng giống như Tamiozzo và Schiavon, nhiều doanh nhân Italia đã tìm đến cái chết trước viễn cảnh kinh tế cực kỳ ảm đạm. Những người khác - như là viên chức hưu trí 77 tuổi dùng súng tự sát ngay bên ngoài trụ sở Quốc hội Hy Lạp vào ngày 4/4 vừa qua - biến nỗi tuyệt vọng cá nhân thành sự giận dữ công khai chống lại những nhà lãnh đạo đã không chống đỡ nổi cơn bão khủng hoảng kinh tế quét qua châu Âu.

    Một bức tranh ảm đạm về hiện tượng doanh nhân tự sát lan tràn cho thấy rõ một số quốc gia nằm ở "tuyến đầu" của cuộc khủng hoảng kinh tế đang chịu đựng những điều tồi tệ nhất. Theo số liệu thống kê của chính quyền Hy Lạp, tỷ lệ nam giới tự sát tăng hơn 24% từ năm 2007 đến 2009. Trong cùng thời kỳ, tỉ lệ nam giới tự sát ở Ireland tăng hơn 16%; còn ở Italia tăng 52% - từ 123 vụ năm 2005 lên đến 187 vụ năm 2010.

    Theo các nhà nghiên cứu, xu hướng tự sát càng tăng mạnh trong năm nay khi chính quyền đề ra những biện pháp khắc khổ đẩy nhiều doanh nghiệp vào con đường phá sản. David Stuckler - nhà xã hội học Đại học Cambridge lãnh đạo cuộc điều tra được công bố trên tờ The Lancet - cho biết tỷ lệ doanh nhân tự sát tăng mạnh nhất ở các quốc gia bị cuộc khủng hoảng tác động nghiêm trọng như là Hy Lạp và Ireland, và biện pháp khắc khổ càng biến cuộc khủng hoảng thành trận dịch hoành hành khắp châu Âu hiện nay.

    Veneto, khu vực đầu tàu của sự tăng trưởng kinh tế Italia trong thập niên 90 thế kỷ trước, chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong cuộc khủng hoảng. Tại khu vực này - bao gồm 3 thành phố Treviso, Vicenza và Padua - hơn 30 chủ doanh nghiệp nhỏ tự tìm đến cái chết trong 3 năm qua do làm ăn thất bát, mất nhiều hợp đồng kinh doanh, thua sút trong cuộc cạnh tranh khốc liệt với Trung Quốc và ngân hàng không cho vay tiền nữa.

    Mới đây, tình trạng thảm hại này đã lan đến Bologna, Catania và cả Rome. Trong tháng 4, vụ tự sát của Mario Frasacco, 59 tuổi, chủ công ty mặt hàng nhôm ở Rome, đã gây sốc cho Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ của thành phố, nơi ông là thành viên trong ban điều hành. Trước đó, Chủ tịch Hiệp hội Erno Colombi và các thành viên thấy ngạc nhiên khi Frasacco bất ngờ hủy chuyến bay tìm hợp đồng kinh doanh dự kiến trong tháng 5 đến Dubai. Sau bi kịch, hiệp hội đã tổ chức một đêm tưởng niệm các nạn nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế ở Rome.

    Còn ở Ireland, theo điều tra của Quỹ Nghiên cứu tự sát quốc gia (NSRF), hiện tượng thường xảy ra đối với nam giới trong độ tuổi 36. Ella Arensman, Chủ tịch NSRF, cho biết gần 40% là người thất nghiệp, và 32% là nam giới làm việc trong môi trường xây dựng. Nhìn chung, các nạn nhân gặp phải những vấn đề như là khó khăn tài chính, không việc làm, các mối quan hệ đổ vỡ và cảnh cô đơn. Trên khắp châu Âu, những người bị tác động mạnh nhất là nam giới chưa lập gia đình và lạm dụng rượu cũng là yếu tố tiêu cực.

    George Mordaunt, 44 tuổi, chủ doanh nghiệp gia đình kinh doanh ôtô ở Clonmel, miền Nam Ireland, cũng từng có ý định tự sát khi cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ vào năm 2008. Cuối cùng, Mordaunt quyết định thành lập dịch vụ tư vấn gọi là Insight để giúp đỡ những người đang gặp rắc rối vay vốn ngân hàng. Thậm chí trong một số trường hợp cơ quan nhà nước không thanh toán nợ cho những doanh nghiệp đang xoay sở trong chật vật.

