1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Làm giàu từ chứng khóan - những thông tin bổ ích !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi tridunghtvc, 30/03/2012.

5095 người đang online, trong đó có 393 thành viên. 14:51 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 30535 lượt đọc và 999 bài trả lời
  1. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    Tôi vẫn đang lì và rất liều !
    Có liều thì mới ăn được nhiều !
    Không liều thì ở nhà ăn cháo !
    Dám liều mới kiếm được tiền tiêu !
    Có gan thì xông pha lửa đạn ...
    Bé gan thì lên rẫy hái điều !
    Tiêu điều giờ này đang mất giá !
    Muốn khá đừng tin bọn lái điêu !

    :-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd
  2. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Vinashin: thời điểm nói thật Thứ năm, 17/05/2012 15:23

    Deutsche Bank có đóng vai trò nào trong quyết định của Habubank cho Vinashin vay không?Theo báo cáo tài chính năm 2011 đã được kiểm toán bởi Ernst & Young, ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank - HBB) có lãi, dù giảm so với các năm trước. Đùng một cái, trước đại hội đồng cổ đông, Habubank báo lỗ hai tháng đầu năm 2012 hơn 4.000 tỉ đồng. Vậy chắc kiểm toán lạc đường?

    Sự vênh quá mức của những con số do liên quan đến khoản nợ Vinashin.


    Trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội (SHB), đại diện công ty kiểm toán mới cho biết số lỗ hai tháng đầu năm của Habubank không xuất phát từ báo cáo tài chính đã kiểm toán, mà từ kết quả đánh giá đặc biệt. Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu tiến hành kiểm toán đặc biệt ba tổ chức tín dụng, trong đó có Habubank. Trước đây, theo kiểm toán bình thường, Habubank không cần trích dự phòng rủi ro cho khoản nợ Vinashin, nhưng kiểm toán đặc biệt đòi hỏi phải trích lập 100%. Việc trích lập đã đưa ra một bảng cân đối tài chính thật, một bức tranh thật về Habubank.


    Nếu những chủ nợ khác của Vinashin cũng phải trích lập 100% dự phòng, thì sẽ có bao nhiêu ngân hàng nữa từ lãi thành lỗ như Habubank? Cho đến nay ngoài Habubank bắt buộc phải kiểm toán đặc biệt, không một tổ chức tín dụng nào phải trích lập dự phòng cho khoản nợ Vinashin hết. Một số chủ nợ biết khả năng trả nợ của Vinashin mong manh, nên đã trích dự phòng dần dần mỗi năm một ít từ những năm qua, nhưng hẳn chưa thể nào trích đủ.


    Ảnh hưởng nợ của Vinashin tới các ngân hàng, do đó, vẫn đang bao trùm mờ ảo. Liệu có chủ nợ nào đến giờ phút cùng cực, phải sáp nhập vào ngân hàng khác như Habubank, mới vén bức màn về tác động thật của tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy tới sự sống còn của bản thân mình?

    Một số chủ nợ biết khả năng trả nợ của Vinashin mong manh, nên đã trích dự phòng dần dần mỗi năm một ít

    Sự biến mất của cái tên Habubank, cho đến giờ, còn liên quan đến một đối tác nước ngoài: Deutsche Bank, tổ chức sở hữu 10% vốn điều lệ của ngân hàng này. Sau khi sáp nhập với SHB, tỷ lệ sở hữu của Deutsche Bank giảm xuống. SHB cho biết họ chào đón Deutsche Bank như một cổ đông, họ cần một tổ chức giúp đỡ về quản trị và chiến lược.


    Deutsche Bank đã không lên tiếng về Habubank. Đại diện của tập đoàn tài chính Đức này tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông SHB chỉ nói sẽ báo cáo diễn biến và xin chỉ đạo từ ngân hàng mẹ.


    Deutsche Bank cũng đã từ lâu không còn phát biểu về Vinashin, khác hẳn cái thời năm 2006-2008. Người ta tự hỏi Deutsche Bank có đóng vai trò nào trong quyết định của Habubank cho Vinashin vay không? Còn nhớ trước khi hoàn tất việc mua cổ phần Habubank vào tháng 10-2007, Deutsche Bank đã từng tư vấn cho Vinashin phát hành 3.000 tỉ đồng (tương đương 187 triệu đô la Mỹ lúc bấy giờ) trái phiếu quốc tế và trong nước. Báo Nhân Dân ngày 8-5-2007 đưa tin 3.000 tỉ đồng trái phiếu này có kỳ hạn 10 năm, lãi suất 9%/năm và không được Chính phủ bảo lãnh. Tiền thu về, Vinashin đầu tư xây dựng Nhà máy Đóng tàu Cam Ranh, Nhà máy Đóng tàu Dung Quất, mở rộng Nhà máy Đóng tàu 76 và cụm dự án ngành công nghiệp phụ trợ.


