1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Làm giàu từ chứng khóan - những thông tin bổ ích !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi tridunghtvc, 30/03/2012.

4389 người đang online, trong đó có 343 thành viên. 18:46 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 30562 lượt đọc và 999 bài trả lời
  1. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    hôm nay mình đua chẳng được em nào ~X
    Thôi để thứ hai chắc thế nào cũng có giá đỏ .
    Mình sẽ chốt trước 20/5 nên ko sợ T+

    [:D]
  2. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Tốt rồi !
    Bây giờ kiếm em Tím iu ![r32)]>:D<cái !!![:p][:p][:p][:p]
  3. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Chủ tịch Quốc hội: “Giảm phát đã rất rõ rồi”





    [​IMG]
    Theo tờ trình của Chính phủ, 80,3% nguồn vượt thu (46.500 tỷ đồng) sẽ được dành để giảm bội chi ngân sách, tăng chi trả nợ và chuyển nguồn để đảm bảo cân đối ngân sách nhà nước năm 2012.
    "Tình hình đang rất xấu, suy giảm đã rất rõ rồi, giảm phát đã rất rõ rồi", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh tại phiên thảo luận về phương án phân bổ sử dụng nguồn dư dự toán chi và vượt thu ngân sách Trung ương năm 2011 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chiều 4/5.

    Theo tờ trình của Chính phủ, 80,3% nguồn vượt thu (46.500 tỷ đồng) sẽ được dành để giảm bội chi ngân sách, tăng chi trả nợ và chuyển nguồn để đảm bảo cân đối ngân sách nhà nước năm 2012.

    Cụ thể, giảm bội chi ngân sách nhà nước 9.100 tỷ đồng, tỷ lệ bội chi so với GDP thực tế thực hiện là 4,4%, giảm 0,9% so với mức 5,3% đã được Quốc hội quyết định.

    15.000 tỷ đồng dành tăng chi trả nợ và 22.400 tỷ đồng chuyển nguồn.

    Chính phủ cũng đề nghị thưởng vượt thu và bù giảm thu cân đối ngân sách địa phương do nguyên nhân khách quan 3.268,4 tỷ đồng, bổ sung vốn cho hai quỹ hỗ trợ phụ nữ xóa đói giảm nghèo và quỹ tình thương thuộc Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam 100 tỷ đồng. Đây là hai khoản chi chưa nhận được sự nhất trí của cơ quan thẩm tra.

    Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cũng đề nghị tăng từ 300 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng để bố trí xây dựng khoảng 73.000 ngôi nhà cho người có công với cách mạng.

    Gợi ý điều chỉnh một số khoản chi khác để tăng chi hỗ trợ nhà ở cho người có công vì năm sau khó có thể tăng thu ngân sách cao như năm nay, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng tỏ ra sốt ruột khi một số khoản chi chậm được giải ngân. "Cái gì chi được thì chi đi, tình hình đang rất xấu, giảm phát đã rất rõ rồi", ông nói.

    Tuy nhiên, ông cũng hết sức lưu ý một số khoản chi như tăng lương, trái phiếu Chính phủ cộng với gói hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp không được làm tăng lạm phát.

    Chống suy giảm nhưng không được tăng lạm phát, phải đảm bảo lạm phát từ 8 -9%, tăng trưởng từ 6 - 6,5% để đảm bảo an sinh, Chủ tịch nhắc lại quan điểm tại phiên họp thứ bảy cách đây nửa tháng, khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế xã hội.

    Khi đó, câu hỏi có hay không tình trạng suy giảm của nền kinh tế, và nếu có thì có đến mức nào vẫn đang được đặt ra. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, báo cáo của Bộ này với Chính phủ có nhận định rằng qua tình hình quý 1 thì thấy có biểu hiện của sự suy giảm.

    Phân tích dấu hiệu suy giảm của GDP, song khi đó Chủ tịch cũng cho rằng "nếu nói ngay là suy giảm thì chưa vững chắc, lập luận chưa rõ".

    Theo Nguyên Thảo
    VnEconomy
  4. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Thông tư 14: Áp trần lãi suất cho vay 15%/năm với 4 lĩnh vực





    [​IMG]
    Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/5/2012.
    Ngày 4/5, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 14 quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam. Theo đó, lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND của TCTD đối với khách hàng vay tối đa bằng (=) lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VND có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên do NHNN quy định cộng (+) 3%/năm.
    Các khoản cho vay ngắn hạn bằng VND được áp dụng lãi suất cho vay tối đa theo quy định này là các khoản cho vay nhằm đáp ứng các nhu cầu vốn:
    - Phục vụ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn quy định tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
    - Thực hiện phương án, dự án sản xuất - kinh doanh hàng xuất khẩu quy định tại Luật Thương mại;
    - Phục vụ sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;
    - Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ quy định tại Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24 tháng 2 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ.
    Theo đó, lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với 4 lĩnh vực nêu trên hiện nay tối đa là 15%/năm. Riêng đối với Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với 04 lĩnh vực nêu trên hiện nay tối đa là 15,5%/năm.
    Khách hàng vay vốn của TCTD được áp dụng lãi suất cho vay quy định tại Thông tư này là các khách hàng có đủ điều kiện vay vốn theo quy định của NHNN Việt Nam về hoạt động cho vay của TCTD đối với khách hàng và được TCTD đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh. Khách hàng vay có trách nhiệm cung cấp các thông tin, tài liệu chứng minh mục đích vay vốn thuộc các ngành, lĩnh vực được áp dụng lãi suất cho vay theo quy định tại Thông tư này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác của các thông tin, tài liệu đã cung cấp.
    Thông tư cũng yêu cầu TCTD niêm yết công khai mức lãi suất cho vay, các tiêu chí xác định khách hàng vay vốn theo quy định Thông tư này.

    Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/5/2012. Lãi suất cho vay áp dụng đối với các hợp đồng tín dụng được ký kết trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo hợp đồng tín dụng đã ký kết, phù hợp với quy định của pháp luật tại thời điểm ký kết hợp đồng; đối với các khoản cho vay ngoài quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư này, thì thực hiện theo quy định tại Thông tư số 12/2010/TT-NHNN ngày 14/4/2010 của NHNN hướng dẫn TCTD cho vay bằng VND đối với khách hàng theo lãi suất thỏa thuận.

