1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Làm giàu từ chứng khóan - những thông tin bổ ích !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi tridunghtvc, 30/03/2012.

8120 người đang online, trong đó có 1058 thành viên. 11:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 30503 lượt đọc và 999 bài trả lời
  1. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Giá vàng lún sâu vì bị bán mạnh





    [​IMG]
    Giá vàng giảm hơn 1% trong phiên giao dịch ngày thứ Ba bởi đồng Euro lao dốc vì những lo lắng liên quan đến nợ Tây Ban Nha buộc nhà đầu tư phải bán vàng cùng với các hàng hóa khác.
    Khối lượng giao dịch trên thị trường kỳ hạn tăng vọt, gấp hơn 2 lần so với mức bình quân 30 ngày, do hoạt động bán chặn lỗ sau khi giá tuột mức hỗ trợ 1.570 USD/ounce. Khối lượng tăng còn vì nhà đầu tư Mỹ trở lại thị trường sau kỳ nghỉ lễ và đẩy mạnh việc chuyển kỳ hạn từ tháng 6 sang tháng 8 trước ngày thông báo đầu tiên của kỳ hạn tháng 6 vào hôm nay 30/5.
    Đầu phiên qua, giá vàng tăng khá tốt, có lúc vượt 1.584 USD/ounce theo xu hướng của thị trường chứng khoán Mỹ sau báo cáo cho thấy giá nhà ở dù giảm trong quý 1 nhưng đã tăng trong tháng 3. Thị trường sau đó đảo chiều rớt hơn 30 USD/ounce khi đồng Euro rơi xuống dưới 1,25 USD đổi 1 Euro lần đầu tiên trong gần 2 năm do Tây Ban Nha bị hạ xếp hạng tín dụng và Ngân hàng Trung ương châu Âu từ chối bơm tiền cứu trợ các ngân hàng nước này. Vàng cũng chịu áp lực giảm cùng với dầu thô và các hàng hóa công nghiệp chẳng hạn như đồng.
    Chốt phiên 29/5, giá vàng giao ngay để mất 1,2% còn 1.554,8 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 6 hạ 20,2 USD xuống 1.548,7 USD/ounce.
    [​IMG]
    Giá vàng sụt mạnh trong ngày 29/5 (nguồn: kitco)

    Khối lượng giao dịch trên thị trường kỳ hạn lên tới 450.000 lots, gần sát mức cao nhất năm 2012 là 470.000 lots thiết lập hôm 26/1. Trung bình 30 ngày, khối lượng giao dịch chỉ là 178.315 lots.
    Theo giới phân tích, trong bối cảnh nền kinh tế bấp bênh như hiện nay, vàng lẽ ra là một tài sản an toàn, nhưng vai trò của kim loại quý đã mất đi, giờ đây đồng USD và trái phiếu kho bạc Mỹ đang là vua. Vàng cũng có mối tương quan mật thiết với những biến động của đồng Euro.
    Vàng đang hướng tới tháng giảm thứ 4 liên tiếp, chuỗi giảm lâu nhất kể từ tháng 1/2010, cũng là tháng giảm nhiều nhất trong 5 tháng với gần 7%.
    Nguyễn Hằng

    Theo TTVN/Reuters
  2. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Bộ Xây dựng đề xuất 'cứu' nợ cho Tập đoàn Sông Đà




    [​IMG]
    Tập đoàn Sông Đà hiện đang gặp khó khăn trong việc cân đối vốn trả nợ các ngân hàng nước ngoài do một khoản nợ lớn từ công ty thành viên – công ty cổ phần xi măng Hạ Long.
    Bộ Xây dựng vừa có văn bản đề nghị Bộ Tài chính có ý kiến trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho Tập đoàn Sông Đà vay từ Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài Bộ Tài chính để trả nợ Ngân hàng Natixis (CH Pháp). Theo kế hoạch trả nợ năm 2012 thì phần vốn phải trả ngân hàng này khoảng 437 tỷ đồng.


    Tập đoàn Sông Đà hiện đang gặp khó khăn trong việc cân đối vốn trả nợ các ngân hàng nước ngoài do một khoản nợ lớn từ công ty thành viên – công ty cổ phần xi măng Hạ Long.

    Trước đây, Bộ Tài chính được Thủ tướng Chính phủ giao đứng ra bảo lãnh cho công ty cổ phần xi măng Hạ Long vay vốn nước ngoài, nhưng thực tế Bộ đã bảo lãnh cho tổng công ty Sông Đà (nay đã sáp nhập, làm nòng cốt trong tập đoàn Sông Đà) vay.

    Sau đó, tổng công ty này ký hợp đồng cho công ty cổ phần xi măng Hạ Long vay lại trên 3.335 tỉ đồng, bằng lãi suất vay của các ngân hàng nước ngoài. Do đó, việc trả nợ của tổng công ty Sông Đà hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng trả nợ của công ty cổ phần xi măng Hạ Long.