    Tạp chí Marine Money (Asia Edition) số 6, ngày 10-5-2007 cho biết cụ thể 95% người mua trái phiếu Vinashin do Deutsche Bank tư vấn là các ngân hàng nước ngoài, công ty bảo hiểm và nhà buôn trái phiếu quốc tế. Hiện tại vì chưa đến ngày đáo hạn, nên khoản trái phiếu này tương đối yên tĩnh. Chỉ không biết Vinashin có trả lãi hàng năm cho người mua không? Và nếu Vinashin không trả lãi, có ai trả thay không?


    Quan hệ Deutsche Bank - Vinashin không chỉ dừng lại ở đấy. Tháng 3-2008 tại Frankfurt (Đức), Deutsche Bank ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Vinashin về tài trợ thương mại, dịch vụ ngân hàng. Kế đó cũng trong năm ấy, Deutsche Bank AG chỉ định nguyên Chủ tịch Vinashin Phạm Thanh Bình làm thành viên Ban cố vấn cấp cao khu vực châu Á - Thái Bình Dương của mình (Advisory Board). Cho đến trước khi bị bắt, ông Bình vẫn đảm đương trọng trách đó. Chi tiết này được tờ Wall Street Journal công khai trong một bài viết đăng ngày 22-9-2010.


    Có lẽ chỉ Habubank mới đánh giá chính xác vai trò của đối tác chiến lược nước ngoài trong việc hỗ trợ thẩm định khách hàng, quản trị rủi ro. Mà Habubank thì nay không tồn tại nữa. Lại thêm một câu hỏi lơ lửng, thiếu phần trả lời!


    Vinashin hiện tại khó khăn nối tiếp trở ngại. Tháng trước tập đoàn có công văn gửi Bộ Tài chính xin miễn khoản phạt chậm nộp thuế sau nhiều lần xin gia hạn thời gian nộp thuế. Lý do của Vinashin là chưa đủ khả năng tài chính để nộp thuế. Bộ Tài chính từ chối. Vinashin chỉ được gia hạn nộp thuế năm nay nếu nộp đủ thuế gia hạn năm ngoái. Còn nếu không tập đoàn vẫn phải chịu phạt chậm nộp thuế với mức 0,05%/ngày.


    Vinashin không nộp đủ thuế dù đã được ưu đãi hơn doanh nghiệp khác. Vinashin không có đủ tiền trả lương công nhân. Một phần nguồn tiền trả lương công nhân phải vay ngân hàng. Có nghĩa Vinashin vẫn chưa có lợi nhuận trong hoạt động sản xuất, kinh doanh chính. Trong khi đó ngành đóng tàu, vận tải biển tiếp tục khủng hoảng. Cơ may trả nợ của Vinashin xem ra ngày càng mịt mờ.


    Nguồn Thời báo kinh tế Sài Gòn
  3. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Cơ quan thẩm tra không đồng ý đề xuất miễn thuế của Chính phủ





    [​IMG]
    Tại phiên họp toàn thể sáng nay (17/5) của Ủy ban Tài chính - Ngân sách, 100% thành viên dự họp đồng ý với đề xuất giảm thuế, nhưng đều không đồng ý với đề xuất miễn thuế.
    Dòng sự kiện liên quan 29.000 tỷ đồng cứu doanh nghiệp

    Ngày 10/5 vừa qua, Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị quyết số 13/NQ - CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường.

    Tại đây, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài chính thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định ban hành một số chính sách ưu đãi thuế với tổ chức cá nhân.

    Ngày 16/5, Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo Quốc hội ban hành nghị quyết bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường.

    Cụ thể, giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2012 đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (không bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh trong các lĩnh vực xổ số, bất động sản, chứng khoán, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, doanh nghiệp được xếp hạng 1, hàng đặc biệt thuộc tập đoàn kinh tế, tổng công ty) và doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử, xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội.

    Đồng thời, miễn thuế khoán giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2012 đối với cá nhân, hộ kinh doanh nhà trọ, phòng trọ cho thuê đối với công nhân, người lao động, sinh viên, học sinh; hộ, cá nhân chăm sóc trông giữ trẻ; hộ, cá nhân, tổ chức cung ứng suất ăn ca cho công nhân với điều kiện giữ ổn định mức giá cho thuê phòng trọ, nhà trọ, giá trông giữ trẻ và giá cung ứng suất ăn ca như cuối năm 2011.

    Tuy nhiên, theo nguồn tin của VnEconomy, tại phiên họp toàn thể sáng nay (17/5) của Ủy ban Tài chính - Ngân sách, 100% thành viên dự họp đồng ý với đề xuất giảm thuế, nhưng đều không đồng ý với đề xuất miễn thuế.

    Một trong những lý do là vào tháng 8/2011, theo đề xuất của Chính phủ, Quốc hội cũng đã ban hành nghị quyết số 08/2011/QH13 bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân.