    Mục đích của việc ban hành Thông tư này để giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân giảm chi phí vay vốn, phục hồi, duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh và tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý.


    Thông tư
    Theo SBV
  5. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    T.S Võ Trí Thành: Tháng 6 tăng trưởng GDP sẽ đi qua đáy





    [​IMG]
    Bên cạnh những thông tin hỗ trợ thì ông Võ Trí Thành cũng lưu ý nền tảng kinh tế vẫn còn yếu và vĩ mô của kinh tế Việt Nam cũng như Thế giới vẫn còn chứa đựng nhiều rủi ro.
    Tại buổi hội thảo do VCBS tổ chức, T.S Võ Trí Thành với tư cách diễn giả chính đã chia sẻ quan điểm của ông về kinh tế vĩ mô trong thời gian tới.
    Theo T.S Thành khoảng thời gian 3-4 tháng Chính phủ sẽ có nhiều biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là khả năng Chính phủ sẽ có gói hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Điều này đã được khẳng định trong phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 4/2012.
    Tuy nhien gói hỗ trợ này không lớn như gói kích cầu 2009, thậm chí không bằng ½ gói kích cầu 2009. Giải thích cho quy mô nhỏ của gói hỗ trợ lần này, ông Thành cho biết việc hỗ trợ lần này không phải để cứu tất cả doanh nghiệp. Nền kinh tế phải chấp nhận một bộ phận doanh nghiệp bị loại bỏ, đây là giá phải trả do sự tăng trưởng dựa trên vốn giá rẻ nhưng chất lượng thấp vừa qua.
    Hơn nữa nguồn lực hiện tại cũng không đủ để có thể có một gói hỗ trợ quá lớn như mong muốn của nhiều người.
    Gói hỗ trợ doanh nghiệp được thực hiện thông qua những cơ chế chính sách khá cụ thể. Trước tiên là hỗ trợ trực tiếp từ chính sách thuế như hoãn giãn thuế thu nhập doanh nghiệp, theo đề nghị của Bộ tài chính là thuế TNDN xuống 23%, sau đó có thể là 20%. Đối với thuế VAT thì có thể là hoãn, giãn nộp trong khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên những quyết định về cắt giảm thuế còn cần chờ chấp thuận của Quốc hội.
    Tiếp đến là việc điều chỉnh giá mặt hàng cơ bản như điện, xăng. Giá điện vẫn có thể điều chỉnh 1 lần nhưng với lượng vừa phải để đảm bảo không làm tăng chi phí doanh nghiệp. Còn giá xăng thì cũng khó có cú shock về giá.
    Để kích cầu cho thị trường thì Chính phủ sẽ có cơ chế, chính sách đầu tư vào xây dựng cơ bản tại khu vực nông thôn với sự hỗ trợ từ nguồn vốn ODA khá lớn của Nhật Bản.
    “Chưa có quốc gia nào được Nhật Bản cam kết ODA lên tới 2,5 tỷ USD và nhiều khả năng Nhật Bản cũng sẽ chấp nhận cấp thêm ODA cho Việt Nam” – ông Thành cho biết.
    Cùng với đó là với số vốn khoảng 4.000 tỷ đồng chuyển từ năm tài chính 2011 sang thì Chính phủ cũng có thêm lượng vốn nhất định cho gói hỗ trợ lần này.
    Ông Thành đánh giá: “Theo quan điểm của tôi thì với những cam kết và hành động của Chính phủ thì tháng 6 sẽ thoát khỏi đáy tăng trưởng”.
    Tuy nhiên theo ông Thành điều quan trọng nhất đối với những cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp lần này không phải ở những con số hay những chính sách đưa ra mà chính ở lòng tin của thị trường. Chỉ khi có lòng tin thì người có vốn mới dám cho vay bởi bản chất tiền vốn không thiếu nhưng vòng quay vốn trong nền kinh tế rất chậm. Tốc độ quay vòng vốn đã giảm từ 2,3-2,5 lần/năm xuống còn 0,8 lần/năm.
    Ông Võ Trí Thành cũng bật mí tại cuộc họp thường kỳ tháng 4 vừa qua Thủ tướng cũng đề nghị không để lại suất cho vay quá 3% lãi suất huy động đối với một số ngành được khuyến khích như nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, chế biến và NHNN cũng có thể xem xét tốc độ lạm phát giảm nhanh thì việc hạ lãi suất không nhất thiết phải 1%/quý mà có thể nhanh hơn.
    Có ý kiến đề nghị áp trần lãi suất cho vay là 15%/năm trong 6 tháng để các doanh nghiệp có thời gian phục hồi cùng với đó là quãng thời gian hệ thống ngân hàng có thể xử lý các ngân hàng yếu kém. Sau thời gian đó có thể bỏ các quy định về trần lãi suất để thị trường tự quyết định.
    “Sau khi thực hiện quyết liệt các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp thì đến tháng 7-8 chúng ta có thể ngồi đánh giá lại để có điều chỉnh phù hợp”- ông Thành nói.
    Bên cạnh những thông tin hỗ trợ thì ông Võ Trí Thành cũng lưu ý nền tảng kinh tế vẫn còn yếu và vĩ mô của kinh tế Việt Nam cũng như Thế giới còn nhiều rủi ro, hơn nữa phương cách điều hành kinh tế của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập. Do vậy với các nhà đầu tư cần có đánh giá và quyết định phù hợp với điều kiện của mỗi người.
    Cao Sơn


    Theo TTVN
  6. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    SBS: Kiểm toán lưu ý về hợp đồng chuyển đổi 800 tỷ đồng trái phiếu thành CP





