Làm giàu từ chứng khóan - những thông tin bổ ích !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi tridunghtvc, 30/03/2012.

4072 người đang online, trong đó có 328 thành viên. 07:38 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 30405 lượt đọc và 999 bài trả lời
  1. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Nhớ em Tím iu quá !!!! [​IMG][​IMG] [​IMG][​IMG] [​IMG][​IMG] [​IMG][​IMG] [​IMG][​IMG]
    Bác Quang-Trung lại bị lock roài !!!:-??:-??:-??:-??:-??
  2. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Đầu phiên hôm nay nếu còn hiện tượng đè giá thì nên mạnh dạn giải ngân !!!:-??:-??:-??
  3. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    VNS: Muốn thâu tóm để tái cấu trúc các doanh nghiệp taxi tại địa bàn Tp. HCM





    [​IMG]
    Việc thu phí lưu hành xe taxi có thể sẽ tạo nên sự xác lập lại thị trường một cách mạnh mẽ nhất. VNS đã chuẩn bị tài chính sẵn sàng đóng phí lưu hành xe – ước khoảng hơn 84 tỷ đồng/năm.
    Sáng ngày 27/04/2012 Đại hội cổ đông thường niên năm 2012 của CTCP Ánh Dương Việt Nam – Vinasun (MCK: VNS) đã tiến hành thành công. Theo đó, các nội dung trình tại Đại hội được Đại hội đồng cổ đông thống nhất thông qua.

    Từ quy định thu phí, thuế của Nhà nước

    Trả lời các vấn đề liên quan đến các loại phí theo quy định hiện hành và tới đây của Nhà nước, VNS khẳng định: HĐQT và Ban điều hành xem xét cẩn thận, đánh giá các loại phí này sẽ làm gia tăng chi phí đầu vào của công ty.

    Nhưng xét về mặt kinh doanh thì đây là cơ hội của VNS, ngay cả việc phải đóng phí lưu hành xe (20 triệu đồng/xe, VNS phải đóng hơn 84 tỷ đồng/năm). Bởi, VNS đã chuẩn bị tài chính để đóng phí lưu hành, “chúng tôi chấp nhận đóng số tiền này vì lúc đó chỉ có xe VNS chạy. Đây chính là cơ hội” – Đai diện VNS chia sẻ.

    Rõ ràng, việc thu phí lưu hành xe sẽ hạn chế cá nhân mua sắm ô tô, qua đó nhu cầu sử dụng các phương tiện công cộng như taxi sẽ tăng lên.

    “Tuy nhiên, đối với phần còn lại của thị trường taxi, đặc biệt là các hãng taxi nhỏ, hãng xe sử dụng thương quyền dự báo sẽ gặp khó khăn. Việc thu phí lưu hành xe taxi có thể sẽ tạo nên sự xác lập lại thị trường một cách mạnh mẽ nhất” – đại diện VNS nhận định.

    Đến sự chia sẻ của cổ đông

    Đại hội đồng cổ đông thống nhất thông qua cổ tức thực hiện năm 2011 là 15%/mệnh giá, trong đó VNS đã chia 8%/mệnh giá bằng tiền, còn lại 7%/mệnh giá sẽ thực hiện sau Đại hội cổ đông. Tuy nhiên, để đến được thống nhất về mức cổ tức 15% bằng tiền là điều không dễ dàng khi tinh thần tôn trọng cổ đông nhỏ như cổ đông lớn khá cao ở Đại hội này.

    Các ý kiến của cổ đông bao gồm tổ chức và cá nhân nhỏ lẻ cho rằng: EPS năm 2011 của VNS đạt hơn 4.000 đồng, nhưng cổ tức thực hiện năm 2011 chỉ 15%/mệnh giá bằng tiền là khá thấp và HĐQT nên xem xét chia cổ tức bằng tiền và CP; hoặc chia cổ tức 15% bằng tiền và 20% bằng CP nhằm tăng thanh khoản để tăng tính thanh khoản của CP.

    Đại diện VNS cho biết, VNS còn 330 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần đủ khả năng để chia thưởng 1:1, cổ tức có thể thực hiện được mức 25%/mệnh giá nhưng vì sự phát triển của công ty - thống lĩnh và độc quyền trong thị trường này, công ty cần có sự chia sẻ của cổ đông, CBCNV để đảm bảo nguồn lực tài chính cho sự phát triển. Năm 2013, VNS sẵn sàng để chia thưởng cổ phiếu từ nguồn thặng dư vốn.

    Kế hoạch kinh doanh năm 2012 đã tính đến phí bảo trì đường bộ. Năm 2012, VNS chỉ đầu tư thêm tối thiểu 250 xe thấp hơn các năm trước, nhưng VNS sẽ tiếp tục đầu tư xe khi lãi vay ngân hàng xuống thấp 15%/năm.

    Một số chỉ tiêu kinh doanh năm 2012:

    Chỉ tiêu
    Năm 2011
    Kế hoạch 2012
    % tăng/giảm so với năm trước

    Tổng doanh thu
    2.343,8 tỷ đồng
    2.620,8 tỷ đồng
    +11,8%

    - Hoạt động Taxi
    2.253,7 tỷ đồng
    2.567,8 tỷ đồng
    +13,9%

    - Du lịch
    20,6 tỷ đồng
    22 tỷ đồng
    + 6,8%

    - Thu khác
    69,5 tỷ đồng
    31 tỷ đồng
    - 55,4%

    Lợi nhuận trước thuế
    178 tỷ đồng
    165,2 tỷ đồng
    - 7,2%

    Lợi nhuận sau thuế
    132,9 tỷ đồng
    123,9 tỷ đồng
    - 6,9%

    Cổ tức
    15% bằng tiền
    Tối thiếu 15% bằng tiền


    Lợi nhuận cho việc khai thác trung tâm thương mại Tản Đà được tính từ tháng 2/2012. Giá cước bình quân 16.500 đồng/km.

