Làm giàu từ chứng khóan - những thông tin bổ ích !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi tridunghtvc, 30/03/2012.

4089 người đang online, trong đó có 283 thành viên. 07:40 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 30056 lượt đọc và 999 bài trả lời
  1. cavoimap

    cavoimap Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/03/2012
    Đã được thích:
    3.191
    Bác QT bị khóa nick vĩnh viễn rồi bác à, mong bác ấy tạo nick mới để giao lưu với mọi người.
    http://f319.com/home/1532642/page-3
  2. hongbach09

    hongbach09 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/05/2010
    Đã được thích:
    198
    Hôm qua em vẫn thấy bác ấy cảm ơn ở pic của bác Đức mà. Hy vongj là bác ấy ko sao. Bác @Quang-Trung ơi, xin bác bài thơ cho cả nhà vui vẻ cuối tuần nào.[};-[};-[};-
  3. khongyeu

    khongyeu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2010
    Đã được thích:
    980
    Chúc cả nhà có những ngày nghỉ cuối tuần vui vẻ.
    @ptkh , @talatoi , @namson67 , @caominhhuy ,@Shapphire5 , @thangbomnhat , @stock_banking , @byeshowbye , @hoatimbanglang , @Golgotha , @hoanglansv , @Prince_Dalat , @ndl_70 , @MAYRUI.COM , @f999 , @solomong , @hocaptrung , @yht267 , @ oliu201105 , @giaoluu1980 , @trongvcbs , @magicsword , @kimngoc66 , @SINH-TU , @HDVN6868 , @hocchoick2010 , @luuphucco , @thamlathang , @an-nhien , @meoluoi8104 , @uyen186 , @batdongsanhp , @thuypb , @boyfox , @cavoimap , @Hoanghontim2011 , @a_violet_poem , @songbien.1900 , @linhmoitotee , @hailua7777 , @F999 , @letanh , @lefan_1 , @nhieutiennhat , @hongbach09 , @lanlan , @lucky.chandai , @baoan0104 , @skeleton2012 , @khongyeu , @hamtien2009 , @pigo.vn , @SuPerSic , @ilovemynickname , @chaiens , @xo_1010 , @longphan89 , @choiphaithang , @hoasua82 , @night.storm.01 , @baovu1985 , @gocanda , @tuancapo , @trucquynh_07 , @tapchoick10 , @overstock , @daigiabaclieu , @BloodWar , @daithanhung , @hamtien2009 , @miketqd , @donso23 , @boomer111103 , @xauzai77 , @huyenhana , @nathanmr_84 , @vietmy68 , @phu.sa , @chungkhoandamme , @hoamotminh , @N_D123 , @hoanghacuti , @hoailinhbtt , @kimlongtu , @smallcats , @BangLangTim68 , @thatnhudem , @Eipiti , @hangdoc319 ., @HoangLan88 , @DungTri86...
  4. hangdoc319

    hangdoc319 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/11/2011
    Đã được thích:
    344
    Chính thức hạ trần lãi suất huy động xuống 11%/năm từ ngày 28/05








    [​IMG]
    NHNN cũng giảm lãi suất tái cấp vốn từ 13%/năm xuống 12%/năm, lãi suất cho vay thanh toán điện tử liên ngân hàng từ 14%/năm xuống 13%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 11%/năm xuống 10%/năm.
    Theo thông báo của NHNN, dưới sự điều hành của Chính phủ tình hình kinh tế vĩ mô chuyển biến tích cực, CPI tháng 5 tăng 0,18%, chỉ tăng 8,34% so với cùng kỳ. Tuy nhiên hoạt động sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn, sức mua thị trường giảm, lãi suất giảm nhưng chi phí vốn vẫn còn cao.

    Trên cơ sở thực tiễn diễn biến của kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ NHNN đã ban hành văn bản điều chỉnh lãi suất điều hành có hiệu lực từ ngày 28/05/2012.Cụ thể:


    - Giảm lãi suất tái cấp vốn từ 13%/năm xuống 12%/năm, lãi suất cho vay thanh toán điện tử liên ngân hàng từ 14%/năm xuống 13%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 11%/năm xuống 10%/năm.