    [​IMG]
    Tại báo cáo kết quả kinh doanh, mức lỗ sau soát xét của SBS lên tới 680,93 tỷ đồng thay vì 659,5 tỷ đồng như trước đó.
    Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBS) thông báo Báo cáo tài chính quý I đã được soát xét bởi AASCS.
    Tại phần ý kiến kiểm toán, đơn vị kiểm toán lưu ý người đọc báo cáo về nghiệp vụ ghi tăng khoản vốn khác 800 tỷ đồng tiền thu theo hợp đồng mua trái phiếu chuyển đổi số 2511/2011/HĐMTP/SBS được ký ngày 25/11/2011 giữa SBS và Công ty cổ phần giá trị mới. Theo nội dung của hợp đồng này, kể từ thời điểm phát hành trái phiếu cho đến khi đáo hạn, trái phiếu sẽ được chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông của SBS vào ngày đáo hạn hoặc vào bất kỳ ngày nào (sau 30 ngày kể từ thời điểm kết thúc quý hoặc 60 ngày kể từ thời điểm kết thúc năm) tùy theo sự lựa chọn của chủ sở hữu trái phiếu là Công ty cổ phần Giá trị mới. Theo biên bản làm việc ngày 25/11/2011, SBS và CTCP giá trị mới đã đạt được thỏa thuận về việc chuyển đổi 800 tỷ đồng trái phiếu thành lượng cổ phần tương ứng của SBS. Tùy thuộc vào quá trình thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan phát sinh sau ngày lập báo cáo này, nội dung khoản mục này có thể còn được điều chỉnh cho phù hợp với các quy định hiện hành.
    Tại báo cáo kết quả kinh doanh, mức lỗ sau soát xét của SBS lên tới 680,93 tỷ đồng thay vì 659,5 tỷ đồng như trước đó.
    Hải An

    Theo TTVN/HoSE

    Xem thêm [​IMG]
    SBS: Quý I/2012 lỗ gần 660 tỷ, lỗ lũy kế hơn 1.400 tỷ đồng

    Về chi phí kinh doanh, nhiều khả năng SBS đã cắt lỗ một số khoản đầu tư lớn khi khoản đầu tư tài chính ngắn hạn cuối quý này giảm 1739 tỷ đồng.
  7. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Chính phủ sẽ ban hành Nghị quyết riêng về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp





    [​IMG]
    Vấn đề tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, phát triển sản xuất, kinh doanh được Thủ tướng Chính phủ *************** nhấn mạnh tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2012 diễn ra trong hai ngày 3-4/5.
    Sau khi phân tích thực trạng, nguyên nhân khó khăn của doanh nghiệp, Thủ tướng *************** nêu rõ, các Bộ, ngành chức năng cần hết sức lưu ý tới việc tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh; tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước. Có chính sách thuế phù hợp đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động.
    Đồng thời, trong chính sách tiền tệ, Thủ tướng *************** chỉ đạo, tiếp tục thực hiện lộ trình hạ lãi suất theo xu hướng giảm dần của lạm phát; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được với vốn vay để thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh.
    Bộ, ngành, địa phương phải chủ động tăng cường tiếp xúc, đối thoại, lắng nghe các phản ứng chính sách từ các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài để có các biện pháp tháo gỡ khó khăn, điều chỉnh chính sách phù hợp.
    Thủ tướng *************** cũng cho biết, Chính phủ sẽ sớm ban hành Nghị quyết riêng, trong đó tập trung vào các gói giải pháp tháo gỡ khó khăn thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và doanh nghiệp phát triển.
    Theo đó, sẽ áp dụng linh hoạt các chính sách, biện pháp thuế để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp như giãn thời gian nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng...
    Cùng với đó, hỗ trợ các doanh nghiệp khơi thông tiêu thụ hàng tồn kho, gắn với đầu tư chiều sâu tái cơ cấu doanh nghiệp; hỗ trợ các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, giảm hàng tồn kho thông qua các chương trình như khuyến khích tiêu dùng, đưa hàng về nông thôn, giải ngân nhanh vốn phát triển cơ sở hạ tầng, chương trình nhà ở xã hội...
    Đồng thời, sẽ tăng ngân sách cho hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hỗ trợ tín dụng cho sản xuất, chế biến nông sản, thủy sản xuất khẩu...
    Báo cáo tình hình doanh nghiệp 4 tháng đầu năm 2012 ở một số biện pháp tháo gỡ khó khăn tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2012, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, nhờ việc thực hiện hiệu quả, đồng bộ các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, trong 4 tháng đầu năm, hoạt động sản xuất kinh doanh của một số ngành đã được cải thiện đáng kể như ngành thủy sản, nông nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng, một số ngành hàng xuất khẩu,…
    Tuy nhiên, tình hình vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức như lãi suất tuy đã giảm nhưng vẫn cò nở mức cao, khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp còn hạn chế, hàng tồn kho lớn, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động cao hơn so với cùng kỳ năm trước,…
    Trong 4 tháng đầu năm 2012 tổng số doanh nghiệp đã thực hiện việc giải thể và dừng hoạt động tiếp tục tăng lên. Trong số các doanh nghiệp gặp khó khăn, giải thể, có nhiều doanh nghiệp năng lực tài chính yếu, sản phẩm kém khả năng cạnh tranh cần phải được cơ cấu lại, đồng thời bổ sung một lực lượng mới doanh nghiệp đang tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới, qua đó nâng cao hiệu quả đầu tư của khu vực doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế.
    Theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, tỷ lệ số lượng doanh nghiệp còn hoạt động trên tổng số doanh nghiệp đã thành lập từkhi đổi mới nền kinh tế cho đến nay là tỷ lệ chấp nhận được ở mức trung bình so với thế giới. Tuy nhiên, vấn đề đáng lo ngại là hiện nay xu thế doanh nghiệp thành lập mới giảm, trong khi đó số lượng doanh nghiệp đã phải thu hẹp, ngừng, thậm chí chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh tăng.
    Tình hình khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp có nguyên nhân từ bối cảnh kinh tế thế giới, nguyên nhân từ diễn biến kinh tế trong nước và nguyên nhân nội tại trong bản thân các doanh nghiệp.
    Trên cơ sở đánh giá thực trạng, nguyên nhân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất 5 giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh.
    Giải pháp thứ nhất là duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, tiếp tục kiềm chế lạm phát, đồng thời với lộ trình giảm lãi suất. Cụ thể, tiếp tục lộ trình giảm lãi suất, tăng khả năng tiếp cận vốn đối với danh nghiệp; từng bước hạ mặt bằng lãi suất cho vay đồng thời với nâng cao chất lượng tín dụng, bảo đảm khả năng thanh khoản và giảm tỷ lệ nợ xấu; thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, hiệu quả…
    Thứ2, triển khai một số biện pháp cấp bách nhằm nhanh chóng tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng ở mức hợp lý nhưng không làm bất ổn kinh tế vĩ mô và lạm phát quay trở lại.
    Thứ3, tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường cho hoạt động của doanh nghiệp. Theo đó, Chính phủ cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường cho hoạt động của các doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng gia nhập và rút lui khỏi thị trường; tiếp tục có các biện pháp cải thiện môi trường kinh doanh; đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; xác lập rõ quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức đối với tài sản trong doanh nghiệp, nghĩa vụ của họ đối với doanh nghiệp và trách nhiệm đối với kết quả kinh doanh;…
    Thứ4, đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh.
    Thứ 5, tăng cường năng lực dự báo tình hình kinh tế trong và ngoài nước. Việc nâng cao năng lực cơ quan dự báo tình hình kinh tế trong và ngoài nước, nắm bắt những diễn biến của thị trường thế giới và trong nước để phục vụ kịp thời công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ; hỗ trợ doanh nghiệp thông tin định hướng thị trường; thiết lập cơ chế cung cấp công khai, miễn phí các thông tin về dự báo tình hình kinh tế-xã hội trên mạng để mọi tổ chức, cá nhân có thể tham khảo, chủ động xây dựng các kế hoạch kinh doanh linh hoạt và phù hợp hơn với những biến đổi nhanh chóng của tình hình thị trường trong nước và quốc tế.
    Cũng tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2012, bên cạnh tập trung vào phân tích sâu những khó khăn của doanh nghiệp, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho hay, qua khảo sát của VCCI, mặc dù trong bối cảnh kinh tế khó khăn và sự lạc quan có phần giảm sút, nhưng phần lớn các doanh nghiệp vẫn nỗ lực duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, một bộ phận doanh nghiệp có khả năng mở rộng quy mô.
    Các nhà đầu tư trong và ngoài nước vẫn đánh giá cao triển vọng trung và dài hạn của nền kinh tế và tin tưởng Chính phủ đang có những bước đi đúng hướng. Các doanh nghiệp xác định việc chịu đựng khó khăn trong ngắn hạn để kiềm chế lạm phát là cần thiết để có được một môi trường kinh tế vĩ mô tốt hơn trong tương lai. Hơn nữa, áp lực khó khăn cũng là cơ hội để tái cấu trúc, nâng cao năng lực cạnh tranh và một bộ phận doanh nghiệp đang làm rất tốt điều này.
    Trong bối cảnh khó khăn chung, cộng đồng doanh nghiệp mong muốn các nỗ lực điều hành của Chính phủ nên tập trung vào việc có các biện pháp giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, cũng như hỗ trợ giải quyết vấn đề thị trường đầu ra song song với việc tiếp tục thực hiện cải cách hành chính và tạo niềm tin cho doanh nghiệp, ông Vũ Tiến Lộc nói.
    Theo Nguyễn Hoàng
    Chinhphu.vn
  8. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    VCCI kiến nghị 6 điểm "cứu" doanh nghiệp