    Cụ thể, các khoản nợ phải trả bao gồm: kỳ ngày 22/6/2012 là 7,849 triệu EUR (bao gồm: nợ gốc 5,914 triệu EUR, lãi vay 1,934 triệu EUR) tương đương 220 tỷ đồng (tỷ giá tạm tính 28.000 đ/EUR). Và kỳ ngày 22/12/2012 là 7,740 triệu EUR (bao gồm: nợ gốc 5,914 triệu EUR, lãi vay 1,825 triệu EUR) tương đương 217 tỷ đồng (tỷ giá tạm tính 28.000 đ/ EUR).

    Kế hoạch vay này gồm 03 kỳ: kỳ ngày 22/6/2012, kỳ ngày 22/12/2012 và kỳ ngày 22/6/2013. Thời hạn vay vốn 5 năm kể từ ngày nhận nợ, gốc và lãi vay được hoàn trả toàn bộ vào ngày đến hạn của khoản vay.

    Bộ Xây dựng sẽ chỉ đạo Tập đoàn Sông Đà sử dụng vốn vay đúng mục đích và trả nợ vay đầy đủ, đúng hạn.

    Theo báo cáo của Tập đoàn Sông Đà, tổng số tiền Tập đoàn đã hỗ trợ trả nợ thay cho Công ty cổ phần Xi măng Hạ Long tính đến ngày 31/3/2012 là 1.211,1 tỷ đồng, bao gồm: trả nợ Ngân hàng Natixis 40.974.646,45 EUR tương đương với 1.157 tỷ đồng, trả nợ cho Ngân hàng NIB số tiền 1.890.936 EUR tương đương 53,1 tỷ đồng.

    Hiện tại, giá trị khối lượng dở dang và công nợ phải thu của Tập đoàn lên đến hơn 10.000 tỷ đồng do các chủ đầu tư không có vốn để thanh toán, Tập đoàn đang phải cân đối để thanh toán các khoản nợ vay đến hạn trả nên không thể tiếp tục hỗ trợ Công ty cổ phần Xi măng Hạ Long trong việc trả nợ khoản vay của các Ngân hàng nước ngoài năm 2012, 2013.

    Ngoài khoản nợ ngân hàng Natixis, trong năm 2012 này, Công ty cổ phần Xi măng Hạ Long còn phải trả nợ Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu (NIB) số tiền gần 60 tỷ đồng.

    Dự án Xi măng Hạ Long do Công ty cổ phần Xi măng Hạ Long làm chủ đầu tư với công suất thiết kế 2,07 triệu tấn xi măng PCB 40/năm. Tổng mức đầu tư là 6.468,5 tỷ đồng.

    Dự án được bàn giao và đi vào sản xuất kinh doanh từ 02/02/2010, vốn điều lệ của Công ty cổ phần là 982 tỷ đồng, trong đó Tập đoàn Sông Đà là cổ đông lớn nhất (59%).

    Trong giai đoạn đầu đi vào hoạt động, công ty gặp nhiều khó khăn về sản xuất, tiêu thụ, giá cả nguyên nhiên vật liệu đầu vào tăng mạnh, dư nợ vay vốn để đầu tư, sản xuất và trả nợ vay của Công ty rất lớn (trung bình là 7.000 tỷ đồng/năm), lãi suất vay vốn ngân hàng tăng cao (từ 20 – 27%/năm), trong khi giá bán tăng không đủ bù chi phí dẫn đến kết quả kinh doanh năm 2011 lỗ: 581,268 tỷ đồng; năm 2012 lỗ kế hoạch: 495,976 tỷ đồng.



    Theo Châu Anh
    VTC News
  3. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    TS Alan Phan: 'Chơi chứng khoán lúc này nên đánh nhanh, rút nhanh'

