Làm giàu từ Vườn - Ao - Chuồng - Rừng với niềm tin thắng lợi và tình yêu quê hương .

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 30/01/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3907 người đang online, trong đó có 255 thành viên. 07:28 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 122034 lượt đọc và 821 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Phù Đổng đổi thay nhờ nuôi bò sữa


    26/08/2011 11:40 GMT+7




    Xã Phù Đổng (huyện Gia Lâm - Hà Nội) xưa nổi tiếng là vùng trồng dâu nuôi tằm. Bước vào thời kinh tế thị trường, nghề tằm tang xưa không còn được trọng dụng nên mai một dần. Cuộc sống của người dân vì thế cũng ngày một khó khăn hơn. Để tạo lập cuộc sống mới ngay trên chính quê hương mình, người Phù Đổng đã xoay sở đủ cách và rồi cái nghề chăn nuôi bò sữa đã đến với họ như một giấc mơ.

    Nghề chăn nuôi bò sữa bắt đầu manh nha ở Phù Đồng từ năm 1992, nhưng phải đến năm 1999 mới có những bước phát triển đáng kể về quy mô và hiệu quả. Theo thống kê của Hợp tác xã Dịch vụ Chăn nuôi bò sữa xã Phù Đổng, hiện Phù Đổng có 3 thôn đang làm kinh tế từ việc chăn nuôi bò sữa là thôn Phù Dực 1, Phù Dực 2 và thôn Phù Đổng. Toàn xã có 1600 con bò sữa, trong đó có 800 con đang đưa vào khai thác. Trung bình mỗi hộ chăn nuôi 2 - 4 con, nhà nhiều nhất chừng 10-12 con, cho thu nhập khoảng 50 - 70 triệu/tháng.
    [​IMG]
    Phát triển chăn nuôi bò sữa, góp phần nâng cao đời sống người dân Phù Đổng.
    [​IMG]
    Hàng ngày, người dân Phù Đổng đi cắt cỏ hai lần để đảm bảo khẩu phần ăn cho bò sữa.
    [​IMG]
    Đến nay, toàn xã Phù Đổng có tất cả 1600 con bò, trong đó 800 con đang được khai thác lấy sữa.
    [​IMG]
    Tắm rửa cho bò trước khi lấy sữa.
    [​IMG]
    Bò sau khi đã tắm rửa sạch sẽ, người dân bắt đầu vắt sữa. Trung bình một ngày mỗi hộ dân ở Phù Đổng lấy được 100 lít sữa.
    [​IMG]
    Hàng ngày, vào sáng sớm và chiều tối, người dân Phù Đổng lại tấp nập đi bán sữa ở các điểm thu mua sữa trong xã.
    [​IMG]
    Đến nay, nghề chăn nuôi bò sữa đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở Phù Đổng.
    [​IMG]
    Người dân Phù Đổng đưa thêm giống cỏ Mulato vào trồng để đảm bảo thức ăn chăn nuôi cho đàn bò.
    Từ năm 1999, khi việc chăn nuôi bò sữa bắt đầu phát triển mạnh ở Phù Đổng, nhiều dự án ngành nghề liên quan đến sữa cũng được đầu tư về đây. Trong đó phải kể đến chương trình hợp tác giữa Bỉ và Việt Nam với việc đầu tư máy sơ chế sữa cho Hợp tác xã Dịch vụ chăn nuôi bò sữa Phù Đổng. Theo đó, chất lượng sữa thu mua của xã được bảo đảm và dần đưa Phù Đổng trở thành một trong những nơi thu mua sữa lớn của các công ty sữa ở khu vực phía Bắc.
    Sản phẩm sữa của Phù Đổng hiện đang được cung cấp cho 3 đơn vị chính là Công ty sữa Vinamilk, Dozy và Công ty sữa quốc tế IDP. Hiện nay, giá thu mua sữa tại Phù Đổng vào khoảng 11.000 đồng/kg; hộ nào có đàn bò nuôi đúng quy trình, cho chất lượng sữa tốt, đạt tiêu chuẩn, giá có thể lên tới 12.500 đồng/kg. Bên cạnh đó, do nhu cầu tiêu dùng sữa trên thị trường đang ngày càng tăng nên các công ty thu mua sữa cũng có nhiều chế độ khuyến khích, tạo động lực cho người chăn nuôi bò sữa ở Phù Đổng mạnh dạn đầu tư phát triển nghề.
    Bà Nguyễn Thị Sỉu, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Phù Đổng cho biết, với doanh thu khoảng hơn 20 tỉ đồng/năm, thu nhập từ nghề chăn nuôi bò sữa chiếm 1/3 tổng giá trị kinh tế của toàn xã và hiện đang là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.
    Để phát triển nghề nuôi bò sữa theo hướng bền vững, xã Phù Đổng không chủ trương phát triển về số lượng đàn bò sữa mà tập trung vào chất lượng sữa cho đàn bò. Do đó, Hội Nông dân xã Phù Đổng không chỉ tạo điều kiện cho các hộ nâng cao chất lượng đồng cỏ mà còn hỗ trợ vốn để người dân có thể nâng cao hơn nữa chất lượng đàn bò sữa của mình.
    Được biết, trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng sữa cũng như đảm bảo chất lượng giống cho đàn bò, xã Phù Đổng sẽ mở rộng hướng hợp tác với Trung tâm Chăn nuôi gia súc lớn Hà Nội để đưa giống bò lai Sind vào chăn nuôi và giống cỏ Mulato vào làm nguồn thức ăn mới cho bò. Hi vọng trong tương lai không xa, bộ mặt kinh tế của Phù Đổng sẽ có nhiều thay đổi lớn. Và Phủ Đổng sẽ trở thành nguồn nguyên liệu sữa chính của các nhà máy sữa ở khu vực phía Bắc./.

    Bài: Ngân Hà - Ảnh: Trịnh Văn Bộ
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Cá tầm ở Đa Mi


    14/01/2011 17:35 GMT+7




    Lần đầu tiên, giống cá tầm, một giống cá nổi tiếng sống chủ yếu tại các vùng nước lạnh ở Nga, đã được nhân nuôi thành công tại vùng hồ thủy điện Đa Mi thuộc khu vực huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận, mở ra một hướng phát triển kinh tế mới trên vùng đất núi rừng Nam Trung Bộ này




    Trước đây, hồ Đa Mi chỉ có nhiệm vụ chứa nước phục vụ cho Nhà máy thủy điện Đa Mi nên nước lúc nào cũng đầy và ổn định. Thế nhưng, không ai biết tận dụng nó để sử dụng vào việc gì nên người ta gọi nó là vùng nước “chết”.
    Tháng 6/2008, kỹ sư thủy sản Trần Văn Tuấn và một số kỹ sư thủy sản người Việt khác từng có thời gian học tập và công tác lâu năm tại Nga đã đến Đa Mi để tham quan du lịch. Khi đến đây, mọi người phát hiện ra vùng nước này rất thích hợp với việc nuôi cá tầm vì hồ có độ sâu bình quân khoảng 50m, mực nước luôn ổn định, độ lạnh phù hợp và đặc biệt là nguồn nước không bị ô nhiễm… nên nhóm quyết định đưa giống cá tầm về hồ Đa Mi nuôi thử.

    [​IMG]
    Toàn cảnh hồ thủy điện Đa Mi và những chiếc l ồng nuôi cá tầm của Công ty Cổ phần Tầm Long - Đa Mi.
    [​IMG]
    Hàng ngày, các nhân viên kỹ thuật của Công ty Cổ phần Tầm Long - Đa Mi phải kiểm tra trọng lượng, sức khỏe cho từng đàn cá.
    [​IMG]
    Cá tầm trưởng thành chuẩn bị xuất bán.
    [​IMG]
    Bè phân loại cá tầm trước khi xuất bán.
    [​IMG]
    Phòng kỹ thuật theo dõi quá trình nuôi cá tầm.
    [​IMG]
    Vận chuyển thức ăn ra
    l ồng nuôi cá tầm.
    [​IMG]
    Nuôi cá tầm mở ra một hướng phát triển kinh tế mới trên vùng đất núi rừng Nam Trung Bộ.
    [​IMG]
    Nếu dự án khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp được Công ty Tầm Long - Đa Mi triển khai thực hiện,
    hồ Đa Mi sẽ là một điểm nhấn đặc sắc trong quần thể khu du lịch Hàm Thuận - Đa Mi.

