Làm giàu từ Vườn - Ao - Chuồng - Rừng với niềm tin thắng lợi và tình yêu quê hương .

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 30/01/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7018 người đang online, trong đó có 954 thành viên. 16:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 122486 lượt đọc và 821 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120120/mon-doc-mien-tay.aspx

    Món “độc” miền Tây


    22/01/2012 7:08
    Gần Tết có dịp về quê chơi, mấy ông anh họ giới thiệu những món ăn “độc”, mới dòm đã thất kinh nhưng ăn vô rồi lại đâm ghiền.
    [​IMG]
    Anh Ngô Văn Phương - chủ cơ sở nước mắm Long Vinh - Ảnh: H.T.V
    Nước mắm rươi
    Chiều Trà Vinh cuối năm, trời se lạnh. Tắm sông lên đứa nào cũng lạnh cóng, bụng đói, chân run. Dì Hai tôi đã chuẩn bị sẵn nồi cơm nóng sốt đang bốc khói, kế bên là tô nước mắm màu mật ong dầm ớt đỏ tươi, ngó phát thèm. Dì biểu chờ luộc con gà nữa là ăn được. Nhưng vì đói quá, chúng tôi bới cơm chan nước mắm ăn đỡ, bụng bảo dạ “ăn tạm một chén thôi, chờ gà chín ăn luôn”. Nào dè nước mắm gì mà ngon quá trời, vị mằn mặn, ngòn ngọt, lại thơm thơm, cộng với ớt cay sè, cơm nóng sốt, tụi tôi làm một hơi mỗi đứa ba bốn chén no cành hông. Lúc gà chín đem lên, tụi tôi cứ gắp thịt gà chấm nước mắm “lút cạnh” rồi đưa lên miệng nhai ngồm ngoàm, cắn thêm miếng ớt cay xé mũi, trời ơi nó ngon hổng thể tả.
    Thấy vậy, dì Hai tôi cười: “Tụi bay ăn giống vua Gia Long chạy giặc quá. Hồi đó ổng bị quân Tây Sơn rượt chạy qua vùng Duyên Hải này, nhịn đói mấy ngày trời. Dân thương tình dọn cơm cho ăn với nước mắm rươi nãy giờ các con ăn đó. Đang đói mà gặp nước mắm ngon, ổng xơi sạch láng. Sau về lại kinh thành Huế, năm nào ổng cũng cho ghe bầu vô chở ra ăn. Vì nước mắm vua ăn nên dân gian thường gọi là nước mắm tiến vua hoặc nước mắm ngự. Chỉ có con rươi mới làm được nước mắm ngon như vậy”.



    [​IMG]
    Nước mắm rươi ăn sống hoặc làm nước chấm đều hấp dẫn - Ảnh: H.T.V
    Từ xa xưa, người dân vùng biển Thạnh Phú (Bến Tre), Duyên Hải (Trà Vinh) đã biết làm nước mắm bằng con rươi. Rươi có thân mềm, dài cỡ cây tăm, thân đỏ giống như con rít. Mỗi khi gió chướng thổi (khoảng tháng 10 tới tháng giêng), vào con nước rong rươi thường nổi lên quấn nhau cả nùi, màu đỏ lự. Người dân dùng vợt lưới mùng vớt rươi lên, cho vô lu lớn ủ với muối theo tỉ lệ 7 rươi, 3 muối. Cứ vậy mà để phơi nắng chừng 3-4 tháng là ăn được.
    Chúng tôi ghé thăm cơ sở làm nước mắm rươi của anh Ngô Văn Phương, 43 tuổi, tại thị trấn Duyên Hải. Trước nhà anh là một dãy lu, khạp, kiệu đủ cỡ lớn nhỏ đang ủ nước mắm rươi. Anh nói mùa này rươi đang về cặp theo bờ biển hoặc các vuông tôm. Đặc điểm của rươi là rất kén mặt nước. Chỉ nơi nào môi trường sạch rươi mới về. Chính vì vậy mà những năm gần đây, vuông tôm nào trúng mới có rươi, thất thì chúng mất tăm. Người dân vớt rươi cũng “canh me” ở các vuông sạch hoặc bờ biển không ô nhiễm. Họ vớt thành từng thùng đem về bán, anh Phương mua trữ lại để ủ nước mắm bán dần trong năm.
    Theo cách ủ cổ truyền, chỉ cần 3-4 tháng là chiết ra dùng được. Nhưng theo nhu cầu thị trường, anh Phương ủ tới sáu tháng mới chiết ra, vì nước mắm ủ càng lâu màu càng trong, ánh vàng như mật ong. Rồi anh còn cho qua bộ phận lọc, lược, dùng kỹ thuật kết tủa, loại bỏ chất cặn làm cho màu nước mắm trong suốt. Cuối cùng là vô trùng, đóng chai trong phòng kín và dán nhãn để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
    Không ngờ cái con nhìn như sâu, trông phát ghê mà lại hấp dẫn đến bất ngờ.
    [​IMG]
    Đuông dừa lúc nhúc - Ảnh: H.T.V.
    Đuông dừa “lội sông”
    Ghé vô quán Rạng Đông ở nội ô TP Bến Tre, chủ quán giới thiệu ngay thực đơn toàn những món đuông dừa. Nào là đuông chiên giòn, đuông nướng bơ, đuông luộc nước dừa, đuông hấp xôi, gỏi đuông củ hũ dừa, đặc biệt là món đuông “lội sông”.
    Mấy bà chị tôi tò mò đòi xuống bếp dòm mặt con đuông coi ra làm sao. Anh đầu bếp tên Mạnh Thường đem ra cái thau lớn, mở nắp ra. Bên trong lúc nhúc đầy đuông, con nào con nấy bự bằng ngón tay cái, mình trắng tươi mập ú, bò như đám sâu trong mớ xơ dừa. Bỗng một con rớt khỏi thau dính vô giò, mấy bà chị hoảng quá vừa la oai oái vừa nhảy tưng tưng như phỏng nước sôi: “Trời ơi, cái này là sâu chớ đuông gì”. Mạnh Thường trấn an: “Đúng đó là sâu, nhưng giai đoạn này nó là ấu trùng của con kiến dương (còn gọi bọ rầy), giống như con nhộng của loài ong. Đuông ăn toàn củ hũ dừa (lõi non trong ruột cây dừa) nên thịt của nó rất béo bổ. Do Bến Tre là xứ dừa nên đuông sản sinh nhiều, trở thành món ăn đặc sản khó nơi bì kịp”.
    Chúng tôi kêu thử món đuông chiên giòn. Đầu bếp Mạnh Thường bưng ra một đĩa có… sáu con đuông, bên dưới là các loại rau ngò, cần, cà chua. Anh nói rằng món này cũng dễ làm lắm. Đuông sau khi giội qua nước sôi cho sạch thì cho vô chảo dầu rồi chiên. Chừng ba phút là vớt ra xơi được. Món này thường nhấm với rượu vang là đúng “bài” nhất. Kẹt kẹt thì “chơi” rượu đế cũng được. Chớ nên uống bia vì… lãng quẻ lắm, hổng lọt vô chỗ nào hết.
    [​IMG]
    Đuông “lội sông” - Ảnh: H.T.V
    Chúng tôi nâng ly rượu đế đặc sản Phú Lễ (huyện Ba Tri, Bến Tre) uống nghe cái “trót” rồi gắp con đuông đưa lên miệng. Ai cũng hơi “dội” vì thấy ghê ghê nhưng ráng nhắm mắt làm liều. Nhờ có hơi rượu cay nồng nên cái miệng trở nên dạn dĩ hơn. Vừa cắn cái “phụp” đã nghe có vị bùi bùi, beo béo của thịt đuông túa ra, vị ngòn ngọt lan tỏa khắp đầu lưỡi. Cái mình đuông lúc đầu thấy ghê ghê, giờ cắn vô rồi nó dai dai, giòn giòn, nhai tới đâu dịch vị tiết ra ào ào tới đó. Bà chị tôi lúc đầu cũng nhăn mặt le lưỡi, chỉ dám cắn nhin nhín từng chút một, sau bạo gan lủm đại nguyên con rồi nuốt hết cái “ực”, y như Trư Bát Giới nuốt trộng trái nhân sâm mà chẳng biết mùi vị tới đâu. Tới hồi nghĩ lại thấy “ủa, cũng đâu có ghê gớm gì”, nhưng hỏi lại hương vị thế nào thì hổng biết. Bà chị tức quá “mần” tiếp con thứ hai. Lần này rút kinh nghiệm, chị nhẩn nha nhâm nhi từ từ, nhai kỹ để vị đuông lắng đọng từ đầu lưỡi lan dần tới cổ họng rồi mới nuốt gọn. Lúc này chị mới gật gù khen ngon.
    Sau đó, lần lượt các món đuông chiên bơ, đuông nướng, đuông hấp nước dừa… được chúng tôi thưởng thức “tới bến”. Tới món “cúng cuồi” (cuối cùng) mới kinh dị: đuông “lội sông”.
    Đầu bếp bưng ra một cái tô, trong đựng đầy nước mắm. Điều gây ấn tượng là trong tô nước mắm đó, sáu con đuông còn sống nhăn đang lội nhung nhúc, bì bõm. Thân hình mập ú của chúng làm cho nước mắm sóng sánh muốn văng ra ngoài y như sóng vỗ vô bờ. Bởi vậy nói đuông “lội sông” cũng không ngoa.
    Tới lúc nghe nói cách ăn là “cứ vậy mà gắp bỏ vô miệng nhai” thì chúng tôi ai nấy đều kinh hãi. Đã vậy, cô tiếp viên còn nhắc: “Lúc ăn cũng nên từ từ, để con đuông vô miệng, chờ nó ngọ nguậy một hồi rồi hãy cắn. Mà lúc cắn cũng in ít từng chút một cho nước đuông rỉ ra từ từ mới ngon”. Nói rồi cô gắp một con bỏ vô miệng nhai ngon lành.
    Nhờ có cô làm mẫu, chúng tôi mới dám làm theo, nhưng trước đó phải “chơi” liền hai cốc rượu để lấy đà. Và quả thật, sau cảm giác ghê ghê rờn rợn, chúng tôi ai nấy đều khoái chí vì quá đã.
    Theo Tuổi Trẻ
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Nuôi ruồi - nghề “ra tiền” mới ở Trung Quốc


