Làm giàu từ Vườn - Ao - Chuồng - Rừng với niềm tin thắng lợi và tình yêu quê hương .

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 30/01/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3164 người đang online, trong đó có 61 thành viên. 02:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 122500 lượt đọc và 821 bài trả lời
  1. hung592

    hung592 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/01/2010
    Đã được thích:
    2.544
    Great![r2)]
  2. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    Đắk Nông:

    Nuôi nai cho lãi cao


    Cập nhật lúc: 16:06 27/03/2012


    [​IMG]

    Mô hình nuôi nai tại hộ chị Nguyễn Thị Hoà, xã Đắk Sắk, huyện Đắk Mil
    Nhiều năm qua, một số bà con nông dân ở thôn Hòa Phong, xã Đăk Săk, huyện Đăk Mil, tỉnh Đắk Nông đã phát triển mô hình nuôi nai. Đây là một mô hình chăn nuôi mới ở địa phương này, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, điển hình là mô hình nuôi nai của gia đình chị Nguyễn Thị Hòa, hàng năm gia đình chị thu về bình quân 50 – 55 triệu đồng từ bán nhung và nai giống.

    Chị Hòa cho biết, trước kia gia đình chị chủ yếu là chăn nuôi heo (lợn), tuy nhiên nuôi heo vất vả nhưng lợi nhuận không cao, chưa kể heo bị bệnh, nếu lứa heo nào bị bệnh thì coi như trắng tay. Sau nhiều đêm trằn trọc suy nghĩ, chị không biết chăn nuôi con gì vừa dễ nuôi, ít bệnh tật, vừa mang lại hiệu quả. Một lần tình cờ biết nhà láng giềng nuôi 2 con nai, bình quân hàng năm thu về 45 triệu đồng. Điều đáng nói là nuôi chúng rất nhẹ nhàng, ít tốn công mà hiệu quả lại cao, chị liền bàn với chồng quyết định bỏ nghề nuôi heo, chuyển sang nuôi nai.
    Vợ chồng chị sang nhà hàng xóm mua một con nai giống về nuôi, với giá 14 triệu đồng. Từ con giống ban đầu, chị vừa nuôi, vừa học hỏi kinh nghiệm. Sau một thời gian nuôi nai, chị quyết định mua thêm 1 cặp nai giống nữa (1 cái + 1 đực) với giá 40 triệu đồng để phát triển đàn nai. Một năm sau, nai đực cho nhung, chị bán được bình quân 10 triệu đồng/cặp nai, đồng thời 2 con cái đẻ được 2 con nai con. Chị chăm sóc nai con đến 3 tháng tuổi và xuất bán với giá 20 triệu đồng/con. Sau 1 năm nuôi nai, gia đình chị đã thu về gần đủ số vốn ban đầu mà trong chuồng vẫn luôn duy trì 3 con nai giống.
    Chị Hòa cho biết, nuôi nai có nhiều triển vọng vì nuôi nai không khó, ít tốn kém nguồn thức ăn, nai lại ít bị bệnh, nai ăn được nhiều loại cỏ, lá… đến giai đoạn sắp lấy nhung chỉ cần bổ sung thêm cho nai một lượng thức ăn giàu chất dinh dưỡng như mầm giá đỗ, bột đậu tương và các loại vitamin tổng hợp (chi phí khoảng 1 triệu đồng/con/đợt lấy nhung). Nai nuôi từ 2 năm tuổi là có thể cho nhung, nếu chăm sóc tốt thì mỗi năm cắt nhung 2 lần. Nai cái mỗi năm đẻ 1 lứa, sau khi trừ hết chi phí nuôi một con nai lấy nhung lãi trung bình gần 20 triệu đồng/năm.
    Theo tính toán của chị Hòa, với 3 con nai giống, hàng năm gia đình chị thu về bình quân 50 – 55 triệu đồng từ bán nhung và nai giống. Chị dự định sang năm sẽ nhân thêm đàn nai nuôi sinh sản để bán giống.
    Được biết, ngoài nguồn thu nhập trên, gia đình chị Hòa có 3 ha cà phê, mỗi năm cho thu hoạch 12 tấn cà phê. Chị cho biết đã tận dụng phân nai để bón cho cà phê, nhờ đó mỗi năm gia đình chị đã giảm được hàng chục triệu đồng tiền mua phân hóa học.
    Nguyễn Thị Minh Hương - TTKNKN Đăk Nông
  3. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2

    Kỹ thuật nuôi cua thương phẩm trong ao đất



    [​IMG]

    Cua biển (Scylla paramamosain) là một trong những đối tượng có giá trị kinh tế và xuất khẩu cao bởi hàm lượng mỡ thấp, protein cao, dồi dào về khoáng chất và vitamin. Con cua được xem là đối tượng nuôi xoá đói giảm nghèo của bà con ngư dân vùng biển. Những năm gần đây, nghề nuôi cua thương phẩm phát triển khá mạnh. Quy trình nuôi cua thương phẩm trong ao đất như sau:


    Chuẩn bị ao nuôi
    Ao nuôi cua thường rộng khoảng 5.000m2, có cống cấp và thoát nước riêng. Chọn ao ở vùng chất đất ít bị nhiễm phèn, chất đáy là bùn pha cát, thịt pha sét, không có qúa nhiều bùn nhão, lớp bùn <20cm, pH từ 7.5-8.2 và độ mặn từ 10-25‰. Đào mương sâu 0,5-0,7m từ cống này đến cống bên kia. Mương có độ dốc xuôi từ cống cấp đến cống tiêu nước. Trong ao tạo nhiều gờ nổi diện tích mỗi gờ từ 10-100 m2 tuỳ diện tích ao.
    Tháo cạn nước và bón vôi với lượng bón khoảng 6kg/100m2. Phơi nắng 5-10 ngày cho đáy ao đến khi nứt nẻ. Tiến hành thả chà và lấy nước qua lưới lọc vào ao, mức nước là 0,6 - 0,8m. Chà được làm bằng các loại cành cây như: bần, đước... được phơi khô và bó lại thành bó.
    Gây màu nước bằng phân urê: 2kg/1000m2, NPK (20:20:0): 2kg/1000m2. Ngoài ra có thể dùng phân gà để bón cho ao. Phân được hòa tan với nước ngọt, tạt xuống ao vào lúc 9 -10h sáng.
    Làm đăng chắn quanh bờ không cho cua vượt bờ ra ngoài, có thể dùng lưới ruồi bao quanh, đăng tre, ….Đăng, lưới chắn phải nghiêng về phía trong ao một góc 450, đăng phải cao từ 0.8-1m.

    Thả giống
    Nguồn giống là nguồn cua sản xuất nhân tạo, cua bột có kích thước 0.5-0.7cm được ương lên giống 2-5cm, chất lượng tốt, đủ các phần phụ và mạnh khỏe. giống khỏe mạnh, đồng cỡ, màu sắc tươi sáng, không bệnh
    Mật độ thả: cõ cua 1,5 - 2 cm thả 1con /m2.
    Nên thả cua vào buổi sáng, cua được thả đều khắp ao. Thả cua sát mép nước để cua tự bò xuống. Trước khi thả cần chú ý sự chênh lệch độ mặn, nếu độ mặn quá chênh lệch ta cần thuần hoá rồi mới thả. Nên thả vào lúc nhiệt độ còn thấp (7 – 9 giờ sáng).

    Cho ăn
    Trong nuôi quảng canh nguồn thức ăn chủ yếu là tự nhiên. Tuy nhiên khi thức ăn tự nhiên trong ao nuôi nghèo nàn ta nên cho cua ăn thêm thức ăn chế biến.
    Thức ăn chủ yếu là thức ăn tươi sống như cá tạp, …Những ngày không có thức ăn tươi sống thì cho cua ăn thức khô : cá vụn, tép, moi phơi khô,..., trước lúc rải xuống ao cho cua ăn nên ngâm cá khô vào nước cho cá mềm ra.

    Lượng thức ăn hàng ngày khoảng 4–6% tổng khối lượng cua trong ao.
    Cách tính tổng khối lượng cua trong ao: Khoanh 5 điểm khác nhau ( 4 góc và 1 ở giữa ao) có diện tích khỏang 4-5m2 rồi bắt sạch cua ở mỗi điểm.
    Tổng số cua A (con) = [Tổng số cua bắt được B (con) x diện tích ao]/ (5 x diện tích 1 điểm bắt).
    Khối lượng cua trong ao M (kg) = [(Tổng khối lượng cua bắt được x A (con)]/B (con)
    Cua thường hoạt động bắt mồi vào buổi tối. Vì vậy, mỗi ngày cho cua ăn một lần vào thời gian từ 17 – 19h. Thức ăn được rải đều quanh ao để cua khỏi tranh nhau.
    Dùng sàng ăn để kiểm tra sức ăn của cua. Sau 2-3 giờ cho ăn kiểm tra sàng ăn, nếu cua ăn hết thức ăn trong sàng thì có thể tăng lượng thức ăn, nếu thức ăn vẫn còn thì giảm lượng thức ăn.

