Làm giàu từ Vườn - Ao - Chuồng - Rừng với niềm tin thắng lợi và tình yêu quê hương .

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 30/01/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3331 người đang online, trong đó có 106 thành viên. 01:16 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 122022 lượt đọc và 821 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://traigiunquepht.com/home/detail.asp?iData=969&nChannel=NewsHiệu quả kinh tế của việc nuôi giun Quế


    Nuôi giun có ưu điểm là:


    [​IMG]



    - Vốn đầu tư nuôi giun chỉ cần rất ít (nuôi để dùng trong chăn nuôi gia đình chỉ cần vài trăm ngàn đến một vài triệu đồng; Nuôi giun hàng hóa cần vài ba triệu đồng, đến một vài chục triệu đồng); Chi phí đầu tư nuôi giun không lớn. Mặt bằng nuôi giun có thể tận dụng trong vườn nhà hoặc các bãi nuôi công nghiệp, các chuồng trại cũ bỏ không như chuồng trâu bò, lợn, gà; hoặc làm các lều lán, nhà tạm có mái che; sử dụng các vật dụng đơn giản như chum, chậu, khay gỗ, thùng xốp, thùng nhựa v.v…

    - Thức ăn để nuôi giun chủ yếu tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có như rác hữu cơ (rau, củ, hoa, quả, vỏ trái cây loại bỏ, rơm rạ, các loại bã đã ép dầu …), phân trâu, bò, dê, lợn, gà … rất dồi dào và rẻ tiền. Nuôi giun ít bị bệnh, ít rủi ro, kỹ thuật đơn giản, dễ làm, sớm có thu nhập; Đồng thời nuôi giun tốn ít công chăm sóc. Vì vậy giá thành sản xuất giun và phân giun rất thấp. Nếu sản xuất hàng hóa để bán thì có lợi nhuận đáng kể, mang lại giá trị kinh tế cao.

    - Giun và phân giun với nhiều tác dụng như: Là nguồn thức ăn chăn nuôi chất lượng cao và nhiều công dụng cho nhiều loại gia súc, gia cầm, thủy sản; là nguồn phân hữu cơ sạch và quí đối với cây trồng (nhất là hoa, cây cảnh…); Giun còn là nguồn nguyên liệu để sản xuất và chế biến thực phẩm, thực phẩm chức năng, dược phẩm, mĩ phẩm…với nhu cầu rất lớn cả với thị trường trong nước và xuất khẩu. Chính vì vậy đầu ra cho việc nuôi giun hàng hóa là vô cùng thuận lợi.

    - Giun sinh sản rất nhanh, nên chỉ cần đầu tư con giống một lần đầu tiên. Từ 1 kg giun giống, sau 60 ngày nuôi có thể thu được 2 đến 3 kg giun. Nếu thả giống với mật độ 3 - 4 kg / m2, sẽ cho thu hoạch từ 6 - 10 kg / m2 - lần, mỗi năm có thể thu 6 - 7 lần. Nếu đầu tư 3 – 4 triệu đồng giun giống (giá 100.000 - 150.000 đ/ kg) để nuôi 10 m2 ban đầu, sẽ thu 6 – 8 triệu đồng / lần, 36 – 48 triệu đồng / năm; lãi 25 - 30 triệu đồng / năm (nếu gửi ngân hàng chỉ lãi 600 - 800 ngàn đồng / năm). Nếu nuôi 100 m2 giun sẽ có thu nhập từ 25 - 30 triệu đồng /tháng, lãi 18 - 20 triệu đồng/ tháng, hiệu quả hơn rất nhiều loại vật nuôi khác.
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967

    HIỆU QUẢ NUÔI GIUN

    TÌNH HÌNH NUÔI GIUN TRÊN THẾ GIỚI


    Nghề nuôi giun (giun đất, giun quế...) đã hình thành từ hàng trăm năm nay. Do lợi ích của giun đất nên nhiều nước đã quan tâm nuôi và sử dụng giun, chọn lọc và lai tạo một số giống giun có năng suất và chất lượng cao, chủ yếu là giun Quế. Mỹ đã có lịch sử nuôi và sử dụng giun từ hơn 80 năm nay. Năm 1980, ở Mỹ đã có hơn 90.000 trang trại nuôi giun. Ở Manila (Philipin) có hơn 50.000 hộ nuôi giun. Trung Quốc bắt đầu nuôi giun từ cuối thập kỉ 70.
    [​IMG]




    Wormtech Limited là một công ty đóng tại hạt Monmouthshire (Anh) chuyên thu thập rác thải để tái chế. Hiện nay, Wormtech đang gấp rút sửa sang năm căn nhà chứa máy bay ở Caerwent thành xưởng cho các "công nhân giun" làm việc,cần tuyển khoảng 18 tỷ... giun đất cho dự án tái chế của mình. Theo dự tính, phải có khoảng 30.000 tấn giun đất, nhờ đó tạo được công ăn việc làm cho khoảng 20 lao động địa phương. Lũ giun cần khoảng một tháng để làm phân hủy toàn bộ chỗ rác, cung cấp nguyên liệu để sản xuất khoảng 12 loại sản phẩm hữu cơ. Owen cho biết: "Trên khắp nước Anh có khoảng 700 trại nuôi giun, và họ sẽ cung cấp giun cho chúng tôi. Còn trong tương lai, chúng tôi sẽ tự mình nuôi lấy giun đất. Với một loại máy nhặt giun đặc biệt, chúng tôi sẽ đảm bảo sao cho không có bất cứ con giun nào lọt được vào sản phẩm cuối cùng. "
    Sử dụng giun để sản xuất phân bón phổ biến tại Vancouver (Canada) từ những năm 80. Đối với các cư dân đô thị có ý thức về môi trường, chẳng có căn bếp nào hoàn thiện nếu vắng một thùng giun! Bên trong thùng, giun biến thức ăn thừa thành một loại mùn hữu ích cho cây, đồng thời giúp giảm lượng rác ở bãi chôn lấp. Trên mười năm qua, chính quyền thành phố Vancouver đã tài trợ cho một chương trình sản xuất phân bón từ giun. Vào thứ bảy hàng tuần, 25 người quan tâm tới sản xuất phân bón từ giun tham dự một lớp học kéo dài 1 giờ tại khu vườn thí nghiệm của City Farmer. Tại đó, họ học cách chăm sóc và quản lý giun. Đối tượng tham gia rời khu vườn với một chiếc thùng, lớp lót đáy, khoảng 0,5 kg giun Quế và sách hướng dẫn. Đó là tất cả đồ nghề họ cần để ''vận hành'' giun tại nhà. Cho tới nay, chương trình đã phân phát khoảng 3.500 thùng giun. Mỗi thùng như vậy (cao 61 cm, dài 51 cm và rộng 30,5 cm) có thể xử lý khoảng 2,25 kg rác trong một tuần, ngăn khoảng 60 kg rác hữu cơ được chuyển tới bãi chôn lấp của thành phố mỗi năm. Ngoài lợi ích có thể thấy được, chương trình còn thúc đẩy ý thức giảm rác thải của công chúng. Ngày nay, chương trình này đã phổ biến tới mức hình thành một dịch vụ mới: Sản xuất phân bón từ giun. Thành phố này cũng đã thiết lập một đường dây điện thoại nóng giành riêng cho loại hình dịch vụ này.

