Làm giàu từ chứng khóan - những thông tin bổ ích !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi tridunghtvc, 30/03/2012.

4361 người đang online, trong đó có 391 thành viên. 23:43 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 30387 lượt đọc và 999 bài trả lời
  1. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Giật mình vì đường cao tốc Việt Nam giá cao ngất ngưởng





    [​IMG]
    Chuyên gia kinh tế cho rằng chính những khoản "tiền không tên" đã góp phần đẩy chi phí làm đường cao tốc ở Việt Nam đến giá "trên trời".
    Theo thống kê của các chuyên gia kinh tế, năm 2011, chi phí làm đường cao tốc ở Việt Nam cao hơn 1,5 đến 2 lần so với các nước xung quanh như Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, thậm chí cao hơn cả Mỹ. Điều này dẫn đến việc khó thu hút đầu tư hoặc chậm thu hồi vốn.

    Chi phí cao cũng là nguyên nhân góp phần tạo thêm gánh nặng nợ nần cho nhà nước. Tuy nhiên, cho đến nay, dư luận vẫn rất mơ hồ về định mức đầu tư bình quân cho mỗi km đường cao tốc. Bởi cơ quan quản lý chuyên ngành giao thông là Bộ GTVT chưa bao giờ công bố về những con số cụ thể.
    Một trong những con đường cao tốc có chi phí "khủng" phải kể đến là Láng- Hoà Lạc (Đại lộ Thăng Long, Hà Nội). Dự án này được khởi công vào tháng 3 năm 2005 với tổng mức đầu tư là 5.379 tỉ đồng. Mục tiêu trong vòng 30 tháng, đại lộ này sẽ mở rộng thành đường cao tốc hiện đại bậc nhất Việt Nam.

    Tuy nhiên, cho đến nay, dự án chưa thể hoàn thành do gặp nhiều vướng mắc, đặc biệt là trong khâu giải phóng mặt bằng. Nếu đạt đúng tiến độ, với tổng mức đầu tư ban đầu, đại lộ Thăng Long sẽ có suất đầu tư bình quân hơn 179 tỉ đồng/km.
    Do dự án triển khai chậm, đến tháng 10/2007, bộ GTVT điều chỉnh dự án với tổng mức đầu tư điều chỉnh tăng lên đến hơn 7.527 tỉ đồng. Theo đó, giá đầu tư mỗi km lên đến hơn 250 tỉ đồng. Con số đó khiến không ít người phải giật mình, choáng váng. Bởi vì đối với một nước nghèo như Việt Nam, có nằm mơ người ta cũng không dám nghĩ đến con số đó. Nhất là trong hoàn cảnh, nhiều nơi còn không có nổi một vài trăm tỷ để xây cầu, khiến học sinh đi học phải bơi qua sông, hoặc nép mình trên những chiếc thuyền nhỏ bé, chòng chành.
    [​IMG]
    Vì đâu mà chi phí làm đường cao tốc tại Việt Nam lại cao như vậy đang là câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra hiện nay. Trong khi, chi phí công nhân của chúng ta rẻ, tay nghề kỹ sư không phải là kém, nguyên vật liệu cũng dồi dào…Nếu nói là "tiền nào của nấy" thì lại là câu chuyện càng đáng phải bàn. Không ít cung đường đắt đỏ vừa mới sử dụng đã lồi lõm ổ ga, xuống cấp nghiêm trọng. Một số chuyên gia kinh tế cho rằng, chính nạn "bôi trơn, chạy dự án" ở Việt Nam là nguyên nhân gây ra thất thoát tài sản nhà nước, góp phần đẩy gia xây dựng lên cao. Cuối cùng, trăm dâu lại đổ đầu dân.
    Độ dày của phong bì không dưới 10%?
    [​IMG]

    Theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành: "Hiện tượng bôi trơn, rút ruột công trình diễn ra khá phổ biến. Tất cả chúng ra đều biết, muốn trúng thầu, nhà thầu phải "lót tay" cho các nhà đầu tư. Và "độ dày" của phong bì không dưới 10% giá trị dự án. Nhà thầu thường rất linh hoạt ở chỗ: Trước khi đấu thầu, họ thường báo giá rất thấp, còn khi đã kí được hợp đồng, lại đưa ra một bản báo giá cao gấp 2,3 lần với đủ thứ lí do. Nhiều tuyến đường cao tốc có chi phí "trên trời" nhưng chưa làm xong đã bị sụt lún. Không phải vì đặc trưng địa hình nền đất mềm, mà là do nó bị rút ruột quá nhiều. Ngoài ra, với mỗi dự án, các nhà thầu hiển nhiên được đút túi 30%. Từng đó có số thất thoát thì công trình còn lại những gì?".
    Hầu hết đều để lại dấu hỏi về chất lượng
    [​IMG]
    TS Nguyễn Minh Phong, trưởng phòng kinh tế, Viện kinh tế phát triển Hà Nội nhận định: "Lấy việc thu phí của dân để hoàn vốn cho các công trình giao thông là giải pháp duy nhất của nhà nước trong tình hình kinh tế hiện nay. Tuy nhiên, do uy tín của các nhà thầu quá kém cho nên người dân phản ứng là chuyện đương nhiên. Hiếm có một công trình giao thông nào ở Việt Nam, từ lớn đến nhỏ, mà không để lại những dấu hỏi về chất lượng, chi phí. Vì sao làm đường cao tốc lại tốn quá nhiều tiền trong khi phí nhân công ở Việt Nam nổi tiếng rẻ? Vì quy trình xây dựng của chúng ra quá loằng ngoằng, rắc rối. Mỗi công đoạn lại nảy sinh quá nhiều vấn đề, dễ tạo điều kiện để tham nhũng, rút ruột công trình. Hơn nữa, nhiều dự án lớn, người Việt chưa đủ tầm để làm chủ, phải thuê các chuyên gia nước ngoài. Hoặc nếu là vốn của nước ngoài, họ cũng sẽ không tin tưởng giao cho nhà thầu Việt Nam. Khi công trình hoàn thành, họ sẽ bán lại cho chúng ta với giá thành cao hơn gấp nhiều lần".
    Chậm tiến độ nên nảy sinh chi phí
    [​IMG]

    Ths Trần Thị Thảo, Viện Quy hoạch Quản lý giao thông cho biết: "Có nhiều yếu tố dẫn đến phí làm đường cao tốc cao ở Việt Nam. Ví dụ, việc tính toán chưa đầy đủ khiến quá trình triển khai nảy sinh nhiều chi phí phụ không lường trước. Nhiều thiết kế ban đầu có thể phải thay đổi khi có quy hoạch mới. ở Việt Nam, do thiếu quy hoạch nên quá trình triển khai thường vấp phải sự lúng túng. Một vấn đề nan giải nữa là lãi suất từ vốn vay. Dự án càng kéo dài thì chi phí lãi vay càng tăng. Một lý do nữa là làm đường cao tốc ở nước ta thường khó hơn ở nước ngoài do địa hình địa chất phức tạp, tiền xử lý đất yếu rất tốn kém".
    Thu phí nhưng chất lượng lại kém
    [​IMG]

    Ông Nguyễn Mạnh Hùng, chủ tịch Hiệp hội vận tải Việt Nam cho biết: "Các tuyến đường cao tốc khi xây dựng vẫn còn tồn tại những thiết kế chưa sát với thực tế Việt Nam. Ngoài ra, chi phí bị đội lên cao là do tiến độ xây dựng kéo dài. Hầu hết các dự án đều không đạt mục tiêu đề ra ban đầu. Khi đi vào sử dụng, giá thành của các tuyến đường cao tốc ở Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực trong khi đó mật độ xe cộ đi lại tương đối ít (cả nước chỉ có 1,9 triệu xe). Muốn hồi vốn bằng thu phí phải mất một thời gian khá lâu. Một số quốc gia trên thế giới phân đường cao tốc thành hai loại: Đường cao tốc mất phí (dành cho những xe muốn chạy nhanh, không tốn nhiều thời gian di chuyển) và đường cao tốc không mất phí. ở Việt Nam, tuyến đường cao tốc nào cũng thu phí nhưng chất lượng lại kém, thường xuyên bị chắp vá, hỏng hóc".
    Làm một mét đường đền bù vài mét nhà
    [​IMG]

