Làm giàu từ Vườn - Ao - Chuồng - Rừng với niềm tin thắng lợi và tình yêu quê hương .

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 30/01/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7123 người đang online, trong đó có 1132 thành viên. 15:37 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 122785 lượt đọc và 821 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Trĩ đỏ loài chim siêu lợi nhuận

    Một số thông tin về chim trĩ đỏ

    1 )Nguồn gốc xuất xứ:Trĩ Đỏ là loại động vật quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam .
    Có tên khoa học là Phasianus colchicus Common Pheasant. Đây là một loài định cư phân Hiện nay trong tự nhiên trĩ đỏ còn rất ít bởi nhiều lý do : tàn phá rừng , săn bắn bừa bãi , do trĩ đỏ không có khả năng tự ấp trứng ( phải đẻ nhờ vào các tổ chim khác nên tỉ lệ con sống sót rất ít ..vv
    Chim Trĩ Đỏ có bộ lông rất đẹp. Chim trống mào đỏ và bộ lông óng mượt màu xanh lục ở đầu, họng và trước cổ, phần lông còn lại có màu nâu hung đỏ hay nâu vàng. Chiều dài thân con trống trưởng thành từ 60-90cm. Chim mái có bộ lông vằn nâu, điểm các chấm đen hay màu xám mốc, mào thấp... Con mái có kích thước nhỏ hơn. Thức ăn của trĩ cũng giống thức ăn cho gà: cám tổng hợp, ngô, lúa xay, rau xanh, cỏ...

    2) Giá trị kinh tế , kỹ thuật nuôi :

    [​IMG]


    Bình quân khoảng 8 tháng nuôi chim Trĩ Đỏ bắt đầu đẻ trứng . Chim đẻ từ đầu mùa xuân đẻ liên tục khoảng 40 -50 trứng , sau đó nghỉ một thời gian khoảng 2 tháng để thay lông rồi lại tiếp tục đẻ từ 20 – 30 trứng đến cuối mùa thu thì ngừng đẻ . Tuy nhiên trứng chim trĩ đẻ về cuối vụ khả năng ấp nở thành công không cao. Giá trị kinh tế gấp 20 -30 lần nuôi gà. Anh Trần Nhữ Giáp chủ trại nuôi sinh sản và bảo tồn Vườn Chim Việt , một trong những người thành công trong mô hình nuôi trĩ công nghiệp đã làm một so sánh đơn giản :
    Trứng gà có giá khoảng 2.000 vnđ / quả ( gà ta ,gà công nghiệp vv )
    .Trong đó trứng chim trĩ có giá là 100.000 vnđ / quả
    ( chim trĩ đỏ đẻ từ 60 -80 trứng/ năm . Tỷ lệ ấp nở thành công trong môi trường nhân tạo của trĩ đỏ có thể đạt tới 85%
    . Gà giống loại 1 tháng tuổi giá bình quân hiện nay 15 ngàn vnđ /con
    Trong đó Trĩ giống 1 tháng tuổi giá bình quân 250.000 vnđ / con ,Nuôi 6- 8 thánh có thể bán được ~ 1triệu vnđ/ con
    Khi chim càng lớn thì giá trị kinh tế càng cao . Từ đó cũng tính đựơc lợi nhuận do loại chim này mang lại
    Việc đầu tư nuôi gà và nuôi trĩ không khác nhau nhiều về mặt chuồng trại , thức ăn , Tỉ lệ nuôi sống thành công của chim trĩ cao hơn gà vì bản chất của chim trĩ là động vật hoang dã nên sức đề kháng tốt hơn
    Trong chăn nuôi không thể tránh khỏi các rủi ro như thiên tai , bệnh dich .chết chóc .vv
    Nếu như nuôi gà hay các loài gia cầm khác tỉ lệ tử vong mất 70% (giả sử bạn nuôi 100 con gà đến khi bán chết mất 70 con , còn lại 30 con coi như đã thất bại hoàn toàn
    Còn nuôi Trĩ Đỏ nếu như rủi do đó sảy ra người nuôi vẫn có lãi vì lợi nhuận của nó mang lại là rất cao
    Do đặc thù sinh học , môi trường sống của loài chim này không khác gà nhiều lên những trang trại , cá nhân đã có kinh nghiệm nuôi gà rất dễ tiếp cận và thành công trong mô hình nuôi chim Trĩ Đỏ
    .* lưu ý một số bệnh thường gặp ở Trĩ Đỏ : chủ yếu các bệnh về đường ruột như : phân xanh , phân trắng . Bệnh do nhiễm khuẩn E.coli , chủ yếu sảy ra khi thay đổi thời tiết , do vận chuyển , bệnh hen , bênh sưng phù đầu , bệnh đậu .…vv .Các loại bệnh này đều có thuốc đặc trị rất dễ tìm mua ở các tiệm thuốc thú y .về cơ bản cách phòng và trị bệnh không khác nhiều so với nuôi gà .
    Người nuôi cần lưu ý đến việc vệ sinh chuồng trại : (nền chuồng nên dải một lớp cát vàng mỏng , hoặc có thể trồng cỏ và được quét rọn thường xuyên ) . . Đảm bảo thoáng , mát về mùa hè , ấm về mùa đông , nên tre phủ cẩn thận vào những thời điểm thay đổi thời tiết mưa tạt , gió lùa …vv . Tuy cách chăm sóc và nuôi dưỡng loài chim này khá đơn giản nhưng do giá trị kinh tế của nó khá cao nên người nuôi cần phải chú trọng lớn đến công tác phòng , trị bệnh để giảm thiếu ở mức thấp nhất rủi do có thể sảy ra . Hiện nay các tài liệu nói về chim Trĩ đỏ rất ít do loài này chưa được nuôi phổ biến rộng dãi ở Việt Nam .Người nuôi nên tìm mua giống ở các địa chỉ tin cậy để được tư vấn về kỹ thuật nuôi cũng như đảm bảo được tính hợp pháp của nguồn gốc vật nuôi ( vì Trĩ đỏ là loài động vật quý hiếm trong sách đỏ nên có sự quản lý rất chặt của chi cục Kiểm Lâm cũng như các cơ quan hữu quan ).
    Theo thống kê hiện nay anh Trần Nhữ Giáp đang là người nuôi trĩ đỏ vào loại lớn nhất cả nước thời kỳ cao điểm đã ấp nở và nuôi sinh trưởng thành công tới gần 2000 con . Ngoài ra anh còn là người rất thành công trong việc nuôi sinh sản các loài chim gà quý hiếm khác như : Chim công , chim Trĩ xanh Nhật Bản , gà lôi trắng, gà lôi hông tía , vẹt Nam Mỹ ..vv
    ,Vê Trĩ Đỏ anh đã chủ động giảm giá loài chim này để nó có thể đến được với người tiêu dùng một cách đơn giản nhất . Song song với việc cung cấp con giống ra thị trường trại Vườn Chim Việt của anh cũng có kế hoạch thu mua lại thành phẩm của khách hàng để đảm bảo ổn định đầu ra cho người nuôi
    . Thịt trĩ giàu protein, vitamin, calci, sắt... nhưng do tính chất quý hiếm và nhờ "ngoại hình" rất đẹp của chúng, nên hiện chim trĩ mới chỉ được nuôi làm cảnh , . .
    . Trong y học cổ truyền, thịt chim trĩ được sử dụng như một vị thuốc, tính vị ngọt, bình. Công hiệu: bổ trung ích khí, tư bổ gan thận; chủ trị tỳ vị hư yếu, ít ăn . Trước đây vua chúa thường sử dụng các món ăn chế biến từ các loài chim trĩ , chim công vì vậy mới có câu “ Nem công , trả phụng “
    Ngày nay do đời sống của người dân đuợc nâng cao , Chim Trĩ Đỏ cũng thường đuợc sử dụng trong một số bữa tiệc gia đình hay tại các nhà hàng cao cấp
    Trong tương lai gần Vuờn Chim Việt có kế hoạch sản xuất đại trà để đưa thit chim Trĩ đến đựợc các siêu thị , nhà hàng . Nhưng dù có bán thịt hay bán con giống làm cảnh thì loài chim này vẫn là một loại vật nuôi đem lại giá trị kinh tế vào loại siêu lợi nhuận nhất trong tất cả các loại vật nuôi hiện nay ở nước ta
    3 ) Thị Trường đâu ra :
    Chim trĩ đỏ hiện nay đang được cung cấp chủ yếu cho những người nuôi chơi làm cảnh , các khu biệt thự nhà vườn , khu du lịch sinh thái .các nhà hàng cao cấp và những người có nhu cầu nuôi kinh doanh .
    Ở Việt Nam số lượng người đi tiên phong trong lĩnh vực nuôi trỉ đỏ sinh sản chỉ đếm trên đầu ngón tay có thể kể đến như anh Trần Đình Nhơn ỏ Đà Lạt , Anh Trần Nhữ Giáp ,Bác Trần Đình Tiến , ở Hà Nôi tuy nhiên theo tìm hiểu các bác vẫn phải thừa nhận nguồn cung của gia trại sản xuất ra vẫn không đáp ứng đựợc nhu cầu thị trưởng .
    . Theo phân tích và đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế nông nghiệp kết hợp với thực tế cho thấy thị trường chim Trĩ Việt Nam mới chỉ bắt đầu khởi động . Những doanh nghiệp và hộ trăn nuôi hoàn toàn có thể khai thác thị trường này một cách ổn định với hiệu quả kinh tế cực cao trong nhiều năm tới
    Để đựoc cung cấp con giống cũng như kỹ thuật nuôi loài chim này các bạn có thể liên hệ với những gia trại trên hoặc anh Trần Nhữ Giáp qua số điện thoại : 0977774677 , Hoặc truy cấp website www.vuonchimviet.com
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Hốt bạc từ nuôi rắn mối


