Làm giàu từ chứng khóan - những thông tin bổ ích !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi tridunghtvc, 30/03/2012.

5969 người đang online, trong đó có 691 thành viên. 17:46 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 30328 lượt đọc và 999 bài trả lời
  1. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Thứ 3, 29/05/2012, 18:10

    20%, mức lãi suất "giết chết" doanh nghiệp Việt Nam!





    [​IMG]
    Theo chuyên gia Bùi Kiến Thành, hiện nền tài chính Việt Nam vẫn đang “vất vưởng” với mức lãi suất “chết” trên 20%/năm, mức lãi suất này đang “hủy diệt” hàng loạt doanh nghiệp và gây nguy hiểm cho nền kinh tế.
    Bên lề Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) diễn ra sáng nay (29/5), chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành đã có cuộc trao đổi với báo giới một số vấn đề xung quan điều hành tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong bối cảnh hiện nay.
    Trước khuyến nghị của Ngân hàng Thế giới (WB) ngày hôm qua cho rằng, tốc độ giảm lãi suất vừa qua của Việt Nam là quá nhanh và đáng lo ngại, ông Thanh ngay lập tức phản bác: “Tôi thấy không hề nhanh chút nào, giảm lãi suất như hiện nay vẫn chưa thực sự đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của nền kinh tế”.
    Theo lý giải của ông, hiện nền tài chính Việt Nam vẫn đang “vất vưởng” với mức lãi suất trên 20%/năm, đó là lãi suất chết, “hủy diệt” hàng loạt doanh nghiệp và gây nguy hiểm cho nền kinh tế.
    Vị chuyên gia tài chính ngân hàng lưu ý, với vai trò là chủ nhà, hiểu rõ nhất nội tình, các nhà điều hành Việt Nam phải chủ động và đưa ra những quyết định đáp ứng đúng nhu cầu nhu cầu nền kinh tế và giữ được thái độ tiếp thu độc lập với những kiến nghị, đánh giá của các chuyên gia quốc tế.
    Theo nhìn nhận của ông, mức lãi suất 13-14% (trên lý thuyết - NV)hiện nay của doanh nghiệp Việt Nam chưa thể đảm bảo được lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp trong khu vực. Cụ thể, chi phí vay mà các doanh nghiệp đối thủ chỉ phải chịu từ 4-7%, do vậy, lãi suất hợp lý phải được kéo xuống dưới 10% thì doanh nghiệp Việt Nam mới phát triển tốt được.
    Tuy nhiên, cho đến hiện tại, lãi suất vẫn ở mức cao theo ông Thành, là do Chính phủ chưa thật sự quản lý tốt hoạt động của hệ thống NHTM. Ông cho rằng, trách nhiệm của Chính phủ và NHNN là phải tạo được một mặt bằng lãi suất cho nền kinh tế phát triển ổn định bền vững chứ không thể chiều theo hoạt động của các NHTM, đẩy lãi suất huy động, lãi suất cho vay lên cao rồi bây giờ lại phải kéo xuống từ từ trong khi nền kinh tế thì đang “chết”.
    “Chúng ta phải coi trọng quyền lợi của cả nền kinh tế hơn quyền lợi của các ngân hàng. Ngân hàng phải phục vụ cho quyền lợi của nền kinh tế chứ ngân hàng không phải phục vụ riêng cho quyền lợi của mình. Rõ ràng là chúng ta chưa thực sự quan niệm rõ ràng vấn đề trách nhiệm của hệ thống ngân hàng cũng như nhiệm vụ của NHNN” – ông Thành bày tỏ quan điểm.
