Làm giàu từ Vườn - Ao - Chuồng - Rừng với niềm tin thắng lợi và tình yêu quê hương .

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 30/01/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7018 người đang online, trong đó có 954 thành viên. 16:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 122486 lượt đọc và 821 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Phú Yên: Thu tiền tỷ từ nghề khai thác tôm hùm giống


    Cập nhật lúc: 11:18 08/02/2012
    [​IMG]
    Tôm hùm giống (Ảnh: theo vov.vn)
    Từ mùng 3 Tết Nhâm Thìn đến nay, nhiều ngư dân phường Xuân Đài, Xuân Thành thuộc Thị xã Sông Cầu trong một đêm bắt được 10-20 con tôm hùm giống, cá biệt có người bắt được hơn 30 con.

    Hàng năm, ngư dân tỉnh Phú Yên khai thác được khoảng vài ba chục vạn con tôm hùm giống, trị giá tương đương hàng chục tỷ đồng. Vào mùa vụ khai thác tôm hùm giống, từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, đặc biệt từ tháng 1 đến tháng 3, nhiều ngư dân ở các xã An Chấn, An Hòa, An Hải (huyện Tuy An), Xuân Phương, Xuân Thịnh, Xuân Cảnh (huyện Sông Cầu) có nguồn thu nhập khá từ nghề đánh bắt tôm hùm giống, có hộ thu được cả trăm triệu đồng sau một mùa khai thác tôm hùm giống.
    Tại xã An Hải, huyện Tuy An, mỗi đêm có hơn 120 ghe thuyền với trên 400 lao động tham gia khai thác. Bình quân mỗi ghe đánh bắt được 10-12 con/đêm, cao nhất có ghe đánh bắt được gần 50 con. Với giá tôm hùm giống hiện giao động từ 150.000 - 200.000 đồng/con tùy loại, các chủ ghe thu nhập cả chục triệu đồng trong một đêm, nhưng chi phí chỉ khoảng vài ba trăm ngàn đồng.
    Hiện nay, trong ngư dân có ba hình thức khai thác tôm hùm giống, mỗi hình thức được sử dụng phụ thuộc vào đặc điểm địa hình mà con giống phân bố. Ở những vùng cửa vịnh hoặc đầm, nơi tương đối sóng gió, độ sâu khoảng 10 –15m, con giống bị tác động của dòng chảy có xu hướng bơi vào trong vịnh hoặc trong đầm thì hình thức khai thác chính là lưới kéo. Trong đầm, vịnh, ít sóng gió, độ sâu khoảng 1 – 2m, ở đây con giống có thể bơi chủ động và tìm các vật bám để ẩn náu thì hình thức khai thác chủ yếu là bằng bẫy. Bẫy thường được làm bằng những lưới cũ quấn lại thành túi hoặc bẫy được làm bằng các tảng đá san hô chết có trọng lượng từ 2 – 5kg có khoan các lỗ nhỏ từ 2 – 2,5cm trên bề mặt và cách nhau từ 10 –15cm, sau đó các bẫy này được treo ở các độ sâu khác nhau trong đầm, vịnh. Bẫy còn được làm bằng những cây gỗ có chiều dài 3 –4m và cũng được khoan những lỗ nhỏ trên thân cây tương tự như đối với san hô, sau đó đóng chặt xuống nền đáy của đầm, vịnh. Hình thức khai thác thứ ba là lặn bắt tôm hùm giống thường được dân áp dụng để khai thác ở các vùng rạn nông gần bờ, độ sâu chỉ khoảng 0,5 –3m.
    Thực tế cho thấy hình thức khai thác bằng lưới kéo và bằng bẫy thường bắt được tôm hùm giống kích thước nhỏ từ 7 – 10mm/con và trọng lượng từ 0,3 –1g/con. Do cỡ giống thu được bé nên quá trình ương, nuôi dài và gặp nhiều khó khăn hơn. Còn hình thức khai thác bằng lặn bắt thường bắt được tôm hùm giống có kích cỡ lớn hơn từ 12 – 15mm/con và trọng lượng từ 7 –9g/con, giống khỏe mạnh, bán được giá hơn, thời gian ương nuôi về sau ngắn và thuận lợi hơn.
    Phú Yên có phong trào nuôi tôm hùm phát triển mạnh vào bậc nhất cả nước. Tuy nhiên, nguồn giống tôm hùm vẫn còn phụ thuộc vào nguồn giống tự nhiên, đến nay ở nước ta vẫn chưa có nơi nào sinh sản nhân tạo được giống tôm hùm. Việc khai thác ồ ạt tôm hùm giống cần phải có quy định cụ thể về kích cỡ, trọng lượng tôm hùm giống được phép khai thác. Cần hình thành quỹ tái tạo nguồn lợi tôm hùm để tái tạo nguồn lợi tôm hùm. Nghiêm cấm những hình thức khai thác hủy diệt hoặc làm hủy hoại môi trường sinh thái ảnh hưởng xấu đến sự sinh sống và phát triển của tôm hùm.
    Nguyễn Khắc Tân



  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Đà Nẵng: Người phụ nữ mê hoa lan


    Cập nhật lúc: 11:28 06/02/2012
    [​IMG]
    Bà Cho chăm sóc vườn lan
    “Người phụ nữ mê hoa lan” chính là cái tên dí dỏm mà mọi người dành cho bà Phan Thị Cho, tổ 16, phường Hòa An, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. Tình cờ trong một chuyến đi kiểm tra mô hình hoa tôi được biết bà, thật ngạc nhiên khi thấy một vườn lan đủ các loại, dưới bàn tay chăm sóc của một người mới vào nghề không đầy 4 năm đã nở hoa khoe sắc.