    Trung Chánh



    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG] (TBKTSG Online) - Sau hơn 2 năm qua nuôi rắn mối, anh Hồ Chí Linh (xã Mỹ Hòa, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) cung cấp cho thị trường được 70.000 con rắn mối giống. Với giá bán 14.000 đồng/con, mang lại cho anh nguồn thu nhập trên dưới 1 tỉ đồng.




    [​IMG]
    Nhờ nuôi rắn mối, anh Hồ Chí Linh (bên phải ảnh) mang về cho gia đình nguồn thu nhập cao - Ảnh: Trung Chánh Anh là người đầu tiên mở ra hướng chăn nuôi mới với hiệu quả kinh tế khá cao. Về xã Mỹ Hòa hỏi thăm nhà anh Hồ Chí Linh không ai là không biết. Bởi, vùng này anh nổi tiếng với nghề nuôi rắn mối. Sau hơn nửa giờ băng qua những đoạn đường đất nhão nhẹt để tìm đến nhà anh Hồ Chí Linh, và câu chuyện của chúng tôi được bắt đầu bằng câu hỏi: “Anh có thể chia sẻ từ ý tưởng nào mà anh chọn con rắn mối để phát triển kinh tế?” Anh Hồ Chí Linh thú thật: “Ý tưởng nuôi rắn mối đến với tôi cũng thật tình cờ. Trong một lần về nhà anh bạn học chung ở huyện Củ Chi (TPHCM) chơi, thấy có nuôi rắn mối bán làm kiểng, cho hiệu quả kinh tế cao. Một lần khác, đi ăn cùng đám bạn tại một nhà hàng ở tỉnh Bình Dương, lại thấy có bán món rắn mối, tôi tò mò hỏi thăm và biết đây là món bán rất chạy và giá rất cao. Thế là, về nhà tôi xây chuồng nuôi”.
    Từ 20 cặp rắn mối ban đầu mua ở huyện Củ Chi, sau 2 năm nuôi anh Linh đã xuất bán cho thị trường từ Long An. Tiền Giang, TPHCM, Bà Rịa - Vũng Tàu và các tỉnh phía Bắc khoảng 70.000 con rắn mối giống. Với giá bán 14.000 đồng/con, anh thu về khoảng 1 tỉ đồng.
    “Từ đầu năm đến nay, bạn hàng từ khắp nơi điện thoại đến, có người xuống tận nơi hỏi mua, nhưng đâu có hàng đâu mà bán. Mới tuần trước, có một đoàn từ Cà Mau lên tham quan, đặt mua con giống nhưng cũng không có để bán” - anh Linh cho biết.
    Năm 2010 anh có chào hàng và bán rắn mối thịt cho các nhà hàng tại TPHCM, Bình Dương…, để xem phản ứng thị trường. Thật bất ngờ, mỗi kg rắn mối có giá từ 450.000 - 500.000 đồng, nhưng cũng không có đủ hàng để cung cấp. Từ đầu năm 2011 đến nay, anh không bán rắn mối thịt nữa vì toàn bộ con giống được chuyển đi các trại nuôi ở Long An, TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu…, để nhân giống ra thêm.
    “Về lâu dài nhu cầu nuôi và sử dụng thịt rắn mối thịt chế biến các món chiên, rô ti, xào lăn…, tại các nhà hàng là rất nhiều. Vì thế, tôi nghĩ đầu ra con rắn mối luôn ổn định” - anh Linh chia sẻ khi chúng tôi hỏi đầu ra của loại bò sát này.
    Trao đổi về kinh nghiệm chăn nuôi, anh Linh nói: “Rắn mối là loại bò sát ưa nắng vì thế khi thiết kế chuồng nuôi nên thiết kế theo kiểu 50:50 (tức 50 ngoài trời nắng 50 trong mát). Trong chuồng nên để các ống gạch hay lá cây để rắn mối có nơi trú ngụ. Rắn mối dễ nuôi lắm! Hầu như không bị bệnh gì cả ngoại trừ bệnh giun sán. Trong quá trình nuôi nên bổ sung thêm vitamin tổng hợp vào thức ăn nhằm tăng cường sức đề kháng là được”.
    Hiện tại, anh Linh có 3 chuồng nuôi rắn mối với số lượng trên 1.000 con bố mẹ. Dự kiến, cuối năm nay anh cung cấp cho bạn hàng 6.000 con rắn mối giống. “Để có thể đáp ứng nguồn rắn mối giống cho bà con nông dân cũng như rắn mối thịt cho các nhà hàng, sắp tới tôi sẽ mở rộng diện tích nuôi lên” - anh Linh cho hay.