    "Năm 2012 VNS xác định là năm trụ cho năm 2013 phát triển vững vàng. Năm 2012, VNS sẽ "thu tóm", sáp nhập doanh nghiệp, tái cấu trúc doanh nghiệp taxi tại địa bàn Tp. Hồ Chí Minh." - Chủ tịch VNS chia sẻ thêm.

    Đảm bảo cân đối dòng tiền

    Được biết các doanh nghiệp kinh doanh xe vận tải được phép khấu hao xe từ 6 – 10 năm, từ năm 2009, VNS quyết định tăng thời gian khấu hao từ 6 năm lên 8 năm với mong muốn việc tái đầu tư, cân đối dòng tiền và khấu hao để trả nợ ngân hàng được đảm bảo. Hiện cơ cấu này ở VNS luôn được đảm bảo.

    Chi phí đầu tư xe Inova G khoảng 800 triệu đồng bao gồm chi phí mua xe là 35.000 USD tương đương khoảng 700 triệu đồng/chiếc, và thuế trước bạ 15%. Ngân hàng tài trợ từ 65% - 70% giá trị xe. Từ năm 2009 – nay VNS đã đầu tư được 1.867 xe Inova G trong tổng 4.210 xe.

    Nếu VNS tăng khấu hao lên 10 năm, việc tái đầu tư xe sẽ có vấn đề trong cân đối dòng tiền, chắc chắn VNS phải sử dụng lợi nhuận giữ lại để trả nợ cho ngân hàng. Tăng thời gian khấu hao sẽ làm tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp mà công ty phải trả do chi phí khấu hao bị giảm.

    Đại hội đã thống nhất thông qua nhiệm kỳ mới 2012 – 2017 số thành viên HĐQT mới là 7 thành viên, Ban kiểm soát là 3 thành viên.

    Q. Nguyễn

    Theo TTVN
  4. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    “Canh bạc” nhà ở thu nhập thấp của Trung Quốc





    [​IMG]
    Một khu dự án nhà ở xã hội tại Trùng Khánh, Trung Quốc.

    Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế suy giảm và thị trường bất động sản xuống dốc, Trung Quốc đang tìm cách dựa vào các dự án bất động sản giá rẻ để hỗ trợ nền kinh tế.
    Ở Bắc Kinh, một nhà máy vật liệu xây dựng có tên Beijing Star Brand Building Materials West Factory vừa bị phá hủy, nhường chỗ cho dự án nhà ở xã hội Taiheiyuan. Khi hoàn thành, dự án này sẽ có các cửa hiệu thực phẩm, nhà hàng và 2.400 căn hộ dành cho công nhân và dân cư có thu nhập thấp.

    Theo tờ Business Week, dự án Taiheiyuan chỉ là một phần nhỏ trong nỗ lực lớn của Trung Quốc nhằm xây các dự án nhà có trợ cấp cho người nghèo ở khu vực đô thị của nước này. Trung Quốc dự kiến sẽ xây dựng tổng cộng 5 triệu căn hộ giá rẻ trong năm nay, và đặt mục tiêu sẽ tăng con số này lên 36 triệu căn vào năm 2015.

    “Chúng tôi sẽ hành động nhanh chóng để cải thiện hệ thống phục vụ cho việc xây dựng, phân bổ và quản lý nhà ở thu nhập thấp”, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tuyên bố trong một bài phát biểu hồi đầu tháng 3.Tuy nhiên, phóng viên của tờ Business Week cho rằng, tham vọng của Bắc Kinh có thể vấp phải sự phản đối của các địa phương vì các tỉnh thành muốn dùng tiền để đầu tư vào những lĩnh vực sinh lợi nhiều hơn thay vì rót vào các dự án nhà giá rẻ.

    Đối với Trung Quốc, nhà ở xã hội không chỉ đồng nghĩa với việc tạo cơ hội cho người thu nhập thấp có nhà. Các dự án này còn nhằm mục đích tăng cường nhu cầu đối với các mặt hàng thép, xi măng, đồng và nhôm trong bối cảnh giá các mặt hàng này sụt thê thảm do hoạt động xây dựng giảm tốc.

    Chuyên gia kinh tế Tao Wang thuộc công ty UBS Securities ở Hồng Kông dự báo, tổng diện tích mặt sàn nhà ở xã hội của Trung Quốc năm nay sẽ tăng 30-40%. “Chính phủ Trung Quốc đang cố gắng hạ nhiệt giá bất động sản, họ không hề muốn nền kinh tế hạ cánh cứng. Nhà ở xã hội có thể giúp hỗ trợ tăng trưởng nói chung”, bà Wang nhận xét. Năm ngoái, Phó thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã đưa ra nhận định rằng, việc xây dựng các dự án nhà thu nhập thấp sẽ có tác dụng như một “liều thuốc giảm đau” đối với thị trường nhà ở nói chung.

    Sự kết hợp giữa lãi suất thấp, thị trường chứng khoán ảm đạm và những quy định kiểm soát ngặt nghèo việc đầu tư ra nước ngoài khiến thị trường bất động sản Trung Quốc trở thành nơi đón nhận những khoản vốn khổng lồ từ người dân nước này.

    Ông Nicholas Lardy, chuyên gia cao cấp thuộc Viện Kinh tế quốc tế Peterson ở Washington cho rằng, đầu tư tài sản cố định ở Trung Quốc, trong đó phần nhiều là bất động sản, đã tăng hơn 40% mỗi năm trong vòng 8 năm qua. Cũng theo ông Lardy, trong năm 2011, bất động sản đóng góp khoảng 9% GDP của Trung Quốc, cao hơn nhiều so với mức đỉnh 6% từng đạt được ở Mỹ.

