Làm giàu từ Vườn - Ao - Chuồng - Rừng với niềm tin thắng lợi và tình yêu quê hương .

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 30/01/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7575 người đang online, trong đó có 1023 thành viên. 09:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 122036 lượt đọc và 821 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Mô hình nuôi Nhím kết hợp nuôi Thỏ lợi nhuận hàng trăm triệu đồng [​IMG] [​IMG] Thứ ba, 07 Tháng 2 2012 07:43
    Nông dân có sáng tạo sẽ mau làm giàu, chính vì nhờ linh động trong phát triển kinh tế, biết tìm tòi học hỏi, tìm giống cây trồng vật nuôi, áp dụng thực tế tại hộ gia đình đã được nhiều nông dân đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hộ anh Nguyễn Văn Hòa ở ấp Bình Đông 2 xã Hương Mỹ, huyện Mỏ Cày Nam đã chọn phát triển mô hình nuôi Nhím kết hợp với nuôi Thỏ đem lại lợi nhuận hàng triệu đồng mỗi năm. Anh Hòa trở thành điển hình trong phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi ở địa phương.
    Anh Hòa bắt đầu chuyển sang nghề nuôi Nhím từ năm 2008, trước đây đất ít anh trồng dừa, giá dừa lúc ấy bán không đủ để trang trải cuộc sống gia đình, anh phải hành nghề chài cá trên sông để có thêm thu nhập. Vậy mà mấy ai ngờ được mới gần 3 năm nay kể từ ngày chuyển sang nghề nuôi Nhím và nuôi Thỏ kết hợp anh Hòa đã trở thành hộ khá giàu ở địa phương.
    Anh Hòa cho biết: “Ban đầu tôi cũng ngần ngại khi chọn mua Nhím giống bởi giá thành rất cao. Lúc đó tôi tích góp được một số vốn liều lĩnh mua 6 cặp Nhím giống với giá 60 triệu đồng. Sau một thời gian chăm sóc, Nhím phát triển nhanh không bị bệnh nên bước đầu tôi cũng an tâm. Mỗi ngày tôi chỉ cho Nhím ăn đầy đủ và dọn chuồng thường xuyên là đã đảm bảo cho Nhím phát triển mà không phải đầu tư thêm gì nữa. Vì vậy bước đầu tôi cũng phấn khởi bởi đây là loài vật dễ nuôi mà giá bán ra cũng tương đối cao”. Nuôi Nhím đem lại hiệu quả rất nhanh, Nhím con sau khi sinh sản nuôi dưỡng trong vòng 3 tháng là Nhím đã đạt trọng lượng 3kg, bán được với giá 6 triệu đồng/cặp. Nhờ chăm sóc tốt và cung cấp đầy đủ lượng thức ăn cho Nhím nên sau gần 5 tháng nuôi đàn Nhím đã bắt đầu sinh sản, anh Hòa đã nhân giống. Giới thiệu về mô hình nuôi Nhím anh Hòa cho biết: “Nhím là loài dễ nuôi, ít bị bệnh chăm sóc cũng không tốn công nhiều. Hiện tại anh Hòa đang nuôi 21 cặp Nhím mẹ và 4 cặp Nhím con. Thời gian qua đã có nhiều nơi đến hợp đồng mua Nhím thịt với giá từ 10 đến 20 triệu nhưng anh Hòa vẫn chưa bán anh để lại làm giống phát triển đàn.
    Thường nuôi Nhím không nhốt chung đàn mà nhốt riêng ở từng ô, mỗi ô trung bình 1 cặp Nhím. Nhím có khả năng đề kháng tốt nên rất ít bị bệnh nhưng ở Nhím thường bị tiêu chảy, để khắc phục bệnh này khi Nhím bị tiêu chảy anh Hòa đã tiến hành cho Nhím ăn các loại chất chát như: chuối chát, rễ cau,…sẽ mau hết và Nhím sẽ khỏe mạnh trở lại bình thường. Nhím là loài ăn tạp, thức ăn của Nhím là rau, củ, quả. Mỗi năm Nhím sinh sản 2 lần, mỗi lần sinh sản từ 1 đến 2 Nhím con. Nhím mang thai 100 ngày sẽ bắt đầu sinh sản, thời gian sinh sản đến 2 hoặc 3 tháng sau Nhím con đạt trọng lượng khoảng 3kg là bắt đầu bán được. Mỗi cặp Nhím con anh Hòa bán với giá 6 triệu đồng. Bình thường Nhím con ăn 2 kg thức ăn là rau, củ, quả mỗi ngày. Đối với Nhím mẹ cần bổ sung nhiều lượng thức ăn hơn để Nhím mau phát triển và sinh sản tăng đàn. Đối với Nhím mẹ mỗi năm đẻ 2 lứa, nuôi Nhím đảm bảo chuồng trại sạch sẽ và thoáng mát vì thế cứ mỗi ngày anh Hòa tiến hành vệ sinh chuồng một lần, để tránh chuồng trại bị ô nhiễm gây bệnh cho Nhím. Mỗi năm gia đình anh Hòa bán trung bình 15 cặp Nhím con. Sau khi trừ đi các khoảng chi phí anh thu lãi trên 90 triệu đồng.
    [​IMG]

    Mô hình nuôi Nhím của anh Hòa đang mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài phát triển mô hình nuôi Nhím anh Hòa còn phát triển thêm nuôi Thỏ. Hiện tại đàn Thỏ nhà anh trên 400 con và 50 thỏ mẹ. Giá Thỏ hiện nay từ 45.000 -47.000 đồng/kg cứ cách 10 ngày anh lại bán 100kg Thỏ thu nhập gần 5 triệu đồng. Thức ăn của Thỏ là từ rau xanh và củ,…Nhím và Thỏ dễ nuôi, ăn nhiều rau củ như: rau lang, củ sắn,… nông dân có thể tận dụng trồng rau quanh vườn qua đó giảm chi phí, làm cho lợi nhuận cao và chủ động được nguồn thức ăn. Nuôi thỏ cho ăn đầy đủ Thỏ sẽ mau lớn, sinh sản nhanh, mỗi năm 1 con thỏ mẹ có thể đẻ từ 6 đến 7 lứa, mỗi lứa đẻ từ 7-8 con. Người nuôi Thỏ và Nhím chỉ lấy công làm lời không phải tốn nhiều chi phí đầu tư.
    Nhím và Thỏ là loài động vật có sức đề kháng tốt ít bệnh. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của anh Hòa cần lưu ý thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thức ăn cho Thỏ và Nhím phải khô ráo không bị ẩm ướt. Mô hình nuôi Nhím và nuôi Thỏ kết hợp không phải tốn nhiều công chăm sóc chỉ cần nông dân mạnh dạn đầu tư sẽ mau cho hiệu quả kinh tế. Như vậy từ kết hợp nuôi Thỏ và nuôi Nhím mỗi năm anh Hòa thu lãi trên 150 triệu đồng mang về nguồn lợi kinh tế đáng kể đã giúp gia đình.
    Hiện nay mô hình nuôi Nhím chưa phát triển mạnh chưa được nông dân đầu tư nhiều bởi nhiều bà con nông dân còn ngại vấn đề nuôi Nhím rất nặng vốn ban đầu vì giá con giống rất đắt, nhưng theo anh Hòa bà con nuôi Nhím rất an tâm mặc dù đầu tư nhiều nhưng hiệu quả đem lại cao không phải lo sợ về rủi ro khi chọn nghề nuôi Nhím./.
    HOA PHƯỢNG
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Học nuôi nhím để làm giàu

    Năm 1997, anh Nguyễn Hữu Hùng chuyển gia đình từ xã Thiệu Đô, huyện Thiệu Hoá về TP. Thanh Hoá sinh sống. Anh lao vào đầu tư bất động sản, nhưng do thiếu hiểu biết nên trắng tay. Anh bắt đầu học nuôi nhím...