    Trao đổi với Người đưa tin PGS. TS Bùi Xuân Cậy, trưởng khoa công trình ĐH GTVT (Hà Nội) chia sẻ: "Thực tế xây dựng đường cao tốc ở Việt Nam không hề dễ. Ngoài việc đất nền yếu do địa hình chủ yếu là ruộng đồng thì việc "đất chật người đông" từ nông thôn đến thành thị là một thách thức đối với nhà nước. ở đâu cũng có dân, làm một mét đường phải đền bù 3, 4 mét nhà. Vì thê,ở chi phí cao là không tránh khỏi. Chưa nói đến việc ý thức của người dân mình kém. "Đánh hơi" thấy có dự án là chạy đến tranh đất, làm nhà, mong được đền bù".
    Nhiều nhà thầu nước ngoài phải bỏ cuộc
    [​IMG]

    Ông Trần Ngọc Hùng, chủ tịch Tổng hội xây dựng Việt Nam cho rằng: "Ở nước ta, nói đến chi phí làm đường cao tốc, có hai nguyên nhân cơ bản nhất là giải phóng mặt bằng và xử lý nền đất. Mỗi khi triển khai xây dựng bất kỳ một tuyến đường nào, các đơn vị thi công đều phải tính toán rất kỹ công tác xử lý nền đất và những sự cố phát sinh ngoài dự tính. Sự cố phát sinh thì khi nào cũng có. Đã có không ít công ty nước ngoài đăng ký và trúng thầu xây dựng đường ở Việt Nam nhưng đành phải bỏ cuộc. Chẳng hạn, một Cty Trung Quốc đã phải bỏ làm tuyến đường đi Móng Cái - Quảng Ninh".
    Theo Đào Bích - Phạm Hạnh
    Người đưa tin
  2. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Trăn trở với đầu tư công





    [​IMG]
    Các chuyên gia kinh tế, những người luôn bày tỏ lo ngại về đầu tư công, một lần nữa cùng ngồi lại trong hội thảo “Tái cấu trúc đầu tư công và tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước”.
    Do Viện Kinh tế Việt Nam tổ chức vào giữa tuần này tại Hà Nội để thảo luận về câu chuyện này.
    “Khoán trắng” đầu tư công cho địa phương
    Trong bài trình bày của mình, TS. Võ Đại Lược, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, nhắc lại những hệ lụy của đầu tư công qua câu chuyện “đại công trường Hà Giang”. Chỉ trong hơn năm năm, từ 1999-2005, tỉnh biên giới phía Bắc này đã triển khai 1.900 công trình xây dựng với tổng vốn đầu tư 3.308 tỉ đồng, trong khi ngân sách của tỉnh chỉ khoảng 230-250 tỉ đồng/năm. Hậu quả là nợ các dự án đầu tư xây dựng cơ bản của Hà Giang đã vượt quá xa khả năng ngân sách của tỉnh, khiến trung ương phải cứu trợ.
    Việt Nam đang có tới 63 nền kinh tế tỉnh thành và một nền kinh tế toàn quốc, tỉnh thành nào cũng phấn đấu trở thành những nền kinh tế công nghiệp - có các khu cụm công nghiệp, có sân bay, bến cảng, trường đại học cao đẳng, đài truyền hình và phát thanh riêng... Ngoài ra, ông Lược tính toán, cả nước hiện có 440 trường đại học và cao đẳng, chỉ có tỉnh Gia Lai chưa có, còn lại bình quân mỗi tỉnh có bảy trường đại học và cao đẳng. Việt Nam hiện có 267 khu công nghiệp (bình quân mỗi tỉnh thành có bốn khu công nghiệp); 18 khu kinh tế ven biển, 28 khu kinh tế cửa khẩu với diện tích hàng triệu héc ta và không biết lấy vốn ở đâu để có thể sử dụng có hiệu quả hết số đất đai đó…
    Riêng ông Lê Đăng Doanh đưa ra những con số: hiện nay Việt Nam đang xây dựng 20 cảng biển quốc tế, xây dựng và mở rộng 22 sân bay dân dụng trong đó có tám sân bay quốc tế… “Điều đặc biệt đáng lo ngại là quyết định chấp thuận đầu tư thường được dựa trên các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và khả năng huy động vốn trong khi các tiêu chuẩn về hiệu quả đầu tư về kinh tế - xã hội chưa được quy định chặt chẽ và chưa có hiệu lực ràng buộc pháp lý”, ông Doanh nhận xét.
    Chuyên gia Vũ Đình Ánh của Bộ Tài chính trích báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho thấy, có tới 1.757 dự án trong các lĩnh vực giao thông, thủy lợi và di dân tái định cư giai đoạn 2003-2010, có tổng mức đầu tư là 443.126 tỉ đồng, trong đó vốn trái phiếu chính phủ lên đến 424.781 tỉ đồng.
    Vì sao đầu tư công có tình trạng như vậy?
    Ông Lược viện dẫn Nghị định số 16/2005/NĐ-CP của Chính phủ cho phép các ngành và địa phương tự xét duyệt các dự án nhóm A (từ 200 tỉ đồng trở lên), nhóm B (từ 30-600 tỉ đồng) và nhóm C (từ 30 tỉ đồng trở xuống). Trong đó, chỉ có một số rất ít dự án do Thủ tướng phê duyệt. Ông Lược nhận xét, nghị định trên hầu như đã “khoán trắng đầu tư công” cho các ngành và chính quyền địa phương.
    Ông Lược tổng kết: “Các cơ quan trung ương dường như giám sát, kiểm tra chiếu lệ, mang tính hình thức, không có chế tài kỷ luật nghiêm ngặt. Hệ quả là Việt Nam đang có tới 63 nền kinh tế tỉnh thành và một nền kinh tế toàn quốc, tỉnh thành nào cũng phấn đấu trở thành những nền kinh tế công nghiệp - có các khu cụm công nghiệp, có sân bay, bến cảng, trường đại học cao đẳng, đài truyền hình và phát thanh riêng...
    Không thay đổi thể chế khó tái cấu trúc đầu tư công
    Chuyên gia Vũ Tuấn Anh của Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, mô hình phân cấp đầu tư được áp dụng từ năm 2006 tới nay là “phân cấp trắng”. Nghĩa là, vai trò của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc phân bổ theo ngành và địa phương đã giảm tới mức không còn đảm bảo được sự cân đối giữa nhu cầu đầu tư và khả năng đáp ứng không chỉ về vốn mà còn nhiều mặt khác như nguyên vật liệu, công nghệ, nhân lực kỹ thuật.