    [​IMG]
    VCCI vừa có báo cáo về tình hình doanh nghiệp gửi Thủ tướng Chính Phủ. Chúng tôi xin đăng tải để độc giả được biết.
    st1\:-*{behavior:url(#ieooui) }
    Báo cáo của Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc
    tại cuộc họp Chính phủ ngày 3-4 tháng 5 năm 2012 Tháng 4 năm 2012, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Bộ Kế hoạch Đầu tư đã đồng thời tiến hành các cuộc khảo sát quy mô lớn với các doanh nghiệp trong cả nước. Kết quả các cuộc khảo sát này đưa ra bức tranh về tình hình doanh nghiệp tương đối trùng khớp. Trên cơ sở kết quả khảo sát và trực tiếp lắng nghe ý kiến phản ánh của các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp trong và ngoài nước, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam xin được báo cáo về tình hình và kiến nghị của các doanh nghiệp như sau:

    Trong năm 2011 và đặc biệt là quý I năm 2012, các chỉ số về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có chiều hướng xấu đi, đặc biệt là chỉ số về lợi nhuận, doanh số, hàng tồn kho, hiệu suất sử dụng máy móc và số lượng lao động. Tỷ lệ các doanh nghiệp tạm ngừng sản xuất và giải thể trong năm 2011 và quý I năm 2012 chiếm 8,4% (trong đó ngừng sản xuất chiếm 4,3% và giải thể là 4,1%). Cần khẳng định rằng việc doanh nghiệp gia nhập và rút lui khỏi thị trường là hiện tượng bình thường trong nền kinh tế thị trường. Ở các nước phát triển tỷ lệ doanh nghiệp giải thể ngay trong 3 năm đầu sau khi thành lập là khoảng 25-30%. Ở nước ta, do năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nói chung còn thấp, nên trong điều kiện khó khăn như hiện nay thì số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc giải thể tăng cao là điều dễ hiểu. Phần lớn các doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc giải thể là do kinh doanh thua lỗ, nhưng cũng có những lý do khác. Một số doanh nghiệp ngừng hoạt động hay giải thể một cách chủ động do yêu cầu của quá trình tái cấu trúc. Theo số liệu khảo sát, có khoảng 17% số doanh nghiệp tạm dừng hoạt động và 4,4% số các doanh nghiệp giải thể là để chuyển đổi ngành nghề sản xuất kinh doanh, gần 4,7% số doanh nghiệp giải thể là để mua bán sáp nhập với các doanh nghiệp khác, 10,3% số các doanh nghiệp giải thể để thành lập doanh nghiệp mới.

    Có một điều đáng lưu ý là trong khi tỷ lệ doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong nước ngừng hoạt động hoặc giải thể chiếm tới trên 9,2% thì khu vực FDI chỉ có gần 2,6%. Điều này có thể lý giải là do khu vực FDI gắn với chuỗi giá trị toàn cầu, có thị trường tiêu thụ ổn định, có khả năng tiếp cận nguồn vốn ngoại tệ với chi phí thấp, có khả năng quản trị kinh doanh bài bản nên có khả năng trụ vững tốt hơn.

