Làm giàu từ chứng khóan - những thông tin bổ ích !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi tridunghtvc, 30/03/2012.

3530 người đang online, trong đó có 107 thành viên. 01:03 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 30287 lượt đọc và 999 bài trả lời
  1. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Giỏi quá !!![};-[};-[};-[};-
  2. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
  3. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    Nhìn chữ ký của tớ đi nào ! :-bd:-bd:-bd
  4. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
  5. hoanglansv

    hoanglansv Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2012
    Đã được thích:
    288
    Em xin chúc mừng bác. [r2)]
  6. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    CTCK: Lách margin để xả hàng





    [​IMG]
    Dường như một vài CTCK đã tìm được cách để luồn lách những quy định về margin, chủ yếu là tư vấn rồi bán những CP bị “kẹp hàng”.
    Theo quy định, tỷ lệ ký quỹ ban đầu khi sử dụng sản phẩm giao dịch ký quỹ (margin) không được thấp hơn 60%, tức để mua 10 đồng, NĐT sẽ bỏ ra 6 và CTCK hỗ trợ 4 đồng. Khoản tiền margin của khách hàng cũng được quản lý trên tài khoản giao dịch ký quỹ, tách biệt với tài khoản giao dịch chứng khoán “gốc” ban đầu. Nhưng dường như một vài CTCK đã tìm được cách để luồn lách những quy định về margin, chủ yếu là tư vấn rồi bán những CP bị “kẹp hàng”. CP 3 lợi ích
    Theo dõi diễn biến của PVA (Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Nghệ An) từ đầu tháng 4 đến nay, chỉ có 1 lần duy nhất CP này tăng được hơn 3 phiên, còn lại hầu như tăng giảm xen kẽ hoặc 2 phiên tăng 1 phiên giảm. PVA là một trong những CP nóng nhất năm 2010 với những yếu tố liên quan như tăng hỗn, đội lái và cả hoạt động giao dịch ký quỹ (đòn bẩy tài chính).
    Cách đây 2 năm, một số NĐT dày dạn kinh nghiệm đã nói rằng, muốn xem tình hình bán giải chấp của thị trường đã kết thúc hay chưa, cứ nhìn vào diễn biến của PVA. Người thắng lớn với PVA rất nhiều nhưng số người “chết” vì PVA cũng không ít và phạm vi không chỉ có NĐT mà còn lan sang cả CTCK.
    Cũng chính vì vậy, mặc dù cơn sốt PVA và những thiệt hại đã chấm dứt được gần 2 năm, nhưng vẫn có một loạt câu hỏi được đặt ra: Còn bao nhiêu NĐT, đội lái vẫn bị “kẹp hàng” PVA và đang nợ CTCK tiền vay để giao dịch CP này? Có bao nhiêu CTCK vẫn còn hàng giải chấp PVA?
    Hoạt động giao dịch ký quỹ thời điểm đó chưa được luật hóa như hiện nay, nên rất khó định lượng mức độ ảnh hưởng kéo dài đến ngày hôm nay. Do vậy có thể CTCK cũng xử lý hàng giải chấp, nhưng chỉ mới một phần, phần còn lại sẽ là khởi điểm cho nhiều câu chuyện, chiêu trò thú vị.
    Chẳng hạn CP tăng giá được 1-2 phiên lập tức đã xuất hiện lực bán ra chốt lời, trong khi quy trình thanh toán hiện nay vẫn là T+4. Như vậy bên bán ra sẽ phải có sẵn CP trong tay và những người có sẵn này có thể là NĐT đã gom mua CP lúc giá rẻ, cổ đông lớn và cũng có thể chính là các NĐT vẫn đang bị “kẹp hàng” và CTCK dính hàng giải chấp.
    Theo tìm hiểu của ĐTTC, do hàng giải chấp của nhiều CTCK có mức giá cao, trong khi mức giá hiện nay dù có tăng cũng chưa đủ để bán ra và hòa vốn. Vì vậy, đã xuất hiện thỏa thuận giữa CTCK và các NĐT, đội lái bị “kẹp hàng”. Theo đó, chỉ cần ký quỹ một phần tiền mang tính chất “thế chân”, CTCK sẽ cho các đội lái, NĐT sử dụng lại số CP giải chấp của mình (trước đây) để “đánh lên, đánh xuống”.
    Nếu lỗ sẽ được cấn trừ vào phần tiền thế chân, còn nếu có lãi, giữa CTCK và đối tác sẽ có thỏa thuận ăn chia, phần để NĐT có lãi để đánh tiếp, phần sẽ “trả nợ” dần dần cho CTCK. Cách làm này sẽ tạo ra 3 lợi ích: CTCK vừa lấy lại được khách hàng vừa tăng doanh số, nợ giảm dần, đồng thời NĐT có cơ hội tạo ra lợi nhuận. NĐT từ chỗ “hết tiền” hoặc còn rất ít tiền, giờ lại được CTCK tạo cơ hội “làm lại cuộc đời” khi nắm trong tay một lượng lớn CP dù số tiền ký quỹ không cần quá lớn.
