Làm giàu từ Vườn - Ao - Chuồng - Rừng với niềm tin thắng lợi và tình yêu quê hương .

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 30/01/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
8320 người đang online, trong đó có 1116 thành viên. 11:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 122038 lượt đọc và 821 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá bống tượng thương phẩm

    Thứ tư - 26/10/2011 08:34
    [​IMG]
    Nuôi cá bống tượng thương phẩm

    I. Một số đặc điểm của cá bống tượng (CBT):
    - CBT là loài đặc trưng của vùng nhiệt đới. Cá tự nhiên bắt gặp ở: Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Brunei, Lào, Sumatra, Campuchia. CBT là loại thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao, được nhiều nước nuôi cung cho yêu cầu. Ở miền Nam Việt Nam cá xuất hiện ở hệ thống sông Cửu Long, Đồng Nai, Vàm Cỏ.
    - Trong tự nhiên, cá phân bố khắp các loại thủy vực: sông rạch, mương ao, ruộng, ... Cá sống thích hợp ở môi trường nước không bị nhiễm phèn, pH = 7, song chúng có thể chịu đựng pH=5.

    + Nhiệt độ thích hợp nhất cho cá phát triển 26-32 độ C, cá cũng có thể chịu đựng nhiệt độ nước 15-41,5 độ C.
    + Cá sống ở nước ngọt, song có thể chịu đựng đến độ muối 15‰.

    + Cá cần có dưỡng khí trên 3mg/l, song cá có thể chịu đựng ở môi trường dưỡng khí thấp vì cá có cơ quan hô hấp phụ.
    - CBT có tập tính sống ở đáy, ban ngày thường vùi mìnhxuống bùn, hang hốc, bộng, khi gặp nguy hiểm cá có thể chúi xuống bùn sâu đến 1m, có thể sống ở đó hàng chục giờ. Môi trường nước yên tĩnh, có cỏ cây thủy sinh làm giá đỡ, cá có thể sống ở mé bờ gần mặt nước, cá ăn mồi sống tự nhiên. CBT thường hoạt động vào đêm, nơi có điều kiện thuận lợi cá hoạt động cả ban ngày.
    - CBT trưởng thành có bộ máy tiêu hóa biểu hiện cho loài cá dữ điển hình. Miệng lớn răng hàm dài và sắc, tỷ lệ của chiều dài của ruột trên chiều dài thân 0,7. CBT ăn động vật, chủ yếu là : cá, tôm, tép, cua, trùn, ấu trùn, côn trùng, thủy sinh... Tuy nhiên CBT khác với cá lóc, cá lóc chủ động đuổi mồi bắt, CBT rình bắt mồi. CBT ăn mạnh về đêm hơn ngày, nước rong ăn mạnh hơn nước kém, nước lớn ăn mạnh hơn nước ròng, CBT thích ăn tép, cá tươi, không thích ăn vật ươn thối.
    - CBT sinh sản lần đầu sau 9-12 tháng tuổi. Mùa sinh sản tự nhiên kéo dài từ tháng 3-11, tập trung từ tháng 5-8. Mức sinh sản của CBT 150.000-200.000 trứng/kg cá cái. Cỡ cá 150g có số trứng nhiều nhất 270.000, cỡcá 250g có 58.700, cỡ cá 350g có 76.000 trứng. Cá tái phát dục khoảng 30 ngày sau. Trứng cá có dạng hình quả lê, trứng dính. Bãi đẻ của cá nằm ở ven bờ và sâu trong nước nơi có cây cỏ thủy sinh hay các gốc thân cây chìm trong nước.
    - Trong điều kiện nhiệt độ 26-30 độ C; trứng CBT sau khi đẻ 25-26 giờ thỉ nở, lúc này có chiều dài 2,5-3mm.
    - Sau khi nở một ngày, chiều dài cá đạt 3,8mm, cá chuyển động thẳng đứng và từ từ buông mình chìm xuống đáy.
    + Cá nở sau 2 ngày, chiều dài 3,8-4mm, mắt có sắc tố đen. Xuất hiện vi ngực, cá vận động thẳng đứng.

