Làm giàu từ Vườn - Ao - Chuồng - Rừng với niềm tin thắng lợi và tình yêu quê hương .

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 30/01/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2972 người đang online, trong đó có 35 thành viên. 02:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 123041 lượt đọc và 821 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967



    Kỹ thuật nuôi Cua lột trong hộp


  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967



    KỸ THUẬT NUÔI CUA ĐỒNG


  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967



    Nuôi dúi P1-1.wmv


  4. nhatcuongasi

    nhatcuongasi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/08/2005
    Đã được thích:
    4
    Tưởng bác Cao Đức Phát là người làm bộ trưởng NN&PTNT tương đối chuẩn so với các vị đảm nhận chức bộ trưởng khác. nhưng đến hôm nay em đã nhầm khi đọc những trang kiến thức sâu rộng đầy tâm huyết này. Với bản lĩnh, kiến thức, tâm huyết em bầu cho mẹ Hoa_sim một 1 phiếu thay bác C.Đ.Phát^:)^^:)^^:)^


  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Cảm ơn bạn đã quá khen , nhưng mà tui không thích làm bộ trưởng , tui thích nuôi cá nuôi rắn và thích được ... vote hơn là khen suông ! :)):)):))

    Mời bạn ghé thăm các trang thơ , nhạc , truyện cười , ảnh độc , clip hài và cả chân dài nữa , nhiều vô kẻ !
    Khỏi cần đường link , bạn vào trang mục lục giao lưu sẽ thấy thường xuyên có hơn chục topic của tôi .
    Chúc bạn vui vẻ thoải mái khi nghe nhạc xem thơ và ngắm chân dài trong khu resort của Hoa Sim ! [r2)][r2)][r2)]
  6. nhatcuongasi

    nhatcuongasi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/08/2005
    Đã được thích:
    4
    --------------------------------------------
    Hôm nay đọc bài của bạn mà mất đứt cả buổi tối, toàn nội dung mình thích, nói thật mình thích làm kinh tế nên cái gì làm ra tiền chính đáng thích hết (buôn chứng, bđs, điện tử, vi tính, bán cơm, mây tre đan, và cả nuôi rắn, nuôi cá, nuôi ròi), nhất là nhưng bài làm ăn cơ bản thế này mình đều nhập tâm yêu thích, có ích cho xã hội có ích cho tổ quốc cho mọi người và sẽ là cho Ta. hy vọng sẽ đc bạn thỉnh giáo chia sẻ. thanks.
    Mình cũng thích thơ không biết bạn thích thể loại gì? trào phúng, cao dao, tình you, thay lời muốn nói tặng bạn 1 bài:




    Nếu Suốt Đời Bôn Ba Lặn Lội

    Mà Vẫn Không Giữ Được Người Tri Kỷ Hồng Nhan


    Thì Dù Cho Có Nắm Được Cả Giang San

    Vẫn Cảm Thấy Xót Xa Ân Hận

    =D>=D>=D>
  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Tôi thường sinh hoạt với nhóm bạn ở đây :

    http://f319.com/giaoluu/1510899

    Anh em thương qúy nhau như người 1 nhà , và hầu hết đều biết làm thơ !
    Điểm chung của mọi người ở đó là chống Tàu xâm lược , trao đổi tin tức thời sự chung quanh vấn đề Biển Đông và Hoàng Sa Trường Sa ...
    Còn thơ thì tôi có nhiều trang thơ , đây là 1 trong số đó :

    http://f319.com/giaoluu/1498236

    Còn đây là trang thơ tuyển , bạn đừng comment vào đây nhé !

    http://f319.com/giaoluu/1484107

    Nhạc :

    http://f319.com/giaoluu/1499271

    http://f319.com/giaoluu/1484807
    http://f319.com/giaoluu/1484784
    http://f319.com/giaoluu/1491522

    Hình động
    http://f319.com/giaoluu/1504457

    Clip hài

    http://f319.com/giaoluu/1388508

    Người đẹp :

    http://f319.com/giaoluu/1407798/page-103

    Tạm vậy đã nhé !