    “Bất động sản là một đầu tàu tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc. Nếu muốn tạo ra bong bóng thì chỉ cần làm đúng theo những gì Trung Quốc đã làm”, ông Lardy nói.

    Bắt đầu từ tháng 9 năm ngoái, thị trường nhà đất Trung Quốc bắt đầu giảm tốc. Trong quý 1 năm nay, doanh số bán nhà đã giảm 18% so với cùng kỳ năm trước. Tháng 3 vừa qua, một nửa trong số 70 đô thị hàng đầu của Trung Quốc chứng kiến giá nhà giảm. Riêng tại Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến, giá nhà đã giảm 6 tháng liên tục.

    “Những lo ngại về kinh tế Trung Quốc tập trung gần hết ở lĩnh vực bất động sản. Mối rủi ro lớn nhất trong ngắn hạn đối với tăng trưởng kinh tế nước này là hoạt động xây dựng rơi vào đình trệ”, ông Mark Williams, chuyên gia kinh tế châu Á thuộc công ty Capital Economics ở London, nhận xét.

    Nhưng các dự án nhà ở xã hội có thể sẽ không hoàn thành được sứ mệnh giải cứu thị trường như mong đợi của Bắc Kinh. Chương trình nhà ở xã hội tham vọng nhất ở Trung Quốc tính tới thời điểm này nằm dưới sự chỉ huy của ông Bạc Hy Lai, nhưng ông này mới đây đã mất chức Bí thư Trùng Khánh và đang bị điều tra.

    Dưới thời Bạc Hy Lai, Trùng Khánh có kế hoạch xây dựng 800.000 căn hộ chung cư với tổng chi phí 100 tỷ Nhân dân tệ, tương đương khoảng 16 tỷ USD. Nhà thầu các dự án này hầu hết đều là các công ty quốc doanh như Chongqing City Construction. Tuy nhiên, sau vụ mất chức của ông Bạc Hy Lai, Bắc Kinh đã bắt đầu rà soát lại nhiều dự án của Trùng Khánh.

    Theo bà Roseale Yao, Giám đốc nghiên cứu của công ty GK Dragonomics ở Bắc Kinh, nhiều dự án nhà ở xã hội đã được xây ở các khu vực xa xôi ở Trùng Khánh với hy vọng sẽ giúp địa phương này duy trì tốc độ tăng trưởng GDP cao, lên tới 16,4% trong năm ngoái. “Một dấu hỏi lớn giờ đang được đặt ra bên cạnh tất cả các dự án này”, bà Yao nói.

    Vấn đề nguồn vốn cho các dự án nhà ở xã hội cũng là một mối lo, với tổng chi phí cho tất cả các dự án như vậy trên khắp Trung Quốc được dự báo sẽ lên tới 5 nghìn tỷ Nhân dân tệ vào năm 2015. Tháng 3 vừa qua, Chính phủ nước này tuyên bố sẽ tăng vốn đầu tư của trung ương cho nhà ở thu nhập thấp thêm 23% lên mức 212 tỷ Nhân dân tệ trong năm nay. Phần lớn chi phí cho các dự án có thể vẫn phải do các chính quyền địa phương phải gánh chịu, trong khi các địa phương lại phụ thuộc nhiều vào nguồn thu từ tiền bán đất.

    Trong thời gian thị trường bất động sản Trung Quốc lên như diều gặp gió, tiền vẫn chảy vào két của các địa phương đều đều. “Các địa phương Trung Quốc đã thu về 3 nghìn tỷ Nhân dân tệ từ tiền bán đất trong năm ngoái”, chuyên gia Wang của UBS ước tính. Bà Wang cho rằng, vốn phân bổ cho các dự án nhà ở xã hội nhỏ hơn nhiều so với số tiền thu về từ bán đất này, nhưng các địa phương vẫn muốn đầu tư vào các lĩnh vực khác hơn để có thể thu về tỷ suất lợi nhuận cao hơn.

    Chưa kể, những lo ngại về tình trạng tham nhũng trong các dự án nhà ở xã hội của Trung Quốc đã gia tăng sau khi báo chí trong nước đưa tin về việc nhiều quan chức trục lợi từ các chương trình nhà ở này. Hãng GK Dragonomics ước tính, khoảng 80% số căn hộ thu nhập thấp ở Trung Quốc thấp rơi vào tay các quan chức và lãnh đạo doanh nghiệp quốc doanh, thay vì đến tay người thu nhập thấp.

    Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cũng đặt ra câu hỏi về việc liệu các khu vực đô thị của Trung Quốc có thực sự đạt được mục tiêu đề ra về nhà ở xã hội. Các nhà chức trách nước này vẫn sử dụng một định nghĩa rất lỏng lẻo về nhà ở xã hội, cho phép các thành phố tính cả các khu nhà xuống cấp được cải tạo, thậm chí là nhà ở cho công nhân của các nhà máy… vào thống kê nhà ở xã hội. Bộ Nhà đất của Trung Quốc đã lên tiếng thừa nhận rằng, 30% số dự án nhà ở xã hội khởi động vào năm ngoái thực ra không phải là dự án mới.

    “Các địa phương có khi chỉ cần dùng một xe ủi đất, lúc vài gầu, rồi tuyên bố đã khởi động dự án 10.000 căn hộ. Sau đó, họ báo cáo lên trung ương là đã hoàn thành mục tiêu”, ông Lardy nhận xét.

    Nhưng ông Lardy cũng cho rằng, những nỗ lực để thực sự đạt mục tiêu về nhà ở xã hội của Trung Quốc có thể sẽ tăng lên khi thị trường bất động sản nước này tiếp tục giảm tốc. “Các dự án nhà ở thu nhập thấp của Trung Quốc cần tăng tốc mạnh mới đủ để bù đắp sự đi xuống của thị trường địa ốc nước này nói chung”, ông Lardy phát biểu.

