Làm giàu từ Vườn - Ao - Chuồng - Rừng với niềm tin thắng lợi và tình yêu quê hương .

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 30/01/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5585 người đang online, trong đó có 568 thành viên. 20:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 122496 lượt đọc và 821 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://www.bannhanong.vietnetnam.net/home.php?cat_id=23&id=644&kh=

    Vật tư

    Sản phẩm cho Gia súc - Gia cầm

    I. THUỐC BỘT TRỘN THỨC ĂN
    1. BIO-CIPROTRIM PLUS
    [​IMG]THÀNH PHẦN CHÍNH:
    Ciprofloxacin, Trimethoprim,
    Enzymes: Protease, Lipase, Amylase,
    β Glucanase, Hemicellulase
    CÔNG DỤNG CHỦ YẾU:
    - Gia cầm: Thương hàn, bạch lị, tiêu chảy.
    - Heo : Viêm ruột, tiêu chảy, phù đầu
    ĐÓNG GÓI : 10g/gói; 100g/gói; 1kg/hộp; 10kg/bao
    2. BIO-TIAMULIN
    THÀNH PHẦN CHÍNH:
    Tiamulin Hydrogen Fumarate
    CÔNG DỤNG CHỦ YẾU:
    - Gia cầm : CRD, C-CRD
    - Gia súc : Suyễn heo, hồng lỵ, lepto.
    ĐÓNG GÓI : 100g/gói; 1kg/hộp; 10kg/bao
    3. BIOXAZOLE
    THÀNH PHẦN CHÍNH:
    Oxfendazole
    CÔNG DỤNG CHỦ YẾU:
    Heo : Giun đũa, giun phổi, giun kết hạt.
    Trâu bò : Giun đũa, giun phổi, giun xoăn dạ múi khế
    ĐÓNG GÓI : 10g/gói; 10kg/bao
    4.TYLOSULFADOXIN-C
    [​IMG]THÀNH PHẦN CHÍNH:
    Sulfadoxin, Sulfadimidine, Tylosin, Stay C
    CÔNG DỤNG CHỦ YẾU :
    Gia cầm : CRD, sưng phù đầu
    Gia súc : Viêm phổi, tụ huyết trùng.
    ĐÓNG GÓI : 100g/gói; 1kg/hộp; 10kg/bao
    II. THUỐC BỘT HÒA TAN
    1. BIO-CLOROCOC
    [​IMG]THÀNH PHẦN CHÍNH:
    Sulfachloropyrazine,
    Sulfadimidine, Diaveridine
    CÔNG DỤNG CHỦ YẾU:
    Điều trị các bệnh cầu trùng, thương hàn ở gà con, heo con, bê, nghé
    ĐÓNG GÓI : 10g/gói; 100g/gói; 1kg/hộp; 10kg/bao
    2. AMINOSOL
    THÀNH PHẦN CHÍNH:
    Các Acid Amin : Lysine, Methionine,Tryptophan, Cysteine,
    Threonine,Isoleucine, Phenylalanine, Valine, Glycine, Tyrosine
    CÔNG DỤNG CHỦ YẾU:
    Gia súc, gia cầm :
    - Tăng sức kháng bệnh.
    - Chống stress.
    - Kích thích tăng trưởng.
    ĐÓNG GÓI : 30g/gói; 100g/gói; 1kg/hộp; 10kg/bao
    3. BIO-HEMO-STOP
    THÀNH PHẦN CHÍNH:
    Vitamin K
    CÔNG DỤNG CHỦ YẾU:
    Cầm máu trong bệnh cầu trùng, nhiễm trùng cấp tính hoặc do cắt mỏ, cắt đuôi.
    ĐÓNG GÓI : 100g/gói; 10kg/bao
    4. BIOLYTES POWDER
    THÀNH PHẦN CHÍNH:
    Sodium Bicarbonate, Potassium Chloride, Sodium Chloride
    CÔNG DỤNG CHỦ YẾU:
    Gia súc, gia cầm :
    - Choáng mất nước.
    - Choáng stress.
    ĐÓNG GÓI : 100g/hộp; 1kg/gói; 10kg/bao
    5. BIO-SCOUR W.S.P
    [​IMG]THÀNH PHẦN CHÍNH:
    Sulfadimidine, Sulfadiazine, Neomycin Sulfate, Streptomycin Sulfate, Atropine Sulfate.
    CÔNG DỤNG CHỦ YẾU:
    Gia súc, gia cầm : Viêm ruột tiêu chảy.
    ĐÓNG GÓI : 10g/gói; 100g/hộp; 1kg/hộp; 10kg/bao
    6. BIOSOL
    [​IMG]THÀNH PHẦN CHÍNH:
    Vitamin A, D, E, C, Vitamin nhóm B, Methionine, Lysine, Trytophan, Taurine
    CÔNG DỤNG CHỦ YẾU:
    Gia súc, gia cầm :
    - Chống stress.
    - Tăng sức kháng bệnh khi có dấu hiệu giảm ăn, giảm đẻ.
    ĐÓNG GÓI : 30g/gói; 100g/gói; 1kg/hộp; 10kg/bao
    7. CEFACOL
    [​IMG]THÀNH PHẦN CHÍNH:
    Cefalexin, Colistin Sulfate
    CÔNG DỤNG CHỦ YẾU:
    Gia cầm : Thương hàn, bạch lỵ, viêm ruột.
    ĐÓNG GÓI : 10g/gói; 100g/gói; 1kg/hộp; 10kg/bao
    8. CIPROGEN
    [​IMG]THÀNH PHẦN CHÍNH:
    Ciprofloxacin, Gentamycin Sulfate, Colistin Sulfate
    CÔNG DỤNG CHỦ YẾU:
    Gia cầm : Thương hàn, bạch lỵ, tiêu chảy.
    Gia súc : Tiêu chảy, sưng phu` đầu.
    ĐÓNG GÓI : 10g/gói; 100g/gói; 1kg/hộp; 10kg/bao
    9. CIPROTRIM
    [​IMG]THÀNH PHẦN CHÍNH:
    Ciprofloxacin, Trimethoprim, Bromhexine, Paracetamol
    CÔNG DỤNG CHỦ YẾU:
    Gia cầm : CRD, C-CRD sưng phu` đầu.
    Gia súc : Viêm phổi, tụ huyết trùng.
    ĐÓNG GÓI : 10g/gói; 100g/gói; 1kg/hộp; 10kg/bao
    10. MULTI-ELECTROLYTE
    THÀNH PHẦN CHÍNH:
    Vitamin nhóm B, Dextrose, Sodium Chloride, Potassium Chloride, Calcium Gluconate
    CÔNG DỤNG CHỦ YẾU:
    Gia súc, gia cầm :
    - Chống stress.
    - Tăng sức kháng bệnh.
    ĐÓNG GÓI : 30g/gói; 100g/gói; 1kg/hộp; 10kg/bao
    11. NORFLOXACIN 300
    [​IMG]THÀNH PHẦN CHÍNH:
    Norfloxacin, Vitamin B6
    CÔNG DỤNG CHỦ YẾU:
    Gia cầm : CRD - Tiêu chảy phân trắng.
    Gia súc : Viêm phổi, tiêu chảy, phu` đầu.
    ĐÓNG GÓI : 100g/gói; 1kg/hộp; 10kg/bao
    12. SOL-B.COMPLEX
    THÀNH PHẦN CHÍNH:
    Các Vitamin nhóm B
    CÔNG DỤNG CHỦ YẾU:
    Gia súc , gia cầm :
    - Tăng sức kháng bệnh.
    - Kích thích tăng trọng, tăng khả năng sinh sản.
    ĐÓNG GÓI : : 30g/gói; 100g/gói; 1kg/hộp; 10kg/bao
    13. SPIRA-TYLOCOL
    THÀNH PHẦN CHÍNH:
    Spiramycin, Tylosin, Colistin Sulfate, Vitamin A,D,E, Vitamin nhóm B.
    CÔNG DỤNG CHỦ YẾU:
    Gia cầm : Tiêu chảy, viêm rốn, CRD.
    ĐÓNG GÓI : 30g/gói; 100g/gói; 500g/gói; 10kg/bao
    14. BIO-FLUCOL FORT
    THÀNH PHẦN CHÍNH:
    Flumequine, Colistin Sufate; Paracetamol; Bromhexine

    CÔNG DỤNG CHỦ YẾU:
    Gia súc gia cầm : Đặc trị nhiễm trùng đường ruột.