    Tuy nhiên, những CP nào thuộc “nhóm 3 lợi ích”, NĐT bên ngoài rất khó tìm kiếm lợi nhuận. Với cách đánh 2-3 tăng rồi 1-2 giảm xen kẽ với nhau, NĐT không tìm hiểu kỹ lưỡng sẽ dễ đưa tiền cho “nhà cái”.
    Ký quỹ tỷ lệ “vàng”
    Chỉ cần là khách hàng quen thuộc và có uy tín với CTCK, việc sử dụng các tiện ích của CTCK, trong đó có hoạt động margin là điều khá dễ dàng. Và cũng chỉ cần theo chân những NĐT dạng này, việc “thương lượng” các tỷ lệ sử dụng margins từ 6:4 xuống còn 5:5 thậm chí… 3:7 hoặc 1:4 cũng không có gì khó khăn.
    Tất nhiên, để có đòn bẩy lớn, NĐT không thể sử dụng theo cách thức thông thường mở tài khoản, đóng tiền giao dịch rồi mở tài khoản ký quỹ để giao dịch. Lúc này, việc mở tài khoản là chính, đóng tiền thực chất chỉ mang tính chất thế chân, NĐT sẽ dùng một tài khoản khác mà CTCK lập ra để giao dịch.
    Nếu thắng, CTCK sẽ có cách đưa phần tiền lãi cho NĐT và NĐT cũng sẽ rút vốn gốc dễ dàng, còn ngược lại nếu thua lỗ thì phần tiền trên tài khoản chính của NĐT sẽ bị “khóa” theo số lỗ. Điểm đặc biệt ở đây là với cách thức tạo tài khoản ký quỹ “chân gỗ” này, NĐT sẽ không bị giới hạn những loại CP không được giao dịch ký quỹ và có thể mua vào rất thoải mái.
    Với cách thức vừa nêu, CTCK và NĐT có thể “lách” được quy định của các cơ quan quản lý về các loại hàng hóa trong giao dịch ký quỹ, còn để “lách” được về tỷ lệ ký quỹ, sẽ lại có một cách thức khác. Thí dụ: NĐT nộp vào tài khoản 300 triệu đồng, chiếu theo tỷ lệ 6:4 theo quy định thì số tiền hỗ trợ thêm sẽ chỉ là 200 triệu đồng, NĐT sẽ chỉ được mua tổng cộng 500 triệu đồng.
    Tuy nhiên, chỉ cần một vài thủ thuật đơn giản, sức mua của NĐT có thể tăng lên 1 tỷ đồng. Theo đó, nếu CTCK vẫn quản lý tài khoản khách hàng theo kiểu tài khoản tổng, thì một lệnh chuyển tiền nội bộ 300 triệu đồng sẽ được thực hiện vào tài khoản có sẵn 300 triệu đồng, lúc này NĐT sẽ có 600 triệu đồng, từ đó sẽ thực hiện hợp đồng giao dịch ký quỹ, vẫn tuân theo tỷ lệ 6:4 và số tiền được hỗ trợ thêm sẽ là 400 triệu đồng.
    Sau một thời gian, đến khi kết thúc giao dịch, NĐT sẽ lại chuyển ngược 300 triệu đồng đã vay theo hình thức chuyển tiền nội bộ và trả lại cho CTCK. Cách lách này đã “hóa giải” tỷ lệ 6:4 theo quy định và gia tăng thành 3:7.
    Theo tìm hiểu của ĐTTC, cho đến thời điểm này những cách lách vừa nêu chỉ giới hạn trong phạm vi hẹp, bởi phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ cũng như uy tín của khách hàng CTCK mới dám rộng tay. Với cách lách giới hạn CP, nếu NĐT không tin CTCK, việc đánh trên một tài khoản “lạ” và chốt được lời hay lỗ và rút tiền là điều không thể.
    Còn với cách lách tỷ lệ ký quỹ, việc các lệnh chuyển tiền nội bộ mặc dù thực hiện dễ, nhưng vì là lách nên không thể tạo ra chứng từ cho thấy CTCK cho khách hàng vay.
    Các CTCK sẽ đưa ra lý lẽ rằng, việc lách các quy định margin nếu có cũng chỉ vì “nồi cơm” của mình, nếu không lách thậm chí sẽ mất khách. Như đã nói ở trên, các hình thức “độc đáo” này rất giới hạn. Nhưng thử hỏi nếu thị trường tiếp tục diễn biến thuận lợi và hưng phấn hơn nữa, các CTCK có thể “dằn lòng” mà tiếp tục nghiêm túc (có giới hạn) hay lúc đó sẽ lại bước vào một cuộc cạnh tranh gay gắt với những chiêu trò khác nhau hay không?
    Một mặt các CTCK luôn “kêu than” các đối thủ đã không cạnh tranh đúng mực trong hoạt động cấp margins cho khách hàng, nhưng mặt khác lại vẫn luôn có ý định lách luật, phải chăng các CTCK đang mâu thuẫn với chính mình.
    Theo Thái Ca - Minh Hà
    Sài gòn đầu tư tài chính
  7. VinaBull