    Yêu lan vì sự thanh nhã
    Bà đến với nghề trồng hoa lan chỉ vì yêu sự thanh nhã, quý phái của nó. “ Lúc đầu tôi chỉ mua vài chậu về chơi, thấy hoa nở đẹp, lại có mùi thơm dịu dàng nên rất thích, thế là tôi nghĩ đến việc trồng hoa để bán”, bà Cho tâm sự. Được biết tại huyện Củ Chi (thành phố Hồ Chí Minh) có một số mô hình trồng lan hiệu quả, thế là một thân một mình bà lặn lội vào đó để tham quan, học hỏi kinh nghiệm của người ta. Trong chuyến đi đó bà đã mua lại hệ thống vườn lan với giá 50 triệu đồng. “Tôi hớn hở chuyển từng trụ xi măng, cột thép, từng chậu lan lên xe chở từ Củ Chi về Đà Nẵng, tôi đi cùng với xe để còn kịp thời dặn dò họ không đi ẩu kẻo gãy mấy cành lan, về đến nhà tôi cũng tận tay khiêng chúng xuống mới yên tâm”, bà say sưa kể. Hằng ngày, bà thức dậy từ lúc sáng sớm và bước ra xem thử vườn lan hôm nay có chậu nào nở hoa không, mỗi một cành hoa khoe sắc làm cho lòng bà cứ nôn nao, ấm áp như một đứa con của mình sắp chào đời.
    Niềm đam mê trở thành nghề

    Vốn là cán bộ ngành y tế, trước đây bà sống tại Đại Lộc, Quảng Nam nhưng để thuận tiện cho việc học tập của con cái nên gia đình đã chuyển ra thành phố Đà Nẵng. Mức sống ở Đà Nẵng khá cao nên bà phải làm thêm nhiều nghề khác mới đủ tiền nuôi 3 đứa con ăn học. Khó khăn là thế nhưng bà cũng đã vượt qua một nửa chặng đường, 2 đứa con lớn giờ đã ra trường và có công ăn việc làm ổn định. Thế là từ năm 2009 đến nay bà đã chuyển hẳn sang nghề trồng hoa. Hiện nay diện tích toàn vườn của gia đình bà khoảng 1.600 m2, trong đó diện tích đang được sử dụng để trồng hoa khoảng 400 m2 với gần 3.000 chậu lan đủ các loại như Vandas, Cattleya, Mokara, Phalanopsis. A, Dendrobium, Vũ nữ… Vào tháng 6/ 2011, gia đình bà được Sở Khoa học & Công nghệ Đà Nẵng đầu tư cho 200 nhánh lan cắt cành Mokara, hiện nay một số nhánh đã nở hoa rất đẹp. Ngoài trồng lan, bà còn trồng một số loại khác như cúc, lay ơn. Đặc biệt năm nay bà đã trồng 500 chậu hoa ly ly đủ các loại. Tết năm nay bà được mùa hoa ly ly với giá bán bình quân 200.000 đồng/chậu.
    Muốn mở rộng nhưng…
    Khi được hỏi rằng thời gian tới bà có muốn mở rộng vườn hoa lan không thì bà cho biết: “ Vườn nhà tôi còn một diện tích đất trống trên 1000 m2, tôi rất muốn mở rộng vườn lan cả về số lượng cũng như chủng loại lan nhưng do nguồn vốn có hạn nên cũng chẳng biết làm sao”. Thiết nghĩ để mô hình trồng lan của bà Cho phát triển hơn nữa cần có sự quan tâm hỗ trợ của các cấp, các ngành thông qua việc hỗ trợ giống, vật tư, đơn giản hóa các thủ tục vay vốn.... Hy vọng đây có thể là một địa chỉ xanh để những người đam mê trồng hoa đến tham quan, học hỏi nhiều điều bổ ích.
    Thanh Thúy - Trung tâm KNNL Đà Nẵng
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Trà Vinh: Thoát nghèo nhờ nuôi ba ba


    Cập nhật lúc: 15:20 29/12/2011
    [​IMG]
    Ao nuôi ba ba của gia đình ông Thăng
    Đến ấp Vũng Tàu, xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải (Trà Vinh ) hỏi ai cũng biết ông Đỗ Vũ Thăng - người đầu tiên đưa con ba ba về vùng đất ngập mặn nghèo khó này. Việc nuôi thành công ba ba không những giúp ông có nguồn thu nhập khá cho gia đình mà còn là cơ hội giúp nhiều hộ dân trong vùng học tập làm theo, tăng nguồn thu nhập, nâng cao đời sống.

