Làm giàu từ chứng khóan - những thông tin bổ ích !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi tridunghtvc, 30/03/2012.

8052 người đang online, trong đó có 1107 thành viên. 14:11 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 30124 lượt đọc và 999 bài trả lời
  1. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Thấy em cười là vui rồi !!![r2)][r2)][r2)][r2)]:)):)):)):)):))
  2. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
  3. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    @ptkh ui ....:)):)):)):)):)):)):))[};-[};-[};-[};-[};-[};-
    [​IMG] [​IMG] [​IMG][​IMG]
  4. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Em Tím iu ơi !!!>:D:D:D:D<[r32)][r32)][r32)][r32)][};-[};-[};-[};-[};-
    [​IMG]
  5. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Giá vàng có chuỗi giảm dài nhất trong 11 năm





    [​IMG]
    Giá vàng đi xuống trong phiên giao dịch cuối cùng của tháng 4 vì lo ngại về nhu cầu ở Ấn Độ và báo cáo cho thấy kinh tế Tây Ban Nha chính thức bước vào suy thoái lần 2 chỉ trong vòng 3 năm.
    st1\:-*{behavior:url(#ieooui) } Trong báo cáo công bố ngày hôm qua, UBS AG cho biết, lễ hội mua vàng Akshaya Tritiya ở Ấn Độ đã kết thúc trong tuần trước nhưng nhu cầu vàng cực kỳ thất vọng. Đồng USD trong khi đó mạnh lên sau báo cáo cho thấy Tây Ban Nha đã bước vào suy thoái từ quý trước, lần thứ 2 trong vòng 3 năm trở lại đây, khiến cho khủng hoảng nợ công ở châu Âu ngày càng trở nên trầm trọng.
    Lance Roberts, giám đốc của Streettalk Advisors LLC có trụ sở tại Houston nhận xét, “nhu cầu vàng ở Ấn Độ là một vấn đề không nhỏ. Nhà đầu tư cũng có xu hướng rút tiền mặt về trước những gì đang xảy ra ở châu Âu”.
    Kết thúc phiên 30/4, giá vàng giao tháng 6 giảm 60 cent xuống 1.664,2 USD/ounce. Khối lượng giao dịch thấp hơn 30% so với bình quân 30 ngày.
    Tính chung tháng 4, giá vàng giảm 0,5% - tháng giảm thứ 3 liên tiếp và là thời gian mất giá lâu nhất kể từ tháng 3/2001.
    Nhà phân tích Shiyang Wang thuộc Barclays Capital cho biết, xét về nhu cầu vật chất thì sức mua vàng của Ấn Độ yếu đang làm cho thị trường e ngại. Ở các nước châu Á khác, tình hình cũng sẽ không có gì cải thiện trong tuần này, thậm chí sẽ u ám hơn do các nước như Trung Quốc và Nhật Bản sẽ có vài ngày nghỉ lễ.
    Trong tháng 4, nắm giữ vàng của các quỹ ETF đã giảm 0,3% - tháng giảm thứ 2 liên tiếp, cũng là chuỗi giảm lâu nhất kể từ tháng 2/2011.
    Nguyễn Hằng

    Theo TTVN/Bloomberg
  6. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2

    Hôm qua tôi mời , bạn không đi ...

    Gặp nhau , cô Út cười ... hì hì ...
    Hỏi tôi : anh Dũng bao giờ đến ?
    Tôi mĩm cười : chưa thấy nói chi !
    Có @chunjunxo , @SuPerSic ...
    Nghe nhạc sống , cà phê nhâm nhi ...
    Mẹ Út và chun bàn chuyện chứng ...
    Tôi thả hồn theo nhạc ... mê ly !

    Còn cô Út ... ngồi cười mím chi !

    [:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D]
  7. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    Tin y tế - sức khỏe cộng đồng :

    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Song-khoe/489649/Hoang-mang-voi-vo-thuoc.html

    Hoang mang với vỏ thuốc


    TT - Vỏ thuốc được đề cập ở đây là nang thuốc. Nang thuốc hay viên nang là loại thuốc viên cấu tạo bởi một vỏ cứng hay mềm chứa thuốc trong đó và thường dùng để uống. Thành phần chính của vỏ nang là gelatin.
    >> Vỏ thuốc chứa chất gây ung thư



    [​IMG]


    Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã yêu cầu các sở y tế kiểm tra chất lượng gelatin - Ảnh: N.C.T.

