1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Làm giàu từ chứng khóan - những thông tin bổ ích !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi tridunghtvc, 30/03/2012.

4573 người đang online, trong đó có 310 thành viên. 19:55 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 30544 lượt đọc và 999 bài trả lời
  1. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Mía đường, mảnh đất màu mỡ?





    [​IMG]
    Những người đầu tư vào ngành mía đường cần có một chiến lược đầu tư đúng đắn và bền vững cho nguyên liệu, đảm bảo đáp ứng ổn định nhu cầu trong nước và tiến tới xuất khẩu ra nước ngoài.
    Mặc dù tình hình kinh tế đang khó khăn, quí 1 vừa qua các doanh nghiệp trong ngành mía đường vẫn đạt được kết quả kinh doanh khả quan, thu hút sự chú ý của nhà đầu tư lớn trong lĩnh vực này.
    Giá vốn tăng, lợi nhuận vẫn tăng
    Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến ngày 15-4 các nhà máy đã ép được 12.615.000 tấn mía, tăng 1.280.000 tấn so với cùng kỳ; lượng đường sản xuất được là 1.118.000 tấn, tăng 78.700 tấn so với cùng kỳ. Trong thời gian từ tháng 3 đến giữa tháng 4, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 220.000 tấn đường, tăng gần 147.000 tấn so với cùng kỳ năm trước.
    Xét về doanh thu tài chính, kết thúc quí 1, các doanh nghiệp mía đường niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam đều công bố kết quả kinh doanh rất khả quan. Công ty cổ phần Đường Kontum (KTS) đạt lợi nhuận sau thuế quí 1 là 16,2 tỉ đồng, đạt 47% kế hoạch cả năm 2012. Lãi cơ bản trên cổ phiếu quí 1 của KTS cũng đạt mức cao nhất trong số các doanh nghiệp mía đường niêm yết (4.154 đồng/cổ phiếu).
    Đường Bourbon Tây Ninh (SBT) tuy đạt lợi nhuận sau thuế cao nhất trong số các doanh nghiệp đường niêm yết (95,2 tỉ đồng), nhưng chỉ bằng 52% so với quí trước. Nguyên nhân do giá vốn đường tăng hơn 65% so với cùng kỳ nên mặc dù tổng doanh thu cao hơn cùng kỳ năm trước nhưng lợi nhuận sau thuế của SBT chỉ đạt được mức khiêm tốn, và vẫn nằm trong chỉ tiêu 2012.
    Tình trạng giá bán giảm và giá vốn tăng khiến mức lợi nhuận giảm bớt cũng xảy ra tương tự ở Công ty cổ phần Đường Biên Hòa (BHS) và Mía đường Nhiệt điện Gia Lai (SEC). Doanh thu BHS tăng 13,62%, tương ứng 83 tỉ đồng so với cùng kỳ năm ngoái, tuy vậy, lợi nhuận sau thuế của BHS chỉ đạt trên 30 tỉ đồng, tương ứng 77% cùng kỳ năm trước, và chỉ đạt 22% kế hoạch năm 2012. Lợi nhuận sau thuế của SEC cũng chỉ đạt 60% cùng kỳ năm ngoái, nhưng công ty cũng đã hoàn thành 32% chỉ tiêu năm 2012 chỉ trong quí 1.
    Ngoài việc phải giảm giá bán và chịu sự gia tăng của giá vốn hàng bán trong quí 1, Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn (LSS) còn phải gánh cả chi phí lãi vay 12,5 tỉ đồng, cao gấp hơn chục lần so với cùng kỳ năm ngoái là 937 triệu đồng. Điều này khiến lợi nhuận sau thuế của LSS chỉ ở mức khiêm tốn là 24,3 tỉ đồng, bằng một phần tư so với cùng kỳ năm trước và chỉ đạt khoảng 10% so với kế hoạch năm 2012.
    Ở một thị trường mía đường đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ như hiện nay, kiểm soát một tỷ trọng lớn của tổng sản lượng mía đường sẽ đem lại lợi thế không nhỏ cho một nhóm tổ chức trong việc kiểm soát giá cả và cung cầu trên thị trường. Bên cạnh các công ty niêm yết, mặc dù tình hình kinh tế đang khó khăn, nhiều công ty đại chúng trong ngành mía đường vẫn đạt được kết quả kinh doanh khả quan. Tiêu biểu có Công ty cổ phần Mía đường 333 (S33), Công ty cổ phần Mía đường La Ngà, Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi... Nguyên nhân chính do sản lượng mía đường vụ mùa 2011-2012 lần đầu tiên vượt nhu cầu tiêu thụ trong nước, các doanh nghiệp có điều kiện xuất khẩu nhiều hơn.
    Cùng lúc đó, nhu cầu mua đường năm nay của Trung Quốc khá cao. Nước này đang thiếu 2 triệu tấn đường (theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam) và có nhu cầu mua tích trữ 1 triệu tấn. Giá bán sang thị trường nước ngoài cũng cao hơn thị trường trong nước. Điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mía đường lên kế hoạch mở rộng quy mô trong năm nay, là cơ hội tốt để các nhà đầu tư bước chân vào mảnh đất màu mỡ này.
    Nhà đầu tư lớn trong lĩnh vực mía đường
    Sự lên ngôi của các doanh nghiệp mía đường vụ mùa 2011-2012 đã thu hút sự chú ý của giới đầu tư, trong đó có gia đình ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (STB).
    Trên thực tế, mía đường không phải là lĩnh vực mới mẻ với gia đình ông Thành. Các công ty của nhóm cổ đông Đặng Văn Thành đã đầu tư vào các doanh nghiệp mía đường từ cách đây nhiều năm. Đơn cử Công ty cổ phần Thành Thành Công do bà Huỳnh Bích Ngọc (vợ ông Thành) làm Chủ tịch Hội đồng quản trị cũng là một doanh nghiệp mía đường từ năm 1979. Thành Thành Công và Công ty Chứng khoán Sacombank (SBS) đều là cổ đông quan trọng của Đường Ninh Hòa (NHS) với tỷ lệ cổ phần lần lượt là 23,24% và 5,79% từ trước khi doanh nghiệp này niêm yết vào tháng 6-2010 tại HSX.
    Chỉ bốn tháng sau khi Đường Ninh Hòa niêm yết thì Thành Thành Công chính thức chào mua và Đường Ninh Hòa trở thành công ty con của Thành Thành Công từ đó (tỷ lệ sở hữu 51%). Thành Thành Công cũng đồng thời là cổ đông sáng lập của Công ty cổ phần Đường Bình Định và còn có một công ty con là Công ty TNHH Thương mại Thành Thành Công chuyên kinh doanh đường.
    Cũng trong năm 2010, nhóm cổ đông Đặng Văn Thành thâu tóm Công ty cổ phần Bourbon Tây Ninh (SBT) với cổ phần sở hữu lên tới 64% do ba công ty, Công ty cổ phần Thành Thành Công, Công ty TNHH Đặng Thành, và SBS đại diện tại SBT (nay còn 49,5% sau khi SBS rút khỏi SBT), cũng do bà Huỳnh Bích Ngọc giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị.