    Về triển vọng kinh doanh trong năm 2012: có tới 68,5% số doanh nghiệp có kế hoạch tiếp tục duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh, 31,5% sẽ thu hẹp quy mô kinh doanh và một bộ phận trong số này có thể sẽ phải ngừng hoạt động hoặc giải thể). Trong quý I/2012, vẫn có hơn 18.700 doanh nghiệp mới được thành lập. Các con số này cho thấy, mặc dù bối cảnh kinh tế rất khó khăn và sự lạc quan có phần giảm sút, nhưng phần lớn các doanh nghiệp sẽ vẫn duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, một bộ phận doanh nghiệp có khả năng mở rộng quy mô. Kết quả khảo sát còn cho thấy, các nhà đầu tư trong và ngoài nước vẫn đánh giá cao triển vọng trung và dài hạn của nền kinh tế và tin rằng Chính phủ đang có những bước đi đúng hướng. Họ xác định chịu đựng khó khăn trong ngắn hạn để kiềm chế lạm phát là cần thiết để có được một môi trường kinh tế vĩ mô tốt hơn trong tương lai. Hơn nữa, áp lực trong khó khăn cũng là cơ hội để tái cấu trúc, nâng cao năng lực cạnh tranh và một bộ phận doanh nghiệp đang làm tốt việc này.

    Nhìn chung cộng đồng doanh nghiệp thể hiện sự đồng thuận cao với chủ trương và việc tổ chức thực hiện quyết liệt các giải pháp của Nghị quyết 11 của Chính phủ về việc kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp để duy trì tăng trưởng. Doanh nghiệp nhận thức rằng việc Chính phủ thực hiện các biện pháp mạnh để kiểm chế lạm phát là rất cần thiết và đã mang lại kết quả tích cực. Tuy nhiên, kết quả thực hiện các biện pháp trợ giúp doanh nghiệp nhằm hạn chế tác động của chính sách tài khóa và tiền tệ chặt chẽ thì còn chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao, đặc biệt là việc thực hiện các chương trình trợ giúp có trọng điểm, có mục tiêu hướng vào phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa.

    Hiện nay, theo phản ánh, tình hình chung của các doanh nghiệp là rất khó khăn. Mà khó khăn lớn nhất đó là: chi phí sản xuất kinh doanh tăng cao ( chủ yếu do chi phínguyên nhiên vật liệu và giá vốn cao) và khó khăn về thị trường tiêu thụ thu hẹp (do sức mua giảm mạnh), lượng hàng tồn kho lớn và tập trung chủ yếu ở một số ngành như bất động sản, xây dựng và vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến, chế tạo,thương mại, vận tải kho bãi… Trong bối cảnh đó, cộng đồng doanh nghiệp mong muốn các nỗ lực điều hành chính sách của Chính phủ tập trung vào việc giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, cũng như hỗ trợ giải quyết vấn đề thị trường đầu ra song song với việc tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính và tạo niềm tin cho doanh nghiệp.

    Dự báo, trong thời gian tới, những doanh nghiệp có sức cạnh tranh yếu tiếp tục sẽ phải rút khỏi thị trường là điều khó tránh khỏi và đó cũng là yêu cầu của cải cách cơ cấu. Bởi vì nguồn lực của chúng ta không nhiều và các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp phải gắn với định hướng tái cơ cấu, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, nên không thể dàn trải. Vì vậy, định hướng chính sách theo chúng tôi, vẫn phải tiếp tục nhằm hỗ trợ các đối tượng mục tiêu như Nghị quyết 11 của Chính phủ đã xác định. Đặc biệt, phải chú ý rà xét, xác định rõ và trợ giúp kịp thời các doanh nghiệp có tiềm năng về năng lực cạnh tranh và các dự án có hiệu quả (thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi quy mô) nhưng đang gặp phải những khó khăn tạm thời để doanh nghiệp có thể trụ vững và phát triển. Theo tinh thần đó, sau đây là một số kiến nghị cụ thể:

    1- Về chính sách tài khóa và thị trường vốn
    Trong bối cảnh hiện nay, khi khả năng tăng trưởng tín dụng khó khăn, do khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp yếu và do độ trễ của chính sách tín dụng thì chính sách tài khóa giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp có thêm nguồn vốn và giảm chi phí kinh doanh, mở thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh. Những giải pháp cần thực hiện trong lĩnh vực này là:

    1.1-Tăng tiến độ phân bổ và giải ngân cho các dự án đầu tư công trong kế hoạch, bảo đảm cung ứng vốn cho các công trình, tạo việc làm cho các doanh nghiệp xây dựng và giải quyết đầu ra cho ngành vật liệu xây dựng góp phần giải quyết hàng tồn kho cho các doanh nghiệp và sớm đưa các công trình vào sử dụng.

    1.2-Giảm thuế và giãn thuế thu nhập doanh nghiệp, cụ thể là: giảm 30% đến 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2012 đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiếp tục gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2011. Đẩy nhanh lộ trình giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống mức 20%.

    1.3-Kiểm soát chặt chẽ việc tăng chi phí đầu vào đối với doanh nghiệp, đặc biệt là giá điện, nước, than, xăng dầu, chi phí xuất nhập khẩu tại cảng... Có kế hoạch giãn tiến độ điều chỉnh giá các mặt hàng và dịch vụ trên một cách hợp lý để tránh tăng chi phí dồn dập. Trước mắt không áp dụng các loại phí mới như: phí hạn chế phương tiện giao thông… Xem xét giảm phí công đoàn. Giãn và giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp vv…

    1.4-Thực hiện các biện pháp khuyến khích thúc đẩy phát triển thị trường vốn để tạo điều kiện cho DN huy động nguồn lực xã hội thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu và thông qua quỹ đầu tư để đáp ứng nhu cầu đầu tư của của khu vực ngoài Nhà nước, tránh lệ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn vay từ ngân hàng như hiện nay (tới 80%).

    1.5-Hạn chế phát hành nợ của Chính phủ (dưới hình thức trái phiếu và tín phiếu) để giảm sự chèn lấn đối với nợ của khu vực doanh nghiệp và hộ gia đình. Hiện nay, việc phát hành trái phiếu và tín phiếu đang cung cấp một đầu ra an toàn cho các ngân hàng thương mại nhưng lại làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu vốn của doanh nghiệp và không giúp làm cho lãi suất giảm một cách tương ứng với tốc độ giảm của lạm phát.

