Làm giàu từ Vườn - Ao - Chuồng - Rừng với niềm tin thắng lợi và tình yêu quê hương .

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 30/01/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7490 người đang online, trong đó có 1085 thành viên. 14:49 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 122478 lượt đọc và 821 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Nuôi yến- Nghề mới, thu nhập cao

    k.nguyên -
    Thứ Ba, 14/02/2012, 10:38 (GMT+7)



    [​IMG]
    Tổ yến thô sau thu hoạch được sơ chế tại DN Đông Yến (TP Trà Vinh)
    Đầu tư nhà nuôi để lấy tổ yến đã trở thành một nghề khá phát triển ở Trà Vinh. Hiện toàn tỉnh có khoảng 10 nhà yến, tập trung chủ yếu ở TP Trà Vinh, huyện Duyên Hải và Trà Cú. Với một lần đầu tư cho nhà nuôi yến khoảng 500 triệu đồng, thời gian khai thác từ 25- 30 năm, trung bình từ năm thứ 3 trở đi, việc thu hoạch tổ yến ổn định. Theo các hộ nuôi yến TP Trà Vinh thì với 1 bầy đàn khoảng 1.000- 2.000 con, sẽ thu sản lượng 1- 5 kg tổ yến/tháng; giá thành từ 30- 35 triệu đồng/kg, mỗi nhà yến mang lại thu nhập từ 30- 150 triệu/tháng.
    Việc thu mua và sơ chế sản phẩm từ yến chủ yếu được các nhà yến đưa về Cần Thơ, TP HCM. Các nhà nuôi yến đều do DN ngoài tỉnh đến tư vấn, chuyển giao kỹ thuật từ quy trình làm nhà nuôi yến, lắp đặt các thiết bị máy tạo tiếng của yến đến kỹ thuật nhử và thu hoạch tổ yến… Hiện nay, đầu ra cho nghề nuôi yến ở Trà Vinh đã được Cty TNHH Đông Yến (phường 9, TP Trà Vinh) bao tiêu sản phẩm và một số “đại gia” ngoài tỉnh.
    Để có một nhà yến nuôi đạt hiệu quả cao, bà Nguyễn Thị Tuyết Hằng, GĐ Cty TNHH Đông Yến cho biết, yếu tố đầu tiên là nơi đặt nhà nuôi yến phải tránh được tiếng ồn, có lượng thức ăn phong phú (các loài côn trùng bay). Trà Vinh là vùng có nhiều diện tích đất nông lâm nghiệp, không khí trong lành… đã tạo nguồn thức ăn khá phong phú cho yến về sinh sản, tạo đàn. Quy mô nhà nuôi yến thường từ 100- 150 m2.
    Theo cán bộ kỹ thuật của Cty TNHH Đông Yến, để có một căn nhà nuôi yến thành công, vấn đề nhất thiết là phải biết cách quan sát hướng bay của đàn yến, mở lỗ ra vào và các lỗ liên phòng, liên tầng phù hợp. Trung bình một cặp yến sẽ đẻ 2- 4 lần/năm và khoảng 4 tháng cho 1 tổ yến; trọng lượng trung bình của 1 tổ yến từ 7- 10 gram. Sản phẩm sau khi được các DN thu mua (sản phẩm thô) sẽ phân loại và xử lý. Với giá thành tổ yến thô hiện dao động từ 30- 35 triệu đồng thì người nuôi thu lợi nhuận đáng kể.
    Điều kiện lý tưởng phía trong nhà nuôi là nhiệt độ từ 27- 29 độ C, độ ẩm từ 80- 95%, ánh sáng 0,02 LUX. Trong phía trong nhà nuôi được sử dụng chất tạo mùi bầy đàn (dung dịch PW hay bột KW3) cùng với các thanh làm tổ như thanh gỗ tẩm sấy đặc biệt SWO2… Đặc biệt đối với các lỗ ra vào, lỗ liên phòng, lỗ liên tầng phải không cản trở đường bay của chim, đủ lớn để phát triển đàn, ngăn được các thiên địch của chim và ngăn ánh sáng, luồng gió.
    Nhà nuôi yến phải được xây dựng theo dạng nhà lầu (hình hộp) với độ cao vừa phải (tùy vào điều kiện xung quanh). Riêng tại khu vực khóm 10 (phường 7, TP Trà Vinh) đã có 2 nhà yến. Theo một hộ nuôi yến tại đây cho biết, với mức đầu tư (vốn xây dựng hoặc nâng cấp sửa chữa lại nhà đang có) dao động từ 300- 700 triệu đồng; thời gian sử dụng kéo dài trên 30 năm và từ năm thứ 4 cho sản lượng (tổ yến) từ 3- 5 kg/tháng.
    Vấn đề đảm bảo môi trường sinh thái hiện nay có một tác động rất lớn việc hình thành, phát triển nghề nuôi yến. Đây là yếu tố để duy trì bầy đàn yến và các thiên địch có lợi cho SX nông nghiệp.
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Nuôi chình bông - một hướng đi mới nhiều triển vọng ở Bình Định


    18:13', 16/12/ 2005 (GMT+7)
    Chình là loại thủy sản nước ngọt có nguồn gốc từ Nam Mỹ, qua rất nhiều thập kỷ di cư, hiện nay chúng phân bố ở khắp nơi. Tại Việt Nam, chình chủ yếu có mặt ở các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận vì tập quán sống của chúng luôn gắn liền với điều kiện sông, suối xen giữa núi rừng.

    [​IMG]
    Ông Lanh đang kiểm tra chình giống trong bể nuôi.