    Cạnh khách sạn 5 sao Mount Nelson sang trọng và lâu đời vào loại bậc nhất ở thành phố nổi tiếng Cape Town của đất nước Nam Phi, chốn lui tới thường xuyên của các nhân vật nổi tiếng trong nước và nước ngoài, là một dãy nhà được thiết kế đặc biệt để chứa hàng trăm thùng gỗ của trang trại nuôi giun Quế. Tại đây, người ta cho chúng ăn rau và các thức ăn còn sót lại từ những bàn tiệc thừa mứa, giải quyết vấn đề sinh thái và bảo vệ môi trường. Mary Murphy, trưởng dự án, cho biết: “Chúng giải quyết đến 70 % thức ăn thừa và tuyệt nhiên không để lại mùi hôi thối gì cả”. Hiện nay nhờ lũ giun, Mount Nelson tái tạo lại được khoảng 20 % số rác thải hữu cơ. Trang trại nuôi giun ở Mount Nelson là mô hình đầu tiên được áp dụng ở Nam Phi. Sắp tới Murphy sẽ nhân rộng sang các trường học, nhà hàng và khách sạn khác.
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Giun góp phần bảo vệ môi trường sinh thái


    [​IMG]




    Giun có sức tiêu hóa lớn. Tác dụng phân giải hữu cơ của giun chỉ đứng sau các vi sinh vật. Một tấn giun có thể tiêu hủy được 70 – 80 tấn rác hữu cơ, hoặc 50 tấn phân gia súc trong một quý. Các nước trên thế giới đã tận dụng cơ năng đặc thù này của giun để xử lý chất thải sinh hoạt hoặc rác thải hữu cơ, làm sạch môi trường, có hiệu quả tốt.

    Một công ty ở California (Mỹ) đã nuôi 500 triệu giun, hàng ngày xử lý khoảng 2.000 tấn rác. Ở Nhật, những nhà máy hàng năm sản xuất 10.000 tấn giấy, với 45.000 tấn phế thải, đã sử dụng giun để xử lý chất thải, đồng thời sản xuất được 2.000 tấn giun khô, 15.000 tấn phân giun.

    Giun sống trong đất sẽ làm tăng độ phì nhiêu của đất. Phân giun góp phần làm giảm mức sử dụng phân hoá học, giúp cây trồng phát triển tốt, tăng khả năng chống sâu bệnh, giảm bớt việc sử dụng thuốc trừ sâu, nhờ đó bảo vệ được môi trường. Với những khu vực nước bị ô nhiễm, nếu nuôi giun cũng làm sạch được môi trường nước.

    Hơn nữa, giun đất có thể xử lý chất thải hữu cơ, phân gà, phân lợn, phân bò và chuyển hóa thành phân bón hữu cơ có chất lượng cao, và bằng cách đó cải thiện môi trường sinh thái các vùng nông thôn. Thậm chí, phân của giun cũng có thể dùng để xử lý nước thải. Nuôi giun trong gia đình, vừa xử lý được rác thải, vừa có phân giun bón cho hoa, cây cảnh. Một số nước đã làm các khay nuôi giun đặt tại bếp ăn của các gia đình, thậm chí cả ở các khách sạn năm sao.

    Khi bổ xung việc nuôi giun vào làm một mắt xích trong chu trình tuần hoàn hữu cơ khép kín của nông nghiệp sinh thái với các khâu như: trồng cây lương thực, cây ăn quả, nuôi gia súc (trâu, bò, dê, cừu), trồng nấm, nuôi giun, nuôi gia cầm, thủy sản, chế biến thức ăn chăn nuôi, chế biến phân vi sinh … - sẽ biến các vòng tuần hoàn đơn trình thành đa trình, các tác dụng đơn phương thành đa phương, đặc biệt là tận dụng được các phụ phẩm, phế thải của khâu này làm nguyên liệu đầu vào chủ yếu của khâu kia, nâng cao được tổng hiệu suất sử dụng năng lượng, tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn về hiệu quả kinh tế trong trồng trọt, chăn nuôi. Sản phẩm thừa và xác chết của giun còn góp phần cải tạo, phục hồi đất. Giun đất là một nhà máy sản xuất phân bón tự nhiên mà chúng ta phải quan tâm, bảo vệ.
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Giun Quế - Thức ăn lý tưởng nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản


    Giun là loại thức ăn giàu đạm, chất lượng cao để nuôi gia súc, gia cầm và thuỷ sản; Đồng thời làm giảm chi phí thức ăn chăn nuôi
    [​IMG]




    Với hàm lượng Protein thô chiếm 70 % trọng lượng khô, hàm lượng đạm của giun tương đương với bột cá, thường được dùng trong thức ăn chăn nuôi. Giun còn hội đủ 12 loại Axit Amin, nhiều Vitamin, chất khoáng cần thiết cho gia súc, gia cầm và thủy sản. Đặc biệt, giun còn có các loại kích thích tố sinh trưởng tự nhiên, mà trong bột cá không có. Thức ăn chăn nuôi có bột giun sẽ không có mùi tanh và khét của cá và dầu cá, hấp dẫn với vật nuôi, lại bảo quản được lâu hơn thức ăn có dùng bột cá.

    Theo W.T.Mason (Đại học Phlorida – Mỹ): Giun, nhất là giun tươi, là thức ăn lý tưởng để nuôi thủy sản, nhất là sản xuất con giống ba ba, rùa, lươn, tôm, cá Chình, đặc biệt là nuôi cá Tầm - Một loại cá quý để ăn và sản xuất món trứng cá muối rất đắt tiền. Nếu cho chúng ăn giun tươi hàng ngày bằng 10 % - 15 % trọng lượng cơ thể sẽ tốt hơn bất cứ loại thức ăn nào khác, tốc độ sinh trưởng sẽ tăng 15 % đến 40 %, năng suất trứng tăng trên 10 %. Nếu trộn 2 - 3 % bột giun dùng để nuôi, năng suất sẽ tăng trên 30 %, giá thành thức ăn giảm 40 % - 60 %, đồng thời tăng sức sinh sản và sức kháng bệnh của tôm cá. Điều này rất có ý nghĩa khi thức ăn chăn nuôi đắt đỏ như hiện nay.