    + Cá 3 ngày dài 4-4,2mm, túi noãn hoàng tiêu biến.
    + Cá 12 ngày đã xuất hiện đầy đủ vây.
    + Cá 18 ngày tuổi hình thành vảy và có hình dáng của cá trưởng thành.
    + Cá 30 ngày tuổi dài khoảng 13mm.
    + Cá 45 ngày tuổi dài khoảng 21 mm.
    + Cá 60 ngày tuổi dài khoảng 30mm.
    + Cá 75 ngày tuổi dài khoảng 41mm.
    + Cá 90 ngày tuổi dài khoảng 53mm.
    So với các loài cá khác, CBT có tốc độ tăng trưởng chậm từ ở giai đoạn cá dưới 100g, cá từ 100g trở lên tăng trưởng khá hơn.
    Ở giai đoạn từ cá bột đến cá hương, cá phải mất thời gian 2-3 tháng mới đạt chiều dài 3-4cm. Từ cá hương cần phải nuôi 4-5 tháng cá đạt kích cỡ giống cá 100g/con. Để có cỡ 100g từ lúc đẻ phải mất thời gian nuôi 7-9 tháng. Trong tự nhiên, những cá còn sống sót sau khi nở phải cần khoảng 1 năm để có thể đạt cỡ từ 100-300g/con. Để có cá thương phẩm 400g trở lên, cá giống có trọng lượng 100g, phải nuôi ở ao từ 5-8 tháng, ở bè 5-6 tháng.
    II. Kỹ thuật nuôi CBT
    1. Điều kiện để môi trường thích hợp cho CBT phát dục phát triển.
    - Nhiệt độ nước 28-31 độ C.
    - pH = 6,5 -8
    - Oxy hòa tan 3-4mg/l
    - Nước cấp sạch và chủ động cấp thoát.
    2. Thời gian vụ và chuẩn bị ao ương:
    - Thời gian nuôi vỗ cá cha mẹ từ tháng 12-1 dl.
    - Cá cha mẹ phải khỏe mạnh, không dị hình, không nhiễm bệnh, độ tuổi từ 1 tuổi trở lên, trọng lượng trên 200g. Cá không thương tật, mất nhớt, cá không bị mắc câu, mắc lưới, chích điện. Trước khi thả cá nuôi vỗ phải tắm cá bằng nước muối 2% trong 3-5 phút.
    - Ao nuôi vỗ 500-1000m vuông, ao có hình chữ nhật, dài gấp 3-4 lần chiều rộng, mức nước sâu 1,0-1,2m. Cải tạo ao triệt để như cải tạo ao khác, cần lưu ý xâm các hang để cá đẻ vào hang, trang bằng đáy ao. Bón vôi bột 7-10kg/100m vuông ao, phơi đáy ao 3-5 ngày, lọc nước từ từ vào.
    3. Thả cá cha mẹ và chăm sóc:
    - Mật độ cá cha mẹ ở ao từ 0,2-0,3kg/m vuông ao. Nếu nuôi riêng cá đực 0,5kg/m vuông, cá cái 0,2kg/m vuông ao. Nếu nuôi vỗ đực cái chung tỷ lệ 1/1.
    - Cho cá ăn bằng cá tươi sống khẩu phần ăn 3-5% trọng lượng thân/ngày. Cá tươi chưa bị ươn thối, ốc, tép, lòng gà, ... cắt vừa miếng ăn của cá, cho thức ăn vào sàn đặt cố định trong ao, cần xem thừa thiếu để điều chỉnh cho thích hợp. Cứ 50 m vuông/ một sàn ăn. Cho ăn 2 lần sáng, chiều. Có cá tươi sống (cá hường, trôi, cá 7 màu, ...) thả chung với cá cha mẹ, thả 10% so với trọng lượng cá cha mẹ, sau 5 ngày kiểm tra tăng giảm thức ăn.
    - Hàng ngày cần kiểm tra không để thức ăn dư làm dơ nước, bệnh cá, ... Ao được trao đổi nước hàng ngày càng tốt, hoặc theo định kỳ nước thủy triều mỗi tuần một lần, lượng nước thay đổi 20-30%.
    4. Kiểm tra độ thành thục của cá:
    Cá đực có gai sinh dục nhỏ, ngắn, đầu nhọn, hình tam giác. Khi cá đã thành thục, vuốt nhẹ gần gaisinh dục sẽ có sẹ trắng chảy ra. Cá cái có gai sinh dục lớn hơn, dài, đầu gai sinh dục tròn, có màu đỏ ửng, bụng cá to tròn. Nếu dùng que thăm trứng thấy trứng đều, hơi rời, kích thước 0,5-0,6mm lá cá đã sẵn sàng đẻ.
    5. Cho cá đẻ:
    a. Cho CBT đẻ ở ao và ương ở ao
    - Ao được cải tạo, diệt tạo tốt, cho cá cha mẹ vào nuôi vỗ, mật độ nuôi có thể 5-10kg CBT/100m vuông ao.
    - Đặt giá thể xuống ao (gạch tàu, mê bồ), đặt ở bờ ao nghiêng 45 độ cách đáy ao 20cm.
    - Đến nước rong, cho nước chảy vào ao nuôi mạnh, cá kích thích tự sinh đẻ và trứng nở tự phát triển ở ao.
    - Trong thời gian này: Gây màu nước tạo thức ăn cho cá, cho cá con ăn thức ăn nhân tạo như ương cá con. Cá lớn vẫn tiếp tục cho ăn thức ăn cỡ lớn vừa, cá phát dục đẻ tiếp trong ao.
    - Khi thị trường có giá, nhử bắt cá lớn bán, cá con tiếp tục nuôi dưỡng, cuối năm có cá giống 50-200g/con.
    b. Cho cá đẻ ở ao:
    Cho cá đẻ tự nhiên trong ao: Hàng tháng cho cá đẻ tập trung vào con nước rong. Đặt tổ (giá thể) bằng gạch tàu xung quanh bờ gần đáy ao. Tổ này cách tổ kia 2-3m, số tổ bằng 1/3 lượng cá cái, giá thể đặt nghiêng góc 45 độ và cách đáy ao 20-30cm. Hàng ngày kiểm tra giá thể 1-2 lần để vớt trứng tránh cá tạp khác ăn trứng.
    - Cho cá đẻ đồng loạt trong ao, thu được nhiều trứng phải dùng kích thích tố: Liều lượng sử dụng cho 1kg cá cái là 1-2mg đối với não thùy, và 250-300UI đối với HCG, liều lượng dùng cho cá đực 1/3-1/2 cá cái. Sau khi tiêm ******** tố, thả cá vào ao đã đặt sẵn giá thể, thông thường sau 10-12 giờ tiêm là cá đẻ.
    Cả hai phương pháp này phải lợi dụng nước mới, sạch để kích thích cho cá đẻ. Cần xâm chặt các hang để tránh cá đẻ vào hang.