    VinaBull Guest

  8. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Dự thảo mới về CTCK: Vừa quá lỏng vừa quá chặt





    [​IMG]
    Theo điều 57 (các hành vi bị cấm) của dự thảo, công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ đầu tư không được trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện hành vi dự báo giá của chứng khoán.
    Các công ty chứng khoán có một năm kể từ ngày thông tư mới có hiệu lực để sửa đổi điều lệ và điều chỉnh các tỷ lệ đảm bảo theo quy định - đây là điều khoản cuối cùng của dự thảo. Nó cho phép các công ty chứng khoán thời gian dài để thích nghi với sự thay đổi, nhưng quan trọng là liệu sự thay đổi ấy có phù hợp với thực tế. Có không ít quy định quá lỏng hoặc quá chặt đang khiến các công ty chứng khoán bối rối.
    Không được dự báo giá chứng khoán?
    Theo điều 57 (các hành vi bị cấm) của dự thảo, công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ đầu tư không được trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện hành vi dự báo giá của chứng khoán.
    Mục đích của quy định trên mới nhìn thoáng qua khá tốt đẹp. Nó ngăn ngừa việc công ty chứng khoán đưa ra nhận định sai lệch, có thể kích nhà đầu tư mua bán một loại cổ phiếu, trái phiếu nào đó. Nhìn xa hơn, nó bảo vệ công ty niêm yết vì mọi động thái dẫn tới việc giao dịch một chứng khoán theo chiều giá lên hoặc xuống có thể tác động tới hoạt động của doanh nghiệp, không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của đơn vị đó.
    Nhưng thực tế không như vậy. Cái khác cơ bản của chứng khoán so với các ngành nghề khác là sự biến động của giá cổ phiếu, trái phiếu. Không chỉ ở Việt Nam, mà tại bất kỳ quốc gia nào trên thế giới nơi thị trường chứng khoán hoạt động, người ta dự báo giá cổ phiếu. Các tổ chức tài chính đều có bộ phận nghiên cứu, phân tích, dự báo sự biến động giá chứng khoán. Những dự báo đó mang tính tham khảo. Tổ chức càng chuyên nghiệp, kinh nghiệm, dự báo càng sát với thực tế, thì càng được người ta tham khảo nhiều. Tuy nhiên, nhà đầu tư mới là người quyết định và tự chịu trách nhiệm về giao dịch của mình.
    Việt Nam không nằm ngoài quy luật đó. Đã từ nhiều năm nay những công ty chứng khoán lớn đều có bản tin phân tích, nhận định thị trường, đánh giá các công ty niêm yết, triển vọng cổ phiếu với giá mục tiêu khác nhau. Dự báo giá cổ phiếu sai, đúng là chuyện bình thường. Không ai thắc mắc giá cổ phiếu dao động đúng hay không đúng nhận định của công ty chứng khoán.
    Tại sao một hành vi bình thường của chứng khoán như vậy lại bị dự thảo thông tư cấm?

