1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Làm giàu từ chứng khóan - những thông tin bổ ích !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi tridunghtvc, 30/03/2012.

7688 người đang online, trong đó có 1037 thành viên. 09:45 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 30569 lượt đọc và 999 bài trả lời
  1. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Gia đình 'ông chủ' Sacombank: Buông ngân hàng, bắt mía đường -


    Sự quan tâm của nhóm người thân ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, ở ngành mía đường thể hiện qua các khoản đầu tư mà Thành Thành Công đang mở rộng. Nhóm người thân của ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (STB), gần đây đang tìm cách thoái vốn khỏi STB.

    Trong một diễn biến khác, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2012 của Công ty Đường Biên Hòa (BHS) tổ chức vào ngày 20.4 vừa qua, vợ ông Thành là bà Huỳnh Bích Ngọc, Chủ tịch Công ty Thành Thành Công, đã được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị BHS, thay cho bà Phạm Thị Sum. Đặc biệt, ông Thành cũng có mặt tại đại hội này và đã chia sẻ sự quan tâm của ông về ngành mía đường và triển vọng của BHS. Những diễn biến trên cho thấy có lẽ gia đình ông Thành đang muốn buông ngân hàng và nhìn sang mía đường.


    Tỉ lệ sở hữu của Thành Thành Công và các bên liên quan tại các công ty mía đường niêm yết

    Thoái vốn khỏi STB

    Chuyện rút vốn khỏi STB của nhóm người thân ông Thành đang diễn ra khá rầm rộ. Mới đây, Công ty Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (SCR), do con trai ông Thành là Đặng Hồng Anh làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị, đã đăng ký bán hết 17,3 triệu cổ phiếu STB trong thời gian từ ngày 17.4-17.6.2012. Ở một động thái khác, Công ty Thành Thành Công đã bán hơn 22 triệu cổ phiếu STB vào ngày 20.4. Trước đó vài ngày, Bourbon Tây Ninh (SBT), do bà Ngọc làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị, cũng đã bán toàn bộ 7,5 triệu cổ phiếu STB.

    Tổng số cổ phiếu mà các tổ chức trên đăng ký bán là 46,8 triệu đơn vị, tương đương gần 5% cổ phần. Tính đến cuối năm 2011, với tư cách cá nhân, ông Thành và ông Đặng Hồng Anh, mỗi người nắm gần 4% cổ phần. Có thể họ cũng đã bán ra hết số cổ phiếu nắm giữ, sau những lùm xùm phân chia quyền lực rốt ráo tại STB vào đầu năm 2012. Còn nhớ, cuối tháng 2.2012, Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Việt Nam – Eximbank (EIB) công bố đã nắm hơn 51% quyền biểu quyết tại STB. Dù sở hữu chính danh chỉ hơn 15% cổ phần (gồm EIB và Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn Exim).

    Và nếu không còn nắm quyền, tức không còn là cổ đông nội bộ mà chỉ là cổ đông bình thường, việc ông Thành âm thầm bán ra cổ phần mà không cần công bố là điều rất có thể. Bởi lẽ, khi những người trong nhóm ông Thành đã đăng ký thoái hết vốn khỏi STB thì số cổ phần của ông và con trai có giữ lại cũng không giúp được gì nhiều vào lúc này”.

    Cuối tháng 2.2012, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam - Eximbank (EIB) cho biết đã nắm hơn 51% quyền biểu quyết tại STB, dù sở hữu cổ phần chính danh chỉ hơn 15% (gồm EIB và Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn Exim).

    Việc muốn rút vốn khỏi STB của nhóm ông Thành trái ngược hoàn toàn với những nỗ lực níu giữ STB trước đó. Chẳng hạn, cuối tháng 7 năm ngoái, SBT và Thành Thành Công lần lượt mua vào 7,5 triệu và gần 15 triệu cổ phiếu STB. Hay trong tháng 9.2011, 2 công ty con của Thành Thành Công là Đường Ninh Hòa (NHS) và Công ty Đặng Huỳnh đã mua vào tổng cộng hơn 9 triệu cổ phiếu STB nữa. Ngoài ra, khi SCR vừa bán ra 7,3 triệu cổ phiếu STB (5.9-5.11.2011) cũng là lúc SBT công bố mua vào thành công (1.8-30.9.2011) tương đương lượng cổ phiếu này.