    - Lãi suất tiền gửi tối đa bằng VND không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng từ 4%/năm xuống 3%/năm, và với kỳ hạn trên 1 tháng từ 12%/năm xuống 11%/năm; riêng quỹ tín dụng Nhân dân cơ sở ấn định mức lãi suất tối đa tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng trở lên giảm từ 12,5%/năm xuống còn 11,5%/năm


    - Lãi suất cho vay với những lĩnh vực khuyến khích như nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trỡ, doanh nghiệp vừa và nhỏ xuống 14%/năm từ mưc 15%/năm như hiện nay.



    Toàn văn thông báo
    Theo TTVN/SBV
  5. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Bác DungTri86 cá mới nở cũng bị khóa là sao ??:-??:-??:-??:-??
  6. HoangLan88

    HoangLan88 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    19/05/2012
    Đã được thích:
    3.255
    Tại bác ấy nói bên nhà bác duc6869 là bác ấy chính là bác QT đang mượn tạm nick DT86 để liên hệ giúp bác @MITBI09 gặp chuyện ko may tại Đà Nẵng.
    Nhiều người trả lời bác @duc6869 về câu chuyện cười 7 lỗ thì chẳng ai việc gì, riêng bác DT86 được mời lên phường 3 ngày.
    Vụ bác @Vanhac hỏi ý nghĩa từ " chim lợn " cũng thế, cả chục người giải thích ko sao, đến phiên bác QT trích dẫn một bài báo, tức là có tư liệu hẵng hoi thì bị khóa 1 tuần, mà chỉ riêng bác QT bị, mấy ng kia vẫn ko sao
    Đến khi bác QT nhờ DT86 gửi hộ pm đến Mod thì QT bị khóa vĩnh viễn và DT86 cũng bị vĩnh viễn luôn, cái nick DT86 hiện nay là mới đăng ký lại lúc 15:55 ngày 24/5/2012.
    Và khi đã biết QT đang dùng nick DT86 thì DT86 bị khóa, chưa đầy 1 giờ !

    Trùng hợp ngẫu nhiên thật là hay.

    http://f319.com/home/1532529/page-194
  7. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Hôm nay tôi trở về thăm trường cũ
    Em gái bỏ đi bạn hữu đâu rồi????

    C :((:((:((
  8. HoangLan88

    HoangLan88 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    19/05/2012
    Đã được thích:
    3.255
    Chị bỏ mọi người trước...bây giờ chị trách ai?
    MAYRUI.COM , yht267 , namson67... vào đây thấy không có chị, họ cũng đi luôn rồi...
  9. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    , 08:25 (GMT+7)

