Làm giàu từ Vườn - Ao - Chuồng - Rừng với niềm tin thắng lợi và tình yêu quê hương .

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 30/01/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7639 người đang online, trong đó có 1111 thành viên. 14:52 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 122478 lượt đọc và 821 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Phú Thọ:
    Nuôi gà giống mới hiệu quả cao


    Cập nhật lúc: 15:57 10/02/2012
    [​IMG]
    Ảnh minh họa
    Mô hình chăn nuôi gà sinh sản an toàn sinh học có sử dụng men ủ chất độn chuồng do Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Thọ thực hiện tại 5 hộ với quy mô 1.000 con gà giống VCN-G15 ở thị trấn Lâm Thao, huyện Lâm Thao từ tháng 7/2011 đến nay đã cho hiệu quả kinh tế cao. Đây là mô hình đầu tiên được thực hiện ở Phú Thọ nhằm giảm bớt tình trạng gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư.

    Ông Nguyễn Văn Hạnh, một trong năm hộ tham gia mô hình này cho hay: Trước đây gia đình ông nuôi gà theo kiểu truyền thống, nhưng lợi nhuận không cao do chi phí lớn về nguồn thức ăn, gà hay bị dịch và chết. Tuy nhiên, từ khi tham gia mô hình, gia đình ông nuôi 200 con gà siêu trứng VCN-G15, đến nay tỷ lệ gà đẻ đạt 80%, thu nhập bình quân đạt 350.000 đồng tiền trứng, trừ chi phí còn lãi 200.000 đồng/ngày.
    Tương tự, ông Triệu Văn Mạnh cũng cho biết, ngoài lợi nhuận về kinh tế, mỗi năm thu từ 70 đến 80 triệu đồng/200 con gà thì mô hình chăn nuôi gà sinh sản an toàn sinh học này còn có ưu điểm là không gây ô miễm môi trường, ngay cả trong khu dân cư. Đặc biệt, chất thải từ men ủ chất độn chuồng này sau một chu kỳ nuôi (6 tháng, hoặc 1 năm) có thể dùng làm phân bón cho cây trồng rất tốt.
    Nói về kỹ thuật nuôi, hộ ông Nguyễn Văn Sơn cho biết: Chuồng được làm trên nền xi măng, cứ 1m2 nền thì khoan một lỗ rộng 2-3 cm để lấy khí đất, sau đó giải mùn cưa xuống nền, dùng 1 kg chế phẩm BALASA - N01 trộn với 5 - 7 kg bột ngô hoặc cám gạo, cho thêm 2,5 - 3,2 lít nước sạch, xoa cho ẩm đều, cho vào túi hoặc thùng và để chỗ ấm ủ trong 2 - 3 ngày, sau đó rải lên mặt nền chuồng và thả gà nuôi. Với cách làm này, gà con khỏe mạnh, ít bị bệnh và tăng trưởng tốt, đến khi sinh sản, gà đẻ từ 180 đến 200 quả trứng/năm/con.
    Ông Trần Tú Anh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Thọ, cho biết: Để những hộ tham gia mô hình có thể yên tâm sản xuất, Trung tâm đã hỗ trợ ban đầu 100% con giống, 30% nguồn thức ăn, 100% men vi sinh và vắc -xin phòng bệnh. Ngoài ra, Trung tâm còn tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật về cách nuôi, đệm lót chuồng, ủ men…; phối hợp với ngân hàng hỗ trợ cho vay vốn với lãi suất thấp để các hộ yên tâm đầu tư sản xuất, góp phần tăng thu nhập và làm giàu bền vững. Hiện nay, nhiều hộ trong huyện đã đến tham quan học hỏi và tham gia mô hình.
    TVT

    Có thể áp dụng cách độn nền chuồng với men vi sinh này cho việc nuôi trĩ đỏ !
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Phú Thọ:
    Giảm chi phí chăn nuôi bằng tận dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn


    Cập nhật lúc: 11:11 07/02/2012
    [​IMG]
    Ủ thức ăn cho bò bằng hố đào
    Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi nên các đợt rét đậm và rét hại thường kéo dài, nhiều nơi nhiệt độ xuống dưới 10 độ C. Tận dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho bò trong mùa đông là một cách làm hay, giảm chi phí cho các hộ nuôi và đảm bảo lượng thức ăn cho bò trong vụ đông – xuân. Khi sử dụng thức ăn là phụ phẩm nông nghiệp, bò sinh trưởng, phát triển tốt, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng và đảm bảo sức khỏe.