    Gelatin có trong mô liên kết, xương, da của động vật và là sản phẩm được sản xuất từ da heo, da bò. Từ da heo, bò, collagen được thủy phân hóa một phần để biến thành gelatin. Như vậy để bào chế thuốc là viên nang phải có vỏ nang được chế tạo từ nguyên liệu là gelatin. Và gelatin dùng trong ngành dược sản xuất thuốc phải là gelatin dược dụng.
    Chặt chẽ nguồn gốc

    "Tiêu chuẩn kiểm nghiệm kim loại nặng dành cho nguyên liệu dùng làm thuốc người ta gần như chỉ lưu ý đến chì mà không quan tâm đến chrom"
    Tất cả những gì để sản xuất thuốc như dược chất, tá dược... phải đạt các tiêu chuẩn dược dụng. Riêng gelatin, trước hết phải được xác định có nguồn gốc từ da heo hay da bò, bởi có người không dùng sản phẩm có nguồn gốc từ heo. Vỏ nang làm từ gelatin từ heo không được chấp nhận dùng làm thuốc tại các nước Hồi giáo (họ chỉ sử dụng vỏ nang làm từ da bò, đã xảy ra trường hợp một công ty dược phẩm lớn khốn đốn xin lỗi vì nhầm lẫn xin phép thuốc lưu hành tại Indonesia có vỏ nang làm từ da heo!). Đối với nhiều nước tiên tiến, gelatin từ da bò dùng làm thuốc phải được chứng thực là được sản xuất từ bò không mắc bệnh bò điên. Các tiêu chuẩn của gelatin dùng làm thuốc được quy định trong các dược điển và phải được tuân thủ chặt chẽ. Bên cạnh các tiêu chuẩn lý hóa (như gelatin dược dụng có một chỉ tiêu về độ hóa đông, tức đun nóng gelatin hòa tan trong nước khi để nguội sẽ đông cứng lại - như món ăn thịt đông ở miền Bắc nước ta đông cứng là nhờ gelatin), còn có các tiêu chuẩn xác định không chứa vi khuẩn, không chứa các độc chất trên mức giới hạn cho phép (như không chứa kim loại nặng, điển hình là chì).
    Viên nang là loại thuốc dùng nhiều nhất (cùng với thuốc viên nén) nên việc kiểm nghiệm các tiêu chuẩn dược dụng của các thành phần, trong đó có gelatin hết sức ngặt nghèo nhằm tránh nguy hại cho người dùng thuốc.
    ... Vậy mà vẫn “lọt”?
    Mới đây, Trung Quốc xảy ra vụ bê bối thuốc có vỏ nang chứa chất gây ung thư gây chấn động dư luận xã hội. Vì sao như vậy? Nguyên là vì các công ty sản xuất vỏ nang ở nước họ do lợi nhuận bất chính đã dùng các sản phẩm phế thải từ da thuộc làm giày để chiết xuất gelatin dùng làm vỏ nang thuốc. Mà lấy nguyên liệu từ da thuộc đã trải qua chế biến thuộc da bằng các hóa chất công nghiệp thì tránh sao sản phẩm không chứa các độc chất. Thế là khi kiểm tra, chín công ty dược phẩm có tiếng của Trung Quốc được lệnh của chính quyền phải công bố trên phương tiện truyền thông danh mục các thuốc đã nhiễm độc kim loại chrom.
    Chrom là một kim loại nặng (giống như chì, thủy ngân), ký hiệu hóa học là Cr, thường hiện diện dưới dạng hợp chất như chromat... Cr có rất ít vai trò đối với sự sống, nếu hiện diện trên mức cho phép trong cơ thể sẽ gây độc tính. Cr sẽ gây độc tính cấp khi hiện diện trong cơ thể sống với nồng độ từ 3,3-15mg/kg. Theo quy định của Trung Quốc, hàm lượng Cr cho phép không quá 2mg trong mỗi kg dược phẩm. Từ lâu, người ta đã biết Cr gây ung thư là do biến đổi cấu trúc ADN của nhiễm sắc thể.
    Do vụ bê bối vừa kể mà các nhà chuyên môn y dược giật mình vì đã không quan tâm đúng mức việc sản xuất gelatin dùng làm thuốc. Không ai ngờ vì lợi nhuận bất chính mà con người có thể táng tận lương tâm sản suất gelatin từ phế phẩm da thuộc. Và tiêu chuẩn kiểm nghiệm kim loại nặng dành cho nguyên liệu dùng làm thuốc, người ta gần như chỉ lưu ý đến chì mà không quan tâm đến chrom. Cũng vì thế, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi sở y tế các tỉnh thành, cơ sở sản xuất vỏ nang thuốc yêu cầu rà soát, kiểm tra xác định nguồn gốc nguyên liệu, kiểm tra chất lượng gelatin, vỏ nang gelatin, bổ sung chỉ tiêu kiểm tra chrom trong gelatin và vỏ nang.
    PGS.TS NGUYỄN HỮU ĐỨC
    (Đại học Y dược TP.HCM)