    Qua những động thái trên, có thể thấy nhóm của ông Thành đang dần buông STB. Đầu tháng 1 năm nay, BHS đã bán toàn bộ hơn 1,4 triệu cổ phiếu STB. Như vừa nêu, SCR, SBT và Thành Thành Công cũng đã đăng ký bán hết 46,8 triệu cổ phiếu STB. Nếu tính luôn gần 8% cổ phần (khoảng 78 triệu cổ phiếu) mà ông Thành và con trai ông nắm giữ thì nhóm của ông sẽ bán ra gần 130 triệu cổ phiếu STB.

    Giá cổ phiếu STB những ngày gần đây dao động quanh mức 25.000 đồng/cổ phiếu. Và khi một đơn vị mua cổ phần để nắm quyền ở đơn vị khác, họ thường trả giá cao hơn giá thị trường. Nếu ước tính giá này ở mức 30.000 đồng/cổ phiếu thì tổng số tiền mà nhóm ông Thành thu về sau khi rút hết vốn sẽ tương đương 3.900 tỉ đồng. Ông Thành sẽ làm gì với số tiền này?

    Dồn sức vào mía đường

    Sự quan tâm của nhóm ông Thành ở ngành mía đường thể hiện qua các khoản đầu tư mà Thành Thành Công đang mở rộng. Cũng cần nói thêm là cổ phần sở hữu tại các công ty mía đường không chỉ có Thành Thành Công, mà còn có những đại diện khác có liên quan đến gia đình ông Thành. Chẳng hạn tại BHS, được đề cử vào Hội đồng Quản trị ngoài bà Ngọc và con gái là Đặng Huỳnh Ức My, còn có ông Thái Văn Chuyện đến từ SCR và ông Phạm Đình Mạnh Thu từ STB.

    Đây là hình thức sở hữu kiểu “nhóm cổ đông” thường thấy trong các vụ thâu tóm doanh nghiệp. Bởi vậy, khó tính được tỉ lệ sở hữu thực sự của gia đình ông Thành hiện nay tại các công ty mía đường. Nhưng trước mắt, nhóm này đã hiện diện ít nhất ở 4 công ty mía đường niêm yết là SBT, BHS, NHS và Mía đường Nhiệt điện Gia Lai (SEC). Theo báo cáo tài chính của 4 công ty trên, tính đến nay, sở hữu của nhóm ông Thành tại SBT là hơn 65%, BHS hơn 38%, NHS trên 41% và SEC hơn 21%.

    Tuy nhiên, theo thống kê của một chuyên viên phân tích tại một quỹ đầu tư trong nước (không muốn nêu tên), nhóm ông Thành đang nắm cổ phần tại 18/40 công ty mía đường trên cả nước. Trong đó, sở hữu trên 35% là ở 8 công ty.

    Vị này cũng cho biết thêm, thông qua sở hữu cổ phần tại công ty mẹ là Công ty Điện Gia Lai, tỉ lệ sở hữu thực tại SEC của nhóm ông Thành đã lên đến 80%. Đồng thời, sở hữu tại BHS cũng là 70%. Bằng chứng là tại Đại hội cổ đông của BHS, hơn 70% cổ phần đã phủ quyết 2 nội dung được trình và chỉ thông qua theo hướng có lợi cho các thành viên Hội đồng Quản trị mới (4/5 người thuộc nhóm ông Thành). “Họ còn vươn đến những công ty mía đường chưa niêm yết khác như Mía đường La Ngà, Mía đường Quảng Ngãi...”, vị này cho biết.

    Như vậy, trong 6 công ty mía đường niêm yết, nhóm ông Thành chỉ chưa có mặt tại Đường Lam Sơn (LSS) và Đường Kon Tum (KTS). Dựa vào tỉ lệ sở hữu chi phối tại các công ty mía đường, có thể nói họ có ảnh hưởng khá lớn trong tổng sản lượng cung đường cả nước.