    Một công ty mía đường khác đang giao dịch ở Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn là Công ty cổ phần Mía đường 333 (S33) cũng chịu ảnh hưởng của nhóm cổ đông Đặng Văn Thành bởi NHS sở hữu 41,12% vốn điều lệ của công ty. Thành Thành Công cũng sở hữu trực tiếp 2% và gián tiếp 19,85% vốn điều lệ S33 thông qua khoản đầu tư của NHS. Ngoài ra, NHS cũng sở hữu 41,9% vốn điều lệ Đường Phan Rang. Gần đây nhất bà Huỳnh Bích Ngọc được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị Đường Biên Hòa tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2012…
    Như vậy là trong số 39 doanh nghiệp mía đường trong cả nước thì có đến gần chục doanh nghiệp chịu ảnh hưởng hoặc có mối quan hệ với nhóm cổ đông Đặng Văn Thành. Hơn nữa, đây là những công ty đóng vai trò quan trọng trong tổng sản lượng mía đường cả nước, theo tính toán, tương đương 32,6% tổng sản lượng đường, và 14% tổng sản lượng mía ép.
    Ở một thị trường mía đường đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ như hiện nay, kiểm soát một tỷ trọng lớn của tổng sản lượng mía đường sẽ đem lại lợi thế không nhỏ cho một nhóm tổ chức trong việc kiểm soát giá cả và cung cầu trên thị trường. Trước thực tế sản lượng mía đường hiện nay chỉ đủ cho nhu cầu trong nước, đây sẽ là một thách thức. Những người đầu tư vào ngành mía đường cần có một chiến lược đầu tư đúng đắn và bền vững cho nguyên liệu, đảm bảo đáp ứng ổn định nhu cầu trong nước và tiến tới xuất khẩu ra nước ngoài. Có như vậy mới giữ được sự màu mỡ của mảnh đất mía đường.
    Theo Huy Hải
    TBKTSG
  2. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Điều gì sẽ xảy ra nếu đồng euro ngang giá với USD?





    [​IMG]
    Cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu ngày càng trở nên tồi tệ, đồng euro giảm giá mạnh trong thời gian gần đây. Mỹ và Trung Quốc nên cẩn thận với những diễn biến bất lợi này.
    Tình hình ở khu vực đồng euro (eurozone) diễn biến tồi tệ đến mức những câu chuyện đồn đại khó có thể xảy ra xuất hiện ngày càng nhiều. Câu chuyện mới nhất là các chuyên gia quản lý quỹ đầu cơ ở châu Âu cho rằng đồng euro sẽ được neo vào đồng USD với giá trị gần như tương đương. Như vậy, đồng tiền này sẽ rớt giá mạnh so với tỷ giá 1,3 USD đổi 1 euro như hiện tại, kéo theo đó là hàng trăm triệu euro sẽ được in thêm.

    Tuy nhiên, việc đồng euro giảm giá chỉ làm tăng lợi thế cạnh tranh của các nước châu Âu hướng về xuất khẩu. Kinh tế eurozone vẫn đứng vững bởi rất nhiều lý do. Bất chấp những căng thẳng trong nước, người dân khu vực không đem tiền ra khỏi châu Âu, thay vì đó họ chỉ chuyển sang những tài sản an toàn hơn. Hơn nữa, các ngân hàng tiếp tục bán các tài sản bằng USD và thu về lợi nhuận. Ngân hàng trung ương của các nước mới nổi cũng giữ euro như một đồng tiền dự trữ.

    Trong khi đó, Mỹ và Trung Quốc mới là những nước gặp phải rắc rối. Nếu euro giảm giá, áp lực đè nặng buộc Fed phải thực hiện 1 vòng nới lỏng định lượng tiếp theo để tiếp tục giảm giá USD.

    Đồng euro sụp đổ sẽ là tin tồi tệ nhất đối với Trung Quốc, thị trường châu Âu chiếm 18% kim ngạch xuất khẩu của nước này. Trong tháng 4, xuất khẩu sang châu Âu của Trung Quốc đã giảm 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Hơn nữa, có rất nhiều doanh nghiệp châu Âu đặt nhà máy ở Trung Quốc và đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của nước này. Nếu đồng euro yếu đi, họ sẽ trở lại xuất khẩu từ châu Âu thay vì từ các nhà máy đặt tại Trung Quốc.

    Kể từ khi khủng hoảng xảy ra, một lần nữa thanh khoản từ thị trường Mỹ trở thành yếu tố đẩy tăng giá cả hàng hóa và tạo ra bùng nổ tín dụng ở các thị trường mới nổi như Brazil. Trong khi thị trường tiếp tục tập trung vào eurozone, vẫn có những xung đột trong hệ thống tiền tệ thế giới.

    Ngân hàng trung ương các nước không thể in tiền ngay lập tức. Nước nào đã tốn thời gian và tiền bạc để có được lợi thế cạnh tranh thực sự sẽ có được kết quả xứng đáng.

    Minh Anh

    Theo TTVN/CNBC
  3. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    PV Gas: Chào sàn với 2.296 tỷ đồng LNST quý I/2012





    [​IMG]
    GAS chưa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất. Kết thúc quý I, công ty mẹ đã hoàn thành 55% kế hoạch lợi nhuận của công ty mẹ.
    Tổng Công ty Khí Việt Nam-CTCP (PV Gas – mã CK: GAS) công bố báo cáo tài chính quý I năm 2012 của riêng công ty mẹ.
    Doanh thu thuần quý I năm 2012 của GAS đạt 15.686 tỷ đồng. Lãi gộp đạt 3.104 tỷ đồng. Hoạt động tài chính mang lại cho GAS 243 tỷ đồng doanh thu.
    GAS lãi sau thuế 2.296 tỷ đồng quý I/2012.
    GAS chưa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất. Được biết, Năm 2012, PV Gas đặt mục tiêu 55.168 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận 5.285 tỷ đồng (trong đó công ty mẹ đóng góp 5.093 tỷ đồng), cổ tức 20%. Như vậy, kết thúc quý I, công ty mẹ đã hoàn thành 55% kế hoạch lợi nhuận của công ty mẹ.
    Ngày 21/5 tới đây, GAS sẽ niêm yết gần 1,9 tỷ cổ phiếu trên HoSE. Giá tham chiếu ngày giao dịch đầu tiên là 36.000 đồng/cp, Biên độ 20%.
    Báo cáo KQKD
    Chỉ tiêu
    Q1/2012
    Doanh thu thuần
    15685.6
    Giá vốn
    12581.3
    Tỷ trọng giá vốn/DT
    80.21%
    LN gộp
    3104.29
    DT tài chính
    243.19
    Chi phí tài chính
    92.22
    Chi phí lãi vay
    72
    Chi phí bán hàng
    138.78
    Chi phí quản lý DN
    319.13
    Lợi nhuận thuần
    2797
    Lợi nhuận khác
    3.05
    LNTT
    2800
    LNST
    2295.98
    EPS (đồng)
    1210
  4. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    Nói thế này để bác thông cảm : thật ra tôi không muốn hơn thua gì câu nói với anh em , nhưng vì chú PD đã nói bên pic PV2 của chú Cường là đừng có lùa gà, lại về đây nói là tôi bị Cườngcfo lừa , nên tôi phải đính chính , không phải vì tự ái cá nhân , mà vì những anh em đã theo tôi mà mua PV2 . Cuộc sống , gia tài sự nghiệp của họ đấy !
    Tôi khẳng định là tự tôi tìm hiểu và mua PV2 chứ không phải bị ai lừa cả !
    Đến nay nhìn lại , thấy rằng quyết định đó là đúng !