    Ở Bình Định, phổ biến có 2 dòng: chình mun và chình bông. Vừa qua có một số hộ đã chọn nuôi thành công giống chình bông, với hiệu quả thu nhập rất cao, đã mở ra một hướng sản xuất mới nhiều triển vọng tại các huyện trung du và miền núi. Điển hình trong số này có ông Nguyễn Văn Lanh, ở xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Thạnh. Ông bắt đầu nuôi chình bông cách đây 5 năm, ông chọn giống này vì nó dễ nuôi, ăn tạp, sinh trưởng nhanh, đặc biệt là ít bệnh tật. Con giống ông thu mua từ những người đánh bắt cá chuyên nghiệp tại các ao hồ chứa, sông suối… Cỡ giống đưa vào nuôi từ 20g đến 30g/con, với giá giống tại chỗ dao động từ 160.000đ - 180.000 đ/kg… Mùa nắng ông thả chình vào lồng đặt ở bờ sông Kôn để chúng phát triển trong môi trường nước tự nhiên; mùa đông nước lũ, ông đem về thả nuôi trong bể xi măng với mật độ từ 30-50 con/m2 mặt nước bể. Có hệ thống bơm đảo nước liên tục cả ngày đêm để tạo lượng oxy cần thiết cho chình phát triển, và cứ sau 2 ngày ông thay toàn bộ nước trong bể một lần để tránh ô nhiễm do lượng thức ăn bổ sung thường xuyên. Ngoài ra, trong mỗi bể ông còn bố trí nuôi thêm từ 3-5 con cá bống tượng để chúng tận dụng chất thải của chình làm thức ăn, làm sạch môi trường nuôi nhốt hoàn toàn.
    Chình bông có tập quán ăn vào ban đêm, cứ khoảng 18 giờ chiều ông thả thức ăn gồm: cá vụn băm nhỏ, giun đất… vào một cái khay bằng tre đan, đặt chìm cách mặt nước 5cm để chúng ăn tự do. Ông cho biết: "Một con chình 20g nếu nuôi như vậy sau 8 tháng trọng lượng sẽ đạt mức trung bình 0,6kg/ con, để tạo ra 1kg chình thì phải tốn từ 10 đến 12kg thức ăn đạm. Nếu tính giá thức ăn đạm hiện nay (cá vụn, giun đất…) khoảng 5.000đ/ kg thì kết quả 1kg sản phẩm chình bông, người sản xuất trừ đi chi phí còn lãi từ 160.000đ - 170.000đ (giá thu mua trong nhiều năm qua luôn ổn định ở mức từ 220.000đ - 240.000đ/kg).
    Ông Lanh còn cho biết thêm: Nếu nuôi chình bông thời gian kéo dài từ 18-24 tháng thì mức lãi sẽ cao hơn. Vì giai đoạn từ 0,7 kg trở lên chình rất nhanh lớn và hệ số tiêu tốn thức ăn hạ thấp hơn so với giai đoạn chình còn nhỏ. Từ thực tế qua nhiều năm nuôi, ông chưa thấy chình xuất hiện bệnh tật, tỉ lệ hao hụt ở chình bông rất thấp. Một kinh nghiệm nữa ông đưa ra là nếu nuôi chình ở nhiều lứa tuổi khác nhau thì nên bố trí tại các bể chứa riêng rẽ theo từng lứa để tránh cạnh tranh thức ăn, tạo điều kiện để có độ đồng đều cao. Như vậy, về hiệu quả chúng ta dễ thấy rằng: cứ nuôi 1kg chình giống sau một năm người nông dân có thể đạt mức lãi từ 6 triệu - 7 triệu đồng, một thu nhập có thể nói rằng là khá cao vì thực hiện trong điều kiện không đòi hỏi nhiều công sức, vốn liếng và kỹ thuật phức tạp. Kỹ sư Nguyễn Thế Vũ, công tác ở Trung tâm Khuyến ngư và Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật thủy sản Bình Định, qua theo dõi một số điểm nuôi chình thực tế đã khẳng định: "Chình bông là một giống đặc sản nước ngọt, nếu người nông dân đầu tư đúng cách thì hiệu quả mang lại sẽ rất cao, vì nó hội đủ các điều kiện: con giống tại chỗ có độ thích nghi cao, kỹ thuật nuôi đơn giản, ít bệnh tật, thị trường ổn định…".
    Với thực tế này, rất mong bà con nông dân tham khảo, học tập để vận dụng vào kinh tế gia đình, làm phong phú hệ vật nuôi nước ngọt ở nông thôn, tăng thu nhập cho mọi người.

    • Thái Bình Trọng
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Nuôi chình bông trong bể xi măng

    Sáng sớm khi cho nước vào bể, dưới giàn phun mưa, những con chình bông, mình vàng ươm có đốm nâu tụ tập lại thành từng đàn như để hấp thụ chút không khí trong lành. Con nào con ấy sàn sàn như nhau, to hơn ngón chân cái một chút, có một số ít to bằng cán liềm. Anh Nguyễn Văn Nghiệp (thôn 3 HTX nông gnhiệp Bình Nghi 3, Tây Sơn, Bình Định) chủ nuôi cho biết: chình thả nuôi được 5 tháng nay. Con lớn được khoảng 0,4kg. Cứ đà này, đừng có dịch bệnh gì chừng 7 tháng nữa sẽ xuất bán chình thương phẩm, khả năng chình đạt trọng lượng 1,1-1,2kg/con.