  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Dân IT bỏ nghề về quê nuôi rắn mối


    Tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin ở TPHCM nhưng lại về quê để... nuôi rắn mối. Chàng thanh niên Hồ Chí Linh (xã Mỹ Hòa, Ba Tri, Bến Tre) đã làm giàu từ loại bò sát này.
    Dám nghĩ, dám làm
    Băng qua những con đường đất đá ngoằn ngoèo, lầy lội bởi những trận mưa, ngôi nhà anh Linh khang trang giữa đồng lúa, nép mình dưới rừng dừa xanh bạt ngàn.

    Câu chuyện giữa chủ và khách bắt đầu rôm rả, trải dài theo những cơn mưa đầu mùa dai dẳng. Chưa đầy 2 năm, từ 20 cặp rắn mối bố mẹ ban đầu, sau thời gian nuôi thử nghiệm, có lúc số lượng rắn mối trong chuồng lên đến hàng ngàn con.

    Hiện tại, rắn mối của anh Linh có thị trường tiêu thụ rất rộng lớn, ở hầu hết các tỉnh ĐBSCL: từ An Giang, Long An, Tiền Giang, Cà Mau, Cần Thơ… rồi đến TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai… và thậm chí tận một số tỉnh miền Bắc.

    [​IMG]
    Anh Linh hướng dẫn cách phân biệt rắn mối cho khách tham quan

    Anh kể, từ khi thấy một người bạn nuôi rắn mối bán kiểng, thấy giá trị kinh tế cao, anh quyết định nuôi thử. Từ bỏ công việc ngành công nghệ thông tin, anh về quê đầu tư xây chuồng trại, học tập cách nuôi… Không ngờ, con rắn mối hiện nay luôn trong tình trạng… khan hàng đến nỗi “giá bán thịt rắn mối do chính mình quyết định” - anh Linh cho biết.

    Hiện trại anh Linh còn khoảng 1.000 con để giống. Ít bán ra bên ngoài nên có đơn đặt hàng liên tục mà không thể đáp ứng. Có những trường hợp ở xa đến, không liên lạc trước nên phải thất vọng về... tay không. Đến nỗi, anh Linh không chịu gặp các phương tiện truyền thông để tránh… khách hàng ngày càng đông.

    Chuồng được thiết kế theo dạng hở, có chỗ cho ánh nắng xuyên vào vì loài bò sát này rất ưa nắng. Càng nắng thì rắn mối càng mau lớn và ít bệnh. Ngày mưa thì có thể thay bằng đèn dây tóc. Diện tích chuồng không cần quá lớn, tuy nhiên phải đảm bảo vệ sinh, đặt các viên gạch ống có lỗ để chúng có thể chui ra chui vào. Mặt tường phía trong chuồng phải tô láng hoặc dán gạch men để tránh rắn mối thoát ra ngoài. Nền chuồng có thể để rơm, lá, gạch ngói, tôn bể… để tạo một không gian giống như tự nhiên.

    Theo anh Linh, rắn mối là loài bò sát rất dễ nuôi, ít dịch bệnh. Chỉ có khâu tìm thức ăn là có chút khó khăn. Rắn mối thích ăn: mối, sâu bọ, nhái, các loại cá nhỏ băm nhuyễn,…

    Nếu nuôi tốt thì chừng 8- 9 tháng rắn mối trưởng thành, có thể bán, thông thường thì từ 35- 40 con thì được 1kg. Với giá bán hiện nay khoảng 400- 450.000 đ/kg thì sau khi trừ các chi phí, tiền lời khoảng 50%.

    Nếu không bán thịt thì để bán giống, tùy thời điểm, tùy con lớn nhỏ mà định giá. Nuôi khoảng 10 tháng thì rắn mối có thể sinh sản.

    Và theo kinh nghiệm của anh Linh, khi nuôi rắn mối làm giống nên thả theo tỷ lệ 1:1, tức lượng con cái và con đực bằng nhau, như vậy tỷ lệ lấy giống sẽ cao hơn. Anh cũng nói chỉ cần nhìn vào “trang phục” là biết ngay con nào là đực, cái. Con cái thường đẹp và sặc sỡ hơn, riêng con đực thì phần viền màu cam trên thân sẽ đậm hơn.

    Tự khẳng định mình...

    Ngoài việc nuôi rắn mối, anh Linh cũng nuôi thêm 19 con nhím vừa để giống, thỉnh thoảng bán thịt với giá khoảng vài triệu đồng/con tùy lớn, nhỏ và thời điểm.