    Cái duyên đến với nghề nuôi ba ba cũng thật tình cờ. Lúc đầu ông Thăng không biết gì về con ba ba nhưng vào đầu năm 2010, trong một chuyến thăm bạn bè, ông đã được tham quan mô hình nuôi ba ba hiệu quả. Sinh sống ở vùng đất nghèo thường xuyên ngập mặn, trong tiềm thức ông không lúc nào không nghĩ đến các hướng làm ăn. Vì vậy, đứng trước mô hình nuôi ba ba hiệu quả, trong đầu ông lóe lên ý nghĩ rằng ông sẽ nuôi thử xem thắng thua thế nào. Thế rồi, ông đã xin bạn con giống về đào ao nuôi thử nghiệm.
    Qua một thời gian nuôi, thấy con ba ba phát triển tốt nên ông đã tận dụng đất quanh nhà đầu tư xây dựng lại ao nổi thật chu đáo. Để tránh thất thoát ba ba, ông xây dựng chung quanh ao bằng bể xi măng, dưới đáy ao rải một lớp bùn mỏng và lắp đặt hệ thống thoát nước. Ban đầu, còn rụt rè nên ông chỉ thả nuôi hơn 265 con ba ba giống trên diện tích ao nuôi khoảng 130m2. Sau một năm, gia đình ông thu hoạch ba ba thương phẩm và bán được hơn 33 triệu đồng.
    Nhờ tích cực hỏi kinh nghiệm nuôi từ bạn bè cũng như sách báo, các phương tiện truyền thông và đặc biệt tham gia nhiều lớp tập huấn do địa phương tổ chức, việc nuôi ba ba của ông ngày càng có tiến triển và lợi nhuận khá. Năm 2011 ông mạnh dạn mở rộng diện tích nuôi và tăng thêm số lượng ba ba giống lên hơn 1.200 con ba ba. Đến nay, đàn ba ba phát triển tốt và chuẩn bị thu hoạch. Thương lái ở thành phố Hồ Chí Minh đã đến liên hệ với ông để đặt hàng với giá 400.000 đồng/kg loại kích cỡ trên 1,4 kg/con.
    Theo kinh nghiệm của ông, muốn nuôi ba ba lớn nhanh, tỷ lệ sống cao, lãi nhiều thì phải lưu ý khâu thả giống. Trước khi thả giống, cần chuẩn bị ao bể nuôi đảm bảo chất nước và chất đáy sạch. Phải thả giống sớm để tranh thủ nuôi trong các tháng có nhiệt độ sinh trưởng thích hợp với ba ba. Cỡ giống thả nên thả từ 100-200g/con. Trong một ao thả cùng cỡ chọn ba ba giống khoẻ mạnh, không mang mầm bệnh. Mật độ thả nuôi từ 1 - 5 con/m2. Ông Thăng nhấn mạnh, để nuôi hiệu quả phải theo dõi chặt chẽ và cần chú ý khâu thay nước thường xuyên để nguồn nước không bị ô nhiễm, dễ gây dịch bệnh, nếu thấy nước đóng rong nên xử lý bằng ure.
    Ông cho biết thêm về kỹ thuật nuôi ba ba của mình, ông thường tận dụng các loại cá tạp, ốc … để làm thức ăn cho ba ba và ông thả thêm lục bình xung quanh ao để tạo bóng mát cho ba ba trú ẩn và giảm nhiệt độ cho môi trường ao nuôi khi nắng nóng. Ngoài ra, cần phải chú ý tới khâu cho ăn, quản lý chăm sóc và phòng bệnh tốt cho ba ba. Nếu nuôi tốt, sau 8 - 10 tháng nuôi, ba ba có thể đạt kích cỡ 0,6 - 1,2kg/con, tỷ lệ sống 90 - 100%.
    Anh Đặng Ngọc Tùng - Phó chủ tịch Hội nông dân xã Long Vĩnh, huyện Duyên hải cho biết, được sự quan tâm của Đảng uỷ và Uỷ ban nhân dân, Hội nông dân xã đã thường xuyên kết hợp với các ngành chức năng tổ chức tập huấn cho nông dân về khuyến nông, khuyến ngư và thực hiện chuyển đổi những vùng đất kém hiệu quả sang trồng các loại cây, nuôi nhiều con giống có giá trị kinh tế cao. Đến nay đã hình thành các mô hình có hiệu quả cho kinh tế gia đình, điển hình là mô hình tận dụng đất quanh nhà nuôi ba ba của hộ ông Thăng.
    Mô hình nuôi ba ba của hộ ông Đỗ Vũ Thăng cho thu nhập cao đã giúp giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động nhàn rỗi ở địa phương. Đây là mô hình đang được các ngành chức năng nghiên cứu phát huy và nhân rộng nhằm giúp người dân nhanh chóng thoát nghèo.

    Nguyễn Tân
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Hà Nội: Nuôi lợn nái ngoại cho thu nhập tiền tỷ


    Cập nhật lúc: 15:50 27/12/2011
    [​IMG]

    Về xóm Bãi Xã, xã Hoà Xá, huyện Ứng Hòa, Hà Nội, hỏi thăm mô hình chăn nuôi lợn nái ngoại khép kín của gia đình ông Cao Văn Hữu thì ai cũng biết bởi cách làm ăn hiệu quả và tiến bộ đã giúp gia đình ông vươn lên thoát nghèo, trở thành một hộ điển hình trong phát triển chăn nuôi.