    Theo đó, Quốc hội đồng ý giảm 50% mức thuế khoán thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp từ quý 3 năm 2011 đến hết năm 2011 đối với cá nhân, hộ kinh doanh nhà trọ, phòng trọ cho công nhân, sinh viên, học sinh thuê; hộ, cá nhân chăm sóc trông giữ trẻ; hộ cá nhân tổ chức cung ứng suất ăn ca cho công nhân với điều kiện hộ, cá nhân, tổ chức cung ứng suất ăn ca cho công nhân với điều kiện giữ ổn định mức giá như cuối năm 2010.

    Tuy nhiên, theo một số ý kiến, đến nay kết quả thực hiện chủ trương này chưa được đánh giá đầy đủ để làm cơ sở cho đề xuất tiếp theo. Hơn nữa, cũng rất khó để có thể xác định được điều kiện đi kèm là “giữ ổn định mức giá cho thuê phòng trọ, nhà trọ, giá trông giữ trẻ và giá cung ứng suất ăn ca như cuối năm 2011”.

    Ở báo cáo sơ kết việc thực hiện nghị quyết số 08 của Quốc hội, Chính phủ cho biết tổng số thuế VAT đã giảm cho các đối tượng được nêu ở nghị quyết, theo báo cáo ban đầu là 3 tỷ đồng cho khoảng 100 doanh nghiệp, khoảng 7 tỷ đồng cho 25.000 hộ và cá nhân kinh doanh nhà trọ, suất ăn ca cho công nhân.

    Với ưu đãi giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp cung ứng suất ăn ca cho công nhân có khoảng 150 doanh nghiệp được giảm với tổng số tiền khoảng gần 2 tỷ đồng.
    Theo Nguyên Thảo
    VnEconomy




  4. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Vốn vào chứng khoán có nguy cơ bị siết chặt





    [​IMG]
    Từ chỗ cho phép CTCK vay nợ tới 6 lần vốn chủ sở hữu, nay dự thảo Thông tư mới chỉ cho phép CTCK vay nợ 3 lần vốn chủ và chỉ được vay vốn từ các TCTD hoặc trái phiếu DN.
    Thị trường đang tỏ ra e ngại trước nguy cơ nguồn vốn vào thị trường sẽ bị siết chặt khi cơ quan quản lý đang xây dựng Thông tư mới về tổ chức và hoạt động của CTCK.
    Dự thảo Thông tư thay thế Quyết định số 27/2007 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động CTCK quy định tỷ lệ vay nợ của CTCK (không bao gồm tiền gửi NĐT) không được quá 3 lần vốn chủ sở hữu. Thị trường đang tỏ ra e ngại trước nguy cơ nguồn vốn vào thị trường sẽ bị siết chặt. Điều này là có thật, nhưng nguy cơ đến từ một quy định khác chứ không phải từ tỷ lệ vốn vay.