    Hiệp hội nuôi gà của Mỹ cho rằng: Giun là phương án hàng đầu cung cấp Protein chất lượng cao, rẻ nhất, dễ nhất cho vật nuôi, đặc biệt là gà. Thức ăn được trộn 2 - 3 % bột giun để nuôi lợn, tốc độ tăng trọng trên 74,2 %; nếu nuôi gà, thì năng suất trứng tăng 17 % - 25 %, tốc độ sinh trưởng tăng 56 % -100 %. Đặc biệt, nếu nuôi gà bằng thức ăn có giun tươi thì hầu như gà không bị bệnh; trong khi nếu nuôi bằng thức ăn không có giun, tỉ lệ mắc bệnh cúm gà 16 % - 40 %.

    Giun Quế còn chứa trên 8 % Axit Glutamic (còn gọi là bột ngọt hay mì chính), nên khi sử dụng làm thức ăn chăn nuôi thì vật nuôi ăn khỏe, chóng lớn, đẻ khỏe, ít bệnh tật và sẽ cho thịt thơm ngon hơn hẳn so với vật nuôi thông thường. Vì vậy ngày càng có nhiều hãng sản xuất thức ăn công nghiệp quan tâm đưa bột giun trộn vào thức ăn chăn nuôi để tạo sự khác biệt so với thức ăn thông thường, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Giun Quế - Nguồn dược liệu quí !


    Từ xa xưa, loài người đã sử dụng giun đất để làm thuốc. Ở Trung Quốc, việc sử dụng giun đất trong y học đã có lịch sử hơn 1.000 năm. Trong cuốn “ Bản thảo cương mục” nổi tiếng của y học cổ truyền Trung Hoa có ghi chép: “Giun là nguyên liệu sản xuất 40 bài thuốc, chữa được rất nhiều loại bệnh”.


    [​IMG]


    Y học cổ truyền của nhiều nước, trong đó có Việt Nam, đã dùng giun đất để chữa các bệnh về huyết áp, tim mạch, thần kinh, kháng ung thư, hen suyễn, sốt rét, thấp khớp, đậu mùa, thương hàn, gẫy tay chân v..v…Loại axid amin Tyrosin trong giun có thể tăng tuần hoàn máu ngoại vi của bề mặt cơ thể, tăng tán nhiệt, có tác dụng giải nhiệt, hạ sốt. Dịch ngâm nước của giun có tác dụng làm tê tri giác (giảm đau). Dung dịch cồn của giun, có tác dụng giảm huyết áp từ từ và giữ được lâu bền, sử dụng rất tốt cho người cao huyết áp. Rượu thuốc Lumbrokinase làm từ giun đất đã thanh trùng, ngâm rượu, đến khi có màu nâu đậm, đem ra sử dụng sẽ giúp ngăn ngừa tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch và mỡ máu ở người cao tuổi. Trong cơ thể giun có chất xúc tác, có tác dụng co bóp cửa tử cung, trợ giúp sản phụ dễ dàng khi đẻ. Thành phần đạm trong chiết suất của giun, có tác dụng giãn nở khí quản, trị bệnh hen xuyễn.

    Nhờ việc chứa hàm lượng rất cao của Axit Linoleic, cùng khoáng chất vi lượng đặc hiệu chống oxy hóa là Se, giun giúp tăng năng lực sát khuẩn, tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng trong cơ thể, nên tăng được khả năng chống ung thư, giảm hội chứng thiểu năng trí tuệ (bệnh Dow) ở trẻ em; ổn định sự hoạt động của cơ tim nên phòng được các bệnh bất thường về tim, ngăn ngừa viêm gan, loét dạ dày, viêm đường ruột, thấp khớp, viêm họng, tiểu đường, yếu về sinh lý. Hàm lượng Zn có trong giun giúp điều trị đối với những trẻ em biếng ăn, tóc thưa, chậm lớn, ngăn ngừa sự phát triển không bình thường về tri giác và thính giác ở trẻ em. Ngoài ra nó còn điều trị suy nhược thần kinh toàn diện, trí nhớ kém, ngủ kém, khứu giác bất thường.

    Trong các tác dụng chữa bệnh của giun đất thì tác dụng cấp cứu những trường hợp đột quỵ do tai biến mạch máu não là được quan tâm nhiều nhất. Từ năm 1911 các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm thấy trong giun đất có hoạt chất Lumbritin có tác dụng phá huyết ứ. Ba loại men chủ yếu có trong giun là: Earthworm, Fibrinolytic Enzym (EFE) Earthworm CollagemaseLumbrokinase, khi tiến hành điều trị lâm sàng qua đường tiêu hóa, sẽ được hấp thụ vào máu, làm tan nhanh các cục máu đông gây nghẽn mạch. Men không độc, không có tác dụng phụ về xuất huyết, dễ sử dụng, giá rẻ, được coi là thuốc chữa nghẽn mạch lý tưởng.

    Chất Enzyme Fibrinolytic trong giun Quế có khả năng thủy phân mạnh mẽ, làm đứt các sợi Fibrin - một loại Protein trong máu - vốn có tác dụng làm đông máu, giúp liền vết thương, nhưng đồng thời nó cũng là nguyên nhân gây nên xơ vữa thành mạch của bệnh nhân tim mạch hoặc mỡ máu, gây tắc mạch máu. Đó chính là cơ chế dùng giun Quế để cứu chữa các bệnh nhân bị hôn mê do đột quỵ, sốt xuất huyết, chấn thương sọ não, gãy chân tay...