    Đề tài “Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật chế biến, bảo quản và sử dụng một số loại phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn qua đông cho bò thịt ở tỉnh Phú Thọ” do trường Đại học Hùng Vương thực hiện. Nhóm thực hiện đề tài đã đào tạo, tập huấn, chuyển giao kết quả nghiên cứu cho hàng trăm lượt nông dân trong tỉnh; đồng thời ra cuốn “Sổ tay hướng dẫn quy trình kỹ thuật chế biến, bảo quản phụ phẩm làm thức ăn nuôi bò” để làm tài liệu hướng dẫn thực hiện…
    PGS. TS Cao Văn, chủ nhiệm đề tài cho biết, đề tài giúp người nông dân nâng cao được nhận thức và ý thức trong việc tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp đưa vào chăn nuôi, giải quyết được bài toán nguồn thức ăn cho bò trong chăn nuôi, thúc đẩy việc phát triển đàn bò theo đề án “phát triển đàn bò đến năm 2020” của tỉnh Phú Thọ…
    Mô hình dùng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho bò đã và đang được triển khai thành công tại huyện Tân Sơn, Thanh Ba và Thị xã Phú Thọ. Trong thời gian tới, sẽ triển khai nhân rộng mô hình trên tới tất cả các huyện, thị trong toàn tỉnh.
    VB

    Bài viết có giá trị thực tiễn trong việc nuôi vỗ béo bò thịt và bò sinh sản .
    Nên nuôi nhốt để tận dụng phân bò nuôi trùn quế !

  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Bình Định:
    Tổng kết mô hình nuôi cá chình bông trong ao đất


    Cập nhật lúc: 09:48 22/12/2011
    [​IMG]
    Cá chình bông (Ảnh minh họa)
    Trung tuần tháng 12/2011, Trung tâm khuyến nông khuyến ngư tỉnh Bình Định phối hợp với Trạm khuyến nông huyện Phù Cát đã tổ chức hội thảo tổng kết, nghiệm thu mô hình nuôi cá chình bông trong ao đất tại thôn Mỹ Thuận, xã Cát Hưng, huyện Phù Cát.

    Mô hình có diện tích 100m2, nguồn giống do Trung tâm giống thủy sản tỉnh Bình Định sản xuất. Mật độ thả giống 1 con/m2, với kích cỡ 100 gam/con.
    Hộ tham gia mô hình và đại diện những hộ lân cận được cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bình Định tập huấn kỹ thuật trước khi nuôi với nội dung: chọn địa điểm thích hợp, thiết kế ao nuôi, mật độ thả nuôi, thức ăn và cách cho ăn, quản lý ao nuôi (môi trường nước nuôi, bờ bao chống thất thoát cá), phòng bệnh.
    Kết quả sau gần 8 tháng nuôi, tỷ lệ nuôi sống của cá đạt khoảng 90%, trọng lượng bình quân 0,81 kg/con, sản lượng thu hoạch ước đạt 73 kg. Với giá thị trường hiện nay khoảng 420.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí (con giống, thức ăn, thuốc phòng bệnh, nhân công, khấu hao cơ bản, vật rẻ tiền mau hỏng,…) thu lãi gần 8,5 triệu đồng/hộ.
    Theo nhận xét của các đại biểu, mô hình nuôi cá chình bông trong ao đất rất có hiệu quả, phù hợp với qui mô sản xuất nông hộ. Thức ăn cho cá chình chủ yếu là cá tạp rẻ tiền nên nguồn thức ăn khá dồi dào.
    Mô hình sẽ mở rộng ứng dụng vào sản xuất tại địa phương trong thời gian tới để khai thác hiệu quả những diện tích mặt nước ao, hạ lưu các sông ngòi, góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho bà con nông dân địa phương.
    Trần Duy Khả - TTKNKN Bình Định
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Chi tiết bản tin

    10 công dụng ngạc nhiên của mít
    Mít là loại trái cây thường được trồng ở vùng nhiệt đới[​IMG], đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á.