    Massimo Nardin, người phát ngôn của Sở Thương mại Padua cho biết, nhiều cơ quan nhà nước thiếu tiền các doanh nghiệp nhỏ lên đến con số hàng trăm tỉ USD. Còn theo Marco Beltrandi, nhà lập pháp của đảng Cấp tiến, trung bình các cơ quan chính quyền Italia thanh toán hóa đơn trong vòng 180 ngày, nhưng trong khu vực y tế thời gian có thể kéo dài đến 2 hoặc thậm chí 3 năm - một trong những kỷ lục ở châu Âu. Beltrandi đánh giá số nợ tồn đọng của cơ quan nhà nước trong khoảng 118,3 tỉ cho đến 131,5 tỉ USD!

    David Schiavon, lãnh đạo Tổ chức từ thiện Caritas thuộc Giáo hội Công giáo La Mã ở thành phố Treviso, mới đây đã cho khởi động chương trình hỗ trợ những doanh nhân đang đối mặt với vô vàn khó khăn về tài chính. Các nhà khoa học xã hội giải thích một số quốc gia, như Thụy Điển và Phần Lan, tránh được làn sóng tự sát của các chủ doanh nghiệp trong thời kỳ suy thoái kinh tế do họ cố gắng đầu tư vào các dự án thị trường lao động giúp những người gặp khó khăn có điều kiện đứng vững trên đôi chân của mình. Và tại một số nơi, các nhóm công tác xã hội và từ thiện cũng hết sức cố gắng cung cấp nhiều sự hỗ trợ về tinh thần cùng với các chiến dịch cảnh báo ngăn ngừa tự sát tràn lan.

    Ở Ireland, hai xứ đạo Saint Peter và Paul ở Clonmel tổ chức hội nghị chuyên đề về các chủ đề như "Tự sát trong thời kỳ kinh tế suy thoái". Những đường dây nóng ngăn ngừa tự sát được lắp đặt tại các trạm xăng trên con đường dẫn đến Dublin, và nhiều nhân vật tiếng tăm tổ chức những buổi nói chuyện về vấn đề tự sát. Tổng thống Ireland, các ngôi sao môn bóng bầu dục và ca sĩ Adam Clayton của ban nhạc U2 cũng có mặt. Hay ở Veneto, Italia, Stefano Zanatta thành lập nhóm hỗ trợ những doanh nhân gặp khó khăn trong kinh doanh.


    Theo Trần Phong
    An Ninh Thế Giới
  4. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Tôi mới về tối hôm qua,
    Tuần trước tôi ở Bình Phước nên kg gặp được Quangtrung, tridung và cô út. Tiếc quá, hẹn lần sau thôi!
    bác Shapphire5 vẫn giữ chặt cp đến hôm nay chứ :-bd
  5. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Chào người bạn mới [r2)]
  6. DAP29

    DAP29 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/12/2011
    Đã được thích:
    0
    Chào bác.;));));));));));));));))
  7. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Bác @Quang-Trung chắc về ĐN xem pháo hoa rồi.
    Cổ mình tuần trước bán , tuần này lại rượt mua lại .
    Các bác đừng đua vào mấy mã KS lỡm nhé , nó toàn lỗ mà đội lái bạo tay lái lên ào ào , UBCK đang cảnh báo các CTCK ko đc cho margin mấy mã KS này , qua lễ tự doanh CK nó sẽ bán ra đó.
  8. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Ngã ngửa cổ phiếu tăng giá, DN lỗ nặng