    [​IMG]
    Anh Nguyễn Hữu Hùng và mô hình nuôi nhím tại gia đình.
    Năm 2006, trong một chuyến đi Sơn La thăm người bạn, tình cờ anh thấy có nhiều gia đình nuôi nhím thu lại lợi nhuận rất cao. Về nhà, anh bàn với vợ thế chấp nhà và đất để vay vốn ngân hàng, đầu tư nuôi nhím. Anh mua sách, báo về đọc, nghiên cứu đặc tính loài nhím và kỹ thuật nuôi rồi liên hệ với Trung tâm Nghiên cứu động vật hoang dã Sơn La để mua giống.
    Lúc bấy giờ, giá một cặp nhím 14 triệu đồng, toàn bộ số tiền thế chấp nhà chỉ có 150 triệu đồng, nên anh chỉ dám mua 5 cặp nhím mẹ về nuôi. Suốt một năm đầu chăm sóc, đàn nhím của anh không sinh sản, nên chẳng có lời. Vợ anh - chị Phạm Thị Bích Thuỷ, nhớ lại: "Lúc ấy tôi lo lắm, nuôi nhím cả một năm trời mà không thu lại được đồng nào. Tiền lãi ngân hàng cứ tăng vù vù, lúc nào cũng lo nơm nớp không có nhà mà ở".
    Sự kiên trì, nhẫn nại đã giúp anh Hùng vượt qua những khó khăn ban đầu. Sau gần hai năm, thu từ bán nhím giống sinh sản, vợ chồng anh trả hết nợ ngân hàng. Theo anh Hùng, nuôi nhím rất đơn giản, vì sức đề kháng của chúng khá tốt nên ít bị dịch bệnh. Nguồn thức ăn chính cho nhím chủ yếu là các loại rễ cây, rau, củ, quả... Một con nhím chỉ ăn hết khoảng 2.000 đồng thức ăn mỗi ngày. Nhím có chu kỳ sinh sản khá ngắn, mỗi năm đẻ hai lứa, mối lứa bình quân hai con. Nhím giống hiện nay giá 15-16 triệu đồng/cặp.
    Cuối năm 2007, anh mở rộng thêm 70m2 đất để xây chuồng trại và nuôi thêm 20 cặp nhím sinh sản. Hiện tại, đàn nhím của anh Hùng có 60 cặp, hàng năm anh cung cấp cho các thị trường các tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, Nam Định, Quảng Trị... hàng trăm cặp nhím giống. Bình quân mỗi năm gia đình anh lãi khoảng 600 triệu đồng.
    Từ kinh nghiệm nuôi nhím của mình, anh đã và đang hướng dẫn kỹ thuật cho những gia đình khó khăn muốn nuôi nhím. Hộ nào không có đủ vốn đầu tư, anh cho nợ đến khi nhím sinh sản. Đồng thời, anh nhận bao tiêu nhím thương phẩm cũng như nhím giống cho bà con.
    Anh tiết lộ, cùng với mở rộng trang trại nuôi nhím, anh đang thử nghiệm nuôi cầy hương, chim trĩ đỏ, chim công... Bởi, nuôi những động vật này, chắc chắn hiệu quả không kém nuôi nhím.


    Nguồn đọc thêm: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=254546#ixzz1nU77kExh
    http://www.xaluan.com/
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Giàu nhờ nuôi nhím



    Báo Nông nghiệp VN - 25 tháng trước 13704 lượt xem
    Vào những ngày đầu tháng 3 năm 2010, khi nghe người dân nói có mô hình nuôi nhím hiệu quả cao của anh Nhất ở thôn Suối Giêng, xã Tân Đức, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận, chúng tôi tìm đến ngay.



    Cảm nhận đầu tiên đáng khâm phục là vợ chồng anh Nguyễn Văn Nhất, vợ là chị Võ Thị Nguyệt đã dày công nuôi nhím. Bằng ý chí và nghị lực, dám nghĩ, dám làm anh chị đã mạnh dạn đầu tư trên 1 tỷ đồng nuôi nhím và là người đầu tiên ở khu vực nuôi nhím thu được hiệu quả cao.
    Chị Nguyệt cho biết: “Một lần lên thành phố thăm người bạn, thấy gia đình nhà bạn có nhà, đất chật hẹp nhưng họ vẫn nuôi được nhím đạt hiệu quả. Từ đó, tôi nảy ra ý định và quyết tâm nuôi nhím. Ban đầu khi mua nhím về, tôi cho nó ăn một số rễ cây đào được trong vườn. Hết rễ cây, tôi cho nó ăn các loại củ quả như khoai, bầu, bí, thậm chí có lúc tôi cho ăn cơm… Thức ăn dễ kiếm, nhím phát triển rất tốt. Đợt đầu, anh chị mua về 30 cặp nhím từ 2 đến 5 tháng tuổi. Sau 3 tháng dày công chăm sóc, đàn nhím tăng trọng khá nhanh, bình quân mỗi tháng tăng 1 kg/con…”. Chị Nguyệt cho biết thêm, trong thời gian tới vợ chồng chị có kế hoạch quy hoạch 1 ha đất vườn để nhân rộng mô hình nuôi nhím giống.
    Quy trình nuôi nhím của chị Nguyệt khá đơn giản. Chị xây chuồng nhím bằng gạch dưới các tán cây râm mát, cứ xây 4 dãy chuồng/1.000 m2, mỗi dãy chuồng lại chia làm 10 ngăn, mỗi ngăn rộng khoảng 1,6 m2, chị rào lưới B40 xung quanh, đủ không gian thoáng mát cho một cặp nhím sinh sản. Kinh nghiệm của vợ chồng chị Nguyệt cho thấy, nhím ăn một ngày nhiều lần nhưng ăn nhiều về ban đêm. Chuồng trại cần giữ vệ sinh cho tốt, thoáng mát về ban ngày và ấm áp về ban đêm. Mỗi ngày quét dọn chuồng một lần. Từ ngày nuôi nhím, chị Nguyệt chưa phát hiện con nào bị bệnh. Với giá nhím giống hiện nay 12 triệu đồng/cặp, một năm nhím đẻ 2 lứa thì chỉ trong thời gian một năm, vợ chồng chị Nguyệt đã thu hồi vốn ban đầu. Vừa thu hồi vốn nhanh, lại có đàn nhím giống, chuồng trại tại chỗ, cứ như vậy, chỉ sau 5 năm đàn nhím của vợ chồng chị sẽ có tới hàng trăm con.
    Quá trình nuôi, anh chị chọn lọc những con nhím có khả năng sinh sản để bán và làm giống. Những con còn lại anh chị nuôi thịt. Chị Nguyệt cho biết, nếu chăm sóc tốt, trong một năm nhím thịt trưởng thành có trọng lượng từ 10 đến 12 kg, với giá bán hiện tại 150.000 đồng/kg thịt hơi, anh chị thu lãi gần 1 triệu đồng/con.


    Bạn @Duca thân mến !
    Đến đây loạt bài về nuôi nhím tạm đủ để bạn và người nhà tham khảo . Videoclip về kỷ thuật nuôi cũng không thiếu .
    Vấn đề là đầu ra có còn được như hiện nay hay không , thì tôi không dám chắc !

    Tôi cũng nuôi , nhưng chỉ nuôi vài cặp cho vui chứ không dốc hết vốn liếng vào con nhím , bất trắc thị trường lớn lắm !

    Trọng tâm của tôi là cá chình và rắn hổ hèo , hai thứ không bao giờ ế !

    Chúc bạn và người nhà có quyết định đúng đắn và thành công cả kỷ thuật cũng như kinh doanh !