    Đã hạn chế tăng trưởng tín dụng, hạ lãi suất không gây lạm phát
    Theo ông, NHNN phải biết được mức lãi suất mà doanh nghiệp cần. “Nếu chúng ta chần chừ, doanh nghiệp chết hết. Doanh nghiệp chết hết rồi thì không sống lại được. Nền kinh tế có sản xuất và tiêu thụ, doanh nghiệp chết thì không có sản xuất, không có tiêu thụ, không có nhân công, giết cả hai đầu. Quản lý lãi suất không phù hợp có thể gây ra hệ lụy đó”.
    Ông phân tích, nếu không chịu nổi “nhiệt”, doanh nghiệp mà “chết” thì ngân hàng cũng “chết” chứ không được lợi gì. Đến lúc không còn ai vay, ngân hàng ôm vốn phải trả lãi suất cho huy động thì lợi nhuận cũng không còn.
    Ông Thành cũng phản bác việc cho rằng, nếu hạ lãi suất xuống 6-7% cho doanh nghiệp sẽ dẫn tới lạm phát. “Không có đâu. Vì chúng ta đã có dùng biện pháp hạn chế tăng trưởng tín dụng thì làm gì có vấn đề lạm phát nếu lãi suất thấp. Nếu lãi suất thấp, cùng với tăng trưởng tín dụng nóng, quá cao thì mới xảy ra lạm phát. Ở đây, ta đã hãm tăng trưởng tín dụng thì chúng ta cho vay lãi suất nào cũng không tạo ra vấn đề lạm phát được.”
    Đồng thời phủ nhận quan điểm, bối cảnh khó khăn hiện tại cũng là cơ hội để tái cấu trúc doanh nghiệp, tái cấu trúc nền kinh tế. Bởi, với mức lãi suất cao thế thì không doanh nghiệp nào tồn tại được. “Đừng nói đó là cơ hội tái cơ cấu. Doanh nghiệp tốt xấu gì cũng chết cả, vì điều kiện bị bóp cổ không cho anh thở thì sao anh không chết”.
    Căn cứ vào dự án để cho vay thay vì tài sản thế chấp
    Chuyên gia Bùi Kiến Thành cho rằng, vấn đề đặt ra cho nền kinh tế hiện nay là khả năng hấp thụ nguồn vốn vay của các ngân hàng. Các doanh nghiệp đã “kiệt sức”, không còn có đủ tài sản để thế chấp, trong khi các khoản nợ vay quá hạn khiến ngân hàng không cho phép doanh nghiệp vay tiếp.
    Do vậy, theo ông, thời gian tới cơ quan điều hành sẽ phải xem lại, phải cơ cấu lại những khoản nợ xấu, nợ khó đòi, giúp doanh nghiệp vẫn tiếp tục được vay vốn và tiếp cận được nguồn vốn.
    Theo đó, chính sách khoanh nợ của ngân hàng phải giúp được các doanh nghiệp có triển vọng, có thị trường tốt, sản phẩm tốt song đang khó khăn tạm thời có thể có vốn phát triển.
    Thay vì cho vay dựa trên tài sản thế chấp, ngân hàng nên căn cứ vào dự án và giám sát theo tiến độ dự án để đảm bảo dòng tiền đi đúng hướng được ưu tiên.
    Đồng thời, ông cũng lưu ý, quản lý nhà nước phải tạo công bằng cho tất cả mọi người, tạo được bình đẳng giữa cả doanh nghiệp vừa và nhỏ và cả doanh nghiệp lớn. Phải tạo cho mọi người có thể tiếp cận nguồn vốn với lãi suất hợp lý.
    “Không có lý do gì các doanh nghiệp lớn không được hưởng những chính sách bình đẳng với doanh nghiệp nhỏ và ngược lại. Cũng không có lý do các doanh nghiệp tư nhân lại không được bình đẳng với DNNN” - theo chuyên gia Bùi Kiến Thành.
    Theo Bích Diệp
    Dân trí