    Sản lượng đường sản xuất dự báo trong năm 2012 tại SBT là 95.000 tấn, NHS là 35.000 tấn, BHS 39.000 tấn và SEC 42.500 tấn. Như vậy, tổng cộng, nhóm ông Thành có thể chi phối sản lượng khoảng 211.000 tấn đường. Con số này khá nhỏ so với tổng cung đường (bằng hơn 13% trong khoảng 1,57 triệu tấn đường cung cho năm 2012). “Tuy nhiên, nếu tính trên sản lượng cả những công ty đường chưa niêm yết mà nhóm này sở hữu, tỉ lệ chi phối về sản lượng đã trên 30%”, chuyên viên nói trên tính toán.

    Ông Thành đã có những ngày tháng đứng ở cương vị lãnh đạo trong ngành ngân hàng. Giờ đây ông lại bước tiếp trên một lĩnh vực mới: mía đường. Những quyết tâm mà ông thể hiện tại Đại hội cổ đông của BHS vừa qua cho thấy nhóm của ông sẽ còn đầu tư nhiều vào ngành này. Và tỉ lệ 30% kia chắc chắn sẽ còn tăng lên trong thời gian tới.
    Theo Ngọc Dương

    Các bác chú ý cp ngành mía đường nhé

    @ptkh , @hoatimbanglang , @namson67 , @caominhhuy , @Quang-Trung , @talatoi , @TALATA , @tridunghtvc , @Prince_Dalat , @SINH-TU , @hocchoick2010 , @MAYRUI.COM , @yht267 ,@golgotha , @ndl_70 , ...



  2. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    25.000 tỉ đồng cứu doanh nghiệp