    Hàng Trung Quốc còn gì không độc ?
    Tẩy chay ngay kẻo nhọc thân mình !
    Nghe hàng Trung Quốc mà kinh !
    Tránh xa để khỏi tội tình về sau ...

    :-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-"
  8. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    Tin kinh tế thị trường :

    http://tuoitre.vn/Kinh-te/489706/Lo-cho-thuong-hieu-nong-san.html

    Thứ Ba, 01/05/2012, 09:01 (GMT+7)

    Câu chuyện thị trường


    Lo cho thương hiệu nông sản


    TT - Gần đây, dư luận xôn xao trước thông tin HTX dịch vụ nông nghiệp Minh An (Đắk Nông) có ý định bán hai thương hiệu cà phê gắn liền với địa danh nổi tiếng Đức Lập cho đối tác Trung Quốc để có tiền trả nợ do kinh doanh cà phê thua lỗ.
    >> Vỡ nợ cà phê
    Dù đích thân chủ nhiệm HTX này đã lên truyền hình đính chính rằng thông tin bán thương hiệu cà phê Dakmil là không chính xác thì đây cũng là bài học quản lý những nhãn hiệu chỉ dẫn địa lý trong tương lai. Vụ việc này lại một lần nữa cho thấy công tác quản lý những thương hiệu nông sản gắn với những địa danh nổi tiếng của VN đang có vấn đề.
    Theo luật sư Lê Quang Vinh, Công ty luật Bross và cộng sự, HTX Minh An đã đăng ký nhãn hiệu “Coffee Đức Lập Dakmil” tại VN, Trung Quốc và Mỹ. Do đó, về nguyên tắc chung, người đang sở hữu nhãn hiệu (HTX Minh An) có quyền bán, chuyển nhượng tài sản của mình. Một tài sản nhãn hiệu như cà phê Dakmil có thể bán với giá hàng tỉ đồng, ai dám chắc không có những nhà đầu cơ đang tìm các kẽ hở trong quản lý tại VN để trục lợi với những thương hiệu khác trong tương lai?
    Tên gọi Đức Lập gắn liền với vùng cà phê rất nổi tiếng của VN nên nó là tài sản chung, nếu bị rơi vào tay nước ngoài thì ảnh hưởng lớn đến uy tín và khả năng xuất khẩu của cà phê VN. Một đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ cho biết nếu bán thương hiệu “Coffee Đức Lập Dakmil” và “Coffee Đức Lập Minh An” cho Trung Quốc sẽ rất nguy hiểm vì các sản phẩm cà phê của VN có thông tin Đức Lập, Dakmil vào Trung Quốc có nguy cơ bị chặn lại. Người mua thương hiệu từ Trung Quốc có thể bán những sản phẩm chất lượng kém làm mất uy tín cà phê Đức Lập và cà phê VN.
    Tháng 9 năm ngoái, giới kinh doanh xuất khẩu cà phê VN cũng đã choáng váng khi thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột của tỉnh Đắk Lắk đã bị đăng ký bảo hộ độc quyền trong vòng 10 năm tại Trung Quốc. Hai nhãn hiệu “BUON MA THUOT & chữ Trung Quốc” và “BUON MA THUOT COFFEE 1896 & logo”, gắn liền với nhiều sản phẩm trong đó có cà phê, đã được Trung Quốc cấp chứng nhận bảo hộ độc quyền cho Công ty Guangzhou Buon Ma Thuot Coffee Co.,Ltd.
    Cho đến nay, vụ kiện này mới bắt đầu xúc tiến và việc có đòi lại được thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột từ doanh nghiệp Trung Quốc không phải một sớm một chiều. Do đó, dù bất cứ lý do gì, mình tự bán hay người ta “cướp” mất cũng đều dẫn đến những hậu quả khó lường, nếu không chủ động bảo vệ thương hiệu của mình đến khi bị mất thì cực kỳ khó lấy lại.
    Từ vấn đề của cà phê Đức Lập cho thấy các cơ quan quản lý của VN vẫn đang lúng túng trong việc rà soát, quản lý và thay đổi trạng thái pháp lý của những thương hiệu là tài sản chung, đặc biệt là thương hiệu nông sản đã được đăng ký sở hữu dưới tên của một cá nhân hoặc một tổ chức. VN có nhiều địa danh nổi tiếng gắn liền với các sản phẩm độc đáo vùng miền, nếu rà soát đến tận cùng thì sẽ còn bao nhiêu trường hợp khác như vụ cà phê Đức Lập?