    2.Về chính sách tiền tệ và tín dụng.
    Tại thời điểm VCCI thực hiện khảo sát doanh nghiệp (từ ngày 1-4-2012 đến 20-4-2012) theo phản ánh vẫn có khoảng 50% doanh nghiệp đang vay vốn với mức lãi suất trên 18%, trong khi mức lãi suất vay mà đa số họ (khoảng 75% số doanh nghiệp) có thể chịu đựng được là 15% và mức lãi suất vay mà họ cho là hợp lý là khoảng 13%-14% . Chúng tôi đề nghị:

    2.1-Tiếp tục lộ trình giảm lãi suất một cách tích cực để giảm chi phí vốn cho doanh nghiệp. Chỉ số CPI tháng 4/2012 đã giảm xuống chỉ còn 10,5% so với cùng kỳ năm 2011, đây là cơ sở để Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm lãi suất trong khi vẫn bảo đảm cho người gửi tiền có lãi suất thực dương và lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát.

    2.2-Tiếp theo việc sửa đổi thông tư 493, đề nghị Ngân hàng Nhà nước tăng cường chỉ đạo các ngân hàng thương mại đẩy mạnh các biện pháp xử lý nợ xấu, theo hướng rà soát, phân loại nợ, cơ cấu lại các kỳ hạn trả nợ, tạo điều kiện tiếp tục cho vay vốn đối với các doanh nghiệp có dự án đầu tư có tác động kinh tế - xã hội lớn, có phương án kinh doanh đạt hiệu quả, đặc biệt ưu tiên cho vay đối với các công trình dự án dở dang sắp hoàn thành để tránh lãng phí xã hội, tạo việc làm cho người lao động và tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thể hoàn trả vốn vay ngân hàng.

    2.3-Điều hành tỷ giá linh hoạt góp phần khuyến khích xuất khẩu.Tiếp tục cơ chế cho vay ngoại tệ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu để hạ thấp chi phí vốn cho các doanh nghiệp này duy trì sản xuất kinh doanh và giữ vững thị trường xuất khẩu.

    2.4-Mở rộng nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng phát triển Việt Nam và các Ngân hàng thương mại Nhà nước nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư hiện đại hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh trong các ngành nghề và lĩnh vực trọng điểm.

    2.5-Hỗ trợ khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn vay với lãi suất hợp lý. Để triển khai việc này cần có các biện pháp tổng thể, không chỉ liên quan đến mức lãi suất mà cả thủ tục vay vốn, bảo lãnh tín dụng, tạo nguồn vốn và đảm bảo nguồn vốn đến đúng đối tượng được vay. Trước mắt, đề nghị tập trung vào các vấn đề sau:

    -Sớm thành lập Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Nghị định 56/ 2009- NĐ-CP tạo nguồn vốn đề ủy thác cho các ngân hàng thương mại cho vay đối với các DNNVV.

    -Triển khai mô hình cho vay tín chấp đối với doanh nghiệp cực nhỏ (dưới 10 lao động ) có kế hoạch kinh doanh khả thi và có các tiêu chí định mức tín nhiệm tin cậy với sự hợp tác của các hiệp hội. Mở rộng hình thức cho vay thế chấp bằng sản phẩm của các doanh nghiệp.

    -Rà xét, đánh giá để có biện pháp mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV của Ngân hàng phát triển Việt Nam và của các quỹ bảo lãnh tín dụng ở các địa phương.

    -Có biện pháp khuyến khích các ngân hàng thương mại tăng tỷ lệ dư nợ tín dụng và thực hiện các chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi cho DNNVV

    -Tăng cường hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực quản trị của các doanh nghiệp nhỏ và vừa; tư vấn, hướng dẫn cho đối tượng này xây dựng kế hoạch kinh doanh và dự án vay vốn từ các ngân hàng.

    3.Vềchính sách phát triển thị trường

    Hiện nay thị trường tiêu thụ là vấn đề khó khăn lớn đối với các doanh nghiệp. Để giải quyết việc này cần có biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác tốt thị trường trong nước. Cần tiếp tục cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, phát triển thị trường nội bộ qua sự liên kết của các hiệp hội doanh nghiệp, hình thành các chuỗi liên kết ngành, vùng . Triển khai các biện pháp đưa hàng Việt về nông thôn. Hỗ trợ xây dựng các mô hình kinh doanh của người nghèo đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khai thác tiềm năng của thị trường vùng sâu, vùng xa, đối tượng người có thu nhập thấp bằng việc sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng với giá cả và phương thức phân phối phù hợp.

    Nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực để có thể trở thành những nhà cung ứng sản phẩm cho đầu tư và chi tiêu công. Nghiên cứu sửa đổi Luật và các quy định về đấu thầu, xây dựng các hàng rào kỹ thuật phù hợp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận tốt hơn và tận dụng được lợi thế khi tham gia đấu thầu xây dựngvà mua sắm công. Có quy định dành một tỷ lệ thích hợp các gói thầu cho DNNVV. Đề nghị xem xét miễn thuế giá trị gia tăng đối với các sản phẩm linh kiện, máy móc thiết bị nhâp khẩu mà trong nước chưa sản xuất được phục vụ các công trình dự án theo hình thức đấu thầu EPC do các doanh nghiệp trong nước thực hiện.
    Để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường, đề nghị đẩy nhanh tiến độ đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương với các nước, các khu vực để mở của thị trường, bố trí tăng kinh phí và nâng cao hiệu quả thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài nước tập trung vào các thị trường mới có tiềm năng.