    ĐÓNG GÓI : 30g/gói; 100g/gói; 1kg/hộp; 10kg/bao
    III. THUỐC TIÊM
    1.AMINO FORT INJ
    [​IMG]THÀNH PHẦN CHÍNH:
    Các Acid Amin, Dextrose, Calcium Chloride, Potassium Chloride, Magnesium Sulfate, Sodium Acetate và các vitamin nhóm B

    CÔNG DỤNG CHỦ YẾU:
    Gia súc :
    - Tăng sức đề kháng.
    - Giúp mau phục hồi khi mắc bệnh.

    ĐÓNG GÓI : 20mL; 100mL
    2. BIO-ANAZIN.C
    [​IMG]THÀNH PHẦN CHÍNH:
    Dipyrone, Vitamin C

    CÔNG DỤNG CHỦ YẾU:
    Gia súc : Hạ sốt, kháng viêm, giảm đau.

    ĐÓNG GÓI : 20mL; 100mL

    3. BIOCAINE
    [​IMG]THÀNH PHẦN CHÍNH:
    Lidocaine HCl

    CÔNG DỤNG CHỦ YẾU:
    Gia súc :
    - Gây tê thấm trong thiến mổ.
    - Gây tê bề mặt, niêm mạc,
    vết thương.
    - Gây tê vùng cứng tủy sống.

    ĐÓNG GÓI : 50mL
    4. BIO-FER-KNC
    [​IMG]THÀNH PHẦN CHÍNH:
    Iron Dextran, Kanamycin Sulfate, Neomycin Sulfate, Colistin Sulfate.

    CÔNG DỤNG CHỦ YẾU:
    Heo : Phòng và trị thiếu máu do thiếu sắt, kết hợp chống tiêu chảy do thiếu máu.

    ĐÓNG GÓI : 20mL; 100mL

    5.BIO-SELEVIT E
    [​IMG]THÀNH PHẦN CHÍNH:
    dl-α-Tocopheryl acetate, Sodium Selenite

    CÔNG DỤNG CHỦ YẾU:
    Gia súc, gia cầm :
    - Tăng tỷ lệ ấp nở.
    - Chống đẻ non, sẩy thai, bại liệt.

    ĐÓNG GÓI : 20mL; 100mL
    6. HEPATOL+B12 INJ
    [​IMG]THÀNH PHẦN CHÍNH:
    Sorbitol, Methionine, các vitamin B2, B6, B12,

    CÔNG DỤNG CHỦ YẾU:
    Gia súc : Bổ gan, giúp ăn ngon miệng. Tăng chức năng giải độc của gan

    ĐÓNG GÓI : 20mL; 100mL
    7. SPIRA-COLISTIN
    THÀNH PHẦN CHÍNH:
    Spiramycin; Colistin Sulfate; Bromhexine.

    CÔNG DỤNG CHỦ YẾU:
    Gia cầm : CRD, CRD kết hợp E.Coli, viêm xoang mũi,
    Heo, trâu bò : Viêm phế quản, viêm phổi, viêm ruột.

    ĐÓNG GÓI : 20mL; 100mL
    8. DEXTOL
    [​IMG]THÀNH PHẦN CHÍNH:
    Dextrose, Sorbitol

    CÔNG DỤNG CHỦ YẾU:
    Gia súc :
    - Trị suy nhược cơ thể.
    - Bổ gan.
    - Tăng chức năng giải độc

    ĐÓNG GÓI : 250mL
    9. ELECTROJECT
    [​IMG]THÀNH PHẦN CHÍNH:
    Dextrose, Sorbitol Sodium lactate, Sodium chloride, Potassium chloride, Magnesium chloride, Calcium chloride.

    CÔNG DỤNG CHỦ YẾU:
    Gia súc : Điều trị mất nước do sốt cao,
    tiêu chảy, mất máu nặng.

    ĐÓNG GÓI : 100mL; 250mL
    10. BIO-AD3E
    THÀNH PHẦN CHÍNH:
    Vitamin A,D,E

    CÔNG DỤNG CHỦ YẾU:
    Gia súc gia cầm Phòng và trị bệnh thiếu Vitamin A, D, E, tăng sức đề kháng, kích thích tăng trưởng.

    ĐÓNG GÓI : 20mL; 50mL; 100mL
    IV. THUỐC UỐNG
    1. TETRA 200 LA
    [​IMG]THÀNH PHẦN CHÍNH:
    Oxytetracycline

    CÔNG DỤNG CHỦ YẾU:
    Gia cầm : Tụ huyết trùng.
    Gia súc : Nhiễm trùng vết thương,
    tụ huyết trùng, viêm phổi.

    ĐÓNG GÓI : 20mL; 100mL
    2. TRIME-DOXINE

    [​IMG]THÀNH PHẦN CHÍNH:
    Sulfadoxine Trimethoprim

    CÔNG DỤNG CHỦ YẾU:
    Gia cầm : Tụ huyết trùng.
    Gia súc : Viêm tử cung, viêm phổi, tụ huyết trùng.

    ĐÓNG GÓI : 20mL; 100mL

    3. VITAMIN K
    [​IMG]THÀNH PHẦN CHÍNH:
    Vitamin K

    CÔNG DỤNG CHỦ YẾU:
    Gia súc : Cầm máu do vết thương hoặc do xuất huyết.

    ĐÓNG GÓI : 100mL
    4. BIO-TONIC
    THÀNH PHẦN CHÍNH:
    Vitamin B1, B6, B12, Vitamin C

    CÔNG DỤNG CHỦ YẾU:
    Tăng sức kháng bệnh, chống stress, giúp thú mau hồi phục khi mắc bệnh.

    ĐÓNG GÓI : 20mL; 100mL
    5. BIO-DIARRHEA STOP
    [​IMG]THÀNH PHẦN CHÍNH:
    Ofloxacin; Gentamycin

    CÔNG DỤNG CHỦ YẾU:
    Heo con : Tiêu chảy phân trắng, phân vàng hoặc phân có máu.

    ĐÓNG GÓI : 150mL (có bơm)
    6. BIO-OFLOX ORAL
    THÀNH PHẦN CHÍNH:
    Ofloxacin

    CÔNG DỤNG CHỦ YẾU:
    Gia cầm : CRD, C-CRD, viêm xoang muỗi.

    ĐÓNG GÓI : 60mL; 250mL
    7.BIO-SCOUR O.S
    [​IMG]THÀNH PHẦN CHÍNH:
    Colistin Sulfate, Nitrofurantoine, Vitamin A

    CÔNG DỤNG CHỦ YẾU:
    Đặc trị tiêu chảy phân trắng, phân vàng, phân có máu ở heo con, bê, nghé.

    ĐÓNG GÓI : 60mL
    8. BIO-SELEVIT E ORAL
    THÀNH PHẦN CHÍNH:
    dl-a-Tocopheryl acetate, Sodium Selenite.

    CÔNG DỤNG CHỦ YẾU:
    * Gia cầm :
    - Chống thoái hóa cơ.
    - Tăng tỉ lệ ấp nở.
    * Gia súc : Chống yếu chân, bại liệt, đẻ non.

    ĐÓNG GÓI : 60mL; 250mL

    9. BIO-CALCI FORT
    THÀNH PHẦN CHÍNH:
    Calcium Borogluconate, Magnesium Chloride

    CÔNG DỤNG CHỦ YẾU:
    Phòng và trị các bệnh thiếu calci và magnesium như: sốt sữa, bại liệt sau khi sanh,

    ĐÓNG GÓI : 20mL; 100mL

    10. OFLOTIN
    [​IMG]THÀNH PHẦN CHÍNH:
    Ofloxacin, Colistin, Bromhexine

    CÔNG DỤNG CHỦ YẾU:
    Gia cầm : CRD, C-CRD, sưng phu` đầu.
    Gia súc : Viêm phổi, tụ huyết trùng, viêm tử cung.