    [r2)][r2)][r2)]

  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Những tỉ phú nông dân

    - Kỳ 1: “Vua lúa giống” Chín Táo


    22/02/2012 3:24
    Chỉ mới học hết lớp 9, nông dân Lê Văn Chính (Chín Táo) vẫn có thể làm giàu nhờ sản xuất lúa giống.
    Hiện anh là thủ lĩnh của tổ hợp sản xuất với diện tích hàng trăm ha, cung ứng ra thị trường tới 10.000 tấn lúa giống/năm, doanh thu 70-80 tỉ đồng. Một thân Chín Táo kiêm cả “3 nhà”: nhà nông, doanh nhân và kỹ sư nông nghiệp.
    [​IMG]
    Chín Táo - một thân kiêm cả “3 nhà” - Ảnh: N.Thanh
    Trúng lớn với lúa giống Chín Táo
    Ở Trà Vinh, tập quán canh tác cây lúa nước của đồng bào Khmer (khoảng 31% dân số) lâu nay theo kiểu “giao cho trời”. Ở xã Phong Phú (H.Cầu Kè) hơn 73% dân số đồng bào Khmer cũng trồng lúa theo phương thức này nên năng suất bình quân chỉ chừng 3 tấn/ha.
    Khoảng 2 năm nay, năng suất lúa ở xã nông nghiệp này bỗng dưng tăng đột biến, bình quân lên 5-6 tấn/ha. Thậm chí, nhiều hộ đạt năng suất vụ đông xuân 9 tấn/ha. Nhiều gia đình trước đây đói lên đói xuống, sau vài vụ lúa, trả dứt nợ ngân hàng và tìm cán bộ xã để xin… trả sổ hộ nghèo.
    Lý giải việc này, ông Huỳnh Văn Đức, Chủ tịch UBND xã Phong Phú, cười khà khà: “Giống tốt, kỹ thuật cao, trúng mùa trúng giá nên bà con hết khổ. Cán bộ địa phương như tụi tui cũng đỡ khổ theo”.
    Thì ra, từ vụ đông xuân 2010, địa phương đứng ra làm cầu nối để Chín Táo giao giống cho dân với diện tích xuống giống 400 ha. Giao giống số lượng lớn, cơ sở bán giống còn hướng dẫn luôn kỹ thuật canh tác nên ai cũng trúng lúa bể bồ.
    Thừa thắng xông lên, vụ lúa hè thu 2011 có 5/6 ấp của Phong Phú liên kết xây dựng mô hình “cánh đồng mẫu lớn” với diện tích 700 ha, sử dụng giống của Chín Táo.
    Khởi đầu bằng táo, làm giàu nhờ lúa



    Vụ lúa nhớ đời
    Vụ hè thu năm 2008, Chín Táo đầu tư 17 tấn giống theo hình thức trả chậm cho 130 ha ở xã Thạnh Phú (H.Cầu Kè, Trà Vinh). Nhưng nhiều nông dân xã này không làm theo hướng dẫn kỹ thuật của cơ sở Chín Táo, bỏ khâu làm đất, bơm nước cho lấp xấp mặt ruộng rồi “tương” giống xuống nhanh cho kịp thời vụ.
    Hậu quả là hơn 100 ha lúa do “sạ chay” không qua làm đất, hạt cỏ và lúa rơi vãi của vụ trước chen nhau nảy mầm, làm cả cánh đồng mênh mông biến thành những mảng màu nham nhở, lúa xanh chen lúa vàng, cây thấp cây cao “y như ruộng bậc thang”.
    Đến cuối vụ, những mảnh ruộng này cho lẫn lộn đủ loại lúa tạp. Đơn khiếu nại của nông dân từ xã đến huyện, rồi ra tỉnh. Ngành nông nghiệp tỉnh và ******* lập tức vào cuộc điều tra sự việc mới sáng tỏ.
    Cùng thời điểm này, cũng lô giống do Chín Táo cung cấp được gieo trồng trên 20 ha khác ở Thạnh Phú lúa trúng bể bồ do nông dân thực hiện đúng quy trình kỹ thuật.


    Theo hướng dẫn của ông Đức, chúng tôi tìm về ấp Phú Khánh, xã Song Lộc (H.Châu Thành, Trà Vinh) để gặp “vua lúa giống” Chín Táo. Chín Táo kể anh học hết lớp 9 rồi nghỉ, khởi nghiệp bằng nghề trồng táo - loại trái cây thuộc dạng “hot” cách đây khoảng chục năm. Nhờ chịu khó học hỏi kinh nghiệm nên vườn táo của anh năng suất rất cao, trở thành “địa chỉ đỏ” để nông dân khắp huyện tới tham quan, mua cây giống. Là thứ chín trong gia đình, lại thành công nhờ táo nên anh được gọi là “Chín Táo”. Thành công nhưng anh vẫn trăn trở, dù năng suất cao nhưng rất khó làm giàu với diện tích nhỏ lẻ. Hơn nữa, nông dân ĐBSCL lâu nay vẫn có thói quen nuôi trồng theo phong trào, “chặt trồng - trồng chặt” nên trước sau gì cây táo cũng thoái trào.
    Vì vậy, anh quyết định chuyển hướng. Năm 2003, anh làm cộng tác viên cho Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) ngay tại huyện nhà. Theo chân mấy kỹ sư nông nghiệp, nghe họ say mê nói về cây lúa, Chín Táo mê mẩn nên quyết định phá vườn táo chuyển qua làm lúa “trình diễn”.
    Năm 2006, Chi cục BVTV làm giống lúa chống rầy, đám ruộng trình diễn của Chín Táo được đem ra làm thí nghiệm và cho hiệu quả mỹ mãn. Hàng chục nông dân gần nhà tới nài Chín Táo bán cho vài giạ lúa về làm giống.
    Từ đó, Chín Táo bắt đầu nghĩ đến việc làm giống tốt để bán cho bà con. Ban đầu chỉ làm kiểu “cò con”, dần dà nông dân đặt hàng không đủ giao nên anh nghĩ đến việc phải tập hợp một số nông dân lại cùng làm giống.
    Dưới sự giúp đỡ, giám sát của ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, anh vừa là người tổ chức mạng lưới, người quản lý chất lượng và cũng là nông dân trực tiếp sản xuất, cung ứng lúa giống cho nông dân nhiều tỉnh thành.
    Với mạng lưới sản xuất giống trên diện tích hơn 300 ha, Chín Táo kết hợp Chi cục Trồng trọt và Chi cục BVTV Trà Vinh hỗ trợ nguồn giống nguyên chủng ban đầu, cung cấp mạ, chi phí gieo cấy cho nông dân trong hệ thống sản xuất giống và bao tiêu toàn bộ sản phẩm.
    “Toàn bộ diện tích lúa trong tổ liên kết năng suất cao hơn bên ngoài khoảng 20%, giá thu mua cũng cao hơn khoảng 20%. Thành ra lợi nhuận từ trồng lúa của các anh em trong tổ ước đạt 40-50%”, Chín Táo chia sẻ.
    Nông dân kiêm... thương nhân
    Chín Táo ký hợp đồng với 1 kỹ sư nông nghiệp, 2 chuyên viên trung cấp cùng kết hợp Chi cục BVTV tỉnh trực tiếp theo dõi quy trình sản xuất trên đồng ruộng. Toàn bộ lúa trong tổ liên kết anh đều mua hết, phần nào không đạt chuẩn thì chuyển sang làm lương thực.
    Tại cơ sở làm giống, Chín Táo bỏ vốn đầu tư xây dựng kho chứa 500 tấn, đầu tư dây chuyền thiết bị tách gié lúa và tách hạt, công suất 3 tấn/giờ, đóng bao để hoàn thiện quy trình làm giống.
    Hiện cơ sở Chín Táo có hơn 10 nhân công làm việc quanh năm và hơn 200 nhân công làm việc thời vụ. Năm 2010, cơ sở Chín Táo cung ứng cho thị trường hơn 7.000 tấn lúa đạt chuẩn (đủ cho gần 60.000 ha ruộng). Năm 2011, nhiều khách hàng ở miền Trung và Campuchia đặt hàng với số lượng khá lớn, Chín Táo và tổ liên kết phải nâng diện tích ruộng lúa giống lên 400 ha, nguồn giống cung ứng đạt xấp xỉ 10.000 tấn.
    Nguyệt Thanh
  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Những tỉ phú nông dân