    4.Vềcải cách thủ tục hành chính
    Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo các gói đề xuất của Đề án 30 của Chính phủ, bảo đảm các cơ quan công quyền và công chức đồng hành cùng doanh nghiệp, bảo đảm công khai minh bạch, giảm thời gian, chi phí và rủi ro hành chính cho doanh nghiệp. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay thì hợp tác của cơ quan chính quyền địa phương với doanh nghiệp trong việc giải quyết tốt các thủ tục đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án có tiềm năng và ảnh hưởng lớn tới phát triển kinh tế - xã hội có ý nghĩa rất quan trọng. Đối với các dự án mà chủ đầu tư đang có khó khăn thì cần xem xét giãn các khoản phải nộp cho địa phương, giãn tiến độ thực hiện, phân kỳ đầu tư thực hiện từng tiểu phần của dự án để giảm bớt áp lực, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

    5.Về các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp tái cấu trúc
    Đề nghị Chính phủ ban hành sớm đề án tái cấu trúc nền kinh tế đồng thời với việc xây dựng chính sách công nghiệp quốc gia để định hướng cho hoạt động của doanh nghiệp. Đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc các DNNN và các ngân hàng thương mại. Ngoài các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần có chương trình hỗ trợ doanh nghiệp lớn nâng cao trình độ quản trị, đặc biệt là quản trị chiến lược và tài chính, tập trung vào lĩnh vực kinh doanh cốt lõi xây dựng các chuẩn mực quản trị hiện đại, thực hiện tốt các biện pháp tiết kiệm, cắt giảm chi phí để giảm giá thành sản phẩm, xây dựng và thực hiện tốt cơ chế kiểm soát rủi ro trong doanh nghiệp.

    6.Về công tác thông tin, đối thoại giữa các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp
    Tăng cường cơ chế thông tin và đối thoại giữa các cơ quan Chính phủ và doanh nghiệp, phản ánh kịp thời thực trạng và kiến nghị từ cộng đồng doanh nghiệp tới Chính phủ và thông tin về định hướng chính sách của chính phủ đối với doanh nghiệp, tạo sự đồng thuận và niềm tin vào thị trường. Hiện nay, hệ thống thông tin về doanh nghiệp khá phân tán và chưa được cập nhật tốt. Đề nghị các Bộ ngành hữu quan, trước hết là Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính quan tâm hơn tới việc này. Về phía VCCI, chúng tôi sẵn sàng hợp tác với các Bộ, Ngành trong việc góp phần xây dựng hệ thống thông tin doanh nghiệp. Chúng tôi cũng sẽ chủ động tiến hành các nghiên cứu khảo sát đánh giá định kỳ về tình hình và kiến nghị của doanh nghiệp để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

    Trên đây là báo cáo tóm tắt về tình hình và kiến nghị của doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam kính trình Thủ tướng xem xét, quyết định.
    Toàn văn
    Theo Chinhphu.vn
  9. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Doanh nghiệp vẫn chết dù lãi suất đã hạ





    [​IMG]
    Ngân hàng hạ lãi suất nhưng DN không tiêu thụ được hàng, khó tiếp cận vốn vay nên chết vẫn nhiều là phản ánh của nhiều hiệp hội tại cuộc tọa đàm bàn cách tháo gỡ khó khăn diễn ra sáng nay.
    Ông Nguyễn Hữu Cát, Trưởng ban Đào tạo thuộc Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa, thông tin: Trong 600.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa (chiếm 98% tổng số các doanh nghiệp trong cả nước) có tới 39% gặp khó khăn, 25% phá sản và chỉ còn 36% hoạt động bình thường.
    Tổng thư ký Hiệp hội xi măng Việt Nam - Đỗ Đức Oanh cũng chia sẻ, gần 100 doanh nghiệp ngành này đang rất khó khăn. Từ cuối năm ngoái đến đầu năm nay, 3 đơn vị lớn thua lỗ nặng nề thậm chí ngừng sản xuất. Nhà máy xi măng Cẩm Phả sau 3 năm hoạt động, lỗ lũy kế gần 1.300 tỷ đồng. Tương tự, sau 2 năm hoạt động, xi măng Hạ Long lỗ hơn 980 tỷ đồng. Xi Măng Đồng Bành từ cuối năm 2011 cũng lỗ tới 149 tỷ đồng và bắt đầu ngừng sản xuất từ năm nay.
    [​IMG] Chủ tịch Hiệp hội Thép Phạm Chí Cường. Ảnh: Hoàng Lan Đại diện Hiệp hội Xi măng cho biết, khó khăn lớn nhất là sức tiêu thụ giảm mạnh do nhiều dự án bị đình trệ. Năm 2010, sản lượng tiêu thụ là 50,2 triệu tấn, nhưng đến năm 2011 chỉ còn 49 triệu và ước cả năm nay còn 47 triệu tấn. "Tiêu thụ giảm thì doanh nghiệp không bán được hàng. Hiện nhiều công ty xi măng còn không có tiền để mua than và điện", ông Oanh tiết lộ.
    Ông này cũng nói thêm, lãi suất cho vay công bố là xuống khoảng 15% một năm nhưng không phải đơn vị nào cũng tiếp cận được. "Liều thuốc cứu của ngân hàng chưa đủ mạnh. Ngân hàng cần tạo điều kiện để doanh nghiệp được vay vốn lưu động và giãn nợ", lãnh đạo Hiệp hội xi măng kiến nghị.
    Ngay sau phát biểu của đại diện hiệp hội, ông Lê Văn Chung - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) chia sẻ doanh nghiệp đang ở thế "không thể chịu đựng hơn được nữa". Vicem trước kia lãi 1.600 tỷ đồng thì nay chỉ còn 400-500 tỷ đồng. "Nhiều doanh nghiệp xi măng lỗ 700-800 tỷ đồng xin nhập về tổng công ty nhưng chúng tôi không dám nhận, vì nhận cũng hết hơi", ông Chung thẳng thắn.
    Vị lãnh đạo này cho rằng, lãi suất cho vay đã hạ nhưng vẫn cao gấp 3 lần các nước xung quanh nên doanh nghiệp vẫn khó chịu nổi. Ông Chung chia sẻ, năm 2008, doanh nghiệp đón nhận khủng hoảng với một tinh thần khác vì được giảm thuế cùng nhiều cơ chế kích cầu, thì năm 2011 ngược lại. "Doanh nghiệp đi vay với khí thế hừng hực của năm 2008 thì đã 'chết' rồi. Sản phẩm chưa hình thành đã bị siết tín dụng", Chủ tịch Vicem nói.
    Không công khai danh tính vì "sợ ngân hàng xử lý", Chủ tịch Hiệp hội Thép - Phạm Chí Cường cho biết, Hiệp hội có khoảng 7-8 đơn vị mấp mé "cái chết". Có những đơn vị không sản xuất, thậm chí ngừng hoạt động trong vài tháng và không đủ tiền để thuê bảo vệ.
    [​IMG] Đại diện Ngân hàng Nhà nước, ông Trần Xuân Châu. Ảnh: Hoàng Lan. Đại diện Hiệp hội Chè Việt Nam, ông Hoàng Long thông tin, năm qua, tất cả các doanh nghiệp sản xuất chè đều gặp khó khăn, dù chè đứng thứ 5 về xuất khẩu. 50% doanh nghiệp chè chưa dám sản xuất vì nợ cũ chưa trả xong nên chưa vay được khoản mới. Ông Long chia sẻ là rất vui khi nghe tin lãi suất vay hạ song băn khoăn: "Liệu có vay được không?".
    Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Nguyễn Văn Minh nêu ý kiến, ngân hàng cần có chính sách hỗ trợ cho người tiêu dùng để kích cầu, nhằm giải bài toán đầu ra cho doanh nghiệp. Ông này cũng thông tin, nhiều doanh nghiệp bất động sản sống lay lắt vì giá căn hộ sụt giảm 10-15% kể từ đầu năm, nhiều dự án không triển khai được.
    Còn theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong quý I/2012 có 2.400 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản làm thủ tục giải thể; 11.600 doanh nghiệp đăng ký ngừng hoạt động có thời hạn hoặc dừng thực hiện các nghĩa vụ thuế. Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - ông Trần Bắc Hà thì bình luận: "Cách đây 4 năm địa ốc đếm tiền, còn nay thì đếm tràng hạt"
    Đại diện Ngân hàng Nhà nước, ông Trần Xuân Châu, Phó vụ trưởng Vụ Tín dụng cho biết sẽ tổng hợp các ý kiến doanh nghiệp và báo cáo Thống đốc. Tuy nhiên, ông này cho rằng, các doanh nghiệp cần tự cứu mình bằng cách cơ cấu, rà soát lại hoạt động, và các khoản nợ.
    Theo Hoàng Lan
    VnExpress
  10. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Bộ Tài chính: Gói hỗ trợ không “bỏ rơi” doanh nghiệp gặp khó khăn