    Còn lời nhiều hay ít là do quyết đoán của từng người , vào ra đúng nhịp thì lời nhiều , sai nhịp thì lời ít , và chưa ai có lỗ cả !
    Vào 6.8 - 7.5 ... thì vẫn đang có lời mà !

    Bên pic " Chia sẻ thông tin ... " của chú@
    duc6869 có không ít người đã cùng tôi mua PV2 và đã cảm ơn tôi khi họ chốt lời , có người chốt ở giá 9.2 , người thì chốt giá 9.6 , riêng tôi vẫn nắm để giữ lợi thế T0 :

    http://f319.com/home/1528853/page-61

    http://f319.com/home/1528853/page-62

    http://f319.com/home/1528853/page-64

    http://f319.com/home/1528853/page-73


    Để tránh ngộ nhận cho các anh em khác nên tôi buộc lòng phải phản biện lại PD , miếng cơm manh áo và cả gia sản của nhiều người chứ không phải chuyện đùa !


    PD đã làm một việc rất thiếu suy nghĩ !
    Vì thù riêng với người khác mà đánh cả anh em mình !

    :-w:-w:-w:-w:-w:-w
  5. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67

    Tiến sĩ Nguyễn Quang A: “Tôi tự hào vì đã trải qua khá nhiều thất bại”


    [​IMG]Đó đích thực là một câu nói rất... Nguyễn Quang A - cái tên khá quen thuộc trong giới doanh nhân, học giả và bạn đọc.
    Họ biết đến ông không phải với tư cách là một kỹ sư, một doanh nhân, như đáng ra phải thế, mà là với tư cách một dịch giả, một nhà báo với những cuốn sách và bài viết khá ấn tượng. Thế giới phẳng, Bằng sức mạnh tư duy, Sự bí ẩn của tư bản, Sự khốn cùng của chủ nghĩa lịch sử, Xã hội mở và những kẻ thù của nó... Đó chỉ là một số trong gần 20 cuốn sách ông đã dịch. Có thể nói thuật ngữ "thế giới phẳng" chỉ xuất hiện một cách phổ biến ở nước ta hiện nay sau khi cuốn The World Is Flat của Thomas L. Freedman được ông chuyển ngữ và cho xuất bản năm 2005. Còn các bài viết của ông trên các báo, các trang mạng bao giờ cũng lôi cuốn bạn đọc ngay từ cách đặt vấn đề rất trúng đến những phản biện đầy thuyết phục để đi đến việc giải quyết vấn đề một cách rốt ráo nhất, hiệu quả nhất.

    Sinh năm 1946 tại Bắc Ninh, năm 1965 ông được đi học tại Hungary ngành vô tuyến điện, rồi làm luận án phó tiến sĩ và tiến sĩ cũng ở Hungary. Đã từng làm giáo sư Trường Đại học Bách khoa Budapest - một trường có lịch sử hơn 200 năm; kinh qua các công việc ở Viện Kỹ thuật quân sự, Tổng cục Điện tử Việt Nam... vậy mà cuộc đời lại dẫn dắt ông sang một hướng khác: Đi làm "con buôn" - theo đúng nghĩa, ông nói vậy. Và cuộc trò chuyện giữa chúng tôi được bắt đầu từ chỗ ông thôi làm các công việc kỹ thuật - niềm đam mê bấy lâu của mình - để trở thành "con buôn".

    Năm 1987, sau khi làm luận án tiến sĩ khoa học, về nước tôi được phân vào làm ở Tổng cục Điện tử Việt Nam. Ở đó còn một ông tiến sĩ khoa học nữa, nội bộ cơ quan cũng có những bất ổn, bên nào cũng muốn kéo thêm người để "uýnh nhau", thế là tôi lảng. Đúng lúc đó có một anh bạn đang làm ở Sài Gòn rủ tôi vào làm một dự án về phần mềm tin học. Công việc đó nay gọi là thuê ngoài (outsourcing).

    [​IMG]
    Tiến sĩ Nguyễn Quang A. Tranh: Hoàng Tường
    Thời năm 1989, thuật ngữ outsourcing chưa ra đời. Công việc cụ thể là hợp tác với một công ty ở bên Pháp để làm phần mềm thuê ngoài, do vậy có thể nói đó là công ty làm outsourcing đầu tiên ở Việt Nam, công ty có tên là Genpacific. Outsourcing tức là mình có người phát triển phần mềm, làm ra phần mềm ấy hay gia công phần mềm của người khác để cung cấp cho khách hàng của người thuê gia công, họ có khách hàng của họ (trong trường hợp này là khách hàng Pháp) - thực sự cũng chỉ là làm thuê thôi. Tôi thấy dự án cũng hay vì phù hợp với những kiến thức mình đã được học và quyết định bỏ Hà Nội vào Sài Gòn.
    Hơn nữa, đây là một ý tưởng rất hay, đi trước thời đại (gọi là thế cũng được), vì ý tưởng làm outsourcing chỉ thực sự nở rộ sau năm 2000, khi có sự cố máy tính Y2K toàn cầu thì nhiều công ty Mỹ thuê các công ty Ấn Độ viết phần mềm khắc phục. Chúng tôi có khoảng 25 người lập trình rất giỏi, đại bộ phận là người trước kia làm ở Viện Kỹ thuật quân sự. Chúng tôi cũng "thuê" một người làm phần mềm của Banque Nationale de Paris về Việt Nam để tập huấn về những yêu cầu của khách hàng bên Pháp ra sao... Có thể nói 25 người này đều là những người rất giỏi và hiện đều là những người thành đạt. Thời gian đó, họ đã viết được những phần mềm phục vụ được những nhu cầu của khách hàng Pháp và châu Âu. Nhưng rất đáng tiếc, dự án đó thất bại hoàn toàn.

    Tại sao, thưa ông?