    Ngoài hương vị thơm ngon, mít có chứa những nguồn dinh dưỡng quan trọng như vitamin A, C, canxi, kali, sắt, thiamin, ribflavin, niacin, magie và nhiều dinh đưỡng khác. Vậy những chất này có tác dụng như thế nào đến sức khỏe?
    Dưới đây là những công dụng tuyệt vời của mít sẽ làm bạn ngạc nhiên.
    1- Tăng cường hệ miễn dịch
    Mít có chứa nguồn vitamin C rất tuyệt vời, đây là một loại dinh dưỡng giúp cơ thể chống nhiễm virut và vi khuẩn. Vitamin C tăng sức mạnh cho chức năng hệ miễn dịch bằng cách hỗ trợ hoạt động của tế bào máu trắng. Một cốc mít có thể cung cấp cho bạn đủ chất chống oxi hóa mạnh cả ngày
    2- Chống lại ung thư
    Ngoài chứa vitamin C, mít cũng giàu nguồn dinh dưỡng thực vật như lignans, isoflavones và saponins, đây là những chất có tác dụng chống ung thư và chống lão hóa. Các dinh dưỡng thực vật trên có thể loại bỏ những phân tử gốc tự do gây ung thư khỏi cơ thể, đồng thời làm chậm quá trình lão hóa của các tế bào mà có thể dẫn đến các bệnh suy biến.
    3- Giúp đường tiêu hóa khỏe mạnh
    Mít cũng được biết đến là có chứa những hợp chất chống viêm loét. Nhờ vậy mà giúp điều trị rối loạn viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa. Hơn nữa, nhờ giàu chất xơ nên mít ngăn chặn chứng táo bón và hỗ trợ sự vận động của dạ dày được thoải mái. Những chất xơ này cũng giúp bảo vệ các màng nhầy của ruột kết bằng cách loại bỏ hóa chất carcinogetic khỏi ruột già.
    4- Duy trì sức khỏe cho mắt và da
    Mít có chứa vitamin A, một loại dinh dưỡng mạnh mà từ lâu đã được biết đến là giúp duy trì sức khỏe cho mắt và da. Ăn nhiều mít sẽ giúp ngăn chặn những vấn đề liên quan đến thị lực như suy thoái võng mạc và chứng quáng gà.
    5- Tăng cường sinh lực
    Mít được xem là trái cây tạo năng lượng nhờ sự hiện diện của các thành phần giống đường như fructose và sucrose- các chất giúp bạn lấy lại sinh lực ngay sau khi ăn. Mặc dù mít là trái cây giàu năng lượng, nhưng nó không có chứa chất béo bão hòa hay các cholesterol nên rõ ràng đây là một trong những trái cây lành mạnh để thưởng thức.
    6- Hạ huyết áp cao
    Các nhà khoa học đã phát hiện ra hàm lượng kali giàu có trong mít. Có khoảng 303 milligram kali trong 100 gram mít. Chúng ta biết rằng, kali là loại khoáng chất giúp hạ thấp huyết áp, và nó cũng giúp làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.
    7- Kiểm soắt bệnh hen suyễn
    Người ta thường dùng rễ của cây mít để chữa bệnh hen suyễn. Cách làm là lấy rễ mít cắt nhỏ cho vào đun sôi và sắc lấy nước uống. Sau một thời gian bệnh tình sẽ cải thiện đáng kể và khỏi hẳn. Ngoài ra, rễ mít còn có tác dụng điều trị tiêu chảy và sốt.
    8-Tăng cường sức khỏe cho xương
    Trong múi mít có chứa nhiều chất magiê, một loại dinh dưỡng có vai trò quan trọng cho việc hấp thụ canxi của cơ thể, đồng thời giúp tăng cường sức khỏe cho xương và ngăn chặn những rối loạn liên quan đến xương như bệnh viêm khớp xương mãn tính.
    9- Ngăn chặn thiếu máu
    Mít cũng chứa sắt nên giúp ngăn chặn chứng thiếu máu và giúp việc tuần hoàn máu trong cơ thể được tốt.
    10- Duy trì sức khỏe của tuyến giáp
    Khoáng chất đồng trong quả mít đóng một vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất ở tuyến giáp, đặc biệt là việc sản xuất và hấp thụ hooc- môn. Các nhà khoa học chứng minh được rằng, thường xuyên ăn mít sẽ giúp tuyến giáp khỏe mạnh hơn những người không ăn. Ngoài ra, loại trái cây này cũng giàu các vi khoáng chất tốt cho tuyến giáp.

    TH (Nguồn: NNVN)
  5. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Thu nửa tỷ đồng mỗi năm nhờ nuôi gà, trồng chè




    [​IMG]
    Hiện trang trại của anh Long có trên 5.000 con gà công nghiệp, vài nghìn mét vuông chè và rất nhiều cây ăn quả. Mỗi năm, anh có tổng thu nhập trên nửa tỷ đồng.
    Trong vùng, ai cũng biết gia đình anh Nguyễn Văn Long ở xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, Tp. Hà Nội đã giàu lên nhờ mô hình làm trang trại.
    Đến trang trại của anh Long một ngày trung tuần tháng 2, trước mắt là một đồi chè của xanh mướt, trải dài, cây ăn quả được trồng ở khắp nơi và một trại gà công nghiệp với 5.000 con đã được 1 tuần tuổi.
    Anh Long kể, gia đình anh bắt đầu lập nghiệp từ năm 1990. Khi ấy, ngoài số đất nông trường nhà nước cho thuê và số vốn ít ỏi, anh gần như chỉ có hai bàn tay trắng và sự cần mẫn khai hoang để trồng trọt. Vài năm sau, gia đình đã có được một đồi chè rộng vài nghìn mét vuông, xung quanh trồng chuối, na, vải thiều, nhãn, măng. Thu hoạch các loại quả và hái chè gần như quanh năm đã giúp anh có đồng ra đồng vào và có vốn để xây một trại gà rộng 200m2.