    Hệ quả là các dự án đã khởi công lâm vào tình trạng thiếu vốn triền miên, nhập siêu bùng nổ do nhập khẩu vật tư, thiết bị cho dự án, tình trạng đầu tư không đồng bộ, sử dụng công nghệ và thiết bị lạc hậu, các nhà thầu chậm tiến độ…
    Còn ông Lê Đăng Doanh thẳng thừng phê phán đầu tư công như là một sản phẩm của cơ chế xin-cho, trong đó cả hai phía “xin” và “cho” đều có lợi ích chung và lợi ích nhóm. Hệ quả là đầu tư công rất kém hiệu quả, thất thoát lên đến 20-30%, công trình rất đắt (như đường cao tốc TPHCM - Trung Lương), chưa sử dụng đã hỏng, nhiều công trình không được sử dụng... Ông Doanh nhận xét: “Rõ ràng sự kém hiệu quả của đầu tư công nằm ở quy hoạch, kế hoạch, quy trình quyết định đầu tư, tức là ở thể chế và bộ máy. Nếu không có thay đổi trong thể chế và bộ máy, rất khó có thể tái cấu trúc đầu tư công”.
    Các bài viết của các chuyên gia cho hội thảo đều ghi nhận, đầu tư công đã đóng góp không nhỏ cho cải thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật của nền kinh tế, góp phần vào tăng trưởng và phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Tuy vậy, hầu hết các ý kiến đều đồng tình cần phải tái cơ cấu đầu tư công của Chính phủ.
    Ông Doanh nhìn nhận, đề án tái cấu trúc đầu tư công phải gắn liền với cải cách luật pháp, thể chế, cơ chế quản lý đầu tư theo hướng thực hiện công khai, minh bạch. Cần đặt quá trình đầu tư dưới chế độ trách nhiệm cá nhân của từng khâu trong quy trình thiết kế, xét duyệt, nghiệm thu. Đầu tư công phải được đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan dân cử, tổ chức quần chúng có chuyên môn, báo chí và công luận. Bên cạnh đó, ông đề nghị Quốc hội sớm ban hành Luật Đầu tư công và Luật Mua sắm công.
    Trong khi đó, ông Tuấn Anh, Viện Kinh tế Việt Nam, cho rằng phải thay đổi thể chế đầu tư công theo hướng đảm bảo tính thống nhất của chiến lược phát triển quốc gia. Công tác quy hoạch dài hạn, mang tầm chiến lược phải được tập trung về trung ương, cơ chế phân quyền quyết định đầu tư phân tán hiện nay cũng cần thay đổi.