    Chủ tịch Quỹ Đầu tư Viasa tại Hong Kong và Thượng Hải Alan Phan cho rằng, thị trường chứng khoán chỉ có thể tăng trong vài quý sau đó sẽ đảo chiều, và thời điểm này dành cho các nhà đầu tư lướt sóng.
    - Ông nhận định như thế nào về thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay?
    - Hiện, thị trường có quá nhiều người lỗ, nhất là ngân hàng và các công ty chứng khoán. Khi thanh khoản ngân hàng tăng lên thì tiền vào chứng khoán cũng tăng lên, nhưng khi họ khó khăn về thanh khoản thì gần như cùng lúc chứng khoán lại thiếu tiền. Vì thế mà tôi nghĩ đà tăng của thị trường chứng khoán thời gian này nếu có cũng không bền, chỉ có thể kéo dài trong vài ba quý, sau đó sẽ quay đầu đi ngược lại.
    Vấn đề chính của thị trường chứng khoán Việt Nam là niềm tin và thanh khoản. Nhưng niềm tin của một nhà đầu tư thực sự tại thị trường gần như không còn. Điều này cũng như sự minh bạch, hay sự đàng hoàng trong cuộc chơi này cũng mất rồi. Thứ hai là vấn đề thanh khoản. Trong bối cảnh kinh tế trì trệ thì tiền nhàn rỗi đổ vào chứng khoán ngày càng ít, thành ra tôi thấy sự tăng trưởng của thị trường hiện nay không bền vững và không kéo dài lâu được.
    TS Alan Phan cho rằng nếu các nhà đầu tư chọn phương án đầu tư lâu dài trên 10 năm thì mới nên bỏ tiền vào thị trường chứng khoán lúc này.
    - Nhưng các kênh đầu tư khác đang tắc, lãi suất ngân hàng hạ, USD đứng giá, trong khi vàng thì không đầu tư được, chẳng lẽ không phải là cơ hội và dấu hiệu tốt cho tiềm năng tăng trưởng của thị trường chứng khoán?
    - Không. Đó là dấu hiệu để lướt sóng. Nếu anh nào lướt sóng giỏi, nghĩa là có thể đoán bắt để mà hưởng lợi khi mà chứng khoán lên và biết rút lui kịp thời khi chứng khoán hạ, thì a đó sẽ thành công. Đây là cơ hội cho nhà đầu tư lướt sóng.

    - Ông có lời khuyên gì cho các nhà đầu tư Việt Nam thời điểm này?
    - Họ phải hết sức cẩn thận và đặc biệt phải hết sức nhanh kể cả lúc đổ tiền vào hay rút tiền ra.

    - Vậy về vấn đề đầu tư dài hạn thì sao thưa ông?
    - Nếu đầu tư quá 10 năm thì được. Nhưng nếu cần tiền trong khoảng từ giờ đến 10 năm thì tôi nghĩ không nên.
    - Ông từng nói rằng không có ý định đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam, vì sao?
    - Tất cả thị trường chứng khoán trên thế giới đều là đánh bạc. Tuy nhiên, vấn đề là những thị trường như Mỹ, Châu Âu, Singapore hay Hong Kong thì người chơi và nhà cái tương đối minh bạch. Còn thị trường chứng khoán Việt Nam thì quá nhiều đội lái vì nó rất nhỏ.
    Và như tôi đã nói, thị trường này rất thiếu thanh khoản. Nếu thực tình muốn bán một số cổ phiếu lớn trong ngành thì khó mà bán, rồi phải đợi 3 đến 4 ngày. Tất cả yếu tố đó khiến dòng tiền thế giới không đổ vào đây một cách dài hạn.

    - Ông nghĩ thị trường chứng khoán Việt Nam nên có sự cải cách như thế nào?
    - Tôi thấy đây là chuyện mà ai cũng biết rồi. Đó là phải có sự minh bạch toàn diện, phải có những luật lệ để khiến cho các nhà đầu tư khi tham cũng như khi rút lui dễ dàng.
    Chẳng hạn như trên thị trường chứng khoán Mỹ, tôi có thể chơi và 5 giây sau tôi có thể rút, còn ở đây phải mất 3 đến 4 ngày. Sau đó còn phải mất nhiều thời gian để chuyển từ tiền đồng sang tiền đô. Vấn đề nữa là khi đưa tiền vào đã khó rồi, và khi rút tiền ra thì chắc còn khó hơn.
    Theo Tuấn Lân
    Vnexpress
  4. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Miếng bánh mới của Kinh Đô

    Kinh đô không lạ gì chuyện sáp nhập công ty khác vào mình. Nhưng lần này, dường như có niềm hứng khởi dâng trào, sau khi họ thực hiện gần xong thương vụ Vinabico.
    [​IMG] Cơ cấu cổ đông Vinabico trước khi KDC sáp nhập hoàn toàn