    [​IMG]
    Gói giải pháp “miễn, giảm, giãn thuế” với tổng trị giá khoảng 25.000 tỉ đồng vừa được Bộ Tài chính nghiên cứu đề xuất để cứu doanh nghiệp sau khi đánh giá tình trạng sức khỏe của doanh nghiệp.
    Nguồn tin từ Bộ Tài chính cho biết (DN), bộ đã đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN, trong đó có việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và gia hạn thuế giá trị gia tăng (VAT) ... Giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp
    Cũng theo nguồn tin này, Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% thuế TNDN năm 2012 đối với các DN vừa và nhỏ, DN sử dụng nhiều lao động trong lĩnh vực nông lâm, thủy sản, da giày, dệt may... Đồng thời cũng nên gia hạn thuế VAT tháng 4, 5 và 6 trong sáu tháng đối các DN vừa và nhỏ, DN sử dụng nhiều lao động.
    Theo đó, DN vẫn kê khai nhưng đến tháng 10 mới phải nộp thuế VAT của tháng 4-2012. Tương tự, thuế tháng 5 và tháng 6 sẽ nộp vào tháng 11 và 12, thay vì nộp ngay tháng sau. Ước tính tiền thuế gia hạn khoảng 4.000 tỉ đồng/tháng, giúp DN có thêm vốn để sản xuất kinh doanh mà không phải trả lãi suất.
    Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đề xuất giảm 50% tiền thuê đất đối với các DN kinh doanh lĩnh vực du lịch, dịch vụ, thương mại. Gia hạn thuế TNDN tối đa hai tháng cho các DN khó khăn về tài chính. Đối với hộ kinh doanh nhà trọ khu công nghiệp thì được miễn thuế VAT.
    Theo tính toán của Bộ Tài chính, nếu thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên, nguồn thu ngân sách có thể bị ảnh hưởng khoảng 25.000 tỉ đồng. Cụ thể, tổng số thuế miễn, giảm khoảng 14.000-16.000 tỉ đồng, trong đó thuế TNDN là 4.000 tỉ đồng, tiền thuê đất hơn 10.000 tỉ đồng, thuế đối với hộ cho thuê nhà trọ ở các khu công nghiệp từ 6-10 tỉ đồng; gia hạn thuế VAT từ 12.000-14.000 tỉ đồng, trong đó thuế VAT đối với các DN vừa và nhỏ, DN sử dụng nhiều lao động khoảng 12.000 tỉ đồng...
    Theo ông Ngô Hữu Lợi - vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính), muốn giải quyết bài toán hàng tồn kho, vực dậy hoạt động sản xuất kinh doanh của DN hiện nay thì không thể không áp dụng đồng loạt các chính sách miễn, giảm, giãn thuế. “Đầu vào của DN này là đầu ra của DN khác, nếu ngành này bị tắc thì kéo theo một loạt DN cũng bị ảnh hưởng. Do đó, việc sớm đưa ra các giải pháp đồng bộ để hỗ trợ DN là hết sức cần thiết...” - ông Lợi nói.
    [​IMG] Doanh nghiệp đang chờ các giải pháp hỗ trợ của Chính phủ để vượt qua khó khăn hiện nay - Ảnh: ĐÌNH DÂN Nên miễn, giảm thuế VAT
    Theo ông Phạm Văn Huyến - nguyên phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, để cứu DN trước hết phải giúp DN giải phóng hàng tồn kho, trong đó việc giảm thuế VAT phải được ưu tiên hàng đầu. Giảm thuế VAT về lý thuyết thì DN không có lợi gì. Nhưng về kinh tế thị trường, giá bán + 10% thuế VAT cao quá, người tiêu dùng không chấp nhận. Nếu giảm thuế VAT, người tiêu dùng được hưởng lợi do giá mua thấp hơn, DN bán được hàng và Nhà nước cũng có nguồn thu.
    Ông Huyến nêu ví dụ giá một tivi là 3 triệu đồng +10% thuế VAT, người mua sẽ phải trả là 3,3 triệu đồng. Giả sử thuế VAT chỉ là 5% thay vì 10% thì người tiêu dùng sẽ lựa chọn mua sản phẩm. Như thế DN sẽ bán được hàng, có doanh thu sẽ có lợi nhuận. Trong lúc thị trường đang có những diễn biến bất thường, nhất là với sức mua ì ạch như hiện nay thì cần có chính sách khuyến khích tiêu dùng cho người dân.
    Ông Huyến cho rằng theo thẩm quyền thì Chính phủ chỉ gia hạn thuế VAT. Tuy nhiên, với tình hình diễn biến kinh tế của năm nay, Chính phủ nên đề xuất Quốc hội cho miễn, giảm thuế VAT... “Nếu lo ngại việc miễn giảm thuế VAT sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách, vì thuế VAT đóng góp khoảng 20% tổng thu từ thuế mỗi năm thì cơ quan thuế cần nghiên cứu, đánh giá và đề xuất cụ thể mặt hàng nào sẽ được miễn hoặc giảm để cứu DN” - ông Huyến đề xuất.
    Ngoài ra, ông Huyến cho rằng Chính phủ cũng nên cân nhắc việc miễn thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền công tiền lương. Theo ông Huyến, người làm công ăn lương hiện đang gặp nhiều khó khăn, do hàng loạt mặt hàng thiết yếu tăng giá “ăn theo” sau khi xăng dầu tăng tới hơn 2.000 đồng/ lít vừa qua. Do vậy, trong khi Quốc hội chưa kịp sửa Luật thuế thu nhập cá nhân, việc miễn thuế thu nhập cá nhân sẽ tác động rất tích cực đến tâm lý người nộp thuế cũng như toàn xã hội.
    Bà Nguyễn Thị Cúc, chủ tịch Hội Tư vấn thuế VN, cho rằng đầu vào của DN gồm rất nhiều thứ như điện, xăng dầu, các chi phí dịch vụ khác chứ không chỉ là vốn. Đến thời điểm này DN đã kiệt quệ rồi. Do vậy, mỗi chính sách không thể giải quyết rốt ráo được vấn đề, cần áp dụng nhiều chính sách để cùng hỗ trợ DN, hỗ trợ thị trường, kích cầu tiêu dùng để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
    Theo Le Thanh
    Tuoi tre

    Tin hay đây các bác :
    @ptkh , @hoatimbanglang , @talatoi , , @namson67 , @thangbomnhat , @caominhhuy , @yht267 , @MAYRUI.COM , @yht267 , @hocchoick2010 , @F999 , @Shapphire5 , @ndl_70 , @vietsopetro , @Prince_Dalat , @Hoanghontim2011 , @ndl_700 ,@TALATA , @Golgotha , @solomong , @TALATA , @Quang-Trung , @gatrong_67.... @tranthuylinh82..