    [};-[};-[};-[};-[};-
  8. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Kĩ Thuật Nuôi Chồn Hương

    Chồn hương cho xạ hương là một loại dược liệu quý. Thịt nó rất mềm, thơm, ngọt và ngon, vì thế thịt chồn hương đang là món ăn đặc sản trong các nhà hàng, hiện nay giá chồn hương khoảng 400 - 500 ngàn đồng/kg. Nghề nuôi chồn hương mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chồn hương tên khoa học là Viverricula indica, họ: cầy Viverridae, bộ: ăn thịt Carnivora. Chồn hương thân thon dài, chân ngắn, đầu và mõm nhọn. Lông màu xám đen và có khoang màu trên cơ thể. Dọc sống lưng có các vệt xám đen sọc dưa, xếp thành hàng chạy từ vai đến mông. Đuôi dài, có 7 vòng trắng xen lẫn với 7 vòng đen. Con đực có tuyến xạ nằm giữa kẽ hai tinh hoàn. Chồn hương nặng 2 - 5 kg.
    Thức ăn: Chồn hương ưa thích côn trùng: mối kiến, chim chuột các loại bò sát rắn, nhông và một số loại quả: chuối, đu đủ, cafe, mít, rễ cây… Khi nuôi thuần cần cho ăn thức ăn cơm có thịt cá do con người chế biến. Chồn ở ngoài thiên nhiên mới đem về rất nhát cần kiên trì tập cho ăn. Cho chồn ăn buổi ăn tối là chính, buổi ăn sáng là phụ. Cho chồn ăn và uống nước đầy đủ. Để đảm bảo chồn phát triển tốt cần bổ sung thêm B.complex loại tốt, cám gà đậm đặc (concentrat), loại chất lượng cao của các nhà máy chế biến thức ăn như: Proconco, Guyomach, AFP, CP Group...
    Sinh trưởng, phát triển và sinh sản: chồn hương mỗi năm đẻ 1 lứa ở ngoài thiên nhiên, nếu được thuần hóa thì mỗi năm đẻ 2 lứa mỗi lứa đẻ từ 3 - 6 con. Chồn hương sinh sản tập trung vào tháng 2-10 âm lịch.
    Kỹ thuật xây chuồng và phòng bệnh:
    Chuồng trại: chuồng nuôi làm theo hướng đông nam, mái lợp lá hoặc ngói , cao ráo, thoáng mát, có hệ thống cửa sổ đóng mở thuận lợi, đảm bảo đông ấm, hè mát.
    Trong chuồng có thiết kế khoảng 2-3 tầng(tùy theo số lượng nuôi) bằng bê tông hay tre, gỗ chắc chắn để chứa lồng nhốt chồn, mỗi tầng cao 0,7 - 0,8 m. Nền tầng bằng bê tông dốc để thoát nước tiểu. Các lồng để trên một tầng phải được ngăn kín để chồn hương trong hai lồng không trông thấy nhau, chống hiện tượng stress. Thông thường lồng nhốt chồn hương được làm kiên cố bằng lưới sắt B 40 hoặc đan bằng tre, bằng gỗ, cửa có then cài chắc chắn để chúng không chui ra được. Chúng ta nên mua lưới thép vuông 3cm.
    Mỗi lồng cao 70 cm, rộng 1 m, dài 1,2m. Nếu làm đáy lồng làm bằng tre, gỗ nên đóng chừa khe hỡ để phân lọt xuống nền. Với lồng nuôi sinh sản cần làm kĩ lồng nuôi: đáy lồng bằng gỗ nhẵn, dày 1cm, rộng 3cm và đóng chừa khe hở 1cm để chồn con khỏi lọt chân. Nên để lồng nuôi chồn sinh sản chỗ yên tĩnh hơn.
    Vệ sinh chuồng trại: mỗi ngày phải dọn vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi. Phân, nước tiểu được thoát ra ngoài qua hệ thống rãnh bố trí khi thiết kế chuồng, đảm bảo chuồng luôn khô, sạch sẽ, tránh ô nhiễm môi trường nuôi…
    Chọn giống nuôi: Chọn những con nhanh nhẹn, không bị thương, bị tật, lông mượt, mắt, mũi nhanh nhẹn, tinh tường… Những con muốn chọn làm giống nên chọn những con nuôi từ nhỏ lên vì chúng đã thích nghi với môi trường sinh thái. Chọn chồn sinh sản phải từ 8 tháng tuổi trở lên. Khi đến thời gian động đực con cái hay bỏ ăn phá chuồng và phát ra tiếng kêu lạ , con đực tiết ra xạ hương để quyến rũ con cái. Lúc này ta bắt con cái bỏ vào con đực cho chúng giao phối. Khi chồn động đực thì ta nên cho giao phối ngay tránh chậm trễ mà giảm hiệu quả. Giao phối xong là tách con cái và con đực nuôi riêng. Nếu sau 30 ngày mà không thấy chồn mang thai thì ta để ý và cho giao phối lại. Thời gian mang thai của Chồn là 90 ngày. Từ 7-10 ngày chồn con mở mắt. Chồn con mới sinh ra bú sữa mẹ. Sau 35 ngày thì chồn con tập ăn thức ăn của mẹ. Từ lúc đẻ đến 60 ngày tuổi thì tách bầy.
    Phòng và trị bệnh
    Chồn hương trong điều kiện nuôi dưỡng nhân tạo rất mẫn cảm với các loại thức ăn mới lạ. Khi thay đổi thức ăn chúng thường hay bị bệnh tiêu chảy, phân không thành khuôn, loãng, nhiều nước. Nên phòng bệnh tiêu chảy bằng cách cho uống thuốc kháng sinh vào thức ăn mới (trộn với thức ăn).
    Chồn hương cũng có thể bị bệnh cầu trùng (phân lẫn máu) hoặc bị bệnh thương hàn (sốt cao, phân lỏng màu vàng) như các loại gia súc, gia cầm khác. Ta có thể điều trị bằng các loại thuốc thú y. Liều lượng tính lượng thuốc/kg thể trọng, tương tự như liều dùng đối với gia cầm.
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967

