1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Làm giàu từ chứng khóan - những thông tin bổ ích !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi tridunghtvc, 30/03/2012.

7771 người đang online, trong đó có 1033 thành viên. 09:48 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 30569 lượt đọc và 999 bài trả lời
  1. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    IDJ :-bd
    Mai mình canh vào trụ bên HNX:)>-
  2. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Ngân hàng nhóm II: Chủ động tìm đối tác M&A





    [​IMG]
    Nhiều ngân hàng trong nhóm II đang chủ động tìm kiếm đối tác phù hợp với mình thực hiện chiến lược mua bán, sáp nhập (M&A) hoặc hợp nhất để cùng tăng trưởng trong tương lai.
    Ông Trịnh Văn Tuấn, Tổng giám đốc Ngân hàng Phương Đông (OCB) cho biết, chủ trương của Ngân hàng là mong muốn tìm được đối tác phù hợp để hợp tác, hợp nhất cùng nhau phát triển. Theo ông Tuấn, tận dụng cơ hội thị trường cũng như chủ trương tái cấu trúc ngành ngân hàng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) năm nay, OCB đã chủ động tìm kiếm đối tác trong thời gian qua và có một số đối tác đã tìm đến với ý muốn được hợp tác, hợp nhất cùng OCB phát triển. Tuy nhiên, với quy mô và năng lực hiện nay OCB muốn tìm được một đối tác phù hợp trước khi đưa ra quyết định hợp tác là không hề đơn giản.

    “Việc hợp nhất sẽ mang lại nhiều cơ hội để phát triển. Chúng tôi muốn hợp tác, hợp nhất với những ngân hàng có quy mô, năng lực cũng như chiến lược phát triển phù hợp với định hướng của OCB. Vì thế, đối tác muốn hợp nhất, hợp tác với OCB phải là ngân hàng từ nhóm III trở lên”, ông Tuấn nói.

    Cũng theo ông Tuấn, việc hợp nhất, hợp tác giữa hai ngân hàng với nhau, không có nghĩa là, một trong hai thương hiệu của ngân hàng sẽ phải xóa sổ trên thị trường, bởi vẫn có thể duy trì đồng thương hiệu để cùng nhau phát triển.

    Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á (DongA Bank), ông Trần Phương Bình cũng cho hay, việc hợp tác, sáp nhập giữa các ngân hàng phù hợp sẽ giúp cho các bên có được “sự cộng hưởng lẫn nhau” từ thế mạnh trong sản phẩm, dịch vụ, nguồn khách hàng, mạng lưới giao dịch…

    Cùng với những lợi ích đó, việc hợp tác, sáp nhập còn giúp các bên tiết giảm chi phí đầu tư và vận hành, thời gian phát triển mạng lưới… Vì thế, hợp nhất, sáp nhập không chỉ là định hướng để làm lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, mà còn xuất phát từ nhu cầu tự thân của chính các ngân hàng. Hiện đã có một số đơn vị đặt vấn đề mong muốn hợp nhất, sáp nhập vào DongA Bank để cùng phát triển và hiện nay, các đề nghị đó đang được HĐQT DongA Bank xem xét.

    Trong khi đó, với Ngân hàng Kiên Long (KienLongBank), trong tài liệu chuẩn bị cho Đại hội cổ đông tại website của Ngân hàng vào ngày 23/4 trong nội dung kế hoạch năm 2012 ở mục 2.7, HĐQT KienLongBank cho biết, HĐQT KienLongBank sẽ trình Đại hội cổ đông ủy quyền cho HĐQT được phép chủ động tiếp xúc, tìm hiểu, phân tích khả năng hợp tác, sáp nhập, mua bán của các đối tác, nếu thấy đối tác có những điểm phù hợp với tầm nhìn, chiến lược, văn hóa tổ chức… với KienLong Bank và khi có điều kiện thích hợp, HĐQT sẽ lập phương án và tờ trình cụ thể xin ý kiến ĐHCĐ quyết định.