    c. Cho cá đẻ nhân tạo:
    Giống như phương pháp trên, nhưng đến thời điểm cá rụng trứng, tiến hành vuốt trứng, vuốt tinh cá đực rồi tiến hành thụ tinh nhân tạo, sau đó đem rải trứng lên giá thể và đem ương. Có thể sau khi thụ tinh thì khử trứng dính bằng dung dịch tananh và ấp trứng bằng bình Weys.
    d. Ấp trứng:
    - Dụng cụ ấp, bể nhựa, thuỷ tinh, xi măng, bể vòng, bình Weys, vv...
    - Dụng cụ ấp phải được rửa sạch và sát trùng bằng vôi hoặc chlorine, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
    - Nước dùng để ấp phải trong, sạch, không có mầm bệnh và lọc qua vải mouseline hoặc lưới phiêu sinh.
    - Môi trường ấp trứng nhiệt độ thích hợp 28-30 độ C, oxy hòa tan > 5mg/l, pH 7-7,5 và không có sinh vật hại trứng (động vật phù du nhóm cyclops, bọ gạo, ...)
    - Mật độ ấp 1.000.000 - 1.500.000 trứng/m khối nước. Qua kinh nghiệm thực tiễn thì ấp trứng theo phương pháp nước tĩnh có sục khí là tốt nhất, vì kích thước cá bột rất nhỏ và rất yếu dễ mẫm cảm với điều kiện môi trường, giữ hàm lượng oxy bằng sục khí nhiệt độ nước bằng Heater.
    - Mỗi ngày thay nước 2 lần, mỗi lần 50-80% lượng nước và lấy các giá thể ra khi trứng đã nở trên 90% và rút cá bột sang các bể khác để chăm sóc.
    - Thời gian nở của trứng từ 34-82 giờ tùy nhiệt độ và phương pháp ấp.
    - Cá sau khi nở 2-6 ngày được đưa sang bể ương.
    6. Ương cá bột lên cá hương giống
    a. Ương trong ao đất
    a1. Ương cá bột lên cá hương
    - Chuẩn bị ao:
    Ao ương có diện tích 200-500m vuông, mức nước sâu 0,8-1,0. Trước khi ương cá ao được cải tạo triệt để như các ao ương cá khác, cần vét sạch bùn đáy, lấp các hang, dọn sạch cây cỏ, sửa bờ - đập, bộng có lưới dầy 2a = 0,5-0,7mm lọc nước. Nếu còn sót cá dữ diệt bằng dây thuốc cá 2kg/100m khối nước.
    Đáy ao được trang bằng, thấp dần về cống thoát nước. Vôi bột 7-10kg/100m vuông, phơi nắng ao 2-5 ngày.
    Lấynước vào ao phải qua lưới lọc kỹ. Nếu ao có bọ gạo diệt bằng dầu lửa trước khi thả cá, sau đó xả lớp nước mặt, thả cá.