    [​IMG]
    (Ảnh: Spluch). Tốt nghiệp ĐH Kế Nam (Trung Quốc), Ái Bảo Dung lăn lộn khá vất vả mà vẫn không tìm được một công việc phù hợp như ý mình. Mãi cho đến khi cô gái Sơn Đông này đọc được một bài báo viết về cách làm giàu từ nghề nuôi bọ...

    Kể từ lúc đó, Bảo Dung quyết tâm theo học kỹ thuật nuôi côn trùng tại trường Cao đẳng Nông nghiệp Sơn Đông, cùng lúc tiến hành mở một trang trại chuyên gây giống, nuôi trồng... ruồi và bọ.
    Trên thực tế, trong mỗi con giòi có đến 60% hàm lượng là protein, 15% là chất béo và một số loại vitamin có ích. Xem ra, giá trị dinh dưỡng của chúng còn gấp vài lần so với protein lấy từ động vật.
    [​IMG]

    Sau quá trình làm sạch, khử mùi và sấy khô, protein tinh chất từ ruồi, bọ... có thể sử dụng cho việc sản xuất nước tương gia vị - vừa rẻ vừa vệ sinh mà chất lượng vẫn không thay đổi.
    Mỗi tháng, trang trại ruồi của Ái Bảo Dung cho xuất xưởng đến 30 tấn côn trùng sống, với các khách hàng chủ yếu đến từ Hàn Quốc và Anh.
    Hải Minh
    Theo Spluch

    Việt Báo (Theo_DanTri)
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
    Cho sinh sản cá lăng nha tại Bình Định
    Lần đầu tiên tại Bình Định, Trung tâm Giống thủy sản (Trung tâm) của tỉnh nghiên cứu cho sinh sản, ương nuôi thương phẩm cá lăng nha (Hemibagrus wyekioides). Có tài trợ vốn khoa học, đề tài nghiên cứu kéo dài gần 3 năm, đến năm 2012. Tuy vậy qua năm đầu tiên việc cho sinh sản, ương nuôi cá giống, có kết quả khả quan. Đã sản xuất được 54 ngàn con cá bột, trên 32 ngàn con cá giống cấp 1, cấp 2 đủ tiêu chuẩn bán ra thị trường.
    Theo báo cáo tiến độ thực hiện đề tài, có gần 400 con cá bố, mẹ (từ 1,4 - 1,6 kg/con) khi đem về được nuôi vỗ trong ao đủ tiêu chuẩn, có kích thước 1000m2 trong thời gian 3 tháng, tại Trạm Thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Mỹ Châu (Phù Mỹ). Sử dụng thức ăn tươi sống và công nghiệp với liều lượng từ 3 - 5% trọng lượng thân cá. Khi cá đạt trọng lượng trung bình khoảng 1,87 kg/con (cá cái) và 1,54 kg/con (cá đực) thì dùng thuốc ******** cho chúng. Sau đó kiểm tra thấy trứng rụng, thì thực hiện động tác vuốt trứng vào thau nhỏ. Mổ bụng cá đực lấy tinh sào cho vào thau chứa trứng, dùng lông gà đảo trứng, rồi khử dính, rửa trứng bằng nước cất và mang đi ấp trong 27 tiếng đồng hồ. Kết quả cho thấy tỷ lệ thụ tinh đạt bình quân 30,08%, tỷ lệ nở 17,29%. Theo đánh giá của KS Trần Văn Phúc - chủ nhiệm đề tài: tỷ lệ này còn thấp so với yêu cầu.
    Sau khi nở, cá bột được ương nuôi lên cá hương, trong bể composite, mật độ trung bình 2000 con/m3. Sau một tháng cá đạt trọng lượng 0,4 g/con, tỷ lệ sống trung bình 49,1%. Cá hương lên cá giống cấp 1, được ương nuôi trong 3 ao đất, có mật độ khác nhau: 20, 25 và 30 con/m2. Sau một tháng đạt trung bình 7,7 g/con, tỷ lệ sống 80%. Ương cá giống cấp 1 lên cá giống cấp 2 trong ao, với mật độ 10 và 15 con/m2, sau 2 tháng nuôi đạt 27 g/con, tỷ lệ sống 88,5%. Trung tâm đã bán ra thị trường trên 7.000 con cá lăng nha giống cấp 1, với giá khoảng 1.500 đ/con, cá giống cấp 2 giá 2.000 đ/con.
    Theo đánh giá của KS Trần Văn Phúc - chủ nhiệm đề tài: Về chất lượng cá giống đạt và vượt mức theo dự kiến.
    Có thể khẳng định, bước đầu Trung tâm Giống thủy sản Bình Định đã cho sinh sản, ương nuôi thành công cá lăng nha. Ông Trần Văn Phúc cũng cho rằng, cá lăng nha thích hợp với vùng nước có nhiều ô-xy. Các hồ chứa, có nước trao đổi, vào ra thường xuyên, ao có sục khí, rất phù hợp cho việc nuôi thương phẩm loại cá này. Nếu không đủ ô-xy cá chậm phát triển, hoặc bị chết nhiều.
    Cá lăng nha là loại cá da trơn thường sống tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long, trên các sông lớn, trong một số hồ thủy điện, thủy lợi. Chúng thường ăn các loại cá tạp, rất dễ nuôi. Trong tự nhiên có con nặng 18 kg. Vùng Tây và Đông Nam bộ cũng cho sinh sản và nuôi được loài cá này. Có nhiều làng nuôi quy mô lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thịt cá chắc, ăn rất ngon; nướng, kho, nấu canh chua, nấu lẩu đều được. Giá bán tùy thời điểm, có lúc đến 70 - 80 ngàn đồng/kg.
    Trong tháng 12/2010 Trung tâm bắt đầu nuôi cá lăng nha thương phẩm trong ao rộng 500m2 tại Phù Mỹ, và trong l ồng nuôi, có thể tích 24m3 , đặt tại hồ chứa nước Định Bình (huyện Vĩnh Thạnh). Trong một thời gian nữa, khi các mô hình cho kết quả, mới khẳng định loài cá này có phát triển tốt khi nuôi thương phẩm ở Bình Định hay không. Từ thực tế, đề tài sẽ xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi phù hợp với địa bàn tỉnh để chuyển giao cho người nuôi.
    TL
  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967


    Kỹ thuật nuôi cá Chình

    Ngày 19 - Apr - 2004 | Viết bởi minhquan | Xem: 27796 lượt
    1. Đặc điểm sinh học:

    Môi trường

    Cá chình là loài cá có tính thích ứng rộng với độ mặn, cá có thể sống được ở nước mặn, nước lợ, nước ngọt.