    Có thể nguyên nhân đầu tiên là chúng tôi hơi hão huyền vì không lường trước được những khó khăn mà mình sẽ gặp phải: Làm thế nào để cung cấp dịch vụ đó cho bên Pháp, bằng cách nào, bằng phương tiện gì? Làm sao đưa được phần mềm và người sang để cài đặt? Hồi đó chưa có internet, điện thoại quốc tế thì vẫn còn lạc hậu. Để gọi một cú điện thoại sang Paris chúng tôi phải nhờ cô nhân viên bưu điện nối điện thoại, đợi có khi cả tiếng đồng hồ thì mới nói được nhưng với một chất lượng rất kém và giá "cắt cổ". Cũng có thể gửi người đi nhưng vô cùng tốn kém. Cũng có thể có cách khác là nhồi chương trình phần mềm vào băng từ rồi nhờ hàng không chuyển, nhưng cũng không thể làm theo cách này được, vì lúc đó mỗi tháng chỉ có hai chuyến Air France... Giá như chúng tôi phát hiện ra những khó khăn ấy sớm thì đã không làm cái việc ấy và chuyển sang làm việc khác từ lâu rồi...

    Nhưng sau này, Genpacific vẫn "làm mưa làm gió" với thương hiệu máy tính Bull Micral đấy thôi...

    Khi dự án phần mềm bị thất bại thì chúng tôi chuyển sang hướng làm phần cứng: Sản xuất máy vi tính. Chúng tôi làm một dây chuyền lắp ráp máy vi tính với đầy đủ quy trình, thiết bị nhập từ Pháp về tại nhà máy điện tử Bình Hòa, với công suất 4.000 máy tính/năm. Tất nhiên, lúc đó vẫn còn đang cấm vận, nên máy của chúng tôi làm ra được bán với giá rất đắt (khoảng 5.000-6.000 USD/chiếc) với cấu hình mà nói ra bây giờ thì "nực cười", bộ nhớ ổ đĩa là 8MB, RAM giỏi lắm là khoảng 256KB, tốc độ 8MHz. Bây giờ một máy tính vớ vẩn thì các chỉ số ấy cũng phải cao gấp ngàn lần.

    "Trong cái rủi có cái may" - Xem chừng, câu cách ngôn này đặc biệt đúng đối với Genpacific...

    Đúng thế, Genpacific là công ty liên doanh, vốn chủ yếu là từ Pháp và cũng chỉ là dưới dạng vật tư, thiết bị chứ có đồng tiền mặt nào đâu. Việt Nam có một văn phòng ở 258B Lê Văn Sỹ góp vào làm vốn. Anh em đầu tiên tham gia vào Genpacific rất đói, chúng tôi phải đi lắp ráp thuê đồng hồ điện tử, trong đó có cả Gimiko. Nhưng khi có dây chuyền lắp ráp máy tính nói trên, chúng tôi sản xuất cũng kha khá. Việc bán được hàng lại cũng bắt đầu từ chỗ "không may" của chúng tôi: Có một triển lãm điện tử ở Mông Cổ mà Chính phủ Việt Nam hứa sẽ tham dự, nhưng chắc nghĩ là chẳng có mối lợi gì từ một nước còn lạc hậu như thế nên chẳng đơn vị nào muốn đi, và thế là họ cử chúng tôi đi. Từ đó, chúng tôi đã sang Liên Xô tìm cách bán hàng. Thời đó, bức tường Berlin chưa sụp đổ nên việc bán máy tính sang Nga rất "trúng".

    Và ông trở thành "con buôn" chuyên nghiệp nhờ thế?

    Thực ra, mới đầu chúng tôi cũng chỉ là lấy công làm lãi trong một hợp đồng tay ba. Hợp đồng đầu tiên tôi ký với khách hàng Liên Xô trị giá 2,7 triệu USD, nhưng theo hình thức: mình giao máy cho Liên Xô, Liên Xô giao phân bón cho Pháp, Pháp lại giao linh kiện cho mình làm... Đại khái là tay ba như thế. Nhưng cuối cùng do đang đổi mới, Liên Xô không thể giao phân bón cho Pháp được. Nhưng hợp đồng thì đã ký nên cuối cùng phía họ phải tìm cách bù bằng một hợp đồng khác: Không phải hàng đổi hàng nữa mà là trả tiền mặt, mở LC đàng hoàng. Thế là từ một anh làm gia công, chúng tôi trở thành một người chủ bán hàng thực sự. Giá trị hợp đồng lúc đó không còn là 2,7 triệu USD nữa mà chỉ còn gần 2 triệu USD, nhưng được trả bằng tiền mặt.
    Lúc đó Nga đang rất cần máy tính. Họ hỏi có lấy tiền rúp chuyển nhượng không? Chúng tôi chẳng biết đồng tiền ấy là gì vì không sờ mó được. Hóa ra, họ bán máy móc cho các công trường của Việt Nam ở Quảng Ninh, sông Đà, cầu Thăng Long... và Việt Nam trả lại bằng quần áo, giày dép, nông sản... gì gì đó, tất cả đều tính bằng đồng rúp chuyển nhượng ấy. Bây giờ họ muốn lấy bằng máy tính thì tuyệt quá rồi còn gì. Chúng tôi dùng đồng tiền rúp chuyển nhượng thu được từ việc bán máy tính, nhượng lại cho các ngân hàng để đổi lấy tiền mặt.

    Đó có phải là quá trình dẫn dắt ông đến với một lĩnh vực mới: Ngân hàng?

    Không. Năm 1993, tôi thôi ở Genpacific, mà nói thẳng ra là bị "đuổi" vì đã phạm một lỗi rất ấu trĩ. Hồi đó, Genpacific có rất nhiều tiền, nhưng về mặt nguyên tắc, không được dùng tiền đó để kinh doanh các lĩnh vực khác. Nhưng tôi đã ký hợp tác kinh doanh với một nhóm "đại gia" tự gọi nhau là G5 đang làm ăn với Liên Xô, cần vốn. Thực chất là cho vay tiền. Nhưng đến kỳ hạn, họ không thanh toán được, thế là tôi đối mặt với khả năng bị hội đồng quản trị "sờ" gáy. Sau khi được các đệ tử (cũng ở Liên Xô) chuyển tiền cho tôi hoàn trả công ty, tôi thoát khỏi việc bị "sờ gáy" và rời Genpacific ra Hà Nội làm. Lúc đó, cụ Hoàng Minh Thắng là Chủ tịch Liên minh Hội đồng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cụ cũng khởi xướng lập ra một ngân hàng gọi là Ngân hàng ngoài quốc doanh Việt Nam. Chúng tôi tham gia vào ngân hàng ấy như một sự tình cờ ngẫu nhiên.

    Khi đó, ông có kiến thức đặc biệt gì về ngân hàng không?