    Sau khi hoàn tất thủ tục đầu tư, nhóm đã thành lập Công ty cổ phần Tầm Long - Đa Mi do kĩ sư Trần Văn Tuấn làm Giám đốc. Thời gian đầu, Công ty đưa vào nuôi thử nghiệm 20
    l ồng với 23.000 con cá giống. Sau 3 tháng, cá tầm phát triển khá tốt, không bị bệnh nên Công ty quyết định phát triển thêm 30 l ồng nữa. Cuối năm 2008, Công ty xuất bán lứa đầu tiên được khoảng 15 tấn với giá 250.000 đồng/1kg (giá bán sỉ tại hồ). Anh Vũ Đức Tâm, kĩ sư trưởng Công ty cổ phần Tầm Long - Đa Mi cho biết: “Nuôi cá tầm không khó như các con cá khác vì cá tầm có nguồn gốc từ loài cá mập búa nên có thể chất rất khỏe, ít bị dịch bệnh. Thức ăn chủ yếu là thức ăn tổng hợp nên rất dễ chăm sóc. Cá tầm lớn rất nhanh trong 3 tháng đầu. Sau 1 năm có con đạt trọng lượng từ 2,5 đến 3kg/con”.
    Hiện tại, Công ty chỉ đủ sản lượng xuất bán trong nước nên giá thành vẫn còn thấp. Về lâu dài, Công ty sẽ đầu tư khoảng 1.000
    l ồng trên diện tích 600 ha mặt nước của lòng hồ Đa Mi để nuôi cá tầm xuất khẩu sang Nga. Theo các chuyên gia Nga từng được Công ty Cổ phần Tầm Long - Đa Mi thuê khảo sát, hồ thủy điện Đa Mi đảm bảo đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về nhiệt độ, môi trường trong sạch, có dòng chảy thích hợp, cho nên nếu đầu tư đúng mức, nơi đây sẽ trở thành trung tâm sản xuất cá tầm và trứng cá đen uy tín hàng đầu của Việt Nam và thế giới.
    Hiện nay, giống cá tầm được nuôi thành công tại Việt Nam bao gồm các loài như: cá tầm Sterlet, cá tầm Siberi, cá tầm Nga được nhập khẩu hoàn toàn từ nước Nga. Để đảm bảo nguồn giống và kĩ thuật nuôi, Công ty đã thuê 3 chuyên gia kĩ thuật người Nga đảm bảo việc ấp trứng và nuôi cá tầm. Sau khi xuất bán, thịt cá tầm nuôi tại hồ Đa Mi có chất lượng không khác biệt với cá tầm sống ngoài thiên nhiên. Năm 2009, Công ty đã xuất được 150 tấn cá tầm. Công ty dự kiến trong thời gian tới sẽ nhập thêm các loại cá tầm của Nga về nghiên cứu và xây dựng một trại tự làm giống cá tầm đầu tiên của Việt Nam.
    Từ lâu, thịt và trứng cá tầm được buôn bán trên thế giới như là đồ cao lương mĩ vị. Ở Việt Nam, cá tầm thường được dùng để chế biến các món như: xông khói, làm gỏi, xào cay, lẩu, chiên... và trở thành món ăn cao cấp dành cho giới “quý tộc”... Tại Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Cá tầm Phương Nam (54, Nguyễn Đình Chiểu, quận 1) là nơi chuyên kinh doanh, cung cấp các món ăn chế biến từ cá tầm với giá khoảng 250.000 đồng/kg thịt cá và khoảng 1.000 USD/kg trứng.
    Được biết, tại Đa Mi, Công ty Cổ phần Tầm Long - Đa Mi không những chỉ muốn phát triển nghề nuôi cá tầm với quy mô công nghiệp mà còn hướng đến một dự án du lịch nghỉ dưỡng cao cấp vì nơi đây có hồ nước đẹp, khí hậu mát mẻ, trong lành, là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư du lịch sinh thái chất lượng cao. Ngoài ra, hồ Hàm Thuận - Đa Mi có vị trí nằm giữa ba thành phố du lịch lớn là Phan Thiết - Đà Lạt - Nha Trang, nên rất thuận lợi để xây dựng và phát triển một khu du lịch nghỉ mát độc đáo của Bình Thuận.
    Dự kiến, bước đầu Công ty sẽ đầu tư xây dựng trên khoảng 50ha đất thuộc khu vực quanh hồ thủy điện Đa Mi. Sau khi hoàn thành, nơi đây sẽ trở thành một khu nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, kết hợp tham quan, thưởng thức cá tầm phục vụ cho các đối tượng khách cao cấp. Tương lai không xa, nếu dự án khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp được Công ty Tầm Long - Đa Mi triển khai thực hiện, gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái cũng như môi trường nước trong hồ Đa Mi, tin rằng khu vực này sẽ là một điểm nhấn đặc sắc trong quần thể khu du lịch Hàm Thuận - Đa Mi./.

    “Cá tầm xuất hiện trên trái đất cách đây khoảng 200 triệu năm. Đây là loài cá sống chủ yếu ở vùng nước lạnh tại các nước có khí hậu ôn đới. Do cá tầm mang lại hiệu quả kinh tế cao nên nạn đánh bắt cá tầm tự nhiên đã diễn ra trên thế giới trong nhiều năm qua khiến cho cá tầm có nguy cơ bị tuyệt chủng. Vì thế, Liên hợp quốc đã ra công ước về hoạt động buôn bán quốc tế các loại động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng (CITES) áp đặt lệnh cấm nhập khẩu trứng cá tầm đánh bắt từ thiên nhiên”.
    Bài: Hữu Thành - Ảnh: Kim Sơn, Hữu Thành, Minh Quốc
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Phát triển nuôi cá nước lạnh: Sáu điểm yếu cần khắc phục


    Cập nhật lúc: 10:12 AM, 21/11/2011
    (Thủy sản Việt Nam) - Nghề nuôi cá nước lạnh tuy mới du nhập vào nước ta nhưng nhanh chóng có sức lan tỏa nhất định. Ông Kim Văn Tiêu, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quốc gia đã chia sẻ về nghề nuôi mới mẻ này.
    Thưa ông, vì sao nghề nuôi cá nước lạnh có sức lan tỏa lớn đến vậy?
    Đề án nuôi thử nghiệm cá nước lạnh được Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I khởi động năm 2005 tại Thác Bạc, Sapa, Lào Cai, sau đó chuyển vào nuôi thử nghiệm tại tỉnh Lâm Đồng vào năm 2007. Đến nay, phong trào nuôi cá nước lạnh đã phát triển mạnh trên 14 tỉnh, điển hình là Lào Cai, Lâm Đồng, Lai Châu, Yên Bái, Tuyên Quang, Sơn La… Nhiều cá nhân, tổ chức đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để nuôi cá nước lạnh.
    Sở dĩ phong trào nuôi cá nước lạnh phát triển mạnh như vậy là vì tính hiệu quả của nó, giá bán cá hồi thương phẩm vào mùa vụ tại các khu vực sản xuất là 300.000 đồng/kg, hiện nay đã tăng lên 450.000 đồng/kg mà cũng không có để bán, trong khi đó giá thành sản xuất chỉ khoảng 140.000 đồng/kg. Đối với nuôi cá tầm lấy trứng, hiệu quả còn cao hơn nhiều lần so với nuôi cá hồi… Điều đó đã lý giải tại sao phong trào nuôi cá nước lạnh lại phát triển nhanh như vậy.
    [​IMG]
    Ương giống cá tầm ở Sapa, Lào Cai Ảnh: Hải Đăng
    Được biết, mục tiêu mà Bộ NN&PTNT đề ra đến năm 2015 tổng sản lượng cá nước lạnh đạt 1.500 tấn (tăng gần 2 lần so với hiện nay), theo ông, để đạt được mục tiêu này, cần phát huy và khắc phục ưu nhược điểm gì?
    Dự án phát triển nuôi thủy đặc sản do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quốc gia chủ trì giai đoại 2011 - 2013 đã xây dựng mô hình nuôi cá hồi tại tỉnh Lào Cai, Lâm Đồng và nuôi cá tầm tại tỉnh Thái Nguyên, Đắk Lắk với tổng kinh phí trên 4 tỷ đồng đang phát huy hiệu quả tích cực trong việc thúc đẩy phong trào nuôi cá nước lạnh của cả nước, kinh phí này rất ít so với khoản đầu tư nuôi cá nước lạnh phải chi phí.
    Tuy nhiên, bên cạnh hiệu quả đạt được đáng khích lệ đó còn có những bất cập cần khắc phục:
    Một, phát triển chưa có quy hoạch: Đến nay phong trào phát triển nuôi cá nước lạnh vẫn tự phát, mạnh ai nấy làm, người làm sau trèo lên phía trên người làm trước gây ô nhiễm nguồn nước nên dịch bệnh là điều khó trách khỏi.
    Hai, về giống: Hiện nay, nước ta chỉ sản xuất được cá hồi, còn cá tầm phải nhập khẩu trứng đã thụ tinh về ấp với giá rất cao, khoảng 10.000 đồng/quả, dự kiến đến năm 2015 chúng ta mới chủ động được giống hoàn toàn. Do việc nuôi cá nước lạnh hiệu quả cao nên nhiều doanh nghiệp nuôi thương phẩm cá nước lạnh lần lượt ra đời, mở rộng đến tất cả những nơi có thể nuôi được như khe suối, sông, hồ… trong khi chúng ta chưa sản xuất được giống cá tầm, giống cá hồi tuy sản xuất được nhưng giá thành còn cao. Đã xảy ra tình trạng làm ăn chụp giật kiểu “đánh nhanh rút gọn” miễn bán được giống, lãi càng nhiều càng tốt, người mua bị thiệt, đây là dấu hiệu bất ổn.
    Ba, thức ăn: Chúng ta vẫn phải nhập khẩu thức ăn cho cá nước lạnh từ các nước Pháp, Phần Lan…; năm 2011 nhập khoảng 350 tấn. Nếu chúng ta không sản xuất được thức ăn trong nước thì khó giảm được giá thành cá thương phẩm, vậy cá nước lạnh vẫn là loại thực phẩm chỉ bán trong các nhà hàng đặc sản mà xa vời với người lao động.
    Bốn, về vốn: Để có 1 ha mặt nước nuôi cá nước lạnh, người dân phải chi phí 20 tỷ đồng, đây là số vốn đầu tư rất cao, nếu không có sự giúp đỡ của nhà nước thì nghề cá nước lạnh phát triển thiếu bền vững.
    Năm, về thị trường: Chưa xây dựng được thương hiệu, chưa có quy trình nuôi chuẩn, hiện nay vẫn mạnh ai nấy làm, mạnh ai nấy bán, nuôi theo kinh nghiệm. Chưa thành lập được Hiệp hội nuôi cá nước lạnh Việt Nam nên thiếu định hướng, lợi ích người nuôi cá chưa được bảo vệ.
    Sáu, đội ngũ cán bộ: Chưa đào tạo được nhiều chuyên gia về lĩnh vực này nên hiện nay thiếu đội ngũ cán bộ giỏi giúp các doanh nghiệp phát triển nuôi cá nước lạnh trên các địa hình.
    >> Sản lượng cá nước lạnh cả nước hiện nay ước đạt 800 tấn, riêng tỉnh Lâm Đồng sản lượng tăng nhanh chóng mặt; năm 2007 sản lượng là 20 tấn, năm 2011 dự kiến là 400 tấn, sau 5 năm sản lượng tăng lên 20 lần, bình quân tăng 4 lần/năm.

