Làm giàu từ Vườn - Ao - Chuồng - Rừng với niềm tin thắng lợi và tình yêu quê hương .

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 30/01/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3841 người đang online, trong đó có 242 thành viên. 07:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 122034 lượt đọc và 821 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Gửi bạn @Duca
    Hôm trước bạn có hỏi qua việc nuôi nhím , nay tôi đưa tin này kèm link để bạn và người nhà tham khảo .
    Riêng tôi thì không hứng thú lắm , vì khả năng đến lúc mình có nhím để bán thì giá đã bão hòa là rất cao !
    Dạo qua các báo và diễn đàn nông nghiệp , thấy khắp nơi nuôi nhím , nhà nhà nuôi nhím , người người nuôi nhím ... thì tình trạng dội hàng là điều chắc chắn sẽ xảy ra ! Có điều là chưa ai biết chính xác thời điểm thôi !


    http://www.thanhnien.com.vn/news/pages/200923/20090601233157.aspx


    Làm giàu nhờ nuôi thú lạ

    Nuôi nhím chuồng nhỏ, lãi to

    01/06/2009 23:31
    [​IMG]

    Chị Vi Thị Thanh Liễu và những con nhím giống của mình - Ảnh: T.N.Q Nhím đã trở thành vật nuôi hiệu quả kinh tế cao mà không cần phải có đất rộng.
    Chuồng heo thành chuồng nhím
    Năm 2006, chỉ thị cấm nuôi và giết mổ gia súc, gia cầm trong thành phố khiến bà Phan Thị Tiếp (tổ 17, Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng, điện thoại: 0511.3674290) buồn thiu. Nhưng sau thời gian dò hỏi, được nhiều người mách nước, cuối năm 2006 chuồng heo trước đây của nhà bà đón 5 thành viên lạ: 2 nhím đực và 3 nhím cái.
    "Lúc đầu, tui cũng lo lo. Chưa nuôi thú rừng bao giờ, lỡ không hợp khí hậu, điều kiện sống, coi như gần 20 triệu đồng bỏ ra mất trắng" - bà Tiếp kể. Nhưng rồi qua thời gian được hướng dẫn kỹ thuật nuôi, giúp đỡ thủ tục của Chi cục Kiểm lâm, đến giờ, bà Tiếp không giấu nổi niềm vui: từ 5 con nhím ban đầu, chỉ hơn 2 năm, qua 3 lần sinh nở, đàn nhím của nhà bà đã lên 11 con. Việc nuôi nhím đẻ cũng để tự nhiên, không cần phải can thiệp. Khu chuồng heo lúc trước của nhà bà giờ được sửa sang, ngăn thêm vài ô nhỏ để thả thêm nhím.
    Hằng ngày, bà Tiếp thu gom, tận dụng rau, quả mua từ chợ đầu mối gần đó về thả cho nhím ăn mà không cần qua nấu nướng; một ngày, chỉ cần cho ăn chừng 2-3 lần. "Mỗi lần heo bỏ ăn là coi như tui cũng bỏ ăn theo, còn nuôi nhím thì dễ lắm, chưa thấy bệnh dịch hay kén ăn gì cả mà hiệu quả kinh tế lại cao hơn heo", bà trầm trồ. Trung bình một cặp nhím con có giá 8 triệu đồng, nhưng nếu đã qua một năm tuổi thì giá phải hơn chục triệu đồng.