    Ông Anh cho rằng, tỷ trọng đầu tư công ở mức 40% GDP hiện nay cần phải được giảm xuống mức 30% trong 5-10 năm tới, như cách đây 10 năm. Để thực hiện lộ trình này, Nhà nước cần giảm tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách, đã lên gần 30% GDP hiện nay. Hơn nữa, Chính phủ nên thắt chặt chính sách tài khóa đang chịu thâm hụt lên tới ít nhất 10% nếu tính đủ các khoản chi từ vay trong và ngoài nước.
    Những đánh giá của các chuyên gia kinh tế ở hội thảo này sẽ hỗ trợ cho đề án tái cơ cấu đầu tư công đang soạn thảo. Tuy nhiên, hầu hết mọi người vẫn hy vọng vào sự thay đổi căn bản trong đầu tư công sau thông điệp của Tổng bí thư hồi cuối năm ngoái. Ông Doanh bình luận: “Phát biểu này là một bước đúc kết về đầu tư công và cần tổ chức thực hiện theo một lộ trình hợp lý
    Phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng về đầu tư công
    Liên quan đến việc định hướng cho đầu tư công, trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương III, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ: “Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách đầu tư phải có tầm nhìn xa, không bị “tư duy nhiệm kỳ”, tư tưởng cục bộ, bệnh thành tích, chủ quan duy ý chí hay “lợi ích nhóm” chi phối. Khắc phục tình trạng phát triển quá nhiều các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khai thác quá mức tài nguyên, khoáng sản mà chưa tính toán đầy đủ khả năng thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư, hiệu quả kinh tế - xã hội và tác động đến môi trường; cũng như tình trạng phê duyệt quá nhiều dự án vượt khả năng nguồn lực hiện có; kế hoạch đầu tư bị cắt khúc ra nhiều năm, dẫn đến đầu tư dàn trải, kéo dài thời gian thi công, nợ xây dựng cơ bản lớn, gây lãng phí, thất thoát, và hiệu quả thấp”.


    Theo Tư Giang
    TBKTSG

  3. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Thương lái Trung Quốc mua cua quỵt nợ





    [​IMG]
    Hàng chục thương lái Trung Quốc đang núp bóng khách du lịch thu mua cua ở Cà Mau và có người đã bỏ trốn, mang theo số nợ tiền tỉ của nông dân địa phương.
    Ngày 6.5, đại úy Mã Thiện Hùng, Phó trưởng ******* thị trấn Năm Căn, H.Năm Căn (Cà Mau) cho biết: “Hiện đã có nhiều đơn tố cáo đối với Wang Juanmei, tự A Kiều (SN 1974), một thương lái quốc tịch Trung Quốc đến địa phương thu mua cua và biến mất cùng món nợ hơn 10 tỉ đồng”. Dù A Kiều đã bỏ trốn từ sau tết, nhưng đến nay, nhiều người dân Xóm Miễu (thị trấn Năm Căn) vẫn chưa hết bàng hoàng. Chị Võ Thị Loan (khóm 1, thị trấn Năm Căn) kể: “Trong quá trình làm ăn, tôi có giao dịch và A Kiều nợ tôi 900 triệu đồng cùng 7 chỉ vàng; nhưng mấy tháng nay không liên lạc được”. Còn chị Trần Kim Tươi, láng giềng chị Loan cũng bị A Kiều nợ trên 500 triệu đồng. Hầu như các điểm thu mua cua ở Xóm Miễu đều bị A Kiều nợ tiền, có người bị nợ vài chục triệu đồng, cũng có người lên đến vài tỉ đồng. Như ông Trần Ngọc Đạt, bị A Kiều nợ 1,8 tỉ đồng tiền mua cua. Hôm chúng tôi đến, em gái ông Đạt cho biết ông đã sang Trung Quốc tìm A Kiều để đòi nợ.
    Theo ông Mã Thiện Hùng thì A Kiều đến thu mua cua ở H.Năm Căn từ 4 - 5 năm nay. Ban đầu, ông này trả tiền rất “ngọt”, thậm chí trả tiền trước, nhưng sau cứ lần lượt gối đầu, rồi sang nợ và cuối cùng trốn mất.
    Anh Đỗ Chí Hùng, một chủ vựa cua ở H.Năm Căn than: “Ban đầu, tôi chỉ bán cua cho bạn hàng ở TP.HCM, sau có mấy người Trung Quốc đến hỏi mua để chuyển thẳng về Trung Quốc với giá cao. Trong đó có A Mao, thời gian đầu họ thanh toán tiền rất nhanh nhưng sau đó thì rất chậm, cuối cùng họ nói không khả năng trả và không mua cua nữa. Hiện A Mao còn nợ tôi 1,7 tỉ đồng từ năm 2011 đến nay và bóng dáng A Mao cũng mất hút”.
    [​IMG]