    Tuy nhiên, anh Linh cho biết, hiện tại con nhím có giá trị cao hơn rắn mối nhưng xét về lâu dài thì sẽ ngược lại. Thịt rắn mối có thể chế biến thành nhiều món ăn độc đáo như: cà ri, băm nhuyễn xào lá cách, nướng, chiên giòn, hầm,… Thịt rắn mối có giá trị dinh dưỡng rất cao, đặc biệt dành cho trẻ em suy dinh dưỡng, chậm lớn…


    [​IMG]
    Anh Linh còn học nuôi dế, sâu gạo làm nguồn thức ăn cho rắn mối

    Cơn mưa kéo dài đã làm cuộc trò chuyện giữa chúng tôi thêm phần sinh động và thân thiện.

    Anh Linh cho biết, sẽ mở rộng diện tích nuôi, số lượng rắn mối dự tính sẽ gấp một trăm lần với hiện tại. Ngoài ra, anh sẽ tự thiết kế chuồng theo hướng mở hoàn toàn, chỉ xây bờ tường để tránh hao hụt, kết hợp với nuôi dế, nhái ngay trong chuồng làm thức ăn. Sẽ có một đường ống thông vào chuồng có mái che để chúng tránh mưa.

    Sắp tới, anh Linh sẽ cùng một số người nuôi rắn mối ở các địa phương khác hỗ trợ cho nhau trong việc phân phối, đảm bảo giá sản phẩm luôn ổn định. Đặc biệt là trong thời gian tới, anh sẽ là người cung cấp chính thức cho một nhà hàng sắp mở chuyên về món ăn rắn mối ở TPHCM.

    Trao đổi với chúng tôi, ông Phan Văn Diên - Chủ tịch UBND xã Mỹ Hòa cho biết: Anh Linh là một thanh niên điển hình làm kinh tế giỏi và mô hình nuôi rắn mối của anh bước đầu đã cho thấy hiệu quả kinh tế rất cao. Nhờ mô hình nuôi rắn mối rất độc đáo này của anh Linh mà xã Mỹ Hòa thời gian gần đây liên tục được các phương tiện truyền thông nhắc đến, làm rạng danh quê hương.


    Theo K. Duy - T. Hiền
    Vĩnh Long Online
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967


    Đây là chuồng nuôi rắn mối của gia đình anh Lê Chí Hưởng ở xã Mỹ Hòa huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre. Diện tích nhỏ nhưng hiệu quả rất khá
    Sống bằng nghề nông quanh năm vất vả, nên từ rất sớm, cha mẹ anh Hưởng đã hướng cho con cái phải chăm chỉ học hành để có nghề nghiệp tốt hơn. Ước mơ học tập của anh vừa hoàn thành thì nỗi bất hạnh lớn lại đến . Năm 2008, anh Hưởng vừa nhận bằng tốt nghiệp đại học thì cha anh qua đời do một cơn bạo bệnh. Là con trai trưởng trong nhà, anh Hưởng phải cùng mẹ gánh vác việc gia đình để lo sự nghiệp cho 2 em nhỏ.
    Với tấm bằng ĐH ngành Điện tử viễn thông, anh Hưởng cố gắng ở lại TP HCM làm việc được 3 năm, khi người em út vừa hoàn thành Đại học thì anh trở về quê nhà tạo dựng sự nghiệp mới. Bởi theo anh Hưởng, với kiến thức mới vừa học được, nếu vận dụng tốt vào nghề nông cũng sẽ có cơ hội thành công như bao ngành nghề khác. Thế là, anh và một số người bạn nghĩ ra cách nuôi rắn mối. Tháng 9 năm 2010, anh bắt về trên 2.000 con giống nuôi trong ô chuồng chưa đầy 30 m2này. Đến nay, dù chưa tròn 01 năm nhưng đàn rắn mối đã sinh sản thêm và anh thu hoạch được gần 9.000 con, trong đó anh bán gần 6.000, thu nhập trên 80 triệu đồng; còn lại trong chuồng trên 5.000 con. Đàn rắn mối đang tiếp tục sinh sản những lứa mới với sản lượng cao hơn nhiều so với trước đây, hứa hẹn một kỳ thu hoạch rất khá cho gia đình anh.
    Anh Hưởng cho biết, rắn mối không khó nuôi, hao hụt thấp, thức ăn dễ kiếm và cũng rẻ tiền, do vậy lợi nhuận cũng khá cao. Mỗi con rắn mối khi nuôi đến bán thịt được thì tốn chi phí khoảng 5.000 đồng. Với giá hiện nay, tính ra mỗi con người nuôi thu lãi gần 10.000 đồng. Cho nên, nhiều bà con xung quanh đã đến học hỏi và áp dụng mô hình này .

    Hiện nay, địa phương anh cũng đang có chính sách để nhân rộng mô hình, theo đó, anh Hưởng và những người bạn cũng đang tìm đầu ra cho loài động vật hoang dã này ngày càng ổn định hơn.
  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Nuôi dông làm giàu

    Bền bỉ học hỏi, ông Mai Văn Tòng thành công với nghề nuôi dông và giúp nhiều người tự tạo việc làm