    [​IMG]
    Đang có những dấu hiệu cho thấy nhiều cổ phiếu của doanh nghiệp làm ăn bi bét những vẫn tăng mạnh theo thị trường.
    Nhiều mã thậm chí còn là hàng nóng cho tới khi doanh nghiệp buộc phải công bố tình hình tài chính bất ổn và doanh nghiệp chưa thể thoát ra khỏi khó khăn.
    Giá cổ phiếu tăng lợi nhuận giảm
    Chỉ vài phút sau khi phiên giao dịch buổi chiều 24/4 kết thúc và một ngày trước khi hết hạn công bố kết quả kinh doanh quý I/2012, Công ty Cổ phần Tập đoàn Khoáng sản Hamico (KSH) đưa ra báo cáo cho thấy công ty tiếp tục thua lỗ quý thứ hai liên tiếp. Cụ thể, KSH lỗ gần 422 triệu đồng quý I/2012 trong khi cùng kỳ lãi 5,76 tỷ đồng.
    Mặc dù vậy, kết quả kinh doanh thua lỗ trong quý đầu tiên của năm 2012 vẫn khiến khá nhiều người ngã ngửa và lo lắng, đơn giản là vì đã đặt quá nhiều kỳ vọng vào nhóm cổ phiếu nóng với niềm tin giá có thể bứt phá dữ dội nếu tình hình kinh doanh được cải thiện theo đà đi lên của các chỉ số kinh tế vĩ mô.
    Có thể thấy, trước đó KSH đã tăng như vũ bão, trong một thời gian dài. Trong 10 phiên gần đây, KSH tăng trần 9 phiên và phiên còn lại cũng tăng 1,7%. Tính chung trong khoảng 3 tháng qua, KSH đã tăng gần 2,6 lần từ 5.000 đồng/cp lên 12.900 đồng/cp.
    Điều làm nhiều người lo lắng là trước đó đã có một số mã tăng nóng và đang trong tình trạng quay đầu giảm sàn không ngóc đầu dậy được sau khi doanh nghiệp công bố những thông tin không tốt lành về tình hình hoạt động trong những tháng đầu năm.
    Trường hợp SHS của CTCP Chứng khoán Sài Gòn Thương Tín là một ví dụ. Liên tục trong 4 phiên vừa qua (tính tới hết 24/4), cổ phiếu SHS luôn giảm hết biên độ cho phép với dư bán sàn lên tới vài triệu đơn vị. Rất nhiều nhà đầu tư muốn cắt lỗ nhưng đã không thể chạy được vì lực bán quá mạnh, trong khi rất ít người dám bắt đáy.
    Tình hình bán tháo xảy ra sau khi SBS bất ngờ công bố tiếp tục lỗ nặng trong quý I/2012 với -660 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế lên tới hơn 1.400 đồng.
    Cho dù nhiều người biết rằng SBS đang trong tình trạng khó khăn, nhưng thông tin này vẫn bất ngờ đối với họ bởi thông thường các CTCK được hưởng lợi kép từ việc TTCK phục hồi. Với thị phần môi giới không đến nỗi tệ và các khoản đầu tư chứng khoán khá lớn, nhiều người cho rằng SBS sẽ có doanh thu tương đối và hoành nhập dự phòng kha khá trong quý I.
    Đang có những dấu hiệu cho thấy nhiều cổ phiếu của doanh nghiệp làm ăn bi bét những vẫn tăng mạnh theo thị trường.
    Kỳ vọng đã kéo không ít nhà đầu tư lao vào cuộc săn đuổi SBS giống như săn đuổi bao cổ phiếu chứng khoán khác. Và tất nhiên, SBS đã nhanh chóng tăng từ khoảng 2.800 đồng/cp hồi giữa tháng 1/2012 lên đến 7.300 đồng/cp vào ngày 18/4 vừa qua, trước khi doanh nghiệp này công bố con số lỗ khó tin trong quý I/2012.
    Chỉ tính riêng trong 4 phiên vừa qua, SBS đã giảm tổng cộng 1.200 đồng, tương đương hơn 16% - một con số lỗ đáng ngại và lãng xẹt trọng bối cảnh TTCK vẫn đang trong xu hướng đi lên. Không chỉ thế, số lỗ này có thể còn leo thang khi mà trong phiên 24/4 vẫn còn dư bán gần 3,7 triệu cổ phiếu SBS giá sàn mà không có người mua.
    Tất nhiên, trong một TTCK đang sôi sùng sục như hiện nay thì khả năng bật trở lại là khá lớn nếu giá giảm tới một mức độ hấp dẫn nào đó.