    Mô hình nuôi nhím trong thành phố của nhà bà Tiếp đã trở thành điển hình, nhiều người học tập. Nguồn nhím giống không đủ để bán. Bà kể cách đây mấy tháng, có người tìm con giống để nuôi. Từ giá ban đầu 12 triệu đồng/cặp, về sau, họ đề nghị lên tới 20 triệu. Nhưng, "dù giá có cao mấy tui cũng không bán"! Qua vài lần thu hoạch bán nhím thịt và nhím giống con đã giúp bà mua sắm, sửa sang nhà cửa, có đồng ra đồng vô.
    Giá nhím bằng giá bò
    Còn trên cao nguyên Đắk Lắk, gần như ngày nào cũng có khách tìm đến hỏi mua nhím giống ở cơ sở nuôi nhím của chị Vi Thị Thanh Liễu, 48 tuổi, giữa khu phố thanh bình của tổ 5, khối 8, P.Tân An, TP Buôn Ma Thuột (điện thoại: 01666022036). Trên khu đất nhỏ phía sau nhà chị Liễu, hàng chục ô xi măng, mỗi ô rộng 1m2, che chắn bằng hàng rào thép cao ngang ngực, là nơi cư ngụ của hơn 100 con nhím lớn nhỏ. Chị Liễu bảo: "Trước đây, chưa có kinh nghiệm, tôi xây mỗi chuồng rộng chừng 4m2, thả một lúc bốn, năm con nhím vào thì xảy ra hỗn chiến, cả đực, cái đánh nhau quyết liệt. Sau mới chia nhỏ từng ngăn, có cửa thông nhau, dễ kiểm soát từng con".
    Gia đình chị Liễu gắn bó với nghề nuôi nhím khá tình cờ. Năm 2001, có người bạn đem cho một nhím con để nuôi trong l ồng làm cảnh, sau vài tháng, nhím lớn nhanh đến nỗi không chui ra được khỏi cửa l ồng, phải phá l ồng để làm chuồng riêng. Năm sau, chị Liễu xin thêm hai con nhím nhỏ nữa, nuôi đến khi mỗi con lớn gần chục ký mà không thấy sinh sản gì, cũng không biết đó là nhím đực hay cái.
    Chị bèn đi mượn một con nhím đực của người quen về nuôi cùng, sau một thời gian thì ba con nhím kia (đều là cái) đẻ đồng loạt gần chục nhím con. Chị mừng quá, liền làm các thủ tục đăng ký với cơ quan kiểm lâm theo quy định về nuôi dưỡng động vật hoang dã. Từ đó trở đi, đàn nhím sinh sản được ghi vào sổ theo dõi từng con, khi mua bán đều có xác nhận của cơ quan kiểm lâm. Đến nay, chị Liễu nuôi gần 50 con nhím cái, trong đó 30 con đến tuổi sinh sản, mỗi năm cho ra đời hơn 100 nhím con. Nhím giống hai tháng tuổi bán mỗi con tới 5 triệu đồng, bằng giá một con bò đực đến tuổi kéo cày.
    Từ chỗ nuôi chơi, giờ đây đàn nhím là cả tài sản lớn, mỗi năm sinh lợi vài trăm triệu đồng. Chị Liễu cho biết, người nuôi nhím có xu hướng ngày càng tăng dù tiền giống khá đắt. Khách đến mua nhím giống không chỉ ở các tỉnh Tây Nguyên mà còn từ các tỉnh phía bắc như Nghệ An, Hà Tĩnh, Bắc Giang, Bắc Kạn, Sơn La… Hiện giờ, người mua con giống phải đến đặt hàng trước khi… nhím đẻ.
    Trần Phương - Trần Ngọc Quyền
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://laodong.com.vn/Tin-Tuc/Ti-phu-nuoi-nhim/24481