    Tại Đại hội Cổ đông vừa qua, Công ty Cổ phần Kinh Đô (KDC) đã thông qua phương án sáp nhập Công ty Cổ phần Bánh kẹo Vinabico theo phương thức hoán đổi cổ phiếu. Tỉ lệ hoán đổi cổ phiếu là 2,2:1, tức 2,2 cổ phiếu Vinabico đổi lấy 1 cổ phiếu KDC.
    Sau khi sáp nhập, Vinabico sẽ thành Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên do KDC sở hữu 100% vốn điều lệ. Hiện nay, việc thương lượng đã hoàn tất, chỉ chờ thực hiện hoán đổi cổ phiếu với 49% cổ phần còn lại tại Vinabico.
    Vốn chủ sở hữu của KDC tính đến cuối năm 2011 là hơn 3.800 tỉ đồng, lớn nhất trong ngành bánh kẹo. Các sản phẩm chính của KDC gồm có 5 nhóm là bánh quy, bánh ngọt, bánh mì, bánh trung thu và kem. Mỗi nhóm sản phẩm đóng góp khoảng 15% doanh thu cho Công ty mỗi năm. Phần doanh thu còn lại đến từ các sản phẩm khác, trong đó sữa chua chiếm tỉ trọng cao nhất.
    Mỗi bên được gì?
    Thương vụ mua lại nhà máy sản xuất kem Wall’s của Tập đoàn Hàng tiêu dùng Unilever năm 2003 mở màn cho chiến lược tăng trưởng thông qua mua bán sáp nhập của KDC. Các thương vụ kế tiếp của KDC là đầu tư 35% vào Công ty Nước giải khát Sài Gòn, sở hữu 30% cổ phần của Công ty Thực phẩm Đồng Tâm (Nutifood), nắm cổ phần tại Ngân hàng Xuất Nhập khẩu (Eximbank). Để tạo bước ngoặt, KDC đã sáp nhập Công ty Kinh Đô miền Bắc và Công ty Kem Kido’s vào KDC trong năm 2010.
    Và năm nay, KDC lại muốn sáp nhập thêm Vinabico để mở rộng ngành hàng. Vinabico có nhiều tiềm năng khiến KDC muốn sở hữu, sau khi đã nắm 51% cổ phần từ 5 năm trước. Ông Trần Kim Thành, Chủ tịch KDC cho biết KDC quyết định sáp nhập do hiện nay Vinabico đã đáp ứng được mức tăng trưởng 30%. Lợi nhuận sau thuế của Vinabico đã tăng 74% trong năm 2011.


    Vinabico là doanh nghiệp nhà nước được thành lập năm 1976 và chuyển sang công ty cổ phần từ năm 2003. Sau hơn 30 năm, Công ty đã tạo được chỗ đứng trên thị trường với các sản phẩm bánh chữ 123 hay bánh snack cua xanh, bánh sò...
    Tuy vậy, sức hút chính của Vinabico đối với KDC là ở các sản phẩm bánh tươi, mảng KDC chưa mạnh. Bên cạnh đó, “sản phẩm kẹo trang trí của Vinabico gần như không có đối thủ trong nước. Sản phẩm cũng được xuất khẩu nhiều”, ông Nguyễn Văn Khánh, Trưởng Phòng Tư vấn Công ty Chứng khoán Bảo Việt, đơn vị tư vấn cho thương vụ này, cho biết.
    Về phần mình, Vinabico sẽ được hưởng lợi nhiều một khi sáp nhập vào KDC. KDC có thể hỗ trợ nguồn nguyên liệu giá tốt hơn giá thị trường cũng như thu xếp tài chính cho Vinabico khi cần.