    PV
    (Thực hiện)
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Vẫy vùng theo con cá tầm


    TT - Hồ nước thẫm lạnh giữa bao bọc núi rừng. Bơi ra giữa dòng nước, chuẩn bị lặn xuống lòng l ồng, Nguyễn Hữu Tuấn - 25 tuổi, kỹ sư thủy sản, từ Đô Lương, Nghệ An đến đây - hả hê nói như hét vào không gian hoang dã: “Sờ được loài cá này đã là hạnh phúc!”...

    [​IMG]

    Kỹ sư Tuấn và một con cá tầm - Ảnh: N.H.T.
    Quẫy vật một hồi mới ôm gọn được một chú cá có vây tia, da trơn, dài cả thước, nặng chừng 15kg. Tuấn bảo: “Cá tầm đấy. Nó có thể dài từ 2-5m, trọng lượng có thể đạt 500kg...”.
    Tiếng gọi cá tầm
    Tuấn có mặt giữa rừng núi này, nơi lòng hồ thủy điện Đạ Mi (vùng giáp ranh giữa Lâm Đồng với Bình Thuận, thuộc địa phận xã La Ngâu, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận), để hiểu, để chinh phục cá tầm.
    Trước ngày Tuấn vào đây để nuôi cá thuê, Viện Nghiên cứu và nuôi trồng thủy sản I đã tiếp nhận anh vào làm việc ở phía Bắc, nhưng anh từ chối để đi theo cá tầm. Anh nói các loài thủy sản như cá tra, cá ba sa, cá mú, lươn, chình, vẹm xanh, ba ba, cua, ghẹ... không làm anh thích thú, anh chỉ thích những điều mới mẻ.
    Cùng với Tuấn có thêm anh chàng kỹ sư thủy sản Vũ Tiến Lộc. Lộc đã nhiều năm chinh chiến với hoạt động nuôi trồng thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long. Khi nghe nói giữa rừng Đạ Mi có người đang “bày trò” nuôi cá tầm, vậy là bỏ tất cả, nhảy xe đò lên Bảo Lộc. Hay như anh chàng Đinh Trọng Hải, 25 tuổi, gia đình có những trang trại cà phê bề thế ở Lâm Hà, Lâm Đồng, mê biển chọn Đại học Thủy sản Nha Trang. Học xong, đầu quân cho một công ty nuôi cá chẽm (cá nước mặn) của Mỹ ở Khánh Hòa đang rất suôn sẻ, vậy mà vì máu mê cá tầm đã bỏ biển để quay lại núi.
    Và còn nhiều chàng trai mơ mộng “khác người” nữa, mê cá tầm say đắm. “Một nghề nghiệp… không đụng hàng!”, đêm sương, giữa lòng hồ cô quạnh Đạ Mi, trên chiếc bè nổi bập bềnh, họ nói về nghề của mình.
    Mở ra câu chuyện tương lai


    [​IMG]

    Nuôi cá tầm giữa lòng hồ Đạ Mi - Ảnh: N.H.T.
    Cá tầm và lòng hồ thủy điện Từ thành công khi nuôi cá tầm ở lòng hồ Đạ Mi, những chàng chăn cá thuê mới phát hiện các hồ thủy điện ở VN quý báu vô cùng với nghề nuôi thủy sản cao cấp.
    Trước đó, l ồng nuôi cá tầm thương mại đầu tiên ở VN được nuôi trên vùng hồ Tuyền Lâm của TP Đà Lạt. Nhưng sau đó, do dự án 34 khu nghỉ dưỡng được xây dựng nơi đây nên việc nuôi cá tầm phải di chuyển đi nơi khác dù sau một thời gian nuôi thử đã thành công.
    Không ở được Đà Lạt thì đành xài tạm hồ Đạ Mi, một nơi chuyển tiếp giữa cao nguyên với miền duyên hải Bình Thuận, bởi hồ này có đáy sâu, độ lạnh cao. “Thả l ồng chìm sâu hơn xuống lòng nước để đạt độ lạnh cá tầm chấp nhận... sống, sâu hơn khi thả ở Đà Lạt ít nhất 2-3m nước” - Đinh Trọng Hải cho biết.
    Hải tự hào cho rằng hành trình khảo nuôi cá tầm ở VN của các anh gọi đúng tên là quá trình “thuần hóa” nhọc nhằn loài cá này. Bao triệu năm nó tồn tại ở nước Nga, từ vùng Siberia hoang lạnh rồi cũng phải thuần phục xứ sở nhiệt đới như VN.
    Nói chuyện về cá tầm, những chàng nuôi cá này cứ say sưa như… ma nhập. Có người vỗ vào đầu như thể phát hiện ra điều vĩ đại: “Con cá tầm ở đây (hồ Đạ Mi) đã bị địa phương hóa mất rồi. Nó dứt khoát là cá tầm Đạ Mi, không phải cá tầm vùng Baikal, Shakhali, Đại Tây Dương, hay Nhật Bản, Dương Tử..., dù nó được cho nở ra từ trứng cá tầm bên Nga”.
    Ban ngày, những chàng trai này vẫy vùng trong nước hồ sâu, đo nhiệt độ dưới nước, tình hình môi trường, dưỡng khí trong nước, khám bệnh cho cá, điều chỉnh khẩu phần ăn, đến rửa l ồng lưới, ghép bè, đóng nhà nổi, cầu phao... 28 l ồng cá khổng lồ, với trên 23.000 con, ước tổng trọng lượng đến 90 tấn cá, thế mà họ khẳng định ai cũng thuộc, đếm được đến từng con cá tầm ngày đêm lượn lờ bên dưới. Những l ồng cá thả dưới hồ sâu giữa rừng, nhưng ban đêm họ vẫn tuân thủ triệt để khâu an ninh: chia ca ngồi nhìn ra bè, không được ngủ gật, cầm đèn đi tuần tra cứ thế cho đến khi ánh mặt trời ló dạng.
    Cá tầm rất quý, con khoảng 3kg hiện có giá trên 1 triệu đồng, nhưng không phải muốn mua là có. Kế hoạch của công ty chủ quản - Công ty cổ phần cá tầm long Đạ Mi và Công ty Cá tầm VN - vạch ra là nay mai sẽ phát triển lên 1.000 l ồng cá nuôi trên hồ Đạ Mi này.

    “Lý lịch” con cá tầm
    Cá tầm đang nuôi ở Đạ Mi có tên khoa học là Acipenser gueldenstaedtii. Nuôi sau 6-9 tháng, những con cá này đạt trọng lượng 3-5kg. Khi đạt trọng lượng trên 3kg đã có thể xuất thương phẩm, hiện có bán ở TP.HCM và Hà Nội.
    Thịt cá tầm dai, có vị thơm ngon riêng biệt, không giống bất cứ loài thủy sinh nào. Cá tầm ở hồ Đạ Mi, theo kết quả phân tích của Sở Khoa học - công nghệ TP.HCM, có chứa cả DHA (với lượng 0,45gr/100gr thịt). Ở VN, cá tầm có thể chế biến các món: xông khói, làm gỏi, xào cay, nướng xốt Teriyaki, lẩu, chiên...
    Ở Nga, cá tầm cái đến 11-13 tuổi mới đẻ, con đực được xác định tuổi trưởng thành từ năm thứ 12-16.
    Cá tầm được đưa vào VN lần đầu tiên bởi Viện Nghiên cứu và nuôi trồng thủy sản I (phía Bắc) vào năm 2005, ngay sau đó vùng Lâm Đồng được Công ty Cá tầm VN rồi Công ty cổ phần cá tầm long Đạ Mi chọn ngay để phát triển, nuôi hàng hóa. Hiện cá tầm con nuôi ở VN được cho ấp nở ở Lâm Đồng từ nguồn trứng giống nhập từ Nga.
    NGUYỄN HÀNG TÌNH
  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Kỹ thuật chăn nuôi bò thịt