    Theo An Huy
    Vneconomy






  5. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Suy giảm tổng cầu qua góc nhìn của HSBC





    [​IMG]
    Tăng trưởng thấp hơn mong đợi xuất phát từ sự suy giảm tổng cầu. Bản cập nhật triển vọng thị trường VN của HSBC vừa công bố tập trung ở mối quan hệ đó, trên cơ sở kết quả của KTVM 4 tháng đầu năm.
    Trong gần mười năm trở lại đây, cũng giống các nền kinh tế tương tự trong khu vực, tăng trưởng ở Việt Nam được dẫn dắt bằng tín dụng. Sự tăng trưởng đó đã giúp nền kinh tế tăng trưởng trung bình 7%/năm trong vòng một thập kỷ qua.

    Tăng trưởng, đặc biệt là dưới sự dẫn dắt của tín dụng, thường đi kèm với một vấn đề nhức nhối khác: áp lực lạm phát nóng lên. Theo nhóm nghiên cứu của HSBC, để tránh được cặp đôi tăng trưởng nhanh và lạm phát leo thang, cải tổ cơ cấu là cần thiết để nâng cao hiệu quả đầu tư, từ đó nâng cao năng suất lao động.

    Đối với Việt Nam, điều này đặc biệt quan trọng khi dân số và thu nhập tăng làm cho tổng cầu tăng theo. Nếu không cải tổ theo con đường ấy, Việt Nam sẽ rơi vào vòng xoáy nguy hiểm: phải mở rộng tín dụng để hỗ trợ các doanh nghiệp kém hiệu quả trong bối cảnh áp lực lạm phát ngày một nóng bỏng.

    Năm ngoái, để ứng phó với mức lạm phát cao, Chính phủ đã thực thi các biện pháp thắt chặt tiền tệ để giảm cầu. Tăng trưởng tín dụng giảm từ 27,7% năm 2010 xuống còn 10,9% năm 2011. Trong khi Ngân hàng Nhà nước đảo ngược quá trình thắt chặt vào cuối năm 2011 và sau đó hạ các lãi suất chính sách vào đầu năm 2012, tổng lượng vốn vay đã hạ 1,9% từ đầu năm tới hết tháng 3, cho thấy nhu cầu trong nước thấp hơn nhiều so với mong đợi.

    Sự suy giảm của tổng cầu mang lại hai hiệu ứng tích cực: lạm phát giảm đi đáng kể; cầu nhập khẩu giảm đáng kể, do đó cán cân thương mại và sự ổn định của VND sẽ được cải thiện. Ngay cả xuất khẩu, vốn dĩ rất sôi động, cũng sẽ giảm đi do VND trở nên kém cạnh tranh cũng như cầu ngoài nước đang giảm sút.

    Nhìn tổng thể, xuất khẩu ròng sẽ tăng do nhập khẩu giảm, nhưng nhu cầu tiêu dùng trong nước sẽ rất thấp trong năm 2012. Vì thế, HSBC điều chỉnh dự đoán về tăng trưởng của Việt Nam năm 2012 từ 5,7% xuống 5,1%.

    Trong khi Chính phủ Việt Nam đã thành công trong việc tiết giảm nhu cầu để kiềm chế áp lực lạm phát, việc đó cũng đồng thời hãm đà tăng trưởng nhiều hơn mong đợi. Trong quý đầu năm 2012, tăng trưởng đã giảm xuống mức 4,1%, thấp nhất kể từ tháng 3/2009. Nếu so sánh với quý trước, GDP đã suy giảm mạnh nhất trong vòng một thập kỷ.

    Tăng trưởng chậm của nền kinh tế phản ánh tình trạng tín dụng bị thắt chặt. Không có gì đáng ngạc nhiên khi các doanh nghiệp và ngành sản xuất gặp khó khăn nếu nhìn dư nợ cho vay đã suy giảm thực tế trong năm 2011 và thu hẹp lại trong quý 1/2012. Đặc biệt, bất động sản và xây dựng là hai lĩnh vực suy giảm nhiều nhất, vì lãi suất cho vay cao đã làm sụt giảm nhu cầu về nhà cửa. Trong các ngành khác, hoạt động kinh doanh cũng dần chững lại do những khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn. Trên thực tế, đã có hàng nghìn doanh nghiệp phải đóng cửa hoặc tạm dừng hoạt động do chi phí vốn quá cao.

    Ở một phản ánh khác, mức chênh lệch lớn trong tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu cũng đã nêu bật sự suy giảm mạnh của cầu nội địa. Tính từ đầu năm tới nay, xuất khẩu tăng 22,1% so với cùng kỳ năm ngoái trong khi nhập khẩu chỉ tăng 4,4%. Tăng trưởng xuất khẩu giảm từ 23,0% trong tháng 3 xuống 16,7% trong tháng 4 so với cùng kỳ năm ngoái đã phản ánh những yếu tố cơ bản.

    Trong thời gian tới, HSBC kỳ vọng xuất khẩu sẽ tăng 17,7% trong cả năm, giảm so với mức dự đoán ban đầu là 22,9%. Nhu cầu của các nhà nhập khẩu nước ngoài có lẽ sẽ tăng lên vì Trung Quốc đang dần hồi phục cũng như Mỹ đã có mức tăng trưởng vượt dự báo.

    Tuy nhiên, xét về nguồn cung, khi nhiều doanh nghiệp bị hạn chế trong tiếp cận vốn vì giá vay vốn quá cao, sản xuất hàng hóa sẽ bị ảnh hưởng. Thêm vào đó, xuất khẩu Việt Nam cũng sẽ mất chút ít lợi thế cạnh tranh do VND đang ổn định. Vì vậy, mặc dù vẫn sẽ có tăng trưởng, nhưng tốc độ xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm nay.