    Ở địa phương chưa thấy có người nuôi chình trong bể xi măng. Một dịp đến Ninh Thuận tình cờ anh Nghiệp thấy được mô hình nuôi chình bông rất có hiệu quả trong bể xi măng. Học hỏi kinh nghiệm, anh về mạnh dạn đầu tư trên 30 triệu đồng xây bể xi măng trong vườn nhà, có diện tích chừng 100m2 – đáy đổ bê tông cốt thép, thành bể xây gạch cù, cao chừng 1,8m. Đáy bể có ống xả thải, trong bể có xây hòn non bộ, đáy rỗng, ngập trong nước, trong đó có thả chà (cành cây khô) để chình ẩn náu. Non bộ để vừa đẹp vừa là giàn mưa tạo ô-xy cho chình. Rải rác một bên bể có đặt những ống bê tông rỗng để chình cư trú. Mực nước nuôi trong bể luôn duy trì từ 1,1-1,2m. Nước bể nuôi ở dạng tĩnh nên ngoài tạo mưa từ hòn non bộ anh phải lắp thêm giàn phun mưa để tạo thêm ô-xy mỗi buổi sáng. Trên bể có mái che, có lưới để giảm bức xạ, xung quanh có che chắn không cho ánh nắng rọi vào
    Nước cung cấp cho bể nuôi lấy từ con suối tự nhiên bơm vào. Để tránh tạp chất gây ô nhiễm, anh cho qua một bể lọc (có cát, than, sỏi…). Hàng ngày có một vài lần bơm phun mưa tạo ô-xy từ nước suối tự nhiên hay từ chính bể nuôi bơm tuần hoàn, Phân thải, thức ăn thừa lắng ở đáy mỗi ngày anh đều dùng bàn cào gom lại và xả ra ngoài để giữ môi trường nước nuôi trong lành
    Bể anh đang nuôi 1000 con, giống mua gom từ các đại lý mua chình thịt trong tỉnh. Mỗi con trung bình 100g. Tổng số tiền đầu tư con giống là 25 triệu đồng. Hiện nay chưa có chình bông sinh sản nhân tạo, chỉ khai thác từ trong tự nhiên Nuôi chình không khó, nên giữ cho nước nuôi trong lành, tạo thêm ô-xy, cho ăn đầy đủ-chình tiêu thụ thức ăn không nhiều lắm. Mỗi ngày anh Nghiệp cho ăn chừng 4 kg cá tươi mua ở chợ về (giá 50.000đ). Cá chỉ lọc lấy thịt, cho ăn vào buổi tối. Thời gian này là lúc chình ra khỏi hang đi ăn khắp bể, ban ngày thì chui vào hang ẩn nấp. Ngoài ra còn cho ăn nhái bắt ngoài tự nhiên
    Qua 5 tháng nuôi, chỉ vài tháng đầu chình có chết một ít do chưa thích nghi, từ tháng thứ 3 trở đi rất ổn định, lớn bình thường chưa thấy bệnh tật gì. Anh Nghiệp dự tính sau một năm chình sẽ đạt trung bình 1,2kg/con . Nếu với giá như hiện nay 250-320.000đ/kg thì anh thu về khoảng 300.000.000đ. Sau khi trừ chi phí thức ăn, công lao động còn lại khoảng 200 triệu đồng- một con số không nhỏ đối với gia đình thuần nông như anh. Anh Nghiệp cho biết: chình thương phẩm không sợ không có đầu ra, các đại lý bao nhiêu mua cũng hết, chủ yếu để xuất khẩu sang Hồng Kông, Đài Loan
    Thường trong mùa mưa, tháng 10, 11 chình con giống bắt được trong tự nhiên nhiều nên giá hạ hơn mùa nắng. Thả giống trong mùa này chình dễ thích nghi ít rủi ro hơn. Tuy vậy nếu nuôi đại trà, quy mô lớn hơn thì nguồn giống sẽ hiếm. Như vậy vấn đề đặt ra là làm sao để chình sinh sản nhân tạo được, thì mới cung cấp giống dồi dào, mới phát triển chình bông nuôi đại trà, tăng thu nhập cho người nông dân..
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Thứ Ba, 14/02/2012, 07:33 (GMT+7)
    Làm giàu với cây cam sành


    TT - Khoảng ba năm trở lại đây hàng ngàn hộ dân xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè (Trà Vinh) trở nên giàu có nhờ trồng cam sành. Hiện chính quyền địa phương thống kê được 445/1.025 hộ trồng cam thu nhập trên 100 triệu đồng/năm, còn hàng tỉ phú thì xã này không dưới 13 hộ.

    [​IMG]
    Ông Huỳnh Văn Liệt và con gái thăm vườn cam - Ảnh: Ngọc Hậu Câu hỏi đặt ra là vì sao nhiều nơi nông dân điêu đứng vì cam sành, còn nông dân ở Tam Ngãi đua nhau làm giàu như vậy?
    Xã tỉ phú
    Đặt chân đến địa bàn xã Tam Ngãi, chúng tôi đã nhìn thấy những vườn cam bạt ngàn. Men theo các con đường bêtông vào sâu trong ấp, hai bên đường cũng là cam và cam. Có thể phải dùng từ “rừng cam” mới diễn tả được không gian Tam Ngãi vì xã này có diện tích tự nhiên 1.400ha, nhưng có xấp xỉ 1.000ha đất trồng cam sành.
    Một trong những người đầu tiên trồng cam sành và giàu nhất nhì xã này là ông Hai Sang (Huỳnh Văn Sang) ở ấp Bưng Lớn B. Người dân địa phương coi Hai Sang là “chuyên gia” vì ông giúp họ kỹ thuật chọn giống, xử lý ruộng thành vườn trồng cam, kỹ thuật trồng sao cho chỉ thắng chứ không bại như nơi khác. Ông Hai Sang có 9,5 công đất trồng cam sành hơn ba năm nay. “Năm 2009 tui kiếm được 1 tỉ đồng. Năm 2010 tăng lên 1,7 tỉ đồng, còn năm 2011 vừa qua chỉ có 1,2 tỉ đồng thôi. Tui đang học lái xe để chuẩn bị mua ôtô nè” - Hai Sang tiết lộ.
    Vào xã Tam Ngãi không chỉ nhìn thấy cam sành mà chúng tôi còn bị mê hoặc bởi nhiều căn nhà mới xây hoành tráng. Biệt thự của ông Huỳnh Văn Lẫm nổi bật giữa vườn cam bạt ngàn còn thơm mùi sơn. Ông Lẫm nói nhờ cam sành mà ông cất được căn nhà này. Ông Lẫm có 1,1ha đất trồng cam từ năm 2004. Từ năm 2007 đến nay năm nào ông cũng bỏ túi ít nhất 1 tỉ đồng. Khi vườn cam này bắt đầu già cỗi, ông thuê 5ha đất trồng mới. Năm 2011 ông thu về gần 2 tỉ đồng.
    Ở gần đó, hộ ông Huỳnh Văn Liệt dù đi thuê đất trồng cam nhưng cũng trở thành tỉ phú. Năm 2006 ông thuê 1ha đất trồng cam. Hai năm sau ông lời được 200 triệu đồng. Đến nay vườn cam này đã đưa ông vào hàng tỉ phú của xã Tam Ngãi.
    Bí quyết của nông dân Tam Ngãi