    ĐÓNG GÓI : 20mL; 100mL
    11. PANTHENOL-B12

    [​IMG]THÀNH PHẦN CHÍNH:
    Cyanocobalamin, D-Panthenol, Dextrose

    CÔNG DỤNG CHỦ YẾU:
    Gia súc : Choáng thiếu máu, suy nhược, kém ăn.

    ĐÓNG GÓI : 20mL; 100mL
    V. THỐC SÁT TRÙNG
    1. BIOSEPT
    [​IMG]THÀNH PHẦN CHÍNH:
    Glutaradehyde, Didecyldimethylammonium chloride

    CÔNG DỤNG CHỦ YẾU:
    Sát trùng hiệu quả các loại mầm bệnh do virus, vi trùng, bào tử vi trùng, Mycoplasma, nấm mốc.

    ĐÓNG GÓI : 60mL; 500mL; 5Lít
    VI. THUỐC KHỬ TRÙNG VẾT THƯƠNG DẠNG PHUN XỊT
    [​IMG]1. BIODINE (SPRAY)
    THÀNH PHẦN CHÍNH:
    PVP Iodine

    CÔNG DỤNG CHỦ YẾU:
    Thuốc xứt - Sát trùng vết thương, vết thiến mổ, sát trùng rốn.

    ĐÓNG GÓI : 150mL


    Theo Công ty Liên doanh Bio Pharmachemie
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://www.bannhanong.vietnetnam.net/home.php?cat_id=23&id=41&kh=

     [​IMG]Vật tư

    Phân Hữu cơ và phân Vi sinh

    1. Khái niệm về phân hữu cơ:

    Phân hữu cơ là loại phân chứa những chất dinh dưỡng ở dạng những hợp chất hữu cơ.

    2. Các loại phân hữu cơ chủ yếu:

    Phân chuồng: bao gồm các loại phân của gia súc (Trâu, Bò, Heo, Ngựa ...)

    Phân bắc: là loại phân bón do con người thải ra.

    Phân gia cầm: là những loại phân do gia cầm thải ra (Gà, Vịt, Cút, Chim ...)

    Phân xanh: là những sản phẩm thu được từ xác của các cây xanh mục nát.

    Than bùn: là những loại phân chế biến từ than bùn.

    Phân rác: là những sản phẩm thu được từ rác thành phố.

    Các phụ phẩm công nghiệp (các phụ phẩm từ công nghiệp sản xuất đường và bột ngọt).

    3. Hiệu quả của các loại phân hữu cơ:

    a. Hiệu quả của phân chuồng:

    [​IMG]Bón phân chuồng có thể cung cấp trực tiếp chất dinh dưỡng cho cây, làm tăng năng suất và phẩm chất cây trồng. Sau khi phân giải trong đất, chất hữu cơ sẽ sinh ra một chất gọi là keo mùn. Trong đất keo mùn có tác dụng liên kết các hạt đất lại biến thành một kết cấu vững bền - nhờ đó làm tăng khả năng giữ nước và giữ các chất màu có trong đất, làm cho đất tơi xốp và thoáng khí.

    Đặc biệt, bón phân hữu cơ làm tăng số lượng và cường độ hoạt động của vi sinh vật trong đất, góp phần làm tăng thêm hàm lượng các chất dinh dưỡng dễ tiêu cho cây trồng.

    Bón phân chuồng có tác dụng cải thiện tính chất vật lý của đất, có hiệu quả rất rõ đối với các loại đất xám bạc màu, đất chua mặn, đất mặn và các loại đất bị rửa trôi xói mòn.

    b. Hiệu quả của phân bắc:

    Rất có hiệu quả với nhiều loại cây trồng, nhưng cần chú ý ủ cho thật hoai để bảo đảm vệ sinh.

    c. Hiệu quả của phân gia cầm:

    Phân giải nhanh trong khi ủ và sau khi bón vào đất. Hàm lượng dưỡng chất cao hơn so với các loại phân hữu cơ khác. Đặc biệt trong phân gia cầm có nhiều nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho cây trồng. Phân gia cầm làm tăng nhanh năng suất và chất lượng nông sản.

    d. Hiệu quả của phân xanh:

    Cung cấp dinh dưỡng, làm tăng năng suất cây trồng (sau khi cày vùi các loại cây phân xanh).

    Có tác dụng tăng vụ canh tác (ví dụ trồng thêm các loại cây họ đậu ...)

    Cải thiện đất đai.

    Trồng cây phân xanh có tác dụng phủ đất chống xói mòn.

    e. Hiệu quả của phân than bùn:

    Than bùn có tác dụng tăng năng suất cây trồng và cải tạo được tính chất lý hóa của đất.

    Tùy theo phương pháp chế biến than bùn sẽ có hiệu lực khác nhau đối với cây trồng.

    Phân chế biến từ than bùn có thể tăng năng suất từ 10 - 25%.

    f. Hiệu quả của phân rác:

    Phân rác có hiệu lực chậm hơn so với các loại phân hữu cơ khác, nhưng có tác dụng cải thiện tính chất vật lý của đất, cung cấp thêm chất mùn cho đất.

    g. Hiệu lực của các loại phân phụ phẩm công nghiệp :

    Cung cấp thêm hàm lượng chất hữu cơ và dinh dưỡng cho cây trồng.

    B/ PHÂN VI SINH

    1. Khái niệm về phân vi sinh:

    Phân vi sinh vật (VSV) là chế phẩm có chứa một hoặc nhiều chủng VSV sống, có ích cho cây trồng đã được tuyển chọn, có sức lao động cao, sử dụng bón vào đất hoặc xử lý cho cây để cải thiện hoạt động của VSV trong đất vùng rễ cây nhằm tăng cường sự cung cấp các chất dinh dưỡng từ đất cho cây trồng, cung cấp chất điều hòa sinh trưởng, các loại men, vitamine có lợi cho các quá trình chuyển hóa vật chất, cung cấp các chất kháng sinh để giúp cho cây trồng có khả năng chống chịu các loại sâu bệnh hại, góp phần nâng cao năng suất, phẩm chất nông sản và tăng độ màu mỡ của đất.

    2. Các loại phân vi sinh chủ yếu:

    a. Phân vi sinh vật cố định đạm (N):

    Khái niệm: đó là các loại chế phẩm có chứa VSV cố định N sống được đưa vào đất hoặc rễ cây để tăng cường sự cố định N của khí trời nhằm cung cấp thêm đạm cho cây trồng.

    Có 3 loại phân VSV cố định đạm (N):

    Loại 1: Phân VSV cố định đạm cộng sinh với cây họ đậu.

    Ví dụ: Phân Nitragin, Rhidafo... có tác dụng 1) làm tăng khả năng xâm nhập của các VSV vào hệ rễ của các cây họ đậu; 2) làm tăng khả năng cố định N của cây, cung cấp nhiều N cho cây trồng.

    Loại 2: Phân VSV cố định N sống tự do.

    Ví dụ: Phân Azotobacterin có tác dụng 1) xử lý hạt giống; 2) làm tăng năng suất từ 5 - 10%;

    Loại 3: Các vi khuẩn Lam cố định đạm (Tảo Lam).

    b. Các loại phân vi sinh vật phân giải lân:

    Khái niệm: các loại phân có chứa các chủng VSV có khả năng phân giải các hợp chất hữu cơ có chứa lân (Phosphore), phân giải chất lân khó tan thành dễ tan cho cây trồng có khả năng hấp thu được.

    Tác dụng:
    o Tăng cường cung cấp thêm lân (P) dễ tiêu cho cây trồng.
    o Tăng cường sức hoạt động của các loại VSV khác trong đất.
    o Cung cấp các chất điều hòa sinh trưởng.
    o Cung cấp các chất kháng sinh phòng chống sâu bệnh hại.

    c. Phân vi sinh vật phân giải Kali:

    Khái niệm: là phân hay chế phẩm có chứa các chủng VSV có khả năng phân giải các hợp chất chứa kali (ví dụ: Silicat) thành các muối kali dễ tan cây có thể sử dụng được.