    “Chúng tôi tin rằng sự sụt giảm đáng lo lắng nhất không phải là ở xuất khẩu mà là nhập khẩu đang suy giảm đáng kể. Trong khi Việt Nam cần giảm tốc nhập khẩu để kìm hãm thâm hụt thương mại, thì số liệu tăng trưởng nhập khẩu yếu kém cũng cho thấy rằng cầu nội địa đang thấp”, báo cáo của HSBC nêu vấn đề.

    Nguyên do, hầu hết các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam được sử dụng cho sản xuất hơn là tiêu dùng, mức tăng trưởng nhập khẩu thấp cho thấy các doanh nghiệp đang khá thận trọng và ước đoán nhu cầu thị trường sẽ rất thấp trong những tháng tới.

    Thực tế, các nguyên vật liệu nhập khẩu như phân bón, bông, vải sợi, nguyên liệu da giày, thép, ô tô, xe máy, xăng và khí đốt hóa lỏng đã chứng kiến mức sụt giảm mạnh trong vài tháng trở lại đây khi so sánh cùng kỳ năm ngoái.

    Với mức suy giảm trong cầu nhập khẩu, phản ánh cầu tiêu dùng trong nước thấp cũng như môi trường sản xuất khó khăn hơn, HSBC kỳ vọng thâm hụt thương mại sẽ được cải thiện đáng kể và giảm từ 9,8 tỷ USD trong năm 2011 xuống 4,6 tỷ USD trong năm 2012.

    Trong khi giúp cải thiện số liệu về xuất khẩu ròng, việc giảm nhập khẩu phản ánh nhu cầu tiêu dùng cá nhân đã chững lại cũng như đầu tư đang giảm đi. Số liệu GDP thấp hơn mức mong đợi của quý 1 chứng tỏ nhiều ngành, bao gồm cả ngành dịch vụ đang giảm tăng trưởng đáng kể.

    Ngay cả khi mức tăng trưởng nhập khẩu sẽ lên lại vào các tháng tiếp theo khi lãi suất cho vay giảm và có thêm nhiều công cụ nới lỏng được thực thi, mức tăng trưởng này cũng sẽ giảm xuống 14,0% cho cả năm so với dự báo trước đây của chúng tôi là 20,6%.

    Ngay cả bán lẻ vốn là ngành rất sôi động cũng đã trầm lắng, đã rơi xuống vùng tăng trưởng âm trong những tháng gần đây, cho thấy mức tiêu dùng có thể còn tiếp tục giảm trong thời gian tới. Với nhu cầu thấp, HSBC kỳ vọng mức tăng trưởng tiêu dùng cá nhân giảm xuống 4,3% trong năm 2012 thay vì con số ước tính trước đây là 4,8%.

    Vì tăng trưởng đã giảm nhiều hơn mong đợi và lạm phát liên tục dịu xuống, khả năng mà nhóm nghiên cứu tin tưởng là Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ trong những tháng tiếp theo. Đợt giảm lãi suất tiếp theo được dự báo sẽ vào đầu quý 3/2012.

    Chính phủ cũng sẽ cố gắng tạo điều kiện để tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế qua các công cụ hành chính cũng như việc thực thi chính sách tín dụng ưu đãi cho các ngành trọng yếu của nền kinh tế. Trong khi các công cụ này sẽ dần phát huy tác dụng và thúc đẩy tăng trưởng trong những quý tới, những tác động tiêu cực của tình trạng thắt chặt tín dụng đã được phản ánh trong quý đầu năm.

    “Ngay cả khi chính sách tiền tệ tiếp tục được nới lỏng và tăng trưởng sẽ nhanh hơn trong ba quý tiếp theo, chúng tôi vẫn tin rằng nền kinh tế sẽ tăng trưởng chậm lại ở mức 5,1% trong năm 2012 so với mức 5,9% trong năm 2011”, báo cáo của HSBC đưa ra dự báo.
    Theo Nhật Nam
    VnEconomy





  6. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Phân cấp quản lý: “Đừng đổ hết lỗi cho địa phương”





    [​IMG]
    Tình trạng 63 tỉnh thành là 63 “nền kinh tế” đang được xem là một hệ lụy của việc phân cấp quản lý mạnh mẽ cho các địa phương trong thời gian qua.
    Nhưng theo nhiều chuyên gia kinh tế, chính cấp Trung ương phải chịu trách nhiệm trước tiên cho tình trạng này thay vì đổ lỗi cho các tỉnh thành.

    Đầu tháng 4/2012, Quảng Ninh đã chính thức công bố kế hoạch xây dựng sân bay Vân Đồn với diện tích gần 285 ngàn ha, tổng mức đầu tư 5.100 tỷ đồng, công suất có thể đạt 5 triệu lượt khách mỗi năm.

    Việt Nam hiện đã và đang xây dựng và mở rộng 22 sân bay dân dụng trong đó có 8 sân bay quốc tế, nên trước thông tin này, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh đã bày tỏ sự lo ngại.

    Theo ông Doanh, ngoài sân bay, Việt Nam cũng đang xây dựng 20 cảng biển quốc tế, 18 khu kinh tế biển, 30 khu kinh tế cửa khẩu, 260 khu công nghiệp, 650 cụm công nghiệp. Trong thời gian từ 2001 đến 2010 đã quyết định thành lập mới 307 trường đại học, học viện, hiện nay Việt Nam có tổng cộng 409 trường đại học, học viện, trường cao đẳng, bình quân mỗi tỉnh có 6 trường.

    Vẫn theo chuyên gia này, trong khi dư luận thường quy trách nhiệm cho các địa phương về tình trạng phân tán trên, cho rằng “các địa phương được quyền tự chủ rất lớn về quy hoạch phát triển, phân cấp đất, quyền quyết định xây dựng các cơ sở hạ tầng trong tỉnh, tuy là cần có sự đồng ý của cấp trên.

    Tuy nhiên, trên thực tế tất cả các dự án đầu tư kể trên đều được quyết định từ Trung ương chứ không phải do địa phương tự quyết định.