  3. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67




    Đọc sách 16.3.2012

    Hoang mang chênh lệch số liệu sau kiểm toán
    [​IMG] Một điều đáng lo ngại là tình trạng chênh lệch báo cáo tài chính trước và sau kiểm toán đang khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại về chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp.

    Dòng sự kiện các DN lệch kết quả kiểm toán

    Trên Sở GDCK tp. Hồ Chí Minh mới có hơn 60 doanh nghiệp nộp Báo cáo kiểm toán và trên HNX cũng chỉ mới gần 40 DN đã công bố thông tin.

    TTCK thời gian gần đây đã có chút khởi sắc, nhà đầu tư bắt đầu có chút niềm tin vào thị trường. Tuy nhiên, một lo ngại lại dấy lên là tình trạng chênh lệch báo cáo tài chính trước và sau kiểm toán.
    Nhiều doanh nghiệp lãi tăng mạnh sau kiểm toán
    Điển hình lớn nhất có LNST tăng mạnh sau kiểm toán là TBC lãi gấp 2,73 lần trước kiểm toán. Nguyên nhân lãi có thể do công ty hạch toán lại doanh thu, lợi nhuận theo đơn giá điện mới mà EVN thông qua. Sự kiện này phát sinh sau kỳ BCTC nên ngoài chủ ý của công ty.
    LNST sau kiểm toán năm 2011 tăng 86,25%, đạt 1,63 tỷ đồng là kết quả kinh doanh của CIG. Nguyên nhân chính làm LNST của CIG tăng khủng chủ yếu nhờ giá vốn hàng bán giảm kéo theo sự tăng mạnh LNST.
    DHC có LN ròng sau kiểm toán tăng 158%; TLH tăng 12,33%; SFN tăng 10,33% so với trước kiểm toán là những trường hợp hiếm hoi trong mùa BCTC.
    Hàng loạt doanh nghiệp báo lãi giảm mạnh
    Hiện tượng lãi sau kiểm toán giảm mạnh so với trước kiểm toán là hiện tượng thường gặp nhất của mùa kiểm toán. Rất nhiều doanh nghiệp có chênh lệch nhưng ở mức thấp so với LN trước kiểm toán. Khá nhiều doanh nghiệp khiến cổ đông bất an khi lệch trên 10%.
    Việc VIS phải "cõng" thêm 111 tỷ đồng dự phòng khiến LN sau kiểm toán rơi từ 110 tỷ xuống 27,2 tỷ đồng khiến không ít cổ đông bức xúc. Dù sau thông tin này, công ty đã vội vàng có lời trần tình với cổ đông nguyên nhân chênh lệch nhưng việc HĐQT không nắm được Luyện thép Sông Đà-đơn vị mà VIS nắm hơn 49% vốn, bị lỗ nặng, để đến nỗi không lập dự phòng khi làm BCTC là điều khó chấp nhận.
    Con số giảm 46,27 tỷ đồng so với trước kiểm toán của DPR không quá lớn khi xét trong bối cảnh LNST của doanh nghiệp này đạt hơn 800 tỷ đồng. Tuy nhiên, mức chênh lệch này không hề nhỏ so với nhiều doanh nghiệp khác và khoản chênh lệch đến từ nhiều vấn đề từ doanh thu, giá vốn đến chi phí…khiến nhà đầu tư khá hoang mang với số liệu trước và sau kiểm toán.
    Ngoài VIS, DPR, LNST sau kiểm toán của HU3 giảm 10,46%, TH1 tuy có doanh thu tài chính tăng gần gấp đôi nhưng LNST vẫn giảm 42,25%; CII sau kiểm toán hoạt động liên doanh liên kết lãi thành lỗ; SRC giảm 20,35% so với trước đó…
    Đến những ý kiến ngoại trừ của kiểm toán
    Tuy con số lợi nhuận của CNG không đổi so với trước kiểm toán, phần ý kiến của kiểm toán viên đáng quan tâm là Ban giám đốc công ty đã thay đổi tỷ lệ khấu hao tài sản cố định hữu hình từ 1/1/2011. Việc thay đổi tỷ lệ khấu hao đã ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2011. Nếu tỷ lệ khấu hao trước đây tiếp tục được sử dụng, chi phí khấu hao trong năm 2011 sẽ giảm 30,86 tỷ đồng. Theo đó, lợi nhuận trong năm 2011 sẽ tăng lên với số tiền tương ứng.
    PHR bị kiểm toán lưu ý khoản giá trị lợi thế kinh doanh 103,35 tỷ đồng; VLF bị nhắc khoản 31,35 tỷ đồng thuế TNDN treo lơ lửng từ năm 2007-2008; TCT bị kiểm toán ngoại trừ khoản dự phòng đầu tư vào Nước khoáng Ninh Điền; PDC bị kiểm toán lưu ý 44,52 tỷ đồng nợ khó đòi, nợ ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn.
    T.Hương