    Ngồi với ông trong căn nhà 2 tầng rộng rãi thoáng mát, nhâm nhi chén trà, ông Hữu bộc bạch tâm sự: trước kia, khi chưa mở trang trại chăn nuôi, ông làm việc cho công ty Cổ phần Thuỷ sản và Du lịch Quan sơn (Hà Nội), sau một thời gian thì xin nghỉ. Với số vốn ít ỏi trong tay và vay mượn thêm, ông quyết định đến với mô hình chăn nuôi lợn nái ngoại vì nhận thấy mô hình này rất phù hợp với kinh tế gia đình.
    Năm 1989, ông mua 24 con lợn nái ngoại siêu nạc về nuôi. Lúc đầu do chưa có kinh nghiệm nên ông rất lo lắng, nhưng bằng ý chí và lòng quyết tâm ông Hữu vừa làm vừa tham khảo thêm tài liệu, sách báo và dần rút kinh nghiệm. Qua một vài năm chăn nuôi, thấy việc nuôi giống lợn này không quá khó mà hiệu quả kinh tế cao, ông quyết định đầu tư mở rộng quy mô. Với diện tích 2.300m2 nằm ở bên bờ sông Đáy, cách tỉnh lộ 424 khoảng 300m, đây là lợi thế để phát triển trang trại chăn nuôi.
    Dẫn chúng tôi ra trang trại để “mục sở thị” khu chăn nuôi của gia đình, nhìn dãy chuồng lợn dài ngút tầm mắt, trông con nào con nấy hồng hào, béo tốt, người đồng nghiệp đi cùng tôi không khỏi trầm trồ khen ngợi. Trang trại của ông Hữu được xây dựng khoa học, với máng ăn và vòi uống tự động. Chuồng nuôi được chia thành các khu vực: khu nuôi lợn nái sinh sản, khu cho lợn đẻ nuôi con, khu nuôi lợn con mới tách sữa, khu vực nuôi lợn thương phẩm. Trang trại của ông lúc nào cũng có lợn nái sinh sản, cứ một tháng sau khi sinh, ông bắt đầu tách lợn con khỏi mẹ để cai sữa và cho ăn cám ăn thẳng, sau khoảng 1 tháng 20 ngày ông xuất bán. Trung bình một lợn nái đẻ 2 lứa/năm, mỗi lứa đẻ 10-11con.
    Theo ông Hữu, trong chăn nuôi quan trọng nhất là phải tiêm phòng dịch bệnh đầy đủ cho vật nuôi và làm tốt công tác thú y, đồng thời vệ sinh chuồng trại thường xuyên, giữ cho chuồng nuôi mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông. Đến nay, đàn lợn của gia đình ông đã lên tới 150 con nái đẻ, mỗi năm cho thu nhập 1,2 tỷ đồng, giúp gia đình ông vươn lên trở thành một hộ điển hình trong phát triển kinh tế hộ.

    Phạm Đình Thủy – TTKN Hòa Bình



  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Quảng Bình: Thoát nghèo từ nghề nuôi ong lấy mật


    Cập nhật lúc: 16:53 04/01/2012
    [​IMG]
    Ảnh minh họa (theo hiepquang.com)
    Biết phát huy lợi thế của một địa phương có diện tích rừng khá lớn, hàng chục năm nay, người dân các xã, thị trấn ở huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình đã phát triển nghề nuôi ong lấy mật, đưa lại nguồn thu đáng kể để cải thiện kinh tế gia đình, tiêu biểu là xã Hương Hoá.

    Cũng giống như các xã, thị trấn khác ở Tuyên Hoá, Hương Hoá có diện tích rừng tự nhiên và rừng kinh tế khá lớn. Hàng năm, kinh tế vườn rừng đã tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho hàng trăm hộ gia đình ở Hương Hoá. Đối với kinh tế vườn rừng, ngoài phát triển nghề trồng và chăm sóc rừng, xây dựng các mô hình vườn – rừng, vườn – ao – chuồng – rừng…, người dân nơi đây còn phát triển nghề nuôi ong lấy mật.
    Khi tìm hiểu về nghề nuôi ong ở Hương Hoá, tôi được biết trước đây, hầu như gia đình nào cũng có một vài đàn ong nuôi theo lối tự phát, manh mún, chủ yếu để lấy mật sử dụng trong nhà nên hiệu quả kinh tế không cao. Năm 1998, khi Dự án An toàn lương thực mở lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi ong làm kinh tế thì nghề nuôi ong ở đây mới thực sự phát triển. Để giúp người dân có nguồn giống đảm bảo chất lượng, góp phần tăng thêm số lượng đàn, năm 2009, Chương trình 135 đã hỗ trợ 110 đàn ong cho người dân trong xã … Nhờ đó đến nay, toàn xã có 80 hộ nuôi ong, với số lượng lên đến gần 400 đàn ong, mỗi năm cho thu hoạch khoảng 3.000 lít mật thương phẩm, thu về gần 500 triệu đồng. Tiêu biểu như hộ ông Võ Văn Mạnh, thôn Tân Đức 1 có 50 đàn ong, mỗi năm thu 400 lít mật, thu khoảng 50 triệu đồng/năm. Ông Mạnh cho biết, đối với nghề nuôi ong, ngoài vốn đầu tư ban đầu để mua giống, làm chuồng thì hầu như không tốn chi phí thức ăn, lợi nhuận thu được trên mỗi đàn ong là khá cao so với nhiều loại vật nuôi khác.
    Ngoài điều kiện thuận lợi về mặt tự nhiên, những năm qua, nghề nuôi ong ở Hương Hoá cũng đã nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ kịp thời của cấp ủy, chính quyền xã. Bên cạnh việc tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận các nguồn vốn vay và chương trình ưu đãi, Ủy ban Nhân dân xã Hương Hoá còn phối hợp với các cấp, các ngành liên quan ở Tuyên Hoá mở các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi ong cho bà con nông dân cũng như phân công cán bộ khuyến nông bám sát địa bàn, tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi, chăm sóc ong và thu hoạch sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm… Sắp tới, chính quyền địa phương sẽ tiếp tục hỗ trợ cho thôn Tân Sơn 110 đàn ong để thả nuôi lấy mật.
    Đây là một trong những mô hình hay, không cần đầu tư nhiều vốn, chỉ cần có chút kinh nghiệm và có diện tích rừng tự nhiên, rừng kinh tế dồi dào, nhiều hộ nông dân nghèo ở Hương Hoá nói riêng, huyện miền núi Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình nói chung đã thực sự thoát nghèo và vươn lên có cuộc sống khấm khá hơn nhờ nghề nuôi ong lấy mật.
    Trương Thị Hiền - Quảng Bình
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Hải Dương:
    Trang trại triệu đô


    Cập nhật lúc: 15:14 03/01/2012
    [​IMG]
    Chị Bình chăm sóc đà điểu sinh sản
    Trang trại Bình Minh (Hải Dương) có đàn đà điểu trên 500 con, trong đó có trên 260 con đà điểu sinh sản (khoảng 165 con đà điểu cái).