  2. Eipiti

    Eipiti Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/05/2010
    Đã được thích:
    112
    Đỉnh cao của lãi suất là 27-28% cụ ợ^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^
  3. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Thứ 3, 29/05/2012, 15:58

    Trình Quốc hội đề án tái cơ cấu kinh tế để làm gì?





    [​IMG]
    Bên cạnh những yêu cầu với cơ quan trình, không ít các câu hỏi đã được đặt ra với chính Quốc hội khi đề án tổng thể về tái cơ cấu kinh tế được mổ xẻ tại tổ vào cuối tuần qua.
    Đề án được trình Quốc hội với mục đích gì? Vị trí pháp lý của đề án tổng thể là như thế nào? Văn bản pháp lý để Quốc hội trả lời là gì? Để Quốc hội quyết định việc thực hiện hay chỉ để Quốc hội cho ý kiến? Nếu Quốc hội không thông qua thì có vấn đề gì không?... Báo cáo tổng hợp đã liệt kê hàng loạt câu hỏi được nêu ra không chỉ ở một tổ thảo luận.

    Văn bản pháp lý để Quốc hội trả lời là gì cũng đã từng là vấn đề được thảo luận với ý kiến nhiều chiều tại phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi chuẩn bị nội dung kỳ họp Quốc hội đang diễn ra.

    Tại đây, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cùng một số ý kiến khác đều nghiêng về phương án Quốc hội cần ra nghị quyết để làm cơ sở giám sát việc thực hiện sau này. Còn quan điểm của Chủ tịch Quốc hội là không nên ra nghị quyết mà nên "tổng hợp ý kiến" để Chính phủ tham khảo.

    Mặc dù ý kiến của Chủ tịch đã được một số vị trưởng đoàn nhắc lại ở phiên thảo luận tổ, song một số vị đại biểu cho rằng nhất định phải có nghị quyết.

    Chỉ cần nói về vấn đề kinh phí cho đề án, nếu không thông qua Quốc hội thì sẽ vi phạm pháp luật, đại biểu Nguyễn Hồng Sơn bày tỏ quan điểm.

    Đại biểu Đào Văn Bình cũng cho rằng, “đề án phải nói rõ cần bao nhiêu tiền để Quốc hội quyết”.

    Tại sao đề án này lại được trình ra Quốc hội? Đặt lại vấn đề, đại biểu Nguyễn Ngọc Hòa lý giải: vì hiện các chính sách, giải pháp điều hành kinh tế thuộc thẩm quyền Chính phủ, theo giải pháp hàng năm và mỗi 5 năm. Tuy nhiên, để thực hiện được, chắc chắn phải có nguồn lực đầu tư, chính vì vậy Chính phủ mới trình Quốc hội để thông qua cơ chế, chính sách để điều hành tái cơ cấu. Nhưng trong đề án không thấy rõ nguồn lực gì, cơ chế, chính sách gì để đề án triển khai được, trong khi đây là yếu tố quyết định có tái cơ cấu kinh tế được hay không.

    Theo đại biểu Nguyễn Văn Phúc, Quốc hội không quyết định đề án này mà chỉ cho ý kiến để Chính phủ tiếp tục hoàn thiện. Nhưng có thể thấy, Quốc hội có phần trách nhiệm lớn trong thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế.

    Trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013 và những năm tiếp theo của nhiệm kỳ này, Quốc hội cần ban hành những luật, pháp lệnh nào để phục vụ quá trình tái cơ cấu? Tiền đề của tái cơ cấu là cải cách thể chế; không cải cách thể chế thì không thể tái cơ cấu. Phân bổ ngân sách hàng năm, trái phiếu Chính phủ thì Quốc hội có bàn chi phí cho tái cơ cấu hay không? Có điều chỉnh phân bổ ngân sách trong điều kiện chưa sửa đổi Luật Ngân sách Nhà nước hay không? Đây là những câu hỏi, theo đại biểu này, cần được trả lời, bởi nếu không thì sẽ lại là tình trạng bàn một đằng nhưng phân bổ không tương ứng.

    Cách nêu trong đề án là Chính phủ chỉ xin ý kiến Quốc hội, sau đó sẽ chỉnh sửa lại, nhưng rõ ràng đây là vấn đề lớn cần phải Quốc hội quyết, ý kiến này của đại biểu Đinh Xuân Thảo trùng với quan điểm của nhiều vị khác, dù không cùng đoàn Hà Nội.

    Tuy nhiên, một số vị đại biểu nói rằng, có nghị quyết cũng không nhấn nút thông qua tại kỳ họp này vì đề án chưa đạt yêu cầu, phải làm lại.