    - Mật độ thả: 200-300 con/m vuông. Nên thả cá vừa lúc hết noãn hoàng (3 ngày tuổi). Thả cá vào sáng sớm chiều mát, nhiệt độ nước 28-30 độ C, hàm lượng oxy hòa tan 4-5mg/l, pH = 6,5-7,5.
    - Chăm sóc cá ương:
    Cá sau khi thả phải cho ăn ngay:
    + 10 ngày đầu cho ăn 5 lòng đỏ trứng và 0,5 kg bột đậu nành/100 m vuông ao trong ngày. Ngày ăn 5 lần.
    + 15 ngày tiếp theo 6-8 trứng và 0,6-0,7 kg bột đậu nành/100 m vuông ao trong ngày. Cho ăn ngày 4 lần.
    + Từ ngày 26-40: cho ăn trùn chỉ, cá, tép, ốc xay nhuyễn. Lượng thức ăn trong ngày 0,5-1,5kg/ngày/100 m vuông ao. Cá đạt 2-3cm.

    + Cá sau 20 ngày tuổi có thể ăn được phù du động vật lớn như chi giác, luân trùng, chân chèo, có thể gây nuôi thức ăn tự nhiên trong ao bằng bột đậu nành (2,5g bột đậu nành/1m khối nước mỗi ngày).
    + Đặt gần sát đáy ao một số ống nhỏ, ống tre, nhựa, sành để cá chui vào trú ẩn. Khi kiểm tra thì bịt 2 đầu bộng đưa lên. Ương tốt thì tỷ lệ sống 38-51%

    a2. Ương cá hương thành cá giống 8-10cm.
    - Để có cá 8-10cm cần ương cá thời gian 3,5-4 tháng tiếp. Mật độ ương 75-150 con/ m vuông. Kỹ thuật ương và chuẩn bị ao như phần ương cá bột lên cá hương.
    - Thức ăn là cá, tép, ốc, lòng gà vịt heo, ... băm nhỏ, dùng sàn cho ăn.
    - Ngày cho ăn 2 lần. Thức ăn được đặt vào sàn cố định. Khẩu phần thức ăn: tháng thứ nhất 10%, tháng thứ hai 8%, tháng thứ ba còn 5-6% so với trọng lượng cá. Thường xuyên kiểm tra tốc độ điều chỉnh lượng thức ăn cho thích hợp.
    - Nước trong ao cần được thay thường xuyên, tối thiểu 1 tuần thay 2 lần nước. Khi cá đạt 8-10cm chuyển sang nuôi cá lứa. Tỷ lệ sống 35-44%.
    a3. Nuôi cá lứa:
    - Ao diện tích 200-500m vuông, nước sâu 1-1,2m, ao được chuẩn bị như ao ương cá giống, cần loại bỏ địch hại cá vào ao.
    - Mật độ thả 2-5con/ m vuông.
    - Thức ăn: Cá tươi sống hoặc ốc, cá tép băm nhỏ cho vào sàn ăn, khẩu phần ngày 3-4%.
    - Cá nuôi được 2 tháng cho cá trôi, hường, 7 màu (cỡ cá 1-2cm) vào làm thức ăn trực tiếp. Cứ 7-10 ngày thả thức ăn 1 đợt 10% trọng lượng cá.