    Đổi đời
    Ông Huỳnh Văn Liệt cho biết trước đây gia đình ông bỏ quê lên TP.HCM làm ăn từ lâu, nhưng khi nghe tin nhiều người dưới quê đã phất lên nhờ cam sành nên năm 2005 vợ chồng ông trở về thử sức. Ông gom góp tiền thuê được 5 công đất trồng cam và nhờ những người có kinh nghiệm hướng dẫn nên trồng đâu trúng đó. Đến nay ông đã có tiền thuê tới 4,3ha đất trồng cam. Kế hoạch sắp tới của tỉ phú này là mua đất mở trang trại cam sành cho mình.
    Còn bà Nguyễn Thị Nhàn (63 tuổi) cho biết trước đây cũng lên Sài Gòn bán vé số, bán tạp hóa kiếm sống nhưng rồi bà cũng quay về thuê đất trồng cam như ông Liệt. Nhờ ông Hai Sang tận tình giúp đỡ kỹ thuật, hiện giờ vườn cam bà Nhàn rộng 4.000m2 đang phát triển rất tốt. Vài tháng nữa bà Nhàn sẽ thu hoạch lứa đầu tiên. Bà tự tin sẽ ở lại quê hương để làm giàu.
    Ông Hai Sang cho biết cam sành không phải loại cây dễ trồng. Ngay trong giai đoạn cây cam sành gục ngã ở hầu hết các tỉnh ĐBSCL vì bệnh vàng lá gân xanh thì ông bắt đầu trồng. “Phải liều, phải dám lao vào cái khó mới có nhiều cơ hội” - Hai Sang nói. Nghĩ là làm, Hai Sang bắt tay vào cải tạo vườn tạp, bỏ ruộng lúa lên liếp trồng cam sành. Trồng được một thời gian, vườn cam của ông bị đủ thứ bệnh, còi cọc, vàng quạch. Ông tự mày mò tìm hiểu, thử nghiệm các loại thuốc trị bệnh và ghi chép kỹ càng. Thậm chí ông còn đào gốc cây lên xem dưới rễ thế nào. Cuối cùng ông cứu được vườn cam của mình. Từ những lần thất bại, ông đã tích lũy được kinh nghiệm trồng cam. Nhờ vậy mà ông ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nếu có chi phí cũng thấp hơn người khác rất nhiều.
    “Quan trọng nhất là phải chọn cây giống sạch bệnh để trồng. Ham rẻ, mua nhầm cây bệnh thì vừa tốn kém, vừa mất thời gian trồng lại. Phải chịu khó nghiên cứu tìm hiểu kỹ thuật, chăm sóc kỹ, phát hiện bệnh sớm để điều trị kịp thời. Bí quyết của tôi chỉ có vậy thôi” - Hai Sang nói.
    Theo Hai Sang và những nông dân tỉ phú cam ở Tam Ngãi, sở dĩ họ thành công là nhờ khống chế được khắc tinh của cam sành là con rầy chổng cánh gây bệnh vàng lá gân xanh. Bệnh này chưa có thuốc đặc trị nên hễ vườn cam bị bệnh thì coi như phải đốn bỏ. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt vườn cam sành ở ĐBSCL biến mất vừa qua. Ông Hai Sang đã bỏ công nghiên cứu đường đi nước bước của con rầy này. Biện pháp giăng lưới xung quanh vườn cam không cho rầy xâm nhập đã mang lại thành công. Năng suất cam của ông Hai Sang có lúc đạt tới 70 tấn/ha. Hiện ông trồng 3,2ha, năng suất ước tính gần 200 tấn. Những hộ trồng cam ở Tam Ngãi cũng áp dụng kinh nghiệm của Hai Sang và thành công.
    Chúng tôi hỏi: “Ở các tỉnh khác đã khống chế được rầy chổng cánh bằng cách trồng xen ổi. Thế nhưng năng suất thấp hơn ở Tam Ngãi, lợi nhuận cũng không bằng ở đây. Vì sao vậy?”. Ông Hai Sang cười khà khà: “Ở Tam Ngãi may mắn có nước ngọt quanh năm nên nông dân chúng tôi xử lý cho cam ra trái nghịch vụ. Giá cam sành trong vụ 5.000-7.000 đồng/kg, trung bình 25 tấn/ha chỉ thu được khoảng 100 triệu đồng/ha/năm. Chúng tôi thu hoạch trái vụ gặp thời điểm giá cam tới 37.000 đồng/kg, năng suất 50-60 tấn/ha thì thu tiền tỉ là đương nhiên”.
    NGỌC HẬU
  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967

    Ương nuôi cá chình bông giống từ cá bột


    Bình Định là một trong những tỉnh miền Trung có sự di cư của cá chình bông bột từ đại dương về sâu trong các thủy vực nội địa. Việc khai thác cá chình bông bột để ương thành cá giống cung cấp cho người nuôi là cần thiết. Đề tài: “Nghiên cứu mùa vụ, địa điểm xuất hiện cá chình bột và xây dựng quy trình ương nuôi cá chình bông bột tại Bình Định” về cơ bản đã giải quyết được vấn đề này.

    Giống cá chình Anguilla thuộc họ Anguillidae là họ duy nhất trong 22 họ của bộ cá chình Anguilliformes sống trong nước ngọt. Các nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng, đến tuổi thành thục cá chình di cư từ sông ra biển để sinh sản. Sau đó lại từ biển về trưởng thành trong các sông suối, đầm hồ nước ngọt. Tạo giống nhân tạo là công việc cực kỳ khó khăn nên nguồn giống nuôi cho đến nay, ngay cả ở các nước có nghề cá tiên tiến trên thế giới cũng khai thác cá con về nuôi trong các trang trại nước ngọt.
    Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng
    - Thực nghiệm ương cá chình giai đoạn từ cá bột đến cá hương được thực hiện trong bể xi măng tại Trạm Thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Cát Tiến (Trạm). Chia làm 3 nghiệm thức theo mật độ ương nuôi (1.500 con/m2, 2.000 con/m2, 2.500 con/m2).
    - Thực nghiệm ương cá chình từ giai đoạn cá hương đến cá giống được thực hiện trong bể xi măng dung tích 4m3. Có 3 nghiệm thức theo mật độ ương nuôi: 150 con/m2; 200 con/m2 và 250 con/m2.
    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
    * Kết quả thực nghiệm từ cá bột đến cá hương:
    Các yếu tố phù hợp cho sự phát triển của cá chình: Nhiệt độ trung bình từ 27.4 đến 28.3 độ C; Độ pH từ 7.0 đến 7.5; Biến động oxy hòa tan từ 5.5 mg/l đến 6.5 mg/l; Môi trường nước có độ mặn 0‰; Không có NH3-N trong môi trường nuôi. Cá chình bông rất thích môi trường trong sạch, hàm lượng oxy hòa tan luôn ở mức cao. Việc thay nước trong ương cá chình bông được xem như công việc chăm sóc thường xuyên hàng ngày.
    Tăng trưởng: Giai đoạn từ cá bột đến cá hương tăng trưởng rất chậm. Tốc độ từ 0.0075g/con/ngày đến 0.0083 g/con/ngày.
    Tỉ lệ sống: 1 tháng sau khi thả cá chình bột thì có sự hao hụt rất lớn. Đây là mặt tồn tại mà chưa có giải pháp nào kể cả những nơi có kinh nghiệm ương cá chình như Trung Quốc, Đài Loan. Có nhiều lý do được đưa ra như: thức ăn cho giai đoạn này chưa phù hợp, cá chình bị sốc môi trường khi chuyển vào môi trường nhân tạo, yếu tố dịch bệnh...Vấn đề này các nước có công nghệ nuôi cá chình phát triển đều rất quan tâm.
    Kết quả thực nghiệm giai đoạn từ cá hương đến cá giống:
    Các yếu tố phù hợp: Mức nhiệt độ trung bình và nhiệt độ cao nhất; Độ pH từ 6.5 đến 7.5; Ô-xy hòa tan từ 5.0 mg/l đến 6.8 mg/l ; môi trường là nước ngọt; không có
    NH3-N trong môi trường nuôi.