    Theo TTVN

  4. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    PHR
    Công ty cổ phần Cao Su Phước Hòa (HOSE)


    Giá hiện tại: PHR [​IMG] 34.6 -1.8(-4.95%) [​IMG] [​IMG] Hồ sơ công ty [​IMG] Tra cứu GDCĐ lớn & CĐ nội bộ
    [​IMG]
    Đơn vị KL: 10,000 CP
    Đơn vị giá: 1,000 VND


    Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng
    Thông tin tài chính


    PHR: Kiểm toán lưu ý khoản giá trị lợi thế kinh doanh 103,35 tỷ đồng
    [​IMG] Nếu thực hiện phân bổ theo quy định thì thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của công ty ước tính tăng thêm khoảng 23,64 tỷ đồng.

    Công ty cổ phần cao su Phước Hòa (PHR) thông báo dự thảo tài liệu báo cáo Đại hội cổ đông thường niên năm 2012. Đáng chú ý là tại phần báo cáo kết quả kinh doanh, đơn vị kiểm toán có lưu ý nhiều vấn đề.
    PHR chưa xem xét đến việc loại trừ ra khỏi chi phí hợp lý khoản chi phí là giá trị lợi thế kinh doanh phát sinh khi định giá giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa theo phương pháp tài sản với tổng số tiền 103,35 tỷ đồng (giá trị lợi thế kinh doanh đã được công ty hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2008, 2009 và 2010) theo quy định tại công văn của Bộ tài chính ngày 29/1/2011 về việc phân bổ lợi thế kinh doanh do đang đợi văn bản hướng dẫn của Cục thuế Tỉnh Bình Dương. Nếu thực hiện theo quy định thì thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của công ty ước tính tăng thêm khoảng 23,64 tỷ đồng.
    Hải An

    Theo TTVN/PHR

  5. 4_mua

    4_mua Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/01/2011
    Đã được thích:
    0
    Nhà này có 1 đại gia cao su là pak @ndl_70 có đồn điền cao su bạt ngàn ở Bình Dương đang kỳ thu hoạch..
    Hôm nào off, chỉ cần pak Linh bỏ ra vài chục ký mủ cao su là cả nhà nhậu thoải mái..

    [r2)][r2)][r2)]
  6. 4_mua

    4_mua Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/01/2011
    Đã được thích:
    0
  7. 4_mua

    4_mua Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/01/2011
    Đã được thích:
    0
    Tái cấu trúc: Bao giờ thì xong?