    Tỉ phú nuôi nhím



    Thứ Năm, 9.12.2010 | 16:17 (GMT + 7)
    Gia đình anh Nguyễn Ngọc Hùng và chị Lê Thị Thoa trú tại xã Hoằng Đạt, huyện Hoằng Hoá (Thanh Hoá) là một ví dụ điển hình về nuôi nhím thành công.

    Thuần hoá nhím rừng họ còn đang nhân rộng đàn giống về mặt số lượng nhằm phát triển kinh tế. Kể từ năm 2008 đến nay, anh Hùng nuôi được trên 30 cặp nhím sinh sản. Mỗi năm, đàn nhím này đẻ thêm khoảng 60 nhím con. Khoảng 23-24 triệu đồng/cặp nhím giống đã mang lại nguồn thu nhập bình quân hàng năm ngót nghét một tỉ đồng cho đôi vợ chồng này.
    [​IMG]
    Nghề nuôi nhím đang được nhiều người quan tâm vì mang lại giá trị kinh tế cao.
    Anh Hùng tâm sự: “Gia đình tôi có 4 thế hệ với 8 khẩu, toàn là những người đều đã hết tuổi lao động. Vợ chồng tôi sinh được hai cháu thì đều đang tuổi đi học, những năm 2005-2007 vợ tôi ở nhà làm 7 sào ruộng, nuôi hơn chục con lợn mà kinh tế gia đình vẫn rất khó khăn”. Anh Hùng là bộ đội nên đồng lương cũng có hạn, tuy nhiên với công việc của người lái xe, được đi đây đi đó nhiều và anh nhận thấy mô hình nuôi nhím khá an nhàn lại là con vật dễ nuôi, thức ăn dễ kiếm, chủ yếu là các loại rau củ quả. Hơn thế, thị trường nhím giống và nhím thịt lại rất rộng mở, nên anh Hùng bàn với vợ phát triển mô hình nuôi nhím tại nhà.
    Lúc đầu thấy chồng nói sẽ đưa nhím về nuôi, chị Thoa chưa hình dung ra nuôi con vật đó như thế nào. Giá nhím giống đắt đỏ (23-24 triệu đồng một cặp) nên chị chưa muốn. Anh Hùng kiên trì thuyết phục, tranh thủ ngày nghỉ, đưa vợ đi các huyện trong tỉnh như Vĩnh Lộc, Thạch Thành, có khi sang cả các tỉnh lân cận như Ninh Bình, Nam Định để học hỏi các mô hình. Và rồi chị Thoa đã gật đầu, bán sạch đàn lợn, xuất hầu bao hết những gì vợ chồng dành dụm được bấy lâu và vay thêm 100 triệu đồng xây chuồng trại, mua năm cặp nhím giống về nuôi.
    [​IMG]
    Khách hàng thăm quan mô hình nuôi nhím của gia đình anh Hùng. Ảnh: Anh Tuấn
    Gia đình anh Hùng đã thành công ngoài mong đợi, kinh tế trở nên khá giả chỉ sau thời gian chưa đầy 3 năm trời. Đưa chúng tôi đi thăm trang trại với hơn 30 cặp nhím giống, hàng chục đôi nhím con đang phát triển rất tốt, anh Hùng nói: “Hầu như ngày nào cũng có người đến học kinh nghiệm, mua nhím giống về nuôi. Song vì nhu cầu của người dân muốn nuôi nhím tăng lên nên lượng giống sản sinh không kịp, khách hàng muốn mua thường phải đặt trước”.
    Chị Thoa cho biết: Về đặc tính của loài nhím thường ăn các loại rau, củ, quả nên chi phí thức ăn không đắt lắm và dễ mua. Bình quân mỗi ngày, một con nhím trưởng thành chỉ ăn hết khoảng 2.000 đồng. Nuôi lợn, bò hoặc gà vất vả, giá cả thị trường không ổn định lại hay mắc dịch bệnh. Với con nhím, người nuôi có thể an nhàn hơn nhiều và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nếu như giá thương phẩm của các loại gia súc, gia cầm khác có thể lên xuống và dao động theo thời giá của thị trường thì đối với loài nhím lại rất ổn định. Một cặp nhím giống khoảng 4 tháng tuổi hiện có giá từ 23-24 triệu đồng; nhím thịt giá bán ngoài thị trường luôn có giá từ 600-700 ngàn đồng/kg. Nuôi nhím không đòi hỏi phải có diện tích chuồng trại lớn, một chuồng nhím chỉ rộng khoảng 3-5m2 là đủ cho một cặp nhím sinh trưởng và phát triển. Mỗi năm một cặp nhím bố mẹ sinh sản hai lứa, mỗi lứa hai con. Như vậy, một cặp nhím sẽ đem về cho gia đình anh chị khoản thu nhập trên 50 triệu đồng/năm.
    Từ đầu năm 2010 đến nay giá nhím giống tăng cao lên mức 30-35 triệu đồng/cặp nên nguồn lợi mang về càng lớn hơn. Anh Hùng bảo 10 tháng qua anh chị đã bán gần 30 cặp nhím giống. Đối với nhím giống được bảo hành đảm bảo tới khi chúng sinh sản được, nếu không đẻ, khách hàng có quyền đổi lại đôi khác. Hiện trang trại của anh còn 30 đôi nhím sinh sản, hơn 10 cặp nhím con, con to nhất tới hơn 30kg.
    Không chỉ chăn nuôi nhím với mục đích làm giàu cho bản thân, anh Hùng chị Thoa còn tích cực vận động bà con, những hộ gia đình nghèo ở Hoằng Hoá cùng tham gia nuôi nhím. Những hộ gia đình nghèo đến mua giống, không chỉ hỗ trợ giảm giá mà anh Hùng còn rất nhiệt tình truyền đạt kinh nghiệm. Để tiện việc, anh chị hẹn tất cả các khách hàng đến vào một ngày nhất định trong tuần. Vì vậy hàng tuần luôn có một lớp học cho những người muốn tham gia nuôi nhím diễn ra ngay trên trang trại của gia đình anh chị.
    Khánh Trình - Anh Tuấn
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Bài tham khảo , chú ý thời điểm đăng bài !