    Ở Việt Nam, toa thuốc và tên bài thuốc sử dụng giun đất chữa tai biến mạch máu não đã xuất hiện từ những năm đầu thế kỷ XX, được in lại trong cuốn sách “Hai trăm bài thuốc quí” của ông Lê Văn Tình vào năm 1940. Sau này, bài thuốc đã được ông Nguyễn An Định, trưởng nam của cụ Nguyễn An Ninh (nhà văn hóa, lãnh tụ nổi tiếng của phong trào yêu nước trước tháng 8 /1945) cho phổ biến trên một số tờ báo. Bài thuốc cũng đã được bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế, cho phổ biến để sử dụng hữu hiệu trong đợt chống dịch sốt xuất huyết tại các tỉnh miền Bắc vào năm 1969. Cho đến nay, bài thuốc đơn giản này đã cứu chữa và phục hồi cho rất nhiều trường hợp hôn mêdo đột quỵ, dù đã nhiều ngày trôi qua. Trong một tài liệu được phổ biến vào năm 1997, ông Định cho biết: “Các dạng hôn mê do sốt xuất huyết hoặc tai biến mạch máu não chưa quá 10 ngày, chỉ cần 3 thang, có khi chỉ 1 thang cũng hết bệnh”.
    Gần đây, bài thuốc sử dụng giun đất được coi là “thần dược cứu mệnh” cho những trường hợp hôn mê và bị liệt do đột quỵ. Tác dụng của thuốc không hề thua kém, thậm chí còn hiệu nghiệm hơn viên “An cung ngưu hoàng hoàn” do tập đoàn Đông dược Đồng Minh Đường của Trung Quốc sản xuất, dựa trên bài thuốc nổi tiếng của danh y Ngô Cúc Thông, có từ thời nhà Thanh (1616 – 1911), trị giá hàng triệu đồng mỗi viên, đang được một số gia đình coi như “thần dược”, mua cất trữ như những vật bảo bối trong nhà, phòng khi bất trắc với những người cao tuổi, nhất là những người bị cao huyết áp.
    Bài thuốc sử dụng giun đất còn được coi là "bùa hộ mệnh" cho những người đi tìm trầm, đãi vàng..., dùng để ngừa bệnh sốt rét, vàng da, ngã nước, bụng báng... chống lại sơn lam chướng khí trong điều kiện rừng sâu núi thẳm, ăn ở khó khăn, thiếu thốn. Theo ông Nguyễn An Định thì bài thuốc cổ chỉ có 3 vị thuốc: giun đất, đậu đen và rau ngót, nhưng qua kinh nghiệm bản thân, ông có thể thêm vị thuốc thứ 4: đậu xanh. Theo GS. Hoàng Bảo Châu (Trung ương Hội Đông y Việt Nam): Giun đất chủ trị thanh nhiệt, trấn kinh, thông kinh hoạt lạc, lợi niệu thông tâm. Tùy theo tác dụng muốn có mà phối hợp với Thạch cao, Câu đằng, Hạ khô thảo, Xuyên ô, Đương quy, Mộc thông...
    Mới đây, PGS - TS Nguyễn Thị Ngọc Dao cùng các cộng sự thuộc Viện Công nghệ Sinh học (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã bước đầu nghiên cứu và sản xuất thành công chế phẩm viên nang Lumbrokinase từ giun đất, có tác dụng làm tan cục máu đông làm nghẽn động mạch, những vết thương bị tụ máu. Việc điều trị cho các bệnh nhân bị tai biến mạch mãu não do viêm tắc và xơ vữa động mạch đã cho kết quả tốt.
    Mặc dù chưa bán ngoài thị trường, nhưng thuốc chữa xơ vữa động mạch từ giun Quế dự kiến rẻ hơn thuốc ngoại nhiều lần. Qua kiểm chứng, các nhà khoa học nhận thấy bột giun có tác dụng tương đương các loại thuốc ngoại đang dùng phổ biến như Urokina (tách chiết từ nước tiểu) và Strestokina (chiết xuất từ vi khuẩn), được bào chế hết sức phức tạp, với công nghệ tối tân, nên những tân dược này rất đắt tiền. Bên cạnh đó, hai loại thuốc trên còn có tác dụng phụ ngoài mong muốn như gây táo bón, tiêu chảy, sốt … “Kết quả thử nghiệm cho thấy bột giun không gây tác dụng phụ nào”.
    Trong các bài thuốc dân gian, giun đất thường được dùng để chữa tim mạch, cao hoặc thấp huyết áp, xơ gan …, nhưng là loại giun to màu nâu hoặc đen, hàm lượng Enzyme Fibrinolytic không cao. Qua nghiên cứu trên 9 loài giun, PGS - TS Dao chú ý đến loài Peryonix Escavatu - tên khoa học của giun Quế. Vì loài giun Quế chứa một lượng Enzyme Fibrinolytic hoạt độ cao hơn các loài khác.
    Theo nghiên cứu của GS Thái Trần Bái (ĐH Sư phạm Hà Nội), giun Quế phân bố ở hầu hết các tỉnh thành nước ta. Hiện nay, PGS - TS Nguyễn Thị Ngọc Dao cùng các cộng sự đang nghiên cứu về gene học để tiến tới tạo Enzyme này bằng công nghệ tái tổ hợp gene, nhằm thu được Enzyme tinh khiết hơn, số lượng lớn hơn, thuận lợi cho việc làm thuốc. Tiềm năng sử dụng các chế phẩm từ giun rất lớn, nhưng hiện nay mới sử dụng được khoảng 5 % nguồn giun nuôi và thu gom được để làm dược liệu. Việc nghiên cứu các chế phẩm giun để chữa bệnh và làm thực phẩm bổ dưỡng vẫn cần tiếp tục được tiến hành…
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Phân giun Quế - Loại phân hữu cơ vi sinh tốt nhất !


    Phân giun làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản và là một loại phân hữu cơ thiên nhiên giàu dinh dưỡng nhất mà con người từng biết đến.
    [​IMG]



    Thức ăn chủ yếu của giun là phân trâu bò, ngựa, dê, cừu, thỏ, lợn, gà; phế thải rau, củ quả, cây thân thảo và các loại rác thải hữu cơ hoai mục…; sau khi được giun tiêu hoá sẽ trở thành phân giun, có chứa một số Axit Amin hàm lượng tương đối cao. Nếu được bổ xung thêm khoáng chất P và một số loại Axit Amin như: Tyrosin, Arginin, Cystin, Methiomin, Histidin… thì phân giun có thể làm thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm, thủy sản.

    Phân giun chứa một hỗn hợp vi sinh có hoạt tính cao, dễ hòa tan trong nước, chứa hơn 50 % chất mùn. Do đó phân giun không chỉ kích thích tăng trưởng cây trồng, mà còn tăng khả năng cải tạo đất. Phân giun còn chứa các khoáng chất được cây trồng hấp thụ một cách trực tiếp, không như những loại phân hữu cơ khác phải được phân hủy trong đất trước khi cây hấp thụ. Hàm lượng N-P-K, Ca và các chất khoáng vi lượng trong phân giun, cao gấp 2 – 3 lần phân trâu bò, phân ngựa; gấp 1,5 – 2 lần phân lợn và phân dê. Hơn nữa, phân giun không có mùi hôi thối như các loại phân gia súc, gia cầm, lại có thể lưu giữ lâu ngày trong túi nilon mà không bị mốc, rất thuận lợi cho việc bảo quản và vận chuyển.