    Tác dụng:
    o Cung cấp chất kali dễ tiêu cho cây trồng, góp phần tăng năng suất và phẩm chất nông sản.
    o Cung cấp chất điều hòa sinh trưởng và chất kháng sinh cho cây trồng.
    o Phối hợp với các loại phân VSV khác để cải thiện tính chất đất.

    d. Phân vi sinh vật phân giải Xenluloza:

    Khái niệm: là loại phân hay chế phẩm có chứa nhiều loại nấm và xạ khuẩn có khả năng phân giải mạnh chất xenluloza.

    Tác dụng:
    o Chế biến phân rác, ủ phân chuồng.
    o Tăng cường quá trình phân giải các xác bã thực vật trong đất.
    o Cung cấp các dưỡng chất dễ tiêu cho cây trồng, cải thiện độ màu mỡ của đất.

    Vietnamese Website
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://www.bannhanong.vietnetnam.net/home.php?cat_id=23&id=204&kh=

    [​IMG]Vật tư

    Phân Trùn quế - Vermicompost

    Giới thiệu:

    Bất cứ đơn vị trồng trọt nào cũng cần nguồn phân hữu cơ sạch để sản xuất ra những sản phẩm sạch và cho năng suất cao, bền vững; Phân trùn quế được đánh giá là nguồn phân sạch nhất, giàu dưỡng nhất và thích hợp nhất cho tất cả các loại cây trồng hiện nay.

    Phân trùn quế: Sau khi ăn các loại chất thãi hữu cơ, trùn quế sẽ cho ra nguồn phân hữu cơ (vermicompost) sạch và đồng nhất; Phân trùn có màu nâu sẫm, dạng đất mùn, có lẫn trứng và ấu trùng của trùn quế. Theo các nhà nghiên cứu, phân trùn là loại phân hữu cơ tự nhiên duy nhất hiện nay có chứa đầy đủ hàm lượng các chất cần thiết cho các loại cây trồng, đặc biệt cho các loại cây ngắn ngày như đậu, bắp, hay các loại cây la – ghim khác

    Giá trị sử dụng:

    So với các loại phân chuồng hay phân hữu cơ khác, phân trùn cho hiệu quả cao hơn.

    Cụ thể: phân trùn có khả năng giúp nhà nông hay người làm vườn rút ngắn thời gian trồng, cây phát triển đều, kháng sâu bệnh tốt hơn, đặc biệt phân trùn phát huy tác dụng tốt trong hai mùa vụ ngắn ngày liên tiếp; Phân trùn không để lại trong cây trồng hay trong đất bất cứ dư lượng hoá chất hay phụ phẩm độc hại nào. Trong các chương trình sản xuất rau sạch, rau chất lượng cao thì sử dụng phân trùn làm nguồn phân hữu cơ sạch là tốt nhất.

    MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA PHÂN TRÙN

    Vermicompost và ứng dụng của nó được coi là phần sản phẩm cuối cùng của quá trình xử lý rác thải hữu cơ với tác nhân phân giải chính là trùn quế nên chúng còn có tên là Earhworm Compost. Các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy chúng thúc đẩy nhanh sự phát triển của thực vật (Edwards, 2000) và có thể bổ sung chúng vào đất nghèo dinh dưỡng, ngăn cản sự xói mòn đến mức thấp nhất.
    Cấu trúc vật lý cuối cùng của sản phẩm vermicompost phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu sử dụng ban đầu.

    Tuy nhiên sản phẩm cuối cùng vermicompost dù đi bất kỳ nguyên liệu ban đầu như thế nào cũng đều cho chung một đặc tính là chúng giống than bùn, tơi, mịn xốp, thoáng khí và giữ ẩm khá tốt và đồng thời nó chứa hàm lượng dinh dưỡng khá cao.

    Khi phân tích thành phần, hàm lượng của các nguyên tố trong vermicompost khác nhau, các tác giả đều nhận thấy hàm lượng dinh dưỡng sự biến động, tuỳ thuộc vào nguồn nguyên liệu ban đầu đem xử lý, nhưng khi so với phân hữu cơ hỗn hợp có bổ sung khoáng vô cơ thì tất cả chúng đều chứa các yếu tố cần thiết cho cây trồng với tỷ lệ khá cao, ngoại trừ Mg.

    SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỰC VẬT TRÊN MÔI TRƯỜNG VERMICOMPOST

    Có rất nhiều công trình nghiên cứu đã cung cấp nhiều số liệu đáng tin cậy cho thấy vermicompost thúc đẩy nhanh sự phát triển của thực vật.

    Nghiên cứu về vermicompost sớm nhất là Fosgate và Babb (1972), các tác giả dã nuôi trùn bằng phân chuồng và nhận thấy vermicompost thu được có hiệu lực tương đương với mỗi hỗn hợp dinh dưỡng dùng trong trồng hoa trong nhà kính.

    Buchanan và cộng sự (1988) cho rằng hầu hết các dạng vermicompost đều có các yếu tố dinh dưỡng mà ở dạng cây sẵn sàng hấp thụ luôn cao hơn compost có cùng nguồn nguyên, rác hữu cơ ban đầu.

    Edwards (1988) phân tích và cho thấy tất cả mẫu vermicompost đều có hàm lượng nitrogen dễ tiêu rất cao.

    Một báo cáo khác của Edwards và cộng sự (1985) đã đề cập đến vấn đề này cho biết, hấu hết các hữu cơ có hàm lượng dinh dưỡng rất cao và thường thì chỉ một lượng rất ít bị mất đi trong quá trình chế biến thành vermicompost.

    Trong rất nhiều thí nghiệm kiểm chứng khả năng phát triển của nhiều loài thực vật trên nhiều dạng vermicompost (Edwards và Burrow, 1998), cho thấy hầu hết hạt đều nẩy mầm nhanh hơn, cây con phát triển mạnh mẽ hơn khi so sánh với các dạng phân bón thương mại khác. Kết quả còn cho thấy, nhiều loài thực vật có khả năng phát triển trên môi trường vermicompost và than bùn, đất cát pha sét theo tỷ lệ 3:1 và 1:1.

    Nhiều thí nghiệm về khả năng nẩy mầm của đậu hà lan, rau diếp, lúa mì, cải bắp, cà chua, cải bắp và củ cải đều mọc tốt và cây con khỏe hơn hẳn so với lô đối chứng là compost từ phân động vật và phân hữu cơ thương mại khác.

    Tác động của sự pha loãng phân hữu cơ thương mại với phân trùn, kết quả cho thấy, khi pha loãng với tỷ lệ 5% đến 10% đều cho thấy tốc độ tăng trưởng của cây con đều cao hơn hẳn, thậm chí với tỷ lệ pha loãng thấp nhất so với chỉ bón đơn lẻ bằng phân hữu cơ thương mại.

    Để được tư vấn toàn diện về chương trình sử dụng phân bón Quý vị liên hệ Anh Vĩnh Thái, GĐ Dự án, e-mail: thai@sinhthaivietnam. com, mobile: 0903.682.022
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://www.bannhanong.vietnetnam.net/home.php?cat_id=23&id=54&kh=

    Phân lợn, một loại phân bón ao có hiệu quả trong hệ thống nuôi ghép các loài cá


    Nuôi trồng thuỷ sản bền vững là xây dựng hệ thống nuôi gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và có hiệu quả kinh tế. Việc tái sử dụng các chất thải hữu cơ trong nuôi cá đáp ứng cả hai mục đích là làm sạch môi trường và giảm chí phí để sử dụng phân hoá học (thông thường chiếm khoảng hơn 50% tổng chi phí).
    Tuy nhiên, việc sử dụng tuỳ tiện các loại phân bón trong ao hồ nuôi cá có thể gây ô nhiễm môi trường. Bởi vậy, người nuôi cần phải biết các tiêu chuẩn sử dụng chất thải này qua các thông số hoá lý của nước ao hồ để đảm bảo tỷ lệ sống và tăng trưởng cao của cá

    Nghiên cứu được tiến hành tại trại nuôi cá của đại học Nông nghiệp Punjab, Ludhiana trong thời gian 270 ngày (từ tháng 9/1997 đến 6/1998). Phân lợn đã được sử dụng trong nuôi ghép các loài thuộc họ cá chép như một nguồn phân bón tốt với mức 18T/ha/năm và 36 T/ha/năm cho một đợt nuôi khoảng 270 ngày mà không cần cho ăn thức ăn bổ sung. Quan sát cho thấy phân lợn không làm biến đổi các thông số hoá sinh của nước như độ pH, mức ôxy hoà tan và độ kiềm. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong nước (photphat và nitrat) trong các ao hồ được bón phân lợn cao hơn các ao đối chứng (không bón phân, chỉ cho ăn bổ sung).