    Chẳng có kiến thức gì cả. Tất cả những người tham gia vào đó không ai có kiến thức gì về ngân hàng mà phần lớn là những người tạm cho là có thành công một ít ở những lĩnh vực khác và có thể nói là hơi hoắng. Lúc đó, chúng tôi nhờ ông Nguyễn Trọng Khánh, cũng đã từng làm ở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và cũng là tiến sĩ kinh tế ở Hungary về, làm tổng giám đốc. Nhưng đáng tiếc là một thời gian ngắn sau anh bị bệnh và mất. Sau đó, chúng tôi cũng thuê một số người ở các ngân hàng quốc doanh sang làm.
    Lúc đó, ngân hàng Việt Nam cũng mới chuyển từ hệ thống một cấp sang hai cấp, nghĩa là manh nha có những ngân hàng thương mại. Nhưng phải nói thật họ đều là quan chức nhà nước chứ không có ai là "banker" cả. Họ làm cho chúng tôi một thời gian ngắn rồi cũng chẳng mấy hiệu quả. Hội đồng quản trị can thiệp quá sâu, họ có quyền cho đối tượng nào vay, nhưng phần lớn các đối tượng vay lại là các công ty hoặc của thành viên hội đồng quản trị, hoặc của người thân của hội đồng quản trị, đó là cái lỗi ấu trĩ không thể tưởng tượng được. Tất cả những yếu tố đó đẩy ngân hàng đến bờ vực phá sản: Vốn của VP Bank chỉ có 70 tỉ, trong khi đó, nợ trong nước là khoảng 700 tỉ mà phần lớn là khó đòi; bảo lãnh LC ở nước ngoài là 50 triệu USD.
    Lúc đó, tôi cũng là thành viên của hội đồng quản trị nhưng là thành viên chỉ tham dự họp một năm đôi lần. Rồi tôi phải nhận nhiệm vụ bất đắc dĩ là làm chủ tịch hội đồng quản trị một ngân hàng. Tất nhiên, trước đó và cả sau này tôi chưa bao giờ trực tiếp điều hành một ngân hàng nào cả và do đó phải đọc rất nhiều sách về ngân hàng. Sách của Hungary, của Anh... và cái quan trọng lúc ấy là mình phải kiếm người, thuê CEO. Chúng tôi tìm được anh Huỳnh Bửu Sơn, là người đã làm trong ngành ngân hàng từ trước 1975 ở Sài Gòn, được học bài bản về ngân hàng, có kinh nghiệm về ngân hàng thương mại, ra ngoài Hà Nội để làm tổng giám đốc. Anh Huỳnh Bửu Sơn đã có đóng góp đáng kể trong việc khôi phục lại VP Bank.

    Bằng cách nào các ông thoát ra được?

    Lúc đó tôi không bao giờ dám nói tôi là chủ tịch ngân hàng cả. Chủ nợ của chúng tôi lúc đó chủ yếu là các công ty Hàn Quốc, đơn kiện lên các cấp lãnh đạo ở ta như bươm *******. Chúng tôi chỉ có kế hoãn binh là phải đàm phán với các chủ nợ, đồng thời lập dự án về việc giãn nợ trình lên Nhà nước và được sự đồng ý thì chúng tôi mới dần dần gỡ những khó khăn. Đến năm 2002 mới giải quyết xong cơ bản về nợ và quay trở lại với việc kinh doanh bình thường. Như vậy là cũng phải là mất năm, sáu năm. Qua năm sáu năm ấy, tôi học được rất, rất nhiều điều mà sách vở hay bất cứ một trường đại học nào đều không thể hướng dẫn đầy đủ cho mình được: Về tài chính, kinh tế, về những vấn đề ứng xử với các cơ quan nhà nước, với chủ nợ, với đủ mọi thứ... Và như thế, công việc cứ dần dần đẩy mình sang, bắt buộc mình phải quan tâm đến các vấn đề khác của cuộc sống như chính trị, xã hội.

    Thật hư về câu chuyện ông đề nghị mua lại nợ của Chính phủ Việt Nam cho Chính phủ Liên Xô?

    Đấy là chuyện chẳng liên quan gì đến ngân hàng cả. Thực tế, khi vẫn còn Liên Xô, tôi đã đưa ra một phương án mua lại nợ của Chính phủ Việt Nam (khoảng mười mấy tỉ rúp với giá 600 triệu USD), và Chính phủ chỉ phải trả chúng tôi 300 triệu USD sau khi Liên Xô đã ký giấy và trao cho chúng tôi là Việt Nam không còn nợ họ xu nào và chúng tôi đã là chủ nợ mới của Việt Nam, 300 triệu USD còn lại trả mỗi năm 30 triệu trong 10 năm. Phương án được trình bày trước nhiều quan chức cấp cao của các bộ ngành được tổ chức ở Bộ Ngoại thương, mọi người đều nghĩ đó là một phương án hay nhưng không có ai quyết cả. Sau đó một số năm, sau khi Liên Xô tan rã, việc trả nợ đã được Nga và Việt Nam giải quyết trả một phần bằng USD, hình như hơn một tỉ USD, một phần bằng hàng hóa. Lúc đó tôi rất tiếc, vì giá như tôi đưa ra một phương án "mềm" hơn thì đó đã có thể là một vụ làm ăn rất có lợi cho chúng tôi, đồng thời cũng làm uy tín của Việt Nam với Liên Xô và Nga thật khác so với khi vẫn là con nợ của họ.

    Ông từng thú nhận là trong lĩnh vực kinh doanh của mình, ông cũng mắc những "tật" rất phổ biến do thiếu chuyên nghiệp: Hão huyền, "hoắng", thậm chí là ấu trĩ do quá tự tin... Vậy, trong cuộc sống thì sao và nó có ảnh hưởng gì đến các mối quan hệ xung quanh?

    Trong đời kinh doanh, tôi gặp vô vàn thất bại, nhưng tôi không hề ngại những thất bại đó; trái lại, nhìn lại, tôi thấy đã học được rất nhiều vì đã trải qua những thất bại như thế. Tất nhiên, sau mỗi lần thất bại là buồn, nhưng quan trọng là phải biết nhìn trước, nhìn sau và nhìn lại mình, hay nói cách khác là tự kiểm duyệt mình. Tôi cũng là người luôn may mắn vì sau mỗi lần thất bại thì lại tìm được chính trong sự thất bại ấy một hướng đi mới, đầy khám phá, thử thách và vượt qua được. Trong cuộc sống, đôi khi ta phải biết trân trọng sự "hão huyền" hay "hoắng" mà mình có, bởi ở một góc độ nào đó nó thể hiện sự lãng mạn của tư duy. Không có sự lãng mạn thì cuộc sống sẽ vô cùng tẻ nhạt...

    Ông cũng nói rằng hiện ông là con người hoàn toàn tự do, kiên quyết bỏ hết công việc kinh doanh và chỉ làm những công việc mình thích... Vậy việc ông thích làm nhất hiện nay là gì?