    Phân giun làm giảm hàm lượng Acid Carbon trong đất và gia tăng nồng độ Nitơ ở trạng thái cây trồng có thể hấp thu được. Chất Acid Humic ở trong phân giun có thể giúp cây trồng dễ dàng hấp thụ nhiều hơn bất kỳ chất dinh dưỡng nào khác. Chất IAA (Indol Acetic Acid) có trong phân giun là một trong những chất kích thích hữu hiệu, giúp cây trồng tăng trưởng tốt.

    Phân giun có thể giúp chống sự xói mòn và tăng khả năng giữ nước trong đất. Cây trồng khi bón phân giun sẽ không bị “cháy”, khống chế được các kim loại nặng xâm nhập cây gây đột biến làm phát sinh tế bào lạ có hại, gây hoại tử rễ...Chất mùn trong phân giun loại trừ được những độc tố, nấm và vi khuẩn có hại trong đất, có thể ngăn ngừa các bệnh về rễ và đẩy lùi nhiều bệnh của cây trồng.

    Phân giun có tác dụng điều hòa môi trường đất rất tốt, giúp cây phát triển ngay cả khi nồng độ pH trong đất quá cao hoặc thấp. Việc nuôi giun Quế lấy phân, chính là việc áp dụng công nghệ xử lý rác thải hữu cơ bằng con giun Quế (công nghệ VERMICOMPOST ), một trong những công nghệ rẻ tiền nhất.

    Hiện tại phân giun Quế thường được sử dụng cho mục đích như: Kích thích sự nẩy mầm và phát triển của cây trồng; Điều hòa dinh dưỡng và cải tạo đất, làm cho đất luôn màu mỡ và tơi xốp; Dùng làm phân bón lót cho cây và rau quả, tạo ra sản phẩm có chất lượng và năng suất cao; Dùng làm phân bón lá hảo hạng và có khả năng kiểm soát sâu bọ hại cây trồng. Vì vậy, phân giun là loại phân sạch thiên nhiên quí giá để bón cho hoa, cây cảnh, rau quả trong nông nghiệp sạch, được thị trường rất ưa chuộng.

  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    ĐẶC TÍNH SINH LÝ HỌC CỦA GIUN QUẾ


    Giun đất là một trong những loài động vật không xương sống, cổ xưa nhất trên trái đất. Ở Mỹ, đã phát hiện hóa thạch giun 550 triệu năm. Giun đất (tên khoa học là Lumbricus terrestris) sống trong lòng đất, ở độ sâu tối đa 2 m. Cơ thể chúng dài từ 9 - 30 cm, bao gồm nhiều ngăn nhỏ có tên là Annuli. Các Annuli này có cấu trúc nhấp nhô, được bao phủ bởi một lớp lông nhỏ giúp cho giun bám chặt vào đất, nhờ đó giun mới di chuyển được. Khoảng 1/3 chiều dài cơ thể giun là một dải mềm có tên gọi là Clitellum, chịu trách nhiệm tiết chất nhờn dính, trong suốt, bao phủ lấy thân giun.
    [​IMG]



    Giun đất có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới, với khoảng 4.500 loài, trong đó ở Việt Nam có trên 110 loài, nhưng chỉ có sáu tới tám loài được nuôi để sử dụng và sản xuất phân bón. Trong số đó có loài Eisenia Fetida (giun Quắn) và đặc biệt là loài Perionyx Excavatus (thường gọi là giun đỏ hay giun Quế) là được nuôi phổ biến nhất.
    Giun Quế thuộc chi Pheretima, họ Megascocidae (họ cự dẫn), ngành ruột khoang. Chúng là nhóm giun ăn phân, thường sống trong môi trường có nhiều chất hữu cơ đang phân hủy, trong tự nhiên ít tồn tại với quần thể lớn và không có khả năng cải tạo đất trực tiếp như một số loài giun địa phương sống trong đất. Giun Quế là một trong những giống giun đã được thuần hóa, nhập nội và đưa vào nuôi công nghiệp với các quy mô vừa và nhỏ. Đây là loài giun mắn đẻ, xuất hiện rải rác ở vùng nhiệt đới, dễ bắt bằng tay, vì vậy rất dễ thu hoạch. Chúng được sử dụng rộng rãi trong việc xử lý, chuyển hóa chất thải hữu cơ ở Philippines, Australia và một số nước khác (Gurrero, 1983; Edwards, 1995).
    Giun Quế có kích thước tương đối nhỏ. Khi trưởng thành, chúng có độ dài vào khoảng 10 –15 cm, thân hơi dẹt, bề ngang của con trưởng thành có thể đạt 1 – 2 mm, có màu từ nâu đỏ đến màu mận chín (tùy theo tuổi), màu nhạt dần về phía bụng, hai đầu hơi nhọn. Cơ thể giun có hình thon dài nối với nhau bởi nhiều đốt, trên mỗi đốt có một vành tơ. Khi di chuyển, các đốt co duỗi kết hợp các lông tơ phía bên dưới các đốt bám vào cơ chất, đẩy cơ thể di chuyển một cách dễ dàng.

    Trong cơ thể giun Quế, nước chiếm khoảng 80 – 85 %, chất thô khoảng 15 – 20 %. Hàm lượng các chất (tính trên trọng lượng chất khô) như sau: Protein: 68 –70 %, Lipid: 7 – 8 %, chất đường: 12 –14 %, tro 11 – 12 %. Giun Quế không có phổi, mà hô hấp qua da, nên nếu da khô là giun bị chết. Chúng có khả năng hấp thu Oxy và thải CO2 trong môi trường nước, điều này giúp cho chúng có khả năng sống trong nước nhiều tuần, thậm chí trong nhiều tháng. Hệ thống bài tiết bao gồm một cặp thận ở mỗi đốt. Các cơ quan này bảo đảm cho việc bài tiết các chất thải chứa đạm dưới dạng Amoniac và Ure. Giun Quế nuốt thức ăn bằng môi ở lỗ miệng, lượng thức ăn mỗi ngày được nhiều nhà khoa học ghi nhận là tương đương với trọng lượng cơ thể của nó.

    Sau khi qua hệ thống tiêu hóa với nhiều vi sinh vật cộng sinh, chúng thải phân (Vermicas) ra ngoài rất giàu dinh dưỡng (hệ số chuyển hóa ở đây vào khoảng 0.7). Những vi sinh vật cộng sinh có ích trong hệ thống tiêu hóa này theo phân ra khỏi cơ thể giun nhưng vẫn còn hoạt động ở “màng dinh dưỡng” trong một thời gian dài. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho phân giun có hàm lượng dinh dưỡng cao và có hiệu quả cải tạo đất tốt hơn dạng phân hữu cơ phân hủy bình thường trong tự nhiên.