    Kết quả tổng hợp cũng cho thấy, có đến 15/18 tổ thảo luận có ý kiến cho rằng tính khả thi của đề án tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế không cao.

    Bởi, chưa có lộ trình thực hiện rõ ràng, chưa thể hiện nguồn tài chính, nguồn nhân lực, chi phí về kinh tế, môi trường, xã hội để thực hiện, chưa thể hiện được những đột phá lớn, chưa được thảo luận một cách rộng rãi từ các bộ, ngành địa phương đến các doanh nghiệp và người dân để tạo nên sự đồng thuận cao trong xã hội. Đề án mới có định tính mà chưa định lượng giữa quốc doanh và dân doanh, chưa rõ mô hình tăng trưởng trong thời gian tới, không có phần đánh giá tác động đối với nền kinh tế và đời sống của người dân.

    7 tổ đại biểu đề nghị làm rõ dự toán ngân sách dành cho quá trình triển khai đề án này và việc phân bổ theo từng giai đoạn, đồng thời làm rõ nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình này. Quốc hội cần xem xét, quyết định cơ chế phân bổ ngân sách cho tái cơ cấu nền kinh tế cũng là ý kiến của nhiều đại biểu.

    Theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa, tái cơ cấu kinh tế phải đặt trong quan hệ chính trị, cơ cấu xã hội mới làm được. Ví dụ như vấn đề tham nhũng ảnh hưởng thế nào trong nền kinh tế những năm qua, để lại tàn dư gì, muốn làm được phải xử lý tham nhũng như thế nào. Tham nhũng đang để lại những món nợ lớn, xấu, nằm trong các tập đoàn, trong bất động sản… Nếu như cũng chính những con người ấy bây giờ thực hiện tái cơ cấu, thì làm sao tự "nhổ răng sâu" mình được, làm sao tự "cắt ruột thừa" mình được, vì vậy tính khả thi không cao.

    Cho rằng đề án quá chung chung, chưa đạt yêu cầu, một số đại biểu đề nghị cần tiếp tục hoàn thiện đề án và chuẩn bị trình Quốc hội tiếp tục xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 4 và cần xây dựng một nghị quyết riêng của Quốc hội về đề án này do có liên quan đến việc sử dụng ngân sách nhà nước, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội.

    Theo chương trình kỳ họp Quốc hội thứ ba, đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế sẽ còn được "mổ xẻ" trọn ngày 8/6 tại nghị trường.
    Theo Nguyên Thảo
    VnEconomy



  4. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Góp ý đề án tái cơ cấu kinh tế, nhìn từ một ý kiến “lạ”





    [​IMG]
    Sau phiên thảo luận tại tổ chiều 24/5, ý kiến của 136 lượt đại biểu Quốc hội về đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế đã được tập hợp thành bản báo cáo 11 trang.
    Nhận xét rằng, "đề án dù còn khiếm khuyết nhưng là một công trình công phu", song nội dung chi tiết của báo cáo cho thấy khiếm khuyết thì nhiều, công phu chưa rõ.

    Đi vào nội dung cụ thể, bản tổng hợp đã ghi nhận ý kiến "đề nghị chất vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải về hoạt động của Vinashin, Vinalines và các doanh nghiệp nhà nước khác thuộc sự quản lý của Bộ".

    Đặt trong bối cảnh góp ý về một đề án "mênh mông" về tái cơ cấu kinh tế, ý kiến này không thể không gợi ra câu hỏi về sự "lạc đề" của nó.

    Nhưng, đặt trong bối cảnh câu chuyện về Vinashin còn nhiều dấu chấm lửng và Vinalines đang kể tiếp những điều được cho là thậm vô lý đang được lấy làm ví dụ điển hình ở nhiều phiên thảo luận tại nghị trường, thì có thể hiểu được cái lý của nó.

    Bởi, sự sốt ruột của không ít chuyên gia kinh tế và cả nhiều đại biểu đều tập trung vào quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước - một trong ba trọng tâm đã được xác định của tái cơ cấu kinh tế - được cho là chưa "nhúc nhích" được bao nhiêu, trong khi yêu cầu đặt ra lại vô cùng cấp thiết.