    “Có thể xác định đầu tư công là một sản phẩm của cơ chế xin-cho, trong đó cả hai phía “xin” và “cho” đều có lợi ích chung và lợi ích nhóm, có hiện tượng “đi có, về có, đi không, về không” và cũng có hiện tượng “gửi dự án”. Hệ quả là đầu tư công rất kém hiệu quả, thất thoát lên đến 20-30%”, ông Doanh nói.

    “Rõ ràng sự kém hiệu quả của đầu tư công nằm ở quy hoạch, kế hoạch, quy trình quyết định đầu tư, tức là ở thể chế và bộ máy. Nếu không có thay đổi trong thể chế và bộ máy, rất khó có thể tái cấu trúc đầu tư công”, ông kiến nghị.

    Vẫn chuyện phân cấp, nhưng soi chiếu vào vấn đề cắt giảm đầu tư công, vị chuyên gia này nói rằng cuối năm 2011, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo đã cắt giảm 3.400 tỷ đồng, song trong báo cáo của Chính phủ ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội tháng 4/2012 vừa qua, chi đầu tư công đã tăng 23% và có nhiều ý kiến cho rằng cắt giảm vừa qua chủ yếu là cắt giảm trên giấy.

    Trong khi đó, thông tin chưa chính thức từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay cả nước hiện có 66.000 dự án đầu tư công với nhu cầu vốn khoảng 220.000 tỷ VND, trong số đó khoảng 70% số dự án do các địa phương quản lý và quyết định đầu tư tuy có cần sự chấp thuận của trung ương. Điều đặc biệt đáng lo ngại là quyết định chấp thuận đầu tư thường được dựa trên các yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội và khả năng huy động vốn trong khi các tiêu chuẩn về hiệu quả đầu tư về kinh tế-xã hội chưa được quy định chặt chẽ và chưa có hiệu lực ràng buộc pháp lý.

    Cùng quan điểm này, TS. Võ Đại Lược thuộc Viện Kinh tế và Chính trị thế giới nói rằng từ 2006 đến nay phần lớn dự án đầu tư công đều được phân cấp cho ngành và địa phương, dẫn tới hệ quả là việc quyết định đầu tư công đã tách rời việc bố trí vốn. Hiện nay các ngành và địa phương quyết định về dự án đầu tư, nhưng nguồn vốn đều được ghi là “xin vốn từ ngân sách Trung ương”.

    “Không ít địa phương tận dụng các chuyến công du của lãnh đạo cấp cao tới địa phương để xin dự án - xin vốn. Hệ quả là các dự án do các địa phương quyết định quá nhiều, nhưng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách lại hạn hẹp và bị dàn trải. Không ít dự án bị thiếu vốn, thực hiện cầm chừng, kéo dài thời gian kết thúc, chậm đưa vào sử dụng, do vậy hiệu quả ngày càng bị giảm thiểu”, ông Lược nói.

    Giải pháp cơ bản cho việc đổi mới cơ chế phân cấp và quản lý đầu tư công của Việt Nam cho giai đoạn phát triển trước mắt, vẫn theo ông Lược, là phải xây dựng một cấp quản lý vùng có các quyền quyết định quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Vùng, quyết định quy hoạch và xây dựng các kết cấu hạ tầng của vùng, quy hoạch và xây dựng các đô thị, các khu công nghiệp, các trường đại học trong phạm vi vùng..

    Ông Lê Đăng Doanh cũng dẫn phát biểu trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để nhấn mạnh đến tầm quan trọng của công tác lập quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và 5 năm 2011 – 2015.

    Trong bài phát biểu của mình, Tổng bí thư cũng nhấn mạnh rằng cần “khẩn trương xác định các tiêu chí và thứ tự ưu tiên làm căn cứ để phê duyệt hay từ chối hoặc cắt giảm các dự án đầu tư, nhất là dự án đầu tư công; khắc phục tình trạng phát triển quá nhiều các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khai thác quá mức tài nguyên, khoáng sản mà chưa tính toán đầy đủ khả năng thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư, hiệu quả kinh tế - xã hội và tác động đến môi trường; cũng như tình trạng phê duyệt quá nhiều dự án vượt khả năng nguồn lực hiện có, kế hoạch đầu tư bị cắt khúc ra nhiều năm, dẫn đến đầu tư dàn trải, kéo dài thời gian thi công, nợ xây dựng cơ bản lớn, gây lãng phí, thất thoát, hiệu quả thấp.”

    Theo ông Doanh, có thể coi phát biểu trên là “một bước đúc kết về đầu tư công và cần tổ chức thực hiện theo một lộ trình hợp lý”!
    Theo Anh Minh
    VnEconomy

  7. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    KQKD quý I/2012 của PLC, PGT và PTS

    03-05-2012 16:07:49 ​

    (ĐTCK) 3 công ty họ Petrolimex niêm yết trên sàn HNX vừa công bố kết quả kinh doanh quý I/2012.

    • Cụ thể, CTCP Hóa dầu Petrolimex (PLC) đạt 547,84 tỷ đồng doanh thu thuần, bằng 98,12% so với quý I/2011; lợi nhuận sau thuế đạt 40,78 tỷ đồng, tăng 28,48% so với cùng kỳ năm ngoái.
      CTCP Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex (PGT) đạt doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 6,89 tỷ đồng, bằng 10,66% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế 1,95 tỷ đồng, bằng 55,08% so với cùng kỳ năm ngoái.
      CTCP Vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng (PTS) đạt doanh thu 67,88 tỷ đồng, bằng 83,8% so với cùng kỳ và đạt lợi nhuận sau thuế 1,71 tỷ đồng, bằng 58% so với cùng kỳ năm ngoái.
  8. 4_mua

    4_mua Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/01/2011
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay lại quên em nữa à? :-o

    Chia bánh kiểu này là anh @yht267 được đến 2 miếng, anh Linh được 2 miếng , anh talatoi cũng được đến 2 miếng, còn em hok có miếng nào cả! :-??
    Em hok chịu đâu! ~X
    Em ghét anh Dũng rồi, hổng chơi mí anh nữa đâu!