    [​IMG]
    Thứ trưởng Mai cho biết, tính toán sơ bộ tổng thể thì ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ 29.000 tỷ đồng trong đó giãn thuế 16.000 tỷ đồng.
    Xoay quanh việc Bộ Tài chính đề xuất gói giải pháp tổng thể nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong đó tập trung vào phương án giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và gia hạn thuế giá trị gia tăng. Tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2012 bà Nguyễn Thị Mai – Thứ trưởng Bộ Tài chính đã có phần giải đáp cụ thể xoay quanh gói giải pháp hỗ trợ này.
    Thứ trưởng Mai cho biết, nguyên tắc của gói hỗ trợ mà Bộ Tài chính trình Quốc hội thì dựa trên 5 nguyên tắc:

    • Ổn định đảm bảo kinh tế vĩ mô không để lạm phát quay lại
    • Hỗ trợ đúng doanh nghiệp khó khăn một cách kịp thời
    • Tính đến khả năng cân đối của ngân sách nhưng vẫn tạo điều kiện về vốn và thanh khoản cho doanh nghiệp từ ngân sách.
    • Phối hợp chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ
    • Gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, đặc biệt tái cơ cấu doanh nghiêp
    Theo đánh giá của Bộ Tài chính, trong nội dung các giải pháp thì những DN khó khăn chủ yếu là những doanh nghiệp gia công trong những ngành chế biến nông lâm, thủy sản, dệt may, da giày, xây dựng, doanh nghiệp BĐS, doanh nghiệp có hàng tồn kho lớn.
    Do đó, gói hỗ trợ tập trung vào thuế, thuế không chỉ miễn giảm thuế TNDN (giảm 30% năm 2012 đối với những DNNVV, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động như Nghị quyết 11 đưa ra); Chính sách giãn thuế (giãn thuế GTGT của tháng 4-5-6 thời hạn 6 tháng cho tất cả các DN không chỉ DN có lãi); Giảm 50% tiền thuê đất của DN thương mại và dịch vụ trước đây doanh nghiệp sx đã được giảm 50% lần này mở rộng ra có nghĩa là tất cả các DN; Chi ngân sách đẩy nhanh phân bổ, giải ngân chi đầu tư xây dựng cơ bản để tiêu thụ xi măng, sắt thép có tồn kho nhiều.
    Chính phủ cũng bổ sung 1.000 tỷ đồng để kiên cố hóa kênh mương đồng thời cho phép sử dụng kinh phí tạm dừng theo Nghị quyết 11 của năm 2011 được chuyển cho năm 2012. Những nội dung đó sẽ giúp tiêu thụ hàng tồn kho để DN có thể lưu thông sản xuất và mở rộng thị trường, giúp cho tình hình sản xuất của DN tốt nhất.
    Như vậy, không chỉ DN có lãi được hưởng lợi mà đứng trên cả quan điểm của cả những doanh nghiệp khó khăn.
    Thứ trưởng Mai cho biết, tính toán sơ bộ tổng thể thì ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ 29.000 tỷ đồng. Trong đó giãn thuế 16.000 tỷ đồng (GTGT 12.300 tỷ, TNDN 3.500 tỷ và các giải pháp miễn giảm thuế và các giải pháp giảm chi phí tài chính cho doanh nghiệp 4.100 tỷ đồng, giải pháp giảm 50% tiền thuê đất là 1.500 tỷ đồng, lùi thời hạn thu phí bảo trì đường bộ từ 1/6/2012 sang 1/1/2013 là 3000 – 3.200 tỷ đồng) giải pháp về chi tiêu là 2.670 tỷ đồng.
    Tiền sử dụng đất, giãn thời hạn sử dụng cho các nhà đầu tư thực sự khó khăn là 12 tháng giao cho các tỉnh, thành phố đánh giá thực tế để cân đối ngân sách địa phương.
    Tác động đến thu ngân sách 2012 khoảng 29.000 tỷ nhưng sơ bộ là giảm thu ngân sách chỉ là 9.000 tỷ
    Nguồn bù đắp với ngân sách từ việc tăng giá dầu thô, tuy nhiên điều quan trọng là giảm thu từ gói hỗ trợ lần này sẽ tạo điều kiện doanh nghiệp vượt qua khó khăn để có nguồn thu đóng cho cuối năm và các năm tiếp theo.
    Cao Sơn - Khánh Linh

    Theo TTVN

Chia sẻ trang này