    DongA Bank, OCB, KienLong Bank là những ngân hàng thuộc nhóm 2 theo quy định phân giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay của NHNN tùy vào năng lực của từng nhà băng. Hiện vốn điều lệ của OCB ở mức 3.250 tỷ đồng và ông Tuấn cho biết, Ngân hàng có kế hoạch tăng lên 4.000 tỷ đồng trong năm nay. Còn với DongA Bank, đang hoàn thành kế hoạch tăng vốn lên 5.000 tỷ đồng và sẽ nâng lên 6.000 tỷ đồng vào cuối năm 2012. Riêng KienLong Bank vốn điều lệ hiện nay là 3.000 tỷ đồng và theo tài liệu Đại hội cổ đông, năm nay không có kế hoạch tăng vốn.

    Theo Thùy Vinh
    ĐTCK

  3. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Từ cuối quý II, TTCK có cơ hội đón dòng vốn ngoại mới





    [​IMG]
    TS. Alan T.Pham, Kinh tế trưởng Tập đoàn VinaCapital cho rằng, NĐT ngoại đánh giá TTCK Việt Nam hiện là 1 trong 3 thị trường hấp dẫn nhất châu Á.
    TS. Alan T.Pham, Kinh tế trưởng Tập đoàn VinaCapital cho rằng, nếu tình trạng đình trệ được tháo gỡ vào cuối quý II/2012, TTCK có cơ hội đón thêm dòng vốn ngoại.
    Sự đình trệ của nền kinh tế đáng quan ngại đến mức nào, thưa ông?
    Quý I/2012, GDP chỉ tăng trưởng 4% so với quý I/2011 đã nói lên sự đình trệ đáng lo ngại của nền kinh tế. Hệ quả rõ rệt nhất của tình trạng này là các DN gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh. Ngoài số lượng khá lớn DN giải thể, phá sản, thì ngay nhiều DN đang cầm cự cũng đứng trước nguy cơ đóng cửa do vẫn rất khó tiếp cận tín dụng, mặc dù các ngân hàng có giảm lãi suất.
    Với một nền kinh tế tăng trưởng dựa rất nhiều vào sự phát triển của DN như Việt Nam, tình trạng hàng loạt DN ốm yếu, thậm chí “chết”, trong đó có cả những DN niêm yết trên TTCK… đang thực sự là mối quan ngại lớn đối với NĐT nước ngoài. Hai mối lo chính quen thuộc của NĐT nước ngoài khi xem xét quyết định giải ngân vào TTCK Việt Nam là lạm phát cao và tỷ giá biến động với biên độ lớn đã được thay bằng nỗi lo kinh tế đình trệ.
    Theo ông, cần ưu tiên triển khai những giải pháp nào để dần đưa nền kinh tế thoát khỏi tình trạng đình trệ, qua đó tạo cơ hội giúp nhiều DN sống sót?
    Tựu chung lại là phải điều hành hiệu quả chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Đối với chính sách tiền tệ, có một điều khá bất thường trong thời gian qua là, tuy NHNN đã 2 lần giảm trần lãi suất và hiện đưa trần lãi suất huy động về 12%/năm, nhưng theo phản ánh của rất nhiều DN, họ vẫn khó tiếp cận vốn giá rẻ.

    Nếu muốn vay, các DN vẫn phải trả mức lãi suất 18 - 20%/năm. Đây là mức quá cao so với khả năng chịu đựng của DN, bởi trong bối cảnh kinh tế đình trệ, họ không biết kinh doanh kiểu gì để kiếm được lợi nhuận đủ để trả lãi ngân hàng, chứ chưa nói gì đến tích lũy.
    Điều đáng ngại nữa phát sinh từ tình trạng nền kinh tế đình trệ, là các NHTM không mấy mặn mà cho DN vay. Lý do là bởi họ sợ rủi ro mất vốn, vì kinh tế đình trệ, DN hoạt động rất khó khăn. Điều này phần nào lý giải tại sao, trên thực tế, các NHTM giảm lãi suất không đáng kể.
    Khi chính sách tiền tệ gặp khó trong hỗ trợ nền kinh tế thoát khỏi tình trạng đình trệ thì cần gia tăng hiệu năng của chính sách tài chính. Trong đó, trọng tâm là sớm xem xét triển khai chính sách miễn, giảm, giãn thuế cho DN và người dân, để hỗ trợ sản xuất cũng như kích cầu tiêu dùng.