    Cá thích bóng tối, sợ ánh sáng nên ban ngày chui rúc trong hang, dưới đáy ao, nơi có ánh sáng yếu, tối bò ra kiếm mồi di chuyển đi nơi khác

    Da và ruột cá có khả năng hô hấp, dưới 15o chỉ cần giữ cho da cá ẩm ướt là có thể sống được khá lâu. Trời mưa cá hoạt động rất khoẻ bò trườn khắp ao.

    Cá chình là loài cá có phạm vi thích nhiệt rộng. Nhiệt độ từ 1 - 38oC cá đều có thể sống được, nhưng trên 12oC cá mới bắt đầu mồi. Nhiệt độ sinh trưởng là 13 - 30oC thích hợp nhất là 25 - 27oC.

    [http://agriviet.com]>
    Hàm lượng ôxy hoà tan trong nước yêu cầu phải trên 2 mg/1, 5 mg/l là thích hợp cho sinh trưởng, vượt quá 12 mg/l dễ sinh ra bệnh bọt khí.

    Tập tính ăn và sinh trưởng:

    Cá chình là loại cá ăn tạp, trong tự nhiên thức ăn của cá là tôm, cá con, động vật đáy nhỏ và côn trùng thuỷ sinh.

    Khi còn nhỏ thức ăn chính của cá là động vật phù du nhóm Cladocera và giun ít tơ.

    Sau 2 năm nuôi, cá đạt kích cỡ 50 - 200g. Nếu thức ăn tốt sau 1 năm nuôi kể từ lúc vớt ngoài tự nhiên có thể đạt cỡ 4 - 6 con/kg.

    Cá sinh trưởng chậm, nhất là cỡ từ 300g trở nên tốc độ sinh trưởng chỉ bằng 1/10 tốc độ sinh trưởng của giai đoạn cá có trọng lượng 70 - 100g.

    Khi còn nhỏ tốc độ sinh trưởng của cá trong đàn tương đương nhau, nhưng khi đạt chiều dài hơn 40 cm con đực lớn chậm hơn con cái.

    Tập tính sinh sản:

    Cá chình là loài cá di cư, cá mẹ đẻ ở biển sâu, cá con sau khi nở trôi dạt vào bờ biển, cửa sông, vùng nước ngọt kiếm mồi và lớn lên. Khi trưởng thành, cá lại di cư ra biển sâu để đẻ trứng.

    Cá con mới lớn có hình lá liễu, sau 1 năm mới trôi dạt vào cửa sông. Trải qua nhiều biến thái hình thành cá chình hương màu trắng, cá ngược dòng sắc tố đen tăng dần thành màu đen.

    Việc sinh sản nhân tạo cá chình đến nay chưa có nước nào nghiên cứu thành công. Tất cả cá giống đều dựa vào việc khai thác từ tự nhiên ngoài cửa sông hoặc ven biển. ở nước ta cá chình phân bố nhiều từ Quảng Bình vào đến Bình Ðịnh, đặc biệt là vùng hồ Châu Trúc ở Bình Ðịnh có cá chình phân bố, hằng năm cung cấp một lượng cá giống quí cho nhân dân trong vùng để nuôi.

    2. Khai thác cá chình hương:

    Có ba phương pháp khai thác cá chình hương ngoài tự nhiên là :

    Dùng đèn tập trung cá theo tập tính huớng quang của nó vào ban đêm rồi dùng vợt để vớt.

    Ðặt lưới đăng cố định ở cửa sông nơi có cá con phân bố để đánh bắt;

    Dùng 2 thuyền lưới vây để vây cá ở cửa sông ven biển rồi phân loại giữ lại cá chình còn cá khác thì bỏ đi.
    3. Vận chuyển cá chình hương:

    Có hai phương pháp vận chuyển cá chình hương từ nơi khai thác đến nơi ương cá giống :

    Vận chuyển bằng khay gỗ.

    - Kích thước khay (dài x rộng x cao) = 60 x 40 x 15cm. Ðáy khay ở dưới đục lỗ và lót lưới cho cá khỏi tuột ra ngoài, 5-6 khay chồng lên nhau thành một chồng khay, khay trên cùng đựng nước đá, nước đá chảy ra làm ướt cá ở các khay phía dưới vừa hạ nhiệt độ vừa giữ độ ẩm cho da cá, để cá hô hấp;

    - Mật độ vận chuyển, với kích thước khay như trên, nếu cá hương thuộc loại còn màu trắng mỗi khay có thể vận chuyển 1,5 kg cá. Nếu cá đã chuyển sang màu đen, mỗi khay vận chuyển 2 - 4kg cá.

    Vận chuyển bằng túi nilông có bơm ôxy

    Túi 2 lớp có kích thước 33 x 33 x 70cm, sau khi cho nước, cho cá, bơm ôxy đóng túi lại cho vào thùng giấy kích thước 66 x 33 x 36 cm để vận chuyển. Mỗi thùng hai túi ni lông chứa cá giữa hai túi cá là một túi đựng nước đá để hạ nhiệt cho cá.

    Với việc đóng gói như trên, thời gian vận chuyển an toàn là 24 giờ.

    * Chú ý :

    + Trước khi vận chuyển 1 ngày không cho cá ăn, cần nhốt cá vào giai, đặt chỗ nước trong, có dòng chảy để luyện 24-26 giờ cho cá quen môi trường chật hẹp;

    + Phải hạ nhiệt độ cho cá xuống 8-10oC, mới cho đóng vào túi, làm cho cá ở trạng thái ngủ, ít hoạt động, nhiệt độ hạ từ từ, không vượt quá 5 - 8oC một lần;

    + Khi đóng túi mật độ không được vượt quá chỉ tiêu trên; ôxy không được quá ít cũng không được quá nhiều đều không có lợi cho cá; không được đè vật nặng lên trên túi giấy; tính toán thời gian vận chuyển hợp lý cho mỗi lần vận chuyển; nếu thời gian vận chuyển quá dài phải mở túi ra thay nước, bơm lại ôxy; thời gian vận chuyển quá dài, mật độ vận chuyển phải giảm tương ứng;

    + Vận chuyển đến nơi, thả cả túi nilon xuống ao để nhiệt độ trong, ngoài túi bằng nhau mới mở túi cho cá ra ngoài.

    4. Nuôi cá hương lên cá giống:

    *Ương từ cá vớt được ngoài tự nhiên có trọng lượng 0,5 - 1 g/con lên cỡ 10 - 15 g/con. Quá trình gồm các bước:

    Tiêu độc cho cá.

    Dùng 1 trong 3 loại hoá chất để tiêu độc cho cá :

    - KMnO4 : 1 - 3 ppm;

    - CuSO4 : 0,3 - 0,5ppm;

    - Formalin : 1 - 3 ppm.

    Hoặc ngâm cá trong dung dịch nước muối 5 - 7%o, từ 1 - 2 ngày, hoặc 15 - 30 %o từ 15 - 30 phút.

    Ao ương.

    - Diện tích ao ương thứ nhất 50-100m2, nước sâu từ 50-60 cm;

    - Diện tích ao ương thứ hai 100 - 200m2, nước sâu từ 70 - 80cm;

    - Diện tích ao ương tháng thứ ba 300 - 400m2, nước sâu từ 70 - 80 cm.

    Nhiệt độ nước ao.

    Tốt nhất là 28oC, dưới 22oC cá dễ bị bệnh nấm thuỷ mi bám quanh thân. Nếu nhiệt độ khống chế được ở phạm vi 25 - 29oC, cộng các điều kiện quản lý chăm sóc tốt, tỷ lệ sống có thể đạt 80 - 95% và 20% cá nuôi trong năm (từ cá hương) có thể thành cá thương phẩm.