    I - CHỌN BÒ CÁI SINH SẢN LÀM GIỐNG.
    Một con bò cái sinh sản tốt phải đạt các yêu cầu sau:
    * Đẻ sớm và khoảng cách giữa hai lần đẻ ngắn.
    - Đẻ sớm: Tức là bò cái đẻ lứa đầu trung bình ở khoảng từ 27 - 30 tháng tuổi (bò động dục lần đầu ở khoảng 18 đến 21 tháng tuổi.
    - Khoảng cách giữa hai lần đẻ ngắn: tốt nhất là bò cái đẻ năm một, tức là cứ 12 - 14 tháng đẻ một con bê.
    * Ngoại hình thể hiện là một con bò cái sinh sản tốt, cụ thể là:
    - Có dáng thanh nhẹ, da mỏng, lông thưa, thuần tính, hiền lành, các phần đầu, cổ, thân và vai kết hợp hài hòa.
    - Đầu thanh nhẹ, mõm rộng, mũi to, hàm răng đều đặn, trắng bóng, cổ dài vừa phải và thanh, da cổ có nhiều nếp nhăn.
    - Ngực sâu và rộng; xương sườn mở rộng, cong về phía sau, bụng to nhưng không sệ, bốn chân thẳng và mảnh, móng khít, mông nở, ít dốc.
    - Bầu vú phát triển về phía sau, 4 núm vú đều, dài vừa phải, không có vú kẹ, da vú mỏng, đàn hồi, tĩnh mạch vũ nổi rõ, phân nhánh ngoằn nghèo.
    II - PHỐI GIỐNG CHO BÒ.
    * Phát hiện động dục và đưa bò cái đi phối giống.
    - Phát hiện kịp thời bò động dục: Khi bò cái động dục có những biểu hiện chủ yếu như sau: bò kêu rống, đi lại bồn chồn, phá chuồng, ăn kém hoặc bỏ ăn, con vật hưng phấn cao độ, thích nhảy lên lưng con khác sau đó đứng yên để con khác nhảy lên, âm hộ hơi mở, màu đỏ hồng, dịch nhờn chảy ra từng sợi từ mép âm hộ.
    ­- Thời điểm phối giống thích hợp:
    + Bò cái động dục chịu đứng yên cho con khác nhảy lên.
    + Dịch nhờn có độ keo dính cao, đứt quãng.
    + Âm hộ hơi mở, niêm mạc âm hộ chuyển từ màu đỏ hồng sang nhạt.
    * Phối giống cho bò có hai phương pháp:
    - Thụ tinh nhân tạo: Dẫn tinh viên sẽ dùng tinh dịch bò (tinh viên hoặc tinh cộng rạ đông lạnh) và dụng cụ để phối giống nhân tạo cho bò cái. Bê lai đẻ ra sẽ đẹp hơn và to hơn so với dùng bò đực cho phối giống trực tiếp.
    + Dùng bò đực lai có máu ngoại 75% trở lên (F2) được bình tuyển đủ tiêu chuẩn giống cho nhảy trực tiếp ở những vùng sâu vùng xa, chưa có điều kiện phối giống nhân tạo.
    III- CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG BÒ ĐẺ VÀ BÊ.
    * Chăm sóc bò chửa:
    Bò cái có chửa cần được ăn uống đầy đủ, mỗi ngày 30 - 35kg cỏ tươi, 2kg rơm ủ, 1kg thức ăn tinh (ngô, cám…) 30 - 40 gam muối, 30 - 40 gam bột xương, không bắt bò làm việc nặng như: cày, bừa… tránh xô đẩy, xua đuổi bò mạnh trong các tháng chửa thứ ba, thứ tư, thứ bảy, thứ tám, thứ chín.
    * Đỡ đẻ cho bò:
    Thời gian mang thai trung bình của bò là 281 ngày.
    - Triệu chứng bò sắp đẻ: Bò có hiện tượng sụt mông, đầu vú căng, đầu vú chĩa về hai bên, niêm dịch treo lòng thòng ở mép âm hộ, đau bụng, đứng lên nằm xuống, ỉa đái nhiều lần, có cơn rặn mạnh, bộc ối thò ra ngoài mép âm hộ.
    - Đỡ đẻ cho bò:
    + Trong trường hợp bò đẻ bình thường (thai thuận) không cần can thiệp hoặc chỉ cần hỗ trợ cho bò cái dùng tay kéo nhẹ thai ra. Khi bò đẻ sẽ vở ối, hứng lấy nước ối. Cắt dây rốn dài khoảng 10 - 12cm (không cần buộc dây rốn), sát trùng bằng cồn I - ốt 5%. Lau rớt dãi trong mũi, mồm bê, để bò mẹ tự liếm con. Nếu bò mẹ mệt không liếm ta phải dùng khăn khô lau bê. Bóc móng để bê con khỏi trơn trượt khi mới tập đi. Vệ sinh phần thân sau và bầu vú bò mẹ, cho bò mẹ uống nước ối, thêm ít muối, cám và nước ấm. Cho bê con bú, ghi sổ sách theo dõi bò, bê.
    + Trường hợp đẻ khó phải gọi cán bộ thú y can thiệp kịp thời.
    * Chăm sóc, nuôi dưỡng bò đẻ và bê con:
    - Đối với bò mẹ:
    + Từ 15 - 20 ngày đầu sau khi đẻ cho bò mẹ ăn cháo (0,5 - 1kg thức ăn tinh / con/ngày) và 30 - 40gr muối ăn, 30 - 40gr bột xương, có đủ cỏ non xanh ăn tại chuồng.
    + Những ngày sau, trong suốt thời gian nuôi con, một ngày cho bò mẹ ăn 30kg cỏ tươi, 2 - 3kg rơm ủ, 1-2 kg cám hoặc thức ăn hỗn hợp để bò mẹ phục hồi sức khỏe, nhanh động dục lại để phối giống.
    - Đối với bê:
    + Từ sơ sinh đến 30 ngày tuổi nuôi ở nhà, cạnh mẹ. Luôn giữ ấm cho bê, tránh gió lùa, chỗ bê nằm khô sạch.
    + Trên 1 tháng tuổi: chăn thả theo mẹ ở bãi gần chuồng, tập cho bê ăn thức ăn tinh.
    + Từ 3 - 6 tháng tuổi: cho 5 - 10 kg cỏ tươi và 0,2 kg thức ăn tinh hỗn hợp. Tập cho bê ăn cỏ khô. Nên cai sữa bê vào khoảng 6 tháng tuổi.
    + Từ 6 - 24 tháng tuổi: chăn thả là chính, mỗi ngày cho ăn thêm 10 - 20kg cỏ tươi, ngọn mía, ngọn ngô non… Mùa thiếu cỏ có thể cho ăn thêm 2 - 4 kg cỏ khô một ngày.
    - Vỗ béo bò:
    Trước khi giết mổ bò phải được vỗ béo. Thời gian vỗ béo từ 60 - 90 ngày.
    + Chăn thả 7 - 8 giờ/ngày.
    + Cỏ xanh : 10% trọng lượng cơ thể / ngày.
    + Tảng liếm : 0,07kg.
    + Thức ăn tinh: 1,5 - 2kg/ngày.
    + Bổ sung thêm rơm ủ urê 4%.
    Lưu ý: Cho gia súc ăn từ từ để quen thức ăn. Tẩy giun sán trước khi vỗ béo. Cung cấp nước uống đầy đủ.
    IV- KỸ THUẬT Ủ RƠM VỚI URÊ.
    Lợi dụng đặc điểm bộ máy tiêu hóa của trâu, bò có thể chuyến hóa đạm vô cơ của urê thành nguồn đạm cho cơ thể, bà con nông dân nên áp dụng phương pháp ủ rơm với urê rất đơn giản:
    - Nguyên liệu gồm: 100kg rơm khô, 100 lít nước sạch; 4kg urê.
    - Cho urê hòa tan trong nước rồi dùng bình tưới tưới đều lên rơm khô theo từng lớp, sau đó ủ rơm trong bao ni lông hoặc bể gạch đậy kín.
    - Sau 7 ngày lấy dần dần cho bò ăn, tập cho bò ăn 3 - 5 ngày đầu, ăn quen mỗi ngày ăn 5 - 7kg/con.
    V- PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH:
    * Định kỳ tiêm phòng một số bệnh: Lở mồm long móng, tụ huyết trùng…
    * Ký sinh trùng ngoài da (ve, ruồi, muỗi, ghẻ…)
    - Dùng 1,25 gam Neguvon + 0,3 lít dầu ăn + 0,5 thìa xà phòng bột cho vào 1 lít nước rồi lắc cho thuốc tan đều. Lấy giẻ sạch tẩm dung dịch thuốc trên xát toàn thân trâu bò.
    * Giun sán:
    - Thuốc Lêvavét để tẩy giun tròn.
    - Thuốc viên Fasinex 900 để tẩy sán lá gan.
    - Liều lượng và cách dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://www.ngheandost.gov.vn/vnn/ky-thuat-nuoi-ca-dieu-hong-trong-ao-dat-p1t37c41a5984.aspx

    Kỹ thuật nuôi cá điêu hồng trong ao đất


    Cá diêu hồng hay cá điêu hồng có nơi còn gọi là cá rô phi đỏ có tên khoa học là ( Red Tilapia), thuộc họ cá rô phi (Cichlidae) có nguồn gốc hình thành từ lai tạo, là “con lai” của cá rô phi đen.

    I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÁ ĐIÊU HỒNG
    Cá diêu hồng hay cá điêu hồng có nơi còn gọi là cá rô phi đỏ có tên khoa học là ( Red Tilapia), thuộc họ cá rô phi (Cichlidae) có nguồn gốc hình thành từ lai tạo, là “con lai” của cá rô phi đen.
    Cá diêu hồng là một loài cá nước ngọt, được hình thành qua quá trình chọn lọc nhân tạo nên môi trường sống chủ yếu là nuôi nhốt. Cá thích hợp với nguồn nước có độ pH: 6,2 - 7,5, khả năng chịu phèn kém nhưng có thể phát triển tốt ở vùng nước nhiễm mặn nhẹ 5 - 12%o cá sống trong mọi tầng nước.