    http://vietbao.vn/Phong-su/Nuoi-nhim-Dau-tu-it-loi-nhuan-cao/40079796/263/

    Chủ nhật, 22 Tháng năm 2005, 15:10 GMT+



    Nuôi nhím: Đầu tư ít, lợi nhuận cao

    Mô hình chăn nuôi cần khuyến khích:
    [​IMG]
    Anh Ẩn đang tách bầy cho nhím
    Hiện nay chưa có một nghiên cứu nào, một sách hướng dẫn nào được biên soạn giúp người dân thêm kiến thức để nuôi các loài động vật hoang dã quí hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Vậy mà anh Nguyễn Ngọc Ẩn, một thương binh trong thời kháng chiến chống Mỹ hiện cư ngụ tại ấp Bàu Cạp xã Nhuận Đức (H. Củ Chi TP.HCM) đã mạnh dạn đầu tư chuồng trại để nuôi nhím. Nhiều người cứ cho rằng đây là một việc mạo hiểm. Nhưng không, anh Ẩn đã thành công, từ một cặp giống, nay đàn nhím của anh đã lên đến hàng chục con chỉ trong một thời gian ngắn...
    Một chút cơ duyên

    Tiếp chúng tôi trong gian chuồng trại vừa mới được nâng cấp, anh Ẩn, người trong địa phương quen gọi là Út Ẩn, vui mừng báo cho chúng tôi biết chỉ trong vòng một tháng nay, số nhím con của đàn nhím nhà anh đã tăng hơn 10 con. Anh cho biết trong suốt thời gian đi bộ đội, không ít lần anh đã ăn thịt nhím. Thịt nhím có mùi vị thơm ngon và nhất là bao tử nhím, một mặt hàng rất được ưa chuộng vì có dược tính khá cao. Sau khi về địa, phương tình cờ một hôm anh mua được 2 con nhím lớn. Chưa biết phải sử dụng những con nhím này ra sao, cũng chưa phân biệt được giới tính của từng con, anh nhốt chúng trong vuông chuồng heo, được vài hôm thì phát hiện có thêm 2 chú nhím con. Thế là ý định thuần hoá giống vật rừng này thành gia súc manh nha từ đó.
    Theo anh Út Ẩn, việc nuôi nhím không khó. Ban đầu anh cho chúng ăn một số rễ cây đào được trong vườn. Nhưng đào rễ mãi cũng hết, anh bắt đầu cho chúng ăn các loại khoai củ, bầu bí, thậm chí có lúc anh cho ăn cả cơm. Chúng vẫn tăng trưởng nhanh và tiếp tục sinh sôi...
    Sau gần hai năm nuôi nhím, bây giờ kiến thức chăn nuôi loài động vật này cũng được anh tích lũy thêm nhiều. Cơ ngơi của anh bây giờ là một dãy chuồng với 20 ô ngăn riêng lẻ từng cặp, đồng thời anh cũng đang có kế hoạch biến 1ha đất vườn để tiếp tục nhân rộng mô hình trang trại nuôi nhím giống và thịt.
    Giá trị kinh tế cao
    [​IMG]
    Nhím mẹ và hai nhím con 1 tháng tuổi - Ảnh: Uyên Thao Cơ duyên đến với nhím thật tình cờ nên việc nuôi nhím của anh Ẩn cũng chỉ được thực hiện theo những hiểu biết riêng của mình. Chuồng trại hiện nay được anh xây dưới các tán cây râm mát bằng ximăng dài 20m rộng 6m, hai bên là hai dãy ô chuồng với kích thước 1m x 2m rào lưới B40 chung quanh, giữa có đường đi và phần cuối là kho thức ăn. Đã có nhiều người đề nghị anh nên nuôi chúng trên nền đất và thả chúng thành bầy như trong thiên nhiên nhưng anh giải thích nhím hay đào hang, hang rất sâu và ngoằn ngoèo. Vì vậy nếu nuôi trên nền đất, nhím dễ thoát ra ngoài và rất khó... truy tìm. Theo dõi từ cặp nhím tình cờ mua được, anh Ẩn đã ghi chép lại qui trình sinh sản. Cặp nhím con đầu tiên khi lọt lòng khoảng 100gr. Sau 8 -10 tháng nuôi, nhím con đạt trọng lượng 8 -10kg/con và bắt đầu chịu đực phối giống. Cứ thế mỗi năm 2 lần, nhím mẹ tiếp tục đẻ từ 1 đến 2 nhím con cho mỗi lần sinh nở. Nhờ vậy, nhiều thế hệ nhím đã ra đời để đến hôm nay, đàn nhím của anh Ẩn đã lên đến hơn 50 con.