    Tăng trưởng: Tốc độ tăng trưởng của cá chình bông khi ương ở mật độ từ 150 con/m2 đến 250 con/m2 khoảng 0.0265 - 0.0269 g/con/ngày. Sau thời gian ương 285 ngày đạt trung bình từ 10.12 đến 10.14g/con. Sự tăng trưởng của cá chình bông qua các tháng ương ở giai đoạn từ cá hương đến cá giống không có sự khác biệt rõ ràng về mặt thống kê.
    Tỷ lệ sống: Mật độ ương cá chình càng cao thì tỉ lệ sống càng giảm. Sự hao hụt của cá chình diễn ra đều đặn và liên tục trong suốt thời gian ương.
    Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của mô hình thử nghiệm và khả năng nhân rộng trong dân
    Hiệu quả kinh tế: Giai đoạn từ cá bột đến cá hương cho thấy ở mật độ ương 2.500 con/m2, kết quả hạch toán đã bị lỗ do tỉ lệ sống thấp như đã trình bày ở trên. Ở hai nghiệm thức ương với mật độ 1.500 con/m2 và 2.000 con/m2 đều có lãi với tỉ suất lợi nhuận từ 2.56%/tháng đến 2.64%/tháng.
    Giai đoạn từ cá hương đến cá giống cho thấy tỉ suất lợi nhuận cao nhất là 2.89%/tháng ở nghiệm thức 150 con/m2, tỉ suất lợi nhuận thấp nhất là 1.53%/tháng ở nghiệm thức 250 con/m2. Nhìn chung cả 3 nghiệm thức ương đều có hiệu quả kinh tế.
    So với nghề ương giống các đối tượng khác thì ương cá chình bông có thời gian tương đối dài, thời gian thu hồi vốn chậm. Đây là nhược điểm của nghề ương giống cá chình bông.
    Hiệu quả xã hội và khả năng nhân rộng trong dân:
    Sau 2 năm triển khai thực hiện, đề tài đã tập huấn cho dân với nội dung: Phương pháp thu vớt cá chình bột tại các đập dâng; Tách lọc, lưu giữ và vận chuyển cá chình bột; Kỹ thuật ương nuôi cá chình giống và thương phẩm
    PTV
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967

    >> TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
    [​IMG]
    Nghiên cứu thành công nuôi cá điêu hồng trong hồ chứa nước
    Bình Định có 154 hồ chứa lớn nhỏ với trên 5.000 ha diện tích mặt nước. Có 1.700 ha sử dụng nuôi cá, theo hình thức nuôi cá quảng canh, năng suất thấp. Để khai thác hết tiềm năng, nuôi cá l ồng năng suất cao trên các hồ chứa lớn của tỉnh, đề tài nghiên cứu, xây dựng quy trình kỹ thuật ương nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong l ồng năng suất cao trên hồ chứa nước tỉnh Bình Định. Thử nghiệm mô hình nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong l ồng năng suất cao trên hồ chứa Định Bình (Hồ loại II) và Hội Sơn (Hồ loại III), trong thời gian từ tháng 4.2009 - 6.2010
    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
    Thiết kế khung l ồng bè nổi:
    * Bằng ống thép:
    - Mỗi cụm bè có kích thước khung l ồng 24m x 12m, gồm 2 dãy mỗi dãy 6 ô, kích thước mỗi ô là 4m x 5m.
    - Cụm bè có 10 ô l ồng, 02 ô sử dụng làm nhà bảo vệ, sử dụng khoảng 50 - 60 phuy sắt 200 lít
    làm phao.