    Tuy nhiên, trong trường hợp của SHN thì tình hình có vẻ bi đát hơn. Không hiểu thực hư nội tình như thế nào nhưng việc các cổ đông trụ cột, trong đó có Chủ tịch bán gần như sạch sẽ toàn bộ cổ phiếu nắm giữ rồi quay ra tuyên bố doanh nghiệp có thể phá sản thì việc lao dốc kéo dài là không tránh khỏi. Không ít nhà đầu tư đã bị mắc kẹt ở cổ phiếu này sau đợt sôi nóng tăng hơn 50% trong tháng 2/2012. SHN đã quay đầu giảm mạnh từ giữa tháng 3/2012, từ mức 6.000 đồng xuống chỉ còn 2.000 đồng/cp trong phiên giao dịch ngày 24/4.
    Bên cạnh đó, cho tới gần đến hạn chót công bố kết quả kinh doanh quý I, nhưng mới có rất ít công ty niêm yết công bố tình hình tài chính trong 3 tháng đầu năm. Trong số những doanh nghiệp đã công bố, có không ít doanh nghiệp thua lỗ trong quý I/2012 như TCR (lỗ 19 tỷ), VST (lỗ 21 tỷ), BAS (lỗ 4,3 tỷ), MTG (lỗ 484 triệu)... Nhiều người lo ngại, số lượng công ty báo lỗ sẽ tăng lên nhanh chóng trong số các công ty báo cáo chậm.
    Chết vì lướt sóng
    Có một thực tế đáng buồn ở TTCK Việt Nam là đa số những nhà đầu tư tham gia vào sân chơi này đều tính đầu tư ngắn hạn hay nói cách khác là lướt sóng, thay vì đầu tư vào doanh nghiệp ổn định để kiếm lợi nhuận về lâu dài.
    Một thực tế cho thấy là trong những đợt TTCK đi lên, người kiếm lời nhiều nhất lại là những người đầu tư vào các cổ phiếu nóng. Kỳ vọng của họ là vài ba lần chứ không tính theo vài chục phần trăm.
    Thực tế, để đạt được những mức kỳ vọng khổng lồ này thì các mã cổ phiếu được lựa chọn đều là những mã dạng siêu nóng, siêu lướt sóng như một số thuộc nhóm chứng khoán, khoáng sản và cả những cổ phiếu lỗ nặng, rớt sâu trong năm trước đó... Có rớt sâu, lỗ nặng thì nếu hồi phục mới mạnh mẽ được.
    Thời gian TTCK phục hồi mạnh mẽ vừa qua, có rất nhiều nhà đầu tư đã kiếm được rất nhiều, tài khoản có thể tăng lên gấp vài ba lần. Điều này không có gì là quá bởi trên thực tế không ít mã đã tăng 2-3 lần chỉ trong 3-4 tháng qua. Nếu tính cả đòn bẩy và tài lướt lát, kiếm chênh lệch trần-sàn trong phiên thì lợi nhuận cao ngất là vấn đề không phải bàn cãi.
    Nhiều cổ phiếu đã tăng chóng mặt như ORS tăng từ khoảng 1.300 đồng lên 5.000 đồng/cp; APS tăng từ 1.800 đồng lên gần 5.500 đồng/cp; KSA cũng tăng rầm rộ từ khoảng 4.000 đồng lên 18.400 đồng/cp trong khoảng 3 tháng qua; BMC tăng từ khoảng 17.000 đồng lên 58.000 đồng/cp...
    Việc tăng trần kéo dài, gấp vài ba lần cũng là chuyện bình thường khi mà năm ngoái đa số các cổ phiếu đã giảm rất mạnh, có cổ mất giá tới 80-90%, giờ hồi phục lại là không có gì ngạc nhiên khi các chỉ số kinh tế vĩ mô đã và đang được cải thiện.
    Mặc dù vậy, trong một thị trường mà tính minh bạch chưa cao và tình trạng đội lái kéo-đẩy giá vẫn còn khá phổ biến thì khả năng rơi vào cãi bẫy tăng giá rất có thể xảy ra. Nhiều nhà đầu tư muốn kiếm lời nhanh có thể sẽ bị vướng vào những cổ phiếu của các doanh nghiệp hoạt động không tốt, thậm chí vướng cả vào những cổ phiếu giấy vụn, không có hoạt động sản xuất, kinh doanh cốt lõi.
    Tất nhiên là khá khó có thể xác định được những loại công ty như thế này. Tuy nhiên, có một điều thường thấy ở các doanh nghiệp yếu kém là doanh thu thấp và bấp bênh. Một công ty có lớn mạnh và hoạt động ổn định chỉ khi mà doanh thu tăng trưởng ổn định.