    Cứu doanh nghiệp, mọi con đường đều dẫn đến… xử lý nợ xấu


    SGTT.VN - Câu hỏi đang được đặt ra hiện nay là ta đang cứu doanh nghiệp hay cứu ngân hàng? Số phận đã ràng buộc doanh nghiệp với ngân hàng khi lệ thuộc vào nguồn tín dụng này.
    Theo tiến sĩ Võ Trí Thành, viện phó viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng được kết luận là không tuyến tính. Lạm phát cao quá, thấp quá hay dao động mạnh đều ảnh hưởng không tốt đến tăng trưởng. Một số nghiên cứu còn đặt vấn đề tìm kiếm một mức lạm phát tối ưu của từng quốc gia cho tăng trưởng. Từng có nghiên cứu đưa ra con số đối với Việt Nam là 9%.
    [​IMG]
    Câu hỏi đang được đặt ra hiện nay là ta đang cứu doanh nghiệp hay cứu ngân hàng? (ảnh chỉ mang tính minh họa)
    Năm nay, cơ quan quản lý nhà nước và nhiều chuyên gia nhận định lạm phát sẽ đạt chỉ tiêu Quốc hội đề ra, ở mức 9%. Thế nhưng, những người lạc quan nhất cũng không hy vọng gì về một sự tối ưu cho tăng trưởng, khi mà tác dụng phụ của cuộc chiến kiềm chế lạm phát năm ngoái theo nghị quyết 11 của Chính phủ là tình cảnh nền kinh tế đình đốn với những con số thống kê không ngừng gia tăng về số doanh nghiệp phá sản, ngưng hay hoạt động cầm chừng, sức mua giảm, tồn kho tăng…
    Nghị quyết 11 đưa ra hai mũi giáp công chống lạm phát là chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng; chính sách tài khoá thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước. Theo thẩm tra của uỷ ban Kinh tế – Quốc hội về báo cáo Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2011 của Chính phủ, mặc dù áp dụng cắt giảm chi thường xuyên 10%, chi ngân sách năm 2011 vẫn vượt 13,8% so với dự toán và hơn 28,58% so với năm 2010, trong đó chi đầu tư phát triển đã tăng 27,5% so với dự toán. Ông Thành cho rằng nếu chính sách tài khoá hiệu quả hơn, thì đã không đến nỗi chính sách tiền tệ bị “áp lực” mà hệ quả là doanh nghiệp phải uống thuốc đắng kéo dài, với lãi suất tăng cao, tăng trưởng tín dụng giảm mạnh...
    Giờ đây, khi tạm yên lòng với lạm phát, để cứu doanh nghiệp, cũng lại hai công cụ chính sách là tài khoá và tiền tệ được lên kế hoạch áp dụng. Gói hỗ trợ doanh nghiệp có tính chất “tài khoá” trị giá 29.000 tỉ đồng vừa được Chính phủ thông qua được ông Thành đánh giá là nhỏ, nên mang tính động viên tinh thần là chính. Ông Thành và cả tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, nguyên phó chủ tịch uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia, đều cho rằng giảm thuế thu nhập là giải pháp cứu trước mắt. Một cách căn bản, cần giảm thuế suất để khuyến khích đầu tư lâu dài, tăng khả năng cạnh tranh thu hút đầu tư với các nước. Cũng như, thay vì hoãn, cần giảm thuế giá trị gia tăng để thực sự kích cầu.
    Nếu chính sách tài khoá hiệu quả hơn, thì đã không đến nỗi chính sách tiền tệ bị “áp lực” mà hệ quả là doanh nghiệp phải uống thuốc đắng kéo dài, với lãi suất tăng cao, tăng trưởng tín dụng giảm mạnh... Gói tài khoá dù chưa đủ mạnh nhưng dù sao mục tiêu cũng rõ ràng, việc thực hiện cũng tương đối đơn giản, so với gói mang tính chất tiền tệ, mà theo ông Lê Xuân Nghĩa là “mơ hồ”. Tới hết tháng 4.2012, tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức âm. Vẻ như, lại một lần nữa, ta gặp vấn đề ở mục tiêu phối hợp đồng bộ. Cần phải tập trung gỡ nút thắt này.
    Ông Nghĩa phân tích, nói áp trần lãi suất 15% cho bốn lĩnh vực/khu vực ưu tiên, nhưng thật ra là cho toàn nền kinh tế rồi vì doanh nghiệp vừa và nhỏ – một trong bốn lĩnh vực ưu tiên – chiếm tới 90% số lượng doanh nghiệp. Dù thế, trần này chỉ có lợi cho doanh nghiệp có điều kiện tài chính tốt, đủ điều kiện để được vay, còn lại đại bộ phận doanh nghiệp chỉ nhìn và thèm. Các ngân hàng đã biết sợ nợ xấu sau cơn khủng hoảng năm rồi. Ngân hàng nào không bị khủng hoảng nhờ hoạch định cho mình một chiến lược kinh doanh coi trọng quản trị rủi ro như ACB, theo đánh giá của ông Nghĩa, càng thấm thía giá trị của sự an toàn. Cho nên gần đây mới có chuyện tưởng như nghịch lý là ACB công bố mình “thừa” tới 3 tỉ USD nhưng không kiếm được khách hàng tốt để cho vay, phải cho vay trên thị trường liên ngân hàng hay mua trái phiếu, tín phiếu với lãi suất thấp. Vì vậy, giảm lãi suất cho vay chỉ là một vế của bài toán rã băng thị trường tín dụng.