    Tỷ lệ không đáng ngại
    Siết chặt hoạt động CTCK là quan điểm của cơ quan soạn thảo Thông tư và thị trường hiểu điều đó. Tuy nhiên, từ chỗ cho phép vay nợ tới 6 lần vốn chủ sở hữu, nay dự định chỉ còn 3 lần, không khỏi khiến NĐT và CTCK cảm thấy sốc. Định hướng của các CTCK thời gian gần đây cho thấy, từ chỗ tập trung cho hoạt động tự doanh, các CTCK đang dần chuyển sang đẩy mạnh mảng môi giới, hỗ trợ tài chính cho NĐT. Tuy nhiên, nghiệp vụ này khó có thể phát triển nếu thiếu dòng tiền.
    Trong quá khứ, TTCK đã chứng kiến CTCK Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng bị UBCK “tuýt còi” vì vi phạm quy định giới hạn tỷ lệ vay nợ (lên mức 7,54 lần thay vì mức giới hạn 6 lần). Hay trường hợp CTCK Ngân hàng Sài Gòn - Thương Tín (SBS) từng sử dụng nguồn vốn hỗ trợ cho khách hàng lên tới cả nghìn tỷ đồng, dù không vượt mức giới hạn 6 lần, nhưng cũng lớn hơn khá nhiều so với tỷ lệ 3 lần như dự thảo.
    Với việc giới hạn tỷ lệ vay nợ về 3 lần, nếu so sánh đơn giản, NĐT cho rằng, nguồn vốn tín dụng vào thị trường có thể sẽ bị giảm tới 50%, bởi hầu hết các khoản vay của NĐT đều được giải ngân thông qua CTCK. Nhưng trên thực tế lại không hoàn toàn như vậy.
    Thống kê của ĐTCK về tình hình tài chính của 10 CTCK có thị phần môi giới lớn nhất trên HOSE cho thấy, dù chưa hoàn toàn tách biệt được tình trạng tài chính thực của các CTCK (do thiếu dữ liệu), nhưng các CTCK đều có tỷ lệ vay nợ trên vốn chủ sở hữu rất thấp. 10 CTCK nói trên đều có tỷ lệ vay nợ rất thấp. Thậm chí, CTCK Ngân hàng Ngoại thương (VCBS) và CTCK VNDirect hoàn toàn không có vay nợ tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
    10 CTCK không thể đại diện cho tình hình tài chính của hơn 90 CTCK còn lại, nhưng xét về tổng thể, đây là nhóm có ảnh hưởng rất lớn đến thị trường. Trong số những CTCK còn lại, vẫn có những đơn vị đang sử dụng rất nhiều cách huy động vốn khác nhau để tìm nguồn hỗ trợ cho khách hàng, thậm chí có CTCK đang sống chủ yếu bằng tiền đi vay. Nhưng bức tranh Top 10 môi giới trên HOSE cho thấy, tỷ lệ vay nợ trên vốn chủ sở hữu giảm về mức 3 lần chưa hẳn là vấn đề nghiêm trọng.
    [​IMG]
    Mấu chốt nằm ở đối tượng CTCK được phép vay
    Ngoài việc giới hạn tỷ lệ vay nợ trên vốn chủ sở hữu, dự thảo Thông tư cũng siết đối tượng cho CTCK vay chỉ là tổ chức tín dụng, hoặc vay trái phiếu (các trường hợp phát sinh phải có báo cáo và giải trình UBCK trong ngày). Trong khi đó, theo bảng trên, ngoại trừ những CTCK không thuyết minh chi tiết, các trường hợp còn lại cho thấy, vay từ tổ chức tín dụng chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu vốn vay của CTCK.
    Điển hình như trường hợp CTCK Thăng Long (TLS), báo cáo tài chính thời điểm 31/12/2011 cho thấy, trong hơn 1.811 tỷ đồng vay nợ, công ty này vay tổ chức 991,8 tỷ đồng, vay cá nhân 219,6 tỷ đồng, không hề vay tổ chức tín dụng. Hay CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDS), trong 339 tỷ đồng vay nợ ngắn hạn của Công ty, 136,8 tỷ đồng là vay ngân hàng, còn lại là vay cá nhân và đối tượng khác.
    Tại hầu hết CTCK không thuộc Top 10 nêu trên, việc huy động vốn nhàn rỗi từ các NĐT cá nhân hay các DN là khá phổ biến. Tình trạng cạnh tranh vốn từ ngân hàng của nhóm CTCK đã được nói đến từ lâu, khi CTCK đưa ra mức phí huy động vốn rất cao, lên tới 17 - 18%/năm, thậm chí cao hơn.
    Dự thảo sửa đổi Thông tư 13/2010/TT-NHNN của NHNN đã bỏ quy định ngân hàng mẹ không được cấp tín dụng cho CTCK trực thuộc, nhưng với quy định hạn chế đối tượng được cho CTCK vay nợ theo dự thảo Thông tư UBCK đang xây dựng, khối công ty này liệu có tìm được nguồn vốn hỗ trợ NĐT? Trong quá khứ, để “né” các quy định liên quan đến chỉ tiêu an toàn vốn, không ít NHTM đã lựa chọn hình thức bơm vốn cho CTCK thông qua một bên thứ ba. Khi CTCK bị siết các đối tượng được vay vốn, tín dụng cho chứng khoán rất có thể vì lý do này mà trở nên u ám.
    Theo Bùi Sưởng
    ĐTCK
  5. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Trung Quốc trả giá thê thảm cho sự phát triển
    5/14/2012 8:31:24 PM | Lượt xem: 11404 Nam Xương
    [​IMG] [​IMG]

    VietnamDefence - Hơn 50 thành phố Trung Quốc đang chìm sâu xuống đất ngay trước mắt do đất liên tục sụt lún.

    Có lỗi trước hết là việc sử dụng quá mức nguồn nước ngầm, kết quả là bên dưới nhiều thành phố Trung Quốc, trong đó có Bắc Kinh, đã tạo ra những hố ngầm lớn nhất thế giới. Nhưng các vấn đề sinh thái của Trung Quốc không chỉ dừng ở đó.

    Ở Trung Quốc, các ao hồ đang bốc hơi, các dòng sông khô cạn, 75% diện tích rừng bị chặt phá. Vì tầng đất bề mặt bị hủy hoại, đất đai đang biến thành sa mạc và phủ cát lên các thành phố, thậm chí các nước láng giềng. Như vậy, Trung Quốc đang trả giá cho tốc độ phát triển kinh tế chưa từng có và sự ham thích tiêu dùng mãnh liệt.