    Mật độ.

    0,3 - 0,5 kg cá hương/m3 nước bể ương.

    Cho ăn.

    - Ngày thứ nhất đến ngày thứ hai cho ăn Cladocera;

    - Ngày thứ ba đến ngày thứ tư cho ăn hồng trần;

    - Ngày thứ năm cho ăn hồng trần nghiền vụn trộn với 10 - 30% thức ăn tổng hợp. Sau đó mỗi ngày tăng thêm 10% thức ăn tổng hợp đến ngày thứ 10 thức ăn tổng hợp chiếm 80%. Từ ngày thứ 15 trở đi hoàn toàn dùng thức ăn tổng hợp. Lượng thức ăn tổng hợp được tính bằng 10 - 15% trọng lượng cá trong ao, ngày cho ăn 2 lần vào lúc 7 - 8 giờ sáng và 4 - 5 giờ chiều.

    Giai đoạn cho ăn hồng trần, lượng hồng trần được tính bằng 30 - 35% trọng lượng cá trong ao và ngày cho ăn 3 lần vào sáng, chiều, tối.

    Nếu nhiệt độ dưới 15oC chỉ cho ăn 1 lần hoặc không cho ăn.

    Khi cho ăn không sục khí, tập dần cho cá chỉ ăn ban ngày và khu vực cho cá ăn không cần che tối.

    Thức ăn phải mềm cá mới ăn được nhưng không quá mềm dễ tan trong nước.

    Nên thêm dầu dinh dưỡng vào thức ăn và trộn đều rồi mới cho cá ăn.

    Quản lý chăm sóc.

    Phải đảm bảo ao ương đạt các chỉ tiêu sau:

    a) Các chỉ tiêu hoá học trong ao ương.

    Mặc dù có khả năng chịu đựng hàm lượng ôxy thấp rất tốt, nhưng để cá chóng lớn hàm lượng ôxy hoà tan trong nước tốt nhất phải đạt 5 mg/l trở lên, dưới 4 mg/l cá không lớn được;

    pH = 7 - 8,5;

    NH4 - N : 6,8, ít bị ảnh hưởng của nước mưa.

    Không nuôi ghép trong ao cá giống mè, trắm.

    Giống cá chình phải đều cỡ khoẻ mạnh, không dùng giống cá loại của năm trước để lại. Thu hoạch cá mè, cá trắm trước bằng lưới sau đó tháo cạn nước, để lại 10-20 cm để thu hoạch cá chình.

    Lợi dụng đặc điểm hướng quang của cá, ban đêm thắp đèn sáng tập trung cá lại rồi dùng vợt xúc. Hoặc cũng có thể dùng lưới điện để thu hoạch.

    Năng suất trung bình từ 1,2 - 1,3 tấn/ha.

    Nuôi trong ao đất.

    Chọn ao có bờ cao hơn mặt nước lúc cao nhất 60 cm trở lên, phần trên bờ ao từ 60 - 80 cm, xây gạch hoặc có gờ lưới không cho cá vượt ra khỏi ao, đáy ao là cát hoặc cát bùn, bờ và đáy ao không thẩm lậu, rò rỉ, tháo và lấy nước thuận tiện, gần nguồn điện để chạy máy sục khí hoặc chế biến thức ăn cho cá.

    Số lượng cá giống lúc thả 120.000 - 150.000 con/ha, cỡ từ 10 - 15 g/con. Lượng thức ăn hằng ngày bằng 2-3% trọng lượng cá trong ao.

    Nuôi trong ao đất không cần phân cỡ như trong bể xây, quản lý chăm sóc hàng ngày như ao nuôi cá giống, năng suất trung bình 20 - 25 tấn/ha.

    (Thông tin KHCN Thuỷ Sản)
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Nuôi thử nghiệm cá chình hoa thương phẩm tại Nghệ An


    Trong nhiều năm qua, với mục tiêu phát huy hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích nuôi trồng, nhiều đối tượng nuôi mới đã được du nhập và nuôi khảo nghiệm tại Nghệ An như cá chim trắng, cá tra, tôm càng xanh, cá lóc, cá rô phi, cá chình hoa... Trong đó, cá chình hoa là đối tượng nuôi nước ngọt có thịt thơm ngon, bổ, giàu giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ tốt, dễ nuôi và phát triển tốt ở nhiều hình thức nuôi như nuôi trong ao đất, trong bể và trong lồng trên sông, hồ đập, là đối tượng nuôi đem lại lợi nhuận, hiệu quả kinh tế cao cho một số tỉnh như: Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Vũng Tàu, Cà Mau...

    Tên dự án: Hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi thử nghiệm cá chình hoa (Anguilla marmorata) thương phẩm tại Nghệ AnChủ nhiệm dự án: Th.s Trần Xuân Học
    Cơ quan chủ trì: Trung tâm Giống thủy sản Nghệ An

    I. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Trong nhiều năm qua, với mục tiêu phát huy hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích nuôi trồng, nhiều đối tượng nuôi mới đã được du nhập và nuôi khảo nghiệm tại Nghệ An như cá chim trắng, cá tra, tôm càng xanh, cá lóc, cá rô phi, cá chình hoa... Trong đó, cá chình hoa là đối tượng nuôi nước ngọt có thịt thơm ngon, bổ, giàu giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ tốt, dễ nuôi và phát triển tốt ở nhiều hình thức nuôi như nuôi trong ao đất, trong bể và trong lồng trên sông, hồ đập, là đối tượng nuôi đem lại lợi nhuận, hiệu quả kinh tế cao cho một số tỉnh như: Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Vũng Tàu, Cà Mau...
    Năm 2007, cá chình hoa được thí nghiệm nuôi quy mô nhỏ tại Trung tâm Giống thủy sản Nghệ An, kết quả đã cho thấy cá sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu của Nghệ An. Tuy nhiên, đây là đối tượng nuôi mới, các tài liệu quy trình kỹ thuật nuôi còn hạn chế, chưa thực sự sát với điều kiện tự nhiên của Nghệ An và cán bộ kỹ thuật thiếu kinh nghiệm thực tế nên trong quá trình nuôi còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến hiệu quả mô hình nuôi thấp. Trước thực tế đó, dự án: “Hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi thử nghiệm cá chình hoa thương phẩm tại Nghệ An”được triển khai thực hiện nhằm hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu Nghệ An, là cơ sở để chuyển giao quy trình kỹ thuật cho người nuôi thủy sản trong tỉnh; từ đó, nhân rộng mô hình, phát triển phong trào nuôi cá chình hoa thương phẩm nhằm phát huy tiềm năng diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh nhà, tăng hiệu quả trên một đơn vị diện tích nuôi trồng, mở ra một đối tượng nuôi mới đem lại hiệu quả kinh tế cao.
    II. NỘI DUNG CÔNG TRÌNH
    1. Kết quả tham quan, học tập kinh nghiệm
    Dự án đã tổ chức cho 04 cán bộ kỹ thuật đi tham quan tìm hiểu thực tế, học tập kinh nghiệm nuôi cá chình thương phẩm tại Vũng Tàu và tìm hiểu nguồn cá chình giống tại Vũng Tàu, Huế, Quảng Trị trong thời gian 10 ngày. Qua đó, đã chọn Trung tâm Khuyến ngư Bà Rịa - Vũng Tàu làm đơn vị chuyển giao quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm cá chình cho dự án và nắm bắt được nguồn cung cấp cá chình giống.
    2. Kết quả khảo sát, lựa chọn địa điểm và sửa chữa, xây dựng cơ sở vật chất
    Qua khảo sát, dự án đã lựa chọn xây dựng mô hình nuôi tại Trại sản xuất giống thủy sản Yên Lý (Trung tâm Giống thủy sản Nghệ An) là địa điểm đáp ứng được các tiêu chí đề ra của dự án như: nguồn nước ngọt chủ động, chất lượng nước tốt; chất đất thịt pha cát, không mang tính axit; ao có diện tích, độ sâu phù hợp, có hệ thống bờ bao, cống cấp, cống tiêu đảm bảo; giao thông thuận lợi, điện lưới đầy đủ, an ninh đảm bảo; có đầy đủ các trang thiết bị như: hệ thống quạt nước, các máy đo, kiểm tra các yếu tố môi trường...; đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn tốt và nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong nuôi trồng thủy sản.
    3. Kết quả chuyển giao và tiếp nhận công nghệ
    Trung tâm Giống thủy sản Nghệ An (bên A) đã tiến hành ký hợp đồng chuyển giao, tiếp nhận công nghệ với Trung tâm Khuyến ngư Bà Rịa - Vũng Tàu (bên B). Các quy trình công nghệ được chuyển giao, tiếp nhận bao gồm: Thiết kế xây dựng ao, bể nuôi cá chình; Kỹ thuật chọn và vận chuyển cá giống; Kỹ thuật ương và thuần hóa cá chình giống; Kỹ thuật nuôi thương phẩm cá chình; Kỹ thuật thu hoạch và bảo quản sản phẩm. Nội dung chuyển giao, tiếp nhận công nghệ được 2 bên thực hiện đầy đủ, nghiêm túc. Kết quả, các cán bộ kỹ thuật của bên A đã làm chủ được quy trình kỹ thuật và xây dựng được quy trình mới
    phù hợp trong điều kiện khí hậu Nghệ An.
    4. Kết quả tổ chức sản xuất thực nghiệm
    a. Kết quả ương thuần hóa giống trong bể xi măng
    Bể ương nuôi có diện tích 40m2, được vệ sinh sạch sẽ, nước cấp được lọc qua lưới lọc, xử lý bằng thuốc tím KMnO4 4ppm, sục khí mạnh.
    Lượng cá giống thả vào bể ương nuôi là 1.447 con, trọng lượng bình quân 80g/con, kích cỡ đồng đều, khoẻ mạnh, màu sắc tươi sáng, không bị bệnh. Mật độ 36 con/m2.
    Cá giống trước khi thả vào bể được tắm qua nước muối NaCl 3% trong thời gian 10-15phút để sát trùng, phòng bệnh cho cá. Sau khi đã cân bằng nhiệt độ trong túi đựng cá giống với nhiệt độ nước bể nuôi, nhẹ nhàng thả cá vào bể.