    [​IMG]


    Cá thịt có thể nuôi trong ao hoặc l ồng bè. Trong ao, sau một năm nuôi, cá đạt 200 - 500g/con chỉ từ 7 - 8 tháng và tỷ lệ hao hụt thấp.
    Đây là loài cá ăn tạp, thức ăn thiên về nguồn gốc thực vật như cám, bắp xay nhỏ, bã đậu, bèo tấm,và các chất như mùn bã hữu cơ, tảo, ấu trùng, côn trùng, do đó nguồn thức ăn cho cá rất đa dạng, bao gồm các loại cám thực phẩm, khoai củ, ngũ cốc,...
    Nói chung cá điêu hồng có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, đây là đặc điểm thuận lợi cho nuôi thâm canh. Ngoài ra có thể tận dụng các nguyên liệu phụ phẩm từ các nhà máy chế biến thủy sản (như vỏ tôm, râu mực, đầu cá,....) hay các phấn phẩm lò giết mổ gia súc để chế biến thành các nguồn thức ăn phụ cung cấp cho cá.
    II. KỸ THUẬT NUÔI:
    1. Chọn ao nuôi cá
    - Ao nuôi cá không bị cớm rợp, đảm bảo thông thoáng nhằm tăng cường oxy hòa tan từ không khí vào nước
    - Diện tích từ 300 m2 trở lên
    - Bờ ao chắc chắn, không bị rò rỉ, giữ được mức nước trong ao ổn định. Bờ phải cao hơn mức nước cao nhất 0,5m.
    - Nguồn nước cấp vào phải chủ động, không bị ô nhiễm.
    - Mức nước trong ao: 1,0 - 1,5m là tốt nhất.
    - Nên để lớp bùn đáy 0,2 - 0,3 m
    2. Chuẩn bị ao trước khi thả cá
    (Rải vôi bột)
    - Tháo cạn nước ao, dọn sạch cỏ rác ở ao và ven bờ, tu sửa lại bờ, cống ao, đăng chắn.
    - Dùng vôi bột rải đều đáy ao với lượng 8 - 15kg/100m2 để tẩy ao, khử trùng, diệt tạp.
    - Sau khi rải vôi nên trang lộn vôi với bùn đáy.
    - Nên phơi đáy ao 3-5 ngày.
    - Dùng phân chuồng ủ hoai và phân xanh để bón lót xuống đáy ao với lượng như sau:
    + Phân chuồng 30 - 40kg/100m2. Rải đều xuống đáy ao
    + Phân xanh 25 - 30kg/100m2. Bó dìm ở các góc ao
    - Cấp nước: Cho nước vào ao trước khi thả cá 2 - 3 ngày ( phải có đăng, mành chắn để ngăn địch hại theo dòng nước lọt vào ao ).
    3. Thả cá
    - Thời vụ nuôi của Miền Bắc nên tranh thủ thả sớm để tránh mùa rét.
    - Mật độ thả: Tùy thuộc điều kiện cụ thể của ao và trình độ kỹ thuật, mức đầu tư của chủ hộ, dự kiến năng suất cần đạt mà định ra mật độ nuôi cho phù hợp, có thể thả 5 - 10 con/m2, nếu cá giống lớn thả 3 - 5 con/m2.
    - Chọn giống: Chọn cá khoẻ mạnh, không dị hình, dị tật, không có dấu hiệu bệnh lý. Cá đồng đều, cân đối, không bị xây sát, không mất nhớt, bơi lội nhanh nhẹn, bơi chìm trong nước theo đàn.
    + Tốt nhất bà con nên lựa chọn những cơ sở sản xuất giống có uy tín
    - Thả giống:
    + Nên thả cá giống vào sáng sớm, hoặc chiều mát ( trước 8 giờ sáng hoặc 16 - 18 giờ chiều )
    + Trước lúc thả cần tắm cho cá bằng dung dịch nước muối 2- 3% ( 2 - 3 lạng muối hòa với 10lít nước sạch ), mục đích để cho cá sạch mầm bệnh.
    + Nếu vận chuyển cá giống từ xa về phải cho cá làm quen với môi trường nước bằng cách cho túi cá xuống ao từ 5 - 10 phút mới mở túi cho nước ao tràn vào một ít và để cá từ từ bơi ra ngoài ao, phải làm nhẹ nhàng tránh làm đục nước nơi thả cá.
    4. Cho cá ăn:
    - Thức ăn sử dụng cho cá chủ yếu là thức ăn tổng hợp dạng viên nổi, khi cá nhỏ sử dụng thức ăn bột mịn, sau khi cá nuôi được 1 tháng trở lên dùng thức ăn viên, ngoài ra bổ sung: bèo cám, rau xanh, bột sắn, phụ phẩm nông nghiệp sẵn có tại địa phương cho cá ăn.
    - Lượng thức ăn: Khi cá mới thả cho cá ăn thức ăn công nghiệp, với tỷ lệ 10% trọng lượng cơ thể;
    + Khi cá đạt trọng lượng 50g/con giảm xuống 5% trọng lượng cơ thể;
    + Cá đạt trọng lượng cá đạt 100g/con trở lên thì cho cá ăn 2 - 3 % trọng lượng cá trong ao.
    + Cá cở: 5 - 10 cm sử dụng thức ăn tổng hợp có hàm lượng đạm > 30%. Cá cở : > 100g/con sử dụng thức ăn có độ đạm 20 - 22%.
    - Cho cá ăn 2 lần trong một ngày ( sáng 6 - 7 h chiều 17 - 18h ) và nên cho theo 4 định ( Định lượng, định chất, định điểm và định thời gian ).
    + Định kỳ 15 ngày bổ sung phân chuồng ủ hoai hoặc phân xanh để tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá.
    + Phân chuồng: 20-25kg/100m3
    + Phân xanh: 15 - 20kg/100m3.
    Chú ý: Không nên bón hai loại phân cùng một lúc, mà phải bón xen kẽ vào các ngày khác nhau.
    5. Quản lý ao nuôi
    - Hàng ngày nên thăm ao vào sáng sớm. Nếu thấy nước ao cạn dưới mức quy định thì kiểm tra lại bờ, cống ao và cấp thêm nước.
    - Theo dõi hoạt động của cá nếu thấy cá nổi đầu, có tiếng động vẫn không chìm xuống thì phải ngừng bón phân và cấp thêm nước vào ao.
    - Thường xuyên dọn sạch cây, cỏ xung quanh bờ ao. Trước khi cho ăn lần mới phải vớt hết thức ăn thừa, xác cây phân xanh lên bờ.
    - Định kỳ 15 ngày 1 lần bón vôi bột xuống ao với lượng 1kg/100m3.
    ( Hòa vôi vào nước rồi té đều lên mặt ao ).
    - Định kỳ mỗi tháng sục bùn đáy ao một lần để giúp phân hủy hết phân bón còn lắng đọng ở đáy ao, làm cho nước ao thêm màu mỡ.
    - Trước và sau mỗi trận mưa nên rải vôi quanh bờ ao và hoà vôi vào nước té xuống ao để làm trong nước.
    Chú ý: Chỉ tiến hành sục đảo bùn đáy ao khi mặt trời đã lên cao để tránh làm cho cá bị ngạt.
    - Thường xuyên thay nước ao nuôi với lượng là 10% - 20% lượng nước trong ao, sau khi thay nước nên bón vôi với liều lượng 10g/m3 ao nhằm ổn định môi trường ao nuôi để cá phát triển tốt.
    III. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP
    1. Bệnh do ký sinh trùng:
    Bệnh do trùng mặt trời và tà quản trùng, bệnh do sán lá đơn chủ, bệnh do giáp xác ký sinh (Argulus và Ergasilus).
    - Dấu hiệu xuất hiện bệnh: Triệu chứng thường thấy là xuất hiện những nốt đỏ, xuất huyết, các vùng bị viêm loét trên mình cá. Cá thường gầy yếu, đầu to, da mất dần màu sắc bình thường bơi lờ đờ, chậm chạp, phản ứng kém với người và các sinh vật địch hại.
    - Cách phòng trị: Khi phát hiện cá bị bệnh dùng CuSO4 (phèn xanh) nồng độ 2-5g/10m3 sau thời gian 6 - 8 giờ thay nước mới cho ao hoặc tắm cho cá dùng 20 - 50g/10m3 trị trong 15 - 30 phút cách ngày trị một lần; muối ăn dùng để phòng và trị bệnh cho cá, nồng độ 1-3% trị thời gian dài và 1-2% trị trong 10-15 phút.
    2. Bệnh xuất huyết:
    Bệnh do vi khuẩn Aemomas hydrophia hoặc Edwardsiellatarda gây ra.
    - Dấu hiệu xuất hiện bệnh: Cá có dấu hiệu toàn thân bị xuất huyết, hậu môn sưng lồi, bụng trương to, có dịch vàng hoặc hồng, đầu và mắt cá sưng và lồi ra. Bệnh thường xuất hiện ở cá nuôi l ồng, bè.
    - Cách phòng trị: Nên định kỳ bón vôi 1 - 2kg/ 100m3 và khử trùng nơi cho ăn. Cách trị dùng Oxytetraxylin hoặc Steptomyxin liều lượng 2 - 5g/kg thức ăn cho cá ăn liên tục 3 - 5 ngày kết hợp bón vôi khử trùng nước ao nuôi.
    3. Hiện tượng cá trương bụng do thức ăn:
    Thường xảy ra ở các ao, bè cho cá ăn thức ăn tự chế không được nấu chín, không đảm bảo chất lượng làm cá không tiêu hoá được thức ăn, bụng cá trương to, ruột chứa nhiều hơi. Cá bơi lờ đờ và chết rải rác.
    - Cách phòng trị: là kiểm tra chất lượng và thành phần thức ăn để điều chỉnh lại cho thích hợp. Nếu trường hợp nặng thường xuyên có thể thay đổi thức ăn. Trong thức ăn nên bổ sung men tiêu hóa (các probiotic...).
    IV. THU HOẠCH:
    Nếu nuôi tích cực, sau 4-5 tháng, cá đạt trọng lượng trên 0,3 kg chúng ta có thể đánh tỉa để bán và giúp mật độ cá trong ao được thưa hơn giúp phát triển nhanh, số còn lại nuôi tiếp 1 tháng sau đạt cỡ thương phẩm thì tiến hành thu toàn bộ
    Bài và ảnh: Trần Trung Thành - Trung tâm khuyến nông
  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Rau Diếp Cá Lên Ngôi