    [​IMG]
    Đồi chè của gia đình anh Long trải dài
    Năm 1999, gia đình anh Long bắt đầu nuôi gà công nghiệp theo mô hình nuôi thuê: công ty cấp con giống, thức ăn cho gà, thuốc phòng bệnh… Mỗi năm, anh nuôi 4 lứa (nuôi gà chỉ mất 2 tháng, còn 1 tháng để dọn chuồng trại, khử trùng và nghỉ ngơ), được công ty thanh toán số tiền lên tới hàng trăm triệu đồng.
    Kể từ khi bắt tay vào chăn gà, anh Long tiếp tục đi học hỏi thêm kinh nghiệm của các hộ làm trang trại xung quanh. Đến năm 2005, nhận ra mô hình nuôi gà cho thu nhập không nhỏ, anh quyết tâm đầu tư thêm 300 triệu đồng để nâng cấp chuồng trại, từ 200m2 lên 700m2, từ chuồng 1 tầng thành chuồng 2 tầng để nuôi được nhiều hơn. Hiện tại, trang trại của anh có thể nuôi tới 7.000 – 8.000 con mỗi lứa.
    Anh cho biết thêm, hiện anh chỉ chăn thuê cho công ty 3 lứa mỗi năm, ngoài ra cố gắng tự đầu tư để nuôi thêm 2 lứa nữa. Mỗi lứa gà tự nuôi, anh trúng trên dưới 200 triệu đồng, còn nuôi gà cho công ty, ít cũng được gần trăm triệu đồng mỗi lứa. Ngoài có công ăn việc làm cho 4 thành viên trong gia đình, anh Long còn có việc làm ổn định suốt năm cho 3 công nhân, với mức lương 3 triệu đồng/tháng.
    Chỉ vào trại gà 5.000 con vừa được 1 tuần tuổi, anh Long cho biết, lứa này anh không dám mạnh tay đầu tư vì sợ thời tiết thay đổi cộng với giá gà đang ở mức thấp (gà đẹp chỉ được 27.000 đồng/kg). Anh ước tính, khoảng 50 ngày nữa sẽ được xuất, với bình quân khoảng 2,8- 3 kg/con.

    [​IMG]
    Hơn 5.000 con gà công nghiệp trong trang trại của anh Long đã được 1 tuần tuổi

    Cùng với nuôi gà, gia đình anh Long vẫn tiếp tục trồng cây ăn quả. Mỗi năm, thu nhập từ chuối, nhãn cũng được vài chục triệu đồng.
    [​IMG]
    Cùng với nuôi gà, anh Long còn trồng cây ăn quả xung quanh đồi chè

    Riêng với cây chè, anh cho biết vẫn tiếp tục làm nhưng không quá chú trọng nữa vì tính ra hầu như không có lãi. Hiện với 6.000 m2 chè, gia đình anh thuê thêm 3 lao động thời vụ để hái búp để làm chè khô hoặc bán cho công ty, còn chè lá tươi bán buôn cho các tiểu thương trong vùng. Mỗi kg chè búp tươi có giá 20.000 đồng, còn chè lá giá 10.000 đồng.

    Tiền thuê công nhân mất khoảng một nửa tổng số tiền từ bán chè mỗi ngày nên gia đình anh Long hầu như không bón thuốc trừ sâu hay kích thích cho chè, mà chỉ bón phân gà và tưới nước.​
    Bài và ảnh: Phương Thảo

    Theo TTVN
    binhnguyenpnam thích bài này.
  6. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Khá lên nhờ...dơi





    [​IMG]
    Anh Tạ Văn Sáng cùng vợ “giặt” lá thốt nốt cho dơi làm tổ.

    Nuôi dơi không cần chăm sóc, chỉ tốn chi phí làm chuồng và thuê dơi mồi lúc ban đầu. Cứ mỗi 2 tuần, tháo lá thốt nốt giặt sạch, phơi khô rồi treo lên nóc chuồng tái sử dụng, sau 2 năm mới mua mới.
    Phát triển kinh tế tổng hợp (VACR) với các loại cây trồng, vật nuôi thuộc diện hàng “độc” là cách để anh Tạ Văn Sáng- ấp Thôn Thới, thị trấn Vũng Liêm, huyện Vũng Liêm-Vĩnh Long vượt khó thoát nghèo. Anh vừa được bình chọn là điển hình nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp Trung ương.
    Thoát nghèo từ... phân dơi


    Những năm đầu lập gia đình và ra riêng với 2 công vườn tạp do cha mẹ để lại, vợ chồng anh phải chật vật lắm mới đủ nuôi sống gia đình có 4 miệng ăn. Sau nhiều đêm suy nghĩ, anh Sáng tìm đến các mô hình làm ăn mới lạ với quyết tâm thay đổi số phận.


    Năm 2005, nghe nói ở Hựu Thành (Trà Ôn) có nơi nuôi dơi rất hiệu quả, anh đến tận nơi học hỏi kinh nghiệm và bắt tay vào việc xây chuồng, tìm mua lá thốt nốt ở An Giang và tìm người cho mướn dơi mồi ở tận Tiền Giang. Tiền thuê dơi mồi “cao ngút ngàn”, với giá thuê 4 triệu đồng/con/tuần.

    Anh Sáng giải thích: “Dơi mồi giống như ong chúa, chỉ khi dơi mồi kêu thì các con dơi khác mới kéo nhau về ở trong tổ. Hiện, anh có 2 chuồng dơi, mỗi chuồng có đến cả chục ngàn con dơi muỗi. Giống dơi này ngày ngủ tối kiếm ăn và cho phân. Thông thường, khi trời nắng sẽ thu được nhiều phân hơn, do trời mưa dơi ít ra ngoài ăn nên cũng hạn chế phân”. Trung bình, mỗi ngày anh thu khoảng nửa giạ phân (mỗi giạ 6kg) và bán được khoảng 70- 80 ngàn đồng.