    Thức ăn chính là cá tạp biển tươi, rửa sạch, nhúng qua nước sôi, xay nhuyễn, phối trộn với vitamin C 5g/kg thức ăn, ngày cho ăn 2 lần (8h sáng và 5h chiều), lượng cho ăn từ 3-10% trọng lượng thân. Ngoài thức ăn là cá tạp, bổ sung giun quế định kỳ 2 lần/tuần, lượng cho ăn mỗi lần khoảng 1% trọng lượng thân.
    Hàng ngày xiphông loại bỏ ngay thức ăn dư thừa và chất cặn bã. Định kỳ 5 ngày thay nước 1 lần, lượng thay 90-100%.
    Sau 25 ngày thuần hóa trong bể xi măng, thu được 1.404 con (tỷ lệ sống đạt 97%), cá đã ổn định, quen với môi trường nuôi, hoạt động nhanh nhẹn, bắt mồi tốt.
    b. Kết quả nuôi thương phẩm trong bể xi măng
    Sử dụng 2 bể xi măng (diện tích = 20m2, chiều cao = 1,2m) để nuôi thương phẩm. Bể được vệ sinh, chùi rửa bằng xà phòng sạch sẽ, cấp nước vào bể, xử lý thuốc tím KMnO4 4ppm. Bố trí 9 vòi khí/bể, thả một số ống nhựa φ110cm (dài 50-60cm) tạo chỗ trú ẩn cho cá.
    Số lượng giống thả là 404 con, mật độ 10 con/m2, kích cỡ 80 g/con. Trước khi thả, tắm cho cá bằng nước muối 3% trong thời gian 10-15phút.
    Thức ăn là cá tạp có chất lượng đảm bảo, rửa sạch, nhúng qua nước sôi. Giai đoạn cá còn nhỏ, thức ăn được xay nhỏ vừa với cỡ mồi, giai đoạn lớn thì dùng dao cắt từng khúc, tỷ lệ cho ăn từ 3-10% trọng lượng quần đàn tùy theo kích cỡ cá và điều kiện thời tiết (đặc biệt là nhiệt độ nước). Cá bắt mồi mạnh ở nhiệt độ từ 25-300C, thường giảm ăn ở nhiệt độ thấp hơn 200C hoặc cao hơn 350C. Cho cá ăn ngày 2 lần (8h sáng và 6h chiều), lượng thức ăn buổi chiều tối chiếm 60-70% tổng lượng thức ăn trong ngày. Ngoài thức ăn là cá tạp còn bổ sung giun quế 1 lần/tuần, lượng cho ăn mỗi lần khoảng 1% trọng lượng thân. Định kỳ 1 tuần/lần, mỗi lần 3 ngày bổ sung vitamin C, men tiêu hoá vào thức ăn cho cá với liều lượng 5-6g/kg thức ăn.
    Hàng ngày tiến hành xiphông, vệ sinh đáy bể, thay từ 20-30% lượng nước trong bể nhằm loại bỏ tạp chất, thức ăn dư thừa, phù sa lắng đọng ở đáy bể. Định kỳ 5-7 ngày/lần tiến hành thay 90-100% lượng nước trong bể, vệ sinh bể, vật trú ẩn và cấp nước mới, kết hợp tắm cho cá, sát trùng bể nuôi bằng nước muối 3%. Nước mới thay được xử lý bằng Iodine 4ppm, kết hợp sử dụng Formol 20ppm đánh trực tiếp vào bể nuôi để sát khuẩn trong môi trường nước, phòng bệnh cho cá.
    Sau 18 tháng nuôi, kết quả thu hoạch: số lượng 193 con; trọng lượng thu được 173,7kg (bình quân 0,9 kg/con), tỷ lệ sống chỉ đạt 47,8%; năng suất đạt 4,34 kg/m3.
    c. Kết quả nuôi thương phẩm trong ao đất
    Ao nuôi thương phẩm có diện tích = 1000m2, chiều cao = 1,8-2,2m, bùn đáy dày 20cm, pH đất 6,5. Dùng lưới nẹp quanh bờ cao 45cm nghiêng vào phía trong ao. Cải tạo ao đúng kỹ thuật, dùng vôi bột rải đều quanh ao 10kg/100m2 ao, phơi đáy ao 3 ngày. Lấy nước vào ao qua lưới lọc, gây màu bằng 2-3kg NPK/1000m2, tạt đều xuống ao. Sau 3 ngày tiến hành thả cá giống.
    Số lượng giống thả 1.000 con, mật độ 1con/m2, kích cỡ 82g/con. Trước khi thả, tắm cá bằng nước muối 3% trong thời gian 10-15 phút.
    Thức ăn và cách cho ăn tương tự như nuôi trong bể xi măng, tuy nhiên chỉ cho ăn ngày một lần vào 17-18h, trường hợp những ngày cá ăn mạnh có cho ăn thêm vào buổi sáng (8-9h) với khẩu phần ăn chiếm khoảng 30% khẩu phần cả ngày. Thức ăn được cho vào sàng có gờ cao, tránh rơi vãi thức ăn ra ngoài (bố trí 4 sàng).
    Chất lượng nước nuôi cá chình luôn được quản lý tốt, đảm bảo trong sạch và ổn định. Cống cấp và cống thoát được bố trí phù hợp tạo thành dòng chảy trong ao. Độ trong luôn đảm bảo khoảng 30-40cm. Thả các ống nhựa có đường kính 100-110mm xuống đáy ao cách chân bờ khoảng 1,5-2m làm nơi trú ẩn cho cá. Các ống này được bó lại với nhau (3-5 ống thành bó). Duy trì pH luôn ở khoảng 7,0-8,5, pH biến động dùng Dolomite 50kg/1.000m3 và Zeolite 7-10kg/1.000m3 để ổn định. Định kỳ 15 ngày bón vôi 2kg/100m2 và dùng men vi sinh xử lý làm sạch đáy ao như Pond_clear liều dụng 1kg/10.000m2 ao hoặc men vi sinh Hand_vest với liều 0,5kg/1.000 m2 ao/lần.