    Chăm sóc, quản lý
    Mỗi ngày thay 20-30% lượng nước trong ao. Một tháng nên thay toàn bộ nước trong ao 2 lần.
    Nước trong sạch kích thích cua hoạt động, ăn nhiều, lột xác tốt.
    Định kỳ thu mẫu để tính sản lượng cua có trong ao mà điều chỉnh lượng thức ăn cho vừa đủ hoặc định kỳ 10 ngày bắt cua lên kiểm tra tốc độ sinh trưởng và tình trạng sức khoẻ của cua để có giải pháp xử lý kịp thời
    Thường xuyên kiểm tra tình trạng bờ, cống, rào chắn, tránh thất thoát cua.

    Thu hoạch
    Sau 04 tháng nuôi, cua đạt tỉ lệ sống trung bình trênn 50%, kích cỡ thương phẩm 0.25 – 0.3 kg/con, ta tiến hành thu cua.
    Thu toàn bộ: Khi cua giống đạt kích cỡ yều cầu, thu hết giá thể mà cua trú ẩn, rồi tiến hành xả cạn bắt cua. Có thể thu tỉa bằng thả rập.


    Nguyễn Ngọc Tú - TT Khảo nghiệm & NCUD kỹ thuật TS Bình Định
  4. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    http://thuysanvietnam.com.vn/index.p...index/1772.let

    Chế biến thức ăn cho cá chình hoa

    (Thủy sản Việt Nam) - Hiện nay, thức ăn chủ yếu cho cá chình hoa (Anguilla marmorata) là cá tạp, nguồn không chủ động, nguy cơ ô nhiễm môi trường và dịch bệnh cao. Vì vậy, thức ăn hỗn hợp chế biến là cách tốt nhất mang lại hiệu quả khi nuôi đối tượng này.
    Thành phần nguyên liệu
    Thức ăn hỗn hợp cho cá chình hoa được chế biến từ các nguyên liệu gồm: bột cá, bột đậu nành, bột mỳ, bột cám gạo. Trong đó, tỷ lệ các nguyên liệu được chia tỷ lệ như sau:

    [​IMG]

    Bảng thành phần nguyên liệu chế biến thức ăn hỗn hợp

    Phương pháp chế biến
    Thức ăn hỗn hợp được chế biến theo 5 bước:
    Bước 1: Cân nguyên liệu: Nguyên liệu được dùng để chế biến làm thức ăn cho cá phải đảm bảo chất lượng, không ôi thiu, đặc biệt là không bị mốc. Dùng cân đồng hồ để cân nguyên liệu, khi cân phải có độ chính xác cao để đảm bảo thành phần đạm trong thức ăn sau khi chế biến.
    Bước 2: Phối trộn: Các nguyên liệu: Bột cá, bột đậu nành, bột mỳ, bột cám gạo được trộn đều.
    Bước 3: Gia nhiệt các nguyên liệu tiến hành trong bước 2 được đem vào nấu chín
    Bước 4: Tạo viên ẩm, nguyên liệu sau khi được nấu chín, để nguội rồi tiến hành cho dầu cá, Premix khoáng, Premix vitamin trộn đều và đưa vào máy đùn thức ăn để tạo viên
    Bước 5: Bảo quản lạnh: Thức ăn ẩm hỗn hợp sau khi được chế biến có thể bảo quản bằng tủ bảo ôn, tủ lạnh trong khoảng 5-7 ngày cho cá ăn dần.

    [​IMG]

    Thức ăn hỗn hợp chế biến sẽ mang lại hiệu quả hơn cho cá chình hoa Ảnh: Thanh Ngân

    Cho ăn và quản lý thức ăn
    Cho cá ăn hàng ngày với lượng từ 5-10% trọng lượng cá trong ao và theo 4 định là: định chất, định lượng, định địa điểm và định thời gian.
    Cho cá ăn 2 lần/ngày, buổi sáng (7-8 giờ), buổi chiều (16-19 giờ). Thức ăn được cho vào sàng, đặt cố định ở 4 góc ao cách bờ 1m.
    Chú ý: Khi nhiệt độ thấp hơn 250C hoặc cao hơn 340C thì phải giảm lượng thức ăn. Điều chỉnh lượng thức ăn sao cho cá ăn vừa hết trong thời gian 1 giờ. Cá chình hoa có đặc điểm là kiếm ăn vào buổi tối nên khẩu phần ăn của cá vào buổi chập tối bằng 70% tổng lượng thức ăn của cá trong ngày.
    Nuôi cá chình hoa thương phẩm bằng thức ăn hỗn hợp kết hợp với cá tạp sẽ giúp cá nâng cao tỷ lệ sống (96%) và hệ số chuyển đổi thức ăn thấp (3,05).
    >> Phương pháp chế biến thức ăn hỗn hợp cho cá chình hoa là kết quả từ công trình "Nghiên cứu sử dụng thức ăn hỗn hợp trong ao nuôi thương phẩm cá chình hoa", của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Nghệ An. Người nuôi cá chình quan tâm có thể liên hệ với KS Trần Trung Thành - Điện thoại 0915.770.844.

    Kỹ sư
    Trần Trung Thành

  5. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    Hương vanilla trên đất Việt 19/05/2012 3:23
    Khó ai có thể hình dung được một ngày nào đó, trái vanilla của vùng Madagascar xa xôi lại tỏa hương ngạt ngào trên đất Việt. Thế nhưng, điều đó đã là sự thật.

    Theo chỉ dẫn của anh Alain Nguyễn - Bếp trưởng resort 5 sao Anantara (Mũi Né, Phan Thiết, Bình Thuận) chúng tôi vượt rừng, vượt con đường đầy cát, bỏng rát, ngoằn ngoèo, tiến sâu vào trang trại vanilla của vợ chồng anh Frédéric Lacroix và người phụ nữ Việt tên Mai nằm ở xã Hàm Cường, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận. Thật bất ngờ, ở nơi đầy gió, nắng, cát và rừng tràm ấy, mùi hương vanilla quyến rũ, thanh tao vây lấy chúng tôi, đó cũng là lúc trang trại vanilla rộng 2 ha mở ra cùng những câu chuyện của hành trình mang vanilla đến Việt Nam.

    [​IMG]

    Vợ chồng anh Frédéric giới thiệu trái vanilla sau khi phơi khô và phân loại - Ảnh: Phước Long
    Hơn 15 năm trước, kỹ sư nông nghiệp người Pháp tên Frédéric Lacroix có dịp đến Việt Nam công tác. Sau khi nhận thấy điều kiện thời tiết một số nơi trên đất nước ta có thể trồng được vanilla, Frédéric Lacroix đã quay lại Việt Nam, mang theo một ít cây giống trồng thử. Sau khi thấy kết quả khả quan, anh quyết định chọn vùng đất Bình Thuận để trồng vanilla.
    Năm 2005, vợ chồng Frédéric Lacroix bắt đầu trồng vanilla và chỉ “dám” trồng 2 ngàn cây bởi vợ chồng anh không đủ sức vừa khai phá, vừa làm đất, trồng cây, canh giữ... Sau này, vợ chồng anh mới phủ kín 2 ha như hiện tại với hơn 20 ngàn cây. “Vanilla thích hợp trồng ở vùng đất khô, có gió biển nhưng không quá nóng, có bóng mát bên trên. Và điều kiện khí hậu ở Bình Thuận rất lý tưởng cho vanilla phát triển” - Frédéric chia sẻ.

    [​IMG]

    Trái vanilla tươi - Ảnh: Phước Long
    Frédéric cho biết thêm: “Trồng vanilla là một công việc không đơn giản bởi việc chăm sóc nó không giống bất cứ loài cây nào. Từ cây giống dài chừng 1 gang tay, 5 năm sau chúng mới bắt đầu cho hoa. Không như bất kỳ loại cây cho trái nào, quá trình thụ phấn của vanilla phải có bàn tay con người chứ không nhờ vào các loài côn trùng như các loại cây khác. Một bông hoa nở, bên trong có 2 nhánh, 1 đực, 1 cái và 1 nhụy. Người trồng phải dùng tay l ồng 2 nhánh vào nhau, sau đó đưa vào nhụy. 9 tháng sau nhụy cho được chùm vanilla từ 9 - 20 quả”.