    - Các ống tiếp thép được liên kết bằng tiếp nối nhau.
    * Bằng vật liệu tre cây:
    - Mỗi cụm bè có kích thước khung l ồng 14m x 12m, gồm 2 dãy mỗi dãy 3 ô, kích thước mỗi ô là 4m x 5m.
    - Cụm bè có 6 ô l ồng, sử dụng khoảng 17 - 18 phuy sắt 200 lít làm phao.
    - Các cây tre được liên kết bằng dây thép.
    Thiết kế l ồng lưới ương giống
    - l ồng làm bằng lưới, hình hộp lập phương hoặc hình chữ nhật, có 01 mặt đáy và 04 mặt bên, mặt để hở gọi là miệng l ồng.
    - Kích thước l ồng lưới: 3 m x 3m x 2,5 m, dung tích ngập nước 15 m3.
    - Lưới làm l ồng là loại cước
    sợi PE 380 D1/8 dệt không gút
    để mắt lưới ổn định mắc lưới (2a) = 1- 1,5mm. Cố định
    l ồng bằng dây giềng và neo.
    Thiết kế l ồng lưới nuôi thương phẩm
    -l ồng làm bằng lưới, hình hộp lập phương, có 01 mặt đáy (ký hiệu mặt 1) và 04 mặt bên (ký hiệu mặt 2,3,4,5) mặt để hở phái trên gọi là miệng l ồng (ký hiệu mặt 6).
    - Kích thước l ồng lưới nuôi thương phẩm: 4m x 5m x 2,5 m, dung tích ngập nước 40 m3.
    - Lưới làm l ồng là loại cước sợi PE 380 D1/8 dệt không gút để ổn định mắc lưới (2a)= 15 - 18 mm, có chiều dài, rộng bằng khung ô nuôi, chiều cao 2,5 - 3m. Cố định l ồng bằng dây giềng và neo.
    Vị trí đặt l ồng
    - Khu vực hạ lưu hồ chứa, các yếu tố môi trường:
    + pH : 6,7 - 7,3;
    + Oxy hòa tan: > 5 mg/lít;
    + NH3: 5 m trong suốt thời gian vụ nuôi.
    - Tốc độ dòng chảy 0,1 - 1 m/giây.
    - Vị trí đặt l ồng cách bờ ít nhất 15 - 20 m.
    Kỹ thuật ương giống cá điêu hồng trong l ồng
    Mùa vụ ương từ tháng 2 đến tháng 8 hàng năm.
    Kích cỡ cá giống: 350 - 400 con/kg
    Khi thả cá, ngâm bao chứa cá vào l ồng nuôi trong thời gian 15 - 20 phút. Sau đó tháo miệng bao, cho nước từ từ vào miệng bao và tiến hành thả cá.
    Thả cá giống vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.
    Mật độ: 400 con/ m3
    Thức ăn viên hạt mịn, hàm lượng đạm cao 35%, kích cỡ viên thức ăn 1 - 1,5 mm.
    Sinh trưởng và tốc độ sinh trưởng
    Tốc độ sinh trưởng trung bình ngày của cá ương cao nhất ở giai đoạn cuối chu kỳ, tuần tuổi thứ 3 đạt 0,84 gam/cá thể/ngày và tuần tuổi thứ 4 đạt 1,31 gam/cá thể/ngày.
    Tỷ lệ sống đàn cá nuôi giảm dần theo thời gian vụ ương, tuần ương thứ I và thứ II tỷ lệ chết của cá cao do cá phải thích nghi với điều kiện môi trường sống mới.
    Sau thời gian ương từ 28-30 ngày có thể tiến hành thu hoạch cá chuyển sang chu kỳ nuôi thương phẩm.
    Kỹ thuật nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong l ồng
    Mùa vụ: Có thể nuôi 2 vụ/năm. Vụ 1(Vụ chính) từ tháng 3 - 7; Vụ 2 (Vụ phụ) từ tháng 8 - 12.
    Cá giống: Cỡ 20 - 25 gam/con
    Mật độ :100 - 105 con/ m3 (Hàm lượng oxy hòa tan > 5 mg/l )
    Thức ăn: Viên, hạt mịn, lượng đạm 18 - 30%.
    Ngày cho ăn 2-3 lần vào sáng sớm và chiều tối.
    Tỷ lệ sống đàn cá đạt khoảng 80%.
    Hàng ngày kiểm tra các yếu tố môi trường nước l ồng nuôi để kịp thời tác động kỹ thuật nuôi điều chỉnh môi trường theo hướng thích hợp cho đời sống cá nuôi trong l ồng.
    Sau thời gian nuôi 140 - 150 ngày có thể tiến hành thu hoạch.
    KẾT LUẬN
    Một số hồ chứa lớn đảm bảo điều kiện nuôi cá l ồng, vị trí đặt l ồng nuôi thích hợp trên các hồ chứa lớn tỉnh Bình Định là khu vực hạ lưu gần đập, độ sâu ổn định > 5 mét trong suốt vụ nuôi. Có thể nuôi thương phẩm 2 vụ trong năm.
    Có thể sử dụng nguyên liệu sẵn có là tre, gỗ hay sắt để làm khung l ồng bè phù hợp với khả năng kinh tế của nông hộ hoặc doanh nghiệp.
    Nguồn cá giống nuôi thương phẩm, tốt nhất lấy từ nguồn ương nuôi tại chỗ. Như vậy tỷ lệ sống cao, giá thành thấp, sức khỏe
    cá tốt.

    Mật độ cá ương 400 con/m3, cỡ giống thả 350 - 400 con/kg, cỡ giống thu hoạch 20-25 gam/con. Mật độ nuôi thương phẩm 100 -105 con/m3, cỡ giống thả 20 - 25 gam/con, cỡ cá thương phẩm thu hoạch 500 - 600 gam/con.
    Thức ăn sử dụng ương nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong l ồng là thức ăn viên chất lượng, độ đạm giai đoạn ương 32 - 35%, độ đạm giai đoạn nuôi thương phẩm 18 - 30%; Hệ số thức ăn giai đoạn ương 1,39; Hệ số thức ăn nuôi thương phẩm từ 1,8 - 1,82.
    Thời gian ương giống từ 28 - 30 ngày, năng suất 7,1 kg/m3, tỷ lệ sống > 70%; Thời gian nuôi thương phẩm từ 140 - 150 ngày, năng suất 42 kg/m3, tỷ lệ sống 80%.
    Mô hình nuôi cá điêu hồng trong l ồng trên hồ chứa đạt hiệu quả kinh tế cao, qui mô phù hợp mức nông hộ là > 2 l ồng, qui mô phù hợp mức đầu tư doanh nghiệp là > 10 l ồng; Tỷ suất lợi nhuận từ 20 - 24%
    T.Q.N
  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Bài cần quan tâm
    Cá trê chình suối Phú Quốc

    LÊ HOÀNG VŨ -
    Thứ Ba, 16/11/2010, 10:49 (GMT+7)


    [​IMG]Ông Lâm Hoàng Anh, GĐ Kinh doanh siêu thị thủy hải sản Thiên Hải (Cần Thơ) cho biết: Siêu thị vừa nhập về trên 80kg loại cá trê chình suối Phú Quốc được nhiều người ưa chuộng, và lượng hàng không đủ tiêu thụ. Hiện giá bán mỗi kg cá từ 300-500 ngàn đồng tùy vào loại lớn nhỏ. Đặc biệt, có một số khách muốn hưởng thức loài cá lạ này phải đặt tiền cọc trước với giá 550 ngàn đồng/kg để mua được cá.
    Đây là loại cá chủ yếu sống ở tự nhiên, thích nghi nhiệt độ thấp từ 18-28 độ C chỉ có ở khu du lịch Suối Tranh (Phú Quốc) với số lượng rất ít. Để có số lượng cá lớn để bán nhiều năm qua người dân sống gần Suối Tranh thấy cá xuất hiện dùng lưới bao quanh lại trên dòng suối và chăm sóc cá. Cá trê chình nuôi từ 2-3 năm mỗi con đạt trọng lượng từ 1,5-2 kg/kg.
    Thân hình cá trê chình suối Phú Quốc giống như các loại cá chình ở ĐBSCL, loại cá da trơn, thân hình cá dài có màu xám trên mình có nhiều vân bông màu vàng rất đẹp mắt, nhưng chỉ có cái đầu là giống cá trê và có 8 cái râu trên miệng. Thịt cá trê chình suối rất thơm ngon và bổ dưỡng. Đây là loại cá được xem là quý hiếm hiện nay chưa có cơ quan nào nghiên cứu nhân tạo giống để phát triển rộng rãi.