    Giun Quế rất nhạy cảm, chúng phản ứng mạnh với ánh sáng, nhiệt độ và biên độ nhiệt cao, độ mặn và điều kiện khô hạn. Nhiệt độ thích hợp nhất với giun Quế trong khoảng từ 20 – 30oC, ở nhiệt độ khoảng 30oC và độ ẩm thích hợp, chúng sinh trưởng và sinh sản rất nhanh. Ở nhiệt độ quá thấp, chúng sẽ ngừng hoạt động và có thể chết; hoặc khi nhiệt độ của luống nuôi lên quá cao, chúng cũng bỏ đi hoặc chết. Chúng có thể chết khi điều kiện khô và nhiều ánh sáng nhưng chúng lại có thể tồn tại trong môi trường nước có thổi Oxy.
    Trong tự nhiên, giun Quế thích sống nơi ẩm ướt và có độ pH ổn định, gần cống rãnh, hoặc nơi có nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy và thối rữa như trong các đống phân động vật, các đống rác hoai mục. Qua các thí nghiệm thực hiện, cho thấy chúng thích hợp nhất vào khoảng 7.0 – 7.5, nhưng chúng có khả năng chịu đựng được phổ pH khá rộng, từ 4 – 9, nếu pH quá thấp, chúng sẽ bỏ đi. Chúng rất ít có mặt trên các đồng ruộng canh tác, dù nơi đây có nhiều chất thải hữu cơ. Có lẽ vì tỷ lệ C/N của những chất thải này thường cao, không hấp dẫn và không đảm bảo điều kiện độ ẩm thường xuyên.

    Giun Quế thích nghi với phổ thức ăn khá rộng. Chúng ăn bất kỳ chất thải hữu cơ nào có thể phân hủy trong tự nhiên (rác đang phân hủy, phân gia súc, gia cầm…). Tuy nhiên, những thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao, giúp cho chúng sinh trưởng và sinh sản tốt hơn, sẽ hấp dẫn chúng hơn. Chúng sẽ ngửi được và tự tìm đến.
    Giun Quế là sinh vật lưỡng tính - chúng có cả cơ quan sinh dục đực lẫn sinh dục cái. Đai và các lỗ sinh dục nằm ở phía đầu của cơ thể. Mặc dù vậy, chúng không thể tự sinh sản được mà phải tìm một con khác để trao đổi tinh trùng, giao phối chéo với nhau để hình thành kén ở mỗi con. Giun trưởng thành khi được bốn tuần tuổi và bắt đầu trồi lên mặt đất để giao phối. Khi giao phối, hai con giun nằm ngược đầu với nhau, đóng tất cả các cơ quan kích thích khác, nên không phản ứng với ánh sáng và tiếp xúc. Một lượng lớn chất nhầy được cả hai tiết ra, nhờ đó giun trao đổi tinh trùng. Sau khi giao phối khoảng 1 giờ, hai cá thể tách rời nhau ra và ai đi dường nấy. Lúc này, các Clitellum bắt đầu tiết ra một chất đặc biệt, tạo nên chiếc kén chứa trứng của giun và tinh trùng của ********. Kén được hình thành ở đai sinh dục, trong mỗi kén chứa từ 5 – 15 trứng, kén giun di chuyển dần về phía đầu và hơi nhú ra đất. Kén áo hình dạng thon dài, hai đầu túm nhọn lại, ban đầu có màu trắng đục, sau chuyển sang nâu nhạt rồi vàng nhạt. Chiếc kén dài 2 mm này tuột ra khỏi đầu giun và đóng lại, tạo thành hình hạt bông cỏ. Toàn bộ quá trình sinh sản diễn ra trong chiếc kén này - Đây là hình thức tiến hóa nhằm chống lại hiện tượng tự sinh sản.
    Sau 2 – 3 tuần, giun con tự chui ra theo đầu kén. Khi mới nở, giun con nhỏ như đầu kim, có màu trắng, dài khoảng 2 – 3 mm, sau 5 – 7 ngày cơ thể chúng sẽ chuyển dần sang màu đỏ và bắt đầu xuất hiện một vằn đỏ thẫm trên lưng. Khoảng từ 15 –30 ngày sau, chúng trưởng thành và bắt đầu xuất hiện đai sinh dục (theo Arellano, 1997); từ lúc này chúng bắt đầu có khả năng cặp đôi và sinh sản. Con trưởng thành khỏe mạnh có màu nâu đỏ hoặc mận chín và có sắc ánh kim trên cơ thể.

    Giun Quế sinh sản rất nhanh trong điều kiện khí hậu nhiệt đới tương đối ổn định và có độ ẩm cao. Cứ một tuần đẻ một lần, sau 3 tuần trứng nở, sau 3 tháng giun trưởng thành. Theo nhiều tài liệu, từ một cặp ban đầu trong điều kiện sống thích hợp có thể tạo ra từ 1.000 –1.500 cá thể trong một năm.

  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Những tác dụng khác của giun Quế


    Các nhà khoa học Trung Quốc đã phân lập được men Luciferace từ một loài giun phát sáng, có khả năng giải độc và ngăn cản sự sản sinh các chất độc hại trong cơ thể người và động vật. Dịch chiết xuất từ giun có tác dụng ức chế mạnh đối với nhiều loại nấm mốc và vi khuẩn gây thiu thối, biến chất thực phẩm. Vì vậy khi sử dụng chiết xuất từ giun để xử lý chống thiu thối, bảo quản tươi đối với thịt, cá, sản xuất nước mắm hoặc chế biến thực phẩm có thể kéo dài thời gian bảo quản gấp đôi so với mức tối đa của Axit Sorbic- chất vẫn thường được dùng để bảo quản thịt, mở ra một hướng mới về dùng chế phẩm giun bào chế chất kháng khuẩn, bảo quản tươi sinh học, thay thế việc bảo quản tươi bằng hoá chất.


    [​IMG]



    Các nhà khoa học Trung Quốc đã phân lập được men Luciferace từ một loài giun phát sáng, có khả năng giải độc và ngăn cản sự sản sinh các chất độc hại trong cơ thể người và động vật. Dịch chiết xuất từ giun có tác dụng ức chế mạnh đối với nhiều loại nấm mốc và vi khuẩn gây thiu thối, biến chất thực phẩm. Vì vậy khi sử dụng chiết xuất từ giun để xử lý chống thiu thối, bảo quản tươi đối với thịt, cá, sản xuất nước mắm hoặc chế biến thực phẩm có thể kéo dài thời gian bảo quản gấp đôi so với mức tối đa của Axit Sorbic- chất vẫn thường được dùng để bảo quản thịt, mở ra một hướng mới về dùng chế phẩm giun bào chế chất kháng khuẩn, bảo quản tươi sinh học, thay thế việc bảo quản tươi bằng hoá chất.