    Loay hoay cho những chú dông giống vào chiếc bao cước, anh Lưu Võ Hoàng Vân (ngụ huyện Cần Giuộc - Long An), cho biết: “Thấy chú Tư làm ăn được nên tôi học làm theo. Nhờ kinh nghiệm truyền đạt của chú mà tôi đã xây dựng chuồng trại, bước đầu thử nghiệm nuôi loài dông này. Tôi nghĩ vùng đất Long An sẽ phù hợp để đàn dông sinh trưởng tốt”.
    Bỏ chồn tìm dông
    Chú Tư mà anh Lưu Võ Hoàng Vân nhắc đến là ông Mai Văn Tòng, cán bộ hưu trí ở ấp 2, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn - TPHCM. Người dân ở đây thường gọi ông là chú Tư nuôi dông, bởi ông là người duy nhất ở ngoại thành nuôi loài vật này thành công.
    Đưa tôi ra vườn, nơi những chuồng nuôi dông được bao phủ bởi 4 bức tường cao, bên dưới phủ cát dày, ông dặn: “Phải đi thật khẽ, nếu không dông trốn hết vào hang”. Đúng như lời ông, khi tôi vừa ló đầu qua khỏi bức tường rào, định đưa máy ảnh lên chụp thì hàng ngàn con dông lớn, nhỏ bỏ chạy, chui tọt vào hang.
    [​IMG]
    Ông Mai Văn Tòng với đàn dông giống chuẩn bị bán cho khách
    Trước khi đến với nghề nuôi dông, ông Mai Văn Tòng từng nuôi nhiều loài động vật hoang dã như chồn hương, heo rừng... nhưng không thành công bởi chúng rất khó nuôi lại chăm sóc cực. Năm 2009, trong một chuyến về thăm người bạn cũ ở xã Hòa Thắng, huyện Hàm Thuận Nam - Bình Thuận, ông được bạn giới thiệu mô hình nuôi dông trên cát.
    Khi tham khảo mô hình của bạn, ông chợt nghĩ: “Tại sao không biến mảnh đất bấy lâu nay nuôi chồn, heo vốn không có hiệu quả kinh tế thành nơi nuôi dông vì loài vật này không bị bệnh mà cũng không tốn quá nhiều chi phí?”. Trở về, ông bắt tay cải tạo 1.600 m2 đất vườn, xây tường, đổ cát và trồng cây trứng cá để nuôi dông. Ông lý giải việc trồng cây trứng cá: “Dông rất thích ăn những trái ngọt và mềm, nhất là trái trứng cá. Nhờ trái trứng cá mà lượng thức ăn phải mua đã giảm rất nhiều, tiết kiệm được chi phí”.
    Dễ nuôi, dễ bán
    Tháng 5-2009, ông ra Cam Ranh mua 200 kg dông giống về nuôi thử nghiệm. Ông thường tìm đến các chợ đầu mối để mua dưa hấu, lá rau muống, cải, giá về làm thức ăn cho dông. Không ngờ, chỉ một năm sau, những chú dông giống ngày nào đã đạt trọng lượng 4-6 con/kg. Khi đàn dông trưởng thành cũng là lúc ông đối diện với thực tế: Tìm đầu ra cho sản phẩm.
    Ông lần lượt liên hệ các nhà hàng để giới thiệu sản phẩm và không ngờ, một số chủ nhà hàng ở Bến Lức - Long An liền đặt mua dông thịt với giá 350.000 đồng/kg. Họ còn đặt hàng ông thường xuyên. Ông tâm sự: “Khi ấy, tôi vui lắm vì dông được mọi người biết đến. Lần lượt, nhiều nhà hàng ở TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước tìm mua đến nỗi tôi không đủ hàng để cung cấp”.

    Tôi đang vận động người dân quanh vùng có đất trống cùng nuôi dông. Như thế, ngoài việc bảo đảm nguồn cung ứng cho các nhà hàng, khách sạn, mô hình này sẽ giúp nhiều người dân ngoại thành vượt khó.
    Ông Mai Văn Tòng
    Theo ông, dông thuộc họ kỳ nhông, thịt trắng, dai và bổ nên thực khách rất ưa thích. Mỗi năm, dông đẻ 2-3 lần, mỗi lần đẻ từ 6-8 trứng. Khoảng 30 ngày, trứng nở thành con, sau 4 - 5 tháng, dông có thể xuất chuồng nên đem lại thu nhập cao cho người nuôi. Dông cũng là loài dễ nuôi, khi bị bỏ đói nhiều ngày, chúng không chết và đặc biệt không mắc bệnh dịch như những loài động vật khác nên phù hợp với người lớn tuổi. Ông cho biết: “Muốn dông mập, nhanh lớn, ngoài cho ăn các loại rau, quả, mỗi tuần 2 lần nên cho chúng ăn thêm thức ăn nuôi cá. Nơi nuôi dông phải thoáng mát, có đủ ánh sáng để dông lên tắm nắng”. Nhân rộng nghề
    Sau 2 năm thử nghiệm nuôi dông, đến nay, ông Mai Văn Tòng đã cung cấp cho thị trường 200 kg dông thịt và gần 100 kg dông giống. Ngoài ra, ông còn truyền kinh nghiệm cho nhiều bà con ở TPHCM và các tỉnh Long An, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu...
    Nhà ông thường xuyên có khách lui tới. Tận mắt chứng kiến nhiều khách hàng chờ để được mua đàn dông giống, tôi nhận ra ông đã chọn hướng đi đúng bởi mô hình nuôi dông của ông không tốn nhiều chi phí lại có thu nhập cao. Anh Nguyễn Văn Trung, một khách hàng đến từ Trà Vinh, nói: “Tôi biết chú Tư qua mô hình nuôi dông thành công của một người bạn. Nhờ anh ấy chỉ dẫn mà tôi tìm đến đây để mua giống. Hy vọng mô hình này sẽ giúp ba mẹ tôi có thêm thu nhập khi về già”.

    Bài và ảnh: Huỳnh Nga
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Nuôi cá chình: Dễ mà hiệu quả cao

    (Dân Việt) - Cá chình là loại thủy đặc sản cao cấp. Nó có thịt ngon, giá trị dinh dưỡng rất cao và còn là một vị thuốc.

    [​IMG]

    Cá chình hoa trước đây có rất nhiều trên sông suối Quảng Nam nhưng nay rất hiếm. Ảnh: NG.KHÔI - H.MINH