    Cá trê nói chung rất dễ nhân giống . Cần nghiên cứu nhân giống loại cá trê chình này để sản xuất đại trà !
  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Sinh sản cá bống tượng ở TP HCM
    Hiếu Cầu -
    Thứ Năm, 03/12/2009, 9:33 (GMT+7)

    Những năm gần đây nghề nuôi cá bống tượng trở nên khá phổ biến ở nhiều địa phương. Tuy nhiên việc cho cá sinh sản và đạt hiệu quả cao thì không phải ai cũng làm được. Mới đây anh Võ Văn Chín, hiện ở ấp 2, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TPHCM, đã cho sinh sản nhân tạo giống cá bống tượng, chủ động cung cấp con giống cho thị trường.
    [​IMG]
    Trao đổi với chúng tôi, ông Dương Đức Trọng, Trạm trưởng Trạm khuyến nông huyện Bình Chánh cho biết: Đây là mô hình rất mới và có thể nói anh Võ Văn Chín là một trong những người nông dân đầu tiên cho sinh sản nhân tạo thành công cá bống tượng ở TPHCM. Trang trại của anh đầu tư rất bài bản và khoa học, từ khâu thiết kế ao nuôi, máy chế biến thức ăn, hệ thống máy cấp nước, đặc biệt tỷ lệ trứng nở trên 90%.
    Anh Chín cho hay: Trước đây gia đình anh ở phường 2, quận 5, TPHCM, mở cơ sở sản xuất đồ nhựa. Năm 2005 anh tìm về xã Phong Phú nơi có cánh đồng lúa xanh biếc, nhiều ao hồ để xây dựng trang trại, trồng cây ăn trái, nuôi gà, thả cá. Sau những năm gắn bó với cá mè, cá trắm, cá chép, anh thấy trừ chi phí thu lời chẳng được bao nhiêu. Đang loay hoay với 3 ha mặt nước ao, chưa biết chuyển đổi nuôi con cá gì, tình cờ trong một lần Trạm Khuyến nông tổ chức cho bà con đi tham quan ở tỉnh Bến Tre, ở đó anh thấy họ nuôi cá bống tượng, hiệu quả kinh tế rất cao. Sau lần đi tham quan về, anh cứ suy nghĩ mãi.
    Cuối năm 2007 anh gom tiền bạc xuống Bến Tre mua được 100.000 con cá giống về nuôi thử nghiệm. Lúc đầu do thiếu kinh nghiệm, chưa có kỹ thuật, cá bỏ ăn dẫn tới bị chết nhiều. Không nản chí anh lặn lội tìm kiếm thông tin trên sách báo, thậm chí về lại Bến Tre để tầm sư học đạo và đã thành công. Đầu năm 2009 anh thu hoạch cá thương phẩm bán giá rất cao từ 320.000 – 350.000đ/kg. Hiện nay anh Chín không những nuôi cá bống tượng thương phẩm tốt mà còn cho sinh sản con giống, chủ động phục vụ con giống cho gia đình và cung cấp cho thị trường.
    Anh Chín chia sẻ một số kinh nghiệm như sau:
    Ao nuôi cá bố mẹ: Ao nuôi có kích thước lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào diện tích của từng nhà, nhưng tốt nhất mỗi ao khoảng 1.000m2, mực nước từ 1,2 – 1,5m. Ao có hình chữ nhật, đáy dốc về phía cống thoát nước. Xung quanh bờ ao trải bạt kín (2/3 từ bờ xuống đáy) để chống rò rỉ, bờ ao không bị bể khi nước triều cường dâng cao. Cá bống tượng thích ăn và bơi lội ở tầng đáy, cho nên anh trải một lớp cát khoảng 60 cm để giữ cho đáy ao luôn sạch sẽ.
    Có cống tháo nước từ ngoài vào qua một ao để lắng lọc, đầu cống trong và ngoài có lưới nhỏ để ngăn cỏ rác, cá tạp và cá dữ vào ao nuôi. Nước ao nuôi phải xử lý thật sạch, thông thường anh Chín xử lý bằng dung dịch Hisoplus liều lượng 250cc cho 1.000m2, ngâm 2 ngày, sau đó tháo nước từ ao lọc vào khoảng 20cm. Sử dụng bột đậu nành, kết hợp cấy men vi sinh Clean 24 H, cấy 200g cho 1.000m2 (tạo màu cho ao). Độ pH từ 6 – 8, nồng độ ô xy hoà tan 2mg/l.
    Chọn cá bố mẹ: Chọn cá bố mẹ khoẻ mạnh, không bị dị hình, không sây sát, kích cỡ đồng đều, thời gian nuôi khoảng 9 tháng tuổi trọng lượng cá đạt từ 400 – 500g. Trước khi thả, tắm cá bằng nước muối (2%). Trong thời gian dưỡng cá, cho ăn thức ăn giàu đạm, và bổ sung thêm vitamin E để cá nhanh thành thục.
    Cần phân biệt con cái, con đực bằng cách lật ngửa bụng lên để kiểm tra: Cá cái có gai sinh dục lớn, đầu gai tù, bụng to mềm đều, khi sắp đẻ mấu sinh dục màu hồng lồi ra; cá đực, gai sinh dục nhọn, đầu hình tam giác, dùng tay vuốt nhẹ thấy chất trắng chảy ra.
    Chuẩn bị giá thể cho cá đẻ: Cho đẻ tự nhiên, tỷ lệ 1 đực x 1 cái, dùng viên gạch tàu, hoặc ống máng thả xuống cho cá đẻ (cá đẻ chỉ khi nào đặt giá thể). Cá thường đẻ ban đêm, 5 giờ chiều ta tiến hành đặt giá thể và 5 giờ chiều hôm sau kiểm tra, mang lên cho vào chậu nhựa lớn để ấp.
    Muốn cá đẻ đồng loạt và thu được nhiều trứng, cần kích thích nhân tạo, có thể tiêm kích thích tố loại LHRH A70mg + 4 mg Domperidon hoặc HCG2.500UI cho 1 kg cá cái, cá đực dùng ½ liều lượng cá cái, sau 24 giờ cá sẽ đẻ trứng.
    Ấp trứng: Sau khi cá đẻ mang những giá thể có trứng cá, cho vào chậu nhựa hoặc bể ấp có sục khí, đảm bảo lượng ô xy hoà tan cao từ 4 – 5mg/l, nhiệt độ thích hợp từ 25 – 30oC. Mỗi ngày thay nước chậu 2 lần, mỗi lần thay 20% nước. Thời gian ấp khoảng 30 – 36 tiếng đồng hồ cá nở. Khi cá nở đều nhấc các giá thể ra để dễ chăm sóc cá bột; sau khi cá nở 3 ngày thì chuyển cá sang bể ương. Trong 10 ngày đầu cho cá ăn lòng đỏ trứng gà luộc và con bo bo hoặc trùn chỉ. Cá được 60 ngày tuổi có thể chuyển qua ao nuôi. Thức ăn giai đoạn này gồm cá, tép nhỏ, cá tạp, ốc, trùn quế, tất cả xay nhỏ, trộn thêm cám cho cá ăn. Cá đạt kích cỡ từ 2cm trở lên là bán hoặc để nuôi thương phẩm.
    Qua việc nuôi cá bống tượng thương phẩm và sinh sản cá giống, gia đình anh Võ Văn Chín, đời sống kinh tế ngày một khá lên. Ngoài ra anh còn tạo cho 10 lao động có công ăn việc làm ổn định với mức lương từ 1,5 – 2 triệu đồng/tháng bao ăn ở, hiện nay cá giống sản xuất ra mới đủ cung cấp cho anh em trong gia đình và người quen.
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Nuôi cá lóc trong bể lót bạt nylon