    - Kỳ 2: Thu bộn tiền từ cây khóm


    23/02/2012 3:12
    Làm giàu bằng nghề nông là chuyện không dễ dàng, làm giàu trên vùng đất khô cằn, hoang hóa của vùng Đồng Tháp Mười lại càng khó hơn. Vậy mà ông Ngô Văn Biền (ấp Tân Hòa, xã Tân Lập 2, H.Tân Phước, Tiền Giang) đang thu nhập hơn một tỉ đồng mỗi năm nhờ trồng khóm (còn gọi là thơm) trên vùng đất phèn này.
    >> Kỳ 1: “Vua lúa giống” Chín Táo
    Ngôi nhà lầu giữa đồng phèn
    “Anh cứ chạy cặp theo bờ kênh, đi chừng 2 cây số thì gặp ngôi nhà lầu nằm giữa cánh đồng khóm mênh mông, đó là nhà của ông Chín Biền. Dễ tìm lắm vì ở đây chỉ có ngôi nhà lầu độc nhất của ổng”, một cán bộ ở UBND xã Tân Lập 2 hướng dẫn chúng tôi.
    [​IMG]
    Nông dân Ngô Văn Biền trên cánh đồng khóm - Ảnh: H.Phương
    Vốn xuất thân từ bộ đội nên sau khi nghe chúng tôi hỏi chuyện làm ăn, ông Biền liền đi thẳng vào vấn đề theo kiểu rất “lính” mà không cần rào đón hoặc e ngại như nhiều nông dân khác. “Hồi trước gia đình tôi ở xã Tân Hòa Thành, cách đây chừng chục cây số. Nhà nghèo, đông anh em, 7 người nhưng chỉ có 5 công ruộng, làm quần quật quanh năm nhưng không ai khá lên được. Vì muốn thoát khỏi cảnh nghèo, năm 1990 sau khi xuất ngũ tôi quyết định đưa vợ con tới vùng đất mới này để lập nghiệp. Vốn là vùng đất hoang hóa lâu năm, lại nhiễm phèn nặng nên điều kiện sống lúc bấy giờ hết sức khắc nghiệt. Đất đai bạt ngàn nhưng cây lúa không phát triển được. Nước sinh hoạt thì phải lóng tro để khử phèn. Hồi đó có rất nhiều gia đình đi kinh tế mới đến đây nhưng không chịu nổi đã phải lặng lẽ bỏ đi. Riêng vợ chồng tôi động viên nhau cố bám trụ, vì nếu bỏ về cũng thấy ngại”, ông Biền kể.
    Ông Biền nhớ lại: “Lúc đầu vợ chồng tôi xới đất trồng khoai mì để chống đói, đồng thời lấy ngắn nuôi dài. Cây mì hợp với đất phèn nên củ to, năng suất rất cao, chỉ có điều giá bán rẻ như cho. Thế là chúng tôi chuyển sang trồng mía. Nhưng mía lại càng thê thảm hơn vì đầu tư nhiều vốn, tốn nhiều công chăm sóc, đến khi thu hoạch lại không bán được, phải thuê người đốn. Sau nhiều lần thất bại, thua lỗ, năm 1996 một lần nữa tôi quyết định bỏ cây mía để trồng khóm và lần này đã thành công, nhờ cây khóm mà gia đình tôi khấm khá cho đến bây giờ”.
    Thế là từ 1 ha ban đầu, ông Biền dành dụm và tích lũy dần để mua thêm đất. Đến nay vợ chồng ông canh tác trên diện tích 14 ha. Cách đây nhiều năm, vợ chồng ông xây một ngôi nhà lầu tốn hơn nửa tỉ đồng, ngay giữa cánh đồng khóm bạt ngàn, nắng cháy. Trong nhà ông đủ các tiện nghi hiện đại. Con trai lớn của ông học Trung cấp Thú y, con gái kế học Trung cấp Du lịch và đứa con gái út thì đang học lớp 8 ở TP.HCM. Với năng suất trung bình khoảng 25 tấn/ha, ông Biền cho biết mỗi năm thu nhập của gia đình ông đạt hơn 1 tỉ đồng, chưa kể các khoản thu nhập khác từ máy cày, máy xúc…
    Hơn nhau ở cách làm
    Khi được hỏi vì sao cùng có điều kiện giống nhau nhưng nhiều nông dân khác vẫn cam chịu mức sống “bình bình” không vượt lên được như ông? Ông Biền giải thích đơn giản: “Có lẽ là do ở cách làm. Chẳng hạn như tôi canh tác trên diện tích lớn, nhà ít lao động, nhưng liếp khóm lúc nào cũng luôn sạch cỏ trong khi có người không làm được. Ví dụ, lúc đầu thiếu vốn thì tôi rủ người khác cùng làm vần đổi công. Khi tích lũy được vốn thì tôi thuê thêm lao động. Và để đạt được hiệu quả, tôi thà chịu mắc nợ để đầu tư lớn bằng cách mở rộng diện tích, áp dụng tiến bộ kỹ thuật và dứt khoát trồng chuyên canh, không trồng xen. Kết quả là cùng trồng khóm như nhau nhưng khóm của tôi bao giờ cũng bán được với giá cao hơn người khác. Và cũng nhờ diện tích lớn, sản lượng lớn nên có lợi thế là lúc nào cũng dễ bán, thương lái không dám bỏ”.
    Mặt khác, để sản xuất có hiệu quả, ông Biền luôn quan tâm học hỏi cách ứng dụng kỹ thuật chăm sóc, bón phân, chọn giống như thế nào để cây khóm đạt năng suất cao, thu hoạch đúng thời điểm nhằm bán được với giá cao. Theo ông Biền, tới giờ vẫn còn nhiều bà con trồng khóm theo kiểu “phục tráng”, tức là cây khóm trồng cả chục năm rồi nhưng cứ để thu hoạch hoài, không dám phá để trồng mới vì… tiếc. Và cây cũ thì chất lượng không đồng đều, năng suất thấp, giá trị thấp và cây càng lâu thì trái càng nhỏ. Cũng có những nông dân có nhiều đất nhưng vẫn nghèo hoặc không phát triển được vì không dám mạnh dạn đầu tư.
    Từ hồi nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ nông dân vay tiền, ông Biền đã liều… chơi hụi, “xung phong” hốt trước, chịu thiệt để lấy vốn đầu tư vào cây khóm. Trong điều kiện khí hậu, đất đai khắc nghiệt của vùng Đồng Tháp Mười, sự cần cù, chịu khó, dám nghĩ, dám làm đã đưa ông Biền tới thành công. Theo bình chọn của Hội Nông dân tỉnh Tiền Giang, ông Biền là người đứng đầu trong “top" những nông dân giỏi, có thu nhập cao của H.Tân Phước.
    Năm 2009, khi chính quyền phát động sản xuất khóm theo mô hình VietGAP (Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi của Việt Nam - PV), ông Biền cũng là một trong những nông dân đầu tiên đã mạnh dạn phá bỏ 5 ha khóm đang cho trái để trồng mới theo hướng dẫn của Viện Cây ăn quả miền Nam.
    Ông Biền tâm sự: “Sản xuất theo quy trình VietGAP rất cực vì phải tuân theo nhiều chỉ tiêu như bón phân theo định mức, phải có nhật ký ghi chép, có nhà vệ sinh, nhà kho... và đầu tư rất tốn kém. Có tới 103 yêu cầu nghiêm ngặt về sản xuất và 38 yêu cầu về hệ thống quản lý chất lượng theo quy trình VietGAP. Nhưng làm được VietGAP rồi mà nông dân chúng tôi vẫn phải tự tiêu thụ, vẫn phải bán khóm cho thương lái theo giá lên xuống thất thường hoài thì cũng… hơi buồn! Đây cũng là lý do khiến nhiều nông dân còn ngại, không muốn áp dụng mô hình VietGAP. Nhưng để chuẩn bị cho hướng đi xa thì không thể cứ làm theo kiểu cũ, bởi vì chờ đến lúc thị trường yêu cầu phải có chứng nhận VietGAP thì làm sao trở tay kịp?”.
    Hoàng Phương
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Những tỉ phú nông dân