    Ngoài ra, mật độ phù du sinh vật cũng cao hơn đáng kể. Tốc độ tăng trưởng của cá Catla, cá trôi ấn Ðộ cũng cao hơn rõ rệt. Cá Mrigal và cá chép thường trong ao được bón phân ở mức 18 t/ha/năm cũng lớn nhanh, nhưng cá trắm cỏ lại lớn nhanh hơn trong ao nuôi đối chứng với ao có bón phân.

    Chuẩn bị bể

    Thí nghiệm được thực hiện với bể xi măng diện tích 20m2, độ sâu 1m. Dưới đáy các bể có một lớp đất mỏng. Tất cả các bể được lắp đặt đường ống cấp nước và thải nước.

    Bón phân cho bể

    Phân lợn được sử dụng ở mức 18 (PM18) và 36 (PM36) t/ha/năm, tương ứng với mức 34,5 và 69,0 g/m2/tuần trong suốt quá trình thử nghiệm. Cá được nuôi theo hai cách. Cách thứ nhất là cho ăn đối chứng, không bón phân vào ao và cá được cho ăn thêm thức ăn chứa 50% cám gạo và 50% bánh dầu mù tạc đã khử dầu ở mức chiếm 2% sinh khối cá. Cả hai phương pháp bón phân và đối chứng được tiến hành 3 lần.

    Thả giống

    Mỗi bể nuôi thả các loài cá bột khác nhau (2 con/m2): số cá thả gồm 8 cá Catla (Catla catla), 10 cá trôi ấn (Labeo rohita), 8 Mrigal (Cirrhinus cirrhosus), 8 cá chép thường (Cyprinus carpio) và 6 cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idellus) vào tháng 9 năm 1997. Trọng lượng của các loài cá tại thời điểm thả giống là cá Catla: 3,5-5,0 g; cá trôi ấn: 5,0-12.0 g; cá Mrigal: 2,5-3.0 g; cá chép: 2,0-2,7 g và cá trắm cỏ: 2,2-2,7 g.

    Quan sát số liệu

    Hằng tháng nước trong bể được phân tích vào khoảng 7-8 giờ sáng để đo các thông số lý hoá gồm: nhiệt độ, độ pH, CO2 tự do, kiềm phenolphtalein, kiềm methyl da cam và các loại kiềm, lượng photphat hoà tan trong nước và nitrat-nitơ. Hằng tháng cũng tiến hành phân tích số lượng và chất lượng phù du thực vật và phù du động vật. Mẫu cá được theo dõi hằng tháng, ghi lại tốc độ tăng trưởng và ước tính tổng trọng lượng (TWG) và tỉ lệ tăng trưởng đặc biệt (SGR) .[​IMG]

    Trong 270 ngày nuôi, nhiệt độ nước dao động từ 12 đến 35oC. Các thông số lý hoá cuả nước đóng vai trò đặc biệt trong sinh học và sinh lý cá. Trong nghiên cứu này, các thông số lý hoá của nước trong cả hai hình thức nuôi đều duy trì trong khoảng cho phép đáp ứng yêu cầu nuôi. Sự khác nhau giữa các thông số lý hóa ở hai phương pháp nuôi này là không lớn. Ðiều này gợi ý rằng nếu bón một lượng phân lợn lớn hơn (36 T/ha/năm) cũng không có ảnh hưởng xấu tới các thông số lý hoá của nước.

    Thậm chí trong trường hợp có một lượng chất hữu cơ đáng kể chiết ra từ phân lợn cũng không làm giảm nồng độ ôxy hoà tan trong nước. Nồng độ nitrat-nitơ trong nước không khác nhau đáng kể giữa các phương pháp nuôi. Tuy nhiên, lượng photphat hòa tan trong nước ở phương pháp nuôi có bón phân cao hơn trong phương pháp nuôi cho ăn thêm. Ðiều này có lẽ là do sự có mặt của photphat trong phân lợn.

    Năng suất sinh học của bất kỳ cơ thể thuỷ sinh nào cũng được đánh giá chung qua chất lượng và số lượng của sinh vật phù du vốn là thức ăn tự nhiên của cá. Chất thải động vật làm tăng khả năng sinh học của ao hồ qua các cách khác nhau dẫn tới sự tăng sản lượng cá. Trong nghiên cứu này, các thông số sinh học của nước bao gồm các sinh vật phù du và các nhóm tảo lam và tảo lục (riêng tảo Silic ít hơn nhiều trong ao có bón phân) và lượng phù du động vật trong ao bón phân lợn cao hơn nhiều trong ao đối chứng. Ðiều này có thể do lượng photphat có trong phân lợn hoà tan trong nước cao hơn.

    Tuy nhiên, không có sự khác biệt lớn về sức sản xuất của ao hồ giữa hai mức bón phân lợn. Sức sản xuất của phù du sinh vật trong các hồ tái sử dụng phân lợn cao góp phần tạo năng suất của ao tiếp tục cao trong một thời gian dài. Phân lợn cung cấp cho phù du động vật nguồn thức ăn bổ sung từ vi khuẩn có từ nguồn phân hữu cơ. Thành phần của phân lợn ảnh hưởng tới cấu trúc quần thể sinh vật phù du, trong số thực vật phù du, tảo lam là nhóm chiếm ưu thế, tiếp theo là tảo lục, còn tảo silic có rất ít. Trong số phù du động vật, luân trùng là nhóm nhiều nhất, theo sau là lớp phụ chân chèo và lớp râu ngành ở tất cả các loại hình nuôi.

    Ðối với cá Catla và cá trôi ấn, mức TWG, SGR ở ao sử dụng phân lợn cao hơn nhiều so với nuôi trong ao đối chứng. Trong khi đó đối với cá Mrigal (Cirrhinus cirrhosus) và cá chép thường (Cyprinus carpio) mức TWG và SGR trong ao đối chứng lại cao hơn nhiều và ao PM18 cao hơn ao PM36. Sức tăng trưởng cao của các loại cá chép này trong ao bón phân lợn có thể là do trong các ao này có nhiều nguồn thức ăn hơn. Ngoài ra, một vài loại cá chép thậm chí còn nuốt thẳng các mảnh không tiêu hoá được có lẫn trong các loại phân bón. Các mảnh thức ăn này tuy có giá trị dinh dưỡng thấp nhưng các vi sinh vật bám vào chúng lại có lượng protein cao.

    Hơn nữa, việc cho ăn trực tiếp phân lợn có thể làm cho cá chép tăng trưởng mạnh hơn vì hơn 70% lượng thức ăn của lợn vẫn chưa được tiêu hoá và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, phân lợn ở cả hai mức sử dụng trong nghiên cứu này lại không có kết quả tốt như dự kiến đối với sự tăng trưởng của cá trắm cỏ vì chúng là loại ăn cỏ.
    Nguồn Vietnamese Website
  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://www.bannhanong.vietnetnam.net/home.php?cat_id=23&id=200&kh=


    Chế phẩm sinh học cải tạo đất

    Chế phẩm sinh học mới có tác dụng cải tạo đất hiệu quả cao mang tên HN-2000 vừa được Liên hiệp Khoa học Công nghệ Hóa học (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) sản xuất thành công và giới thiệu ở Lâm Đồng.

    HN-2000 là chế phẩm dạng hữu cơ vi sinh đa vi lượng mà thành phần chính là than bùn hữu cơ được lấy ở huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng), nên rất tốt cho môi trường tự nhiên, phù hợp cho việc sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch.

    Kết quả thử nghiệm trên nhiều loại đất với nhiều loại cây trồng khác nhau cho thấy HN-2000 hoàn toàn có thể thay thế cho các loại phân chuồng, phân hữu cơ có nguồn gốc động-thực vật, giúp cho cây trồng phát triển nhanh, rút ngắn được chu kỳ tăng trưởng. Đặc biệt chế phẩm này còn có tác dụng trong việc cải tạo đất chai cứng và đất bạc màu.