    :((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((
  9. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Cập nhật ĐHCĐ Masan và kết quả kinh doanh quý 1/2012

    Tuần trước chúng tôi đã tham dự ĐHCĐ của Công ty Hàng tiêu dùng Masan và Tập đoàn Masan. Chúng tôi tin tưởng là công ty sẽ đạt được chỉ tiêu lợi nhuận năm 2012. Hiện Công ty Hàng tiêu dùng Masan đang nỗ lực chuyển mình từ một doanh nghiệp chuyên về thực phẩm sang hoạt động trên nhiều mảng thuộc ngành hàng tiêu dùng hơn. Tăng trưởng trong năm 2012 chủ yếu dựa vào (1) Kokomi, sản phẩm mì nhắm vào thị trường bình dân được tung ra vào cuối năm 2011; (2) tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của Vinacafe nhờ tác động cộng hưởng từ hệ thống kênh phân phối của Công ty Hàng tiêu dùng Masan; và (3) việc tung ra các sản phẩm mới trong năm 2012. Ban lãnh đạo hiện đang đẩy mạnh các nỗ lực nghiên cứu và phát triển, và chúng tôi cho rằng điều này sẽ giúp kích thích tăng trưởng. Chúng tôi giữ nguyên dự báo lợi nhuận cho năm 2012; vui lòng xem Báo cáo cập nhật ngày 13/04/2012 để biết thêm chi tiết. Chúng tôi duy trì giá mục tiêu ở mức 123.000 đồng và sẵn sàng đánh giá lại khi các sản phẩm/ngành hàng kinh doanh mới đi vào hoạt động và mang lại giá trị gia tăng.


    Các sự kiện quan trọng trong năm 2012


    Phát hành Chứng chỉ lưu ký toàn cầu (GDR) niêm yết tại Singapore giá trị tối đa 1,5 tỷ USD. Thời điểm thực hiện chương trình GDR sẽ là trong năm 2012 hoặc 4 tháng đấu năm 2013. Theo như chúng tôi trao đổi với ban lãnh đạo, việc phát hành cũng sẽ phụ thuộc vào tình hình thị trường. Tỷ lệ chuyển đổi giữa GDR và cổ phiếu nguồn sẽ được quyết định khi gần đến ngày chương trình bắt đầu.


    Phát hành thêm tối đa 310 triệu cổ phiếu phổ thông, trong đó (1) tối đa 200 triệu cổ phiếu sẽ được phát hành không thu tiền mặt, dành cho các mục đích bao gồm, nhưng không bị giới hạn bởi, tất toán và cấn trừ công nợ, các khoản vay và thực hiện các cam kết của công ty theo các thỏa thuận hiện tại và (2) tối đa 110 triệu cổ phiếu sẽ được phát hành để thu tiền mặt. Chúng tôi xin giải thích thêm rằng 110 triệu cổ phiếu này không phải là phát hành mới để huy động thêm vốn, mà là một phần từ các khoản nợ chuyển đổi hiện tại mà công ty có thể mua lại trong nước, sau đó tái phát hành cho chương trình GDR. Việc mua lại và phát hành này cũng giúp công ty linh hoạt đáp ứng các thủ tục pháp lý của chương trình GDR. Ngoài ra, việc thực hiện chuyển đổi các khoản nợ này sẽ giúp phản ánh chính xác hơn cấu trúc vốn của công ty, một bước quan trọng nhằm chuẩn bị cho việc niêm yết ở nước ngoài.


    Chúng tôi ước tính MSN cần khoảng 307 triệu cổ phiếu để chuyển đổi tất cả các khoản nợ hiện tại, bao gồm trái phiếu chuyển đổi đã phát hành cho TPG, IFC, Goldman Sachs, Dragon Capital, Richard Chandler, Mount Kellet; tăng sở hữu tại MSC, Núi Pháo và TCB; và cổ phiếu phát hành ưu đãi ESOP. Tổng số cổ phiếu sau pha loãng sẽ vào khoảng 822 triệu, và sẽ không có pha loãng thêm nữa.


    HĐQT đề xuất kế hoạch dự kiến về việc mua lại các công cụ chuyển đổi do công ty phát hành; tổng giá trị mua lại tối đa là 250 triệu USD tiền mặt từ các nguồn vốn hiện tại của công ty.


    Chúng tôi cho rằng công ty sẽ mua lại các công cụ chuyển đổi nếu có thể thỏa thuận được giá chiết khấu so với mức giá giao dịch hiện tai. Động thái mua lại này cũng cho thấy công ty khá lạc quan về triển vọng của mỏ Núi Pháo khi mỏ này đi vào khai thác vào năm 2013. Trong khi cổ đông hiện hữu có lẽ không đánh giá hết được những giá trị mà mỏ Núi Pháo đem lại, ban lãnh đạo công ty rất tin tưởng vào thành công cũng như giá trị tăng trưởng từ dự án này. Càng đến gần ngày mỏ Núi Pháo đi vào hoạt động chính thức, và giá cổ phiếu bắt đầu phản ánh được giá trị cộng thêm từ dự án này, việc mua lại các công cụ chuyển đổi thực tế có thể mang lại giá trị cho công ty và cổ đông hiện hữu.