    Theo VEF
  9. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Ngày nghỉ không thấy em nào !:-??:-??:-??
    Buồn quá ...b-(b-(b-(b-(b-(
  10. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] Kiểu đọc sách Thứ 7, 28/04/2012, 09:45

    DPM: Đủ tiền mua 51% Nhà máy Đạm Cà Mau





    [​IMG]
    Thuyết trình phương án mua lại Đạm Cà Mau tại ĐHCĐ, Tổng giám đốc DPM cho biết, DPM đủ tiền mua 51% nhà máy này mà không cần đi vay.
    ĐHCĐ Tổng CTCP Phân bón và hóa chất Dầu khí (DPM) đang diễn ra tại TP. HCM, ông Cao Hoài Dương Tổng giám đốc DPM cho biết, trong quý I tổng doanh thu còn thấp hơn 4% so với kế hoạch quý do doanh thu từ đạm Cà Mau hơi thấp so với kế hoạch, nhưng lợi nhuận sau thuế đạt 924 tỷ đồng bằng 52% kế hoạch năm.
    Năm 2012, DPM đặt kế hoạch doanh thu 13.921 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 2.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 1.787 tỷ đồng. So với kế hoạch công bố thông tin vào đầu năm 2012, kế hoạch trình ĐHCĐ đã điều chỉnh tổng doanh thu giảm từ 15.810 tỷ đồng xuống còn 13.921 tỷ đồng. Dù giảm sản lượng và doanh thu bán hàng, DPM vẫn đảm bảo giữ nguyên chỉ tiêu lợi nhuận nhờ giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất quản lý, bán hàng. Dự kiến DPM sẽ cắt giảm 150 tỷ đồng chi phí hoạt động.
    Tại ĐHCĐ, DPM tiếp tục trình ĐHCĐ thông qua chủ trương đầu tư vào Dự án Nhà máy Đạm Cà Mau.
    Trong các tờ trình ĐHCĐ đáng chú ý là tờ trình chủ trương đầu vào dự án Nhà máy đạm Cà Mau. Theo tờ trình này DPM mua 51% dự án Nhà máy Đạm Cà Mau hiện tại do Tập đoàn Dầu khí (PVN) làm chủ đầu tư theo hình thức mua dự án và PVN, DPM sẽ tổ chức thực hiện quản lý, vận hành kinh doanh sản phẩm của Nhà máy Đạm Cà Mau theo hình thức hợp tác kinh doanh (BBC), trong đó PVN ủy quyền cho DPM trực tiếp quản lý và điều hành hợp danh (không thành lập pháp nhân mới).
    Giá trị dự án căn cứ vào kết quả thẩm định giá của đơn vị thẩm định độc lập, không vượt quá 779 triệu USD. Nếu định giá thấp hơn 779 triệu USD, ĐHCĐ ủy quyền cho HĐQT DPM quyết định đầu tư và triển khai thực hiện. Trong trường hợp giá trị dự án vượt mức 779 triệu USD DPM sẽ trình ĐHCĐ phê duyệt.
    PVN thỏa thuận và đồng ý tiến độ thanh toán tiền chuyển nhượng 51% dự án đạm Cà Mau của DM theo 2 đợt: năm 2012 thanh toán 75% và năm 2013 thanh toán nốt 25%. Chi phí mua 51% vốn chủ sở hữu đạm Cà Mau dự kiến là 2.503 tỷ đồng. DPM sẽ cân đối bằng nguồn vốn chủ sở hữu hiện có, không phát hành cổ phiếu, trái phiếu, đồng thời DPM sẽ đàm phán thỏa thuận với PVN để có tiến độ thanh toán phù hợp với việc thu xếp vốn.
    Nhà máy Đạm Cà Mau đã hoàn thành đầu tư và cho sản phẩm thương mại đăng ký nhãn hiệu Đạm Cà Mau từ 22/3/2012. Dự án dự kiến hoàn thành chạy thử và bàn giao cho chủ đầu tư vào quý 2/2012.