    Công ty chứng khoán không phải ngân hàng
    Những quy định về hạn chế đầu tư, hạn chế vay nợ của dự thảo rất chặt, mang hơi hướng điều kiện đảm bảo các chỉ tiêu an toàn tài chính của tổ chức tín dụng. Chỉ có điều công ty chứng khoán không phải ngân hàng thương mại, nên nếu các quy định quá chặt đó được thực thi, nó sẽ bóp nghẹt hoạt động của một loại chủ thể trên thị trường.
    Hãy xem điều 42 (hạn chế vay nợ). “Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán không được vượt quá ba lần (giá trị tổng nợ không bao gồm tiền gửi giao dịch của khách hàng, quỹ phúc lợi khen thưởng, dự phòng trợ cấp mất việc, dự phòng bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư); và nợ ngắn hạn tối đa bằng tài sản ngắn hạn”. Và “công ty chứng khoán chỉ được vay tiền từ các tổ chức tín dụng”.
    Khoan nói con số cố định ba lần có hợp lý. Chứng khoán Việt Nam với tuổi đời 12 vẫn đang được thế giới xếp vào hàng “cận biên”, chưa được lên mức “mới nổi” bởi sự biến động rất thất thường của nó. Chính từ sự thất thường mà con số cố định ba lần trở nên cứng nhắc. Lẽ ra tỷ lệ đó phải được điều chỉnh hợp lý theo thị trường. Ngân hàng Nhà nước đã rút ra bài học này. Thay vì quy định tỷ lệ cho vay chứng khoán là bao nhiêu phần trăm so với tổng dư nợ hay vốn tự có như trước đây, nay cơ quan quản lý ngành ngân hàng chủ trương tỷ lệ cho vay chứng khoán theo quy định từng thời kỳ. Tổng nợ và vốn chủ sở hữu là những định lượng thường xuyên thay đổi, nên mọi tỷ lệ liên quan đến chúng cần sự điều hành linh hoạt, uyển chuyển.
    Chứng khoán Việt Nam với tuổi đời 12 vẫn đang được thế giới xếp vào hàng “cận biên”, chưa được lên mức “mới nổi” bởi sự biến động rất thất thường của nó.
    Thứ nữa, có nên cho phép công ty chứng khoán chỉ được vay tiền từ tổ chức tín dụng? Thời gian qua hoạt động ủy thác đầu tư của công ty chứng khoán bùng nổ. Nhiều doanh nghiệp, cá nhân cho công ty chứng khoán vay tiền. Trong hai năm thị trường con gấu 2010-2011, đa phần cá nhân, tổ chức ủy thác tiền cho công ty chứng khoán lỗ nặng.
    Đây hoàn toàn là quan hệ dân sự và thuộc diện điều chỉnh của Bộ luật Dân sự. Nếu muốn ngăn ngừa hoạt động ủy thác đầu tư, mà quy định công ty chứng khoán chỉ được vay tiền từ ngân hàng, thì chẳng khác nào cực đoan. Doanh nghiệp thông thường được khuyến khích nhận sự góp vốn từ mọi thành phần kể cả người thân, bạn bè để kinh doanh. Ngân hàng là địa chỉ cuối cùng để vay mượn. Nhưng với công ty chứng khoán thì chỉ được vay ngân hàng.
    Đầu vào của công ty chứng khoán là thế, còn đầu ra thì sao?
    Theo điều 44 (hạn chế đầu tư), công ty chứng khoán không được mua, góp vốn mua bất động sản trừ trường hợp làm trụ sở hội sở, chi nhánh, phòng giao dịch; không được sử dụng quá 40% vốn chủ sở hữu để đầu tư mua cổ phần hoặc tham gia góp vốn vào các tổ chức khác.
    Hầu hết công ty chứng khoán có chức năng tự doanh, nên giới hạn 40% nói trên là eo hẹp. Với những công ty không có dịch vụ ký quỹ, hỗ trợ tài chính cho khách hàng, chỉ tập trung vào nghiệp vụ tự doanh, thì 40% là “khoảng vùng vẫy thiếu không khí”. Ngay cả khi công ty chứng khoán sử dụng 80-90% vốn chủ sở hữu để đầu tư cổ phiếu, mức độ an toàn cũng không phải đã đi quá xa. Còn sử dụng vốn vay để đầu tư là chuyện khác. Ở đây không nên nhầm lẫn giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay!
    Cũng cần lưu ý là ngân hàng không được đầu tư vượt quá 11% vốn tự có vào một tổ chức bởi ngân hàng có chức năng huy động vốn trong dân, trong khi công ty chứng khoán không có chức năng này.
    Các quy định mới về công ty chứng khoán là cần thiết, nhất là trong bối cảnh tái cơ cấu khối này đang được tiến hành. Tuy nhiên mới không có nghĩa là rời xa cuộc sống. Những quy định pháp luật không phù hợp với thực tế sẽ khó tồn tại lâu dài.
    Theo Lưu Hảo
    TBKTSG
  9. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Người Trung Quốc chán dùng hàng “Made in China”