    Nguồn: Trang thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang
    Ngày đăng tin: 10/02/2012


    Những ngày này, những người dân chuyên trồng rau diếp cá dưới chân ruộng ở xã Nhị Bình, huyện Châu Thành (Tiền Giang)rất phấn khởi, bởi loại rau này đang có giá rất cao. Sản phẩm làm ra không đủ cung cấpcho nhu cầu thị trường ở các tỉnh ĐBSCL và TP.HCM.
    Có thể thu 300 triệu đồng trên hecta
    Từ một xã nghèo do chỉ trồng độc canh cây lúa, nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đến nay người dân xã Nhị Bình, huyện Châu Thành đã bắt đầu ăn nên làm ra. Nhiều người trước đây thiếu ăn 1-2 tháng trong năm thì nay đã trở nên khá, giàu. Điều gì đã tạo nên sự thay da đổi thịt đó? Tất cả là nhờ vào cây diếp cá - ông Trần Văn Giàu Chủ tịch Hội nông dân xã Nhị Bình cho biết như vậy!.
    Ông Trần Văn Giàu, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nhị Bình, cho biết thêm: Cây rau diếp cá rất thích nghi với thổ nhưỡng của vùng đất này và cho năng suất khá cao. Toàn xã có 5 ấp, thì có đến 3 ấp trồng rau diếp cá với diện tích trên dưới 100ha để cung ứng cho thị trường trong và ngoài tỉnh với số lượng lớn. Riêng ấp Đông B có đến 100% số hộ trồng rau diếp cáááá.
    Trồng rau diếp cá đã trở thành nghề và là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ nông dân ở đây. Hộ trồng ít khoảng 3-4 công, cá biệt có hộ trồng hơn 1 ha. Hiện nay, giá rau diếp cá lên đến 5.000- 5.300 đồng/kg, mức giá khá cao so với những năm gần đây. Theo nhiều hộ nông dân, tùy vào từng thời điểm và yếu tố cung cầu của thị trường mà rau diếp cá có giá cao hay thấp, nhưng nhìn chung giá rau luôn ổn định ở mức cao. Điểm thuận lợi của rau diếp cá so với nhiều loại rau màu khác là cho thu hoạch nhiều lần (4-5 lần) trong năm. Trung bình, trồng rau diếp cá lúc mới cấy sẽ cho thu hoạch sau 3-3,5 tháng và 2 tháng thu hoạch một lần đối với rau lưu gốc, tùy mức độ chăm sóc. Năng suất rau đạt hơn 2 tấn/công (1 công = 1.000m2); cá biệt có thể đạt đến 3 tấn/công, nếu trồng và chăm sóc đúng qui trình kỹ thuật. Tính ra, với mức giá 5.000- 5.300 đồng/kg như hiện nay, người trồng rau diếp cá thu nhập hơn 80 triệu đồng/ ha/ lần thu hoạch, cao gấp 5 lần so với trồng lúa và gấp đôi so với làm vườn ở vùng này. Như vậy, nếu trồng 1 ha rau diếp cá và thu hoạch 4 - 5 lần/năm, nông dân có thể thu nhập hơn 300 triệu đồng/ha/năm.
    Anh Nguyễn Văn Út , ở ấp Đông B, một trong những hộ trồng rau có kinh nghiệm ở đây, cho biết: Tôi trồng 3.500m2, thu hoạch 7 tấn rau bán với giá 5.000 đồng/ kg, trừ chi phí còn lãi ròng hơn 30 triệu đồng. Tính ra tổng thu nhập khoảng trên 100 triệu đồng/ha/năm.
    Để tránh cảnh dội hàng, ế chợ
    Tuy vậy, theo người dân Nhị Bình, cũng có thời điểm giá cả rau diếp cá khá bấp bênh, nhiều lúc đến thu hoạch, giá rau xuống thấp, nông dân phải chất đống ở bờ ruộng, không tiêu thụ được. Nhưng phong trào chỉ thật sự nở rộ trong khoảng 5-6 năm trở lại đây, bởi giá cả và thị trường tiêu thụ rau diếp cá dần ổn định theo hướng bền vững. Cây rau được cung cấp cho trong và ngoài tỉnh, nhất là TP Hồ Chí Minh để phân phối cho các nơi khác. Theo UBND xã Nhị Bình, suốt từ đầu năm tới nay, giá rau luôn đứng ở mức 5.000- 6.000 đồng/kg, nên người dân rất phấn khởi. Hiện nay diện tích trồng rau diếp cá đang tăng lên từng ngày. Thậm chí, một số hộ dân đã thay đất vườn kém hiệu quả để trồng loại rau này tại địa phương.
    Ông Trần Văn Giàu, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nhị Bình cho biết thêm, xã đang triển khai xây dựng mô hình trồng rau diếp cá trên diện tích 20 ha, thu hút 70 hộ nông dân tham gia. Thông qua mô hình này, xã sẽ phối hợp với ngành chức năng hướng dẫn và tập huấn cho bà con nông dân kỹ thuật trồng rau diếp cá, hướng tới việc hình thành tổ hợp tác trồng rau diếp cá chất lượng, an toàn phục vụ cho nhu cầu thị trường. Đồng thời, trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế, địa phương có kế hoạch nâng diện tích trồng rau diếp cá lên khoảng 200 ha trong toàn xã vào năm 2010. Trong khi phân nửa diện tích rau đang phát triển, thì nửa diện tích còn lại có vai trò dự bị. Chờ diện tích rau cỗi sẽ thay thế. Lợi ích trước mắt là rau trồng trên nền đất lúa sẽ phát triển tốt và ít thiệt hại hơn trên đất chỉ luôn trồng rau.
    Theo bà con ở Nhị Bình, cây rau thường có giá vào mùa khô, thất giá vào mùa mưa và rớt giá vào những tháng mưa dầm, nên phải có cách bố trí thích hợp. Chẳng hạn, vào những tháng mưa dầm, thuận tiện cho sự phát triển của rau, bà con nên bắt đầu trồng. Đến khi lũ rút, giá rau lên cao cũng là lúc thu hoạch. Kế đó, rau sẽ cho thu hoạch vào mùa nắng gặp giá cao như hiện nay, càng thuận lợi hơn. Đến khi mùa mưa bắt đầu, bà con nên chọn diện tích rau phát triển, không bị cỗi, giữ lại bán cầm chừng cùng một ít làm giống. Đây là bí quyết của nhiều hộ nông dân để đề phòng giá rau diếp cá xuống thấp, đỡ gây thiệt cho người trồng.
    Tuy nhiên, thực tế hiện nay phong trào trồng rau diếp cá của bà con Nhị Bình chủ yếu vẫn là tự phát, dựa vào kinh nghiệm tích lũy được, chưa được hỗ trợ kỹ thuật canh tác từ ngành nông nghiệp. Do đó, điều mong mỏi hiện nay của người dân là chính quyền địa phương cần nghiên cứu thành lập tổ hợp tác để liên kết những người trồng rau và tăng cường công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trồng rau diếp cá năng suất cao cho bà con. Có như thế mới góp phần giúp nghề trồng rau diếp cá ngày càng phát huy thế mạnh, tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967


    Thời sự > Đồng hành cùng nhà nông

    [​IMG]
    Cần nhân rộng mô hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh
    (Cập nhật lúc 15:16' 11/12/2011)

    (Baonghean) - Trong lúc nông dân ở nhiều nơi chưa tiếp cận phân hữu cơ vi sinh thì ở huyện Tân Kỳ trong 2 năm nay bà con nông dân đã biết ứng dụng công nghệ sản xuất và sử dụng để bón cho cây trồng rất hiệu quả, không những giảm chi phí đầu tư mà còn mang lại nhiều tác dụng khác.

    Hiệu quả của phân hữu cơ vi sinh

    Một ngày đầu tháng 12, cùng với ông Nguyễn Thái Tý - Chủ tịch Hội làm vườn xã Kỳ Sơn (Tân Kỳ), chúng tôi đến gia đình ông Nguyễn Cảnh Tài, xóm Cầu Trôi để xem mô hình hiệu quả của cây trồng nhờ bón phân hữu cơ vi sinh. Ông Tài hồ hởi dẫn chúng tôi ra khu vực vườn đồi rộng gần 1 ha, trong khu vườn đó có rất nhiều cây trồng khác nhau. Đứng trong đám ngô xanh tốt (khoảng 1 sào đất), ông Tài cho biết: Trước đây, mảnh đất này không trồng được cây gì vì cằn cỗi. Vừa rồi tôi được Hội Làm vườn xã, huyện hỗ trợ 2 kg chế phẩm sinh học và các phụ phẩm khác để sản xuất 1 tấn phân vi sinh. Sau khi ứng dụng công nghệ ủ phân thành công, tôi bón toàn bộ 1 tấn phân đó vào mảnh đất cằn này để trồng ngô. Đến nay ngô đã được 1 tháng, phát triển tốt, đất đai tơi xốp, giữ được độ ẩm lâu hơn trước. Sắp tới gia đình tôi sẽ tiếp tục sản xuất phân vi sinh để bón cho các loại cây trồng trong vườn.