    Dùng chế phẩm HN-2000, năng suất cây trồng tăng từ 30-40% và giảm được từ 20-30% chi phí.

    Theo TTXVN
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Làm giàu nhờ nuôi cá chình

    [​IMG]



    "Ông Vốn tin rằng mai đây cá chình ở xã Phú Lộc sẽ trở thành con cá xoá đói giảm nghèo cho xã nghèo nhất huyện này."

    Suốt một đoạn kênh dài hàng cây số ở ấp Phú Yên và rải rác ở các ấp khác trong xã Phú Lộc có rất nhiều l ồng bè nuôi cá neo đậu dọc theo dòng kênh. Tuy nhiên, đây không phải là những l ồng bè nuôi cá tra - ba sa, mà là những l ồng bè nuôi cá chình.
    Các hộ chăn nuôi ở đây cho biết: đây là loại cá nuôi "một vốn bốn - năm lời", thức ăn thì dễ tìm và cách nuôi cũng đơn giản. Đến xã Phú Lộc, chắc chắn mọi người sẽ được nghe nói nhiều về nghề nuôi cá chình đang phát triển mạnh mẽ ở nơi này.
    Chị Trần Thị Thuỷ ở ấp Phú Yên, xã Phú Lộc, huyện Tân Châu hồ hởi cho biết: "Nuôi cá chình ham lắm, ít hao hụt mà lại rất dễ nuôi, dễ bán, đúng là một vốn bốn lời. Giá bán đối với loại cá có trọng lượng từ 1 kg trở lên là 260.000 - 270.000 đồng/kg; loại 3-4 kg là 300.000 đồng/kg, có bao nhiêu lái cân hết bấy nhiêu. Qua 5 năm nuôi cá chình, tôi chưa bao giờ gặp cảnh ế hàng dội chợ".
    Loài cá "một vốn bốn lời".
    Phú Lộc là một xã thuần nông chỉ sống dựa vào cây lúa là chính, nên 23% dân cư trong xã thuộc diện nghèo. Khi thu hoạch vụ lúa hè thu xong thì nước lũ đã tràn đồng, việc bắt ốc hái rau vào mùa nước nổi chỉ kiếm sống qua ngày, chứ thoát nghèo thì khó. Mong muốn tìm kiếm công việc gì đó làm ra tiền, để có của ăn của để luôn canh cánh trong lòng hai vợ chồng anh Nguyễn Vô Kỵ và chị Trần Thị Thuỷ.
    Trong một lần xem trên tivi, thấy ở huyện Chợ Mới người ta nuôi cá chình lời quá, anh Kỵ bàn với vợ đi học hỏi kinh nghiệm để nuôi. Thật ra thì bà con ở Chợ Mới cũng chưa có kinh nghiệm gì nhiều trong nghề mới này, họ đang vừa làm vừa tích luỹ kinh nghiệm. Trở về nhà, anh Kỵ quyết định đóng l ồng bè nuôi thử lứa cá đầu. Gom được mớ vốn, theo lời hướng dẫn, anh đi Tp.HCM tìm mua cá chình giống.
    Anh nhớ lại: "Đó là vào năm 1999, cá chình giống lúc ấy là 120.000 đồng/kg, tôi mua 55 kg cá giống, loại 9-10 con/kg về thả nuôi. Do mới nuôi nên chưa hiểu biết, một số cá chui qua kẽ l ồng bè đi mất, một số bị chết. Sau một năm thả nuôi đến khi bắt lên bán chỉ còn lại 50 con cá, bán với giá 170.000 đồng/kg, thế mà không lỗ.
    Sau lần nuôi đầu không thành công, anh Kỵ nghỉ nuôi một năm, nhưng sau đó anh lại suy nghĩ: tuy thất bại nhưng thực ra vẫn không lỗ, như vậy nếu mình khắc phục được việc cá đi và cá chết thì chắc sẽ rất lời.
    Nghĩ đi nghĩ lại, anh quyết định đi tìm mua cá giống về thả nuôi lại. Trong lần nuôi trước quan sát th y cá chui đi được là do những kẽ hở của l ồng bè, nên trong lần nuôi này anh dùng lưới bao bọc bên trong l ồng bè thật kín, giữ không cho cá thoát ra ngoài.
    Ngoài ra, trước đây trong l ồng không có ổ cho cá ở nên vào ban đêm cá lội rất dữ, khiến sáng ra cá chết nhiều, rồi thì bệnh bọ cá cũng là nguyên nhân làm cá chết. Để trị bệnh cho cá cũng vừa làm ổ cho cá ở, anh thử dùng các bài thuốc dân gian như: chặt cây lăng, cây duối, cây bứa, dây giác ... thả vô l ồng làm ổ, kết quả cá không lội nhiều nữa lại còn ít bệnh. Tỉ lệ sống đạt từ 85 - 90%, kể từ lần nuôi thứ hai thành công mỹ mãn. Trừ tất cả chi phí, anh lãi gần trăm triệu. Quả đúng là một vốn bốn lời.
    Thời gian đầu chỉ một mình gia đình chị Thuỷ - anh Kỵ nuôi, sau thấy vợ chồng chị nuôi thành công, bà con trong xóm rủ nhau nuôi, bây giờ cả p Phú Yên tất cả những hộ có khả năng đều thả nuôi cá chình. Vốn đầu tư để đóng một l ồng bè kích thước dài rộng 2,5m x 3m, sâu 2,4 m khoảng 3, 5 - 4 triệu, thời gian sử dụng khoảng 7 năm.
    Với thể tích l ồng bè như trên, chị Thuỷ thả 145 kg cá giống, loại 10 con/kg, cá giống giá 240.000 đồng/kg. Sở dĩ giá cá chình giống mắc vì con giống hiện tại VN chưa sản xu t nhân tạo được, do vậy còn lệ thuộc vào nguồn cá giống trong thiên nhiên do bà con ngư dân ở vùng biển Qui Nhơn, tỉnh Bình Định câu ngoài biển, thương lái mua gom về Tp.HCM, người chăn nuôi tới đây mua, nhưng phải đặt hàng trước vài ngày họ mới có cá con giao.
    Loại cá 10 con/kg thả nuôi khoảng 1 năm đạt trọng lượng từ 1,5 kg trở lên thì xuất bán. Để có 1 kg cá thịt thì tiêu tốn 4-5 kg thức ăn. Thức ăn cho cá chình là cá linh và các loại cá hủn hỉn, hoặc cá biển nhỏ, mỗi ngày cho ăn một lần, vào mùa nước nổi mồi cá rẻ thì cho ăn thêm một lần vào ban đêm để cá mau lớn. Hiện l ồng của chị Thuỷ cá đã trên 1 kg, nhưng chị chưa bán vì bây giờ đang là mùa nước lên, mồi cho cá ăn r t dễ tìm mà lại rẻ, chỉ 2.000-2.500 đồng/kg, nên chị định tới khi nào nước rút mới xu t bán. Cá càng lớn càng dễ bán mà giá lại cao hơn cá nhỏ.Với những thành công trên, chị Thuỷ đang có kế hoạch đóng thêm l ồng bè thả nuôi cá chình.
    Nhân rộng mô hình nuôi cá chình.
    Sau 5 năm nuôi cá chình, anh Kỵ bây giờ ngoài việc nuôi cá còn kiêm nghề lái cá ở xã Phú Lộc.Trước đây chỉ có một mình anh thả nuôi cá chình nên việc mua cá giống và bán cá thịt anh phải liên hệ với lái cá ở thành phố. Nhưng sau những lần bán cá, anh biết được thương lái từ thành phố xuống mua, họ ép giá cá người nuôi quá, vả lại bây giờ quê anh có nhiều người nuôi cá chình nên anh quyết đi Tp.HCM tìm nơi nào thu mua cá giá cao bàn việc mua bán cá, rồi trở về quê thu mua cá của bà con mang lên thành phố giao.
    Mua gom cá của bà con và của gia đình mang bán tận nơi thu mua, để xuất đi Trung Quốc và Đài Loan, làm như vậy anh được lời mà bà con cũng bán cá giá cao hơn so với thương lái từ thành phố xuống. Bán cá xong anh lại mua cá giống về giao lại cho bà con trong xã nuôi lại.
    Theo ông Trần Vốn, Bí thư xã Phú Lộc, thì lúc đầu bà con trong xã nuôi cá chình tự phát. Nhưng sau một thời gian xét thấy nuôi cá chình rất phù hợp với điều kiện địa phương mà hiệu quả kinh tế lại cao, hiện nay mỗi năm bà con trong xã xuất bán hàng chục tấn cá chình, nên Đảng uỷ và Uỷ ban xã đã bàn bạc và thống nhất hướng tới địa phương cho thành lập tổ nuôi cá chình.
    Chính quyền xã cũng bàn với Ngân hàng chính sách huyện cho bà con nghèo vay vốn đóng l ồng bè và Ngân hàng cũng đã thống nhất với xã theo đề án nuôi cá chình xoá đói giảm nghèo, Nhà nước sẽ hỗ trợ cho mỗi hộ 2 triệu đồng để đóng l ồng bè.
    Ông Vốn tin rằng mai đây cá chình ở xã Phú Lộc sẽ trở thành con cá xoá đói giảm nghèo cho xã nghèo nhất huyện này.
    Nguồn:VNECONOMY-bannhanong.vietnetnam.net (28/22006)
  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    [​IMG] Cách nuôi cá sáng tạo của Mười Khuôl