    “Năm 1986, khi tôi lần đầu tiên đến Thượng Hải, ở đó chỉ có vài nhà cao tầng. 20 năm sau, số lượng các nhà này tăng lên đến 4.000, đó là gần như gấp đôi New York. Diện tích các tòa nhà văn phòng và nhà ở đang xây dựng ở Bắc Kinh - đó là bằng 3 Manhattan”, - qua một “bức tranh nhỏ” từ cuốn sách “Trung Quốc sẽ đi đâu, thế giới sẽ đi đó” của giáo sứ khoa Lịch sử Trung Quốc hiện đại, Đại học Oxford Karl Gerth, ta có thể đánh giá tốc độ phát triển kinh tế và công nghiệp của nước này.

    Sự so sánh với Mỹ không phải là tình cờ: Trung Quốc đang dốc toàn lực cố “đuổi kịp và vượt nước Mỹ”, ít ra là về mức độ tiêu dùng. Và trong một vài lĩnh vực, họ đã làm được điều đó. Thép và thịt tiêu thụ ở đây nhiều gấp đôi ở Mỹ. Việc tiêu thụ ngũ cố và than cũng đang tiến gần đến các con số đó. Trung Quốc muốn sống theo các tiêu chuẩn Mỹ, và liệu chúng ta có thể trách móc họ về điều đó không? Nhưng sự tăng trưởng mạnh mẽ của Trung Quốc sẽ gây hậu quả gì?

    Nếu như số lượng ô tô trên đầu người sẽ đạt đến mức của Mỹ, người Trung Quốc sẽ phải trải nhựa một diện tích gần bằng tất cả diện tích đất hiện đang canh tác. Còn nhu cầu về dầu của Trung Quốc sẽ vượt quá khối lượng dầu khai thác của thế giới, ông Karl Gerth cảnh báo.

    Trong cuốn sách của ông, có riêng một chương dành cho các vấn đề sinh thái của Trung Quốc đương đại. Quy mô của chúng cũng gây ấn tượng không kém so với tất cả những thay đổi khác ở nước này trong 20 năm qua. Ví dụ, nhu cầu gia tăng về thịt và len đã dẫn tới sự xuất hiện của những đàn bò, dê và cừu khổng lồ. Kết quả là, những vùng cỏ mênh mông trên các đồng bằng Trung Quốc bị hủy diệt. Tầng đất bề mặt bị tơi vụn và đất biến thành bụi và cát. Riêng ở Bắc Kinh hàng năm hứng chịu nửa triệu tấn cát. Còn trong những năm gần đây, sa mạc nuốt chửng mấy ngàn làng mạc.

    “Về thực chất, Trung Quốc đã trở thành nhà xuất khẩu bụi chủ yếu của thế giới - hàng chục triệu tấn bụi Trung Quốc và muội hàng năm bị các luồng không khí đưa đến Triều Tiên và Nhật Bản, thậm chí bay đến bờ tây nước Mỹ”, - ông Karl Gerth viết. Còn đáng sợ hơn về hậu quả là tình hình sử dụng nước. Tháng 3/2012, bộ đất đai và tài nguyên thiên nhiên Trung Quốc đã công bố báo cáo, theo đó bên dưới hơn 50 thành phố Trung Quốc đã ghi nhận sự sụt lún liên tục, tờ The Epoch Times cho biết. Tình hình đặc biệt nghiêm trọng ở các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Hàng Châu, Tây An.

    Quá trình này bắt đầu không phải ngày hôm qua: ví dụ, Thượng Hải trong 100 năm qua đã sụt xuống 3 m, nhưng trong những năm gần đây, quá trình này tăng nhanh đáng kể. Trong 30 năm qua, mặt đất ở thành phố Thương Châu thuộc tỉnh Hà Bắc ở miền đông sụt xuống 2,4 m. Một bệnh viện địa phương ban đầu có 3 tầng, cuối cùng chỉ còn là 2 tầng do một phần tòa nhà chìm sâu xuống đất. Các cây cầu, tuyến đường sắt bị phá hủy, các vết nứt xuất hiện trên các ngôi nhà.

    Riêng Thượng Hải đã phải chi 12 tỷ USD để sửa chữa các bức tường bị nứt, gia cố móng và sửa chữa đường sá. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng sụt lún các chuyên gia quy cho việc sử dụng quá mức nguồn nước ngầm. Mỗi năm, Trung Quốc cần ngày một nhiều hơn tài nguyên nước - cho công nghiệp, nông nghiệp và nhu cầu sinh hoạt. 85% diện tích đất canh tác ở miền bắc Trung Quốc cần tưới, nhưng để có nước, nông dân phải khoan các giếng khoan sâu đến 300 m.