    Cập nhật lợi nhuận quý 1/2012. MSN công bố đạt 1.537 tỷ đồng doanh thu (tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái) và 450 tỷ đồng lợi nhuận (tăng 16%) trong quý 1/2012. Tỷ suất lợi nhuận gộp quý 1/2012 là 36,3% so với mức 42,8% của quý 1/2011 do kết quả kinh doanh của Vinacafe được hợp nhất với kết quả kinh doanh của Công ty hàng tiêu dùng Masan. Chúng tôi lưu ý rằng năm ngoái VCF đạt tỷ suất lợi nhuận gộp là 25,8%. Chúng tôi đã trao đổi với ban lãnh đạo công ty và được biết dự kiến tỷ suất lợi nhuận gộp sẽ tiếp tục tăng cao so với mức hiện tại khi mà tác động cộng hưởng từ hệ thống kênh phân phối của VCF và MSC sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả.


    Chúng tôi xin lưu ý là cho đến hết tháng 03/2012, MSC đã tăng số các điểm bán lẻ lên 175.000 so với con số 164.000 vào tháng 12/2011 nhằm mở rộng thị trường sang khu vực nông thôn. Ngoài ra, công ty đã kết hợp hệ thống phân phối của MSC với VCF để VCF có thể bán trực tiếp tại 85.000 điểm bán lẻ so với 45.000 điểm như trước kia. Chúng tôi cho rằng việc hợp nhất này sẽ giúp VCF đạt chỉ tiêu tăng trưởng doanh thu 83% trong năm 2012.


    Trên cơ sở pro forma, trong quý 1/2012, MSC và TCB đã lần lượt đạt 465 tỷ đồng (tăng 26,2% so với cùng kỳ năm ngoái) và 771 tỷ đồng (tăng 31%) lợi nhuận ròng. Như vậy, MSC và TCB đã lần lượt hoàn thành 15% và 19% chỉ tiêu lợi nhuận năm 2012.


    Trong quý 1/2012, TCB tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu với tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng 30% so với cùng kỳ năm ngoái, từ 589 tỷ đồng lên 771 tỷ đồng. Kết quả khả quan này một phần nhờ tăng trưởng tiền gửi ổn định ở mức 4,8%, cao hơn hẳn so với mức tăng trưởng tiền gửi của toàn ngành là 1,4%. Lãi suất huy động giảm đột ngột cũng giúp ngân hàng duy trì NIM tại mức 3,45% dù lãi suất cho vay giảm.


    Chúng tôi giữ nguyên dự báo MSN sẽ đạt lợi nhuận ròng 2.802 tỷ đồng (tăng 42% so với năm ngoái), theo đó EPS pha loãng hoàn toàn sẽ là 3,413 đồng. Xin lưu ý rằng dự báo của chúng tôi tính cả phần phân bổ lợi thế thương mại và lợi ích cổ đông thiểu số, vì vậy sẽ khác với số liệu pro forma của công ty.


    Cập nhật về các công ty con và liên kết


    Công ty hàng tiêu dùng Masan (MSC). Công ty đang nỗ lực chuyển mình từ một doanh nghiệp chuyên về thực phẩm sang hoạt động trên nhiều mảng thuộc ngành hàng tiêu dùng hơn. Dự kiến tới năm 2020, MSC sẽ xây dựng được 6 danh mục kinh doanh gọi là Đơn vị kinh doanh Masan (Masan Business Units – MBU). Mặc dù ban lãnh đạo không cung cấp thông tin chi tiết về các kế hoạch cho lĩnh vực kinh doanh mới, chúng tôi muốn nhấn mạnh việc MSC thâm nhập vào lĩnh vực đồ uống thông qua việc mua lại nhà sản xuất cà phê hòa tan VCF. VCF đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu 83% cho năm 2012 (CAGR 5 năm là 20%) và 71% tăng trưởng lợi nhuận (CAGR 5 năm là 14%) nhờ tăng trưởng về sản lượng, kênh phân phối rộng hơn và chiến lược marketing hiệu quả hơn nhờ MSC hỗ trợ. Có thể nói thực hiện M&A thành công là một thế mạnh của MSN, và chúng tôi tin chắc rằng công ty có thể tiếp tục đạt được giá trị gia tăng khi chuyển sang hoạt động ở các lĩnh vực mới thông qua M&A.


    Công ty tài nguyên Masan (MR). MR đã hoàn thành 97% việc đền bù và tái định cư và được tài trợ vốn đầy đủ tính đến quý 1/2012. Các hoạt động xây dựng dự án đang được thúc đẩy nhanh chóng với 30 triệu USD được đầu tư thêm vào quý 1/2012. Chúng tôi dự báo máy móc sẽ được lắp ráp bắt đầu vào quý 1/2012, sau đó là quá trình chạy thử trong vòng 3-6 tháng tiếp theo. Dự án Núi Pháo sẽ chính thức đi vào hoạt động trong quý 4/2013.


    Techcombank. TCB là một trong những ngân hàng thương mại phát triển nhanh nhất. Công ty sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới chi nhánh và tiếp tục nhắm đến đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngân hàng dự định mở thêm 53 chi nhánh và văn phòng trong năm 2012, nâng tổng số chi nhánh và văn phòng lên 360, tăng 17%. Năm 2011, TCB có 310 chi nhánh và văn phòng. So với các ngân hàng khác, TCB có nhiều hơn EIB 107 chi nhánh và văn phòng nhưng ít hơn ACB 10 và STB 98. Theo ban lãnh đạo, tổng tín dụng cho khối doanh nghiệp vừa và nhỏ trong năm 2011 vào khoảng 38 nghìn tỷ đồng, chiếm 95% tổng giá trị cho vay cho khách hàng doanh nghiệp. TCB vẫn muốn tăng tỷ lệ này lên nữa vì đây là một trong những phân khúc mang lại lợi nhuận cao nhất, do doanh nghiệp vừa và nhỏ thường vay với lãi suất cao.

  10. 4_mua

    4_mua Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/01/2011
    Đã được thích:
    0
    Anh xấu chơi quá héng? Có miếng ngon ăn lén 1 mình! Hok chịu cho ai ăn cùng. >:P

Chia sẻ trang này