    Bên cạnh đó, Vinabico có thể và trên thực tế đã tận dụng được hiệu quả hệ thống phân phối mạnh với 120.000 điểm bán hàng trên cả nước của KDC. Báo cáo thường niên năm 2011 của Vinabico cho thấy lượng hàng bán nhờ tận dụng hệ thống này chiếm tỉ trọng hơn 70% tổng doanh thu năm 2011 của Công ty.
    Ngoài ra, sáp nhập với KDC, Vinabico còn được hưởng lợi về giá cổ phiếu.
    iá cổ phiếu của KDC hiện tại ở mức 40.000 đồng/cổ phiếu. Hoán đổi theo tỉ lệ 2,2:1, cổ phiếu của Vinabico sẽ tương đương 18.200 đồng/cổ phiếu. Từ đó có thể thấy, giá trị vốn cổ phần của Vinabico tương đương 91 tỉ đồng trong khi vốn điều lệ là 50 tỉ đồng.
    Theo đó, có thể tạm tính chỉ số P/E (giá/lợi nhuận) của Vinabico là 7 lần. P/E hiện tại của KDC hơn 16 lần. Sau khi sáp nhập và trở thành công ty con của KDC, Vinabico có thể được thị trường đồng nhất mức P/E theo mức của KDC.Tính ngược lại với mức P/E hơn 16 lần này, giá trị của Vinabico ít nhất sẽ đạt 208 tỉ đồng (gấp gần 2,3 lần so với mức định giá trước sáp nhập).
    Chuyện hậu sáp nhập
    Thị trường thời gian qua chứng kiến không ít thương vụ mua bán sáp nhập. Tuy nhiên, sáp nhập sau khi mua xong có vẻ không nhiều.
    Trước đây KDC từng đầu tư vào nhiều công ty với tỉ lệ sở hữu từ 30% trở lên. Tuy nhiên, KDC chưa thể hoàn toàn tác động đến chiến lược phát triển sản phẩm tại công ty đầu tư nhằm tạo ra giá trị cộng hưởng cho tập đoàn.
    Việc sáp nhập lần này đặt ra vấn đề cạnh tranh khách hàng ở các sản phẩm này giữa công ty mẹ và công ty con. Bởi lẽ Vinabico và KDC cùng có một số sản phẩm giống nhau như bánh quy, bánh snack, bánh trung thu. Tuy nhiên, ông Kelly Yin Hon Wong, Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Tài chính KDC, không tỏ vẻ lo lắng. “Các sản phẩm của KDC phục vụ phân khúc cao cấp và trung bình trong khi Vinabico thuộc phân khúc thấp hơn”, ông cho biết.
    Vì vậy sau sáp nhập, KDC sẽ hỗ trợ Vinabico nghiên cứu và phát triển sản phẩm để tinh gọn các dòng sản phẩm của Vinabico, tập trung vào một số mảng thị trường riêng biệt.
    Bên cạnh đó, theo ông Khánh, Chứng khoán Bảo Việt, Vinabico là một thương hiệu mạnh và có uy tín nên KDC sẽ tiếp tục sử dụng thương hiệu này. Tuy nhiên, Kinh Đô cũng sẽ có chiến lược để có thể kết nối thương hiệu Vinabico với thương hiệu chung Kinh Đô nhằm phát huy hiệu quả cho cả hai. “Có thể KDC sẽ thêm dấu ấn riêng vào bao bì các sản phẩm của Vinabico”, ông nói.
    Về góc độ tài chính, ông Kelly, KDC, dự báo Vinabico sẽ chưa thể đóng góp đáng kể vào tổng lợi nhuận KDC sau sáp nhập. Theo báo cáo thường niên năm 2011, Vinabico có vốn điều lệ xấp xỉ 50 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 65 tỉ đồng. Năm qua, Vinabico đạt 75 tỉ đồng doanh thu và gần 13 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế. “Vinabico có thể đóng góp khoảng 4-5% lợi nhuận”, ông ước tính.
    Về hoạt động đầu tư, ông Kelly cho biết sau Vinabico, KDC cũng có ý định đầu tư vào một số công ty khác phục vụ cho mục đích sáp nhập. Tiêu chí những doanh nghiệp KDC nhắm đến là phải có thương hiệu và được điều hành tốt, có sản phẩm nằm trong chiến lược KDC muốn mở rộng và quan trọng hơn, KDC phải mua được từ 51% trở lên.
    Trong năm nay, mục tiêu đầu tư của KDC là không dùng nhiều vốn. Trong 3 yếu tố thương hiệu, nhà máy và sản phẩm thì KDC đã đầu tư cho nhà máy khá nhiều. Do đó, công ty sẽ ưu tiên cho 2 mảng còn lại. “Một là kết hợp với đối tác kinh doanh sản phẩm mới, hai là nhập khẩu sản phẩm của đối tác để phân phối”, ông Kelly tiết lộ.
    Có thể thấy, định hướng này hoàn toàn không mới mà KDC chỉ tiếp tục theo đuổi. Liên kết với các đối tác mới để cho ra sản phẩm mới gồm mì gói và dầu ăn vào cuối năm nằm trong hướng thứ nhất. Còn lại, sản phẩm bánh Snack Sachi KDC đang phân phối thực chất công ty không sản xuất mà nhập của Công ty Want Want China (Đài Loan). Đó là lối đi theo cách thứ hai.