    TRẦN MẠNH


    Thương hiệu của công ty không mang địa danh thì có thể bán .
    Nhưng khi thương hiệu có địa danh của đất nước thì không nên và không được bán !
    Nhà nước nên có quy định bằng văn bản pháp quy về vấn đề này !
    Nếu không , nay mai thị trường thế giới sẽ có sản phẩm Bưởi Biên Hòa , cam Xã Đoài , nhãn l ồng Hưng Yên , nước mắm Phú Quốc , tỏi Lý Sơn ... Made in China ! [r23)][r23)][r23)]
  9. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    Nước ngọt Trung Quốc có chất độc !

    Thứ Ba, 01/05/2012, 03:00 (GMT+7)

    Trung Quốc tạm đóng cửa một nhà máy Coca Cola


    TT - Nhà chức trách Trung Quốc buộc Hãng Coca Cola phải tạm đóng cửa một nhà máy đóng chai ở tỉnh Sơn Tây sau khi báo chí địa phương phát hiện chất clo (chlorine) trong nước ngọt coca.



    [​IMG]


    Nước ngọt Coca Cola bày bán tại Bắc Kinh - Ảnh: AFP


    Theo Tân Hoa xã, Cục Chất lượng tỉnh Sơn Tây đã điều tra nhà máy của Công ty nước giải khát Coca Cola - Sơn Tây sau khi có tin một lô nước ngọt Coca Cola nhiễm chất clo. “Cuộc thanh tra tại nơi sản xuất, kiểm tra sản phẩm, tham khảo hồ sơ, phỏng vấn công nhân... cho thấy thông tin từ báo chí là có thật” - Cục Chất lượng Sơn Tây khẳng định.
    Dù vậy, hôm qua 30-4 người phát ngôn của Coca Cola khẳng định nồng độ chất clo trong nước ngọt Coca Cola ở Trung Quốc thấp hơn tiêu chuẩn dành cho thức uống do Trung Quốc, Bắc Mỹ, EU và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) quy định.
    Clo thường được sử dụng trong nước để diệt khuẩn. Tuy nhiên nồng độ cao có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Tân Hoa xã ngày 29-4 đưa tin tình trạng nhiễm clo xảy ra ở Công ty nước giải khát Coca Cola - Sơn Tây hồi tháng 2. Nước chứa clo đã chảy vào nguồn nước dùng để sản xuất nước ngọt Coca Cola. Một nhân viên Coca Cola giấu tên đã lặng lẽ thông báo vụ việc cho báo chí địa phương.
    Hiện Coca Cola có hơn 40 nhà máy đóng chai ở Trung Quốc và đã lên kế hoạch đầu tư hơn 4 tỉ USD tại Trung Quốc trong ba năm tới.
    ANH THƯ


    Tại sao Coca Cola tại các nước khác không có độc , mà chỉ ở Trung Quốc mới có độc ?

    :-??:-??:-??:-??:-??
  10. hoangviet289

    hoangviet289 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/12/2010
    Đã được thích:
    173
    Thằng TQ này chơi "bẩn" thật, [r23)][r23)][r23)], cái gì nó cũng nhét dc vào chất độc

Chia sẻ trang này