    Trường hợp phát hiện thấy cá có hiện tượng nhiễm khuẩn, sử dụng thuốc tím KMnO4 4ppm đánh xuống ao để diệt khuẩn, hạn chế mầm bệnh trong ao, xử lý lặp lại sau 2-3 ngày. Đồng thời dùng thuốc Tiên đắc (0,2g/kg cá) trộn vào thức ăn cho cá ăn 5 ngày liên tục để phòng bệnh, tăng cường thêm vitamin C trộn vào thức ăn, liều lượng 20g/kg thức ăn trong thời gian dùng thuốc.
    Sau thời gian nuôi 20 tháng, kiểm tra thấy cá đạt kích cỡ thương phẩm, tiến hành thu hoạch. Trước khi thu ngừng cho cá ăn 1-2 ngày, chuẩn bị thùng, bể lưu giữ, cấp nước sạch, thêm vitamin C vào nước (200g vitamin/m3) nhằm giảm sốc cho cá.
    Kết quả thu hoạch: số lượng 877 con; trọng lượng thu được 1.140,1kg (bình quân 1,3 kg/con); tỷ lệ sống 87,7%; năng suất đạt 11,4 tấn/ha.
    d. Đánh giá kết quả nuôi cá chình thương phẩm
    Tổng sản lượng thu hoạch của dự án đạt 1.313,8kg, tăng hơn 93,8kg so với yêu cầu hợp đồng thực hiện đã ký kết. Trong đó, sản lượng nuôi trong ao đất vượt 240,1kg so với dự kiến, nhưng sản lượng nuôi trong bể xi măng thì chưa đạt. Về kích thước thu hoạch, nhìn chung trọng lượng trung bình cá thể ở cả 2 mô hình đều đạt yêu cầu, sau 18 tháng nuôi trong bể, kích thước bình quân đạt 0,9 kg/con, sau 20 tháng nuôi trong ao đạt 1,3 kg/con. Theo đánh giá của chuyên gia bên cơ quan chuyển giao công nghệ, tốc độ phát triển của cá chình nuôi ở Nghệ An như trên là khá tốt.
    Tỷ lệ sống nuôi trong ao đất đạt khá cao (87,7%) gần bằng với dự kiến đặt ra (90%), cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ sống nuôi trong bể xi măng 47,8%. Năng suất nuôi trong bể chỉ đạt 4,34 kg/m3, chưa đạt mục tiêu đề ra (8,0 kg/m3). Năng suất nuôi trong ao đất đạt cao hơn so với mục tiêu, đạt 11,4 tấn/ha so với 9,0 tấn/ha, năng suất này cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3 (4-5 tấn/ha).
    Tổng lượng thức ăn cá sử dụng là 11.946kg. Hệ số chuyển đổi thức ăn FCR của mô hình nuôi trong bể xi măng là 9,7, trong ao đất là 9,0; Hệ số này khá cao so với mô hình nuôi trong bè ở An Giang (FCR= 6,5) và tương đương với mô hình nuôi trong ao đất ở Vũng Tàu. Nhìn chung, giá trị FCR trong nuôi cá chình như trên là cao.
    5. Kết quả tổ chức hội thảo nhân rộng mô hình
    Dự án đã tổ chức hội thảo, tập huấn nhân rộng mô hình cho trên 30 người là các cán bộ kỹ thuật và các hộ dân nuôi trồng thủy sản trên địa bàn như Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành. Qua hội thảo, các cán bộ kỹ thuật và người dân 3 huyện tham gia hội thảo đều nhận định cá chình hoa là một đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao, dễ nuôi, sinh trưởng và phát triển tốt trên địa bàn Nghệ An.
    III. KẾT LUẬN
    Dự án “Hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi thử nghiệm cá chình hoa thương phẩm tại Nghệ An” đã đem lại hiệu quả kinh tế và xã hội tích cực.
    - Hiệu quả kinh tế: Cá chình hoa là đối tượng có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ tốt, giá bán cao. Kích cỡ cá thương phẩm càng lớn có giá bán càng cao. Hiện tại, cá có kích cỡ từ 0,7-1,0kg có giá bán 250 ngàn đồng/kg, từ 1,0-2,0kg có giá bán 270 ngàn đồng/kg, trên 2,0kg có giá 300 ngàn đồng/kg. Tổng chi phí đầu tư là 299,760 triệu đồng, tổng thu đạt 351,252 triệu đồng, lãi ròng đạt 51,429 triệu đồng.
    - Hiệu quả xã hội: Dự án đã đưa đối tượng cá chình hoa vào nuôi thử nghiệm bước đầu có hiệu quả kinh tế, xây dựng được quy trình kỹ thuật nuôi, từ đó đem đến một đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế, có khả năng phát triển, nhân rộng phong trào nuôi nhằm tận dụng diện tích mặt nước, đa dạng đối tượng nuôi trong nước ngọt tại Nghệ An.
    Bên cạnh đó, dự án đã tổ chức tập huấn, hội thảo nhân rộng mô hình, phổ biến quy trình nuôi cho nhiều hộ dân ở các xã trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành, Nghi Lộc. Đặc biệt, cơ quan thực hiện dự án là một địa điểm tham quan học tập kinh nghiệm thuận lợi cho nông ngư dân trong tỉnh, người dân đến tham quan được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn các quy trình kỹ thuật cơ bản và kinh nghiệm thực tế cũng như tư vấn về việc cung cấp con giống, cơ sở thu mua… Vì vậy, có thể khẳng định dự án có khả năng và điều kiện lan rộng rất lớn./.
  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    ƯƠNG NUÔI CÁ CHÌNH HOA (Anguilla mamorata) TẠI TP. CẦN THƠ


    13/02/2012
    [​IMG]
    Ngày 06 tháng 02 năm 2012, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham gia cùng đoàn kiểm tra tiến độ thực hiện đề tài “Nghiên cứu phát triển kỹ thuật ương nuôi cá chình hoa (Anguilla mamorata) thâm canh đạt năng suất cao và có hiệu quả kinh tế ở Cần Thơdo Sở Khoa học – Công nghệ tổ chức. Đơn vị thực hiện đề tài là Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. Các nội dung kiểm tra đề tài chủ yếu:
    - Kiểm tra kết quả thực hiện thí nghiệm ương cá chình bột (Glass ell): Thí nghiệm ương cá chình bột trên bể được bố trí thực hiện tại khoa Thủy sản, trường Đại học Cần Thơ. Các thí nghiệm đã hoàn tất và kết quả số liệu sơ bộ đánh giá được ảnh hưởng của các yếu tố độ mặn, thức ăn, mật độ khác nhau đến tốc độ tăng trưởng của cá chình hoa từ bột lên giống. Kết quả quả ương cho tỷ lệ khá cao (TLS từ 63,34%-94,17% đối với thí nghiệm độ mặn; TLS từ 78,30-96,70% đối với thí nghiệm thức ăn và TLS từ 57,00 -96,70% đối với thí nghiệm mật độ).
    Kết quả là cơ sở để chọn lựa ứng dụng trong thực tế đồng thời là mở ra triển vọng di giống ương nuôi ở điều kiện thành phố Cần Thơ và Đồng bằng sông Cửu Long để hạn chế hao hụt và giảm chi phí giá thành con giống.
    - Kiểm tra kết quả thực hiện thí nghiệm ương giống tại hộ nuôi: ông Hà Ngọc Lễ, ấp Thới Hữu, xã Đông Hiệp, huyện Cờ Đỏ và hộ ông Võ Văn Chiến, ấp Đông Mỹ, xã Đông Thắng, huyện Cờ Đỏ. Các thí nghiệm vừa hoàn tất, số liệu sẽ được tổng hợp để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố thức ăn và mật độ khác nhau đến tốc độ tăng trưởng của cá chình hoa giai đoạn từ giống nhỏ lên giống lớn chuẩn bị cho nuôi thương phẩm.Kết quả kiểm tra sơ bộ cho thấy cá chình sau 10 tháng ương có trọng lượng từ 100g-500g/con, cá phân đàn khá lớn.
    Sắp tới Khoa Thủy sản sẽ tiếp tục triển khai thí nghiệm nuôi thương phẩm cá chình hoa trên bể tại các hộ nuôi nêu trên tại huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ. Kết quả thành công của đề tài sẽ mở ra triển vọng ương, nuôi cá chình hoa, một đối tượng thủy sản có giá trị cao.