    Qua 8 năm chuyển dịch cơ cấu sản xuất, nông dân huyện Cái Nước đã gặt hái được khá nhiều thành công từ những mô hình sản xuất đa cây con kết hợp trên cùng diện tích đất. Điển hình như chú Lê Thanh Hùng, tên thường gọi Mười Khuôl, ở ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú.


    [​IMG]


    Cá chình sau khi thu hoạch
    Cũng như mọi nông dân trong xã, ông Mười Khuôl chọn nuôi cá chình và cá bống tượng kết hợp với con tôm. Tuy không phải là đối tượng nuôi mới, nhưng cách nuôi của ông Mười Khuôl có sự sáng tạo, tiết kiệm được khá nhiều chi phí, đem lại lợi nhuận cao cho gia đình. Chỉ với hai ao nuôi cá chình và cá bống tượng, năm 2007, ông đã thu về trên 30 triệu đồng/vụ nuôi. Thấy hiệu quả, ông đầu tư cải tạo thêm hai ao nuôi, nhằm tận dụng hết diện tích đất để tăng thu nhập gia đình. Ông cho biết, kinh tế gia đình ổn định cũng nhờ hiệu quả từ nuôi cá mang lại. Trong một lần tình cờ khi cải tạo ao, thấy cá làm hang trú ẩn, ông nảy ra ý tưởng thử nghiệm nuôi cá chình trong ống nhựa, không ngờ hiệu quả mang lại hơn cả mong đợi. Thông thường, người nuôi cá hay chọn con giống cỡ lớn để thả nhằm rút ngắn thời gian nuôi. Riêng ông, khi mua con giống, ông chọn loại cá cỡ 100 con/kg, thuần lại với nước mặn trong ao vèo. Hằng ngày, ông dùng chộp thả trùn quế, tôm, cá phi hấp nghiền nát cho cá ăn; chăm sóc khoảng 3 - 4 tháng, khi cá đạt trọng lượng từ 10 - 20 con/kg, ông chuyển ra ao nuôi mới. Trong ao nuôi cá chình thương phẩm, ông dùng ống nhựa cắt mỗi đoạn dài 3 tấc, rồi cột với đá, gạch, thả cho ống nằm cách đáy ao khoảng 2 tấc, nhằm tạo nơi trú ẩn cho cá. Ông chia sẻ kinh nghiệm: Phần lớn các chủ trại thuần cá giống bằng nước ngọt, nếu đem cá giống về thả ngay vào ao nuôi, cá sẽ chết vì không thích nghi được với môi trường nước, tỷ lệ hao hụt đầu con cao. Cách làm của ông tuy bước đầu tốn nhiều công chăm sóc nhưng sau đó tỷ lệ cá nuôi đạt rất cao và khả năng tăng trọng của cá rất nhanh, kích cỡ đồng đều, tỷ lệ đạt đầu con đến 95%. Thời gian nuôi trong vòng 13 - 14 tháng sẽ cho thu hoạch. Hiện tại, ông Mười Khuôl có một ao nuôi cá chình gần 50 con và 3 ao nuôi cá bống tượng, mỗi ao 100 con đang trong giai đoạn phát triển. Bên cạnh đó, ông còn chuẩn bị cải tạo đất, nhân rộng thêm 3 ao nuôi, nhằm đẩy mạnh sản xuất, tăng thu nhập.
    [​IMG]
    Ống nhựa dùng để làm nơi trú ẩn cho cá nuôi
    Kỹ sư Nguyễn Thanh Giảng, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cái Nước, nhận định: Cách làm của gia đình ông Mười Khuôl đem lại nhiều cái lợi: Thứ nhất, tạo được nơi cho cá trú ẩn. Thứ hai, tạo thuận lợi cho khâu chăm sóc, kiểm tra từng giai đoạn phát triển của cá, sớm phát hiện mầm bệnh trên cá. Thứ ba, theo đặc điểm sinh học, con cá chình sợ ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào nó, do vậy những ống nhựa hoặc ống tre làm nơi ẩn nấp cho cá chình lúc còn nhỏ, là cách làm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá phát triển tốt khi thời tiết xấu. Thứ tư, cách làm này góp phần làm giảm sự vẩn đục đáy ao khi cá tranh giành thức ăn, khiến sinh ra nhiều khí độc gây ô nhiễm môi trường nước trong ao nuôi.
    NGỌC NHƯ

  8. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Một Topic rất hay.đáng để đọc và suy ngẫm,Thanks chủ pic nhiều =D>=D>=D>
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967


    • [​IMG]

    Làng nghề nuôi cá lăng nha


    (Mard-19/11/2010): Làng bè trên tuyến sông Bình Di, thị trấn Long Bình, huyện An Phú (An Giang) đã có nhiều khởi sắc nhờ chuyển đổi đối tượng nuôi, từ các loại cá lóc bông, cá tra... sang cá lăng nha.