    Ý ông là tín hiệu giải cứu nền kinh tế dần thoát khỏi tình trạng đình trệ hiện tại cần sớm được phát đi?
    Điều quan trọng là nếu tín hiệu giải cứu nền kinh tế dần thoát khỏi tình trạng đình trệ sớm được phát đi, thì TTCK sẽ nhận được hiệu ứng tích cực từ NĐT nước ngoài. Qua tiếp xúc trực tiếp với các NĐT này, cũng như theo dõi các tạp chí, hãng tin tài chính uy tín của nước ngoài, chúng tôi nhận thấy, họ tiếp tục đánh giá TTCK Việt Nam hiện là 1 trong 3 thị trường hấp dẫn nhất châu Á. Diễn biến TTCK từ đầu năm đến nay đã phần nào chứng minh cho nhận định của họ.

    Với sức hấp dẫn như vậy, nhất là mặt bằng giá cổ phiếu tốt hiện vẫn khá rẻ, một khi tín hiệu giải cứu nền kinh tế thoát khỏi tình trạng đình trệ sớm được phát đi từ Chính phủ, thì có thể cuối quý II/2012, TTCK sẽ có cơ hội đón thêm dòng vốn ngoại.

    Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa trình Bộ Tài chính phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính đối với NĐT nước ngoài khi tham gia TTCK Việt Nam. Khi cản trở này được tháo gỡ sớm, sẽ gia tăng sức hấp dẫn cho TTCK trong con mắt NĐT ngoại, thưa ông?
    Đây là điều NĐT nước ngoài kiến nghị và kỳ vọng từ nhiều năm nay. Nếu thủ tục này khẩn trương được tháo gỡ, cùng với tín hiệu hỗ trợ nền kinh tế dần thoát khỏi tình trạng đình trệ sớm được phát đi, sẽ giúp TTCK có thêm sức hấp dẫn trong thu hút dòng vốn ngoại.
    Theo Hữu Hòe
    ĐTCK
  4. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Có lý !!![r2)][r2)][r2)][r2)]
  5. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
  6. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
  7. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Khoản lỗ 1.800 tỷ của HBB sẽ được xử lý trong 2012





    [​IMG]
    Năm 2013, lợi nhuận trước thuế dự tính là 2.115 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2012.
    Chiều ngày 2/5, Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội (SHB) đã có buổi tiếp xúc với báo chí để làm rõ hơn về thông tin sáp nhập giữa SHB và Ngân hàng Phát triển Nhà Hà Nội (HBB).

    Ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch Hội đồng quản trị của SHB cho biết, trong đề án sáp nhập với SHB mà HBB đã trình ra Đại hội cổ đông, có một chi tiết sẽ điều chỉnh khi trình ra đại hội của SHB. Cụ thể, trong đề án của HBB là sau sáp nhập 3 năm sẽ xử lý xong khoản lỗ 1.829 tỷ đồng của HBB nhưng dự kiến tại đại hội của SHB số lỗ này sẽ xử lý ngay trong năm 2012. Dự kiến, ngân hàng sau sáp nhập sẽ có lãi vào năm 2013.

    Cũng theo ông Hiển, sau sáp nhập, vẫn không "trộn" 2 ngân hàng về nhân sự, cơ cấu... mà tổ chức, cơ chế hoạt động của HBB vẫn được giữ nhưng theo định hướng của SHB. SHB chủ yếu hỗ trợ thêm nguồn vốn, lãi suất cho HBB vì nguồn tiền của SHB hiện dồi dào để thực hiện điều này. Tuy nhiên, ông Hiển cho biết thêm, các cổ đông HBB sẽ không được hưởng cổ tức trong năm 2012, vì họ đã được hưởng cổ tức khi hoán đổi cổ phiếu HBB thành SHB là 1 cổ phần được 0,21 cổ phần.

    Theo lãnh đạo của SHB, có thể hiểu, khoản lỗ 1.829 tỷ đồng của HBB không tự nhiên mất đi mà sẽ phân bổ dần qua các năm.

    Việc hoán đổi cổ phiếu HBB thành SHB sau đại hội cổ đông sẽ được thực hiện theo hướng dẫn của ngân hàng Nhà nước. "Riêng hoán đổi tỷ lệ bao nhiêu do 2 bên thỏa thuận, ngân hàng Nhà nước không can thiệp," ông Hiển nói. Sau khi thực hiện hoán đổi xong, cơ quan chức năng sẽ hủy niêm yết của cổ phiếu HBB. Còn giá cố phiểu của ngân hàng sau sáp nhập sẽ do thị trường quyết định.