    (Lệ Hoa)
  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Chế biến thức ăn nuôi cá chình hoa


    Cập nhật lúc: 03:44 PM, 13/12/2011
    (Thủy sản Việt Nam) - Cá chình hoa (Anguilla marmorata), hiện nay chủ yếu được nuôi bằng thức ăn là cá tạp, nguồn không chủ động, nguy cơ ô nhiễm môi trường và dịch bệnh cao. Vì vậy, thức ăn hỗn hợp chế biến là cách tốt nhất để mang lại hiệu quả khi nuôi đối tượng này.
    Thành phần nguyên liệu
    Thức ăn hỗn hợp cho cá chình hoa được chế biến từ các nguyên liệu gồm: Bột cá, bột đậu nành, bột mỳ, bột cám gạo. Trong đó, tỷ lệ các nguyên liệu được chia tỷ lệ như sau:

    [​IMG]
    Bảng thành phần nguyên liệu chế biến thức ăn hỗn hợp
    Phương pháp chế biến
    Thức ăn hỗn hợp được chế biến theo các bước sau:
    Bước 1: Cân nguyên liệu: Nguyên liệu được dùng để chế biến làm thức ăn cho cá phải đảm bảo chất lượng, không ôi thiu, đặc biệt là không bị mốc. Dùng cân đồng hồ để cân nguyên liệu, khi cân phải có độ chính xác cao để đảm bảo thành phần đạm trong thức ăn sau khi chế biến.
    Bước 2: Phối trộn: Các nguyên liệu: Bột cá, bột đậu nành, bột mỳ, bột cám gạo được trộn đều.
    Bước 3: Gia nhiệt các nguyên liệu tiến hành trong bước 2 được đem vào nấu chín
    Bước 4: Tạo viên ẩm, nguyên liệu sau khi được nấu chín, để nguội rồi tiến hành cho dầu cá, Premix khoáng, Premix vitamin trộn đều và đưa vào máy đùn thức ăn để tạo viên
    Bước 5: Bảo quản lạnh: Thức ăn ẩm hỗn hợp sau khi được chế biến có thể bảo quản bằng tủ bảo ôn, tủ lạnh trong khoảng 5-7 ngày cho cá ăn dần.
    [​IMG]
    Cho ăn và quản lý thức ăn
    Cho cá ăn hàng ngày với lượng từ 5-10% trọng lượng cá trong ao. Cho cá ăn theo 4 định là: định chất, định lượng, định địa điểm và định thời gian.
    Cho cá ăn 2 lần/ngày, buổi sáng (7-8h), buổi chiều (16-19h). Thức ăn được cho vào sàng cho cá ăn làm bằng khung sắt hình vuông, đặt cố định ở 4 góc ao cách bờ 1m.
    Chú ý: Khi nhiệt độ thấp hơn 250C hoặc cao hơn 340C thì phải giảm lượng thức ăn. Điều chỉnh lượng thức ăn sao cho cá ăn vừa hết trong thời gian 1h. Cá chình hoa có đặc điểm là kiếm ăn vào buổi tối nên khẩu phần ăn của cá vào buổi chập tối bằng 70% tổng lượng thức ăn của cá trong ngày.
    Nuôi cá chình hoa thương phẩm bằng thức ăn hỗn hợp kết hợp với cá tạp sẽ giúp cá nâng cao tỷ lệ sống (96%) và hệ số chuyển đổi thức ăn thấp (3,05).
    >> Phương pháp chế biến thức ăn hỗn hợp cho cá chình hoa là kết quả từ công trình “Nghiên cứu sử dụng thức ăn hỗn hợp trong ao nuôi thương phẩm cá chình hoa”, của KS Trần Trung Thành. Người nuôi cá chình quan tâm có thể liên hệ với KS Trần Trung Thành - Trung tâm KN-KN Nghệ An - Điện thoại 0915.770.844.

    Kỹ sư Trần Trung Thành
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Kỹ thuật nuôi con Dúi

    [​IMG]



    Con Dúi có tên khoa học là Atherrurus macrourus, họ với nhím Hisricidae, bộ gặm nhấm Rodentica, nhóm thú.
    Con Dúi có tên khoa học là Atherrurus macrourus, họ với nhím Hisricidae, bộ gặm nhấm Rodentica, nhóm thú.
    Hiện nay mô hình nuôi Dúi mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho người nông dân. Con Dúi trong tự nhiên đang càng ngày càng khan hiếm dần do bị con người săn bắt. Cho nên, lượng Dúi không đủ cung cấp cho thị trường.
    Dúi được xếp vào loại thức ăn đặc sản, thịt thơm ngon, mát, giàu đạm. Giá Dúi thương phẩm (còn sống nguyên con) trên thị trường Việt Nam hiện ở mức 200.000 đồng/kg. Con Dúi dễ nuôi, chi phí đầu tư thấp (chuồng trại, con giống, thức ăn), ít nhân công, vòng xoay vốn nhanh, ít rủi ro. Dúi đẻ rất sai, một năm 4 lứa, mỗi lứa 3-6 con. Hiện nay Dúi giống trên thị trường có giá từ 300.000-400.000 đồng/kg.
    Trước nhu cầu của thị trường, bà con ở tỉnh Nghệ An nói chung, huyện Diễn Châu nói riêng đã đưa đối tượng này vào nuôi, tuy nhiên mô hình nuôi con Dúi xuất hiện chưa nhiều... Để giúp bà con nông dân tham khảo và có thể tổ chức nuôi, chúng tôi xin giới thiệu một số kỹ thuật cơ bản nuôi con Dúi như sau:
    1. Chuồng trại và dụng cụ nuôi
    Con Dúi thích ánh sáng tán xạ, cho nên chuồng nuôi ta nên làm nửa sáng, nửa tối, không cần ánh sáng trực tiếp, tránh mưa tạt, gió lùa và nắng nóng, đảm bảo khô ráo, sạch sẽ và thoáng mát. Nền và sân chuồng nên láng bằng bê tông dốc 1-2%, dày 8-10cm để Dúi không đào hang và chui ra ngoài... Xung quanh rào bằng lưới ô vuông hoặc lưới B40, cao 1,0-1,5 m, phía trước có cửa ra vào thuận lợi. Mỗi ô chuồng nuôi 1 đến 2 con chỉ cần khoảng 1m2. Hệ thống cống rãnh thoát nước thiết kế ở phía sau, ngoài chuồng.
    Trong tự nhiên con Dúi hay ở hang nên ta cũng có thể làm hang nhân tạo cho chúng (bằng tôn uốn cong hoặc bằng ống cống đường kính 30-40cm) và để ở ngoài sân chơi để tiện vệ sinh.
    2. Thức ăn
    Thức ăn của con Dúi phong phú và đa dạng, bao gồm tất cả các loại rau, củ, quả, rễ cây, mầm cây ngọt bùi đắng chát... thức ăn tinh hỗn hợp, thức ăn bổ sung khoáng, sinh tố... thức ăn động vật gồm: côn trùng, ốc, giun đất...
    *Về khẩu phần thức ăn trung bình cho 1 con/ngày như sau:
    - Dúi 2-3 tháng tuổi: 50-100g rau, củ quả; 5-10g thức ăn hỗn hợp và 5-10g lúa,ngô, đậu các loại.
    - Dúi 3-6 tháng tuổi: 100-250g rau, củ quả;10-15g thức ăn hỗn hợp, 5-15g thức ăn hạt thóc và 3-10g khô dầu lạc.
    - Dúi 6-9 tháng tuổi: 250-350g rau, củ quả;15-30g thức ăn hỗn hợp; 15-30g thức ăn hạt các loại và 10-20g khô dầu lạc.
    Có thể thay khô dầu lạc bằng giun đất, côn trùng (kiến, mối, sâu bọ...), thức ăn tinh hỗn hợp có thể dùng thức ăn viên cho gà con, vịt con một tháng tuổi của các hãng chế biến thức ăn.
    Chúng ta có thể điều chỉnh lượng thức ăn bằng cách quan sát, nếu sau 12 giờ cho ăn thấy Dúi ăn hết thì bổ sung thêm, ngược lại nếu thức ăn còn thừa nhiều thì giảm bớt những lần cho ăn sau. Khi cho ăn đủ thức ăn rau, củ, quả tươi thì Dúi không cần uống nước hoặc uống ít nước. Thức ăn còn thừa sau 12 giờ bị vàng úa, chua, mốc phải loại bỏ đi. Đảm bảo cho Dúi có thức ăn tươi, xanh, sạch đề phòng bệnh tiêu chảy, Dúi sẽ khỏe mạnh và ít dịch bệnh... Dúi thường chịu rét tốt hơn chịu nóng, nếu nóng trên 350C, cần có quạt thông gió cho thoáng mát.
    3. Thu hoạch
    Trước khi bán thịt 30-40 ngày, vỗ béo cho Dúi ăn bằng cơm, tấm gạo, bắp xay 60-70% trộn với 30-40% thức ăn đậm đặc hoặc thức ăn tinh hỗn hợp loại dùng cho gà con, vịt con một tháng tuổi. Dúi tăng trọng rất nhanh và béo khỏe, có thể đạt 0,5-0,7kg/tháng, bán được giá và cho hiệu quả kinh tế rất cao.
    4. Phòng và chữa bệnh
    Để phòng bệnh tốt cho con Dúi, tuyệt đối chuồng trại phải đảm bảo khô ráo, sạch sẽ và thoáng mát, tránh mưa tạt, gió lùa, nắng nóng và không cần ánh sáng trực tiếp... Con Dúi là động vật hoang dã mới được thuần hóa, sức đề kháng rất mạnh nên ít dịch bệnh. Tuy nhiên, Dúi vẫn bị một số bệnh thông thường như bệnh ký sinh trùng ngoài da, bệnh đường ruột...
    *Bệnh ký sinh trùng ngoài da:
    Do ve, mò (1 loài ký sinh) cắn gây nên ghẻ, lở, ta có thể dùng thuốc kháng sinh bôi hoặc Dúi tự liếm cũng có thể khỏi. Để phòng bệnh, ta nên định kỳ vệ sinh sát trùng, tẩy dọn chuồng trại xung quanh 1 đến 2 lần/tháng.
    *Bệnh đường ruột
    Do khẩu phần thức ăn cung cấp không đầy đủ thành phần và giá trị dinh dưỡng... nên con Dúi có thể bị tiêu chảy. Trong trường hợp đó, ta có thể dùng thuốc để trị bệnh tiêu chảy hoặc bổ sung thêm thức ăn, nước uống đắng, chát như ổi xanh, rễ cau, rễ dừa... Để phòng bệnh tiêu chảy, không nên sử dụng các thức ăn hôi thối, ẩm mốc, khẩu phần thức ăn phải phong phú và đa dạng.