    Trong khi nhiều trang trại đang cầm cự do thiếu vốn đầu tư, thị trường tiêu thụ khó khăn, dịch bệnh tràn lan, thì có một phụ nữ ở vùng núi Kinh Môn đã đầu tư gần 2 triệu USD để phát triển trang trại.
    Vượt hơn 30 cây số, chúng tôi đến thị trấn Minh Tân (Kinh Môn). Hỏi thăm đường vào trang trại nuôi đà điểu, chị bán xăng chỉ dẫn: “Em cứ đi thẳng, hết đường bê-tông là đến đường đất, đi khoảng 1 km nữa là đến chỗ nuôi đà điểu”. Phải vất vả lắm chúng tôi mới vượt qua đoạn đường đất lầy lội và trơn trượt bởi đêm trước trời mưa rào. Trước mắt chúng tôi, lẫn trong màu xanh bát ngát của núi rừng Tử Lạc là trang trại nuôi đà điểu của Doanh nghiệp tư nhân Bình Minh.
    Là người kinh doanh, đi nhiều, chị Nguyễn Thị Bình thấy nhu cầu sử dụng thịt đà điểu lớn, nhưng các nhà hàng đều phải nhập thịt từ Trung Quốc. Năm 2004, chị Bình bắt đầu tìm hiểu cách nuôi đà điểu, đi tham quan, học hỏi mô hình ở tỉnh bạn và Trung tâm Giống gia cầm Thụy Phương. Tại trung tâm, chị được giới thiệu về loại đà điểu châu Phi Ostrich. Sau đó, chị Bình đã lập Dự án “Bình Minh xanh thân thiện nhà nông” với tổng kinh phí đầu tư trên 50 tỷ đồng. Nội dung chính của dự án là đầu tư nuôi đà điểu Ostrich sinh sản và thương phẩm. Cuối năm 2009, dự án đi vào hoạt động. Dù chưa có kinh nghiệm, nhưng chị Bình vẫn liều mua của Trung tâm Giống gia cầm Thụy Phương 60 con đà điểu to nuôi sinh sản và 200 con nhỏ nuôi thương phẩm. Do vận chuyển, thay đổi môi trường sống nên đà điểu bỏ không ăn, chậm lớn, chị lo lắng đến mất ăn, mất ngủ. Chị phải khẩn trương mời cán bộ trung tâm về tập huấn kỹ thuật cho công nhân và tư vấn cách chăm sóc. Vừa làm, vừa học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và vốn, sau 2 năm đi vào hoạt động, chị Bình đã xây dựng được trang trại rộng trên 10 ha, quy hoạch gọn gàng, ngăn nắp, thật sự là trang trại xanh theo đúng tiêu chí của dự án. Hiện tại, trang trại Bình Minh có đàn đà điểu trên 500 con, trong đó có trên 260 con đà điểu sinh sản (khoảng 165 con đà điểu cái). Trang trại được xây dựng theo mô hình khép kín, từ sản xuất con giống đến nuôi thương phẩm, vì vậy rất an toàn trong việc phòng, chống dịch bệnh. Ngoài nhà xưởng, chỗ ở cho công nhân rộng khoảng 2 ha, phần còn lại chị trồng cây xanh và cỏ. Chị đã đầu tư gần 40 tỷ đồng xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị và con giống. Hiện tại, trang trại giải quyết việc làm cho gần 20 lao động với mức thu nhập bình quân mỗi người 2 triệu đồng/tháng.
    Sau khi trang trại hoạt động ổn định, chị cử 2 lao động đi học kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh và dinh dưỡng cho từng loại đà điểu. Chị Thắm, một cán bộ kỹ thuật cho biết: "Đà điểu là loại ăn tạp, thức ăn của chúng rất đơn giản, chủ yếu là các loại cây, rau cỏ, phụ phẩm từ thóc, gạo... Thậm chí, chúng còn ăn cả gạch, xi-măng, thủy tinh. Khu vực nuôi đà điểu luôn được công nhân dọn sạch sẽ, tránh các loại "thức ăn" trên, vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của đà điểu. Đà điểu rất ít mắc bệnh. Là đà điểu châu Phi, nên càng về mùa nóng, chúng càng chóng lớn. Nhất là tháng 8, tháng 9, vừa có nắng, có gió, lại hanh khô, lông đà điều rất mượt".
    Sau khi giới thiệu qua về ý tưởng và mô hình, chị Bình dẫn chúng tôi thăm một vòng quanh trang trại. Đầu tiên là khu vực ấp trứng. Chị Bình bảo, khi mới nuôi, do chưa có kinh nghiệm và nguồn vốn còn hạn chế nên chị phải mua con giống. Khi đà điểu sinh sản, cứ 1 tuần, chị lại mang trứng lên Trung tâm Giống gia cầm Thụy Phương để ấp “nhờ”. Gần đây, số lượng đà điểu sinh sản tăng lên và việc đưa trứng đi, đón đà điểu con về mất rất nhiều thời gian nên chị đầu tư một giàn máy ấp trứng trị giá trên 400 triệu đồng. Giàn máy khá hiện đại, được phân làm nhiều ô khác nhau nên trứng đà điểu đẻ ra ngày nào là đưa vào ấp ngày đó. Đà điểu con vừa nở đã nặng trên 1 kg. Cách đó khoảng 50 m là khu vực của đà điểu sinh sản. Khác với suy nghĩ của tôi, những chú đà điểu rất... hiền và thân thiện. Vừa thấy chị Bình, lũ đà điểu đã chạy xô đến. Chị Bình nhổ một nắm cỏ đưa lên cho chúng ăn và bảo “đà điểu có cảm nhận khá tốt, chúng phân biệt được đâu là người quen và lạ. Mỗi ngày tôi ghé trang trại một lần để kiểm tra tình hình và... chơi với lũ đà điểu”. Đà điểu được đánh số đeo vào cổ để theo dõi. Trứng của chúng cũng được đánh số theo số của đà điểu mẹ. Trung bình mỗi năm, đà điểu đẻ 2 lần, mỗi lần từ 25 - 30 quả trứng, tỷ lệ nở tới 80%. Đà điểu trưởng thành rất cao lớn, con cái cao khoảng 2 m, nặng gần 1 tạ, con đực cao khoảng 2,5 m và nặng trên 1 tạ. Khu vực nuôi đà điểu sinh sản được chia làm nhiều ô khác nhau, bề ngang chừng 5 m, chiều dài khoảng 30 - 40 m, sân trải cát làm chỗ vui chơi cho chúng. Các ô chuồng đều có chỗ che bằng mái tôn, vừa là chỗ tránh mưa cho đà điểu vừa là chỗ để thức ăn. Mỗi ô có từ 10 - 15 con, trong đó cứ 2 con mái thì có một con trống. Thịt đà điểu hiện có giá 80 - 150 nghìn đồng/kg, trứng đà điểu 165 nghìn đồng/quả, đà điểu mới nở tùy theo ngày tuổi có giá từ 1,5 đến 2,7 triệu đồng/con. Từ khi có lò ấp trứng đến nay, chị Bình bán được gần 200 con đà điểu con và trên 500 quả trứng.
    Sau khi tham quan mô hình, bác Thanh, một nông dân từ Hà Tây thắc mắc về thị trường tiêu thụ sản phẩm của đà điểu thì chị Bình khẳng định, nếu không tiêu thụ được trên thị trường tự do thì trang trại của chị sẵn sàng mua lại đà điểu thương phẩm cho người dân. Hiện tại, có rất nhiều người hợp tác với trang trại theo hình thức “nuôi gia công”. Chị Bình tâm sự, năm nay chị không có đà điểu thương phẩm để cung cấp cho thị trường Tết Nguyên đán. Do nhu cầu mua của người dân rất lớn nên cách đây 5 - 6 tháng chị đã bán hết đà điểu con. Nhiều người đăng ký cả tháng mà chưa có đà điểu con để mua.
    Nói về ý tưởng của mình trong tương lai, chị sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng trang trại lên 3 nghìn con đà điểu, trong đó khoảng 500 - 700 đà điểu sinh sản và trở thành trang trại nuôi đà điểu lớn nhất toàn quốc. Chia tay người phụ nữ đầy nghị lực và tham vọng phát triển kinh tế này, chúng tôi chúc cho kế hoạch của chị sẽ thành công.
    Theo báo HD