    Không chỉ là cửa ngõ giao thương giữa Việt Nam và Campuchia, sông Bình Di còn tạo nhiều việc làm cho cư dân sống bằng nghề nuôi cá trong l ồng bè và khai thác cá trên sông.
    Là người cùng với ông Tư Vàng khởi sự nuôi cá lăng nha ở An Phú, anh Nguyễn Văn Chiến ở ấp Tân Khánh, cho biết, trước đây anh nuôi cá lóc bông bị thua lỗ nhiều vụ, tưởng không còn lối thoát, nay nhờ có cá lăng nha mà kinh tế gia đình đã khấm khá hơn rất nhiều. Tuy nhiên, anh Chiến cũng như hơn 30 hộ nuôi cá lăng nha nơi xứ sở ven biên này hiện đang canh cánh một nỗi lo: Nuôi làm sao cho bớt hao? Làm sao có thị trường tiêu thụ thông thoáng hơn?
    Trong vụ nuôi đầu tiên, anh Chiến thả 3.000 con cá lăng nha giống mua từ Thái Lan, giá 5.000 đồng/con cỡ đầu đũa, đến khi thu hoạch chỉ còn 1.500 con. Theo anh, không phải là do bị bệnh mà chủ yếu là do bị chật bè. Nhờ tận dụng được nguồn da chuột và nguồn cá khai thác tự nhiên giá rẻ nên chi phí nuôi vụ đầu tiên này chỉ khoảng 25.000 đồng/kg. Nước thông thoáng, cá lớn nhanh, nuôi 12 tháng đạt bình quân 1,3 kg/con, bán với giá 50.000 đồng/kg, anh thu lời được hơn 50 triệu đồng.
    Sang vụ nuôi thứ hai, anh Chiến thả 5.000 con trong 2 bè (3 m x 5 m x 3,5 m), bị hao hụt còn 2.500 con, nhưng sau một năm nuôi, anh đã thu hoạch được gần 3 tấn cá; chi phí nuôi cá lúc này đã tăng nhiều hơn so với vụ trước, nhưng nhờ bán được giá (70.000 đồng/kg), anh thu lời tới hơn 70 triệu đồng. Có thể hạch toán chi phí nuôi 1 ký cá lăng nha nơi đây hiện nay như sau: cá giống 10.000 đồng (thả 2 con, còn 1 con, giá 5.000 - 5.200 đ/con); thức ăn: 33.000 đồng (bình quân cho ăn 5,5 kg cá tươi, giá 6.000 đ/kg); chi phí khác: 2.000 đồng (thuốc, nhiên liệu...). Như vậy, giá thành nuôi được 1 ký cá lăng nha đã là 45.000 đồng. Nếu chẳng may giá thị trường thấp hơn 50.000 đồng/kg thì bà con khó có thể tiếp tục theo nghề.
    Anh Chiến cho biết, thị trường tiêu thụ cá lăng nha hiện nay chủ yếu là các nhà hàng, quán ăn tại các thành phố lớn; nếu bà con phát triển nuôi nhiều thì sản phẩm có thể bị “dội chợ”. Hiện nay, mật độ bè nuôi nơi đây đã tăng cao, làm cản dòng chảy, nên cá nuôi thường xuyên phải chịu cảnh “nực nước”; tương tự như cá ba sa, nước có chảy thì cá lăng nha mới chịu ăn mồi. Có lẽ ngành chức năng cần phải quy hoạch lại khu vực neo đậu bè trên đoạn sông này để dòng chảy được thông thương.
    Ngoài việc cung cấp cá thương phẩm cho thị trường nội địa, anh Chiến đang kết nối với một số tiểu thương ở Thái Lan để mở đường tiêu thụ cá. Tuy nhiên, thị trường Thái Lan lại cần có cá đông lạnh cỡ trên 3 kg/con, mà bà con mình thì nuôi cá đến cỡ chừng một ký là đã phải đi “vay nóng” rồi! Thiết nghĩ, nếu Thái Lan thật sự có yêu cầu như vậy thì cần có hợp đồng rõ ràng và cũng cần đến sự hỗ trợ của nhà nước.



    (Cục CBTMNLTS & NM)


  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

    Thứ tư - 26/10/2011 08:45 Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá trị thương phẩm cao. Trước đây, loại cá này chủ yếu được đánh bắt, khai thác từ tự nhiên. Tháng 7/2006, Trung tâm Khuyến ngư và Giống thủy sản An Giang đã sản xuất giống cá lăng nha thành công với sự trợ giúp của Khoa Thủy sản (Trường Đại học Nông - lâm TP.Hồ Chí Minh). Xin giới thiệu cùng bà con kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm.
    [​IMG]
    Cá lăng nha

    1. Điều kiện ao, bè nuôi
    Để nuôi cá lăng nha đạt hiệu quả, có thể áp dụng hình thức nuôi bán thâm canh trong ao hoặc trong bè. Tuy nhiên, nuôi trong bè cá lớn nhanh hơn.
    Ao nuôi rộng 1.000m2 trở lên, sâu 1,5 - 2m. Độ che phủ mặt nước không quá 30%. Lớp bùn dày 10 - 15cm, có thể chủ động cấp - thoát nước.
    Nếu nuôi bè, bè phải có thể tích 10m3 trở lên, đặt ở nơi có dòng chảy vừa phải.
    Nguồn nước dùng để nuôi cá lăng nha phải đảm bảo các thông số: Độ pH từ 6 - 8 (tốt nhất 6,5 - 7,5); ôxy hòa tan trên 3mg/l; độ trong 30 - 40cm; độ mặn 0 - 50/00, hàm lượng NH3 dưới 0,01mg/l.
    2. Chuẩn bị ao, bè
    Việc chuẩn bị ao, bè có ý nghĩa quyết định đến kết quả nuôi. Nếu tẩy trùng ao, bè tốt thì mầm bệnh khó có cơ hội phát triển.
    Tẩy dọn ao: Sau khi tháo cạn nước, dùng vôi nông nghiệp (CaCO3) rải đều khắp đáy ao với lượng 10 - 15kg/100m2.
    Ngay sau khi bón vôi, sử dụng sản phẩm chuyên dùng để hấp thụ khí độc hoặc chế phẩm sinh học Environ AC của Công ty Vĩnh Thịnh xử lý ô nhiễm nền đáy ao với liều 1 - 1,5kg/1000m3 nước để thúc đẩy việc phân huỷ chất hữu cơ và khử khí độc.
    Phơi nắng đáy ao 1 - 2 ngày rồi khử trùng ao một lần nữa bằng một trong các sản phẩm BKC, liều 0,7 - 1lít/1000m3 hoặc Sanmolt F, liều 1 - 1,5 lít/1000m3. Không nên bón lót ao bằng phân chuồng.
    Đối với bè, kiểm tra, gia cố bè thật kỹ trước khi thả cá. Dùng BKS hoặc Sanmolt F phun vào bè để diệt mầm bệnh. Đặt bè nơi ít sóng gió, dòng chảy vừa phải, thuận lợi trong việc vận chuyển cá, thức ăn.
    3. Thả cá giống
    Tiêu chuẩn: Cá không mất nhớt, đuôi và râu không bạc màu; cỡ đồng đều.
    Mật độ: Nếu nuôi trong ao bán thâm canh (nuôi ghép): 4-5 con/m2 (trong đó cá lăng nha chiếm 20-30% tổng số cá thả). Thâm canh (nuôi đơn): 6-8 con/m2. Ngoài ra, cần thả thêm 3-5% cá rô phi thường để làm thức ăn cho cá. Nếu nuôi trong bè, mật độ 60-70 con/m3.
    Thời gian thả: Tốt nhất vào buổi sáng (8-11 giờ).
    Phòng bệnh cho cá bằng cách sát trùng (tắm cá) trước khi thả xuống ao, bè bằng muối ăn (1 muỗng canh pha trong 1 lít nước) hoặc BKS, Sanmolt F theo liều hướng dẫn.
    4. Thức ăn
    Có thể cho cá ăn bằng một trong các loại sau: cá tạp, cắt khúc vừa cỡ miệng. Thức ăn tự chế 50% cám + 50% cá. Thức ăn viên độ đạm ít nhất 35%.
    Cho ăn 3 lần/ngày (sáng, chiều và tối). Cữ tối chiếm 40-50% tổng lượng thức ăn trong ngày.
    Nên bổ sung chất bổ vào thức ăn để giúp cá tăng sức đề kháng, tiêu hoá tốt, lớn nhanh hơn như: Các loại Vitamin C; chế phẩm vi sinh vật, men tiêu hoá (Aqualact 1g/kg thức ăn); các sản phẩm chứa axít amin, sorbitol (Hepatofish 2,5g/kg thức ăn); khoáng vi lượng (Vitatech F liều lượng 1 - 2g/kg thức ăn).
    5. Chăm sóc
    Nếu nuôi ao, thường xuyên theo dõi hoạt động của cá, nhất là vào sáng sớm để xử lý kịp thời. Định kỳ (15 - 20 ngày) thay nước ao một lần.
    Từ tháng thứ 2 trở đi, định kỳ 10 -15 ngày tiến hành khử trùng nước và khử khí độc ở đáy ao bằng BKC liều 0, 5 lít/1.000m3 nước hoặc Sanmolt F liều 0, 7 – 1 lít/1.000m3.
    Trong điều kiện nuôi bè, thường xuyên theo dõi hoạt động ăn mồi của cá, nhất là vào lúc nước đứng, nước đổ để xử lý kịp thời.
    Phòng bệnh cho cá bằng cách: Treo túi vôi ở đầu bè. 15 ngày khử trùng bè 1 lần bằng BKC (phun trực tiếp xuống bè).
    Hiện, Trung tâm Khuyến ngư và Giống thủy sản An Giang có thể cung cấp con giống và tư vấn kỹ thuật cho những hộ có nhu cầu.

    Nguồn tin: (Theo NXB Nông Nghiệp)
    Cần ghi rõ nguồn gốc khi đăng tải thông tin từ website này
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này