    Ở một khía cạnh khác, giảm bằng mệnh lệnh hành chính đang khiến cho một số ngân hàng lách bằng cách “né hồ sơ xin cho vay của các đối tượng ưu tiên”, như lời của một nhân viên tín dụng mà ông Nghĩa dẫn lại.
    Theo ông Nghĩa, nói cơ cấu lại nợ bằng cách giãn nợ cho doanh nghiệp, thực chất là kéo dài thời hạn vay đối với những khoản nợ cũ. Doanh nghiệp chưa chắc được vay mới, vì còn tuỳ vào trần tăng trưởng tín dụng và khả năng huy động để cho vay của mỗi ngân hàng. Dù có cho vay mới hay không, các ngân hàng vẫn tiếp tục thu lãi, ít nhất là với nợ cũ, còn doanh nghiệp thì chỉ giảm được chút ít áp lực trả nợ. Vì vậy, tác dụng của những giải pháp này là “hết sức hạn chế”.
    Trên thực tế, cho đến nay, ngay cả khi ngân hàng Nhà nước “bật đèn xanh” cho việc này (cho phép khi cơ cấu nợ không phải chuyển nợ đó lên nhóm nợ xấu cao hơn, mà cùng với đó là phải trích dự phòng rủi ro nhiều hơn) thì theo ông Nghĩa, những thông tin cần có về sự tích cực của các ngân hàng cũng không rõ ràng. Trong khi đó, cũng có không ít ý kiến lo ngại cho phép cơ cấu lại nợ sẽ là một bước lùi trong việc minh bạch hoá nợ xấu, làm tiền đề cho tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.
    Cả ông Thành, ông Nghĩa đều cho rằng giải pháp căn bản nhất để rã băng thị trường tín dụng trong điều kiện hiện nay là phải làm sao cho doanh nghiệp đạt được chuẩn tín dụng để vay mới. Muốn vậy, phải xử lý được nợ xấu tồn đọng. Từ góc nhìn của giới ngân hàng, ông Trần Xuân Giá, chủ tịch hội đồng quản trị của ACB, cũng cho rằng “phải có chính sách thiết thực để cơ cấu lại nợ cho doanh nghiệp, nếu không thì ngân hàng không cách gì cho vay ra”. Âu cũng là cứu ngân hàng. Với thâm niên kinh nghiệm xử lý khủng hoảng nợ trước đây, ông Giá cho rằng “sử dụng nguồn lực có được của Nhà nước vào việc làm sạch sẽ sổ sách doanh nghiệp có tác dụng hơn nhiều” (so với những giải pháp hiện nay – PV).
    Theo ông Nghĩa, Nhà nước cần đứng ra mua lại nợ xấu vì khu vực tư nhân không thể nào mua nổi số nợ khổng lồ này. Nguồn thì có thể huy động từ trái phiếu chính phủ, tín phiếu của ngân hàng Nhà nước, nguồn dự phòng rủi ro hay vay vốn quốc tế và trong nước. “Quan điểm xử lý có vẻ đồng thuận, nhưng tổ chức thực hiện thế nào còn đang lúng túng”, ông Nghĩa nhận định. Bởi lẽ, nếu có được tài trợ thêm vốn, công ty Mua bán nợ và xử lý tài sản tồn đọng của doanh nghiệp thuộc bộ Tài chính (DATC) cũng không đủ năng lực, và nhất là khuôn khổ thể chế để đảm đương. Ông gợi ý kinh nghiệm của Thuỵ Điển: Quốc hội uỷ quyền cho ngân hàng Nhà nước đứng ra mua và bán lại nếu được giá và giám sát quá trình này.
    Xử lý căn cơ vấn đề nợ xấu trong lúc này sẽ có tác dụng kép, trước mắt, là rã băng thị trường tín dụng và về lâu dài là bước đi cần thiết để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.
    Câu hỏi đang được đặt ra hiện nay là ta đang cứu doanh nghiệp hay cứu ngân hàng? Số phận đã ràng buộc doanh nghiệp với ngân hàng khi lệ thuộc vào nguồn tín dụng này. Cho đến khi các doanh nghiệp có thể đa dạng hoá nguồn vốn bằng các kênh khác như thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp… muốn cứu doanh nghiệp cũng phải cứu chiếc cầu nối – ngân hàng – cũng là cả nền kinh tế. Quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng mà ta đang bắt đầu tiến hành, coi như là một sự gia cố hay xây mới chiếc cầu này cho vững chãi.
    Nguyên Lê
  10. HoangLan88

    HoangLan88 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    19/05/2012
    Đã được thích:
    3.255
    Anh giàu to phen này rồi :-bd

Chia sẻ trang này