    [​IMG]
    Các công ty Trung Quốc đã tận dụng lợi thế giá rẻ để chiếm lĩnh thị trường mà không chú trọng đến xây dựng thương hiệu. Giờ đây, xu hướng tiêu dùng thay đổi khiến họ chao đảo.
    Theo một nghiên cứu mới đây từ Barclays Capital, sau nhiều lần tăng lương, người tiêu dùng Trung Quốc không chỉ trở nên giàu có hơn mà còn đang thay đổi xu hướng mua sắm. Họ tìm đến những sản phẩm cao cấp hơn và thường là sản phẩm nước ngoài.

    Barclays cũng cảnh báo các công ty ở Trung Quốc đại lục đã xao lãng việc đầu tư xây dựng thương hiệu, R&D và phát triển sản phẩm giờ đây sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng. Rất nhiều công ty nội địa đã tận dụng được lợi thế chi phí sản xuất và phân phối thấp để chiếm lĩnh thị trường trong nước. Giờ đây, khi kỷ nguyên giá rẻ kết thúc, các công ty này không cải tiến kịp và rất dễ chao đảo.

    Cũng theo Barclays, có ít nhất 10 công ty đã đánh mất từ 35% đến 85% thị phần trong vòng 2 năm qua. Trong số này có những thương hiệu Anta, Li Ning và China Dongxiang cũng như thương hiệu thời trang Ports Design.

    Trước đây, các công ty Trung Quốc luôn bị chỉ trích vì yếu kém trong xây dựng thương hiệu khiến các công ty này gặp khó khăn trong việc thực hiện đầu tư ở nước ngoài. Những thương hiệu thành công và lọt được vào danh sách các thương hiệu dẫn đầu là do có lịch sử lâu đời, điển hình như ngân hàng ICBC với hơn 16.000 chi nhánh.

    Trong khi đó, các doanh nghiệp nước ngoài có thể lấn sâu hơn vào thị trường bán lẻ Trung Quốc vốn được lập lại trật tự từ khi nước này gia nhập WTO cách đây một htapaj kỷ. Đây là lĩnh vực dễ dàng thâm nhập hơn so với các lĩnh vực bị hạn chế như ngân hàng, viễn thông và bảo hiểm.

    Báo cáo của Barclay cũng chỉ ra một số điều thú vị khác trong quá trình thâm nhập ngày càng sâu rộng của các công ty đa quốc gia vào thị trường Trung Quốc với những khoản đầu tư lớn. Cả Nike và Adidas đều đã mở rộng hoạt động ở những thành phố loại 3 của Trung Quốc và lấy đi thị ơhaafn từ các hãng sản xuất đồ thể thao trong nước.

    Tốc độ tăng trưởng năm 2011 của Coca Cola là 13%, lần đầu tiên đã bắt kịp với Tingyi – hãng sản xuất mì ăn liền và đồ uống lớn nhất Trung Quốc. Coca Cola cũng có kế hoạch đầu tư 4 tỷ USD vào Trung Quốc trong 3 năm tới.

    P&G lại cho rằng đã đạt đến số lượng người tiêu dùng là 1 tỷ người trên tổng số dân 1,4 tỷ của Trung Quốc cùng với doanh số đạt được ở đây đạt 2 tỷ USD/năm. Hãng này cũng dự định đầu tư 1 tỷ USD vào Trung Quốc trong 2 hoặc 3 năm tới. Với việc mua lại cổ phần của Hsu Fu Chi và Yinlu, Nestlé thu được doanh thu khoảng 5 tỷ USD từ thị trường Trung Quốc.