    Và, còn bởi lập luận tiếp theo được thể hiện tại báo cáo này là đề nghị xử lý nghiêm các sai phạm tại các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp nhà nước trong thời gian qua một cách triệt để, xác định trách nhiệm, tìm ra nguyên nhân, từ đó mới có thể thực hiện tái cơ cấu.

    Vậy, doanh nghiệp nhà nước, theo quan điểm chung nhất từ hơn 100 ý kiến đại biểu, cần được cải cách như thế nào? Báo cáo tổng hợp nêu, một số ý kiến đồng tình với quan điểm không nên coi doanh nghiệp nhà nước là công cụ điều tiết nền kinh tế, cần giảm dần vai trò của các doanh nghiệp nhà nước.

    Ý kiến ở 6 tổ đại biểu cho rằng, doanh nghiệp nhà nước chỉ nên nắm những lĩnh vực mang tính huyết mạch của nền kinh tế, lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không tham gia, thu hẹp lại một số lĩnh vực đầu tư của doanh nghiệp nhà nước để chuyển giao cho đầu tư tư nhân, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển; cần tách bạch vai trò giữa chủ tịch hội đồng quản trị - người đại diện phần vốn nhà nước với người điều hành doanh nghiệp - giám đốc

    Một số đại biểu có ý kiến, Nhà nước chỉ nên nắm giữ cổ phần chi phối (51%) các doanh nghiệp nhà nước, kể cả đối với các tập đoàn và tổng công ty nhà nước; đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa, đổi mới phương thức quản trị doanh nghiệp, tiến hành thử nghiệm thuê người nước ngoài có năng lực quản lý và hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động của khối doanh nghiệp này, lấy tiêu chí hiệu quả, sức cạnh tranh để đánh giá, đảm bảo tính minh bạch trong quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước.

    Giải pháp liên quan đến con người trong quản lý nhà nước đối với quản lý các tập đoàn và tổng công ty nhà nước cũng là nội dung được đề cập.

    Có ý kiến cho rằng doanh nghiệp nhà nước có vai trò khác với một doanh nghiệp bình thường, cần có cơ chế riêng khi họ thực hiện cả mục tiêu xã hội. Cần phân loại các doanh nghiệp hoạt động vì mục đích lợi nhuận và doanh nghiệp hoạt động vì mục đích xã hội.Đồng thời cần có cơ chế lương đặc thù cho các doanh nghiệp này để thu hút được người tài, thực hiện quan điểm kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

    Cho rằng cải cách doanh nghiệp Nhà nước là vấn đề lớn liên quan chặt chẽ đến một số lượng lớn người lao động, nhiều đại biểu đề nghị phải thận trọng khi đưa ra giải pháp về cổ phần hóa, rút vốn nhà nước hoặc cho giải thể, phá sản, cần các chính sách hỗ trợ người lao động mất việc khi thực hiện quá trình này.

    Cần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến các doanh nghiệp nhà nước, chấm dứt việc các doanh nghiệp này được đầu tư ra ngoài ngành đặc biệt là đầu tư vào các tổ chức tài chính và thị trường bất động sản là ý kiến tại 3 tổ thảo luận. Ý kiến khác nhấn mạnh, việc phát triển đa ngành, đa nghề ở các tập đoàn chưa thực sự phù hợp ở Việt Nam.

    "Có ý kiến đề nghị không giao cho các bộ, ngành quản lý các tập đoàn và tổng công ty nhà nước, đề nghị thí điểm tập đoàn và tổng công ty Nhà nước không cần bộ chủ quản".

    Như một sự cộng hưởng, thời điểm phiên thảo luận về đề án tái cơ cấu kinh tế diễn ra cũng là lúc bản kiến nghị gắn với nội dung khởi động mạnh mẽ quá trình tái cơ cấu nền kinh tế đã được Ủy ban Kinh tế gửi đến các vị đại biểu.