    Do kinh tế tăng trưởng bùng nổ, nước đang ra đi khỏi Trung Quốc: các ao hồ đang bốc hơi, các sông băng tan chảy, các dòng sông khô cạn. Karl Gerth dẫn ra một dẫn chứng rất ấn tượng: trong 20 năm qua, ở tỉnh Hà Bắc bao quanh Bắc Kinh, trong 1.000 cái hồ chỉ còn lại vài chục. Ngoài ra, nước của các con sông thường bị nhiễm bẩn kinh hoàng: Trung Quốc đang đổ hàng tỷ tấn nước thải không được làm sạch vào riêng con sông Dương Tử lớn nhất châu Á. Giá cả hàng hóa Trung Quốc tương đối rẻ, một phần là vì phớt lờ các tiêu chuẩn sinh thái. Nhưng cái giá thật sự mà dân chúng nước này đang phải trả cho sự bành trướng ra thị trường thế giới thì cao hơn thế vô cùng nhiều.

    Ví dụ, hiện nay, ở Trung Quốc, 100 USD có thể mua mấy chiếc áo len mà ở thế giới còn lại có giá cao hơn nhiều. Để sản xuất một sản phẩm áo len cần lông của 2-3 con dê. Và nếu như số bãi chăn thả ở Trung Quốc gần tương đương như ở Mỹ thì số lượng đại gia súc có sừng nhiều hơn 10 triệu con, còn cừu và dê nhiều hơn 400 triệu con.

    Ông Karl Gerth nhận xét khá công bằng rằng, hàng triệu con bò và dê đang điềm nhiên gặm cỏ - đó không phải là một khúc nhạc đồng quê, mà là một câu chuyện giật gân. Tiếp sau các vùng đất màu mỡ ở Trung Quốc, đến lượt các cánh rừng cũng đang biến mất: sự gia tăng xuất khẩu sản phẩm làm từ gỗ đã dẫn tới sự hủy diệt 75% diện tích rừng. Chính phủ Trung Quốc đang cố hạn chế việc chặt hạ cây cối và các biện pháp này đang buộc người Trung Quốc tìm nguồn cung gỗ ở nước ngoài và mua gỗ chặt hạ bất hợp pháp, chủ yếu là ở Nga.

    Nhìn chung, tất cả những thảm họa sinh thái mà Trung Quốc hôm nay đang gánh chịu đang trực tiếp có liên quan đến Nga. Các quan chức bộ sinh thái Trung Quốc đã công khai nói rằng, trong những thập niên tới, ở Trung Quốc sẽ xuất hiện hơn 150 triệu di dân hay người tị nạn sinh thái. Đội quân khổng lồ của những di dân Trung Quốc đói khát này sẽ đổ đi đâu? Karl Gerth không hề nghi ngờ, đó chính là Siberia của Nga.

    Ngoài việc hàng năm có thêm 4.000 km2 sa mạc, các thành phố Trung Quốc còn đang bị đe dọa bởi các bãi rác. Xung quanh Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân và Trùng Khánh có không dưới 7.000 bãi rác. 70% tổng số máy tính và máy móc văn phòng khác bị vứt bỏ trên thế giới là ở Trung Quốc, nơi dân chúng sở tại, chủ yếu là trẻ em đang cố moi từ chúng các mẩu kim loại quý.

    Một số thành phố trên biên giới với Hongkong đã biến thành các bãi rác hàng điện tử. Các kết luận mà Karl Gerth đưa ra rất bi quan. Nền kinh tế thế giới đang chờ đợi sự tăng trưởng tiếp tục từ Trung Quốc. Nhưng ít ai nghĩ, sự tăng trưởng đó đang dẫn đến đâu. Bởi lẽ, Trung Quốc không phải là một hệ thống cô lập, có nghĩa là các thảm họa sinh thái của họ kiểu gì cũng đụng chạm đến cả thế giới còn lại.

    Vị giáo sư cũng rất nghi ngờ khả năng nền dân chủ và đi cùng với nó là sự cở mở và công khai sẽ giải quyết được các vấn đề đang tồn tại ở Trung Quốc. Chủ yếu là vì dân chúng các nước đã quen đưa các chất thải và rác của mình sang thế giới thứ ba, sang chính Trung Quốc nêu ra ý kiến như vậy. Bởi lẽ, nền dân chủ của họ không cấm họ làm việc đó.

    Như thế, Trung Quốc đang tiêu lạm “mau lẹ” tương lai của chính mình. Và hiện tại, không thế hiểu cái gì có thể làm dừng quá trình này.
    • Nguồn: Trung Quốc gặt hái hậu quả của sự đi đầu / Svetlana Smetanina // Pravda, 17.4.2012.

    Last Updated ( 8:31 PM, 14/05/2012)
  6. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Trách nhiệm của lãnh đạo Vinalines: Không chỉ dừng ở kiểm điểm




    [​IMG]
    Các sai phạm ở Vinalines theo kết luận thanh tra không khác những sai phạm của Vinashin là bao.
    Nhưng sự việc này nếu chỉ dừng lại ở việc kiểm điểm trách nhiệm Hội đồng quản trị Vinalines từ năm 2005-2010 như kết luận của Thanh tra Chính phủ là chưa đủ.