    Theo Nhịp cầu đầu tư
  5. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    nuôi cá trên vịnh Cam Ranh
    Tại thành phố Cam Ranh (Khánh Hoà), vùng nuôi cá mú được xem là lớn nhất Việt Nam, người Trung Quốc không chỉ thu mua mà còn sử dụng mặt nước vịnh để nuôi các loài hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, cá mú.
    Điều đáng nói là tình trạng người Trung Quốc “núp bóng” nuôi cá tại một vịnh có vị trí quan trọng này diễn ra từ lâu, nhưng chính quyền tỏ ra lúng túng.
    [​IMG]
    *****g bè do những người Trung Quốc điều hành.
    Bè cá Trung Quốc hoành tráng
    Hầu như mọi ngư dân và người buôn bán nào ở gần cảng Cam Ranh đều biết các đìa cũng như *****g bè nuôi cá, tôm của người Trung Quốc. Ông Đạt, một chủ đìa tại đây nói đìa nuôi tôm hùm của A Xìu nằm cạnh cảng Cam Ranh, còn phía ngoài vịnh cách đó chừng 200m là *****g bè nuôi cá mú của những người Trung Quốc khác. Mỗi *****g bè nuôi cá, tôm hùm trị giá hàng tỉ đồng.
    Từ xa có thể thấy khu trại nuôi cá của A Xìu gồm những khu nhà kiên cố, có cả hàng rào, cổng cao khác hẳn với những khu trại tạm bợ của người Việt bên cạnh. Tuy nhiên, khi đến gần thì khu trại này đóng cửa.
    Lên một chiếc tàu, chúng tôi rời cảng tiếp tục đến bè nuôi của người Trung Quốc phía ngoài vịnh. Bè này nằm cách cảng Cam Ranh chừng vài trăm mét và có thể thấy rõ quân cảng Cam Ranh ở phía bên kia bờ vịnh. Từ xa, bè của những người Trung Quốc nổi bật giữa biển bởi sự hoành tráng so với những chiếc bè nhỏ của người Việt gần đó. Các bè này cũng giống như trại nuôi cá của A Xìu: không bảng hiệu, được gắn với nhau, mỗi bè có nhiều *****g, trên bè có đến ba ngôi nhà lợp tôn kiên cố với tổng diện tích khoảng 100m2. Huy, một người địa phương làm công tại một bè cá của người Trung Quốc ở đây cho biết, ở bè này có sáu người Trung Quốc làm việc với gần 100 *****g. Ngoài ra họ còn thu mua cá mú khắp nơi nhưng nhiều nhất là tại Cam Ranh, Phú Yên và đảo Phú Quý.
    “Người Trung Quốc ở đây ai cũng có thể nói được tiếng Việt, bởi họ qua đây đã sáu, bảy năm rồi. Người Trung Quốc cân cá, mua cá, xuất bán cá... còn em chỉ lo chăm sóc cá thôi. Mỗi năm có hàng ngàn tấn cá được xuất đi, khi nào đủ số lượng thì sẽ có tàu của Trung Quốc cập bè đưa cá về bên đó”, Huy nói.
    Ông Đào Văn Hoà, chủ tịch UBND thành phố Cam Ranh cho rằng vịnh Cam Ranh có vị trí quan trọng đối với quốc phòng, đặc biệt đối với vùng biển của đất nước. Vịnh Cam Ranh đang được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư và thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, kinh tế. Nghị quyết về phát triển kinh tế vùng vịnh Cam Ranh của Tỉnh uỷ Khánh Hoà cũng xác định quá trình phát triển kinh tế ở vịnh này phải vừa bảo đảm phát triển kinh tế bền vững, ổn định đồng thời kết hợp hài hoà với quốc phòng. Chúng tôi quan sát thấy xung quanh bè thấy có chừng ba, bốn chiếc tàu cá mang biển số Khánh Hoà, Bình Thuận đang chở cá đến để bán cho người Trung Quốc. Trên bè các bảng thông báo, thẻ đánh số đều được ghi bằng tiếng Trung. Tại một góc khác của bè, hai người đàn ông Trung Quốc tự xưng là A Ngán và A Keng vừa hút thuốc lào vừa quan sát những người Việt làm việc. A Ngán cho hay quê ở Quảng Châu, chuyên mua và nuôi cá mú. Cá mú đen thu mua về rồi nuôi tiếp, đến khi cá nặng chừng 1kg mới bán; cá mú nghệ nặng 10kg thì bán, có thể đóng thùng đi đường bộ hoặc tàu từ Trung Quốc qua thu mua tại bè. “Chúng tôi ở đây đã lâu, có người lấy vợ Việt Nam và tách ra làm riêng rồi”, A Ngán khoe.
    Theo ông Hoàng Gia Ánh, chủ tịch hội nông dân phường Ba Ngòi, thành phố Cam Ranh, giá cá mú đen thương phẩm loại 1kg tại Cam Ranh hiện bán 200.000 đồng/kg, cá mú nghệ 250.000 đồng/kg. Thương lái Trung Quốc tại các bè trên đang thu mua loại cá mú nhỏ 0,5 – 0,6kg với giá bằng 1/2 giá cá thương phẩm. “Họ thu mua cá nhỏ sau đó nuôi thêm rồi xuất khẩu, bởi làm như vậy lời hơn so với mua cá lớn rồi xuất ngay”.
    .
    Họ tự làm chứ chúng tôi không cho phép”
    Theo ông Nguyễn Thành Long, đội phó đội Quản lý thị trường số 3, tại Cam Ranh đang có ít nhất bốn cơ sở thu mua và một cơ sở nuôi bè hải sản của người Trung Quốc, nhưng do người Việt Nam đứng tên; phường Cam Phúc Bắc có hai cơ sở, phường Cam Phú có một cơ sở. Riêng tại phường Cam Linh có hai cơ sở, trong đó cơ sở nuôi bè trên biển của công ty TNHH Song Phong. Song, ông Trần Tính, phó chủ tịch UBND phường Cam Linh cho rằng trên địa bàn chỉ có một cơ sở thu mua hải sản với khoảng 5 – 7 người Trung Quốc hoạt động, đứng tên kinh doanh là công ty TNHH Khải Hoàn của người Việt Nam. “Cơ sở này thuê đất trên bờ của người Việt, còn *****g bè trên biển thì họ tự làm chứ chúng tôi không cho phép”, ông Tính nói.
    Ông Tính cho biết thêm ở khu vực *****g bè có người Trung Quốc hoạt động, hiện nhiều lực lượng đang quản lý: trạm kiểm soát của đồn Biên phòng cửa khẩu, đồn Biên phòng 384, *******… Rất nhiều cơ quan quản lý, nhưng ông Tính phân bua: “Quá nhiều lực lượng song chúng ta đang lúng túng trong phân cấp xử lý vấn đề người nước ngoài. Qua các buổi giao ban chúng tôi đều có ý kiến về việc này, bản thân tôi thấy cần phải rút kinh nghiệm”.
    Cũng theo ông Tính, mỗi lần có mưa bão, phường ra di dời những người trên *****g bè vào bờ để tránh nguy hiểm, nhưng gặp khó khăn khi muốn đưa người Trung Quốc vào bờ. “Phần vì chúng tôi nói thì họ không hiểu, phần vì họ nghe dự báo thời tiết từ đài của họ nên họ không chịu di dời. Thực sự chúng tôi không biết họ có bao nhiêu người ở trên những bè đó”, ông Tính nói.
    Phó chủ tịch UBND thành phố Cam Ranh Nguyễn Ngọc Sơn, thừa nhận trên địa bàn có một số người nước ngoài nuôi trồng thuỷ sản. “Tuy nhiên, trên thực tế đến nay chưa có doanh nghiệp hay người nước ngoài nào xin phép nuôi trồng thuỷ sản tại vịnh Cam Ranh... Chúng tôi sẽ xử lý theo đúng quy định của pháp luật”, ông Sơn nói.