    Theo tính toán, Nhà máy Đạm Cà Mau có thời gian hoàn vốn có chiết khấu là 10,5 năm, tỷ lệ ROE là 14,3%. Việc mua dự án đạm Cà Mau, DPM sẽ trở thành nhà cung cấp và sản xuất phân Urê hàng đầu ở Việt Nam và Đông Nam Á với cả sản phẩm đạm hạt trong và hạt đục.
    Hiện nay, để đảm bảo tiêu thụ sản lượng hàng lớn, trong điều kiện cung lớn hơn cầu ở thị trường trong nước, DPM đã chuẩn bị các điều kiện xuất hàng xá, xây dựng hệ thống phân phối ở Campuchia và Myanmar.
    Theo tờ trình giao dịch mua khí của Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas) thì giá khí DPM mua năm 2012 là 6,43 USD/tr.BTU và tăng lên từng năm là 6,56; 6,59; 6,83 vào 2015. GIá khí của nhà máy Đạm Cà Mau mua được dự toán là 6,43 USD/tr.BTU năm 2012, mỗi năm tăng 2% cho giai đoạn 2012-2015. Giai đoạn 2016-2032, giá khí sẽ được tạm tính mỗi năm 2%.
    Việc mua lại 51% dự án Đạm Cà Mau là một quyết định quan trọng mà DPM đã trình ĐHCĐ cách đây 4 năm nhưng không được thông qua. Đây là giao dịch nội bộ với cổ đông lớn PVN nên PVN không được quyền bỏ phiếu, các cổ đông ngoài PVN mới là người có quyền quyết định. Chính vì thế, DPM đã đề nghị có 2 cổ đông độc lập không phải là người của Công ty tham gia ban kiểm phiếu, cụ thể là đại diện của quỹ đầu tư ACB và Vinacapital.
    15h30: Đích thân Tổng giám đốc DPM ông Cao Hoài Dương là người thuyết trình phương án mua nhà máy ***. Đây là một bản thuyết trình được chuẩn bị khá chi tiết và toàn diện. Ông Dương nhấn mạnh, thị trường phân bón, nguồn cung phân đạm trong nước đã tăng 100% từ năm 2012, thị trường chuyển từ thiếu cung sang cung vượt cầu. Trong số các nhà máy đạm đi vào hoạt động năm 2012 chỉ có *** là nhà máy có công suất lớn nhất và sử dụng khí thiên nhiên.
    Vị trí nhà máy Đạm Cà Mau đặt ở trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa lớn của cả nước cũng rất thuận tiện xuất khẩu sang các nước lận cận. Hình ảnh nhà máy Đạm Cà Mau được trình chiếu cho thấy sự hiện đại, đóng bao tự động. Đến nay đã có 60.000 tấn sản phẩm được bán qua đấu thầu với giá bán rất cao.
    Tình huống đặt ra cạnh tranh hay mua lại là câu hỏi ông Dương cũng đặt ra cho cổ đông? PVN muốn bán một phần hoặc toàn bộ dự án Đạm Cà Mau để thu hồi vốn đầu tư. Đây là cơ hội cho DPM để sở hữu Đạm Cà Mau.
    Ông Dương đưa ra 2 kịch bản, mua và không mua Đạm Cà Mau. Nếu mua Đạm Cà Mau, DPM đã loại bỏ được đối thủ cạnh tranh và có thêm khả năng cạnh tranh với Nhà máy đạm Ninh Bình, Hà Bắc và nhất là với phân bón nhập khẩu. Nếu không mua Đạm Cà Mau thì DPM phải cạnh tranh với Đạm Cà Mau, một nhà máy có nhiều lợi thế cạnh tranh.
    Nếu mua Đạm Cà Mau, DPM sẽ đa dạng được sản phẩm mở rộng thị trường, thị phần thay vì chỉ vỏn vẹn có DPM. Nếu có cả DPM và Đạm Cà Mau, DPM sẽ chủ động điều tiết thị trường trong nước và xuất khẩu vì nhu cầu tiêu thụ đạm hạt trong và hạt đục là như nhau. Nếu không có Đạm Cà Mau, DPM phải từ chối những đơn hàng xuất khẩu hạt đục, sản phẩm của Đạm Cà Mau. Ngoài ra, với bộ máy quản lý hệ thống phân phối có sẵn công ty có thể giảm chi phí, nâng cao cạnh tranh.