    Dịch sách. Dịch là để học và chia sẻ. Đó cũng là đam mê của tôi. Những cuốn sách tôi dịch khá kén bạn đọc nhưng tôi nghĩ nó sẽ có ảnh hưởng nhất định trong việc truyền tải kho tàng trí tuệ của nhân loại. Bản thân tôi cũng rất kén chọn khi dịch, có khi đọc đến hàng chục cuốn tôi mới chọn ra được một cuốn để dịch. Tất cả các sách tôi dịch đều có chung một chủ đề: Hệ phần mềm điều hành xã hội - làm thế nào để vận hành xã hội một cách hữu hiệu. Tôi gọi đó là tủ sách SOS2 (có nghĩa là hệ điều hành xã hội): chính sách, thể chế, những kinh nghiệm thất bại và thành công, các lý thuyết, những cách tổ chức sao cho xã hội vận hành suôn sẻ.
    Cuốn sách ông đang dịch hiện nay?

    Why Nations Fail
    (Vì sao các quốc gia thất bại) của Daron Acemoglu và James A. Robinson. Đây là một cuốn sách lý thuyết cao siêu nhưng được viết một cách dung dị, dễ hiểu, sáng sủa với những ví dụ lịch sử sinh động từ cách mạng đồ đá mới, cho đến sự sụp đổ của đế chế La Mã, các thành bang Hy Lạp; cho đến Trung Quốc, Nam - Bắc Triều Tiên hiện nay... Tôi hy vọng bản điện tử sẽ hoàn tất vào tháng 6 tới.

    Một người được coi là trí thức, theo quan niệm của ông?

    Tôi thích cách định nghĩa của Friedrich August von Hayek (nhà kinh tế học người Mỹ gốc Áo, đã sống và viết ở Anh rồi sang Mỹ, đoạt giải Nobel kinh tế năm 1974), về trí thức, đại ý: Trí thức là người bán đồ cũ về tư tưởng (của mình hoặc của người khác) cho những người khác. Và như thế, nhà giáo, nghệ sĩ, nhà báo, những người làm chính trị, làm chính sách, học giả, nông dân... đều có thể coi là trí thức, nếu người đó bán "đồ cũ" là tư tưởng (của mình hay của người khác). Người lao động trí óc nhưng không truyền bá tư tưởng không là trí thức theo cách hiểu của Hayek. Hiểu theo nghĩa rất rộng đó thì sẽ có những trí thức tồi tệ, vụ lợi bên cạnh những trí thức luôn lấy mục tiêu truyền bá kiến thức cho cộng đồng làm mục đích.
    Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!

    Theo
    Kim Anh/ DNSG cuối tuầ
  6. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Bác @Shapphire5 hay quá !!![r2)][r2)][r2)][r2)]
  7. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    TS Bùi Kiến Thành: “Chết rồi mới đem tiền đến viếng...”!

    SGTT.VN - "Gói hỗ trợ 29.000 tỉ đồng tung ra với những giải pháp đi kèm không thực sự cứu vớt được doanh nghiệp. Không sản xuất thì không có việc làm, không việc làm thì không thu nhập, không thu nhập thì không có tiền mua sắm… Doanh nghiệp chết thì nền kinh tế cũng chết theo". TS Bùi Kiến Thành đã chia sẻ cùng Kienthuc.net.vn.
    Doanh nghiệp đang giãy chết mới cần cứu
    Theo đánh giá của ông thì gói giải pháp 29.000 tỉ đồng có giúp vực dậy được các doanh nghiệp?

    TS Bùi Kiến Thành: Hiện doanh nghiệp đứng trước tình trạng khó khăn: Không tiếp cận được nguồn vốn vay, lãi suất quá cao, hàng hóa đắp chiếu, máy móc ngừng hoạt động, công nhân thất nghiệp... Vấn đề là phải tạo điều kiện và môi trường cho doanh nghiệp phát triển vững vàng đi lên. Lúc này, chính sách tiền tệ phải đứng hàng đầu.


    Gói giải pháp là cần thiết, nhưng cách làm cụ thể thì tôi không đồng tình. Ví dụ như cho phép doanh nghiệp được giãn thời gian nộp thuế VAT từ tháng 4 - 12 mới phải nộp. Thực sự điều này không giúp được nhiều cho doanh nghiệp. Cái doanh nghiệp cần là hàng tồn kho quá nhiều, phải có giải pháp tiêu thụ.