    SHB cũng đã công bố bản đề án sáp nhập với HBB trình cổ đông tại Đại hội cổ đông ngày 5/5 tới.

    Theo bản đề án này, chính việc tập trung cho vay nhóm khách hàng thuộc Vinashin (chiếm tới 83% vốn điều lệ của ngân hàng) đã khiến HBB bị ảnh hưởng nặng nề. Riêng chi phí hàng năm của Habubank phải trả để duy trì dư nợ này đã khiến ngân hàng phát sinh chi phí khoảng 500 tỷ đồng/năm.

    Ngoài hoạt động tín dụng, HBB còn có một số khoản ủy thác đầu tư, đầu tư góp vốn, liên doanh, liên kết và đầu tư vào trái phiếu có khả năng sinh lời kém. Đáng nói hơn, hoạt động kinh doanh tiền tệ trên thị trường 2 (thị trường liên ngân hàng) của HBB thời gian qua cũng gặp phải những rủi ro tín dụng, trong đó có 270 tỷ đồng tiền gửi tại Công ty tài chính Caosu và hơn 200 tỷ đồng tiền gửi tại Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu, Đệ Nhất, Tài chính Sông Đà và Tài chính Handico... Các khoản tiền gửi này hiện đều đang chưa thu hồi được do đối tác khó khăn về thanh khoản.

    Đối với các khoản nợ "khủng" của HBB sau khi sáp nhập, bản tóm tắt đề án đưa ra hướng giải quyết, ngay sau khi sáp nhập, ngân hàng sẽ đẩy mạnh công tác thu hồi nợ gốc và nợ lãi của các hợp đồng tại các tổ chức tín dụng đang được đánh giá là có khả năng thu hồi thấp.

    Dựa vào các thông tin thu thập được và thiện chí trả nợ của các tổ chức tín dụng, khả năng thu hồi các khoản nợ này là 100% (khoảng 236 tỷ đồng). Đối với các khoản nợ xấu của Vinashin, Ngân hàng sẽ chủ động cơ cấu lại các khoản nợ này trong vòng 6-12 tháng, đồng thời trích lập thêm dự phòng rủi ro 5 năm tiếp theo sau khi sáp nhập.

    Trên cơ sở các phân tích khá chi tiết, đề án nhận định rằng kế hoạch lợi nhuận trước thuế khoảng 1.850 tỷ đồng ngay trong năm 2012 là hoàn toàn khả thi, theo đó sẽ bù đắp hết lỗ phát sinh trước sáp nhập. Năm 2013, lợi nhuận trước thuế dự tính là 2.115 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2012. Năm 2014, dự kiến ngân hàng sau sáp nhập sẽ đi vào hoạt động ổn định, tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận của SHB sẽ tăng từ 15-20% so với năm 2013./.


    Theo Minh Thúy
    Vietnam
  8. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    @ptkh ui ....dậy đi thui ! Mập thù lù thì xấu lém!:)):)):)):)):))
    [};-[};-[};-[};-[};-[};-
    [​IMG] [​IMG] [​IMG][​IMG]
  9. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Thương em nhiều quá - em Tím iu ui !!![r32)][r32)][r32)][r32)][r32)][r32)]
    [​IMG]
    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
  10. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    @quangtrung , @hoatimbanglang , @talatoi , , @namson67 , @thangbomnhat , @caominhhuy , @MAYRUI.COM , @yht267 , @hocchoick2010 , @F999 , , @ndl_70 , @vietsopetro , @Prince_Dalat , @Hoanghontim2011 , @ndl_700 ,@TALATA , @Golgotha , @solomong , @TALATA , , @gatrong_67.... @tranthuylinh82... @hoanglansv...
    ~o)~o)~o)~o)~o)~o)~o)~o)~o)~o)~o)~o)~o)~o)~o)~o)~o)~o)~o)~o)~o)~o)~o)~o)~o)~o)~o)~o)~o)~o)~o)~o)~o)~o)~o)~o)~o)~o)~o)~o)~o)~o)~o)~o)~o)~o)

Chia sẻ trang này