    Những thương lái Trung Quốc thu mua cua ở H.Năm Căn - Ảnh: Gia Bách
    Dùng hộ chiếu du lịch đi gom cua
    Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, hiện các thương lái Trung Quốc không chỉ mua thông qua các chủ vựa, mà còn đến các lái nhỏ để thu gom, thậm chí còn vào tận vuông nuôi để thu mua. Họ sẵn sàng mua giá cao để nông dân “mê” bán cho họ mà không bán cho lái địa phương.
    Riêng ở địa bàn H.Năm Căn hiện có 20 thương lái Trung Quốc (chưa tính những thương lái đến, đi không trình báo), có lúc cao điểm lên đến 60 -70 người và họ đều sử dụng hộ chiếu du lịch, tạm trú rồi đi thu mua cua. Họ còn thuê xe ôm vào tận nhà dân để đặt mối “quan hệ” làm ăn lâu dài. Thu gom hàng rất “nhiệt tình” nhưng trả tiền lại rất ì ạch. “Khi đã tạo được uy tín, họ bắt đầu chây ì trong việc trả nợ. Mình bán cho họ 300 triệu đồng tiền cua, thì họ trả một ít rồi nợ lại. Mình đòi, họ nói bán tiếp thì họ trả, không bán tiếp thì thôi. Bán tiếp thì họ lại nợ tiếp, rồi cuối cùng mất tăm luôn. Họ chỉ dùng hộ chiếu du lịch nhưng đến địa phương ngang nhiên thu mua cua. Họ không đăng ký kinh doanh, núp bóng các vựa cua ở địa phương để sử dụng hóa đơn, chứng từ… họ làm như thế là một cách trốn thuế an toàn. Trong khi chúng tôi đóng các khoản thuế đầy đủ nhưng không có hàng để thu mua và không được ban ngành địa phương bảo vệ”, anh Đỗ Chí Hùng bức xúc.
    Trong khi đó, Phó trưởng ******* thị trấn Năm Căn Mã Thiện Hùng cho biết: “Chúng tôi cũng đã nhiều lần kiến nghị về trên, vì thực trạng này ảnh hưởng rất nhiều đến doanh nghiệp cũng như tình hình an ninh trật tự tại địa phương".
    Theo Gia Bách
    Thanh niên
  4. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Nhận định thị trường vàng tuần từ 07 – 11/5/2012