  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Thanh Hóa:
    Hiệu quả chăn nuôi gà đồi ở Hà Trung


    Cập nhật lúc: 08:28 07/12/2011
    Để khai thác lợi thế đất đồi rừng, năm 2004 gia đình ông Dương Văn Long ở xã Hà Sơn, huyện Hà Trung, Thanh Hóa đã đầu tư mô hình chăn nuôi gà thả đồi. Ban đầu ông mua 500-700 con gà giống về nuôi. Qua một năm nuôi thử nghiệm, nhận thấy mô hình nuôi gà thả đồi đem lại hiệu quả cao nên năm 2005, ông quyết tâm đầu tư mở rộng số lượng đàn.
    Đến nay, trang trại của ông Long luôn duy trì tổng đàn tới 700 con gà thịt được nuôi theo hình thức gối vụ.Việc phân chia khu vực ô chuồng chăn nuôi theo từng lứa tuổi gà được gia đình ông thực hiện khá nghiêm ngặt. Đối với gà giống mới nuôi, ông nhốt ở ô chuồng kiên cố, có hệ thống làm mát vào mùa hè, sưởi ấm vào mùa đông. Khi gà con cứng cáp, ông chuyển sang ô chuồng khác, cho ăn theo đúng khẩu phần. Khi gà được gần một tháng tuổi, ông vây lưới trên diện tích rộng ngoài vườn đồi, phân từng khu riêng biệt để thả theo từng lứa tuổi của gà. Do thực hiện nghiêm quá trình phân loại nên thời điểm nào ông cũng có gà xuất bán trên thị trường.
    Theo ông Long, để đàn gà nhanh lớn và phòng tránh được dịch bệnh, người chăn nuôi cần thực hiện đúng quy trình kỹ thuật về chuồng trại, vệ sinh tiêu độc khử trùng và thực hiện tiêm phòng vắc- xin đầy đủ. Đến nay, qua nhiều năm phát triển, trang trại gà thả đồi của gia đình ông vẫn phát triển tốt, an toàn dịch bệnh, chất lượng gà thịt thơm, ngon. Trung bình một năm ông gối vụ từ 4-5 lứa, mỗi lứa đạt 2,5-3 tấn gà, thu lãi hàng trăm triệu đồng. Ông Long cho chúng tôi biết: “diện tích đất đồi rộng là tiền đề để phát triển chăn nuôi với quy mô lớn, tuy nhiên rất cần sự quan tâm của các cấp,các ngành, tạo điều kiện cho các gia đình vay vốn để mở rộng quy mô trang trại…”
    Được biết huyện Hà Trung sẽ sớm có cơ chế khuyến khích hộ gia đình phát triển chăn nuôi gà thả đồi thành khu trang trại với quy mô lớn.
    Thu Hiền – TTKN Thanh Hóa
  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Hải Dương:
    Người nuôi ba ba luôn có lãi cao


    Cập nhật lúc: 14:08 24/11/2011
    [​IMG]

    Anh Hồng kiểm tra chất lượng nước trong ao nuôi
    9 ao nuôi với diện tích mặt nước trên 2.000m2, mỗi năm anh Nguyễn Văn Hồng ở Bình Giang thu lãi gần 200 triệu đồng từ nuôi ba ba...