    Về việc giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp thì sao thưa ông?
    Bất hợp lý. Bao nhiêu doanh nghiệp làm ăn có lãi để mà nộp thuế? Doanh nghiệp đang giãy chết là bao nhiêu? Số doanh nghiệp xin giải thể tăng gấp mấy lần năm vừa rồi. Việc giảm 30% thuế không thể giúp các doanh nghiệp đang cần giải cứu. Doanh nghiệp còn có khả năng đóng thuế là họ đã làm ăn kha khá rồi, họ đâu cần giải cứu.
    Vậy làm thế nào để giải cứu doanh nghiệp?
    Nhà nước phải cần giúp họ ổn định sản xuất kinh doanh để phát triển. Gói cứu trợ có thể hiểu là mình đã bị tai nạn rồi, giờ mình mới đem ra để cứu chữa. Không nên để người ta bị bệnh rồi mới cho uống thuốc. Phải có giải pháp giúp họ không bệnh, khoẻ để làm việc và đóng thuế cho nhà nước. Để người ta chết rồi mới đem tiền đến viếng thì không hiệu quả.
    Cứu doanh nghiệp: Không cần một xu!
    Ý ông là gói giải pháp này chưa đưa ra được giải pháp hiệu quả?
    Tổng thể các giải pháp ước khoảng 29.000 tỉ đồng. Nhưng nó chưa đưa ra được giải pháp căn cơ nhất. Nhưng theo tôi, Chính phủ không cần phải dùng một xu nào mà vẫn có thể cứu nền kinh tế. Ngược lại Ngân hàng nhà nước có thể thu được lợi nhuận về cho ngân sách.
    Bằng cách nào thưa ông?
    Ngân hàng nhà nước cho các ngân hàng thương mại vay với lãi suất 3 - 4% để các ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp vay với lãi suất 7 - 8%. Không dựa vào vốn huy động của hệ thống ngân hàng thương mại với lãi suất 15% như hiện nay. Chính phủ không tốn đồng xu nào mà ngân hàng trung ương còn thâu tóm được 3 - 4% lãi suất từ ngân hàng thương mại.
    Nhưng Ngân hàng Nhà nước lấy đâu ra tiền để cho vay?
    Ngân hàng Nhà nước là ngân hàng trung ương. Ngân hàng trung ương để điều tiết lưu lượng tiền tệ cho nền kinh tế phát triển ổn định bền vững, không gây ra lạm phát hay thiểu phát.
    Cùng với trách nhiệm điều tiết lưu lượng tiền tệ cho nền kinh tế phát triển bền vững, ngân hàng trung ương có quyền phát hành giấy bạc, tiền tệ, tín dụng để đảm bảo lưu lượng tiền tệ cần thiết cho nền kinh tế phát triển. Thế nên, tiền ở trong tay ngân hàng trung ương.
    Khi đó phải làm thế nào để không xảy ra lạm phát thưa ông? Hẳn là không thể thích in bao nhiêu tiền cũng được?
    Lạm phát là khi trong nền kinh tế có quá nhiều tiền lưu thông, nhiều phương tiện thanh toán chạy theo một số lượng hàng hóa có hạn.
    Tăng trưởng tín dụng của ta hiện nay không được vượt quá 17% so với năm trước. Giảm vấn đề tăng tín dụng để hãm lưu lượng tiền tệ khỏi sinh ra lạm phát. 17% trong tổng lượng tín dụng của Việt Nam hiện nay khoảng 2 triệu 2 trăm ngàn tỷ đồng thì tính ra khoảng hơn 400 nghìn tỷ đồng.
    Trong hạn mức 400 nghìn tỷ đồng này, Ngân hàng trung ương có thể dành 200 nghìn tỷ đồng cho các ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp vay để sản xuất kinh doanh. Còn ngân hàng thương mại vẫn được quyền huy động lãi suất trong dân đến 17% để cho vay lĩnh vực tiêu dùng có thể chấp nhận mức lãi suất cao. Với hạn mức đã định, khống chế tăng trưởng tín dụng, thì không thể lạm phát được.
    Nhưng làm thế nào để kiểm soát đúng đối tượng được vay?
    Phải cho vay đúng mục tiêu chứ không cho vay theo đối tượng. Vay tiền phải có dự án khả thi. Ngân hàng phải giám định từng dự án một để mà cho vay đúng theo mục tiêu của chương trình. Anh nào vi phạm thì phải chịu trách nhiệm về dân sự và hình sự. Việc đó không có gì là khó cả.
    Theo ông thì những người đứa ra gói giải pháp có biết điều này không?
    Có lẽ phải hỏi Ngân hàng Nhà nước.
    Ông có bao giờ đề đạt ý kiến này của mình?
    Tôi có nói, nhưng họ cho rằng điều kiện ở Việt Nam mình khác nên chưa thể áp dụng được. Có lẽ là những người có trách nhiệm không hiểu, hoặc hiểu nhưng không dám trình bày ý kiến của mình.
    Một vế của nền kinh tế bị chết
    Chỉ số giá tiêu dùng quý 1 năm nay được công bố gần như không tăng, ở mức 0,05%, tức là giá cả không tăng, nhưng vì sao không ai vui?
    Hàng hóa không có ai mua thì giá cả nó đâu thể tăng được. Làm sao mà vui được. Xưa thấy cái ti vi mới đẹp là mua về để chơi, bán hoặc cho đi ti vi cũ. Nhưng giờ thì không. Từ cái nồi cơm điện đến cái quạt người ta cũng hạn chế mua. Các siêu thị điện máy ế ẩm...
    Dường như khó khăn đã ảnh hưởng đến từng cá nhân trong xã hội?
    Đúng vậy, thay vì mua những thứ người ta thích thì người ta chỉ mua những thứ mình cần.
    Từ trước đến giờ, đã khi nào xuất hiện những giai đoạn kinh tế khó khăn tương tự như hiện nay chưa thưa ông?
    Có. Nhưng không nguy hiểm như bây giờ.
    Vậy tình huống xấu nhất của thực trạng kinh tế này có thể là gì?
    Tổng sản phẩm quốc nội sẽ thấp, kinh tế đình đốn, không có sản xuất...
    Theo ông, khi nào chúng ta có thể hy vọng nhìn thấy một bức tranh kinh tế sáng sủa hơn?
    Đến khi nào mà cái đà phá sản của doanh nghiệp được phanh lại, doanh nghiệp bắt đầu làm ăn được. Doanh nghiệp sản xuất ra hàng hóa, tạo ra việc làm, việc làm tạo ra thu nhập. Kinh tế là sản xuất và tiêu dùng chứ có gì đâu. Giờ anh sản xuất bị kẹt chết thì một vế của nền kinh tế bị chết.
    Xin cảm ơn ông!


    Năm 2009, Chính phủ cũng đã đưa ra gói cứu trợ 20 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ 4% lãi suất cho doanh nghiệp. Khi đó, lãi suất trên thị trường là 150% lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước (lãi suất cơ bản lúc đó là 8%). Nhà nước trả 4% đó cho ngân hàng giúp doanh nghiệp. Sau 2 năm thì tăng trưởng tín dụng lên đến hơn 60%, lạm phát bùng phát. Năm 2010 ta mới hoảng hồn về lạm phát, đến 2011 mới thực hiện kiềm chế lạm phát. Gói cứu trợ này ảnh hưởng đến nền kinh tế ở chỗ không cho vay theo dự án mà cho vay theo đối tượng. Người ta vay về mà không có nghĩa vụ phải dùng đồng tiền đó vào việc gì, mà nó là vốn lưu động nên họ làm gì cũng được. Một số công ty cho vay lại với lãi suất đến 15 - 16%. Thế nên nó mới tạo ra biết bao nhiêu dự án nhà mọc lên xây mọc lên nhan nhản rồi để đó.
  8. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
  9. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    00:19

    TS Lê Xuân Nghĩa: Các ngân hàng đang “giả vờ” cứu doanh nghiệp





    [​IMG]

    Kinh tế khó khăn, doanh nghiệp càng khó tiếp cận với vốn vay ngân hàng: hàng loạt các “barrier”, các chuẩn tín dụng mới đã được ngân hàng đưa ra.
    Lãi suất đã giảm nhưng doanh nghiệp vẫn kêu rằng không thể tiếp cận được với vốn ngân hàng; về phía ngân hàng mặc dù nguồn vốn dư thừa nhưng lại không dám cho vay… Đem “nút thắt” này đến trao đổi với Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, chúng tôi nhận được câu trả lời: Trong trường hợp này Chính phủ là người duy nhất có thể tháo được nút thắt này, thông qua việc mua lại toàn bộ nợ xấu (thông qua công ty mua bán nợ, hoặc qua các ngân hàng TMCP có vốn Nhà nước chi phối) để làm sạch bản cân đối của các NHTM, đồng thời cũng làm sạch (tương đối sạch) bản cân đối tài sản của doanh nghiệp…
    Ngân hàng sẽ là người “chết” cuối cùng