    Vanilla là một giống lan nhiệt đới thuộc họ Orchidaceae, sống bám vào thân cây khác như một loại dây leo (giống cây tiêu), ra hoa, đậu quả và cho hương vanilla thiên nhiên. Trái vanilla được sử dụng rộng rãi và lâu đời trong các lễ nghi tôn giáo và chế biến thức ăn, thức uống truyền thống của các dân tộc Trung Mỹ.
    Tinh chất vanilla từng được người Aztecs dùng làm nước hoa và thuốc xoa, không những có thể chữa được mệt mỏi mà còn tăng cường sức khỏe, tránh sợ hãi, giúp tim khỏe mạnh. Tại các chợ ở Madagascar, người ta bày bán cọng cây được coi như thuốc chữa bệnh cho đàn ông, và vỏ cây dùng cho phụ nữ bởi mùi hương của nó giúp phụ nữ thêm phần quyến rũ...


    Hoa vanilla chỉ nở đúng 1 ngày trong năm. Nếu ngày hoa nở mà không thụ phấn kịp, đến chiều, hoa tự xếp cánh, 1 năm sau hoa mới nở lại. Do đó, thời điểm hoa nở, cần rất nhiều nhân công để làm việc. Từ khi kết trái đến thu hoạch khoảng 3 tháng.
    Trái vanilla sau khi hái sẽ mang ủ kín với nhiệt độ vừa phải. Sau khi trái ngả sang màu nâu đen đều, mang phơi dưới nắng nhẹ rồi phân loại. Trái vanilla loại dưới 12 cm có giá từ 150 - 180 USD/kg; loại 12 - 14 cm là 200 USD/kg; từ 250 - 300 USD/kg cho loại trái trên 14 cm. Từ 9 - 10 kg trái tươi mới cho ra 1 kg trái vanilla khô.
    Alain Nguyễn - Bếp trưởng Resort 5 sao Anantara (Mũi Né) nói: “Việc trồng thành công cây vanilla ở Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng. Trước hết, nó rất thuận lợi cho những đầu bếp chuyên nghiệp. Trong ẩm thực, hương vanilla thiên nhiên giúp tạo ra được nhiều món ăn ngon hay cho ra các loại nước xốt hảo hạng. Ngoài ra, hương vanilla tự nhiên còn được sử dụng trong nhiều sản phẩm cao cấp như làm kem, nước hoa, các loại tinh dầu dùng trong massage, spa...”.
    Cũng theo anh Alain, hiện nay vanilla tự nhiên nhập khẩu có giá cao hơn 30 - 40% giá sản phẩm cùng loại từ trang trại của anh Frédéric Lacroix nhưng chất lượng tương đương. Vì vậy, việc vanilla tự nhiên có mặt tại Việt Nam đã làm lợi cho rất nhiều nhà hàng 5 sao tại Việt Nam khi mua được vanilla giá rẻ. Alain Nguyễn nói thêm: “Tôi cho rằng đây là cơ hội để người nông dân Việt Nam phát triển loài cây quý này. Giúp phát triển kinh tế đồng thời tạo nên dấu ấn riêng cho nền nông nghiệp Việt Nam”.
    Khi đề cập đến việc chia sẻ kinh nghiệm trồng, chăm sóc vanilla để phát triển rộng khắp trên đất Việt, anh Frédéric vui vẻ: “Vợ chồng tôi rất sẵn lòng chia sẻ với những ai muốn tìm hiểu và phát triển loài cây này”.
    Thanh Đông - Phước Long
  6. DungTri86

    DungTri86 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    28.334
    Nuôi tắc kè dễ bán, giá cao

    Thứ Hai, 16/01/2012 03:00
    Dùng tắc kè ngâm rượu. Rượu đó giúp ta đỡ mệt mỏi, chữa hen, chữa lao phổi và có tác dụng cường dương.

    [​IMG]

    Tắc kè có tên khoa học là Gekko gekkoL



    [​IMG]

    Đây mới đúng là tắc kè , hình phía trên là sự nhầm lẫn của phóng viên , có lẽ do lấy hình trên mạng mà không tra cứu kỹ càng .


    Tắc kè là một loại dược liệu quý mà từ lâu nhân dân ta đã quen dùng. Nó có tên khoa học là Gekko gekkoL. Trong dân gian, nó còn có tên là đại bích hổ, cáp giải hoặc cáp giới. Nó thuộc họ tắc kè, bộ thằn lằn.

    Hình thù của tắc kè giống với con thạch sùng nhưng nó lớn hơn. Từ đầu tới mút đuôi có con dài tới hơn 30cm. Ta không nên nhầm con tắc kè với con thằn lằn.

    Tắc kè có thể bò trên tường, trên thân cây. Nó có thể nằm treo ngược trên trần. Đó là do ở mặt dưới của các ngón chân có những màng phiến mỏng giúp cho nó có thể bám chặt vào tường hay thân cây.

    Suốt từ đầu cho tới đuôi của nó đều có các vẩy nhỏ hình hạt tròn hoặc nhiều cạnh. Chúng có màu sắc khác nhau: Từ xanh lá mạ đến xanh rêu, hoặc có khi xanh nhạt hay đỏ nâu nhạt. Nó có khả năng biến đổi màu sắc để thích ứng với môi trường, làm cho con vật dễ dàng lẫn với màu thân cây để trốn tránh kẻ thù. Đôi khi ta đã nghe rõ tiếng nó trên cây nhưng không tài nào xác định được nó ở đâu vì nó lẫn với màu thân cây và đứng im, không cử động.

    Trong tự nhiên, tắc kè thường sống trong nhưng hốc cây lớn hoặc các hốc đá. Nếu gần nhà, chúng thường chui vào những nơi kín đáo gần mái nhà hoặc trên tường cao. Tới mùa rét, nó thường tìm những nơi kín đáo, không bị gió, ấm áp để trú qua đông.

    Thức ăn của tắc kè là sâu bọ, gián, châu chấu, b ướm ... Nó không ăn được mồi tĩnh mà chỉ quen ăn mồi động.

    Trước đây, bà con ở Vân Đồn (Quảng Ninh) thường đóng những cái hộp lớn hơn cái hộp đựng bút của học trò và thông ở 2 đầu để làm hộp nuôi tắc kè. Họ xếp hàng chục, hàng trăm cái hộp đó trong 1 thùng có vây lưới xung quanh.

    Ở Hải Phòng thì người dân làm các ống nứa thông hai đầu và bó thành từng bó vài chục ống. Tắc kè sẽ chui vào đó để ở. Cái ống nứa này cũng được đặt trong các thùng gỗ hoặc thùng được quây bằng lưới để tránh tắc kè bỏ đi. Họ bắt gián, vợt cào cào, châu chấu để cho tắc kè ăn. Tuy nhiên, nguồn thức ăn rất bị động và cũng khó kiếm đủ khi nuôi nhiều.

    Gần đây, chúng tôi tới thăm nhà chị Tâm ở Lộc An, huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng). Chị nuôi tắc kè theo cách khác nhưng rất hiệu quả. Chị dùng một bức tường làm chỗ nuôi. Trên bức tường đó, chị treo rất nhiều những quần áo đã rách. Thỉnh thoảng chị phun ẩm cho nó. Khi lật những quần áo đó lên, bên trong ta thấy đầy tắc kè nấp đằng sau. Chị căng một tấm lưới bên ngoài để tránh tắc kè trốn đi. Chị gác một vài cây tre để làm đường cho tắc kè có thể bò tới nơi chị để thức ăn.

    Thức ăn cho tắc kè của chị là loại sâu chim (loại sâu không vũ hóa và chỉ nuôi để cho chim ăn). Nó rất dễ nuôi. Ta cho nó ăn cám, ăn khoai hoặc các loại phụ phẩm nông nghiệp.

    Gần đây, chị nuôi tằm ăn lá sắn để cho tắc kè ăn. Chúng rất thích loại thức ăn này. Ta cũng dễ nuôi và chủ động được nguồn thức ăn. Bạn cũng có thể nuôi dế để làm thức ăn cho tắc kè. Ta cũng bố trí một vài dụng cụ đựng nước để cho chúng uống. Khi đã chủ động được nguồn thức ăn thì nuôi tắc kè rất dễ dàng.