    - Kỳ 3: Làm giàu từ 10 cây mít


    24/02/2012 3:14
    Đã có nhiều nông dân ở ĐBSCL làm giàu nhờ trồng sầu riêng, thanh long, xoài cát, bưởi… nhưng “Vua mít” thì ở Cai Lậy (Tiền Giang).
    >> Kỳ 2: Thu bộn tiền từ cây khóm
    Từ 10 cây giống đầu tiên
    Từ ngã tư Cai Lậy rẽ trái theo tỉnh lộ 868, đi chừng 5 cây số qua cầu Thanh Niên hỏi thăm nhà “Vua mít” thì ai cũng biết. Đó là biệt danh người dân đặt cho ông Hồ Văn Lập ở ấp 4, xã Cẩm Sơn. Ông nổi tiếng nhờ làm giàu và tạo được thương hiệu “mít Ba Lập”.
    Chất phác, rặt nông dân, nói chuyện với khách nhiều lúc thấy ông còn e ngại vì trả lời không được trôi chảy. Nhưng đó là nói về chuyện khác, chứ khi chúng tôi hỏi về kỹ thuật trồng mít như thế nào cho hiệu quả thì ông kể vanh vách. Cũng như nhiều nông dân khác trong vùng, ông vào đời sớm và trải qua nhiều gian nan, vất vả trước khi tạo được cơ ngơi và thương hiệu.
    “Hồi xưa ở nhà quê cưới vợ sớm lắm. Tôi lập gia đình khi mới ngoài 20 tuổi và lăn lộn với đủ thứ nghề nhưng vẫn nghèo. Đầu tiên là làm nghề đăng tôm, cá, lặn lội dưới sông. Thấy không khá nổi, tôi đi làm công cho chủ máy suốt lúa. Làm thuê một thời gian, tôi dành dụm tích lũy được một ít tiền liền mua máy suốt và tự mình làm chủ. Vài năm sau, tôi mua được dàn máy xới rồi đi xới đất mướn. Hết suốt lúa, xới đất, tôi chuyển sang trồng táo. Trồng táo rất cực vì phải chăm sóc kỹ. Mỗi tuần phải xịt thuốc một lần vì táo có rất nhiều sâu nhưng lợi nhuận chẳng được bao nhiêu. Tôi làm hết mình, quần quật, mà vẫn nghèo”, ông Lập kể.
    Bước ngoặt xảy ra vào năm 2003 khi ông Lập đi thăm người bà con ở Biên Hòa và tình cờ làm quen với người chủ trại cây giống. Ông Lập kể tiếp: “Nghe ông ấy giới thiệu về một loại mít có nguồn gốc từ Thái, tôi tò mò mua 10 cây giống về trồng thử. Chăm sóc kỹ và đợi một năm rưỡi sau, 10 cây mít đầu tiên cho trái. Tôi ăn thử thấy rất ngon mới bắt đầu ghép cành, nhân giống ra trồng đại trà. Đặc điểm của loại mít này là múi to, cơm dày, ăn giòn, ngọt thanh, rất ít xơ và mủ. Thế là từ 10 cây giống đầu tiên, tôi ghép cành và nhân ra lần đầu khoảng 50 cây rồi tăng dần lên, đến nay vườn mít 9.000m2 của tôi có chừng 600 cây mít đủ cỡ. Vừa trồng vừa tặng bạn bè, bà con hàng xóm cùng trồng. Đến nay cả xóm đều trồng giống mít do tôi nhân ra. Vào đợt thu hoạch, ai đi ngang qua đây đều nghe thơm lừng mùi mít”.



    [​IMG]
    Vua mít Hồ Văn Lập - Ảnh: H. Phương
    Trở thành tỉ phú mít
    Hỏi vì sao người ta gọi ông là “Vua mít”? Ông Lập thành thật: “Vì tôi là người đầu tiên đem mít về trồng chuyên canh và thành công ở vùng này. Lúc đầu, khi có ý định trồng mít đại trà, nhiều người khuyên nên tìm giống cây khác vì xưa nay chưa có ai làm giàu nhờ trồng mít bao giờ. Ngay cả người thân trong gia đình cũng không tin là tôi sẽ thành công. Hồi cuối năm ngoái, giống mít của tôi đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học - Công nghệ) cấp chứng nhận bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hàng hóa với thương hiệu mít Ba Lập”.
    Ông Lập cho biết đặc điểm của loại mít này là không theo mùa mà ra trái thường xuyên, hết đợt này đến đợt khác liên tục, chu kỳ từ khi ra hoa đến khi thu hoạch gần 4 tháng. Vì vậy, để trái có trọng lượng lớn, bán được giá cao, cần phải tỉa bỏ bớt. Tùy theo độ tuổi của cây mà chừa trái cho thích hợp. Trung bình nếu bón phân, tưới nước đầy đủ thì mỗi đợt chỉ nên chừa lại chừng 10 trái mỗi cây. Khi thu hoạch, mỗi trái có trọng lượng từ 20 đến trên 30 kg là bình thường. Càng ít trái thì trọng lượng mỗi trái càng lớn. Với giá mít dao động từ khoảng 28.000 đến 34.000 đồng/kg như hiện nay, mỗi trái mít có thể bán được hơn 500.000 đồng. Như vậy mỗi đợt thu hoạch, một cây mít có thể thu được trên 6 triệu đồng và một năm có thể thu hoạch được 3 lần.
    Vườn mít của ông Lập có chừng 600 cây nên mỗi năm có thể thu được tiền tỉ là dễ hiểu. Đó là chưa kể nguồn thu nhập từ bán cây giống. Chỉ riêng năm 2011 ông Lập cung cấp ra thị trường gần 20.000 cây mít giống. Với giá 12.000 đồng/cây, ông thu nhập thêm hàng trăm triệu đồng.
    Trồng mít cho thu nhập cao nhờ chi phí thấp, sử dụng phân, thuốc ít và công chăm sóc đơn giản hơn nhiều loại cây trồng khác. Tuy nhiên, thường mỗi năm vào khoảng tháng 5, tháng 6 âm lịch là vào mùa thu hoạch rộ nên trái cây thường bị rớt giá. Để tạo lợi thế cạnh tranh, ông Lập cho biết phải xử lý cắt bỏ khi trái còn nhỏ, không cho mít ra trái và thu hoạch vào thời điểm bất lợi đó. Nhờ vậy mà vườn mít của ông luôn bán được với giá cao, tránh được tình trạng được mùa, rớt giá. Ngoài ra, nhờ trồng chuyên canh nên mỗi đợt thu hoạch cho sản lượng lớn nên cả cây giống và trái đều được thương lái đến mua tại vườn, không phải chuyên chở đi đâu.
    Không chỉ làm giàu cho mình, ông Lập luôn tận tình hướng dẫn kỹ thuật, cho cây giống và giúp đỡ nhiều người khác cùng trồng và thoát nghèo từ cây mít. Điều mà ông thường khuyên các nông dân khác là phải thật quyết tâm, siêng năng, còn lại chuyện kỹ thuật thì có thể học hỏi, và ông luôn sẵn lòng chia sẻ.
    Hoàng Phương
  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Những tỉ phú nông dân