    Việc NHNN ban hành Thông tư 14 quy định về trần lãi suất cho vay (15%), với phạm vi khá rộng mà theo tính toán có thể có đến 99% số lượng doanh nghiệp Việt Nam sẽ được tiếp cận với nguồn vốn lãi suất thấp này. Nhưng ông Nghĩa chỉ ra hai vấn đề:
    Thứ nhất,
    các ngân hàng không hạ chuẩn tín dụng. Quy định của các ngân hàng chỉ ra rằng nếu doanh nghiệp đang có nợ xấu và tình hình tài chính không lành mạnh thì sẽ không được vay. Với tiêu chuẩn này đã “gạt” mất cơ hội tiếp cận vốn của khoảng 97% số lượng các doanh nghiệp.
    Thứ hai,
    ngân hàng quy định nếu cho vay mới phải nêu phương án kinh doanh, hiệu quả hoạt động và phương án trả nợ. Một khảo sát chi tiết ở 16 doanh nghiệp (đang tiếp cận vốn tín dụng với lãi suất trung bình) thì tất cả đều không đạt được tiêu chuẩn quy định này của các ngân hàng.
    Ông Nghĩa kết luận, vấn đề doanh nghiệp không tiếp cận được vốn hiện nay không nằm ở vấn đề lãi suất mà nằm ở việc xử lý nợ xấu.
    Hiện nay, NHNN mới có một công văn duy nhất có nội dung cho phép doanh nghiệp gia hạn nợ, xem xét giảm lãi suất nhưng trên thực tế thì quy định này dường như vô nghĩa đối với các doanh nghiệp. Bởi doanh nghiệp một khi không thể trả được nợ thì việc gia hạn là điều hiển nhiên, nhất là khi khoản gia hạn này vẫn được tính lãi (thậm chí là lãi suất cao).
    Mặc dù, Chính phủ cho phép sau khi trích lập dự phòng rủi ro các NHTM có thể để ngoại bảng khoản nợ đó, nhưng hầu hết các NHTM đều để khoản dự phòng dư thừa đó cho năm sau. Có bao nhiêu ngân hàng hạch toán các khoản nợ đó ra ngoại bảng khi đã được trích lập dự phòng rủi ro? – Ông Nghĩa đặt câu hỏi.
    Đứng trên quan điểm các NHTM cũng là các doanh nghiệp thì trước hết họ cũng phải vì lợi ích của bản thân mình. Chính vì thế mới có chuyện kinh tế càng khó khăn, doanh nghiệp càng khó tiếp cận với vốn vay ngân hàng; hàng loạt các “barrier”, các chuẩn tín dụng mới đã được ngân hàng đưa ra.
    “Cùng một mảnh đất trước kia định giá 1 tỷ đồng bây giờ chỉ còn 500 triệu đồng; cũng mảnh đất đó trước kia có thể vay đến 75% nhưng nay sẽ chỉ còn được vay 30% của số 500 triệu đó” – Ông Nghĩa lấy ví dụ thực tế từ một trường hợp mà ông đã gặp.
    Từ đó có thể thấy rằng, các ngân hàng đang tái cơ cấu theo hướng kinh tế khó khăn, rủi ro tăng lên nhưng sẽ không ảnh hưởng một tý nào đến lợi ích của họ. Ông Nghĩa nói: “Nếu phải chết, ngân hàng sẽ là người chết cuối cùng”.
    Chỉ có Chính phủ mới cứu được doanh nghiệp

    Trước thực trạng trên, ông Nghĩa thẳng thắn: Việc kêu gọi các ngân hàng TMCP giảm lãi suất hay một số NHTM đưa ra gói tín dụng với lãi suất này, lãi suất kia thực chất chỉ là “giả vờ cứu doanh nghiệp”.
    Về giải pháp, ông Nghĩa cho rằng, trong trường hợp này Chính phủ phải bỏ tiền ra, có thể thông qua việc phát hành trái phiếu hoặc lấy tín phiếu ngắn hạn tại các ngân hàng NHTW sau đó hoán đổi thành các kỳ trung và dài hạn.
    Vẫn biết rằng, để giải được bài toán này thì câu hỏi về nguồn vốn và nỗi lo lạm phát sẽ quay trở lại luôn là thường trực. Tuy nhiên, việc này cần phải được tiến hành ngay vì càng tiến hành chậm thì giá phải trả trong tương lai càng đắt.
    Trả lời câu hỏi, liệu giải pháp thông qua đầu tư công để kích cầu nền kinh tế có khả quan không?
    Ông Nghĩa nhấn mạnh, cần phải phân biệt rõ ràng vì đầu tư tư nhân không phụ thuộc vào ngân sách nhà nước mà phụ thuộc trực tiếp từ “hầu bao” của các ngân hàng.
    Trường hợp những năm 1988 của Nhật Bản đang giống với Việt Nam hiện nay, vốn ngoài ngân hàng suy kiệt và ngân hàng đóng băng tín dụng. Chính phủ Nhật Bản lúc đó đã không cứu ngân hàng, không cứu doanh nghiệp mà chọn giải pháp tăng đầu tư công, với hy vọng rằng thông qua đầu tư công để phục hồi nền kinh tế.
    Ngân hàng và doanh nghiệp rơi vào tình thế “không bên nào tin bên nào”, bên thì thừa vốn không dám cho vay, bên thì thiếu vốn để duy trì sản xuất. Đất nước Nhật Bản đã phải trả giá bằng 14 năm liên tiếp sản xuất đình đốn, nền kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ.
    Khánh Linh

    Theo TTVN
  10. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    USD tự do lên 21.000 đồng





    [​IMG]
    Các tiệm vàng cho biết giá USD tăng do thị trường bất ngờ hút hàng trong khi nguồn cung hạn chế do cuối tuần các ngân hàng không làm việc.
    Sau nhiều ngày trụ ở mức thấp, giá USD tự do bất ngờ tăng trở lại, chỉ trong ngày 12 và 13-5 giá USD tự do đã tăng khoảng 150 đồng, bán ra đạt 21.000 đồng/USD vào cuối ngày 13-5. Các tiệm vàng cho biết giá USD tăng do thị trường bất ngờ hút hàng trong khi nguồn cung hạn chế do cuối tuần các ngân hàng không làm việc. Hiện nay chênh lệch giữa giá vàng nguyên liệu và giá vàng miếng SJC lên đến hơn 1,7 triệu đồng/lượng nếu quy đổi theo tỉ giá USD tự do.
    Ngân hàng ACB vừa trở lại huy động vàng. Theo đó, lãi suất chứng chỉ huy động vàng miếng SJC và ACB là 2,3%/năm. Lãi suất áp dụng với chứng chỉ huy động vàng dao động 1,9-2%/năm tùy kỳ hạn. Trước ACB, Sacombank đã trở lại huy động vàng kỳ hạn 1-6 tháng, lãi suất 2-3,5%/năm. Tại Ngân hàng Nam Á, lãi suất huy động vàng cao nhất là 3,6%/năm, áp dụng với kỳ hạn 1, 2 và 3 tháng.
    Theo A.H
    Tuổi trẻ

Chia sẻ trang này