    Tắc kè đẻ trứng. Mỗi lần nó thường đẻ 2 trứng. Ta thu trứng về riêng 1 chỗ. Khoảng 3 tháng sau thì trứng nở. Ta nuôi riêng tắc kè con ra để tránh con lớn có thể cắn và ăn con bé.

    Ở con tắc kè, cái quý nhất chính là cái đuôi. Nếu đuôi bị đứt, tắc kè có thể mọc ra đuôi mới.

    Dùng tắc kè ngâm rượu. Rượu đó giúp ta đỡ mệt mỏi, chữa hen, chữa lao phổi và có tác dụng cường dương.

    Tắc kè dễ nuôi, dễ bán và bán được với giá cao. Nhà nào cũng có thể tổ chức nuôi được tắc kè.


    Theo Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng (Hải Dương Online)
  7. DungTri86

    DungTri86 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    28.334
    Tắc kè bổ dương

    Với khả năng sinh dục bền bỉ và nhiều chất có lợi cho sinh lực nam nhi, tắc kè được dùng trong nhiều công thức rượu thuốc, món ăn dành cho những người đàn ông “kém may mắn” trong chuyện chăn gối.

    [​IMG]



    Rượu tắc kè: Tắc kè một cặp, nhân sâm 15 g, nhục thung dung 50 g, thục địa, bách bộ, mạch môn mỗi thứ 20 g. Cho tất cả những thứ trên vào 1.000 ml rượu trắng, ngâm trong vòng 1-2 tháng. Nên dùng trước khi ăn cơm hoặc buổi tối trước khi đi ngủ. Rượu tắc kè có tác dụng bổ dương, ích tinh huyết.
    Canh tắc kè nấu với chim cút: Tắc kè một cặp, chim cút một con, một chút gừng, gia vị. Làm thịt chim cút, chặt miếng sau đó cho tắc kè vào cùng, đổ một lượng nước vừa đủ, nấu sôi, vặn nhỏ lửa hầm trong vòng 2-3 giờ. Khi ăn cho thêm gia vị, gừng, ăn một lần/ngày, ăn trong một tháng.
    Canh nhân sâm tắc kè: Tắc kè một cặp, nhân sâm 10 g, thịt thăn 100 g, táo đỏ, gừng lượng vừa đủ. Thịt nạc, tắc kè, nhân sâm rửa sạch, tất cả cho vào bát rồi hấp cách thủy. Nên dùng món ăn này thay cho canh hằng ngày có tác dụng ôn tỳ bổ thận.

    Cách làm tắc kè

    Nhúng tắc kè vào nước nóng, cạo vảy, chặt bỏ đầu từ 2 u mắt trở lên và vứt bỏ các móng nhọn. Bỏ hết ruột, chỉ lấy dạ dày. Khi chế biến thành món ăn, tránh bị tanh, nên rửa tắc kè đã sơ chế qua rượu, gừng.

    Theo y học cổ truyền, tắc kè có vị mặn, bình, quy kinh, có ít độc tính. Thành phần chủ yếu có trong tắc kè là chất béo, các loại axít amin. Dùng tắc kè làm thuốc có tác dụng bổ phế, ích tinh huyết, bổ thận dương. Khi dùng, người ta thường sử dụng một cặp tắc kè, ít khi chỉ dùng một con làm thuốc.


    Tác giả : Theo Sức khỏe & Đời sống




    Khuyến nghị cuối tuần : quý vị nào bị cụt đợt sóng giảm vừa rồi nên thử dùng tắc kè để gia tăng nam lực .
    Trong thực tế , tắc kè mọc đuôi lại sau khi bị rụng đuôi do bị săn bắt .
    Uống rượu tắc kè và ăn tắc kè rô ti , nướng , gỏi ... mà làm cái đuôi kia mọc lại được như đuôi tắc kè thì hay quá nhỉ ? [:D]


  8. DungTri86

    DungTri86 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    28.334
    Rượu tắc kè

    - Tắc kè còn có tên gọi là đại bích hổ, cáp giải, cáp giới. Tên khoa học là Gekko gekko L họ tắc kè. Bạn đừng nhầm với con thằn lằn (thạch sùng). Nó dài hơn con thằn lằn, đầu, lưng, đuôi đều có vẩy nhỏ nhiều sắc màu từ xanh lá mạ đến xanh rêu. Đuôi tắc kè có thể coi là bộ phận qúi nhất. Nếu bạn bắt nó, nó có thể rụng đuôi rồi mọc lại.
    Theo sách cổ thì tắc kè là vị thuốc quí tương đương với nhân sâm. Thường được dùng trong những trường hợp bất lực ở đàn ông. Khi dùng phải dùng 1 đôi (một đực một cái mới công hiệu). Ngoài ra tắc kè còn là vị thuốc bổ phế, dùng để chữa các chứng ho lâu ngày không hết.

    [​IMG]
    Phương thuốc: Tắc Kè (1 đực, 1 cái) 50g, đảng sâm 80g, huyết giác 10g, trần bì 10g, tiểu hồi 10g, đường cát 40g, rượu nếp 400 2 lít.
    Cách bào chế:
    Dùng tươi: Chặt bỏ đầu từ 2 mắt trở lên, bỏ 4 bàn chân, lột da, mổ bụng, bỏ nội tạng, nướng thật vàng thơm, nhớ giữ còn đuôi.
    Dùng khô: Mổ bụng, bỏ hết phủ tạng, lau sạch bằng giấy bản tẩm rượu. Đem phơi hay sấy khô.
    Khi dùng nhúng vào nước sôi, cạo sạch lớp vảy ở lưng, chặt bỏ đầu từ dưới 2 mắt trở lên và 4 bàn chân. Tẩm rượu (hoặc mật ong) nướng cho vàng đều. Ngâm 2 con trong 1 lít rượu gạo 40 độ, cho các vị thuốc đã nói ở trên vào,chôn dưới đất 100 ngày (bách nhật) để cân bằng âm dương rồi mới đào lên. Sau đó lọc bỏ bã, cho vào chai thủy tinh, đậy nút kín
    Cách dùng:Mỗi lần uống 1 ly nhỏ (30ml). Ngày 3 lần trước bữa ăn.
    Công dụng: Bổ phế, bình suyễn, bổ thận tráng dương.
    Chủ trị: Thận dương suy kém, đau lưng mỏi gối, tiểu đêm, hen suyễn (thể hư hàn).

  9. DungTri86

    DungTri86 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    28.334
    Kinh nghiệm nuôi siêu sâu( sâu gạo)

    11/04/2012
    Siêu sâu hay còn được gọi là sâu gạo, khi trưởng thành, chúng dài khoảng 6-8cm. Loài sâu này rất dễ nuôi, sống rất lâu và không cần sự bảo quản kỹ. Siêu sâu là thức ăn khoái khẩu và bổ dưỡng của nhiều loại chim ăn sâu cũng như một số loài cá cảnh.
    [FONT=&quot]Nuôi sâu gạo chi phí đầu tư ban đầu, chi phí thức ăn hàng ngày không đáng kể. Sau thời gian nuôi khoảng 2 tháng là bà con có thể xuất bán. Giá bán tại nhà một kg là 250 nghìn đồng. Như vậy, nếu nuôi với số lượng nhiều, nuôi sâu cũng có thể mang lại nguồn thu nhập đáng kể.[/FONT]
    [FONT=&quot]
    [/FONT]

    [FONT=&quot] [​IMG][/FONT]
    [FONT=&quot] Siêu sâu( sâu gạo)
    [/FONT]

    [FONT=&quot]Ông Nguyễn Văn Dân ở thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa đã có 4 năm kinh nghiệm nuôi sâu gạo. Nghề nuôi siêu sâu đã đem lại cho ông nguồn thu nhập ổn định. Sau đây là những chú ý của ông Dân khi nuôi sâu gạo.[/FONT]
    [FONT=&quot] Môi trường nuôi
    [/FONT]