    - Kỳ 4: Đột phá với cam sành



    25/02/2012 3:38
    >> Những tỉ phú nông dân - Kỳ 3: Làm giàu từ 10 cây mít
    Trong khi nhiều nhà vườn ở ĐBSCL đang loay hoay với bài toán “chặt - trồng, trồng - chặt” thì ông Huỳnh Văn Sang (Hai Sang, 48 tuổi, ngụ xã Tam Ngãi, H.Cầu Kè, Trà Vinh) lại trở thành tỉ phú nhờ 20 năm gắn bó với cây cam sành.
    [​IMG]
    Hai Sang chăm sóc vườn cam - Ảnh: Nguyệt Thanh
    Bí quyết cam nghịch vụ
    Là một trong những tỉ phú cam sành của xã Tam Ngãi, Hai Sang hiện canh tác 3,5 ha đang giai đoạn cho trái. Chỉ tính mùa cam năm 2010 và 2011, ông thu về hơn 3 tỉ đồng. Bí quyết của Hai Sang là trồng cam nghịch vụ. Hai Sang kể, ông lấy vợ năm 1990. Gia đình không có nhiều đất mà lại có đến 4 anh em trai, nên khi ra riêng Hai Sang chỉ được cha mẹ cho 2,5 công (2.500m2). Đất ít quá, lúa thu hoạch chỉ đủ ăn chứ không bán chác gì được nên không có tiền. Ông đánh bạo lên liếp trồng cam với suy nghĩ đơn giản, trồng cây ăn trái sẽ “khỏe” hơn trồng lúa và có thời gian đi làm mướn kiếm sống. Không ngờ trồng cam vất vả hơn nhiều. Nhưng do đã lỡ trồng, ông phải ráng bỏ công chăm sóc. Lúc cam chưa có trái, Hai Sang phải trồng xen đủ loại rau củ theo kiểu lấy ngắn nuôi dài. Tới khi vườn cam có trái thì trụ được tới bây giờ. Cũng nhờ trái cam mà miếng đất của anh cứ lớn dần, từ 2.500m2 ban đầu, anh mua thêm dần thành 9.500m2.
    Nghề trồng cam vùng này lâu nay mỗi héc ta thu vài trăm triệu đồng là chuyện thường. Nhưng trong 3 năm liên tục, mỗi héc ta cam nghịch vụ thu bạc tỉ, khiến bản thân Hai Sang cũng cảm thấy... sửng sốt. Từ 2009 tới nay, chỉ với chưa đầy một mẫu đất, Hai Sang thu về hơn 4 tỉ đồng, con số trước đây có mơ ông cũng không dám nghĩ tới. Hai Sang phân tích, đất mà nhà vườn Tam Ngãi đang trồng cam là đất phù sa bồi đắp bởi sông Tiền. Từ xưa tới giờ vùng này không bao giờ thiếu nước ngọt nên trồng cam muốn xử lý cho ra trái bất kỳ tháng nào trong năm đều được. Trái cây mùa thuận phải nhờ đến nước mưa, còn đất ven sông Tiền có lợi thế là không lệ thuộc nước mưa nên nhà vườn có thể đổi sang thu hoạch mùa nghịch theo ý mình. Ở xã Tam Ngãi, trồng cam nghịch vụ thu nhập 1 tỉ đồng/ha/năm tính ra tới mấy chục hộ chứ không phải ít. Cam mùa thuận giá 4.000-5.000 đồng/kg, mỗi héc ta bình quân 25 tấn, nhà vườn thu hơn 100 triệu đồng, vẫn cao hơn lúa. Còn trồng vụ nghịch, mỗi kg giá 25.000-30.000 đồng, có khi cao hơn nên thu về tiền tỉ cũng không có gì lạ.
    Không sợ dội chợ
    Theo Hai Sang, cụm từ “dội chợ” chỉ dành cho chỗ nào làm nông nghiệp theo kiểu tự cấp tự túc. Hồi mới trồng cam, mỗi lần trái chín vợ anh hái bỏ vô thúng ra chợ xã ngồi bán. Dần dà bà con trồng nhiều, khi thu hoạch bán chợ xã không hết thì đưa xuống xuồng, chở ra chợ huyện. Về sau này, khi cam nhiều thì xuống tới chợ tỉnh. Nhưng bán loanh quanh Trà Vinh, giá không cao lên được. Mấy năm nay sản xuất theo hướng hàng hóa, cam Tam Ngãi nhiều, mỗi năm cung cấp hàng chục nghìn tấn, thương lái khắp nơi kéo về thu mua. Nhờ vậy mà có sự cạnh tranh, giá cả vì thế mà cũng tăng lên. Bây giờ là thời buổi kinh tế thị trường, nếu làm nhỏ lẻ thì trái cam sành Tam Ngãi không thể đi xa được. “Hồi đó ít ai trồng nên có thất bại mình cũng đâu biết hỏi ai, thành ra tôi phải tự ghi chép rồi tự rút kinh nghiệm. Vì vậy, bây giờ tôi rất hiểu những nông dân vừa bỏ lúa chuyển qua cam. Mình đi trước phải chỉ người đi sau thôi. Mình mà giấu nghề, vườn cam của hàng xóm bị bệnh, lây qua mình thì mình thiệt chứ ai thiệt. Trong xóm tôi, mấy năm trước thằng Huyền (Nguyễn Văn Huyền, 30 tuổi) chỉ có 2,5 công đất. Làm không đủ sống nên đi TP.HCM làm mướn. Mấy năm nay Huyền về trồng cam, anh em đi trước chỉ cho chút nghề, Huyền bán cam mấy mùa đã cất được ngôi nhà khang trang. Hay như anh Trần Văn Giang, Phan Văn Mười ở cạnh nhà nhau. Đất ít, hai anh em rủ nhau trồng cam, giờ cũng trở nên khá giả. Trường hợp anh Huỳnh Văn Thức, chỉ có 0,7 ha ruộng chuyển qua cam, có năm thu bạc tỉ thì gọi là giàu chứ không phải là khá nữa”, Hai Sang kể.
    Theo ông Huỳnh Văn Giàu, Chủ tịch UBND xã Tam Ngãi, nhiều năm trước đây 2.100 ha đất nông nghiệp của xã bà con chuyên trồng lúa. Dù dãy đất này nằm ven sông Hậu, phù sa màu mỡ nhưng làm lúa cũng chỉ đủ ăn. "Cả xã có gần 3.000 hộ dân nên diện tích canh tác bình quân đầu người tương đối thấp. Nếu chỉ làm lúa, mỗi héc ta thu được cao lắm cũng chỉ 30 triệu đồng/năm. Vài năm trở lại đây, hơn 1.500 ha được chuyển sang trồng cam sành. Rất nhiều hộ trước đây đời sống khó khăn nay đã vươn lên làm giàu nhờ cây cam sành", ông Giàu nói.
    Nguyệt Thanh
  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Những tỉ phú nông dân