    Một nguyên tắc được đưa ra tại đây là chỉ những doanh nghiệp nhà nước nằm trong tiêu chí "4 có, 3 không" thì được duy trì và phát triển.

    4 có bao gồm doanh nghiệp phục vụ quốc phòng, an ninh; lĩnh vực tạo ra hàng hóa cực kỳ thiết yếu cho nền kinh tế (giao thông, cảng biển, sân bay, an ninh năng lượng) đầu tư tốn kém, thu hồi chậm; các ngành áp dụng công nghệ mới nhiều rủi ro, và những ngành đặc thù như chất độc, thuốc lá, rượu... mang tính độc quyền tự nhiên.

    Và 3 không là: không đầu tư vào những ngành vì lợi nhuận đơn thuần; không đầu tư vào những ngành vì địa tô đơn thuần; và không đầu tư tạo ra doanh nghiệp cạnh tranh không bình đẳng với các thành phần kinh tế khác cùng ngành, cùng lĩnh vực.

    Theo Nguyên Thảo
    VnEconomy





  5. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Triển khai lệnh thị trường tại sàn TP.HCM

    29/05/2012 3:40

    Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông báo sẽ bắt đầu áp dụng lệnh thị trường (MP) từ ngày 2.7.

    Lệnh MP là lệnh mua chứng khoán tại mức giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán chứng khoán tại mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường. Ví dụ lệnh MP mua 8.000 ABC được nhập vào hệ thống. Khi đó bên bán đang có các lệnh bán 6.000 ABC giá 14.1 và 3.000 ABC giá 14.2 thì lệnh mua trên sẽ được khớp lần lượt gồm 6.000 khớp giá 14.1 và 2.000 khớp giá 14.2...
    Lệnh MP chỉ được áp dụng trong thời gian khớp lệnh liên tục. Theo HOSE, lệnh MP không đặt ra mức giá cụ thể mà có đặc điểm “chấp nhận mức giá thị trường” nên nhà đầu tư cần thận trọng và cân nhắc khi sử dụng. HOSE sẽ công bố danh sách các công ty chứng khoán thành viên sẵn sàng tham gia triển khai lệnh này.
  6. hangdoc319

    hangdoc319 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/11/2011
    Đã được thích:
    344
    Lấn hơn 80% rồi ;))
  7. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Đồng USD khan hiếm

    29/05/2012 19:35
    [​IMG]

    USD đang mạnh dần lên trong bối cảnh đồng EUR đang suy yếu vì khủng hoảng nợ công - Ảnh: Reuters (TNO) Đồng USD đang trở nên khan hiếm ngay cả sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) bơm 2.300 tỉ USD vào hệ thống ngân hàng trong bối cảnh số lượng các tài sản giá trị cao trên thế giới đang ít dần đi.

    Từ cuối tháng 7.2011, đồng USD đã tăng cao so với 16 loại tiền tệ mạnh khác trên thế giới. Điều này khiến các nhà đầu tư và các tổ chức tài chính gặp khó khăn trong việc lựa chọn các loại tài sản có giá trị cao khác ngoài đồng USD.
    Mỹ là một trong số năm nền kinh tế lớn có tỷ lệ hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng trên số nợ thực tế thấp, chưa đến 1%, tức là nước này gần như không có rủi ro nợ xấu.
    Năm trước, trên thế giới có 10 quốc gia đạt được tỷ lệ này, theo Bloomberg.
    Các chuyên gia tài chính nhận định, đà tăng của đồng USD chủ yếu là do sự suy yếu của đồng EUR, vốn đã bị mất giá gần 5% so với các loại tiền tệ mạnh khác.
    Điều này là do các quốc gia trong khối sử dụng đồng tiền chung châu Âu như Tây Ban Nha và Ý bị hạ bậc xếp hạng tín dụng, trong bối cảnh khủng hoảng nợ công tại khu vực này tiếp tục leo thang.
    Tây Ban Nha, vốn đang có số nợ công lên đến 917,5 tỉ USD, đã bị Tổ chức xếp hạng tín dụng Moody’s hạ 6 bậc, từ AAA xuống còn A3 vào tháng 12.2010.
    Còn Ý, với số nợ lên đến hơn 2.000 tỉ USD, đã bị đánh tụt bốn bậc, từ AA2 xuống còn A3 vào tháng 10 năm ngoái.
    “Có thể thấy đồng USD đang được mua mạnh trong giai đoạn kinh tế bất ổn hiện nay”, Bloomberg dẫn lời ông Ken Dickson - Giám đốc đầu tư tiền tệ tại quỹ đầu tư Standard Life Investments ở thủ đô Edinburgh (Scotland) - phát biểu.
    Đồng USD đã tăng 2,06% so với cách đây một tuần lên mức 1,25 USD ăn 1 EUR.
    Hoàng
  8. hoanglansv