    [FONT=&quot]Nhiệt độ thích hợp cho giống sâu này sinh trưởng phát triển là từ 21-27 độ C. Sâu gạo chịu lanh rất kém. Ở nhiệt độ dưới 17 độ C, chúng sẽ chết một cách mau chóng. Nếu nhiệt độ hạ thấp hơn mức 22 độ C, trứng sẽ không nở được. Vì vậy, vào mùa đông, cần giữ ấm cho sâu. [/FONT]
    [FONT=&quot]Theo ông Dân, với đặc điểm về thích ứng với nhiệt độ như vậy của sâu gạo, miền Nam có thể nuôi loại sâu này được quanh năm, còn miền Bắc, chỉ nuôi được trong mùa thu và mùa hè.[/FONT]
    [FONT=&quot]Một điểm cần chú ý nữa trong quá trình nuôi dưỡng sâu gạo là bà con không được để chúng tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp. Bởi, tiếp xúc trực tiếp chúng có thể bị mất nước và chết. Do vậy, vị trí đặt nuôi sâu phải là nơi thoáng, râm mát.[/FONT]
    [FONT=&quot]Thùng nuôi[/FONT]
    [FONT=&quot]Sâu gạo có thể nuôi được trong thùng nhựa, chậu nhựa, bể kính hay thùng xốp. Tuy vậy, để tiết kiệm chi phí bà con nên sử dụng thùng hay chậu nhựa để nuôi. Thể tích thùng nuôi 40 lít nước có thể chứa được khoảng 1000 con sâu.[/FONT]
    [FONT=&quot]Ông Dân sử dụng chậu nhựa để nuôi sâu gạo. Ông Dân cho biết:“Chậu đường kính này là 60cm, chiều cao 20cm. Cái chậu này mình nuôi được khi sâu trưởng thành là 2kg sâu. Khi mà mình cho sâu sinh sản ra, ở mỗi cái chậu này thì mình để 300 con sâu mẹ . Chúng đẻ trong vòng 1 tuần thì mình thay sang chậu khác, lượng như vậy thì khi nó nở trứng lên là được.[/FONT][FONT=&quot]”[/FONT]
    [FONT=&quot]Chú ý, với thùng hay chậu nuôi sâu, không nên đặt trực tiếp xuống đất. Bà con có thể đặt lên kệ kê cách mặt đất 30cm trở lên. Với khoảng cách này độ ẩm, độ thông thoáng được đảm bảo. Không những thế, các đối tượng khác cũng không tấn công, xâm hại sâu được.[/FONT]

    [​IMG]

    Các chậu nuôi sâu gạo của ông Dân

    [FONT=&quot]Trước khi cho sâu vào nuôi trong chậu, bà con cần phải rải một lớp cám màu vàng, hoặc 1 lớp trấu xuống đáy. Độ dày là từ 3 – 10cm. Lớp nền này vừa có tác dụng giúp sâu lẩn trốn lại tránh được ánh sáng. [/FONT]
    [FONT=&quot]Bà con cần đảm bảo độ ẩm thường xuyên cho sâu. Bởi, chúng có thể tấn công lẫn nhau để đáp ứng nhu cầu nước của bản thân. Do vậy, hàng ngày bà con có thể phun sương, giữ ẩm đều trên bề mặt lớp trấu. Ông Dân chú ý: “Tưới là tưới phun sương chứ không phải đổ nước xuống. Mình phun giống với sương như thế này thôi, chứ không tưới ướt sũng thì là nhiều nước quá là sâu nó chết. Tưới đều trên mặt là chỗ nào cũng có nước ướt đều.”[/FONT]
    [FONT=&quot] [​IMG][/FONT]
    [FONT=&quot] Ông Dân tưới phun sương trên bề mặt lớp trấu
    [/FONT]

    [FONT=&quot]Thông thường, nếu lớp trấu vẫn giữ được độ tơi xốp thì từ lúc bắt đầu nuôi đến lúc xuất bán sâu thì mới phải thay lớp trấu khác.[/FONT]
    [FONT=&quot]Thức ăn và cách cho ăn[/FONT]
    [FONT=&quot]Thức ăn của sâu gạo rất dễ tìm, chủ yếu là cám lúa gạo, hoặc cám công nghiệp. Ngoài ra, bà con còn có thể tận dụng vỏ dứa, dưa hấu đã chín, bã mía, mì vụn, ruột cá, đầu cá rửa sạch, cho vào nồi nấu chín làm thức ăn. Thông thường, bà con có thể sử dụng cám cho gà con để làm thức ăn chính cho sâu.[/FONT]
    [FONT=&quot]Trong thực tế có nhiều cách cho sâu gạo ăn. Nếu sử dụng chính cám làm lớp lót thì khi nào thấy sâu ăn hết, bà con lọc chất thải đi và lại tiếp tục rải cám cho chúng.[/FONT]
    [FONT=&quot] [​IMG][/FONT]

    [FONT=&quot] Chú ý tưới phun sương trước, sau đó mới rải cám cho sâu ăn[/FONT]
    [FONT=&quot] Thời gian thay có thể là 1 tuần 1 lần hoặc tới 2 tháng 1 lần. Điều này tùy thuộc vào độ lớn và khả năng tiêu thụ cám của sâu.[/FONT]
    [FONT=&quot]Nếu sử dụng trấu rải xuống đáy thùng, hàng ngày bà con phải cho sâu ăn. Nói về số lượng thức ăn cho sâu ăn, ông Dân cho biết: “[/FONT][FONT=&quot]Thùng 2kg thì mỗi ngày mình cho ăn 2 lạng cám, đó là khi sâu gần đến ngày xuất bán rồi. Còn khi khi mà chúng bé thì mình chỉ cho ăn ít hơn, tùy thuộc vào sức ăn của sâu.”[/FONT]
    [FONT=&quot]Về t[/FONT][FONT=&quot]hời gian cho ăn, bà con có thể cho chúng ăn buổi sáng hoặc buổi chiều. Nhưng ông Dân chú ý là bà con nên cho sâu ăn sau khi tưới phun sương giữ độ ẩm cho lớp trấu lót, để tránh cám bị nhiễm nước, không tốt cho sâu khi tiêu hóa. [/FONT]
    [FONT=&quot]Bên cạnh thức ăn tinh, trong quá trình nuôi dưỡng, bà con cũng cần bổ sung thêm thức ăn thô xanh cho sâu. Nguồn thức ăn này sẽ đáp ứng tốt hơn nguồn nước cũng như nguồn vitamin cho chúng. Cần chú ý là thức ăn phải đảm bảo tươi mới và sạch sẽ.[/FONT]
    [FONT=&quot]Về cách cho ăn, ông Dân cho biết: “Cách cho ăn là ta để rải đều lên mặt cái chậu ấy, xong rồi thế là nó tự nó bò lên nó ăn thôi. Rau này mình cho ăn độ nửa lạng rau, 50 gam.”[/FONT]

    [FONT=&quot] [​IMG][/FONT]

    [FONT=&quot] Cho sâu ăn cả thức ăn tinh và thức ăn thô xanh
    [/FONT]

    [FONT=&quot]Ngoài ra, nếu muốn thêm chất bổ dưỡng cho các đối tượng tiêu thụ sâu như cá rồng hay những loài chim quý, bà con có thể cho vào khẩu phần ăn của sâu các loại thức ăn khô đã có sẵn vitamin. Khi chúng đã ăn no các thức ăn bổ dưỡng(sau 24 tiếng) thì nhặt cho cá hay chim ăn. [/FONT]
    [FONT=&quot]Vy Hồng Nhung[/FONT]
    [FONT=&quot]Ảnh: Duy Long[/FONT]
  10. DungTri86

    DungTri86 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    28.334
    Tài liệu hướng dẫn chăn nuôi Rắn Ráo Trâu



    [​IMG]