    Nuôi dơi không cần chăm sóc, chỉ tốn chi phí làm chuồng và thuê dơi mồi lúc ban đầu. Cứ mỗi 2 tuần, anh tháo lá thốt nốt giặt sạch, phơi khô rồi treo lên nóc chuồng tái sử dụng, sau 2 năm mới mua lá mới (khoảng 7 triệu đồng). Sau khi trừ chi phí, anh thu lợi nhuận khoảng 50 triệu đồng từ… phân dơi.

    Chuồng dơi được cất chắc chắn và trống bốn phía để phân dơi tự khô và có thể thu gom dễ dàng.​
    Với mặt hàng “độc” này, anh không cần rao bán mà khách tự tìm đến “đặt hàng”, có khi 5 giạ, 10 giạ… cứ gom đủ số thì “a lô” là có người đến lấy. Anh cho biết, phân dơi dùng để bón cây là “số một”. Năm 2007- 2009, anh trồng đu đủ có tiếng tươi tốt và thu được 200 triệu đồng. Nhờ bón phân dơi nên cây đu đủ được kéo dài tuổi thọ và thời gian thu hoạch đu đủ từ 1 năm lên 3 năm.
    Riêng các loại cây trồng lâu năm như: sầu riêng, bưởi da xanh, cam sành,… nếu được bón phân dơi đầy đủ thì kéo dài tuổi thọ đến 17- 18 năm và cho trái rất sai. Vì vậy, phân dơi rất được nông dân ưa chuộng và hiện đang “cháy hàng” vì số lượng đặt hàng ngày càng nhiều mà nguồn cung thì có hạn.


    Làm ít, kết quả nhiều


    Theo anh Sáng: “Phải có cách làm ăn khoa học mới mong làm giàu”. Do đó, anh chọn mô hình kinh tế tổng hợp và đã đem lại thành công cho anh. Hiện, anh có tổng cộng 5,5 công vườn và thuê thêm 5,5 công ruộng trồng lúa.


    Anh dẫn chúng tôi tham quan vườn cây ăn trái trồng đủ loại: mít nghệ cao sản, vú sữa Lò Rèn, bưởi da xanh, dừa xiêm lùn, chôm chôm Java… đang phát triển tươi tốt và xanh mướt lá. Anh bật mí: “Tất cả là nhờ bón phân dơi”. Chúng tôi còn được anh cho xem các loại vật nuôi như: thỏ, bò lai sind, gà lai Mỹ… Ngoài ra, còn có ao nuôi ốc bươu, cứ 3 ngày anh thu hoạch 1 thau “bự chảng” bán trên 100.000đ.


    Anh Sáng cho biết thêm, so với thuần cây, thuần con, phát triển kinh tế tổng hợp với các giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao thường ít rủi ro vì có thể lấy ngắn nuôi dài và bổ sung cho nhau.


    Anh Hà Văn Tòng- Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Vũng Liêm nhận định, trước đây, gia đình anh Sáng thuộc diện nghèo nhất địa phương. Nhờ nhạy bén nắm bắt được nhu cầu thị trường và không ngừng học, cộng với sự cần cù, chí thú làm ăn- đặc biệt anh lại là một “nông dân trí thức” tốt nghiệp trung cấp thủy sản- nên anh đã thành công khi dám đầu tư những “cái mới lạ” vào sản xuất.
    Tay không ngừng lao động, buông việc này bắt qua việc khác, cởi mở vui vẻ, có kiến thức, giao thiệp khéo- đó là ấn tượng đẹp mà vợ chồng anh Tạ Văn Sáng đã để lại trong chúng tôi.



    Theo HẢI YẾN- XUÂN TƯƠI
    Vĩnh Long Online
    binhnguyenpnam thích bài này.
  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    SẢN XUẤT CÁ CON RÔ PHI, MÈ TRẮNG LÀM THỨC ĂN CHO THỦY ĐẶC SẢN


    Trong điều kiện hiện nay không đủ nguồn cá tạp, cá vụn cung cấp cho người nuôi thủy đặc sản. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm nguồn thức ăn cho cá thủy đặc sản, chúng tôi xin giới thiệu phương pháp sữ dụng các loài cá có sức sinh sản cao, cho sinh sản để cung cấp nguồn thức ăn tại chổ cho người nuôi. Đó là sản xuất cá con rô phi, mè trắng làm thức ăn cho thủy đặc sản như cá bống tượng, cá chình, lươn, ếch, ba ba, cá lóc…. Trong các loài cá nước ngọt có lẽ cá mè trắng, cá rô phi có sức sinh sản tương đối cao.
    Cá rô phi nuôi 3 – 4 tháng đã sinh đẻ, cỡ cá 10cm có 90 – 1000 trứng. Một năm đẻ 8 – 9 lần, thời gian ấp nuôi 15 – 20 ngày, ấp trứng 3 – 4 ngày ở trong miệng rồi nở ra cá con.
    Cá mè trắng 1kg cá bố mẹ cho đẻ theo phương pháp nhân tạo thu được 7,5 – 10 vạn trứng, đem ấp sau 21 ngày nở thành 2 –3 vạn con cá bột (cỡ 7 – 8mm) nuôi tiếp 1 –2 tháng thu được 1 vạn đến 1,5 vạn cá giống. Con cá cái cỡ 4–6kg/con đẻ được 40 – 50 vạn trứng, đã cho đẻ tái phát dục 3 –4 lứa/năm. Cá hương trung bình một ngày lớn tăng 1,2mm, cá mè giống trung bình tăng 5g/ngày.