    [​IMG]


    Nuôi chồn hương ở TP.HCM

    Là người luôn tìm kiếm những con vật nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, anh Nguyễn Thái Bình ở ấp Hậu, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP.HCM, đã thuần hóa và cho sinh sản giống chồn hương, cung cấp cho thị trường.
    Anh Nguyễn Thái Bình kể: Trong một lần đi thăm người bạn ở trên Lâm Đồng, tình cờ có người gạ bán cho 4 con chồn nhỏ xíu. Mua về để nuôi thử nhưng ban đầu chưa có kinh nghiệm và kỹ thuật; chồn chưa quen thức ăn và môi trường mới, chết gần hết. Không nản chí, anh lặn lội tìm kiếm thông tin, kiến thức và nhanh chóng áp dụng. Nhờ đó, sau 2 năm vừa mày mò nuôi vừa thuần hóa, đàn chồn hồi phục nhanh, phát triển tốt. Hiện nay trại của anh Bình phát triển đàn lên tới 30 cặp chồn bố mẹ và 100 con chồn giống.
    Anh Bình cho hay, người dân thường gọi chồn hương hay cầy hương, cầy xạ, chồn mướp… Thịt chồn hương mềm, thơm, ngọt, da và xương được dùng như một vị thuốc y học cổ truyền. Chồn hương đực có xạ hương, một dược liệu có vị cay, tính ấm, có tác dụng chống độc, tiêu viêm, giảm đau, thông kinh. Ngoài ra thịt chồn hương đang là món ăn đặc sản trong các nhà hàng, khách sạn. Ở nước ngoài xạ hương được dùng trong công nghệ chế biến nước hoa, mỹ phẩm... Giá bán chồn giống hiện nay là 10 triệu đồng/cặp, hiện nay anh đang cung cấp giống cho tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Hà Nội...
    Anh Nguyễn Thái Bình chia sẻ kinh nghiệm: cầy hương rất dễ nuôi, ít bệnh, hiệu quả kinh tế cao, chăm sóc đơn giản, ít ô nhiễm môi trường, thức ăn đơn giản, dễ kiếm.
    Chuồng trại: có thể tận dụng chuồng nuôi heo cũ, dùng vật liệu gỗ hoặc lưới thép vuông 3 cm, đóng thành từng ô chuồng cao 70 cm, ngang 1 m, dài 1,2 m. Chuồng nuôi cầy hương làm theo hướng đông nam, có mái che, thoáng mát, cao ráo, đảm bảo mùa đông ấm, hè mát. Chuồng nuôi chồn sinh sản nên làm bằng gỗ, dùng các thanh gỗ dày 1 cm, rộng 3 cm bào nhẵn, đóng xung quanh, để khe hở 1 cm, ở dưới đáy có vỉ gỗ hoặc tre, đóng dày hơn, để dễ cho việc vệ sinh, chồn con không bị kẹt chân. Chồn hương trưởng thành có thân hình thon dài trung bình từ 55 - 75 cm, cân nặng trung bình từ 2 - 6 kg.
    Chọn giống nuôi: chọn những con khỏe mạnh, không bị thương tật, lông mượt, mắt mũi nhanh nhẹn, tinh tường.
    Thức ăn: chồn hương đã được thuần hóa ăn rất đơn giản, chủ yếu là cơm, cháo nấu với cá biển. Một ngày cho ăn một bữa chính vào lúc 6 giờ tối, ban ngày cho ăn thêm rau củ quả, đặc biệt trái cây có độ ngọt cao như mít, chuối, đu đủ…
    Thời vụ nuôi: thông thường thả cầy giống vào mùa xuân, từ tháng 2 - 3 dương lịch. Cầy hương nếu chăm sóc tốt sẽ tăng trọng rất nhanh, có thể đạt 0,7 - 1 kg/con/tháng. Cầy trưởng thành sau khi nuôi khoảng 4 - 5 tháng, trọng lượng đạt từ 4 - 6 kg. Lúc này có thể bán theo nhu cầu của khách hàng, hoặc chọn giống bố mẹ để nuôi sinh sản.
    Chồn hương ở ngoài thiên nhiên một năm đẻ được 1 lứa, chồn đã được thuần hóa, một năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa đẻ trung bình từ 4 - 6 con.
    Một số biểu hiện khi chồn động dục: chồn cái thường bỏ ăn 3 ngày, phá chuồng, phát ra tiếng kêu lạ. Chồn đực tiết ra mùi thơm (xạ hương) để quyến rũ con cái. Thời gian này, bắt con cái cho vào chuồng con đực để cho chúng giao phối. Lưu ý khi phát hiện chồn có biểu hiện động dục cần cho chồn giao phối ngay, sau đó tách con cái, con đực nuôi riêng. Thời gian chồn mang thai khoảng 90 ngày. Chồn con 7 - 10 ngày mới mở mắt, thời gian này chồn mẹ cho chồn con bú. Nếu chồn đẻ nhiều, tách từng cặp cho bú luân phiên, khoảng 1 tuần sau nhốt chung trở lại. Trước khi đẻ khoảng 30 ngày cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết cho chồn mẹ như: B complex, vitamin tổng hợp... Sau khi sinh cần cho chồn mẹ uống nước đầy đủ. Chồn con được 35 ngày tuổi sẽ tự ăn được. Từ lúc đẻ tới lúc xuất chuồng khoảng 60 ngày, trọng lượng đạt 400 - 600 g/con.
    Nhờ nuôi chồn hương thương phẩm và chồn hương giống, một năm gia đình anh Nguyễn Thái Bình thu khoảng 300 triệu đồng.
    Bài, ảnh: ĐỨC HIẾU
  10. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    http://www.khuyennongvn.gov.vn/vinh-phuc-lam-giau-tu-nuoi-ca-sau_t77c629n28515tn.aspx