    Nuôi nhím không đòi hỏi nhiều công sức và chi phí không cao. Anh Út Ẩn khẳng định như thế. Nguồn thức ăn rất chủ động, dễ tìm, dễ mua và có mua giá cũng rẻ. Nhím ăn ngày 3 bữa nhưng đặc biệt ăn nhiều về đêm. Thức ăn là các loại củ quả, ngũ cốc, rau xanh. Những thứ này ở nông thôn, ngoại thành đất rộng ai cũng có thể tự tạo thức ăn cho nhím. Về chuồng trại, chỉ cần giữ vệ sinh tốt, thông thoáng, đầy đủ ánh sáng, không khí. Chăm sóc nhím không cầu kỳ như heo, bò. Mỗi ngày quét dọn chuồng một lần. Trong quá trình nuôi nhím, anh Ẩn chưa hề thấy xảy ra một trường hợp đau bịnh nào. Vì vậy, anh Ẩn đi đến kết luận nuôi nhím rất kinh tế vì giá nhím giống hiện nay được bán ra từ 3 đến 5 triệu đồng một cặp. Riêng nhím thịt nếu nuôi tốt trong 1 năm có thể lên đến 15kg/con cũng đã có giá 150 ngàn/1kg hơi. Tuy nhiên, hiện còn đang trong thời ký phát triển để nhân rộng, anh Ẩn chưa chịu xuất chuồng một con nhím nào. Theo anh đến lúc lên hàng trăm con, mới có nhím xấu để bán thịt, nhím tốt bán giống và trao đổi với các nhà chăn nuôi khác một số nhím đực để tránh sự trùng huyết khi phối giống làm thoái hoá đàn nhím.
    +++
    Sau gấu, nai, trăn, cá sấu đến nay nhím là một loài thú rừng được nuôi như gia súc. Ở Củ Chi, nhiều hộ khác như hộ ông Phạm Ngọc Tuân ở Bến Đình, bà Nguyễn Thị Mỹ ở Bình Mỹ và tại Hóc Môn, anh Trần Văn Thời (xã Thới Tam Thôn) đã sở hữu hàng trăm con nhím. Ước muốn của nhà chăn nuôi mong có được những ý kiến của các nhà khoa học giúp thêm kiến thức để hoàn thiện qui trình nuôi nhím.
    Hầu hết những người nuôi nhím đều có một trăn trở chung là hiện nay pháp lệnh bảo vệ động vật hoang dã đang là rào cản cho việc phát triển đàn nhím trong nhân dân. Họ hy vọng sẽ có một hành lang pháp lý, cho phép những người nuôi nhím được vận chuyển, mua bán, trao đổi và thậm chí giết mổ thì qui mô phát triển ngành chăn nuôi mới mẻ độc đáo này mới có cơ hội lan đi khắp nơi.
    TRẦN CHÁNH NGHĨA

    Việt Báo (Theo_TuoiTre)
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://nld.com.vn/2011050610002081p0c1201/giau-len-nho-nuoi-nhim.htm

    Giàu lên nhờ nuôi nhím

    Thứ Sáu, 06/05/2011 10:00
    Chỉ sau chưa đầy 2 năm, mô hình nuôi nhím của ông Thắng đã nổi tiếng khắp vùng được nhiều người đến tham quan học tập. Và đây cũng đang là mô hình nuôi nhím lớn nhất nhì ở xứ Nghệ

    Đầu năm 2009, ông Trần Đức Thắng xóm Hạnh Phong, xã Nghĩa Đàn, Tân Kỳ (Nghệ An) chuyển nghề làm gạch ngói cho các con để chuyển sang nuôi nhím. Thoạt đầu ông mua 5 đôi nhím tại một trại nhím ở huyện vùng cao Quế Phong (giá mỗi đôi nhím giống lúc đó cũng đã 15 triệu đồng) về nuôi thử nghiệm.

    Thấy Nhím phát triển khoẻ mạnh, ông tiếp tục đi ra các tỉnh Hà Giang và Phú Thọ mua thêm 10 đôi nữa để về nuôi. Tính cả số tiền xây dựng chuồng trại tổng chi phí khoảng 300 triệu đồng đánh cược với nhím.