    Thương lái Trung Quốc khuấy động vùng trồng khóm
    Thương lái Trung Quốc thông qua thương lái các địa phương đã điều khiển giá thu mua khóm (dứa) tại các vùng chuyên canh khóm huyện Gò Quao, Giồng Riềng (Kiên Giang), Tân Phước (Tiền Giang), Vị Thanh (Hậu Giang) khiến giá mặt hàng này nhích lên được khoảng một tuần. Tuy nhiên, hoạt động mua bán khóm sôi động chỉ được một thời gian ngắn, sau đó rơi vào yên ắng. Hiện giá khóm loại 1 (từ 1,2kg trở lên) từ 3.800 – 4.000 đồng/kg.
    Ông Vu Suổi, chủ nhiệm HTX Thạnh Thắng (Hậu Giang) cho biết, thương lái Trung Quốc chỉ mua khóm loại 1, khóm hơi xanh chứ không mua khóm chín, khóm trái nhỏ. Tại Hậu Giang, các lái Trung Quốc chỉ tuyển lựa, thu mua thời gian ngắn rồi chuyển khóm về Trung Quốc bằng xe đông lạnh. Tuy nhiên, mấy ngày gần đây, không thấy thương lái Trung Quốc xuất hiện trở lại trên địa bàn. Chính vì vậy, nhiều thương lái Việt Nam và nông dân khóc ròng.
    Ngọc Tùng
  6. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Không thể 'thả' giá điện nếu EVN còn độc quyền
    SGTT.VN - Vì EVN còn độc quyền, giá bán lẻ điện vẫn cần Nhà nước định giá cụ thể thay vì dự kiến định giá khung như dự thảo luật Giá nêu. Bộ Công Thương vừa là chủ sở hữu EVN, vừa là cơ quan ra chính sách giá điện nên đang có sự mâu thuẫn lợi ích.
    Thảo luận về dự thảo luật Giá sáng nay (28.5), nhiều đại biểu QH băn khoăn trước những tiêu chí, điều kiện còn mông lung về bình ổn giá và về nguy cơ tăng giá bán lẻ điện nếu như “thả” giá điện bán lẻ cho doanh nghiệp quyết.
    Nhà nước cần định giá bán lẻ điện

    thảo luật của Thường vụ QH, vấn đề giá điện dự kiến sẽ được quy định như Chính phủ đề nghị. Nhà nước sẽ chỉ định mức giá cụ thể đối với giá truyền tải, giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện vì đây là những khâu đang thuộc độc quyền nhà nước. Trước mắt, Nhà nước sẽ vẫn quy định khung giá đối với giá phát điện, giá bán buôn điện nhưng về lâu dài sẽ áp dụng cạnh tranh theo lộ trình.