    - Cần thay nước ao thường xuyên theo thủy triều, ít nhất 2 lần/ tuần (bơm nước). Sau 5-6 tháng ương cá đạt cỡ 60-70g/ con, chuyển sang nuôi cá thịt. Tỷ lệ sống 61-70%.
    b. Ương cá bột thành cá hương giống trên bể xi măng, bể đất lót bạt:
    b1. Ương cá bột lên cá hương (1,5-2cm):
    - Bể ương phải rửa sạch và tẩy trùng chlorine, mực nước trong bể 0,6-0,8m, nước vào bể được lắng cặn, lọc kỹ, có lưới che mặt bể nhằm ngăn bọ gạo nhảy vào. Nước được lọc qua lưới phiêu sinh động vật.
    - Mật độ ương 1.000-1500 con/m vuông

    - Thức ăn:
    + Tuần lễ đầu: Lòng đỏ trứng và bột đậu nành, mỗi loại 50g/10.000 con cả trong ngày. Ngày cho ăn 4-5 lần.
    + Tuần thứ hai: Mỗi loại thức ăn trên 75g/10.000 cá/ngày.
    + Tuần thứ ba: Bột đậu nành, trứng vịt lòng đỏ 10g/ngày/10.000 cá và đồng thời cho ăn trứng nước (moina) 50g/10 m khối nước/ ngày.
    + Tuần thứ tư: trứng nước 100g/10m khối nước/ ngày và cho ăn thêm trùn chỉ 100g/ngày/ 10.000 cá.
    + hàng ngày xi phong nước dưới đáy bể, loại chất thải, chất cặn, thay 20% nước mỗi ngày. Sục khí liên tục suốt quá trình ương. Tỷ lệ sống 38-88%.

    b2. Ương cá hương lên cá giống (8-10cm):
    - Bể có diện tích 15-20m khối, bể được chuẩn bị như ương cá hương. Mức nước sâu 0,6-0,8m.
    - Mật độ ương 75-150 con/m vuông.
    - Thức ăn: cá xay, trùn chỉ
    + Tháng đầu 10% trọng lượng thân cá/ ngày, trong đó cá xay 30%, trùn chỉ 70%.
    + Tháng thứ hai 8-9% trọng lượng thân cá/ ngày trong đó cá xay 50%, trùn chỉ 50%.
    + Tháng thứ ba: 6-7% trong lượng thân cá/ ngày trong đó cá xay 70%, trùn chỉ 30%.
    + Tháng thứ tư: 5% trong lượng thân cá/ ngày trong đó cá xay 85 %,trùn chỉ 15%.
    - Hàng ngày xi phong đáy bể để loại bỏ chất cặn, chất thải trong nước. Lượng nước thay 20-30%/ ngày. Sục khí vào ban đêm. Thường xuyên theo dõi và điều chỉnh khẩu phần thức ăn hàng ngày cho phù hợp. Tỷ lệ sống 68-80%.
    - Ương ở ao và ở bể: Thay nước hàng ngày 10-20%, có sục khí, nếu không có sục khí phải giảm mật độ ương xuống còn 50-100 con/ m vuông. Cần có lưới bao để loại các địch hại của cá vào ăn cá. Cần theo dõi hoạt động của cá mà có biện pháp xử lý kịp thời.

    Nguồn tin: (Theo NXB Nông Nghiệp)
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967

    Người “khai sinh” cá trê Phú Quốc

    (10:43:13 AM 01/11/2011) (Tinmoitruong.vn)-Thật không quá lời khi nói Thạc sỹ Đặng Khánh Hồng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Kiên Giang là người “khai sinh” cá trê Phú Quốc được thế giới công nhận có tên khoa học Clarias gracilentus Ng, Dang & Nguyen, 2011.


    [​IMG]
    Cá trê Phú Quốc còn được người dân địa phương gọi là cá chình suối

    Chính sự phát hiện và dày công nghiên cứu này, chị Hồng vừa được Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tặng bằng khen Phụ nữ sáng tạo năm 2011.