    Vĩnh Phúc: Làm giàu từ nuôi cá sấu






    [​IMG]
    Ảnh minh họa
    Anh Đỗ Việt Tiến ở xã Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc là một trong những gương điển hình trong phát triển mô hình kinh tế VAC của tỉnh Vĩnh Phúc. Từ những ý định táo bạo, anh cùng gia đình lập mô hình kinh tế trang trại VAC kết hợp nuôi cá sấu và từng bước làm giàu trên mảnh đất quê hương.

    Năm 2007, khi tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện dồn điền đổi thửa, anh Tiến mạnh dạn dồn đất để mở rộng trang trại VAC trên diện tích 30.200m2. Từ kinh nghiệm học hỏi khi "khăn gói” đi các nơi và qua báo, đài, ti vi, anh bắt tay ngay vào nuôi cá sấu. Ban đầu, anh đầu tư xây chuồng nuôi và lặn lội về thành phố Hải Phòng để mua 50 con cá sấu giống với giá 100 triệu đồng ở Công ty cá sấu Miền Bắc.
    Nhờ tận dụng được nguồn thức ăn có sẵn, lại vững trong công tác chăm sóc và phòng bệnh, đàn cá sấu anh nhập về rất nhanh lớn và không bị hao hụt. Trên diện tích nuôi cá sấu, anh đầu tư xây dựng tường bao quanh, nuôi thêm gà, lợn, trồng cây ăn quả và thả cá. Sau 2 năm tự mày mò học hỏi cách nuôi cá sấu, anh Tiến cho xuất lứa cá sấu thương phẩm đầu tiên. Khách hàng là những đầu mối ở Hà Nội, Hải Phòng... về tận nơi mua cá sấu thương phẩm để chế biến trong các nhà hàng đặc sản.
    Hiện nay, trong trang trại của anh có khoảng gần 200 con sấu sắp tới kỳ thu hoạch. Đã có nhiều người từ Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội... về tham quan mô hình, học hỏi kinh nghiệm của gia đình anh.
    Anh Tiến cho biết, anh đang đầu tư xây dựng thêm trang trại để đẩy con cá sấu lên giống nuôi chủ lực. Ngoài việc nâng cấp, mở rộng trang trại theo hướng phát triển bền vững, anh Tiến thiết kế một hệ thống nuôi cá sấu liên hoàn gồm cá sấu và các vật nuôi khác như gà, ếch, lợn, cá và cây ăn quả. Đồng thời tự giải quyết nguồn thức ăn cho cá sấu, tăng chất lượng sản phẩm và hạn chế chi phí không cần thiết.
    Từ khi mở rộng trang trại, anh Tiến chủ động thuê công nhân làm thêm theo mùa vụ, tạo công ăn việc làm cho bà con địa phương. Hiện, mỗi năm gia đình anh thu về 300 triệu đồng từ con cá sấu.
    LVD



Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này