    [​IMG]
    Các cuộc bầu cử tại châu Âu cùng với điều chỉnh của đồng USD dự kiến sẽ ảnh hưởng lên giá vàng tuần tới.
    Trong tuần đến ngày 4/5, giá vàng giao tháng 6 trên sàn Comex chốt tại 1.645,2 USD/ounce, giảm 1,17% so với tuần trước đó. Khảo sát của Kitco với 33 nhà phân tích, thương nhân và nhà quản lý quỹ về xu hướng thị trường tuần tới, có 22 người trả lời, trong đó chỉ 10 người dự báo giá tăng, 8 cho rằng sẽ hạ và 4 người đưa ra ý kiến trung lập. Ở trường phái dự báo giá tăng, các nhà quan sát thị trường cho biết, cuối tuần trước, sau dữ liệu việc làm phát đi từ Mỹ xấu hơn dự kiến, chứng khoán đã bị bán mạnh, giá xăng dầu lún sâu còn trái phiếu kho bạc Mỹ loại 10 năm thiết lập mức thấp 3 tháng trong khi giá vàng lại tăng, chứng tỏ nhu cầu an toàn đã xuất hiện trở lại.
    Báo cáo tháng 4 với tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất 3 năm tại 8,1% nhưng chỉ 115.000 việc làm được tạo mới cho thấy nhiều thất vọng hơn là lạc quan, điều này đặt ra nhiều thách thức về chính sách tiền tệ cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ.
    Cũng theo họ, một chương trình nới lỏng định lượng (QE) mới có khả năng sẽ được đề cập trong phiên họp chính sách của Ủy ban thị trường mở vào tháng 6, đặc biệt là nếu báo cáo việc làm tháng 5 còn yếu. Theo Mike Daly, chiến lược gia kim loại quý thuộc PFGBEST, nếu điều đó xảy ra thì giá vàng sẽ hướng về 1.800 USD/ounce.
    Ở trường phái dự báo giá giảm, các nhà phân tích của Deutsche Bank chỉ ra rằng, báo cáo việc làm tháng 4 là không đủ để giúp vàng thoát khỏi vòng luẩn quẩn vốn đã duy trì suốt 6 tuần qua, bên cạnh một đồng USD ít biến động.
    Tuần này, với những diễn biến của cuộc bầu cử tại Hy Lạp và Pháp, có khả năng đồng Euro sẽ ảnh hưởng mạnh và hiệu ứng đó sẽ lan sang vàng.
    Theo kết quả khảo sát về cuộc bầu cử tại Pháp, ứng cử viên đảng xã hội Francois Hollande – người có quan điểm sẽ hành động vì một nước Pháp hài hòa, cân bằng ngân sách, tạo động lực cho tăng trưởng và NHTW châu Âu nên cắt giảm lãi suất để hỗ trợ các nước- có khả năng sẽ vượt qua ông Nicolas Sarkozy- vị tổng thống không được lòng dân nhất trong lịch sử nước Pháp.
    Ed Meir, chuyên gia tư vấn hàng hóa của INTL FCStone nhận xét, thị trường sẽ có cơ hội để đánh giá chính xác hơn về tình hình châu Âu sau các cuộc bầu cử. Nhiều khả năng, áp lực thắt lưng buộc bụng sẽ được giảm bớt và các chương trình kích thích kinh tế sẽ được giới thiệu nhiều hơn. Thêm nữa, người đứng đầu ECB ông Mario Draghi cuối tuần trước cũng phát đi thông điệp không loại trừ khả năng nới lỏng hơn nữa nếu nền kinh tế tiếp tục xấu đi. Tất cả đều sẽ làm suy yếu đồng Euro trong ngắn hạn và bất lợi cho vàng.
    Về lâu dài, nếu ECB giảm lãi suất và thực hiện mua trái phiếu chính phủ như các nhà phân tích gợi ý thì vàng sẽ được lợi.
    Nguyễn Hằng

    Theo TTVN/Kitco
  5. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
  6. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67


    Bạn thân yêu đã quên tôi rồi ? :-o
    Hay chẳng muốn tôi vào đây chơi ? [-)
    Người thì được 2 - 3 lần nhắc ... :-"
    Hay giờ bạn không cần đến tôi ? ;))

    :-??:-??:-??:-??:-??:-??:-??:-??

    ~X~X~X~X~X
  7. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    :-??:-??:-??:-??:-??:-??
  8. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    =D>=D>=D>=D>=D>=D>[r2)][r2)][r2)][r2)]
    @ptkh ,@Shapphire5 , @hoatimbanglang , @talatoi , @Quang-Trung , @namson67 , @thangbomnhat , @caominhhuy , @yht267 , @MAYRUI.COM , @hocchoick2010 , @F999 , , @ndl_70 , @vietsopetro , @Prince_Dalat , @Hoanghontim2011 , @ndl_700 , @Golgotha , @solomong , @TALATA , @gatrong_67 .... @tranthuylinh82 ... @hoanglansv ..., @4_mua ............[/
  9. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
  10. hoanglansv

    hoanglansv Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2012
    Đã được thích:
    288
    Hi hi. Chào các bác. Tranh thủ lúc nghỉ vào F319 một tý. Chúc buổi còn lại các bác toàn thấy em tím iu xuất hiện. \:D/
    PHH của em vẫn trần. Mai em bán ngay đầu phiên các bác ạ. :-bd
    Dòng dầu khí lên mạnh quá. Bác nào đang cầm họ P vui phải biết. [r2)]

Chia sẻ trang này