    Không chỉ có các công ty phương Tây thâm nhập vào Trung Quốc. Unicharm, hãng sản xuất các sản phẩm tiêu dùng hiện cũng đã nâng doanh số ở Trung Quốc lên 44,7 tỷ yên (tương đương 560 triệu USD). Năm 2006, doanh số của Unicharm ở Trung Quốc chỉ đạt 10 tỷ yên.

    Trước những thử thách này, các công ty Trung Quốc phải tìm kiếm các giải pháp ứng phó. Tuần trước, Bright Foods đặt tại Thượng Hải vừa thông báo mua lại 60% cổ phần của công ty ngũ cốc Weetabix của Anh với giá 1,2 tỷ bảng (tương đương 1,89 tỷ USD). Bright Foods nhấn mạnh mục đích mua lại nhãn hiệu nổi tiếng trên toàn cầu này là nhằm tận dụng công nghệ tiên tiến và nâng cao vị thế cạnh tranh.

    Anh Thư

    Theo TTVN/Marketwatch

  10. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Giá cao su xuất khẩu sang Trung Quốc cao nhất 5 tháng





    [​IMG]
    Tuy nằm trong đợt nghỉ lễ Quốc tế lao đông 1/5, nhưng các doanh nghiệp và thương gia Trung Quốc đẩy mạnh giao dịch với các đối tác nước ta để tăng sản lượng cao su nhập khẩu.
    Theo nguồn tin từ Bộ Công Thương, trong tuần đến ngày 2/5/2012, giá cao su thiên nhiên xuất khẩu sang Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái tăng liên tục và đạt mức 23.400 NDT/tấn, cao nhất trong 5 tháng trở lại đây. Tuy nằm trong đợt nghỉ lễ Quốc tế lao đông 1/5, nhưng các doanh nghiệp và thương gia Trung Quốc đẩy mạnh giao dịch với các đối tác nước ta để tăng sản lượng cao su nhập khẩu.
    Những ngày đầu tuần, khối lượng giao dịch đạt khoảng 1.500 tấn, các ngày cuối tuần đạt đến 1.700 tấn/ngày. Có 60% lượng sản phẩm cao su thiên nhiên nhập khẩu do các doanh nghiệp và thương gia thuộc tỉnh biên giới Quảng Tây xúc tiến, số còn lại thuộc các thị trường khu vực phía Bắc Trung Quốc nắm cơ hội giao dịch.
    Theo dự báo, trong tháng 5 này, số doanh nghiệp và thương gia thuộc các vùng miền ngoài tỉnh biên giới Quảng Tây (Trung Quốc) sẽ tập trung nhiều hơn về cặp cửa khẩu quốc tế Đông Hưng – Móng Cái để giao dịch nhập khẩu các sản phẩm cao su thiên nhiên của vụ mới khai thác, có giá cao hơn sản phẩm vụ trước còn tồn khoảng 5-8%.
    Hiện nay, khoảng 20% số khách hàng Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu cao su hỗn hợp (nguyên liệu gốc là SVR3L), giá gần 24.000 NDT/tấn, giao dịch hệ chính ngạch. Một số xưởng chế biến cao su hỗn hợp đặt tại thành phố cửa khẩu Móng Cái đã kịp thời xúc tiến hoạt động để đáp ứng nhu cầu này của phía đối tác. Tuy nhiên, mỗi ngày chỉ xuất xưởng được 350 tấn (của 3 xưởng) để xuất khẩu, trong khi phía đối tác giao dịch nhập khẩu tới 600 tấn/ngày. Nguyên nhân sản lượng xuất xưởng thấp là do thiếu nhiều loại phụ liệu cần thiết.
    Mủ cao su tươi của vụ khai thác mới cũng đang là mặt hàng phía đối tác Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu cao. Giá mủ tươi hàm lượng 70% hiện ở mức 19.500 NDT/tấn. Khách hàng nhập khẩu hầu hết là thuộc khu vực thị trường Quảng Tây, Quảng Đông, có địa lý thuận lợi liền kề cửa khẩu, giao nhận và vận chuyển hàng nhanh gọn, hạn chế rất lớn việc mủ cao su xuống cấp, tránh thiệt thòi cho cả hai bên. Hiện nay, sản lượng mủ cao su tươi xuất khẩu còn rất ít, chỉ đạt khoảng 100 tấn/ngày, trong khi nhu cầu nhập khẩu của đối tác cao gấp 4-5 lần số lượng hiện xuất khẩu.
    Phương Thảo

    Theo TTVN/Thị trường

Chia sẻ trang này