    hoanglansv Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2012
    Đã được thích:
    288
    Em chào bác. Sao bác lại nhắc đến em ? Hình như em với bác chưa từng trao đổi với nhau ?
    À, mà có thể bác là @Quang Trung thân mến, mod mới khóa nick ?[};-
    Nếu đúng như vậy, thì em với bác lại trao đổi được với nhau rồi. [r2)][};-
  9. TDSQB

    TDSQB Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/05/2012
    Đã được thích:
    0

    Quang Trung, Thái Dương là ai mà sao mọi người lại cứ bảo là mình.
    Tệ quá đi mất.:))
  10. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Doanh nghiệp xi măng đứng trước nguy cơ phá sản





    [​IMG]
    Ngành xi măng đang gặp rất nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp sản xuất thua lỗ kéo dài dẫn đến nguy cơ phá sản là hiện hữu.
    Theo Báo cáo ngành xi măng 5 tháng đầu năm 2012 của Hiệp hội xi măng Việt Nam, ngành này đang đứng trước những khó khăn lớn với nhiều thách thức đang gặp phải, nhiều doanh nghiệp đang gặp phải tình trạng sản xuất kinh doanh thua lỗ nhiều năm, sản xuất đình trệ, và rất có nguy cơ dẫn đến phá sản nếu không được tháo gỡ kịp thời.
    Báo cáo nêu rõ, 5 tháng đầu năm sản xuất xi măng đạt khoảng 19 triệu tấn, giảm 16,8% so với cùng kỳ, tiêu thụ cũng ước đạt khoảng 19 triệu tấn giảm 7,8% so với cùng kỳ.
    Năm 2012 toàn ngành xi măng có công xuất thiết kế khoảng 70 triệu tấn, sản lượng dự kiến khoảng 60-62 triệu tấn. Trong đó ước tính nhu cầu tiêu thụ nội địa khoảng 47-48 triệu tấn, xuất khẩu khoảng 7-8 triệu tấn. Như vậy, so với công xuất thiết kế ngành xi măng năm nay dự báo sẽ dư thừa khoảng 6 triệu tấn.
    Những nguyên nhân chính
    Sự khó khăn thời gian qua của ngành xi măng do tác động và bị ảnh hưởng nặng nề của chính sách thắt chặt tiền tệ và tài khóa, dẫn đến đầu tư công giảm, thị trường bất động sản trầm lắng đã, cùng với đó là chi phí đầu vào tăng cao đã ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu tiêu thụ xi măng trong nước giảm sút mạnh.
    Dự báo tình hình dư thừa xi măng sẽ tiếp tục xảy ra trong những năm tới, nếu không có giải pháp quyết liệt như kích cầu tiêu thụ xi măng, rà soát lại quy hoạch đầu tư phát triển xi măng theo hướng giảm, hoặc giãn một số dự án xi măng.
    Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến dư thừa xi măng là do nguồn cung lớn hơn cầu trong xu thế nguyên liệu đầu vào liên tục tăng như than từ năm 2011 đến nay tăng 170%, điện tăng 19%, đầu tăng 40%. Lãi suất ngân hàng quá cao, tỷ giá ngoại tệ thay đổi, tiếp cận các nguồn vốn tín dụng gặp khó khăn, dẫn đến tổng chi phí tài chính của ngành xi măng chiếm khoảng 25-30% giá thành.