    Trên thế giới, giá cá chình dao động từ 60-100 USD/kg. Người dân những nước láng giềng của ta như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia và nhiều nước khác đều rất mê cá chình. Tuy giá cá chình cao ngất ngưởng nhưng thị trường mua bán vẫn rất sôi động. Riêng ở Nhật Bản, mỗi năm phải nhập thêm hàng chục ngàn tấn cá chình.
    Cá chình có nhiều loài khác nhau (trên thế giới có tới 20 loài). Riêng ở Việt Nam, có một số loài cá chình có giá trị cao như: Chình mun, chình bông, chình nhọn, chình Nhật Bản... Chúng có kích cỡ khác nhau, có con dài tới hơn 1m và nặng tới cả chục kg.
    [​IMG]Cá chình có một quá trình sống khác lạ. Cả cuộc đời của nó sống ở ao đầm, các con sông, suối nước ngọt, nhưng tới mùa sinh sản, nó dứt khoát phải trở lại với biển khơi để sinh đẻ. Dù đang ở thượng nguồn sông, nó cũng tìm đường để về với biển khơi dù cách cả nghìn km. Chúng thường hẹn hò nhau ở những vùng biển nhất định, và kéo nhau về đó để giao tình. Ở chỗ ấy thường sâu tới 300-400m, độ mặn lên tới 35 phần nghìn và nhiệt độ hạ xuống 16-170C. Mỗi con có thể đẻ từ vài trăm tới 1-2 triệu trứng.
    Sau khi trứng nở, cá bột tìm vào các cửa sông và sống trôi nổi ở đó. Tới khi thành cá con, chúng đi sâu vào các ao đầm, sông, suối và sinh sống ở đó. Chúng ưa nhiệt độ từ 18-330C và độ pH ở vùng nước ngọt là 6,8-7,3. Tới khi trưởng thành, nó lại tìm về với biển khơi để sinh sản.
    Gần đây, nông dân nhiều địa phương đã bắt đầu nuôi cá chình. Nuôi loài cá này dễ mà hiệu quả kinh tế lại cao, ít rủi ro. Tuy nhiên, thức ăn của chúng đòi hỏi phải có hàm lượng đạm cao.
    Ta có thể tổ chức nuôi cá chình trong ao, hồ, trong *****g hoặc trong bể ximăng. Với ao hồ nuôi cá chình, đòi hỏi phải tẩy, dọn sạch sẽ, tu sửa bờ và các cống cấp, thoát nước, loại bỏ các chất độc hại, mầm bệnh và các loại địch hại. Ta tháo cạn nước, rắc vôi và phơi đáy cho tới khi nứt chân chim mới cho nước vào. Đường nước vào phải có lưới lọc để ngăn cá lạ và địch hại. Bón thêm phân chuồng hoai mục để tạo màu cho nước.
    Do cá chình chưa sản xuất được giống nhân tạo nên chúng ta phải tìm mua của những người đi vớt cá con. Tránh mua phải cá do dùng xung điện để bắt. Cá khỏe là những con có da bóng, nhiều nhớt, không dị hình và không mang bệnh tật. Cỡ cá từ 100-200gr/con là tốt nhất. Nên thả thưa, trung bình 1m2/con.
    Cá chình thích ăn thức ăn tươi sống và có thể ăn được thức ăn phối chế. Các loại giun, ngao, ốc và cá tạp là món chúng ưa thích nhất. Đối với thức ăn phối chế, ta phải đảm bảo hàm lượng protein từ 40-50% trở lên. Phải có chất kết dính và có chất dẫn dụ để lôi cá tới ăn.
    Nên cho chúng ăn vào sáng sớm và chiều mát. Phải đảm bảo thức ăn vừa đủ lượng, vừa đủ chất, tránh thừa hoặc thiếu thức ăn. Nên quy định chỗ cho ăn và đảm bảo cho ăn đúng giờ. Phải giữ môi trường nước ở pH từ 7-8,5, hàm lượng ôxy từ 30miligam/lít trở lên và nhiệt độ 25-280C.
    Cá chình ít bệnh và khả năng thích nghi cao. Do đó, nuôi cá chình là một nghề cần được nhân rộng.
    GS Nguyễn Lân Hùng
  7. nathanmr_84

    nathanmr_84 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/04/2010
    Đã được thích:
    4.618
    Quá hay!
    Chúc bác một năm nhiều sức khỏe, nhiều thành công, nhiều niềm vui! [r2)][r2)][r2)]
  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    "Bà hoàng" cá chình


    [​IMG]