    [​IMG]

    Hiện nay, trên địa bàn huyện Diễn Châu có hộ anh Nguyễn Ngọc Lệ và hộ anh Trần văn Thiên (Xóm 3 - xã Diễn Đoài) đang nuôi thử 2 đôi Dúi sinh sản. Đây là mô hình nuôi mới nên bà con ta thường xuyên trao đổi kinh nghiệm nuôi với nhau để nhân rộng đối tượng nuôi mới này./.

    Hồ Hữu Sơn - Trạm Khuyến nông Khuyến ngư huyện Diễn Châu
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Làm giàu từ con dúi
    31/10/2011 11:17 GMT+7




    Hiện nay, việc nông dân phát triển kinh tế hộ gia đình bằng nghề chăn nuôi các loại động vật hoang dã như cá sấu, nhím, trăn... được xem là khá hiệu quả. Ở Vĩnh Phúc và Phú Thọ, mô hình nuôi dúi, một loài động vật gặm nhấm, cũng đang được xem là một nghề mới có tính hiệu quả kinh tế cao.

    Dúi là động vật gặm nhấm, sống nhiều ở các khu rừng nhiều tre nứa tại các tỉnh phía Bắc như: Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu. Vĩnh Phúc… Trong tự nhiên, dúi thường ăn các loại củ quả, măng tre, rễ cây rừng, thịt rất thơm ngon và được xem là đặc sản nên bán rất được giá. Tuy nhiên, trong khoảng chục năm gần đây, dúi rừng ngày càng ít xuất hiện. Do vậy, nhu cầu nuôi dúi bắt đầu được nhiều người chú ý và phát triển.
    Hiện nay, Vĩnh Phúc được xem là địa phương có nghề nuôi dúi phát triển nhất cả nước. Ở thôn Lâm Xuyên, xã Tam Hợp, tỉnh Vĩnh Phúc có gia đình anh Dương Văn Phương được xem là một trong những hộ nuôi dúi giống nhiều nhất ở Vĩnh Phúc với khoảng 400 con cả đực và nái. Anh Phương cho biết, do nghề nuôi dúi mang lại hiệu quả kinh tế nhanh nên rất nhiều người đã tìm đến anh để học hỏi kinh nghiệm nuôi dúi. Nhiều nông dân ở các tỉnh trong Nam như Đồng Nai, Gia Lai… cũng lặn lội tìm ra tận nhà anh để mua giống về nuôi. Với kinh nghiệm của mình anh Phương cho biết sẽ sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho những ai muốn phát triển nghề nuôi dúi để làm giàu.

    [​IMG]
    [FONT=&quot]Dúi là một con vật dễ nuôi và không tốn nhiều công chăm sóc.
    [​IMG]
    [FONT=&quot]Diện tích chuồng nuôi cũng không cần quá rộng.
    [​IMG]
    [FONT=&quot]Thức ăn của dúi đơn giản chỉ là tre, mía, lõi ngô.
    [​IMG]
    [FONT=&quot]Sơ chế mía và tre làm thức ăn cho dúi.
    [​IMG]
    [FONT=&quot]Dúi là con vật dễ nuôi và dễ thuần hóa.[/FONT]
    [​IMG]
    [FONT=&quot]Dúi trưởng thành nặng khoảng 1,5kg là có thể xuất chuồng bán thịt.[/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT]
    Cũng giống như anh Dương Văn Phương ở Vĩnh Phúc, gia đình ông Trần Văn Quỳ ở ở Phú Thọ cũng được coi là đi đầu trong phong trào nuôi dúi ở địa phương. Hiện gia đình ông đang nuôi khoảng gần 40 cặp dúi. Ông Quỳ cho biết, năm 2009, ông được người quen tặng một cặp dúi bắt được ở rừng. Sau một thời gian nuôi thử, ông nhận thấy dúi là một con vật khá hiền lành, dễ nuôi và vốn ban đầu không quá tốn kém. Chỉ cần một gian nhà rộng chừng 50m2 là đã có thể xây dựng được khoảng 100 ô chuồng nuôi dúi với diện tích chưa đầy 0,5m2/một chuồng. Thức ăn chính của dúi khá đơn giản và dễ kiếm, chủ yếu là các cây thuộc họ nhà tre, mía, thậm chí cả lõi ngô. Dúi sinh sản khá nhanh, một năm khoảng 4 lứa, mỗi lứa khoảng 3 đến 6 con. Một cặp dúi giống hiện có giá trên dưới 1 triệu đồng, còn bán lấy thịt thì khoảng 400 nghìn đồng/kg. Như vậy, bình quân mỗi năm, một hộ nuôi khoảng 100 con dúi thịt, mỗi con nặng khoảng 2kg, cũng có thể cho thu nhập khoảng 80 triệu đồng.
    Có thể nói, mô hình nuôi dúi đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nghề nuôi dúi vừa giúp người nông dân phát triển kinh tế mà không phải phụ thuộc vào điều kiện thiên nhiên, thời tiết như làm ruộng, vừa khắc phục được tình trạng khai thác và tận diệt nguồn thú hoang dã trong tự nhiên, góp phần bảo vệ được sự cân bằng về sinh thái./.

    Bài: Hà Anh - Ảnh:Trần Huấn
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này