    TÌM HIỂU CHUNG

    I – GIỐNG LOÀI

    1. Đặc điểm sinh học của rắn ráo trâu :
    · Rắn ráo trâu : còn có nhiều tên gọi khác nhau theo các vùng miền :
    + Đông Nam Bộ gọi là : rắn long thừa , hổ vện .
    + Tây Nam Bộ : rắn hổ hèo .
    + Trung Bộ : rắn ráo trâu .
    + Bắc Bộ : rắn hổ trâu .
    - Rắn ráo trâu có tên khoa học là : Ptyas Mucosus
    - Rắn thuộc loài bó sát ( Peptilia ) , xếp ở bộ có vẩy ( Squamata ).
    Hiện nay con người đã biết đến khoảng 375 loài rắn độc ; 2625 loài rắn không nọc độc . Rắn phân bố rất rộng trên hầu hết các châu lục và đại dương . Tại nước ta hiện có khoảng 135 loài rắn :Trong đó có 34 loài rắn độc , khoảng 100 loài rắn không nọc độc .
    Rắn ráo trâu: Là loài rắn không nọc độc , thân có màu nâu đen hoặc nâu vàng , sọc vằn đen rất nhiều trên lưng ( nên gọi là rắn hổ vện ). Sinh sống ở trên cạn, gò cao, vùng khí hậu nhiệt đới như : Thái Lan , Campuchia , Lào , Việt Nam,… Trong đó loài rắn này xuất hiện nhiều nhất ở Campuchia và Việt Nam . Riêng ở Việt Nam rắn này ở nhiều nhất các tỉnh Tây Nguyên ,rừng Bình Dương, Bình Phước , Tây Ninh , …
    .Thức ăn chính: Cóc, ếch, nhái, chuột, cút…
    .Trọng lượng có thể đạt được khoảng hơn 5 kg.
    Do việc nuôi rắn ráo trâu đã trở thành một ngành chăn nuôi nên các thế hệ rắn đã được lai tạo nhiều, thân hình rắn có nhiều sọc vằn rõ nét hơn bên ngoài tự nhiên hoang dã , kích thước ngắn hơn bên ngoài tự nhiên . Để đạt được hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi rắn ráo trâu cần cùng nhau đút kết kinh nghiệm để trao dồi đề ra những giải pháp tối ưu ..
    2. Đặc điểm sinh thái của rắn ráo trâu :
    Do không có chân , rắn vận động theo kiểu trườn , lượn nhờ có số lượng đốt sống khá nhiều ( khoảng hơn 450 đốt ) bền vững và linh hoạt .
    a ) Da rắn: Rắn có bộ áo được kết bằng vẩy, xếp kề bên nhau hoặc tỳ lên nhau như ngói lợp. Những lớp vẩy này do lớp da ngoài ngấm chất sừng dày lên mà thành. Lớp da mỏng ở dưới có tính đàn hồi làm cho thân rắn cử động rất linh hoạt. Số vẩy và vị trí của các vẩy ở đầu và thân của rắn không thay đổi trong quá trình sinh trưởng. Các nhà phân loại học đã căn cứ vào đặc điểm này để xây dựng những tiêu chuẩn phân loại rắn.
    Rắn lớn lên được là nhờ lột xác (nếu nuôi đủ điều kiện thức ăn thì rắn ráo trâu sẽ lột xác 3 lần). Trước khi lột xác khoảng 7 ngày, da rắn đổi màu sẩm hơn bình thường, mềm hơn và nhăn lại. Mắt rắn mờ đục rồi mù tạm thời. Ít lâu sau mắt rắn lại sáng như cũ. Sau cùng rắn mới thực hiện việc lột xác. Lúc đầu rắn cọ mõm vào vật ráp cho đến lúc mõm trầy rách vẩy và trườn tới để lột xác ra ngoài. Rắn non lột xác nhiều hơn so với rắn trưởng thành. Rắn nhịn ăn vào vai doạn mắt đục trước khi lột xác. Lột xác xong rắn sẽ đi kiếm ăn liền. Rắn ốm không hoặc ít lột xác, lột không bình thường, hoặc rách từng mảnh(là do rắn ít uống nước).
    - Rắn hô hấp bằng phổi. da rắn hạn chế dến mức tối đa sự thoát hơi nước cơ thể. Ngoài ra rắn còn hấp thu trở lại trong hệ bài tiết. b) Điều kiện môi trường sống của rắn ráo trâu: nhiệt độ môi trường thích hợp nhất đối với rắn là 200C – 300C . khi nhiệt độ môi trường xuống dưới 200C rắn giảm hoạt động. Nếu đem rắn đặt vào nhiệt độ môi trường 370C trở lên sẽ gây chết rắn trong một thời gian nhất định vì bệnh. Rắn ráo trâu thích nơi thoáng mát, đủ điều kiện thông thoáng, gió vào mùa nóng, ấm áp vào mùa đông (điều kiện này rất quan trọng, nếu không đạt rắn sẽ bị ngộp, gây bệnh hoặc chết) hoạt động của rắn thay đổi theo mùa, từ đầu mùa hạ tới đầu mùa đông. Vào mùa đông khi nhiệt độ môi trường xuống thấp, rắn tìm chỗ ẩn nấp, tránh giá lạnh và gần như ít hoạt động (người ta gọi là rắn ngủ đông). Ở miền Bắc rất khó nuôi loại rắn này vì rắn sẽ chậm lớn do thời tiết lạnh. Ở miền Nam thời tiết nóng ẩm quanh năm rất thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của rắn.
    · Rắn là loại động vật có thân nhiệt phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. ở môi trường nuôi, rắn kiếm ăn vào ban ngày. Thời tiết nóng bức rắn sẽ ít ăn. Ở điều kiện nuôi thuần chủng thức ăn đầy đủ, rắn ráo trâu sẽ đẻ trứng 3 lần trong 1 năm (bắt đầu vào tháng 2 âm lịch, kết thúc vào giữa tháng chạp).
    3 – Đặc điểm sinh lý của rắn ráo trâu:
    Một số đặc điểm chính và đặc trưng của rắn ráo trâu.
    a) Cấu tạo hàm rắn:
    -Xương hàm của rắn rất đặc biệt, các xương cấu tạo thành bộ hàm rắn đều khớp động với nhau bằng những dây chằng đàn hồi. Đặc biệt xương vuông của rắn dài nên nó có tác dụng như chiếc đòn bẩy cho hàm dưới há rộng ra dễ dàng. Các xương hàm dưới của rắn lại không gắn với nhau mà chỉ nối với nhau bằng dây chằng. Nó có thể bửa ra hết cỡ theo chiều ngang để tạo ra một khoang miệng rộng. Nhờ vậy rắn có thể nuốt được con mồi to gấp nhiều lần miệng rắn.
    - Răng của rắn ráo trâu không có độc, chỉ có răng hàm trên và răng hàm dưới, nhiều răng nhỏ li ti, có tác dụng nghiến con mồi cho chết.
    b) Cơ quan sinh sản:
    - Cơ quan giao phối của rắn đực nằm ở dưới da, hai bên bờ khe huyệt về phía gốc đuôi. Tuy cơ quan này chưa thật sự hoàn chỉnh nhưng cũng là “công cụ” để đưa tinh trùng vào cơ thể con cái.
    - Trứng rắn hình bầu dục và được bọc ngoài bằng một lớp vỏ dai, đảm bảo cho trứng chịu được tốt điều kiện môi trường. Các giai đoạn phát triển của phôi rắn xảy ra trong trứng. Khi kết thúc giai đoạn phôi, rắn con tự tiết ra chất dịch phá vỡ vỏ trứng tại một điểm và chui ra ngoài. Nếu cắt dọc trứng rắn trong giai đoạn phôi, ta sẽ thấy mầm phôi được túi ói có chứa dịch ói bao bọc. Dịch ói có vai trò giữ cho mầm phôi chịu được điều kiện phát triển trong môi trường cạn. Bên cạnh mầm phôi là túi niệu. Nơi tích tụ chất bài tiết của phôi trong quá trình phát triển.

    a) Các cơ quan cảm giác:
    Mắt rắn có 2 mi trong suốt, khép kín và dính liền với nhau như cặp kính trắng. Nhờ đó mắt rắn luôn luôn được bảo vệ, tránh được những vật cứng như đất, đá, cành cây va đập vào mắt.
    - Để bù khả năng nhìn chưa hoàn thiện của mắt rắn và khả năng khứu giác kém của mũi, rắn có lưỡi để phục vụ cho các chức năng ngửi, nếm, sờ. Thực tế, chiếc lưỡi của rắn thò ra ngoài để tóm lấy những phần tử mùi phản phất xung quanh. Khi đã nhận được phần tử mùi, chiếc lưỡi vội vàng thụt vào miệng, đầu lưỡi sẽ đưa chúng thẳng vào cơ quan ( Jacobson). Chiếc lưỡi của rắn còn liếm và phân biệt vị của mồi. Không bao giờ rắn ăn nhầm phải mồi không thực.
    - Rắn có thính giác rất kém. Những bộ phận tai ngoài như vành tai, lỗ tai, màng nhỉ của rắn đã hoàn toàn tiêu biến. Rắn khó nhận được tiếng động truyền qua không khí. Để bù lại, rắn có thể nhận được những tiếng động này truyền qua đất. Những tiếng động này truyền qua mình rắn, đi tới hộp sọ rồi tác động vào tai trong của rắn, khiến rắn có thể phát hiện những động tác nhỏ. Ngoài ra rắn còn có cơ quan cảm giác nhiệt nằm trên vẩy hố má. Đây được xem là cơ quan hỗ trợ và bù lại khả năng nhìn kém của chúng.