    Ông Nguyễn Thái Tý, cho biết thêm: Đầu năm 2011, Hội làm vườn huyện hỗ trợ cho 19 hộ ở Kỳ Sơn đầy đủ chế phẩm sinh học và phụ phẩm khác để sản xuất phân hữu cơ vi sinh (mỗi hộ sản xuất 1 tấn sản phẩm). Sau khi các mô hình thực hiện thành công, Hội làm vườn xã đã tổ chức cho các hội viên tham quan, hội thảo để hội viên học tập, mở rộng mô hình. Sản phẩm phân hữu cơ vi sinh đã có, các hộ chủ yếu bón cho cây ăn quả trong vườn đồi. Những hộ thực hiện mô hình, ai cũng thừa nhận là bón phân hữu cơ vi sinh thì cây trồng phát triển nhanh hơn, độ ẩm trong đất cao hơn. Có một số hội viên đã tự tìm mua chế phẩm sinh học và phụ phẩm, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp để sản xuất phân vi sinh, vì chi phí thấp hơn nhiều so với mua phân bón trước đây, mà hiệu quả lại cao.

    [​IMG]

    Ông Nguyễn Cảnh Tài (người bên phải) ở xóm Cầu Trôi, xã Kỳ Sơn (Tân Kỳ), cho biết sau khi bón phân hữu cơ vi sinh thì mảnh đất này mới trồng được ngô.
    Ở xóm Quỳnh Lưu, xã Tân An, gia đình anh Đậu Tiến Sỹ có 1 ha đất vườn chuyên trồng mía và cam. Năm 2009, anh được Hội làm vườn huyện chọn làm mô hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh. Năm đó anh sản xuất được 6 tấn phân hữu cơ vi sinh, bón cho hàng trăm cây cam và vườn mía. Hiệu quả là mặc dù năm đó hạn hán dài ngày nhưng vườn cam của anh vẫn xanh tốt, quả nhiều, ít sâu bệnh. Từ đó đến nay, năm nào gia đình anh cũng sản xuất gần 10 tấn phân hữu cơ vi sinh, nhờ đó mà các loại cây trồng của anh cho năng suất cao, chi phí đầu tư giảm hẳn.

    Cần mở rộng mô hình

    Đề tài khoa học” Chế biến phân hữu cơ vi sinh quy mô hộ”, do Sở Khoa học – Công nghệ phối hợp với UBND huyện Tân Kỳ thực hiện mô hình điểm tại xã Tân An từ năm 2009. Sở dĩ chọn Tân An làm mô hình điểm là vì xã này có diện tích cây trồng trên đất màu cạn tương đối lớn: cao su, cam, mía; Người dân Tân An phần lớn là công nhân của Nông trường An Ngãi nghỉ hưu, cho nên có khả năng tiếp cận, ứng dụng nhanh. Tân An có vị trí địa lý thuận lợi để có thể mở rộng ra vùng tả ngạn sông Con. Sau 2 năm triển khai, ông Trần Tử Bá – Hội phó Hội làm vườn huyện Tân Kỳ (người trực tiếp triển khai) khẳng định: Trong 2 năm (2009 và 2010), 100 hộ nông dân tại xã Tân An đã ứng dụng thành công công nghệ sản xuất phân hữu cơ vi sinh. Đến nay, việc ứng dụng để sản xuất phân hữu cơ sinh học tại huyện Tân Kỳ đã được bà con nông dân chấp nhận và từng bước nhân rộng. Bằng chứng là thời gian qua, ngoài kinh phí hỗ trợ của đề tài và chủ trương hỗ trợ của UBND huyện, đã có 185 hộ tự bỏ tiền ra mua chế phẩm sinh học tại Hội làm vườn huyện để sản xuất phân hữu cơ vi sinh.

    Sau 2 năm thực hiện mô hình tại xã Tân An, có thể rút ra một số cái được, đó là: Đã chuyển giao được cho nông dân kỹ thuật sản xuất phân hữu cơ vi sinh tại hộ; Bảo vệ môi trường từ việc thu gom, sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp; Tận dụng được sức lao động nhàn rỗi từ nông dân. Sử dụng phân hữu cơ vi sinh bón cho cây trồng ngoài giảm chi phí đầu tư trong trồng trọt, còn tăng tốc độ phát triển cho cây trồng, giữ ẩm chống hạn, chống sâu bệnh, cho năng suất cây trồng cao và tăng độ phì cho đất.

    Chứng minh cho việc giảm chi phí, ông Trần Tử Bá đặt phép tính: Để sản xuất ra 1 tấn phân hữu cơ vi sinh, cần có: 2 kg chế phẩm sinh học = 50.000 đồng + 4 kg mật mía (hoặc rỉ mật) = 50.000 đồng + 2 kg đạm urê = 30.000 đồng + 3 kg kaly = 40.000 đồng + 5 kg phân lân = 25.000 đồng + 5 kg vôi bột = 10.000 đồng + 3 ngày công để ủ phân, đẩu, xới = 300.000 đồng. Như vậy tổng chi phí là 505 nghìn đồng, nguyên liệu phụ phẩm nông nghiệp là nông dân tận dụng. Dựa theo thực tế của huyện Tân Kỳ thì theo ông Bá, để đủ phân bón cho cây trồng thì một năm mỗi hộ phải cần ít nhất 5 tấn phân bón vi sinh. Để sản xuất ra 5 tấn phân hữu cơ vi sinh thì phải chi phí hơn 2,5 triệu đồng. Nhưng nếu nông dân mua 1 tấn phân hữu cơ vi sinh tại Xí nghiệp phân bón hữu cơ vi sinh Kỳ Sơn (Tân Kỳ) là trên dưới 3 triệu đồng. Như vậy, sản xuất phân hữu cơ vi sinh tại hộ giảm được 4/5 chi phí. Lấy con số của xã Tân Hợp (Tân Kỳ) để chứng minh rằng, tổng thu trồng trọt của địa phương này trong một năm là 20 tỷ đồng, nhưng đầu tư cho phân bón 6 tỷ đồng. Nếu được sản xuất phân hữu cơ vi sinh thì chi phí cho phân bón chỉ hơn 1 tỷ đồng.

    Để nhân mô hình ra diện rộng cũng cần phải có sự quan tâm của các cấp, ngành vì hiện tại số hộ nghèo trong nông dân còn cao, nhất là vùng miền núi, đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng nghĩa với việc khó khăn cho đầu tư chi phí. Do vậy, nếu được Nhà nước hỗ trợ chế phẩm sinh học và các loại phụ phẩm khác thì chắc chắn hộ nông dân nào cũng có thể sản xuất được phân hữu cơ vi sinh. Lúc đó, diện tích và sản lượng các loại cây trồng cũng tăng lên.

    Ông Nguyễn Duy Thủy – Chủ tịch UBND huyện Tân Kỳ, phấn khởi cho biết: “Sản xuất phân hữu cơ vi sinh là công nghệ đơn giản, người nông dân dễ áp dụng, hiệu quả rõ rệt nên được nông dân đồng tình ủng hộ. Sử dụng phân hữu cơ vi sinh rất phù hợp cho vùng miền núi, vì nó tạo được độ ẩm cho đất, chống hạn cho cây trồng. Để khuyến khích nông dân sản xuất phân hữu cơ vi sinh, thời gian tới, UBND huyện Tân Kỳ có chủ trương mở rộng mô hình ra tất cả 266 xóm, bản của 22 xã trong huyện. Mỗi xóm, bản chọn 2 hộ để thực hiện, mỗi hộ được huyện hỗ trợ chế phẩm sinh học. Mong muốn của Tân Kỳ là hộ nông dân nào cũng có điều kiện để sản xuất phân bón này, nhưng ngân sách của huyện có hạn không thể hỗ trợ cho 100% số hộ được”.

    Tỉnh ta diện tích cây trồng màu cạn lớn, nhất là vùng trung du miền núi, hơn nữa vùng nông thôn nào cũng sẵn có phụ phẩm nông nghiệp: rơm rạ, thân cây ngô, đậu,... rất thuận lợi để sản xuất phân hữu cơ vi sinh. Do vậy, tỉnh cần có chủ trương, chính sách giúp nông dân tiếp cận với công nghệ để sản xuất phân hữu cơ vi sinh, nhằm giảm chi phí đầu tư trong nông nghiệp, tăng năng suất cây trồng.

    Xuân Hoàng
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Làng cá lăng nha đuôi đỏ
    27/05/2009 21:51


    [​IMG]