    Nguyễn Văn -
    Thứ Ba, 15/09/2009, 10:25 (GMT+7)


    [​IMG]
    Xử lý nước thuốc để tắm cá trước lúc thả, biện pháp tốt được anh Nguyễn Văn Bình áp dụng
    Thời gian qua nhiều địa phương ở các tỉnh ĐBSCL đã phát triển mạnh mô hình nuôi thuỷ sản ở nông hộ theo hình thức làm bể lót bạt nylon trên sân vườn hay dùng lưới làm vèo dưới ao, hiệu quả thu được lợi nhuận khá cao. Chủng loại thuỷ sản thường được nông hộ chọn nuôi theo 2 hình thức nói trên là ếch, lươn, rắn ri voi và cá lóc. Loại thuỷ sản này nuôi được ở mọi thời điểm, thường một năm nuôi 2 đợt, mỗi đợt nuôi 5-6 tháng. Chi phí xây dựng mô hình rất thấp, chủ yếu là đầu tư về con giống, thức ăn. Các vật liệu còn lại đều rất rẻ.
    Qua thực tế tại các mô hình nuôi cá lóc trong bể lót bạt nylon hay vèo lưới dưới ao những hộ nuôi áp dụng có kỹ thuật, chăm sóc tốt đến lúc thu hoạch trừ mọi chi phí còn lãi hàng chục triệu đồng một đợt nuôi hơn 5 tháng chỉ với diện tích mấy chục mét vuông. Điển hình như mô hình nuôi cá lóc trong bể lót bạt nylon của anh Nguyễn Văn Bình ở ấp Đại Thọ, xã Loan Mỹ - huyện Tam Bình, Vĩnh Long. Theo anh Bình, hình thức nuôi này rất thuận lợi trong quản lý chăm sóc, phòng trị bệnh, cá tăng trọng nhanh và đồng đều, thu hoạch cá thịt đạt sản lượng cao.
    Với diện tích đất trước sân vườn nhà chỉ khoảng 600 mét vuông, anh Bình thiết kế thành 4 bể nuôi, mỗi bể có diện tích khoảng 80 m2, bể có chiều rộng 5 mét, dài 15 mét, độ sâu mực nước 70cm – 80cm, mỗi bể anh thả nuôi khoảng 5 ngàn con giống, thời gian nuôi hơn 5 tháng tỷ lệ hao hụt trên 40%, trọng lượng cá đạt bình quân 500-600gam/con, thu hoạch bán cá thịt với giá trung bình là 30.000-35.000đ/kg. Trừ các chi phí đầu tư con giống, thuốc phòng trị bệnh, thức ăn tươi là cá biển, phối hợp cùng thức ăn công nghiệp thì cứ một bể một đợt nuôi anh đạt lợi nhuận gần 20 triệu đồng.

    Để tạo điều kiện cho nông dân ở trong tỉnh phát triển rộng mô hình nuôi thuỷ sản nông hộ, khôi phục lại lượng cá nước ngọt trong tự nhiên, từ nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Long đã chuyển giao con giống cho nông dân 8 huyện, thị trong tỉnh thực hiện 4 mô hình nuôi thuỷ sản: mô hình nuôi cá ruộng lúa, nuôi cá trong ao vườn, nuôi cá bống tượng và mô hình nuôi cá lóc, thực hiện trên 65 điểm trình diễn; kinh phí hỗ trợ tiền mua con giống cho nông dân trên 55 triệu đồng.
    Tính tới thời điểm này anh đã nuôi và bán được 3 đợt cá thịt. Tiếp tục đợt nuôi anh mới vừa thả 6 ngàn con giống, được Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ 70% tiền mua con giống, dự tính sau 5 tháng nuôi anh thu hoạch vào dịp gần Tết, thời điểm cá luôn có giá ở mức từ 40- 45 ngàn đồng/kg. Anh Bình cho biết cần áp dụng tốt các khâu như: phòng ngừa bệnh cá lúc mới thả bằng cách tắm cá qua nước thuốc xử lý để diệt các vi khuẩn gây bệnh…, thức ăn đảm bảo dinh dưỡng theo từng độ tuổi và sức tăng trọng của cá, nhất là cá ở giai đoạn từ 2-3 tháng tuổi trở về sau, thức ăn chế biến cho cá nên bổ sung cá biển, cua, ốc kết hợp thức ăn công nghiệp, cung cấp đủ lượng thức ăn để trách tình trạng cá lớn đói ăn cá nhỏ. Đồng thời, thường xuyên thay nước bể để hạn chế cá bị bệnh, tiêu hao lớn giảm năng suất, sản lượng lúc thu hoạch. Tuy nhiên theo các nhà chuyên môn, để phát triển rộng mô hình nuôi thuỷ sản theo phương thức này, hộ nuôi cũng cần tính đến sản lượng cá thịt mà thị trường tiêu thụ lúc thu hoạch, cần chọn thời điểm nuôi thích hợp để giảm được mức chi phí đầu tư. Hộ nuôi cũng cần áp dụng đúng theo quy trình kỹ thuật được hướng dẫn để giảm thiểu thất thoát.
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967


    Mô hình xây dựng hồ nuôi cá chuyên nghiệp


Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này