    Phần lớn các doanh nghiệp sản xuất xi măng từ đầu năm đến nay đều thua lỗ, sản phẩm tồn đọng, nguy cơ phá sản của một số đơn vị xi măng là hiện hữu.
    Trong buổi Tọa đàm về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp được BIDV tổ chức mới đây, Đại diện của Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho biết, trong 2 thập kỉ qua ngành xi măng đã nâng công suất thiết kế lên đến 87 triệu tấn/năm với 100 doanh nghiệp sản xuất và 71 dây chuyền lò quay. Hầu hết các doanh nghiệp đều khó khăn về vốn vay, các nhà máy xi măng bước vào thời kỳ rất khó khăn.
    Vị này, dẫn ví dụ cụ thể của 3 nhà máy xi măng đang gặp rất nhiều khó khăn do tình hình sản xuất kinh doanh thua lỗ kéo dài, điển hình là Nhà máy xi măng Cẩm Phả của Vinaconex, Nhà máy xi măng Hạ Long của Tổng Công ty Sông Đà và Nhà máy xi măng Coma,…
    Theo báo cáo tài chính của Vinaconex đã được ĐHCĐ năm 2012 thông qua, Sau 3 năm hoạt động xi măng Cẩm Phả lỗ lũy kế lên đến 1.259 tỷ đồng. Năm 2011 Vinaconex đã phải trích lập dự phòng 586 tỷ đồng, và năm 2012 dự kiến tiếp tục trích lập dựphòng đầu tư tài chính vào xi măng Cẩm Phả khoảng 960 tỷ đồng. Điều này ảnh hưởng lớn đến kết quả và kế hoạch lợi nhuận của Vinaconex. Hiện tổng các khoản nợ ngân hàng của VCG là 747,8 tỷ đồng trong đó riêng 488,8 tỷ đồng trả nợ thay cho xi măng Cẩm Phả
    Nhà máy Xi măng Hạ Long của Tổng Công ty Sông Đà được hoạt động vào năm 2010, nhà máy có tổng vốn đầu tư 6468 tỷ đồng. Sau 2 năm hoạt động, đến nay số lỗ lũy kế của nhà máy này lên tới 982 tỷ đồng. Hay nhà máy xi măng của Coma, cũng là một trong những nhà máy xi măng đang hoạt động không hiệu quả tháng 9/2011 đã lỗ lũy kế 149 tỷ đồng và hiện đã dừng hoạt động.
    Kiến nghị của Hiệp hội xi măng Việt Nam
    Triển vọng sản xuất của ngành xi măng từ nay cho đến cuối năm chưa có nhiều chuyển biến tích cực.
    Trước tình hình khó khăn đó, ngày 22/5, Hiệp hội Xi măng đã có Hội nghị đột xuất giữa các lãnh đạo công ty xi măng, để tìm ra giải pháp và sự hợp tác trong tình hình khó khăn hiện nay.
    Theo đó, các lãnh đạo công ty xi măng thống nhất chỉ sản xuất 80% công xuất, đẩy mạnh xuất khẩu, cử ra một doanh nghiệp có uy tín dẫn dắt thị trường.
    Đồng thời, Hiệp hội xi măng Việt Nam có kiến nghị với Chính phủ
    -Rà soát lại việc quy hoạch phát triển ngành xi măng cho phù hợp với nhu cầu trong những năm tới.
    Với các nhà máy đang xây dựng đến năm 2014 thì công suất lên đến 80 triệu tấn. Do vậy cần rà soát lại ngành xi măng đến 2020 lên 130 triệu tấn là phi thực tế.
    -Tháo gỡ một số khó khăn hiện tại bằng cách giãn nợ các khoản vay nước ngoài, cơ cấu lại danh mục nợ; lùi thời hạn các khoản nợ vay trong nước đến hạn, hạ lãi suất cho vay xuống từ 10-12%, giảm thuế VAT còn 5%.
    Gia Hân

    Theo TTVN

Chia sẻ trang này