    Thạc sỹ Đặng Khánh Hồng nói: Trong nhiều lần ra công tác ở huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang), tình cờ chị phát hiện một loài “cá lạ” có hình dáng giống cá trê vàng, trê trắng, cá ngát nhưng thân có dạng hình ống giống cá chình. Hỏi cư dân xứ đảo, người này gọi “cá chình suối”, người kia nói “cá trê Phú Quốc”, thịt rất thơm ngon, thuộc loại quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng, vì họ ít khi bắt được cá. Hơn nữa, không phải người dân Phú Quốc nào cũng đều biết cá chình suối hoặc được thưởng thức hương vị của nó.



    Làm gì để bảo tồn, khôi phục loài cá quý hiếm này trước nguy cơ mất đi, đồng thời phát triển nó trở thành một đặc sản của đảo Phú Quốc là những trăn trở, suy nghĩ trong tâm trí chị Hồng. Sau một thời gian ấp ủ, đắn đo, thạc sỹ Đặng Khánh Hồng mạnh dạn viết đề cương và được Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Kiên Giang hỗ trợ kinh phí thực hiện đề tài khoa học “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, thử nghiệm sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá trê suối ở đảo Phú Quốc”. Sau 3 năm miệt mài nghiên cứu, tháng 10/2011, đề tài báo cáo nghiệm thu và thành công vượt ngoài sự mong đợi của thạc sỹ Đặng Khánh Hồng.


    Chị Hồng cho biết: Đây là loài cá mới ở Việt Nam, phát hiện trên đảo Phú Quốc được định danh có tên khoa học và thế giới công nhận năm 2011. Cá trê suối Phú Quốc, Clarias gracilentus Ng, Dang & Nguyen, 2011 là loài cá mà theo những tài liệu hiện có chỉ được tìm thấy ở đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang; đây là loài cá đặc sản nằm trong khu dự trữ sinh quyển. Cá trê Phú Quốc giống với các loài C. nieuhofii, C. pseudonieuhofii và C. nigricans, nhưng có thể phân biệt với các loài kể trên về các chỉ tiêu hình thái ở đặc điểm các vây lưng, vây đuôi và vây hậu môn không dính liền nhau, thân dài hình ống; cá có cơ quan hô hấp phụ là cơ quan hoa khế nên có thể sống trong môi trường thiếu ô xy.

    Để triển khai thực hiện đề tài, thạc sỹ Đặng Khánh Hồng mời thạc sỹ Nguyễn Văn Tư, Phó trưởng Khoa Thủy sản, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh cùng phối hợp nghiên cứu và sử dụng tên “Cá trê Phú Quốc” thay cho tên cá chình suối mà cư dân nơi hòn đảo này đã gọi. Qúa trình nghiên cứu nhận thấy cá trê Phú Quốc không giống với các loài cá trê thông thường ở Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á, nhóm nghiên cứu trao đổi với tiến sĩ Heok Hee Ng, một nhà ngư loại học ở Viện bảo tàng Raffles, Đại học quốc gia Singapore là tác giả của nhiều công trình về các loài cá trê mới của Châu Á và được ông đề nghị công bố cá trê Phú Quốc là loài chưa được mô tả của thế giới.


    Nhóm nghiên cứu gửi mẫu cá trê Phú Quốc đến Viện bảo tàng Raffles và mời tiến sĩ Heok Hee Ng cùng tham gia công bố đây là loài mới của thế giới. Chị Hồng cho biết: Nhóm nghiên cứu thống nhất đặt tên cá trê Phú Quốc là Clarias gracilentus. “Gracilentus” theo tiếng Latinh có nghĩa là mảnh mai. Sau khi một bài báo khoa học về cá trê Phú Quốc đăng trên tạp chí chuyên ngành Zootaxa, cá trê Phú Quốc đã chính thức có tên khoa học Clarias gracilentus Ng, Dang & Nguyen, 2011. Đây là loài thuộc lớp cá xương: Osteichthyes; bộ cá nheo: Siluriformes; họ cá trê: Clariidae; giống cá trê: Clarias Scopoli 1777. Chị Hồng cho biết thêm, trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài đã được nghe nhiều câu chuyện kỳ thú về loài cá chình suối do một số người lớn tuổi ở đảo Phú Quốc kể lại đều khẳng định loài cá này rất quý, tinh khôn, hung dữ và đặc biệt có sức sống mạnh mẽ. Họ kể rằng, khi cư dân đánh bắt được cá to, dài khoảng 80 cm, không thể dùng hết một lần thì họ cắt khúc đuôi ăn trước, với phần đầu còn lại, cá vẫn sống 7 - 10 ngày.