    Trang trại nuôi ba ba của gia đình anh Nguyễn Văn Hồng rộng gần 3.000m2 nằm biệt lập ở một khu vực khá yên tĩnh tại ấp Hà Tiên, xã Thái Dương (Bình Giang). Anh Hồng cho biết: “Ban đầu hai vợ chồng tôi bàn với nhau định thả cá nhưng sau khi xem truyền hình trên kênh VTV2 dạy nuôi ba ba, được tham khảo một số trang trại lớn, tôi mê lắm, thấy rất khả quan”. Nghĩ là làm, tháng 6 - 2005, anh đầu tư 500 triệu đồng xây dựng trang trại nuôi ba ba. Bỏ ra một số tiền lớn, anh chạy ngược chạy xuôi, tham khảo nhiều mô hình nuôi ba ba trong và ngoài tỉnh. Cuối cùng, anh mang theo 27 triệu đồng bắt xe vào Hà Tĩnh tìm mua giống.
    Ban đầu anh nuôi trên 3.000 con ba ba lai. Kiến thức nuôi ba ba mà anh Hồng có được là sự tích luỹ, học hỏi từ bạn bè và từ kinh nghiệm thực tế của mình. Sau 2 năm, vụ thu hoạch ba ba đầu tiên anh đã hoàn vốn và có một số tiền tích luỹ cho vụ tiếp theo. Đạt hiệu quả kinh tế cao từ nuôi ba ba, anh càng quan tâm, chú trọng đầu tư hơn nữa. Hiện nay, toàn bộ diện tích dành cho nuôi ba ba vào khoảng trên 2.000m2, được ngăn ra thành 9 ao, xây chắn kiên cố, bao gồm ao nuôi ba ba đẻ, ba ba đực, cái riêng biệt. Ngoài ra, còn có các bể gột và bể cho ba ba đẻ trứng.
    Không chỉ nuôi ba ba lai, sau khi thu lợi nhuận từ vụ đầu tiên, anh còn nuôi thử nghiệm trên 100 con ba ba gai. Loại ba ba này rất đắt (khoảng 650 nghìn đồng/con) nhưng tăng trưởng nhanh, giá trị dinh dưỡng cao và dễ bán. Ba ba gai thương phẩm có giá từ 800-850 nghìn đồng/kg. Trung bình mỗi năm gia đình anh thu lãi khoảng 100 triệu đồng từ nuôi ba ba. Không chỉ nuôi ba ba thịt, anh Hồng còn nuôi ba ba giống, vừa bán, vừa để cung cấp cho mô hình của gia đình mình. Có năm, anh thu lãi trên 70 triệu đồng từ bán ba ba giống. Đến vụ thu hoạch ba ba có thương lái đến tận ao mua, không phải mất công vận chuyển.
    Theo kinh nghiệm của anh Hồng, nuôi ba ba không khó nhưng cần tỷ mỷ, chú tâm. Trước tiên phải chọn được giống tốt, khoẻ mạnh, nước trong ao phải được vệ sinh thường xuyên, nếu nguồn nước bị ô nhiễm, ba ba rất dễ nhiễm bệnh. Thức ăn chủ yếu của ba ba là cá, tôm, cua, giun, ốc… Ngoài diện tích mặt nước nuôi ba ba, xung quanh ao anh còn trồng một số cây ăn quả như: thanh long, ổi, khế… Anh còn tận dụng một số khu đất trống để nuôi giun, cung cấp thức ăn cho ba ba con.
    Theo báo HD

    Nuôi dòi cho ba ba ăn là ý tưởng tốt , ở Việt Nam chưa thấy ai đề cập ?
    Nuôi dòi nhanh thu hoạch và rẻ hơn trùn quế do không phải mua giống , chỉ từ 7 đến 10 ngày là thu hoạch . Trùn quế phải từ 2 tháng trở lên .
    Nguyên liệu đầu vào để nuôi dòi là phân heo , bò , gà , thức ăn thừa thu gom từ nhà hàng , phụ phẩm bỏ đi của lò mổ , đầu và ruột cá của các cơ sở chế biến chả cá ...
    Khi đã có dòi thì nuôi được tất cả các con mà ta đang nuôi , trừ những con ăn chay như trâu , bò , dê , thỏ ...
    Đặc biệt cá chình , lươn , ba ba , ếch , tắc kè , kỳ nhông , rắn mối , gà , vịt , trĩ , các loại cá ... rất thích ăn dòi !

    Một nguồn đạm tuy rẻ tiền nhưng rất tốt đang bị lãng quên !

  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Long An:
    Trở thành tỷ phú từ chăn nuôi