    - Kỳ 5: Nhạy bén với thị trường


    26/02/2012 3:24
    Cái ngông của người nông dân đã giúp anh tạo dựng cơ ngơi hàng chục tỉ đồng chỉ sau vài năm.
    >> Kỳ 4: Đột phá với cam sành
    Cuộc sống đang ổn định với nghề kinh doanh tạp hóa ở thị xã, anh bất ngờ dẹp tiệm, bỏ đi mua đất… làm ruộng! Làm ruộng được ít năm anh lại bỏ ruộng, mở trại chăn nuôi. Đang nuôi gà, anh chuyển sang nuôi heo rồi bỏ heo nuôi cá sấu. Việc thay đổi xoành xoạch ấy khiến người thân và bạn bè cho là anh hơi bị… ngông!
    [​IMG]
    Anh Tài kiểm tra cá sấu đang nuôi - Ảnh: H.Phương
    Chuyển nghề đúng lúc
    Người nông dân “đa hệ” nói trên là Lê Tấn Tài (xã Long Hòa, TX.Gò Công, Tiền Giang). Anh Tài kể: “Hồi trước tôi chỉ mới học hết lớp 9 thì nghỉ. Năm 1987, tôi lập gia đình rồi sống bằng nghề buôn bán tạp hóa ở Gò Công. Sau khi tích lũy được một số vốn, năm 1996 tôi mua 1 ha đất và bỏ buôn bán đi làm ruộng. Làm ruộng được 9 năm, vợ chồng tôi dành dụm và lần lượt mua thêm được tổng cộng 3 ha đất”.
    Gò Công là đất ven biển, thời tiết khắc nghiệt, nên làm nông nghiệp không hề đơn giản. Xưa nay người dân trồng rẫy cũng không khá nổi vì mùa nắng luôn thiếu nước ngọt. Phải đến thập niên 1990, sau khi nhà nước đầu tư xây hệ thống “ngọt hóa Gò Công” để ngăn mặn, giữ ngọt mới trồng lúa được. Vậy mà anh Tài đã dám liều bỏ tiền ra mua đất rồi vừa làm, vừa san lấp, cải tạo để trồng lúa. Anh nhớ lại, lúc đó mỗi công đất giá khoảng 8 chỉ vàng, mua rồi phải tốn thêm 4 chỉ nữa để cải tạo từ đất rẫy thành đất ruộng. Nhưng nhờ vậy mà 2 năm sau ruộng của anh làm được 3 vụ/năm và đạt năng suất 5 tấn/ha, trong khi đa số ruộng khác chỉ đạt khoảng 3 tấn/ha.
    Đang làm ruộng có hiệu quả, anh nhận thấy nếu cứ trồng lúa thì rất khó làm giàu. Thế là anh đem 3 ha đất cho người khác thuê lại với giá 600 giạ lúa (12 tấn) một năm rồi tìm đến ấp Long Bình, xã Yên Luông (H.Gò Công Tây) mua 4.000m2 đất để mở trang trại chăn nuôi. Năm 2001, anh bắt đầu nuôi gà thịt với quy mô 2.000 con. Nuôi gà 2 năm, bán được 5 đợt, cho rằng hiệu quả không cao, anh bỏ gà chuyển sang nuôi heo vừa lúc xảy ra dịch cúm gia cầm.
    “Dù mới bắt đầu nuôi heo, hoàn toàn chưa có kinh nghiệm gì nhưng tôi vẫn mạnh dạn đầu tư xây chuồng trại theo mô hình công nghiệp trên diện tích gần 300m2. Lúc đầu tôi nuôi 150 con heo thịt và 30 heo nái. Khi đàn heo nái đẻ, tôi không bán mà để lại nuôi hết. Vì vậy đàn heo của tôi có lúc tới gần 100 heo nái và 600 con heo thịt. Mỗi ngày tốn hơn một tấn thức ăn và chi phí mỗi tháng khoảng 150 triệu đồng. Trung bình mỗi tháng tôi xuất chuồng bán ra khoảng 9-10 tấn heo thịt. Nhưng nuôi heo rất cực vì tốn nhiều công lao động, chi phí thức ăn, thuốc thú y cao, tâm trạng lại luôn phập phồng lo sợ xảy ra dịch bệnh. Do vậy, đến năm 2007, để tránh trắng tay nên tôi bỏ nghề không nuôi nữa khi thấy dịch heo tai xanh bắt đầu xuất hiện. Lúc đó tôi bán sạch đàn heo và thu được gần 2 tỉ đồng”, anh Tài kể.
    Thấy chắc mới làm
    Trong thời gian nuôi heo, để tận dụng hết nguồn phế phẩm từ chăn nuôi như heo con bị chết ngộp, heo bệnh, anh Tài đã nuôi thử nghiệm 100 con cá sấu và lấy phế phẩm cho cá sấu ăn, thay vì phải bỏ đi. Từ lứa đầu tiên thấy hiệu quả, anh mở rộng chuồng trại và nuôi 300 con, rồi sau đó cải tạo lại toàn bộ chuồng heo để nuôi cá sấu.
    “Lứa đầu tiên tôi mua 100 con cá sấu giống dài chừng 1m, giá khoảng 1 triệu đồng/con. Sau 18 tháng nuôi, cá sấu đạt trọng lượng trung bình khoảng 18 kg/con thì tôi xuất bán với giá 100.000 đồng/kg. Tùy theo thời điểm và nhu cầu thị trường, giá bán cá sấu có thể lên hoặc xuống (có lúc giá 150.000 đồng/kg) nhưng mức lãi luôn đạt khoảng 30-40%. Nghề nuôi cá sấu chi phí lớn nhất là đầu tư xây dựng chuồng trại ban đầu và tiền mua con giống. Riêng thức ăn thì dễ mua và chi phí không nhiều. Điều quan trọng nhất là thị trường tiêu thụ cá sấu luôn ổn định, người nuôi không sợ ế ẩm”, anh Tài chia sẻ.
    Vào thời điểm hoàng kim, trại cá sấu của anh Tài có hơn 2.000 con. Do nuôi xoay vòng liên tục nên cứ 6 tháng thì xuất bán một lần. Tính trung bình, mỗi năm anh bán ra hơn 1.000 con cá sấu, tương đương khoảng 18 tấn với tổng thu nhập hơn 2 tỉ đồng/năm. Hiện nay, trại cá sấu của anh Tài đang có khoảng 1.600 con. Anh thành thật: “So với nuôi gà, nuôi heo, thì nuôi cá sấu rất khỏe vì không tốn nhiều công lao động, không hồi hộp vì lo sợ dịch bệnh. Mỗi ngày tôi chỉ tốn khoảng 2 tiếng đồng hồ để thay nước, dọn chuồng trại vào buổi sáng và đổ thức ăn cho cá sấu vào buổi chiều. Nuôi cá sấu chỉ chăm sóc kỹ trong những tháng đầu. Khi chúng càng lớn thì việc chăm sóc càng nhẹ. Hiện nay tôi đang nuôi thử nghiệm 30 con nhím. Nếu thành công tôi sẽ tiếp tục mở rộng”.
    Thành công của anh Tài là ở chỗ anh biết linh hoạt, nhạy bén và dám quyết đoán. “Nhưng trước khi chuyển đổi thì tôi đã làm thử trước. Đầu tiên là thử nghiệm với quy mô nhỏ rồi mở rộng ra quy mô lớn. Khi nào thấy chắc chắn có hiệu quả thì tôi mới quyết định chuyển chớ không phải làm liều”, anh Tài cho biết.
    Hoàng Phương


  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Những tỉ phú nông dân

    - Kỳ 6: Mô hình làm giàu đơn giản


    27/02/2012 3:55
    Chí thú làm ăn và không lùi bước trước thất bại, nhiều nông dân chân chất đã trở thành những chủ trang trại thu nhập bạc tỉ mỗi năm, là ân nhân của nhiều “công nhân nông nghiệp”.
    >> Kỳ 5: Nhạy bén với thị trường
    Không dừng bước
    Ông Võ Quan Huy (Út Huy) ấp Thuận Hòa, xã Hiệp Hòa, H.Đức Hòa, Long An được coi là nông dân tích tụ được nhiều đất nhất ĐBSCL khi đang canh tác trên 580 ha đất nông nghiệp.
    Lãi lớn khi đưa cây ớt vào Đồng Tháp Mười “chiến đấu” với đất phèn nhưng Út Huy cũng sớm nhận ra rằng bài toán đó không bền vững nên năm 2007, ông quyết định chuyển sang chuyên canh cây ăn trái. Toàn bộ diện tích được tập trung trồng bưởi da xanh, xoài, mít và cây thanh long. Hiện vườn cây của Út Huy đã bắt đầu có thu hoạch nhưng vẫn chưa sinh lãi vì còn trong giai đoạn vừa làm vừa cải tiến.
    Hiểu ra là không thể nóng vội, Út Huy lang thang khắp ĐBSCL để “tầm sư học đạo”. Sau hơn 1 năm trang bị thêm kiến thức nuôi tôm theo công nghệ sinh học, Út Huy quay lại Sóc Trăng làm lại với con tôm và gặt hái thành công trên diện tích 100 ha tại đây. Ông tìm về Bạc Liêu và gom tiếp 60 ha để mở rộng diện tích. Tiếp đó, ông lại về Long An mua thêm 20 ha thả nuôi cá đồng...
    Hiện nay, trang trại của Út Huy có khoảng 300 nhân công làm việc thường xuyên, thu nhập ổn định. Nhiều gia đình sống lâu năm với Út Huy, cả vợ chồng con cái đều là “công nhân nông nghiệp” của ông.