    Ông Vàng - người mở đầu cho nghề nuôi cá lăng nha đuôi đỏ ở An Giang - Ảnh: T.Dũng Sau một thời bị lấn át bởi cá tra, cá ba sa, nay cá lăng nha đuôi đỏ đã chứng tỏ được giá trị kinh tế của loài cá đặc sản được xếp bậc nhất trong họ cá da trơn trên dòng Mê Kông.
    Cá hiếm
    Sau nhiều lần thất bại lóc bông và cá ba sa, ông Nguyễn Văn Vàng (ngụ ấp Tân Khánh, thị trấn Long Bình, huyện An Phú, An Giang, ĐT 01255589379) quyết tâm tìm giống cá nuôi mới.
    Gắn bó cả đời với sông nước nên ông Vàng biết rõ trong họ cá da trơn không con cá nào có giá trị kinh tế cao như cá lăng nha đuôi đỏ. Vài chục năm trước, cá lăng đuôi đỏ nhan nhản trên sông Tiền, sông Hậu, có những con nặng từ 3-10 kg. Thịt cá không mỡ nên làm được nhiều món ăn ngon so với các loài cá sông khác.
    Thế rồi theo thời gian, cá lăng nha hiếm dần. Ở các chợ trong vùng hiếm khi có cá lăng nha bán. “Hồi trước ai bị ho mà bắt được cá lăng nha là mừng lắm, vì mật cá phơi khô uống vào là dứt ho ngay. Tụi tôi ai cũng biết đó là cá ngon, muốn mua thả nuôi bè như cá hú, cá vồ nhưng hổng biết kiếm cá giống ở đâu, đành chịu”, ông Vàng nhớ lại.
    Nhưng 3 năm trước, trong một dịp đi thăm bà con ở huyện Cỏ Thum, tỉnh Kandal (Campuchia), ông Vàng hết sức bất ngờ khi thấy trong nhiều lồng bè, cá lăng nha với cái đuôi đỏ đặc trưng thi nhau nổi lên đớp mồi. Thế là ông tức tốc quay về gom tiền mua 6.000 con cá giống.
    “Thời gian đầu, do thức ăn không đảm bảo và nguồn nước không tốt nên cá hay bệnh. Khắc phục được các yếu tố đó thì cá lăng nha rất dễ nuôi”, ông Vàng nói. Và đúng như vậy, chỉ sau hơn 1 năm thả nuôi, ông Vàng thu hoạch trên 4,5 tấn cá, bán với giá 45.000đ/kg. Trừ hết chi phí còn lời được 40 triệu đồng.
    Được đà, ông mua tiếp 13.000 con cá giống. Lần này nhờ đã có kinh nghiệm nên lượng cá nuôi chết không đáng kể. Điều làm ông “vững bụng” là giá cá hiện nay rất cao. Ông ước tính cá loại 1 (con trên 2,3 kg) giá hơn 60.000 đ/kg và cá loại 2 ( trên 1 kg) giá cũng gần 60.000đ/kg. “Lần này trừ chi phí xong cầm chắc lời trên 200 triệu”, ông Vàng cười khoe.
    Làng cá đặc sản
    Thành công của ông Vàng đã tạo tiếng vang khiến các hộ nuôi cá chuyển bè khu vực lân cận sang nuôi cá lăng nha.
    Theo thống kê của Hội Nông dân huyện An Phú, hiện đã có 30 hộ nuôi cá lăng nha bè với số lượng hơn 100 tấn cá thịt. Ông Huỳnh Văn Tốt có 2 bè cá lăng với hơn 9 tấn cá thịt, nói: “Cá lăng nha ăn mồi là cá biển, cá linh tạp, cua ốc nên cũng không tốn kém bao nhiêu. Công chăm sóc cũng nhẹ nhàng so với các loài cá nuôi bè khác. Tôi tính rồi, 2 bè cá đang nuôi có thể lời không dưới 170 triệu đồng”.
    Điều các hộ nuôi băn khoăn là con giống cá lăng nha phải qua Campuchia mua nên rủi ro khá cao. Thêm điều nữa là cá lăng nha tăng trọng rất chậm. Theo anh Tốt việc này có thể do người nuôi chưa tìm đúng thức ăn giúp cá lăng nha ăn mau phát triển.
    Tuy nhiên, như Thanh Niên đã thông tin, hiện nay thạc sĩ Lê Thị Bình (khoa Thủy sản trường Đại học Nông Lâm TP.HCM) đã nghiên cứu thành công sinh sản cá lăng nha nhân tạo. Tỉnh An Giang đã đặt hàng với thạc sĩ Bình, kỹ thuật sinh sản cá lăng nha nhân tạo đã được chuyển giao cho An Giang. Như vậy người dân An Giang và các tỉnh khác có thể yên tâm tìm mua cá giống trong nước.
    Thêm một tin vui nữa: chồng của thạc sĩ Bình là thạc sĩ Ngô Văn Ngọc (cùng khoa Thủy sản trường ĐH Nông Lâm TP.HCM) cũng đã tìm ra cách giúp cá lăng nha tăng trọng nhanh... Những kết quả nghiên cứu này chắc chắn sẽ giúp nghề nuôi cá lăng nha đuôi đỏ phát triển mạnh trong thời gian tới.
    Thanh Dũng
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Làm giàu nhờ nuôi thú lạ


    Đổi đời nhờ “cá quý tộc”


    29/05/2009 23:49
    [​IMG]

    Cá hồi vân trưởng thành - Ảnh: G.B Cùng với cá tầm, cá hồi vân được mệnh danh là loài “cá quý tộc” có xuất xứ từ châu Âu. Nay, đã có nông dân mạnh dạn nuôi và đổi đời nhờ chúng.
    “Nín thở” nuôi cá
    Năm 2006, Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Lâm Đồng là đơn vị chủ đầu tư và Trạm nghiên cứu nuôi cá thực nghiệm Quảng Hiệp (Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3) là đơn vị triển khai thực hiện dự án nuôi cá hồi ở buôn K’Long K’Lanh (xã Đạ Chais, H.Lạc Dương). Kết quả thành công hơn mong đợi, cuối năm ấy tên cá hồi xuất xứ từ đây đã được ghi trong thực đơn ở các nhà hàng ở phố núi Đà Lạt và TP.HCM.
    Cũng từ năm ấy, con cá hồi đã “hút hồn” một nông dân trú ở chân núi Quảng Thừa (P.4, TP Đà Lạt) là ông Phạm Văn Đa, 51 tuổi (điện thoại 0918.007.297). Ông đã liên hệ và được ngành chức năng hỗ trợ để con cá hồi vân vốn lâu nay chỉ quen thủy thổ tận trời Âu nay đã định cư ở vườn nhà ông. Ông Đa từ Nam Định vào định cư ở chân núi Quảng Thừa (bên cạnh hồ Tuyền Lâm) hơn 22 năm nay.


    Kỹ sư Nguyễn Viết Thùy – Phó giám đốc Trung tâm quốc gia giống nước ngọt miền Trung và Tây Nguyên, Trạm trưởng Trạm nghiên cứu cá nước lạnh Tây Nguyên cho biết: Ở dạng kinh tế hộ thì mô hình nuôi cá hồi vân của nông dân Phạm Văn Đa là rất thành công và rất có hiệu quả kinh tế. Ban đầu ông Đa được hỗ trợ kỹ thuật nhưng bây giờ ông đã có kinh nghiệm khá tốt và có thể hướng dẫn cho người khác nuôi được.

    Lâu nay ông Đa cùng vợ con sinh sống bằng nghề trồng rau, chăn nuôi heo, bò. Tận dụng nguồn nước trời cho trong mát ở đây, ông đào ao nuôi cá rô phi, cá trắm cỏ. Dù vậy, kinh tế gia đình cũng chỉ ở mức đủ ăn cho đến khi con cá hồi xuất hiện. Nuôi cá hồi, ông được Nhà nước hỗ trợ 40% con giống, 60% thức ăn cùng với quy trình kỹ thuật nuôi cá. Thế nhưng ông Đa cho biết phải “nín thở” theo cá hồi. “Dù có sẵn điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất là ao nuôi cá cùng với nguồn nước, nhưng với những người nông dân như tôi, việc phải bỏ thêm ra đến 40 triệu đồng đầu tư đâu phải là dễ dàng. Không biết được mấy tháng sau có gì cho mình thu hoạch không. Liều mạng làm nên cũng lo lắng lắm”, ông Đa tâm sự.
    Ăn ngủ cùng cá
    “Gọi là liều, nhưng thực tình là phải biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, vượt khó”, ông Đa nói. Và cá đã không phụ người. 3 năm qua, ông Đa đã xuất bán 5 lứa cá hồi vân thương phẩm và hiện đang nuôi lứa thứ 6. Mỗi lứa 1.500 con nuôi trong khoảng 6 - 7 tháng, trung bình mỗi con nặng từ 1 – 1,4 kg, giá bán là 150.000 đ/kg, mỗi năm ông đạt doanh thu gần 500 triệu đồng, thu nhập khoảng 200 triệu đồng. Đời sống gia đình sung túc.
    Cá hồi rất khó nuôi, đòi hỏi những điều kiện kỹ thuật rất khắt khe. Cá được nuôi trong môi trường nước chảy, phải đảm bảo luôn luôn sạch và đủ ô-xy. Nhiệt độ lý tưởng trong hồ cho cá phát triển là dưới 200C, nếu cao hơn cá sẽ chết. Thức ăn cho cá được nhập từ Phần Lan hiện có giá trung bình khoảng 32.000 đ/kg. Cứ 1 kg thức ăn sẽ thu về 1 kg cá thịt, mỗi ngày cho cá ăn 4 lần (nếu cho ăn quá nhiều cá sẽ chết). Bình quân cứ 15 - 20 ngày phải rửa hồ một lần, đồng thời chủ động tắm muối cho cá. Chính vì vậy, dù nuôi cá hồi có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng độ rủi ro cũng lớn, vốn đầu tư cao. Ông Đa chia sẻ: “Đã nuôi cá hồi thì phải ăn ngủ cùng cá. Mỗi đêm phải mang đèn ra soi cá để quan sát, nếu thấy cá phân tán đều trên hồ là cá khỏe, ngược lại cá cứ tập trung lại chỗ vòi nước là cá bị thiếu ô-xy. Đêm nào cũng phải coi, nếu cá yếu phải giảm liều lượng thức ăn”.
    Từ năm 2007, ông Đa phối hợp với Trạm nghiên cứu cá nước lạnh Tây Nguyên thực hiện ấp trứng cá hồi và hiện đã ấp nở thành công được hơn chục lứa với tỷ lệ trứng nở đạt 90 – 95%. Giá cá giống khoảng 15.000 đ/con, nhưng nay đã ấp nở tại chỗ thì giá khoảng 8.000 - 10.000 đ/con. Cũng từ thành công của cá hồi, hiện nông dân Phạm Văn Đa đang tiến hành xây hồ để đầu tư nuôi thêm cá tầm - một loài cá nước lạnh khác cực kỳ khó nuôi xuất xứ từ Nga.
    Gia Bình
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này