    Khu trang trại nhím của ông Thắng được xây dựng với quy mô khoa học trên diện tích khoảng gần 1.000m2 với 2 dãy chuồng hai bên và một lối đi ở giữa. Mỗi dãy chuồng ông chia ra 30 ngăn, diện tích mỗi ngăn khoảng 1,5m2 đạt theo yêu cầu của một đôi nhím sinh sản.

    [​IMG]
    Ông Thắng đang cho nhím ăn


    Tất cả các ngăn đều được ông Thắng đánh số tên chuồng cẩn thận để theo dõi và ghép giống tránh trùng huyết thống. Chuồng trại nhím đều được làm thông qua hầm khí bioga để xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh. Khu chuồng trại nhím được xây dựng đảm bảo hợp với khí hậu mùa đông ấm áp, mùa hè thoáng mát.

    Hiện tại 1 đôi nhím sống (2 tháng tuổi) giá khoảng 16 - 17 triệu. Ở trại nhím của ông Thắng hầu như mới chỉ cung cấp nhím giống cho thị trường chứ chưa có nhím thịt bán. Chỉ tính riêng năm 2010 ông bán được gần 20 đôi nhím giống ra thị trường, trừ chi phí ông còn lãi 200 triệu đồng.

    Với tốc độ phát triển trại nhím hiện nay thì trong năm 2011 này ước tính ông sẽ thu lãi trên 300 triệu đồng và các năm sau sẽ còn tăng lên. Ông Thắng cũng cho biết về sinh sản nhím thường đẻ mỗi lần 2 con, 2 năm 5 lứa, một con nhím có tuổi sinh sản từ 23 - 25 năm.

    Hiện tại trên thị trường nguồn cầu còn rất cao nên trại nhím của ông Thắng nếu ai muốn mua giống đều phải đặt từ trước thì mới có.

    Theo ông Thắng, sở dĩ nuôi nhím đạt hiệu quả và nhanh lời là nhờ “con nhím có sức đề kháng rất cao, nên rất ít gặp rủi ro về dịch bệnh. Nhím là loại gặm nhấm nên thức ăn của nhím rất đa dạng (rau, củ ,quả...) giá cả rẻ, trung bình 1 con nhím trưởng thành mỗi ngày chỉ ăn khoảng 2kg thức ăn, tính ra tiền chỉ khoảng 2.000 - 3.000 đồng như vậy nhẩm tính thì trại nhím gần 60 đôi của ông mỗi năm chỉ ăn hết khoảng 50 - 60 triệu đồng.

    Chỉ sau chưa đầy 2 năm, mô hình nuôi nhím của ông Thắng đã nổi tiếng khắp vùng được nhiều người đến tham quan học tập. Và đây cũng đang là mô hình nuôi nhím lớn nhất nhì ở xứ Nghệ. “Mình đi trước thì đã thành công rồi, mong muốn của mình là tư vấn giúp đỡ bà con trong vùng cùng học tập và nhân rộng thêm nhiều trại nhím đạt hiệu quả…”, ông Thắng tâm sự.

    Như vậy, so với nuôi lợn và các con vật nuôi khác có thể khẳng định mô hình nuôi nhím của ông Thắng đúng là “một vốn, bốn lời”, nhưng xem ra ở để có được sự thành công như ông Thắng thì lại đang ít người dám liều như ông để có được thành quả từ nuôi nhím.


    Theo Nguyễn Hải (******* Nghệ An)

    Hiện nay huyện nào , tỉnh nào cũng đều có người nuôi nhím cả rồi , và ai cũng nghĩ rằng mình sẽ bán con giống !
    Tương lai không xa thì giống sẽ bán đi đâu khi khắp nơi đều bán giống ?
    Liệu người tiêu dùng có bỏ ra số tiền 15 tr để mua 1 con nhím hơn 10 kg hơi để ăn thịt không ?
    Số tiền này đủ mua 1 con bò thịt !


    :-":-":-"
  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967


    Hương vị cuộc sống - món ăn từ thịt nhím


  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967


    Trại nhím giống Vân Sơn - Tiền Giang
  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967


    Kỹ thuật nuôi Nhím phần 1


  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967


    Kỹ thuật nuôi Nhím phần 2


  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967


    Kỹ thuật nuôi Nhím phần 3


  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này