    Tháng 7/2009, nhóm nghiên cứu tiến hành nhiều thực nghiệm kích thích cá sinh sản, ương nuôi cá giống và đến tháng 8 - 9/2011 đã cho sinh sản hàng loạt cá trê Phú Quốc bố mẹ, đồng thời kết hợp triển khai nhiều mô hình trình diễn nuôi cá thương phẩm tại đảo này. Hiện nay, chị Hồng đang ương đàn cá giống đầu tay hơn 7.000 con để cung cấp cho người nuôi ở đảo Phú Quốc, đồng thời đã nuôi 4 bể cá thương phẩm (diện tích 100 m²/bể), với mật độ 500 con/bể, tỷ lệ sống trên 80%. Sau 12 tháng nuôi cá cho thu hoạch 2 - 3 con/kg, trừ chi phí đầu tư sản xuất lợi nhuận 5 - 10 triệu đồng/bể.


    Kết quả nuôi cá thương phẩm cho thấy cá trê Phú Quốc tăng trưởng và phát triển tốt với thức ăn viên công nghiệp, các mô hình trình diễn đều đạt năng suất và mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, dễ nuôi. Chị Hồng khẳng định: Nếu đầu tư nuôi 200 bể cá, sau một năm sẽ thu lãi 1 - 2 tỷ đồng, vừa tận dụng thời gian nông nhàn, tạo việc làm cho người dân, nhất là phụ nữ trên đảo Phú Quốc, vừa bảo tồn được loài cá quý hiếm trước nguy cơ tuyệt chủng, cung cấp món ăn đặc sản cho khách du lịch.

    Hiện nay, ngoài việc nhân rộng mô hình nuôi cá trê Phú Quốc thương phẩm hàng hóa cung cấp cho thị trường trong nông dân, chị Hồng tiếp tục nghiên cứu thực hiện nhiều dự án đề tài khác giúp nông dân sản xuất đạt hiệu quả kinh tế. Cụ thể là “Nuôi cua biển và tôm trong rừng phòng hộ” ở 2 huyện An Biên, An Minh; “Nâng cao năng lực nông hộ nghèo từ phát triển nuôi bò” ở xã Minh Hòa (Châu Thành); “Nuôi bò để cải thiện sinh kế cho hộ nghèo” ở 2 xã Định An và Vĩnh Hòa Hưng Nam (Gò Quao)…


    Chia sẻ với mọi người bằng lòng yêu nghề và yêu người, chị Hồng bộc bạch: Tôi xuất thân từ gia đình nông dân nên thấu hiểu nỗi vất vả của nông dân. Thương nông dân nghèo quần quật trên đồng ruộng, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời để làm ra hạt lúa, củ khoai, con tôm, con cá… nhưng ít người giàu lên được, gặp khi mùa màng thất bát, thiên tai xảy ra thì trắng tay. Vì lẽ đó, tôi cố gắng nghiên cứu để tìm ra những mô hình kinh tế có hiệu quả, bền vững để góp phần giúp nông dân sản xuất đạt kết quả lợi nhuận cao, vươn lên làm giàu chính đáng.


    Lê Huy Hải (TTXVN
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967



    Mô hình nuôi cá Lăng Nha trong ao đất


  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967



    Mô hình nuôi baba trong hồ xi măng


  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967



    Kỹ thuật nuôi ba ba phần 1


  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967



    Kỹ thuật nuôi ba ba phần 2


  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967



    Kỹ thuật nuôi ba ba phần 3


  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967



    Kỹ thuật nuôi ba ba phần 4


  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967



    Kỹ thuật nuôi ba ba phần 5


  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967



    Một Vài Mô Hình Làm Ao Nuôi Ba Ba Xuất Khẩu

    Trại ba ba giống Hai Vân
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này