    Riêng về giá bán lẻ điện, Nhà nước cũng sẽ quy định khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân, Thủ tướng quy định cơ chế điều chỉnh giá và cơ cấu biểu giá bán lẻ điện để bảo đảm điều chỉnh linh hoạt theo cơ chế thị trường. Điều này đồng nghĩa, EVN sẽ định giá cụ thể giá bán lẻ điện, bộ Công Thương kiểm soát trong khung giá của Chính phủ.
    Điều này khiến nhiều đại biểu lo lắng. ĐB Trần Văn Tấn, tỉnh Tiền Giang bày tỏ: Trong điều kiện EVN còn độc quyền thì Nhà nước cần định giá bán cụ thể đối với giá bán lẻ điện. Không nên để doanh nghiệp tự định giá.
    Đồng tình quan điểm này, ĐB Nguyễn Văn Thành, Lạng Sơn lưu ý các quy định về định giá cần xem xét kỹ, tránh nguy cơ sau khi thông qua dự luật, giá điện sẽ lại tăng cao. Vấn đề giá điện trong dự thảo luật Giá cần phải thống nhất với Luật Điện lực.
    ĐB Nguyễn Thanh Hải, tỉnh Hòa Bình chỉ ra sự chồng chéo: Bộ Công Thương vừa là chủ sở hữu EVN, vừa là cơ quan thẩm định, kiểm soát giá điện, ra các chính sách vềgiá điện. "Kể cả có cục Điều tiết Điện lực quyết nhưng vẫn thuộc bộ này. Như vậy có mâu thuẫn về lợi ích trong việc điều hành giá điện".Theo bà Hải, cần có cơ quan độc lập giám sát giá điện.
    Ngoài ra, dự thảo luật Giá chỉ quy định Nhà nước định khung giá bán lẻ điện là chưa đủ. ĐB Hải cho rằng, nếu giá bán lẻ điện không được Nhà nước định giá cụ thể thì sẽ thiệt hại cho người tiêu dung.
    ĐB Đồng Hữu Mạo, Thừa Thiên - Huế cho rằng, thời gian qua, ngành điện liên tụcđề nghị Chính phủ tăng giá điện. Nếu thả giá bán lẻ điện chắc chắn sẽ có mức giá không lợi cho người tiêu dung.
    “Dự thảo nói Chính phủ định khung giá của mức giá bán lẻ nhưng tôi vẫn băn khoăn về tính khả thi của nó. Giá bán lẻ điện bình quân hiểu như thế nào? Giá điện có nhiều loại cho các thành phần, có phải sau một thời gian sẽ lấy tổng doanh thu chia cho sản lượng điện, làm thế nào để Nhà nước biết doanh nghiệp bánđúng quy định giá bình quân đó?”, ông Mạo băn khoăn.
    Mông lung nguyên tắc bình ổn giá
    [​IMG]

    ĐB Trần Du Lịch, TP.HCM bình luận: “Luật Giá giải quyết vấn đề rất khó là mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường. Nếu ta nỗ lực bình ổn giá trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn thì dù nỗ lực thế nào cũng khó mà ổn định được. Vì vậy, chúng ta đừng quá kỳ vọng vào bình ổn giá. Giá cả ổn định là do các biện pháp kinh tế vĩ mô phối hợp".
    Do đó, ông Lịch cho rằng, mặc dù rất chia sẻ với nhiều đại biểu bức xúc về những mặt hàng còn biến động khó quản lý nhưng bình ổn giá là cực chẳng đã. Mở rộng danh mục hàng hóa bình ổn là lợi bất cập hại, Nhà nước lấn chiếm thị trường mà không giải quyết được gì.

    ĐB Nguyễn Thành Tâm, tỉnh Tây Ninh than phiền, thời gian qua, vẫn chưa có đánh giá chính thức nào về hiệu quả quỹ bình ổn xăng dầu. Nếu QH cho phép thành lập các quỹ bình ổn giá để điều tiết thì cần quy định thật rõ điều kiện thành lập. Luật không nên ghi chung chung là bình ổn giá “khi cần thiết”.

    Đại biểu Tâm phân tích, cơ chế áp dụng các biện pháp bình ổn giá, luật chỉ giao cho các cơ quan quản lý Nhà nước xem xét trong điều kiện nào đó. Đó là việc can thiệp bằng biện pháp hành chính cũng là không tốt cho thị trường, phần nào ảnh hưởng tới cơ chế thị trường.
    “Nên thành lập hội đồng về giá, có đại diện các hiệp hội, người tiêu dùng để đi đến quyết định áp dụng các biện pháp bình ổn giá”, đại biểu Tâm nói.
    Theo ĐB Tâm, cần quy định rõ trách nhiệm các cơ quan kịp thời công bố các biện pháp bình ổn giá, cần có mức “trần” về thời gian để các đối tượng có liên quan chuẩn bị trước.
    Theo VietNamNet
  7. TDSQB

    TDSQB Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/05/2012
    Đã được thích:
    0
    Lâu lâu không thấy chủ nhà chào mọi người


    ~X~X~X~X~X
  8. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
  9. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Em @ptkh ới ời ! lâu ngày làm biếng > chắc bi giờ tăng 3-4 kg roài !!![:p][:p][:p][:p][};-[};-[};-[};-[};-
    [​IMG] [​IMG] [​IMG][​IMG]
  10. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    @hoatimbanglang ới ời ![r32)][r32)][r32)][r32)][r32)][r32)][r32)][};-[};-[};-[};-
    Hỏi em đã muốn đổi đời hay chưa !:-??:-??:-??:-??:-??
    [​IMG]
    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]

Chia sẻ trang này