    Cập nhật lúc: 12:24 25/11/2011
    Các mô hình chăn nuôi lợn có rộng khắp cả nước, song cách từng bước đi lên xây dựng trang trại của anh Bùi Văn Hồng, tại xã Bình Tâm, huyện Châu Thành (tỉnh Long An) đã mang hiệu quả kinh tế cao, là tấm gương điển hình đang được nhiều người dân học hỏi.
    Anh Bùi Văn Hồng cho biết, gia đình anh bắt đầu chăn nuôi năm 2003. Lúc đầu nuôi 1 con lợn nái, qua đó thấy hiệu quả và tích luỹ kinh nghiệm, cộng thêm việc chịu khó nghiên cứu thêm tài liệu chăn nuôi, tham gia các lớp tập huấn chăn nuôi, sau hai năm anh đã phát triển thêm 5 con nái. Lợn nái đẻ ra anh để lại nuôi bán lợn thịt. Khi đã nắm vững các biện pháp phòng chống dịch bệnh đàn lợn, kỹ thuật chăm sóc, với số vốn tích lũy được anh mạnh dạn chuyển 2,5 ha đất trồng lúa sang xây dựng chuồng trại nuôi 1.000 con lợn thịt và gần 100 con lợn nái để tự cung cấp con giống cho trang trại của mình. Xung quanh chuồng trại anh đào ao nuôi cá và trồng gần 600 gốc dừa xiêm lai tạo ra cảnh quan xanh, sạch, mát cho môi trường chăn nuôi. Bên cạnh đó, để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, anh đầu tư xây dựng 6 hầm biogas có sức chứa gần 200 m3 để xử lý phân thải. Mặt khác, anh thu gom phân để nuôi cá, ủ bón cây, bán để tạo thêm nguồn thu nhập.
    Khi hỏi đến bí quyết thành công, anh Bùi Văn Hồng cho biết: trong chăn nuôi cần chú trọng tuân thủ theo khuyến cáo của ngành thú y về biện pháp tiêm phòng ngừa đầy đủ các dịch bệnh cho đàn lợn theo định kỳ. Cái quan trọng nữa xây dựng chuồng trại phải thông thoáng, làm vệ sinh hàng ngày, xung quanh chuồng trại hàng tháng cần phải khử trùng vôi diệt mầm bệnh và mỗi lần xuất chuồng cũng sử dụng vôi khử trùng chuồng trại từ 10 - 15 ngày. Nhờ vậy từ năm 2007 đến nay, mỗi năm anh Bùi Văn Hồng thu nhập hơn 300 triệu đồng từ mô hình chăn nuôi, trở thành tỷ phú chăn nuôi ở vùng nông thôn huyện Chân Thành.
    TT



  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Phú Yên:
    “Đại gia” tôm hùm ở Từ Nham

    Cập nhật lúc: 15:12 29/11/2011[​IMG]

    Sinh ra, lớn lên ở vùng biển nên từ nhỏ Nguyễn Thành Nhơn ở xã Xuân Thịnh (TX Sông Cầu, Phú Yên), đã quen với sông nước vịnh, đầm nơi đây. Đến khi lập gia đình, anh vào nghề nuôi tôm hùm làm kế mưu sinh và trở thành đại gia tôm hùm.

    Năm 1996, khi lập gia đình, Nguyễn Thành Nhơn theo bà con trong thôn nhờ nuôi 11 con tôm hùm và đã thu được kết quả rất tốt. Ngay sau đó, anh cùng ba anh em trong nhà hùn vốn làm l ồng thả nuôi được 800 con. Hàng ngày, bốn anh em thay phiên nhau dùng lưới rung đánh bắt cá để làm thức ăn cho tôm. Qua 18 tháng nuôi, thu hoạch chia lãi mỗi người được 80 triệu đồng.
    Với nguồn vốn đó, anh Nhơn vay mượn thêm bạn bè, đầu tư nuôi được 57 l ồng với gần 3.400 con. Tôm phát triển rất tốt, lớn nhanh, niềm vui của hai vợ chồng chưa kịp mừng thì rạng sáng 27/9/2001, cơn bão số 8 ập vào đánh vỡ các l ồng nuôi tôm trên vịnh Xuân Đài, vợ chồng anh Nhơn lâm cảnh trắng tay, nợ nần chồng chất. “Sáng hôm ấy ra đầm nhìn thấy các l ồng tôm bị sóng đánh rách, tôi chỉ biết kêu trời. Nhưng động lực lớn nhất lúc ấy là mấy đứa con nên mình tự trấn an phải làm lại từ đầu. Từ đó, tôi bắt đầu làm thợ tiện, thợ sửa máy nổ để kiếm sống nuôi con” - anh Nhơn kể lại.
    Làm việc trên bờ được 4 năm, kiếm được chút vốn, năm 2005 anh Nhơn trở lại nuôi tôm hùm. Anh tiếp tục mượn bạn bè, người thân, vay vốn từ ngân hàng đầu tư thả nuôi được 17 l ồng tôm hùm tại đầm Phú Mỹ, xã Xuân Phương. Năm 2006 xuất bán tôm, anh lãi 200 triệu đồng. Có tiền trả bớt nợ, phần còn lại anh tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô nuôi tôm. Năm 2007, tôm hùm giống giá rẻ, anh nuôi 9.000 con. Khi thu hoạch, tôm hùm được giá, anh lãi ròng 2,2 tỉ đồng.
    Lúc này anh không chỉ trả hết nợ mà còn có tiền mua sắm tiện nghi trong gia đình, có điều kiện cho các con ăn học. Anh Nhơn cho biết, thấy nuôi tôm hùm có lãi, nhiều người đổ xô đầu tư nuôi càng làm cho tôm giống ngày càng đắt đỏ, vì vậy năm 2009, anh chỉ nuôi được 5.000 con tôm giống và vừa rồi thu hoạch cũng lãi 1,5 tỉ đồng.
    Anh Nhơn truyền đạt kinh nghiệm: “Để con tôm phát triển tốt, mỗi ngày tôi phải lặn xuống đáy l ồng để kiểm tra thức ăn. Nếu tôm ăn thiếu thì phải cho ăn thêm còn nếu thừa thì phải vệ sinh đáy l ồng sạch sẽ. Đặc biệt, để tôm không bị ô nhiễm nguồn nước vào mùa mưa lũ, tôi thả l ồng sâu dưới 8m, bình thường mực nước trung bình là 7m thì mới an toàn cao, bởi con tôm hùm thích nghi được độ mặn nên thả càng sâu càng tốt”.
    Theo báo NNVN
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này