    II- Kỹ thuật nuôi rắn Ráo Trâu :

    1. Chuồng nuôi rắn :
    Việc đầu tiên phải làm trước khi nuôi rắn ráo trâu là phải chuẩn bị chuồng trại nuôi. Chuồng nuôi rắn có thể xây dựng kiên cố hoặc đơn giản vừa phải. Việc này phụ thuộc vào điều kiện của từng hộ gia đình. Chuồng rắn xây phải đáp ứng được những điều kiện sau :
    - Yêu cầu khô thoáng không ẩm ướt, mát, che mưa nắng, đủ độ gió thông thoáng, ánh sáng vừa, tránh hướng gió vào mùa đông. An toàn phòng trộm, phá.
    - Mặt nền trong chuồng là nền đất trán mịn giống như nền xi măng( phải là nền đất nếu là xi măng dẫn đến hôi thối, ẩm ướt rắn sẽ bị nhiễm bệnh .
    - Xung quanh chuồng bao bọc bằng lưới chì loại tốt( để tránh sự gỉ sét ). Không nên xây bằng gạch xung quanh, làm lưới ở trên. Vì như thế chắc chắn rắn sẽ bị ngộp dễ bệnh, nuôi không lớn. Nếu xây bằng gạch thì phải đục nhiều lỗ thông gió.
    - Diện tích đạt chuẩn cho mỗi chuồng nuôi được 15 con rắn lớn là : 2 mét chiều dài, 1mét chiều ngang, và chiều cao cũng chỉ 0.8 hoặc 1 mét
    * Lưu ý : Mỗi chuồng phải đạt đựoc chiều dài 2 mét trở lên để rắn đựoc nằm có chiều dài,dài đòn hơn mau lớn và không bị gò bó.
    - Làm chuồng cho rắn nhỏ thì cũng tương tự như vậy nhưng nhỏ hơn về diện tích.
    - khung cửa nằm phía dưới mặt trứoc chuồng , cửa phải lớn để tiện việc quét dọn, cho ăn. (Làm bằng khung gỗ + lưới)
    - Phải làm dạt để cho rắn nằm nghỉ được mát, sạch sẽ, có thể đóng dạt bằng gỗ, tre, nứa…bao gồm : khoảng cách mỗi khe cách điều nhau 5cm(để rắn nằm không bị đè lên nhau , sinh ra hiện tượng rắn bị dẹp). Chiều dài cho mỗi tấm dạt là khoảng 1.7mét, chiều ngang của dạt là 50cm.

    2. Kỹ thuật chọn giống rắn sinh sản :
    Ngoại hình của rắn sinh sản :
    - Thân hình tròn trịa, rắn chắc, đường kính vòng thân từ 30-40mm.
    - Độ dài thân không dưới 1mét
    - Trọng lượng cơ thể không dưới 1kg.
    - Màu da bóng đẹp. Cơ quan sinh sản lành lặn, bình thường. Ngoài cách kiểm tra bộ phận sinh dục để phân biệt đực cái, ta còn nhận biết rắn đực ở các đặc điểm sau:
    + Đầu con đực có đặc điểm : Đầu to hơn đầu con cái.
    + Có đuôi dài hơn con cái, nhưng nhỏ.
    + Chạm vào thân con đực sẽ gồng lại rắn chắc hơn con cái.
    + Nhìn lên lưng con đực sẽ thấy những sọc dọc trên đường sưong sống. Con cái thì không có- Nên chọn con giống tốt nhất là rắn đã được thuần chủng nhiều năm, vì đẻ trứng đẹp, nở đều và nuôi mau lớn gấp đôi so với trứng rắn hoang dã ấp nở ra.
    - Giống rắn sinh sản tốt nhất, nuôi mau lớn mau đạt, được đem về từ Bình Phước, Gia Lai.
    Lưu ý : Rắn các vùng khác nhau có kích thước khác nhau và mùa sinh sản cũng lệch nhau đôi chút.
    Sức sinh sản của rắn:
    - Rắn đẻ từ 15→22 quả. Trứng rắn to đều. Rắn ráo trâu thường sinh sản bắt đầu từ tháng 3 âm lịch đến giữa tháng chạp là ngưng . Trong khoảng thời gian này rắn sẽ sinh sản 3 đợt trứng(nếu cung cấp đầy đủ lượng thức ăn quan trọng và điều kiện trực tiếp hay gián tiếp). Rắn mới lớn đẻ trứng đợt đầu tiên có số lượng trứng thấp đạt khoảng 10-15 quả, trứng nhỏ. Những năm sinh sản tiếp theo số lượng trứng nhiều hơn và trọng lượng trứng lớn hơn. Do vậy, trứng rắn năm đầu cho ấp nở, nhưng không dùng số rắn con này nuôi làm rắn hậu bị.
    - Trứng rắn phải dính liền một khối. Những quả trứng rời ra cho thấy rắn mẹ không được khỏe nên thời gian bắt đầu đẻ đến kết thúc thì quá trình để kéo dài. Hoặc có thể trứng trong dạ con của rắn có quá trình hoàn thiện vỏ quá lâu gây nên tình trạng đẻ kéo dài. Tất cả những trứng rời, sau khi ấp cho tỉ lệ nở không cao và con non có sức khỏe kém.
    - Hạn chế vận chuyển trứng rắn đi xa. Những va đập trong qua trình vận chuyển có thể làm đứt những mạch máu trong phôi, làm hỏng phôi hoặc yếu phôi.
    - Nhũng quả trứng bị non: Có vết hồng hoặc màu hồng là trứng rắn có phôi yếu hoặc trứng không có phôi. Cần cho con giống đó ăn nhiều thịt cóc để bổ sung lượng canxi và photpho được tốt hơn cho lần sinh sản sau.
    Quá trình sinh sản:
    Giai đoạn nuôi con nhỏ đến khoảng 8 tháng tuổi rắn cái sẽ đạt được 1,3kg→1,4kg và rắn bắt đầu sinh sản đợt đầu tiên.
    · Cách nhận biết quá trình phối giống: Nhốt mỗi chuồng khoảng 10 đến 15 con giống trong đó có từ 3 đến 4 con đực. Vẫn nuôi bình thường. Khi thấy hiện tượng:
    + Con đực mổ mổ cắn mình con cái.
    + Những con rắn trong chuồng bị rách da.
    + Con rắn đực nằm trên mình quấn lấy con rắn cái.
    => Đó là quá trình giao phối đang diễn ra.
    * Lưu ý: Giai đoạn này cả chuồng rắn sẽ ít ăn. Chỗ ở của rắn sinh sản phải yên tĩnh. Từ lúc giao phối đến lúc đẻ trứng, không cần thiết phải tách rắn cái hoặc rắn đực ra.
    - Sau khi rắn đẻ 1-3 giờ cần thu nhặt ra để chuẩn bị ấp nhân tạo.
    - Tiêu chuẩn trứng rắn: ở trứng rắn để ra phải là 1 khối gồm nhiều quả trứng dính vào nhau. Khối lượng trứng rắn cần đạt trên 20gam/ quả.
    3. Kỹ thuật ấp nở trứng:
    Trước khi ấp trứng cần thử trùng nơi ấp trứng
    a. Phương pháp thử trùng:
    Cách 1: Có thể dùng vôi bột rắc đều lên bề mặt nơi ấp sau 5-7 ngày quét sạch vôi bột bỏ đi. Lúc này có thể đưa nguyên liệu và trứng rắn vào ấp.
    Cách 2: Dùng dung dịch phoocmon 1%-2% phun đều. Sau 3 ngày có thể cho nguyên liệu và trứng vào ấp.
    b. Phương pháp ấp:
    - Nguyên liệu ấp: Gồm đất thịt nhẹ hoặc đất cát pha và cát đen. Nguyên liệu phải ấp phải được phơi nắng nhiều ngày. Tuỳ điều kiện độ ẩm môi trường của từng khu vực cụ thể mà quyết định tỷ lệ thường hay sử dụng là 70% cát và 30% đất. Nguyên liệu ấp đựơc trộn đều, dùng bình phun nước để tạo độ ẩm nguyên liệu khoảng 90%. Nếu không có ẩm kế ta có thể thử bằng cách nắm chặt nguyên liệu ấp trong tay rồi từ từ mở tay ra; nắm nguyên liệu ấp trong tay vẫn còn nguyên hình thù nhưng chỉ cần chạm nhẹ sẽ tơi ra là tốt. Rải nguyên liệu ấp xuống nền phòng ấp là nền gạch thấm nước, hoặc nền đất là tốt vì ấp trứng không bị tích ẩm dưới đáy. Có thể dùng lu, vạy để dùng dụng cụ ấp cũng được.
    - Khoảng cách đặt trứng: Trứng đặt ổ nọ cách ổ kia khoảng 5cm. Sau khi đặt trứng ta dùng nguyên liệu ấp phủ nhẹ lên bề mặt trứng.
    - Kiểm tra độ ẩm hàng ngày ở phòng ấp. Có thể phun nước bằng bình phun sương để tạo độ ẩm cho nguyên liệu ấp việc phun nước tạo ẩm rất cần thiết phải được thực hiện hàng ngày, thậm chí có thể 2 lần trong ngày và phải được độ ẩm xuống tận đáy nền ấp(chứ không phải bề mặt cát phủ trên). Nhiều gia đình chưa quan tâm đúng mức việc tạo ẩm đều và thường xuyên cho nguyên liệu ấp. Những tình trạng thất thường này sẽ gây nên nhiệt độ ấp không ổn định trong thời gian ấp làm ảnh hưởng tới sự phát triển của phôi.
    - Thời gian ấp: Trứng ấp trong thời gian 70→75 ngày thì nở rắn con.
    - Thời gian ấp có thể dài nếu nguyên liệu ấp có độ ẩm không đạt yêu cầu hoặc có độ ẩm không thường xuyên. Như vậy, nhiệt độ ấp sẽ cao hơn yêu cầu bình thường rắn con sẽ được nở sớm hơn. Đây không phải là điều không tốt cho sức khoẻ của rắn. Rắn con nở sẻ nhỏ hơn, khô hơn và tất nhiên sức sống kém hơn.
    - Khi rắn con nở ra, rắn chưa ăn gì cả. Mà rắn chỉ uống nước thôi. Sau 7-8 ngày rắn thay ra 1 lớp da mới bắt đầu ăn( không cần phải nhồi nhét, tự khắc rắn con sẽ ăn theo bản năng sinh tồn).
    4. Kỹ thuật chuẩn bị thức ăn cho rắn:
    a. Đặc điểm dinh dưỡng:
    - Rắn ráo trâu là động vật thuộc nhóm ăn thịt. Thành phần thức ăn của rắn thích ứng với sự có mặt và mật độ thức ăn ở ngoài thiên nhiên. Rắn ráo trâu có thể ăn các loại thịt nói chung như cóc, nhái, ếch, chuột, gà, vịt, chim,…
    - Trong điều kiện nuôi nhốt rắn ráo trâu có thể ăn lượng thức ăn bằng 10-15% trọng lượng cơ thể. Ăn từ 2→ 4 con mồi vừa phải, cách 2→3 ngày mới ăn một lần. Thường rắn ráo trâu thích ăn mồi sống mới bắt về.
    - Rắn là động vật có khả năng nhịn ăn rất tốt, từ vài tháng (ngủ đông). Giai đoạn này rắn ráo trâu cũng ăn nhưng ăn rất ít. Khả năng nhịn ăn của rắn còn gắn liền với sự thay đổi nhiệt độ không khí. Nếu nhiệt độ tăng khả năng nhịn ăn của rắn cũng giảm đi rõ rệt.
    - Người ta cũng thấy trong thời gian giao phối rắn đực nhịn ăn. Trong chu kỳ lột xác cả rắn đực và rắn cái đều bỏ ăn.
    Rắn không có khả năng cắn xé và nhai thịt con mồi khi đớp được mồi, rắn nuốt vào bụng. khả năng tiêu hoá con mồi của rắn có liên quan đến nhiệt độ môi trường. Nếu để tiêu hoá con mồi vào mùa nóng thì cần 3 ngày. Vào mùa lạnh có khi cần tới hơn 10 ngày.
    Nhu cầu nước uống của rắn có liên quan đến thời gian nhịn đói của rắn, nhiệt độ và độ ẩm của môi trường. Nếu rắn được ăn đặn và đầy đủ thì có khi không cần nhiều nước uống do thức ăn đã có sẵn. Nếu rắn vừa bị đói, vừa ở môi trường có độ ẩm thấp thì đòi hỏi nhiều nước.
    b. Chuẩn bị thức ăn:
    - Thức ăn cho rắn ráo trâu con: Rắn con ăn vào ban ngày. Vì vậy cần cho chúng ăn vào lúc sáng sớm. Thức ăn cho rắn gồm: Nhái con, ếch con, hoặc cóc con.
    - Thức ăn cho rắn lớn: Rắn lớn kiếm mồi vào lúc sáng và chiều sắp tối. Do vậy, thức ăn cho rắn lớn cũng cần phải cho ăn thêm vào buổi chiều. Kích cỡ của mồi phụ thuộc vào kích cỡ của rắn, sao cho rắn có thể ăn mồi dễ dàng và không bị hóc.