    Hạt phân giun có cấu trúc nhiều lỗ hổng, lại có men tiêu hóa, nên có thể hấp thụ và phân hủy dần các axit béo cấp thấp, các chất hữu cơ có mùi thối. Vì vậy phân giun được sử dụng làm chất khử mùi lý tưởng của thiên nhiên. Hiệu lực khử mùi của phân giun gấp 3 lần chất khử mùi bằng than hoạt tính.

    Giun là một sinh vật chỉ thị về môi trường thổ nhưỡng. Dùng kính hiển vi điện tử quan sát tình trạng sưng tấy, nổi u của giun ; các tế bào thượng bì của niêm mạc đường ruột co lại hoặc bị lở loét xuất huyết…Có thể đánh giá được mức độ ô nhiễm kim loại nặng và hoá chất độc hại của môi trường vùng đất mà giun sinh sống.

    Giun sống trong đất, nhưng da rất ít dính đất. Hỗn hợp dịch thể mà giun tiết ra, cùng phương thức vận động của giun, đang được nghiên cứu phỏng sinh học về công nghệ không bám đất hoặc ít bám đất trong tác nghiệp cơ giới.
    Giun là một trong những loại mồi câu rất hấp dẫn đối với cá. Với 20 % số dân có sở thích đi câu ở Nhật, đã cần mỗi năm trên 300 tấn giun. Ở Trung Quốc, hàng năm cũng tiêu tốn trên 1.000 tấn giun để làm mồi câu.

    Giun còn được sử dụng làm học cụ trong nhà trường, để thí nghiệm giải phẫu sinh vật, có thể tiến hành vào bất cứ thời điểm nào, vừa rẻ tiền, thao tác dễ dàng, mà việc thu thập bảo quản tiêu bản lại an toàn cho thầy giáo và học sinh.
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

    NHÀ MÁY XỬ LÝ CHẤT THẢI
    Một nhóm khoa học tại TPHCM đã thành công trong việc huấn luyện trùn đất ăn hết số mạt cưa thải sau trồng nấm. Sản phẩm quá trình “tiêu hóa" của chúng trở thành phân bón sử dụng tốt trong nông nghiệp.
    [​IMG]



    Cử nhân Trần Hoàng Dũng, tác giả của đề tài cho biết : những lần đến các trại nấm thực tập, anh thấy những người nuôi nấm kêu trời do không có cách gì xử lý nổi hàng tấn mạt cưa thải sau mỗi đợt thu hoạch. Dũng chợt suy nghĩ đến việc dùng trùn để xử lý.

    Trong 8 loại trùn đang được thế giới nghiên cứu để đưa vào nuôi công nghiệp, khó nhất là chọn ra loại có khả năng phân giải rác hữu cơ. Sau khi tìm hiểu, nhóm nghiên cứu đã "chấm" trùn Peryonyx excavatus (còn gọi là trùn đất hay trùn quế), thuộc vùng nhiệt đới, thích hợp để nuôi trong điều kiện khí hậu nước ta.

    Thế nhưng, thức ăn duy nhất của chúng lại là phân chuồng. Nếu nuôi chúng bằng loại phân này, tỉ lệ sống sót chiếm tới hơn 95%, nhưng nếu nuôi bằng phân chuồng trộn lẫn mạt cưa thải sau trồng nấm, tỉ lệ sống sót chỉ chưa đầy 47% ! Đó là chưa kể khi đặt trùn đất vào môi trường mạt cưa, chúng bỏ trốn gần hết. Trong các tài liệu nghiên cứu nuôi trùn, cũng chưa hề thấy đề cập đến nuôi bằng mạt cưa.

    Qua nhiều thử nghiệm và thất bại, Dũng và nhóm nghiên cứu đã tạo ra được một loại chế phẩm đặc hiệu. Chế phẩm này là một hỗn hợp gồm cám gạo, cám bắp, bánh dầu, bột cá cùng một số chủng vi sinh đặc biệt. Khi trộn vào mạt cưa thải, chúng sẽ phân huỷ và biến mạt cưa trở thành một loại thức ăn dinh dưỡng, phù hợp với khẩu vị của trùn. Trùn đất được nuôi bằng mạt cưa thải sau trồng nấm có tỉ lệ sống sót và trưởng thành đạt 100%, tương đương với nuôi bằng phân chuồng.

    Điều đáng nói là, số mạt cưa thải sau trồng nấm được trùn tiêu hóa đã trở thành một loại phân bón sạch (còn gọi là phân trùn). Hiện một đơn vị trồng cây cao su đã bón thử loại phân bón này. Ghi nhận bước đầu cho thấy có nhiều kết quả khả quan.
    [FONT=arial,helvetica]
    [/FONT]
    (Theo Báo Người Lao Động)[FONT=arial,helvetica]

    [/FONT] Đối với bà con ở các vùng ven nội ô và nơi có đông dân cư sinh sống, việc khử đi mùi hôi từ phần chất thải của đàn gia súc, gia cầm bây giờ hòan toàn không khó: Chỉ việc tập trung toàn bộ phần chất thải này lại nơi khô ráo, tránh mưa và thả vào đây một lượng (thích hợp) trùn quế. Như vậy chỉ sau một thời gian ngắn, không những mùi hôi sẽ không còn mà bà con ta còn có được một lượng phân vi sinh 100%.
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Tiến sĩ trùn


    TT - “Đừng mang quà cáp gì cả, cứ mang trùn về là được” - tiến sĩ Nguyễn Văn Bảy, hiệu phó Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn 2 (TP.HCM), dặn dò đồng nghiệp đi nước ngoài như thế. Cả cuộc đời ông gắn kết mật thiết với con trùn. Đến luận án tiến sĩ của ông cũng là về trùn!