    Ngoài phân tích định tính, Tổng công ty cũng đưa ra dự báo định lượng cụ thể: dựa trên cở sở đầu vào giá bán sản phẩm là bình quân của năm 2010 và 2012 tương đương 366 USD/tấn, trượt giá 2%/năm; giá khí 6,43 USD/tr.BTU, trượt giá 2%/năm; chi phí chiết khấu 2-3% trên giá bán (chi phí chiết khấu nếu Công ty vẫn duy tri vị trí số 1. Trước đây, khi cầu lớn hơn cung thì công ty chỉ ấp dụng chiết khấu dưới 2% hoặc có khi không chiết khấu) thì lợi nhuận từ sản xuất và bao tiêu Đàm Cà Mau là 400 tỷ đồng/năm, 2 năm đầu là 50 tỷ đồng/năm.
    So sánh với việc gửi số vốn 2.500 tỷ đồng vào ngân hàng lãi suất bình quân 10%/năm trong giai đoạn 10 năm thì việc mua Đạm Cà Mau mang lại lợi nhuận lớn hơn cho Tổng công ty.
    Mua 51% Đạm Cà Mau để giành quyền kiểm soát chi phối kiểm soát là phương án đề xuất của Ban lãnh đạo DPM. Tổng vốn đầu tư Đạm Cà Mau là 779 triệu USD với tỷ lệ vốn tự có của chủ đầu tư PVN/vốn vay là 30/70%. Vì vậy vốn cần để mua Đạm Cà Mau là (779 triệu USDx30%x51%) x21.000 (tỷ giá)= 2.503 tỷ đồng.
    So với thời điểm DPM trình mua Đạm Cà Mau ba năm trước thì vốn đầu tư thực tế nhà máy Đạm Cà Mau thấp hơn tổng vốn đầu tư dự kiến là 900 triệu USD. Khi đó, DPM nguồn vốn chủ sở hữu cũng chưa nhiều nên nếu mua sẽ phải vay vốn ngân hàng dẫn đến chi phí lớn. Với nguồn vốn tự có hiện nay, DPM đủ khả năng mua 51% Đạm Cà Mau mà không cần vay, không cần phát hành thêm cổ phiếu theo phương án thanh toán linh hoạt nói trên mà vẫn đảm bảo trả cổ tức 35% bằng tiền mặt cho cổ đông.
    “Các cổ đông tổ chức, cá cô chú các bác hãy ủng hộ, hãy ủy quyền cho chúng tôi thực hiện thương vụ mua bán này để duy trì vị trí số 1 của Tổng công ty trên thị trường”, ông Dương kêu gọi các cổ đông bỏ phiếu thông qua tờ trình này.
    16h: Ông Bùi Minh Tiến Chủ tịch HĐQT DPM cho biết thêm, nếu ĐHCĐ không thông qua phương án mua vốn nhà máy Đạm Cà Mau thì Tập đoàn Dầu khí có thể giao phần vốn 61% ở DPM cho Đạm Cà Mau quản lý.
    16h15: Đại hội nghỉ giải lao
    16h30 ĐHCĐ ĐPM bước vào phần thảo luận.
    Các cổ đông chất vấn Ban lãnh đạo DPM vì sao DPM đặt kế hoạch lợi nhuận năm nay thấp khi quý I đã có lợi nhuận cao?
    Trả lời câu hỏi này, ông Bùi Minh Tiến cho biết, Mặt bằng giá phân bón quý I còn cao so với năm 2011. Năm 2012 điểm rơi của giá chưa đến. Mặt khác, do diễn biến của thời tiết vụ đông xuân kéo dài sang quý I nên toàn bộ lượng hàng đáng ra tiêu thụ vào tháng 11 năm ngoái đã được bán trong quý I năm nay. Lý do khách quan là đạm Ninh Bình chưa đi vào hoạt động nên tiêu thụ của DPM vẫn tốt.
    Cao Hoài Dương, Tổng giám đốc DPM bổ sung thêm, có một lý do khác là sản phẩm của đạm Cà Mau là hạt đục được các nhà sản xuất phân NPK chờ đợi để mua thay thế cho hàng nhập khẩu. Nhưng đạm Cà Mau đi vào hoạt động chậm 1 tháng nên khan hàng, giá bán cao. Nhưng tình hình này sẽ thay đổi trong các quý tới khi một số nhà máy đạm sản xuất ổn định hơn, vì vậy giá bán khó cao như hiện nay.