    [​IMG]

    Ông Nam bên đàn gà nuôi gia công của mình - Ảnh: Gia Khương
    Trang trại “gia công” khép kín
    Quyết định chọn vùng đất đồi gò hoang hóa ở thôn Đông Bình, xã Nhơn Thọ để phát triển mô hình kinh tế trang trại, nông dân Nguyễn Văn Nam ở thôn Đông Bình, xã Nhơn Thọ, thị xã An Nhơn (Bình Định) giờ đây đã trở nên giàu có, với mức thu nhập trên 1,2 tỉ đồng mỗi năm.
    Theo ông Nam, đây là khu đất có diện tích lớn, xa khu dân cư, thuận lợi để phát triển theo quy mô khép kín, ít ảnh hưởng đến môi trường và khả năng cách ly dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Ngay sau khi được chính quyền địa phương chấp thuận cho thuê đất, ông Nam đã bắt tay ngay vào việc xây dựng cơ sở chuồng trại. Trang trại của ông xây dựng theo quy mô khép kín, chất thải của gia súc, gia cầm được tận dụng để nuôi cá, vừa tránh gây ô nhiễm môi trường, vừa tăng hiệu quả kinh tế; chuồng trại chăn nuôi gà, heo được xây dựng xa nhau để tránh lây lan dịch bệnh...
    Qua thời gian đầu tư, phát triển mở rộng, đến nay trang trại của ông Nam có diện tích rộng hơn 7 ha, gồm khu phát triển chăn nuôi gà, heo; khu nuôi cá; khu chăn nuôi bò lai; khu trồng rừng; trồng mía. Chỉ tính riêng từ nuôi gia công, mỗi năm ông Nam có lợi nhuận do phía doanh nghhiệp chi trả trên 400 triệu đồng.
    Ông Nam giải thích, sở dĩ ông chọn mô hình chăn nuôi gia công vì đây là cách làm ăn theo mô hình liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp, có sự cộng đồng trách nhiệm giữa hai phía. Nông dân chịu trách nhiệm đầu tư cơ sở chuồng trại, công chăm sóc; doanh nghiệp cam kết bao tiêu toàn bộ nông sản làm ra theo hợp đồng và đầu tư toàn bộ con giống, thức ăn chăn nuôi, hỗ trợ kỹ thuật thú y. Do vậy, nông dân không đơn độc. Trong quá trình chăn nuôi, nếu có xảy ra bất trắc gì, nông dân sẽ được hỗ trợ kịp thời. Và thực tế với cách làm ăn này đã mang lại thành công cho ông Nam.
    Né lũ, diệt chuột...
    Đầu những năm 1990, đất Đồng Tháp Mười có thể làm 2 vụ nhưng giá đất vẫn rẻ như cho, không ai thèm làm. Thấy người ta bỏ đất hoang, nông dân Trần Hùng Tráng (Ba Tráng) hỏi mua lại rồi lao vào cải tạo, làm thủy lợi...
    Hỏi tại sao nông dân thời đó phải bán đất trả nợ, Ba Tráng cười hà hà: “Bản thân tôi cũng mấy lần lâm vào thế phải bán đất nên tôi rút ra những bài học xương máu. Ở đây, trồng lúa 2 vụ nếu biết cách tránh con nước lũ hằng năm và không để chuột tự do hoành hành xem như chắc ăn ba bó một giạ. Muốn né lũ thì vụ hè thu phải gieo sạ sớm không cần phải chờ mưa, chủ động mở rộng đường nước bơm tưới cho ruộng. Còn muốn giảm thiệt hại do chuột thì phải gieo sạ đồng loạt trên diện tích rộng, đồng thời phải bằng mọi cách diệt chuột ngay từ đầu vụ chứ không chờ đến lúc lúa làm đòng, ngậm sữa”, Ba Tráng chia sẻ.
    Nhờ chí thú làm ăn, tới năm 1994, Ba Tráng đã có trong tay 100 mẫu ruộng, trở thành một trong những người có nhiều đất ruộng nhất xứ Đồng Tháp Mười. Hiện trang trại lúa của Ba Tráng có đầy đủ máy cày, máy bơm nước, máy gặt đập liên hợp, kho chứa, nhà sấy... Ba Tráng sang tận Trà Vinh tìm nhân công hợp đồng dài hạn. Vào vụ, từng nhóm lao động được giao đảm nhận từng công việc cụ thể. Trong nhà giao vợ cùng hai con gái túc trực lo cơm nước cho hàng trăm nhân công ngày ba bữa no đủ. Riêng Ba Tráng cùng ba con trai túc trực suốt ngoài đồng đôn đốc, giám sát từng công đoạn sản xuất...
    Với giá bình quân 500-600 triệu đồng/ha ruộng, tài sản đất đai của nông dân Trần Hùng Tráng vào khoảng 50 tỉ đồng. Số đất này nếu anh không trực tiếp làm mà đem cho thuê (khoảng 12 triệu đồng/ha/năm) thì mỗi năm thu lãi bét nhất cũng hơn 1 tỉ đồng!
    Gia Khương - Nguyệt Thanh
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://www.bannhanong.vietnetnam.net/home.php?cat_id=23&id=645&kh=

    Sản phẩm cho Cá

    [​IMG]I. THUỐC BỘT TRỘN THỨC ĂN
    1. CIPROTRIM Plus For Fish:

    Phòng ngừa và điều trị các bệnh: đỏ mỏ đỏ kỳ, mang xuất huyết, trắng đuôi-vi mang, bệnh tuột nhớt, nhiễm trùng đường ruột, gan sưng có mủ.

    2. COLI-NEOFLUM For Fish :
    Đặc trị các bệnh nhiễm trùng: đốm đỏ, sưng chướng bụng, lở loét, tuột nhớt, tuột vảy.[​IMG]
    3. KANEOQUINE ADE :
    Phòng trị các bệnh: lở loét, tuột nhớt, nhiễm trùng máu trên cá.
    4.KANA -AMPICOL For Fish :
    Đặc trị thối vây, trắng đuôi, lở loét.
    5. NUTRI - Fish :
    Chất dinh duỡng cao cấp dùng cho cá.[​IMG] Bổ sung và cân bằng các chất dinh dưỡng, gia tăng tỉ lệ tiêu hóa thức ăn, giúp cá mau lớn.

    6.SORBITOL FOR FISH
    Giải độc gan, giúp gan hoạt động tốt. Kích thích sinh trưởng, tăng sức kháng bệnh

    7. ENRO - COLISTIN For Fish :
    Phòng ngừa và điều trị các bệnh nhiễm trùng: lở loét, tuột nhớt, tuột vảy, nhiễm trùng đường ruột, nhiễm trùng máu, xuất huyết hậu môn.
    II. THUỐC BỘT HÒA TAN
    1. NORCOGEN For Fish:
    Phòng ngừa và điều trị các bệnh : sưng chướng bụng, xuất huyết ruột,[​IMG] mồm và hậu môn, gan sưng có mủ.
    2. ENROFLOXACIN For Fish :
    Chuyên trị các bệnh đường ruột, hội chứng lở loét, đốm đỏ.

    3. VITAMIN C 10% For Fish :

    Kích thích sinh trưởng, tăng sức kháng,[​IMG] tăng miễn dịch, phòng chống các bệnh xuất huyết, nhiễm trùng, nấm, ký sinh trùng.
    III. THUỐC DẠNG DUNG DỊCH
    1. BIO FLUM For Fish :
    Phòng ngừa và điều trị các bệnh nhiễm trùng: lở loét, đốm đỏ, trắng đuôi, thối vây, sưng chướng bụng.
    2. ENRO For Fish:
    Đặc trị các bệnh lở loét toàn thân, bệnh trắng da, tuột vảy, tuột nhớt, đốm đỏ.[​IMG]
    IV. THUỐC SỬ LÝ NƯỚC
    1. IODINE COMPLEX For Fish :
    Tiêu diệt các loại mầm bệnh gây bệnh virus, vi trùng trên cá và các loại nấm gây bệnh.

    2. BIO-YUCA FISH

    Chế phẩm sinh học mới - Hấp thụ các loại khí độc, chống ô nhiễm nền đáy và nguồn nước ao.

    Nguồn Công ty Liên doanh Bio Pharmachemie
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này