    - Thức ăn nuôi rắn ráo trâu đa dạng và có thể chủ động tuỳ điều kiện của từng cơ sở nuôi. Nên tập cho rắn ăn nhiều chủng loại thức ăn khác nhau, để rắn quen mồi và cũng rất thuận lợi trong việc cho ăn theo mua khác nhau.
    Ví dụ: Vào mùa đông rắn ráo trâu thích ăn cóc, chuột. Vào mùa xuân, hạ thích ăn ếch nhái ễnh ương. Mùa thu thích ếch, cóc, chuột.
    Ví dụ: Khi cho rắn ăn mồi lạ cần phải xem chừng để tránh xảy ra trường hợp 2 con nuốt nhau do giành ăn. Dẫn đến chết cả 2 con. Trường hợp này thường xảy ra khi rắn còn nhỏ, xảy ra với rắn lớn khi có mồi lạ.
    a. chủ động tạo nguồn thức ăn:
    - Thức ăn tự nhiên của rắn( cóc, ếch, nhái,…) thường biến động theo mùa và thời tiết lượng thức ăn ấy cũng sẽ ít đi. Do vậy, khi hạn chế nguồn thức ăn ta phải chủ động nguồn thức ăn mới bằng cách chăn nuôi thêm mô hình ếch, nhái, cóc, cút,… để cung cấp đủ thức ăn cần thiết cho rắn ăn cần thiết phát triển.

    III- Phòng và trị bệnh cho rắn ráo trâu:

    1. Một số bệnh thường gặp ở rắn ráo trâu:

    a. Do môi trường:
    - Rắn là động vật hoang dã, sống ngoài môi trường tự nhiên rộng rãi. Nay môi trường sống của rắn nuôi chật chội, thiếu ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm không thích hợp nhất là kèm thoe thiếu vitamin, là nguyên nhân chính của bệnh do môi trường. Biểu hiện chung của bệnh là rắn bệnh mỏi, kém ăn biến đổi màu da, khó lột xác, hay xuất hiện những vùng nhiễm trùng trên cơ thể. Đặc biệt khi điều chỉnh vệ sinh, phòng bệnh kém, mầm bệnh sẽ tích tụ trong và xung quanh chuồng nuôi. Tạo điều kiện cho dịch phát triển nhất là các bệnh kí sinh như: Giun sán, đơn bào,…Rắn ít vận động trong chuồng hẹp làm cho hệ tuần hoàn bị trì trệ, dễ dẫn đến bệnh tim mạch. Cải thiện điều kiện nuôi nhốt( chuồng trại phải khô thoáng, thông gió, mát, sạch sẻ) và bổ sung vitamin cho rắn là những biện pháp cơ bản để hạn chế bệnh môi trường.
    b. Bệnh do dinh dưỡng:
    - Mặc dù thức ăn cho rắn môi trường đơn điệu, nhưng chúng thường chỉ mắc 1 số bệnh do thiếu vitamin. Đối với rắn chủ yếu là thiếu vitamin A, vitamin nhóm B( nhất là vitamin B1 và B2) và vitamin D2( không phải vitamin D3 như đối với thú)
    - Sự thiếu cân bằng trong thành phần dinh dưỡng cùng với chế độ nuôi dưỡng không hợp lý, vệ sinh thức ăn không tốt dễ làm phát sinh một số bệnh về đường tiêu hoá và tuần hoàn. Bệnh tắc mạch máu do lắng động cholesterol và axituric là nguyên nhân làm chết rắn đột ngột với bệnh tích to tim.
    c. Bệnh do nhiễm trùng:
    - Bệnh đường tiêu hoá do vi trùng shalmone rất phổ biến ở rắn, bệnh này có thể lây sang người. Vì vậy, cần chú ý vệ sinh cá nhân sau khi tiếp xúc với rắn. Đặc biệt là rắn bệnh, khi rắn bị bệnh nặng cần phải điều trị bằng thuốc kháng sinh và kháng viêm.


Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này