    [​IMG]
    Nền kinh tế sẽ cần bao nhiêu vốn và thời gian bao lâu để có thể đạt được các mục tiêu đã đề ra? Chỉ khi có câu trả lời thì những vấn đề cơ bản khác mới có lời giải.
    Sáng nay (ngày 3/5/2012) Viện Kinh tế Việt Nam đã tổ chức Hội thảo Tái cấu trúc đầu tư công và Tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước.
    Theo tiến sĩ Trần Đình Thiên – Viện Kinh tế Việt Nam, những năm qua – cụ thể là từ khi Việt Nam gia nhập WTO (năm 2007) đến nay cho thấy tình trạng “không giống ai” trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
    Cụ thể, cơ hội phát triển nhiều, tiềm năng phát triển lớn, tốc độ tăng trưởng khá cao được duy trì khá bền vững, song nền kinh tế càng phát triển càng bị mất cân đối lớn, rơi vào tình trạng lạm phát cao và bất ổn vĩ mô kéo dài. Kéo theo đó là sự suy giảm lòng tin ngày càng nặng.
    Sự tái diễn lạm phát qua từng năm và sự xói mòn lòng tin thị trường trong thời gian qua không chỉ cho thấy tình trạng có vấn đề nghiêm trọng của mô hình tăng tẳng và cơ cấu bên trong của nền kinh tế. Nó còn bộc lộ những yếu kém trong cách thức hành động để ổn định hóa tình hình, khôi phục trên cơ sở tăng trưởng bền vững
    Tiến sĩ Thiên cho rằng, thực tiễn cho thấy tại thời điểm hiện tại, quản trị vĩ mô không thể hành động theo cách “cứ tập trung lo giải cho xong những bất ổn ngắn hạn, sau đó bắt tay vào tái cấu trúc”. Ngược lại, phải đặt việc giải quyết các vấn đề ngắn hạn, dù rất nóng bỏng trên nền tảng giải quyết các vấn đề dài hạn (tái cấu trúc). Điều này cho thấy việc làm rõ các vấn đề cấu trúc bên trong của nền có ý nghĩa quyết định; cấu trúc nền kinh tế cần phải được “đại phẫu” để phát hiện thực chất căn bệnh và căng nguyên của tìn hình.
    Cần bao nhiêu vốn cho cách thức tăng trưởng đầy tham vọng?
    Tiến sĩ Thiên dẫn đề: Thử nhìn lại – dù chỉ một cách ‘phiến diện’ bức chân dung hiện tại của nền kinh tế Việt Nam để có sự hình dung sơ bộ về thực trạng cơ cấu của nó. Hiện nay, nền kinh tế nước ta mới đạt quy mô GDP 130 tỷ USD và để sản xuất ra 130 tỷ USD đó, nền kinh tế gồm có: hơn 100 ngân hàng và chi nhánh nước ngoài đang hoạt động, bình quân mỗi một ngân hàng phục vụ cho việc tạo ra hơn 1 tỷ USD GDP, ngoài ra còn có hàng trăm các công ty chứng khoán, công ty tài chính; 100 cảng biển và mỗi cảng biển cũng chỉ phục vụ cho việc sản xuất ra khoảng 1 tỷ USD; 18 khu kinh tế ven biển, gần 30 khu kinh tế cửa khẩu, hơn 280 khu công nghiệp và hơn 650 cụm công nghiệp… theo bất cứ chuẩn mực nào thì sự phân bố công nghiệp như vậy đều cho thấy sự dàn trải, phân tán và lãng phí nguồn lực; Trong vòng 10 năm Việt Nam có thêm 233 trường cao đẳng, đại học, tính trung bình mỗi tháng cả nước có thêm 2 trường từ đó thấy sự dễ dãi trong việc xây dựng một cấu trúc phát thuộc đẳng cấp cao nhất.
    Từ cách thức tăng trưởng đầy tham vọng này các diễn giả tham dự hội thảo đặt câu hỏi: Việt Nam phải cần có bao nhiêu vốn ỏ ra trong quãng thời gian dự kiến để đạt được các mục tiêu dự định mà vẫn đảm bảo được tính hiệu quả? Sự dàn trải đầu tư quá rộng và mỏng trong khi năng lực quản trị có hạn và trong bối cảnh một nền kinh tế chuyển đổi – hội nhập quốc tế nhanh thì hậu quả sẽ là gì?
    Khi trả lời được các câu hỏi đó, tự khắc cũng sẽ hiện ra được cau trả lời cho những câu hỏi cơ bản khác như: Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, ai là người sản xuất ra GDP và sản xuất ra bao nhiêu? Các câu hỏi đó cũng tương đương với các câu hỏi đang đặt ra rất gay gắt: nền kinh tế, ngân sách Nhà nước, các tỉnh đang nuôi các khu kinh tế, khu công nghiệp hay ngược lại.