    Chị Võ Thị Thu Nga, chủ một trang trại nuôi cá chình lớn nhất huyện Củ Chi, TPHCM, tuy chỉ tự nhận mình “học lóm”, nhưng thật ra chị giàu lên là nhờ vào mô hình này.
    Sinh ra ở Cà Mau, mới 14 tuổi, đã một buổi đi làm, một buổi đi học. Xin làm phụ việc trong một gia đình trí thức, nhưng không hiểu sao bà chủ nhà là một bác sĩ lại bắt bà đứng bán ở quầy thuốc kiêm luôn giữ “két bạc”. “Đó là bước đầu tiên cho hành trình kinh doanh sau này. Sau mỗi lần rầy la hay cốc đầu tôi là bà BS ấy khuyên dạy rất chân tình. Nhờ thế, khi bước vào tuổi thiếu nữ, so những cô gái cùng lứa còn mơ mộng thì tôi đã có phần nào chín chắn hơn nhiều” - chị nói.
    Sau này, năm 2001 khi trở thành nhà DN, chị ký hợp đồng mua gỗ với một Cty XNK ở Bến Tre. Khi ký kết, họ trưng ra giấy phép chỉ tiêu khai thác gỗ với đầy đủ chữ ký và con dấu của các cơ quan chức năng. Chuyến gỗ đầu tiên không có vấn đề gì, nhưng chuyến thứ hai bị bắt giữ toàn bộ. Lúc đó, chị mới biết chỉ tiêu khai thác đó dành cho lực lượng thanh niên xung phong chứ không phải của công ty đó. Không dính vào vòng lao lý nhưng số tiền trả trước cho hợp đồng này bị mất trắng.
    Thất bại lần đó, thấy làm nghề mua bán dịch vụ không phù hợp với bản thân, chị chuyển sang SXNN cho chắc ăn, bỏ tiền mua 12.000m2 đất phèn ở xã Trung An nhưng làm gì trên mảnh đất này cho sinh lợi thì lúc đó chị cũng lúng túng chưa nghĩ tới. May thay, chị gặp một cán bộ nông nghiệp của TP.HCM, ông này đã gợi ý nên nuôi cá chình. Năm đó là 2006. Chẳng bao lâu sau đó chị nổi tiếng là “bà hoàng cá chình".
    Nghe chị kể mà mê, 1 con cá chình giống mua có 15.000 đ thì chỉ sau 2 năm, chúng đạt trọng lượng 1 kg bán giá lên tới 450-500 ngàn, trong khi đó 1 kg cá thành phẩm chỉ tiêu tốn có 12-15 kg thức ăn. Nguồn thức ăn lại do gia đình tự tạo, lấy từ phân bò sữa, giun đất... nên chi phí không đáng kể. Sản phẩm làm ra bán “1 vốn 10 lời” mà không có hàng để bán. Ban đầu, chị thả có 30.000 con, cứ 2 năm là thu hoạch 1 đợt, sau đó thả tiếp con giống, đến nay chị thu được 4 đợt, lãi ròng trên 4 tỷ đồng!
    Tuy nhiên, không phải ai cũng nuôi được, cũng có nhiều người đến đây tìm hiểu mô hình, sau đó về nuôi bị thất bại. Theo chị Nga, không phải có vốn nhiều là nuôi được cá chình. Cái khó nhất là khâu kiểm soát nước trong ao phải thường xuyên, luôn theo dõi biến động của cá để xử lý kịp thời. Có thời điểm chị mất ăn, mất ngủ vì mỗi lần thời tiết thay đổi là cá chình nổi đầu, sau đó bệnh và chết hàng loạt mà không rõ lý do.
    Bỏ gần trăm triệu đồng mua cá giống về thả, nhưng chỉ trong thời gian ngắn, chúng chết quá nửa, chị nghĩ cá chết có thể do nguồn nước ô nhiễm. Thế là chị tìm sách kỹ thuật, tìm hỏi các chuyên gia thuỷ hải sản về cách nuôi cá chình. Rồi đích thân chị tự làm thí nghiệm bằng cách cho xây ba hồ xi măng, thả cá giống vào nuôi trong môi trường nước, thức ăn khác nhau, từ đó quan sát, ghi chép kỹ lưỡng từng giai đoạn phát triển của cá chình. Sau nhiều lần nghiên cứu, chị phát hiện nguyên nhân cá chết là do thiếu oxy. Vì lẽ đó, mỗi lần thấy cá chình nổi đầu là chị lập tức tạo khí oxy “nhân tạo” bằng cách bơm nước từ trên trời cho rớt xuống mặt nước.
    Từ đó, chị rút ra bài học, nguyên tắc bất di bất dịch trong nuôi cá chình là mặt nước phải lạnh, khoảng 10 độ, còn phía dưới cần ấm 30 độ, theo đó chiều sâu của ao tốt nhất từ 1,5-2 mét. Nuôi cá chình mà gặp nước trong ao xử lý không tốt thì nó cũng chết hàng loạt cũng như con tôm sú. Nhất là con cá giống mới thả có tỉ lệ hao hụt rất cao, lên tới 20%.
    “Hiện nay, còn quá ít người nuôi cá chình nhất là bà con nông dân, trong khi khả năng tiêu thụ rất lớn, do con giống rất khan hiếm. Nếu Sở NN-PTNT TP.HCM có cách sản xuất con giống cá chình thì tôi tin rằng sẽ góp phần giúp nông dân làm giàu”. (Chị Võ Thị Thu Nga). Đáng lưu ý, cá chình rất thích bóng tối nhưng sợ ánh sáng mạnh nên ban ngày chui núp, đến đêm mới bơi ra kiếm mồi. Vì vậy, khi nuôi thì bất cứ nơi nào, thời điểm nào mà cho mồi xuống ao thì cá chình đánh hơi bơi vào ăn được ngay. Trong đó, trùn quế vẫn là món khoái khẩu nhất của nó.
    Theo chị, nếu có vốn đầu tư nên đào ít nhất 3 cái ao để gối đầu, mỗi ao chừng 500 m2 với mục đích phân loại cá theo đà tăng trưởng. Ao đầu tiên thả giống, khi cá đạt trọng lượng 0,5kg/con là chuyển sang ao thứ 2. Tại đây, khi cá đạt trọng lượng chừng 0,7 kg/con thì chuyển sang ao thứ 3 để nuôi cá thương phẩm.
    Sau khi bảo công nhân lặn xuống ao lấy vợt bắt mấy con cá chình lên, chỉ vào từng con có cái đầu hơi tròn, mõm gập xuống, hàm dưới mở ra, chị Nga nói: “Cá giống chỉ có ở ngoài miền Trung, nhiều nhất là vùng Quảng Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng, nếu 200 con/kg thì 1 con giá 15.000 đ, còn 400 con/kg có giá 10.000 đ/con chứ hiện không nhân giống được, người ta vớt lên từ biển sau đó thuần dưỡng nước lợ rồi bán ra thị trường, đặc điểm cá còn nhỏ có màu xám hoặc vàng, trên thân có những vết lốm đốm màu nâu, còn cá trưởng thành thì có màu nâu nhạt, nếu nuôi đạt có con nặng trên 2 kg, bán gần cả triệu/con, "sướng" tay luôn!”.
    (Theo nongnghiep.vn)
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Chế biến thức ăn cho cá chình hoa

    [​IMG]


    Cập nhật lúc: 11:54 AM, 12/01/2012
    (Thủy sản Việt Nam) - Hiện nay, thức ăn chủ yếu cho cá chình hoa (Anguilla marmorata) là cá tạp, nguồn không chủ động, nguy cơ ô nhiễm môi trường và dịch bệnh cao. Vì vậy, thức ăn hỗn hợp chế biến là cách tốt nhất mang lại hiệu quả khi nuôi đối tượng này.
    Thành phần nguyên liệu
    Thức ăn hỗn hợp cho cá chình hoa được chế biến từ các nguyên liệu gồm: bột cá, bột đậu nành, bột mỳ, bột cám gạo. Trong đó, tỷ lệ các nguyên liệu được chia tỷ lệ như sau:
    [​IMG]
    Bảng thành phần nguyên liệu chế biến thức ăn hỗn hợp

    Phương pháp chế biến
    Thức ăn hỗn hợp được chế biến theo 5 bước:
    Bước 1: Cân nguyên liệu: Nguyên liệu được dùng để chế biến làm thức ăn cho cá phải đảm bảo chất lượng, không ôi thiu, đặc biệt là không bị mốc. Dùng cân đồng hồ để cân nguyên liệu, khi cân phải có độ chính xác cao để đảm bảo thành phần đạm trong thức ăn sau khi chế biến.
    Bước 2: Phối trộn: Các nguyên liệu: Bột cá, bột đậu nành, bột mỳ, bột cám gạo được trộn đều.
    Bước 3: Gia nhiệt các nguyên liệu tiến hành trong bước 2 được đem vào nấu chín
    Bước 4: Tạo viên ẩm, nguyên liệu sau khi được nấu chín, để nguội rồi tiến hành cho dầu cá, Premix khoáng, Premix vitamin trộn đều và đưa vào máy đùn thức ăn để tạo viên
    Bước 5: Bảo quản lạnh: Thức ăn ẩm hỗn hợp sau khi được chế biến có thể bảo quản bằng tủ bảo ôn, tủ lạnh trong khoảng 5-7 ngày cho cá ăn dần.
    [​IMG]
    Thức ăn hỗn hợp chế biến sẽ mang lại hiệu quả hơn cho cá chình hoa Ảnh: Thanh Ngân