    So với năm 2012, năm nay doanh thu lớn hơn, nhưng lợi nhuận thấp hơn vì giá khí tăng từ 4,59 lên 6,43 USD/tr. BTU. Từ quý II cung sẽ vượt cầu nên lợi nhuận kỳ vọng không thể như năm ngoái.
    Các cổ đông cho thắc mắc, giá bán của DPM và Đạm Cà Mau bị Chính phủ chi phối hay Tổng công ty được chủ động?
    Ông Tiến cho biết, giá bán là do doanh nghiệp quyết định và không bị điều hành. Giá thành của Đạm Cà Mau hiện nay là 7.700 đồng/kg. Giá bán hiện nay cao hơn mức giá bán trung bình dùng để tính toán hiệu quả dự án Đạm Cà Mau mà Tổng công ty trình bày cho cổ đông. Về Nhà máy Đạm Cà Mau, ông Dương cho biết, giá trị 779 triệu USD của Nhà máy chỉ là vốn đầu tư không phải là định giá. Trước mắt, Tổng công ty bỏ 2.500 tỷ đồng mua 51% vốn góp của PVN. Còn lãi vay ngân hàng thì lấy từ chính lợi nhuận của Nhà máy chứ không phải lấy thu nhập của DPM trả cho Đạm Cà Mau.
    Một số cổ đông thắc mắc về việc Tổng công ty trả cổ tức quá ít trong khi trích quỹ phúc lợi 10% là cao. Về vấn đề này, ông Dương cho rằng, bản thân Ban lãnh đạo chỉ là những người làm thuê. Năm ngoái, dù ĐHCĐ đã thông qua mức thưởng bậc thang nhưng cuối năm Ban Lãnh đạo tự nhận mức thưởng thấp hơn.
    “Tôi nghĩ phải hài hòa lợi ích của cổ đông và người lao động. Lợi nhuận cũng phải để lại để tái đầu tư”, ông Dương nói.
    Còn theo ông Tiến, khi sử dụng quỹ thưởng, Tổng Công ty sử dụng rất công bằng trong toàn bộ cán bộ công nhân viên chứ không chỉ Ban điều hành và tỷ lệ trích lập quỹ khen thưởng này thấp hơn nhiều doanh nghiệp nhà nước hay công ty cùng ngành khác. Nếu lợi nhuận năm nay đạt cao chúng tôi có thể đề xuất tỷ lệ cao hơn cho năm 2012.
    Trước những lo lắng của một số cổ đông về việc có những rủi ro khi mua Đạm Cà Mau, ông Dương khẳng định: “Chúng tôi thay mặt Ban điều hành xin cam kết, Ban điều hành sẽ chỉ nhận thưởng nếu Đạm Cà Mau không có lãi”.
    Các cổ đông cho biết, Đạm Cà Mau vay 620 triệu USD thì lãi suất bao nhiêu và có phải khấu hao mỗi năm 1.000 tỷ đồng không?
    Trả lời câu hỏi này, Lãnh đọa DPM cho biết, Đạm Cà Mau đang vay 500 triệu USD của ba ngân hàng lớn và một nhóm ngân hàng BIDV, Viettinbank… lãi suất bình quân 16 triệu USD mỗi năm. Khấu hao 750 triệu đồng/năm.
    18h
    ĐHCĐ DPM đã bỏ phiếu thông qua tất cả các tờ trình. Việc trích thưởng bổ sung từ lợi nhuận sau thuế vượt kế hoạch: DPM không trích theo 3 mức lũy tiến mà ĐHCĐ phê duyệt và không căn cứ vào kế hoạch lợi nhuận năm 2011, mà đề xuất trích bổ sung quỹ khen thưởng trên phần LNST thực hiện vượt so với LNST thực hiện năm 2010 và chỉ theo mức thấp nhất trong 3 mức lũy tiến, là 5% trên lợi nhuận sau thuế 2011 vượt so với LNST thực hiện năm 2010.
    Tức DPM đã chủ động xin trích thưởng bổ sung thấp hơn mức mà ĐHCĐ đã phê duyệt.

    Theo Thu Hương
    ĐTCK

Chia sẻ trang này