    [​IMG]
    Cá rô phi sau khi ương từ bột lên giống, chuẩn bị làm thức ăn cho cá đặc sản

    Như vậy là nuôi cá rô phi, cá mè trắng từ chỗ cho chúng ăn bằng phân hữu cơ, phân vô cơ, lá dầm... bón xuống ao gây sinh vật phù du làm thức ăn cho cá, rồi cho đẻ sản xuất ra cá bột, cá hương, cá giống để làm thức ăn cho các đặc sản nước ngọt.
    Hiện nay phong trào nuôi thủy đặc sản đang mở rộng, trừ một số gia đình ở các chợ nông thôn hay các bến cá ở vùng ven biển dễ mua cá vụn của cá làm thức ăn cho các loài đặc sản trên, còn các nơi khác nhiều khi rất bị động về giải quyết nguồn thức ăn bằng động vật tươi cho các loài nuôi.
    Ngoài việc nuôi cá rô phi, mè trắng còn phải có kế hoạch nuôi các loại động vật phù du như Daphnia, ấu trùng muỗi, nuôi giun và các loài động vật khác, đồng thời SX thức ăn bằng chế biến tổng hợp. Có như vậy mới chủ động được nguồn thức ăn nuôi các đặc sản nước ngọt và các loài hải sản có giá trị kinh tế cao.


    Nguyễn Huy Thạch
  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Sản xuất giống và nuôi thành công cá ngựa vằn thương phẩm


    Trung tâm Công nghệ sinh học và ứng dụng tiến bộ Khoa [​IMG]học công nghệ (KHCN)Đà Nẵng đã thực hiện thành công việc sản xuất giống và nuôi cá ngựa vằn thương phẩm.
    Đây là kết quả hợp tác giữa Viện Hải dương học và Trung tâm Công nghệ sinh học và ứng dụng tiến bộ KHCN Đà Nẵng trong việc thực hiện đề tài “Chuyển giao quy trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá ngựa cho cộng đồng sống ở vùng ven biển Đà Nẵng”.
    Thực hiện từ năm 2007, đến nay, các hộ dân đã nuôi được cá ngựa thương phẩm từ cá ngựa vằn con hay còn gọi là cá ngựa đuôi hổ (Hipppcampus kuda) với thức ăn chủ yếu là nhóm chân mái chèo(Copepoda) lấy từ các ao nuôi tôm hoặc nuôi cá. Cá giống dùng trong đề tài nghiên cứu này được nhập về từ Phú Yên và Khánh Hòa; được nuôi với mật độ 50 con/ bể 60 lít. Cá thương phẩm được nuôi với mật độ 30 con/ 60 lít bằng nước biển tự nhiên qua tinh lọc và hệ thống nuôi hòan chỉnh theo yêu cầu.
    Phục vụ đề tài nghiên cứu, gia đình ông Ngô Văn Ri, phường Hoà Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, với sự giúp đỡ của Viện Hải Dương học và Trung tâm Công nghệ sinh học và ứng dụng KHCN Đà Nẵng, đã nuôi và xuất bán cá ngựa vằn thương phẩm phục vụ xuất khẩu.
    Được biết, hàng năm Việt Nam xuất khẩu sang các nước châu Âu, Mỹ và Trung Quốc hàng trăm nghìn con cá ngựa cảnh và cá ngựa ngâm thuốc. Nuôi cá ngựa là nghề nuôi mới ở nước ta và không quá khó, ít rủi ro, đầu tư cơ sở vật chất cũng không quá tốn kém, giá bán ổn định nên lợi nhuận khá cao.
    Đề tài nghiên cứu thành công sẽ giúp cho các hộ dân sống ở các vùng ven biển có thêm nghề mới, tăng thu nhập, nâng cao đời sống gia đình, nhất là đối với Đà Nẵng, khi mà đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp và việc nuôi cá ngựa lại thích hợp với điều kiện tự nhiên ở nơi đây./.