    Người đứng đầu tập đoàn Công nghiệp tàu thủy (Vinashin) và một số lãnh đạo công ty con đã phải ra tòa vì tội danh “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và phải chịu một mức án từ 3-20 năm tù.

    Họ đã mua tàu cũ khi không được Chính phủ cho phép, phê duyệt đầu tư dự án không có trong quy hoạch (dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hồng) và cấu kết, thông đồng giải ngân vốn trái phiếu quốc tế khi không thẩm định hồ sơ vay vốn, không thu hồi được vốn (dự án tàu Bình Định Star).

    Tương tự, các sai phạm theo kết luận thanh tra ở Vinalines không khác những sai phạm của Vinashin là bao.
    “Các dự án mua tàu đều được lập sơ sài, nội dung và thực tế thực hiện không thống nhất”, kết luận của Thanh tra Chính phủ cho biết. Dự án nào cũng nêu hiệu quả kinh tế cao, thời gian thu hồi vốn nhanh nhưng thực tế 34/73 tàu mua về trong giai đoạn 2005-2010 bị lỗ, thậm chí có tàu bị lỗ nặng phải bán. Có những tàu như Lively Falcon đã sử dụng 30 năm.
    Hay nhiều tàu mua gần 1.000 tỉ đồng như Galaxy kinh doanh thua lỗ… Trường hợp này có khác gì Vinashin mua tàu Hoa Sen hoặc Tổng công ty Nam Triệu mua tàu Bạch Đằng Giang. Và điểm chung của hai sự việc này đều là cố ý làm trái quy định nhà nước.
    Do Việt Nam chỉ chấp nhận đăng kiểm cho các tàu tối đa 15 tuổi nên 17 tàu Vinalines mua về phải treo cờ nước ngoài vì không đáp ứng quy định này. Ngoài ra, theo Nghị định 42/CP về “Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng”, quyết định mua sắm có trị giá 200 tỉ đồng trở lên (như dự án mua tàu) thuộc dự án nhóm A, phải được sự chấp thuận của Chính phủ và phải qua đấu thầu. Trong số 73 tàu cũ mà Vinalines mua lại để kinh doanh với tổng vốn đầu tư lên đến gần 23.000 tỉ đồng, liệu có tàu nào được mua theo đúng quy định của Nghị định 42 không? Kết luận của Thanh tra Chính phủ không nêu rõ điểm này.

    Và trách nhiệm của các cơ quan chức năng là phải tiếp tục làm rõ con số thua lỗ thực tế ở từng dự án mua tàu là bao nhiêu, dự án nào thua lỗ từ việc vi phạm các quy định của Nghị định 42? Những ai ở Vinalines phải chịu trách nhiệm về việc cố ý làm trái gây thua lỗ?
    Chưa hết, cả ba dự án sửa chữa tàu biển mà Vinalines góp vốn đầu tư ở Công ty TNHH Vinalines - Đông Đô (Hải Phòng), Công ty TNHH Sửa chữa tàu biển Vinalines phía Nam (Vũng Tàu) và Công ty cổ phần Sửa chữa tàu biển Nosco Vinalines (Quảng Ninh) đều là những dự án không có trong kế hoạch phát triển đã phê duyệt của Vinalines và càng không có trong quy hoạch phát triển tổng thể ngành công nghiệp tàu thủy.

    Trường hợp này cũng không khác gì Vinashin tự ý đầu tư dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hồng, không có trong quy hoạch, lại sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu.
    Chỉ tính riêng các sai phạm ở dự án sửa chữa và đóng mới tàu biển Nosco - Vinalines (Quảng Ninh) đã gấp nhiều lần những sai phạm tính bằng tiền của Vinashin ở dự án nhiệt điện Sông Hồng (dù dự án của Vinalines chưa được phê duyệt nhưng đã điều chỉnh tổng vốn đầu tư lên 5.399 tỉ đồng, trong đó thực hiện 39 gói thầu trị giá 2616 tỉ đồng).
    Còn nếu tính đúng, tính đủ, công luận đòi hỏi Hội đồng quản trị ở Vinalines từ năm 2005 đến nay còn phải chịu trách nhiệm về việc phân bổ vốn trái phiếu không đúng mục đích (423 tỉ trong tổng số 1.000 tỉ đồng) vào việc thành lập các công ty liên doanh, liên kết… hiệu quả đầu tư thấp và gây mất vốn nhà nước.