    Chấm dứt việc “khoán trắng đầu tư công”
    Tiến sĩ Võ Đại Lược – Viện Kinh tế và Chính trị thế giới cho rằng, dẫn đến việc đầu tư dàn trải kém hiệu quả chính là sự quá dễ dãi trong việc phân cấp và quản lý đầu tư công. Chính vì thế cần đổi mới việc quản lý các vùng kinh tế.
    Tiến sĩ Lược dẫn chứng, Luật đầu tư ngân sách năm 2004 quy định việc phân bổ vốn đầu tư giao chủ yếu cho các ngành và các địa phương, tạo chủ động cho các đơn vị. Các dự án đầu tư được phân ra 4 nhóm: Dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định, Còn các nhóm A từ 200 tỷ đồng trở lên, Nhóm B từ 30 tỷ đồng đến 600 tỷ đồng, Nhóm C từ 30 tỷ đồng trờ xuống đều được phân chia cho các ngành và địa phương tự xét duyệt.
    Nghị định trên hầu như đã giao quyền cho các ngành và địa phương thẩm định và những quyết định đầu tư, gần như là “khoán trắng” cho các cơ quan trung ương dường như giám sát, kiểm tra chiếu lệ mang tính chất hình thức, không có chế tài kỷ luật nghiêm ngặt. Do vậy việc quản lý điều chỉnh vĩ mô trong đầu tư công đang bị buông lỏng – Tiến sĩ Lược nói.
    “Phải thực hiện quy hoạch vùng phát triển trước, từ quy hoạch vùng mà tính tới quy hoạch phát triển của các tỉnh chứ không phải ngược lại như hiện nay” – tiến sĩ Lược nhấn mạnh.
    Bên cạnh đó, tiến sĩ Lược cho rằng, tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước không chỉ theo hướng tiết kiệm chi tiêu, không kinh doanh các lĩnh vực ngoài ngành được giao…; mà quan trọng hơn là phải giảm tỷ trọng của khu vực doanh nghiệp Nhà nước từ 28% GDP hiện nay xuống còn khoảng 15% GDP và thực hiện quản trị doanh nghiệp theo chế độ quản lý xí nghiệp hiện đại của OECD. Thủ tướng không nên trực tiếp chỉ đọa các tập đoàn kinh tế mà nên giao các bộ ngành quản lý.
    Đặc biệt, Chính phủ nên sớm ban hành Luật Đầu tư công theo hướng hiện đại và thông lệ quốc tế. Đồng thời, sử đổi các Luật liên quan đến đầu tư công như Luật đấu thầu, Luật xây dựng, Luật ngân sách, Luật đất đai, Luật phòng chống tham nhũng… theo tinh thần của Luật Đầu tư công sẽ được soạn thảo.
    Ông Vũ Tuấn Anh – Viện Kinh tế Việt Nam bổ sung thêm ý kiến, một trong những thách thức lớn nhất đối với Việt Nam hiện nay lại chính là các bất cập về năng lực quản lý của bộ máy, vốn là mối đe dọa nghiêm trọng đến hiệu quả đầu tư và tăng trưởng trong tương lai. Vì vậy, đồng thời với trao quyền, cần có chương trình và giải pháp để nhanh chóng nâng cao năng lực cho các cơ quan này.
    Khánh Linh – Cao Sơn

    Theo TTVN
  8. 4_mua

    4_mua Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/01/2011
    Đã được thích:
    0
  9. hoanglansv

    hoanglansv Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2012
    Đã được thích:
    288
    Cảm ơn bác chủ píc vì lời chúc may mắn của bác. [r2)]
    Có lẽ em cũng gặp may rồi bác ạ. Hôm qua em bán SSI sau đó ứng tiền mua ngay PHH giá 6.0 qua tư vấn của người quen. Hôm nay PHH cuối phiên trần, làm em vui lắm.
    Chúc bác chủ topic luôn gặp may mắn. [};-
    Em đang dần hòa nhập vào f319. Thấy đây cũng là môi trường thú vị các bác ạ. :-bd
  10. 4_mua

    4_mua Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/01/2011
    Đã được thích:
    0

    Định hái hoa tím bằng lăng...
    Ko ngờ ong đốt mặt nhăn như gì...
    Tối nằm Sinh Tử thầm thì...
    Tím ơi nhức quá, phải chi có nàng...
    Nằm bên nàng sẽ dịu dàng...
    Vuốt ve Sinh Tử cho chàng bớt đau...

    :D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D

Chia sẻ trang này