    TH (nguồn: TTXVN)
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Dùng tinh trầu trị bệnh cho thuỷ sản

    Chế phẩm “Bokashi - Trầu” vừa được Bộ Nông nghiệp[​IMG] và Phát triển Nông thôn cho phép sản xuất đại trà để điều trị bệnh cho các loài thủy sản.
    Chế phẩm do Tiến sĩ Nguyễn Quang Linh cùng các cộng sự ở Khoa Thủy sản, trườngĐại học Nông lâm Huế nghiên cứu thành công.
    Bosaki-Trầu là sự kết hợp giữa các vi sinh vật hữu ích EM (Effective Microorganisms) với chất chiết xuất từ lá trầu (có tên khoa học là Piper betle) để phòng ngừa và điều trị bệnh cho một số loài thủy sản, đặc trị bệnh đốm trắng ở tôm.
    Chế phẩm Bokashi- Trầu đảm bảo an toàn sinh học và thân thiện với môi trường. Nhiều hộ nuôi tôm ở tỉnh Thừa Thiên - Huế đã sử dụng chế phẩm này để phòng và chữa bệnh cho tôm và lươn.
    Tại ấp xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, chế phẩm Bokashi- Trầu đã điều trị hết bệnh đốm trắng ở tôm sú với diện tích hơn 50 ha đầm tôm. Tôm hùm bị bệnh sữa của nhiều hộ ở vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa cũng đã được chữa khỏi nhờ chế phẩm này./.

    TH
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT ƯƠNG NUÔI CÁ CHÌNH


    Cá Chình là loài cá có thịt thơm ngon, có giá trị kinh tế cao. [​IMG]Nhưng hiện nay chưa sản xuất được giống, còn phụ thuộc tự nhiên nên chưa có qui mô mở rộng nuôi. Tuy nhiên với qui mô nhỏ bà con có thể phát triển nuôi cá Chình với hiệu quả kinh tế rất cao. Sau đây là một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật ương nuôi:
    1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC:
    1.1. Môi trường
    - Cá chình là loài cá có thể sống được ở nước mặn, nước lợ, nước ngọt.
    - Cá thích bóng tối, sợ ánh sáng nên ban ngày chui rúc trong hang, dưới đáy ao, nơi có ánh sáng yếu, tối bò ra kiếm mồi di chuyển đi nơi khác.
    - Da và ruột cá có khả năng hô hấp, chỉ cần giữ cho da cá ẩm ướt là cá có thể sống được khá lâu. Trời mưa cá hoạt động rất khoẻ.
    - Nhiệt độ từ 1 - 38oC cá đều có thể sống được, nhưng nhiệt độ thích hợp là từ 25 - 27oC.
    - Hàm lượng ôxy hoà tan trong nước từ 2 - 5 mg/l là thích hợp cho cá sinh trưởng, vượt quá 12 mg/l dễ sinh ra bệnh bọt khí.
    1.2. Tập tính ăn và sinh trưởng:
    - Cá chình là loại cá ăn tạp, trong tự nhiên thức ăn của cá là tôm, cá con, động vật nhỏ và côn trùng thuỷ sinh.
    - Khi còn nhỏ thức ăn chính của cá là động vật phù du và giun ít tơ.
    - Nếu thức ăn tốt sau 1 năm nuôi kể từ lúc vớt ngoài tự nhiên có thể đạt cỡ 4 - 6 con/kg.
    - Cá sinh trưởng chậm, nhất là cỡ từ 300g trở nên tốc độ sinh trưởng chỉ bằng 1/10 tốc độ sinh trưởng của giai đoạn cá có trọng lượng 70 - 100g.
    - Khi còn nhỏ tốc độ sinh trưởng của cá trong đàn khá đồng đều, nhưng khi đạt chiều dài hơn 40cm con đực lớn chậm hơn con cái.
    1.3. Tập tính sinh sản:
    - Cá chình là loài cá di cư, cá mẹ đẻ ở biển sâu, cá con sau khi nở trôi dạt vào bờ biển, cửa sông, vùng nước ngọt kiếm mồi và lớn lên. Khi trưởng thành, cá lại di cư ra biển sâu để đẻ trứng.
    - Cá con mới lớn có hình lá liễu, sau 1 năm mới trôi dạt vào cửa sông. Trải qua nhiều biến thái hình thành cá chình hương màu trắng, sau đó sắc tố tăng dần thành màu đen.
    - Việc sinh sản nhân tạo cá chình đến nay chưa có nước nào nghiên cứu thành công. Tất cả cá giống đều dựa vào việc khai thác từ tự nhiên ngoài cửa sông hoặc ven biển. Ở nước ta cá Chình phân bố nhiều từ Quảng Bình vào đến Bình Ðịnh.
    2. KỸ THUẬT ƯƠNG NUÔI CÁ HƯƠNG LÊN CÁ GIỐNG TRONG AO ĐẤT:
    * Ương từ cá có trọng lượng từ 0,5 - 1 g/con lên cỡ 10 - 15 g/con.
    2.1. Tắm cho cá.
    - Dùng 1 trong 3 loại hoá chất để tắm cho cá:
    Thuốc tím (KMnO4) : 1 - 3 ppm; Sunfat đồng (CuSO4) : 0,3 - 0,5ppm; Formalin : 1 - 3 ppm.
    - Hoặc ngâm cá trong dung dịch nước muối 15 - 30 ‰, từ 15 - 30 phút.
    2.2. Ao ương.
    - Diện tích ao ương tháng thứ nhất 50-100m2, nước sâu từ 50-60 cm;
    - Diện tích ao ương tháng thứ hai 100 - 200m2, nước sâu từ 70 - 80cm;
    - Diện tích ao ương tháng thứ ba 300 - 400m2, nước sâu từ 70 - 80 cm.
    2.3. Nhiệt độ nước ao.
    Thích hợp nhất là 28oC, dưới 22oC cá dễ bị bệnh. Nếu nhiệt độ khống chế được ở phạm vi 25 - 29oC, cộng các điều kiện quản lý chăm sóc tốt, tỷ lệ sống có thể đạt 80 - 95% và 20% cá nuôi trong năm (từ cá hương) có thể thành cá thương phẩm.
    2.4. Mật độ.
    - Thả từ 0,3 - 0,5 kg cá hương/m3 nước ao ương.
    2.5. Cho ăn
    - Ngày thứ nhất đến ngày thứ hai cho ăn côn trùng thuỷ sinh;
    - Ngày thứ ba đến ngày thứ tư cho ăn tôm, cá tạp bằm nhỏ;
    - Ngày thứ năm cho ăn tôm, cá tạp bằm nhỏ với 10 - 30% thức ăn tổng hợp. Sau đó mỗi ngày tăng thêm 10% thức ăn tổng hợp đến ngày thứ 10 thức ăn tổng hợp chiếm 80%. Từ ngày thứ 15 trở đi hoàn toàn dùng thức ăn tổng hợp. Lượng thức ăn tổng hợp được tính bằng 10 - 15% trọng lượng cá trong ao, ngày cho ăn 2 lần vào lúc 7 - 8 giờ sáng và 4 - 5 giờ chiều.
    - Giai đoạn cho ăn tôm, cá tạp bằm nhỏ, liều lượng bằng 30 - 35% trọng lượng cá trong ao và ngày cho ăn 3 lần vào sáng, chiều, tối.
    - Nếu nhiệt độ dưới 15oC chỉ cho ăn 1 lần hoặc không cho ăn.
    - Khi cho ăn không sục khí, tập dần cho cá chỉ ăn ban ngày và khu vực cho cá ăn không cần che tối.
    - Nên bổ sung các Vitamin, khoáng, dinh dưỡng vào thức ăn.
    Tỷ lệ thức ăn so với trọng lượng thân cá chình ở các giai đoạn như sau:

    Cỡ cá
    Cá bột
    Cá hương
    Cá giống
    Cá cỡ nhỏ
    Cá thương phẩm
    Trọng lượng cá (g)
    0,2 - 0,8
    1 - 1,5
    16 - 40
    40 - 100
    150 - 200
    Thức ăn (%)
    6 - 10
    4 - 6
    3 - 4
    2,8 - 3
    2 - 2,5


    2.6. Quản lý chăm sóc.
    Phải đảm bảo ao ương đạt các chỉ tiêu sau:
    Mặc dù có khả năng chịu đựng hàm lượng ôxy thấp rất tốt, nhưng để cá chóng lớn hàm lượng ôxy hoà tan trong nước tốt nhất phải đạt 5 mg/l trở lên, dưới 4 mg/l cá không lớn được;
    pH = 7 - 8,5;
    NH4 - N : < 2 ppm,
    Vượt quá chỉ tiêu trên cá sẽ bị bệnh viêm nang, viêm ruột;
    Ðộ trong trên dưới 40 cm, không được dưới 20 cm.
    2.7. Quản lý hằng ngày.
    - Hằng ngày phải xi phông đáy ao, hút bớt phân rác ở đáy ao làm giảm lượng NH4 – Thay nước , lượng nước hằng ngày bằng 50% lượng nước trong ao;
    - Ðặt máy sục khí tăng ôxy hoà tan trong nước. Hoặc có thể dùng máy quạt nước, vừa cấp Oxy vừa tạo thành dòng chảy trong ao.
    2.8. Phân loại cá để nuôi.
    - Quá trình ương nuôi cá phân đàn rất nhanh nên phải phân loại kích cỡ lớn, bé để nuôi tiếp cho thích hợp, thông thường 25 - 30 ngày phân cỡ một lần, nếu cá lớn nhanh thời gian phân đàn có thể rút ngắn hơn nữa;
    - Trước khi phân đàn 12 tiếng không cho cá ăn. Sau khi phân loại xong nửa tiếng cho cá ăn lại như bình thường.
    2.9. Có thể nuôi ghép cá chình với các loại cá khác.
    - Cá chình có thể nuôi với cá mè trắng, mè hoa, cá chép, cá diếc để ăn sinh vật phù du trong ao, làm sạch nước ao có lợi cho cá chình và thu thêm được sản phẩm trong ao nuôi;
    - Tỷ lệ thả ghép là cứ mỗi 100m2 ao ương cá chình thả thêm 4 - 5 con vừa mè trắng, mè hoa, cá chép hoặc cá diếc.

    Nguyễn Huy Thạch
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này