    [​IMG]


    Tuổi thơ "cúc" trùn
    Tuổi thơ của cậu bé Nguyễn Văn Bảy là đồng ruộng ao chuồng tại một miền quê Quảng Nam - Đà Nẵng. Bảy và những mục đồng chăn trâu ngày ấy thích đào trùn nuôi gà vịt. "Bọn chúng tôi mê "cúc" (đào) trùn lắm - TS Bảy nhớ lại - Nhớ nhất lũ vịt mê trùn cúc tới đâu là xúm tới giành giật tới đó. Có hôm cúc trúng đầu chú vịt, thế là bữa đó được ăn hai món: roi mây và cháo vịt!".
    Làm bạn với cái cày, cây cuốc và cuộc sống nhà nông, ông Bảy hiểu rõ chỉ với sức lao động nông dân một nắng hai sương không thể làm giàu được. "Sinh ra là nhà nông, đi học cũng chọn ngành nông". Vào ĐH Nông nghiệp 4 (nay là ĐH Nông lâm TP.HCM), bao nhiêu năm học là bấy nhiêu năm ông Bảy dày công sưu tầm sách báo, tài liệu liên quan đến côn trùng để nghiên cứu, đi theo trùn đến tận hôm nay.

    [​IMG]
    Nuôi trùn trên ô bằng gỗ tại nông hộ ở huyện Bình Chánh (TP.HCM) - Ảnh: B.N.V.Ra trường, kỹ sư Bảy tiếp tục một cuộc sống với... trùn! Căn nhà nhỏ xíu 16m2 đã biến thành nhà nuôi trùn. Hằng tuần không dưới hai lần ông chạy lên chạy xuống Nông trường Phạm Văn Cội ở Củ Chi trên chiếc xe 67 để chở phân bò về cho trùn ăn. Chỉ vết thẹo trên cổ tay của mình, ông kể: "Đây, vết tích của mười mấy năm trước trên đường từ Củ Chi về bị đụng xe, chân tay gãy tùm lum, tưởng tiêu rồi". Và "tiêu" thật. Chuyến thử nghiệm trùn đầu tiên này dẫu thu được kết quả (trùn phát triển sinh sôi đến tận nóc nhà!) nhưng ông cũng đành bỏ lơi giữa chừng vì "bát cơm manh áo". "Không thể theo nổi, lúc đó mình không tìm được đầu ra cho trùn, chẳng lẽ ăn trùn?" - TS Bảy nói.
    Đến năm 1996, khi kinh tế gia đình tương đối ổn định, ông trở lại ngay với trùn.
    Từ "công nghệ trùn" đến "địa long tửu"

    [​IMG]
    TS Nguyễn Văn Bảy và cô học trò Fanny (người Bỉ) trên đường đi nghiên cứu trùn ở Đức Hòa (Long An) - Ảnh: B.N.V.Hễ thấy có ai đi nước ngoài là TS Bảy nhờ tìm mang trùn về cho ông. Một người bạn từ Úc xách về 200 gam trùn làm quà biếu cho ông, ông mừng hơn bắt được vàng. So với những giống trùn trong nước đã thử nghiệm, giống trùn này có nhiều ưu điểm hơn về tốc độ sinh trưởng, sinh khối và hàm lượng dinh dưỡng. Ông bắt đầu nhân giống, không phải trong ngôi nhà nhỏ xíu của ông nữa, mà trong các trang trại bò của nông dân ở Bình Chánh (TP.HCM), Long An. Mỗi tuần, vẫn với "con ngựa thồ" 67, ông đi ghi chép số liệu ở 12 điểm nuôi. Sau hai năm làm nhà nông, ông Bảy bảo vệ thành công luận án thạc sĩ với đề tài nuôi trùn theo công nghệ mới. Và đến nay, ông vẫn giữ chiếc xe 67 làm kỷ niệm vì nhờ nó mà ông gắn bó với nghiệp nuôi trùn.
    Từ công trình nghiên cứu khoa học của mình, ông hỗ trợ giống cho bà con nuôi trùn làm thức ăn cho gà thả vườn. Ông phân tích: dùng thức ăn công nghiệp để nuôi gà vườn không lời bằng dùng trùn. Việc nuôi trùn để bán (20.000- 25.000 đồng/kg) cũng có được nguồn thu thấy rõ. Không chỉ thế, bà con còn tận dụng được nguồn chất thải từ bò, heo để nuôi trùn, môi trường ở trong sạch hơn.

    Thành công với "thịt trùn" và "phân trùn", TS Nguyễn Văn Bảy đang tiếp tục phát triển "công nghệ trùn": nước tưới cây giàu chất đạm chiết xuất từ trùn, một sản phẩm phục vụ nông nghiệp sạch được ưa chuộng trên thế giới. Trong những lần đi công tác nước ngoài, ông luôn tìm cơ hội giới thiệu trùn VN với các đồng nghiệp. Mới đây, có 20 kỹ sư khuyến nông Thái Lan đã sang VN học tập công nghệ trùn và đặt mua giống trùn của ông.
    Một qui trình nuôi trùn đất công nghiệp và qui trình sử dụng trùn đất tươi làm thức ăn bổ sung cho gà thả vườn cũng được ông chuyển giao cho các nông hộ. Gà tăng cân, thịt chắc hơn, tỉ lệ sống tăng đáng kể (95- 98%). Hiện nay, có 40 hộ nông dân thường xuyên đến nhờ "thầy giáo Bảy" tư vấn nuôi gà và trùn, ông cảm thấy đó là điều động viên rất lớn cho mình khi thấy kết quả nghiên cứu đã giúp được nhiều cho người nông dân chân lấm tay bùn. Từ những "lớp học" tự phát ở nông thôn do ông tổ chức, nông dân lại khăn gói tìm đến Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn 2 để học chính qui lớp "kỹ thuật nuôi trùn công nghiệp". Mỗi lớp thu hút 60-70 học viên. Từ những lớp học tiên phong với trùn, hàng loạt mô hình nuôi trùn được nhân ra trên diện rộng phủ đều khắp khu vực phía Nam.
    Người mở lớp và giảng dạy chính là "ông thầy nông dân" Nguyễn Văn Bảy và có đến 50% học viên của ông, khoảng 700 người, đã áp dụng nuôi trùn theo công nghệ mới và thành công, đưa kinh tế gia đình đi lên. Ông còn tư vấn cho người dân dùng trùn làm thức ăn để nuôi lươn, ba ba, cá kiểng...
    Điều thú vị nhất của ông sau 20 năm nuôi trùn? TS Nguyễn Văn Bảy cười và "bật mí" về một sản phẩm của trùn mà ông cho là thú vị nhất đời: địa long tửu - rượu trùn đất làm món "độc" đãi khách quí!
    ĐẶNG TƯƠI
    _________________________________
    Một câu chuyện về ông tiến sĩ "gốc ruộng" có 30 năm "bẻ nạng chống trời", để rồi giấc mơ "thuần hóa" thiên nhiên của ông đã mang lại "cuộc cách mạng" cho quê hương Quảng Trị nắng cháy.
    Hết "thuần hóa" cát, nay ông lại định "cải tạo" gió. "Chưa ai chống thì mình chống thử xem sao!"
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này