    Theo Ngọc Lan
    Thời báo Kinh tế Sài Gòn
  7. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2




    NƠI ĐẢO XA

    Nơi anh đến là biển xa, nơi anh tới ngoài đảo xa
    Từ mảnh đất quê ta giữa đại dươ­ng mang tình thươ­ng quê nhà
    Đây Trường Sa, kia Hoàng Sa
    Ngàn bão tố phong ba đã vượt qua v­ượt qua

    Lướt sóng con tầu mang tín hiệu trong đất liền
    Mắt em nhìn theo con tầu đi xa mãi
    Giữa nơi biển khơi đang nở rộ ngàn bông hoa san hô
    Cánh hoa đỏ thắm bao hy vọng anh gửi về tặng em
    Ơi ánh mắt em yêu như­ biển xanh như­ trời xanh trong nắng mới
    Nhớ cả dáng hình em mùa gặt nặng đôi vai
    Sóng ru mối tình đời thủy thủ càng thêm vui
    Đây con tầu xa khơi, đây con tầu xa khơi

    Vầng trăng sáng trên biển xa, vầng trăng sáng ngoài đảo xa
    Vẳng nghe tiếng ngân nga ru lòng ta bao lời ca quê nhà
    Đây Trường Sa, kia Hoàng Sa
    Quần đảo đứng hiên ngang thiên hùng ca ngời sáng

    Tháng năm con tầu quen sóng cả quen gió biển
    Nước da màu nắng tươi giòn thêm ánh thép
    Cánh chim hải âu bốn mùa về cùng anh vui ra khơi
    Cánh hoa biển trắng là kỷ niệm anh gửi về tặng em
    Đây súng khoác trên vai trăng đầu núi soi hình anh đang đứng đó
    Nhắn về đất liền cánh buồm chở đầy tin yêu
    Sóng ru mối tình đời thủy thủ càng thêm yêu
    Đây con tầu xa khơi, đây con tầu xa khơi


    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
  8. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2




    Tổ Quốc Nhìn Từ Biển

    Tổ quốc đang bão giông từ biển

    Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
    Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
    Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa

    Biển Tổ Quốc khi chập chờn bóng giặc
    Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
    Biển Tổ Quốc chưa một ngày yên ả
    Lời cha dặng từng thước đất giữ gìn

    Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể
    Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù
    Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ
    Thương Hòn Mê bão tố phía âm u

    Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo
    Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn
    Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
    Trong lòng người có ngọn sóng nào không

    Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả
    Những chàng trai ra đảo đã quên mình
    Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất
    Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi


    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
  9. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    3 người đang vào chủ đề này, trong đó có 2 thành viên: , Quang-Trung , ptkh


    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
  10. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    Vinasat-2 phát tín hiệu đầu tiên

    Ngay khi Vinasat-2 rời tên lửa đi vào quỹ đạo sáng 16/5, trung tâm điều khiển mặt đất đã nhận được tín hiệu thu - phát. Sau khoảng 10 ngày, vệ tinh sẽ vào đúng vị trí 131,8 độ Đông.
    > Vinasat-2 đã lên quỹ đạo
    > 4.700 tỷ đồng bảo hiểm cho vệ tinh Vinasat-2


    Trao đổi với VnExpress.net, ông Bùi Quốc Việt, Giám đốc Trung tâm thông tin của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) cho biết, bước đầu việc phóng Vinasat-2 đã thành công. Vệ tinh này đang bay trong quỹ đạo chờ, sau khoảng 10 ngày tới sẽ vào đúng vị trí địa tĩnh 131,8 độ Đông, độ cao 36.000 km so với trái đất.
    [​IMG]
    Thủ tướng *************** chúc mừng Vinasat-2 được phóng thành công lên quỹ đạo. Ảnh: VNPT
    Tiếp đó, Vinasat-2 được đo thử, kiểm tra thông số kỹ thuật trong khoảng 3 tuần. Dự kiến, đầu tháng 7, nhà thầu Lockheed Martin (Mỹ) sẽ bàn giao cho VNPT.
    Ngay sau khi Vinasat-2 tách khỏi tên lửa Ariane 5, trung tâm điều khiển mặt đất đã nhận được tín hiệu thu - phát của vệ tinh này. "Quá trình phóng đang diễn ra theo đúng kế hoạch, việc chờ đi vào quỹ đạo địa tĩnh được kiểm soát, giống với lần phóng Vinasat-1 cách đây 4 năm", ông Việt cho biết.
    [​IMG]
    Ngay khi Vinasat-2 rời tên lửa đi vào quỹ đạo, trung tâm điều khiển mặt đất đã nhận được tín hiệu thu - phát đầu tiên từ vệ tinh này.
    Hiện, việc điều khiển vệ tinh do nhà sản xuất Lockheed Martin (Mỹ) phối hợp với các đối tác thực hiện. Sau khi Vinasat-2 được bàn giao, các đài điều khiển vệ tinh của VNPT sẽ tiếp nhận và quản lý.
    Theo Arianespace, đưa Vinasat-2 (Việt Nam) và JCSAT-13 (Nhật Bản) vào quỹ đạo đánh dấu chuyến bay thành công thứ 48 liên tiếp của tên lửa Ariane 5. Sự kiện cũng là cột mốc 300 vệ tinh thương mại đã được phóng thành công từ đảo Guyana (Nam Mỹ) của công ty này từ khi thành lập.

    Xuân Ngọc

    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]

Chia sẻ trang này