    Cho ăn và quản lý thức ăn
    Cho cá ăn hàng ngày với lượng từ 5-10% trọng lượng cá trong ao và theo 4 định là: định chất, định lượng, định địa điểm và định thời gian.
    Cho cá ăn 2 lần/ngày, buổi sáng (7-8 giờ), buổi chiều (16-19 giờ). Thức ăn được cho vào sàng, đặt cố định ở 4 góc ao cách bờ 1m.
    Chú ý: Khi nhiệt độ thấp hơn 250C hoặc cao hơn 340C thì phải giảm lượng thức ăn. Điều chỉnh lượng thức ăn sao cho cá ăn vừa hết trong thời gian 1 giờ. Cá chình hoa có đặc điểm là kiếm ăn vào buổi tối nên khẩu phần ăn của cá vào buổi chập tối bằng 70% tổng lượng thức ăn của cá trong ngày.
    Nuôi cá chình hoa thương phẩm bằng thức ăn hỗn hợp kết hợp với cá tạp sẽ giúp cá nâng cao tỷ lệ sống (96%) và hệ số chuyển đổi thức ăn thấp (3,05).
    >> Phương pháp chế biến thức ăn hỗn hợp cho cá chình hoa là kết quả từ công trình "Nghiên cứu sử dụng thức ăn hỗn hợp trong ao nuôi thương phẩm cá chình hoa", của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Nghệ An. Người nuôi cá chình quan tâm có thể liên hệ với KS Trần Trung Thành - Điện thoại 0915.770.844.

    Kỹ sư
    Trần Trung Thành
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    [FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Người nuôi cá Chình có hiệu quả cao ở xã Vinh Mỹ[/FONT] [SIZE=-1]
    (23/10/2009)

    [/SIZE] [​IMG]


    Ông Trần Bích ở thôn 1, xã Vinh Mỹ- Phú Lộc có 6 bể nuôi cá chình, với diện tích 500m2. Ông thả nuôi từ tháng 8/2008, mật độ thả 01 con/m2 (300-330g/con), sau khi nuôi hơn năm, lãi từ 40 triệu- 50 triệu đồng.

    Ở xã Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế người dân đã nuôi cá Chình trong bể xi măng từ nhiều năm nay và đều có hiệu quả về kinh tế. Tuy nhiên nguồn giống chủ yếu mua qua các đầu mối thu gom ngoài tự nhiên ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế, nên con giống không chủ động được và chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho người nuôi.
    Hiện ở xã Vinh Mỹ có 33 hộ nuôi cá Chình với tổng diện tích gần 0,5 ha (được xây thành 62 bể nuôi cá Chình), bình quân mỗi bể có diện tích từ 70-100m2.
    Sau hơn một năm nuôi, trọng lượng cá thu được 1-1,3kg/con (cá giống khi thả nuôi 3-4con/kg, giá mua 280.000đ-300.000đ/kg), giá bán 220.000đ-250.000đ/kg, có lãi từ 5-10 triệu đồng/100m2 (khoản 500 triệu/ha), sau khi trừ các chi phí sản xuất như: giống, thức ăn, thuốc phòng trị bệnh.v.v.
    Năm 2009, hộ ông Trần Bích ở thôn 1, xã Vinh Mỹ- Phú Lộc có 6 bể nuôi cá chình, với diện tích 500m2. Ông thả nuôi từ tháng 8/2008, mật độ thả 01 con/m2 (300-330g/con), sau khi nuôi hơn năm, lãi từ 40 triệu- 50 triệu đồng.
    Theo ông Trần Bích để nuôi cá Chình có hiệu quả cần chú ý một số biện pháp kỹ thuật như sau:
    Cá chình là loài cá thích bóng tối, sợ ánh sáng nên ban ngày chui rúc trong hang, dưới đáy bể, nơi có ánh sáng yếu, tối bò ra kiếm mồi rồi di chuyển đi nơi khác.Do đó bể nuôi cần tạo hang (đá hoặc các ống nhựa PVC để cho cá trú ẩn)
    Da và ruột cá có khả năng hô hấp, dưới 15o chỉ cần giữ cho da cá ẩm ướt là có thể sống được khá lâu.
    Cá chình là loài cá có phạm vi thích nhiệt rộng. Nhiệt độ từ 1 - 38oC cá đều có thể sống được, nhưng trên 12oC cá mới bắt mồi. Nhiệt độ sinh trưởng là 13 - 30oC thích hợp nhất là 25 - 27oC.
    Hàm lượng ôxy hoà tan trong nước yêu cầu phải trên 2 mg/1, thích hợp cho sinh trưởng là 5 mg/l, vượt quá 12 mg/l dễ sinh ra bệnh bọt khí.
    Tập tính ăn và sinh trưởng:cá chình là loại cá ăn tạp, trong tự nhiên thức ăn của cá là tôm, cá con, động vật đáy nhỏ và côn trùng thuỷ sinh.
    Khi còn nhỏ thức ăn chính của cá là động vật nhỏ, cá tươi được hấp chín .
    Khi cho cá ăn nên bỏ vào máng (1-2 máng ăn/ 100m2) để dễ dàng kiểm tra khả năng bắt mồi và theo dõi sức khỏe của cá, ngày cho ăn 2 lần (lượng thức ăn buổi sáng bằng 1/3 lượng thức ăn buổi chiều tối).
    Bể nuôi cá Chình tốt nhất là bể xi măng, thành trong của bể được làm láng để tránh xây xát cho cá trong quá trình nuôi. Bể nuôi có độ sâu khoảng 1,5m. Bờ cách mặt nước của bể khoảng từ 0,5 – 0,6 m nếu không đảm bảo được yêu cầu này thì cần có lưới chắn để tránh cá thoát ra ngoài khi có mưa giông.
    Bể nuôi cá Chình phải chủ động trong việc cấp và thoát nước. Bể nuôi nên xây dốc về một phía hoặc vào giữa nơi đặt ống thoát nước để đảm bảo thoát hết nước khi cần.
    Nguồn nước sử dụng là nước sông hồ hoặc nước ngầm nhưng phải đảm bảo các yếu tố môi trường thuận lợi cho việc nuôi cá Chình.
    Bể nuôi nên được ngăn để phân loại cá trong quá trình nuôi nhằm nâng cao tỉ lệ sống, tốc độ tăng trưởng của cá và đảm bảo hiệu quả sản xuất./.


    Thanh Tuấn_KNLN
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này