Làm giàu từ Vườn - Ao - Chuồng - Rừng với niềm tin thắng lợi và tình yêu quê hương .

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 30/01/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6380 người đang online, trong đó có 692 thành viên. 08:35 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 122312 lượt đọc và 821 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng

    (Cập nhật: 21-03-11) [​IMG]

    1. Kỹ thuật nuôi.
    Cá chình có giá trị kinh tế cao, (giá thương phẩm có lúc lên đến 240.000 đ/kg) thích hợp với nhiều mô hình nuôi. Nhiều tỉnh miền Trung đang phát triển hình thức nuôi trong bể xây bằng gạch hoặc xi măng cho năng suất cao. Đây là hình thức nuôi cao sản, vì vậy đòi hỏi phải có các điều kiện nhất định. Trung tâm Khuyến ngư Ninh Thuận có những khuyến cáo sau:
    Phải có dòng nước chảy trong ao, nuôi bằng thức ăn công nghiệp chế biến riêng cho cá chình; được quản lý chăm sóc chu đáo; mật độ 20 - 25 con/m2, mật độ cao 300 - 350 con/m2. Bảo đảm các chỉ tiêu trên, năng suất có thể đạt được 30 - 45 tấn/ha (tức 3 - 4,5 kg/m2), năng suất cao có thể đạt 105 - 120 tấn/ha (tức 10,5 - 12 kg/m2).
    Thức ăn nuôi cá chình phải có tỷ lệ đạm 45%, mỡ 3%, cellulose 1%, calci 2,5%, phosphor 1,3% cộng thêm muối khoáng, vi lượng, vitamin thích hợp. Nói chung tỷ lệ bột cá chiếm khoảng 70 - 75%, tinh bột 25 - 30% và một ít vi lượng, vitamin. Thức ăn của cá có tỷ lệ bột cá khá cao, mỡ nhiều nên dễ hút ẩm, dễ mốc, phải chú ý bảo quản tốt, thời gian bảo quản không quá 2 tháng. Với cá giống, khi cho ăn, thức ăn phải được thêm nước, thêm dầu dinh dưỡng trộn đều làm thành loại thức ăn mịn mới cho cá ăn. Các tỷ lệ thức ăn dầu, nước, phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ như sau :
    Sau khi trộn đều 5 phút cho cá ăn ngay, khoảng 2/5 số thức ăn nổi trên mặt nước, 3/5 rơi xuống khay đựng thức ăn là được. Tỷ lệ thức ăn so với trọng lượng cá chình ở các giai đoạn như sau:
    Cứ sau mỗi tháng phân cỡ một lần, tách con lớn, con nhỏ nuôi riêng để cá phát triển đồng đều. Trước khi phân cỡ để cá nhịn ăn từ 1 - 2 ngày, đùa ao để cá bài tiết hết thức ăn trong bụng. Dùng vợt phân loại chứ không bắt bằng tay. Có thể nuôi ghép cá chình với cá mè, cá trắm. Mật độ cá mè, cá trắm là 4.000 - 5.000 con/ha. Cho cá ăn 1 - 2% trọng lượng cá chình có trong ao. Khi nuôi ghép cần chú ý: Đáy ao là cát hoặc bùn. Bờ ao phải cao hơn mặt nước ít nhất 60 cm, ao không rò rỉ, pH>6,8 và ít bị ảnh hưởng của nước mưa. Không nuôi ghép trong ao cá giống. Cá chình giống khỏe mạnh, không dùng giống để lại của năm trước. Khi thu hoạch, thu cá mè, trắm trước bằng lưới sau đó tháo cạn nước, để lại 10 - 20 cm nước để thu cá chình. Lợi dụng đặc điểm hướng quang của cá, ban đêm thắp đèn sáng tập trung cá lại, dùng vợt hoặc có thể dùng lưới điện để thu hoạch.
    Nuôi cá chình trong ao đất cần chú ý: Chọn ao có bờ cao hơn mặt nước lúc cao nhất 60 cm trở lên, phần trên bờ ao từ 60 - 80 cm, xây gạch hoặc có gờ lưới không cho cá vượt ra khỏi ao, đáy ao là cát hoặc cát bùn, bờ và đáy ao không thẩm lậu, rò rỉ, tháo và lấy nước thuận tiện, gần nguồn điện để chạy máy sục khí hoặc chế biến thức ăn cho cá. Số lượng cá giống lúc thả 120.000 - 150.000 con/ha, cỡ từ 10 - 15 g/con. Lượng thức ăn hằng ngày bằng 2 - 3% trọng lượng cá trong ao. Nuôi trong ao đất không cần phân cỡ như trong bể xây, quản lý chăm sóc hàng ngày như ao nuôi cá giống, năng suất trung bình 20 - 25 tấn/ha.
    2. Ương và nuôi cá chình thương phẩm trong bể xi măng
    Hội đồng Khoa học – Công nghệ Phú Yên vừa xét duyệt và cho triển khai đề tài Xây dựng mô hình ương và nuôi cá chình thương phẩm trong bể xi măng tại Phú Yên.
    Đề tài do Trung tâm Khuyến ngư thực hiện, ông Nguyễn Minh Phát làm chủ nhiệm. Mục tiêu của đề tài nhằm hoàn thiện việc lắp đặt nơi trú ẩn của chình trong bể xi măng sao cho phù hợp với đặc tính sinh học để ương và nuôi tăng sản cá chình. Cụ thể là ương giống cá chình từ cỡ 300 con/kg lên 20 con/kg với tỉ lệ sống 60% trong thời gian 10 tháng, nuôi tăng sản cá chình từ cỡ 20 con/kg lên 1-1,3 kg/con với tỉ lệ sống 70% trong thời gian 14 tháng. Đề tài còn triển khai tìm ra loại thức ăn tự chế biến thích hợp cho cá chình khi ương và nuôi tăng sản. Đề tài thực hiện trong thời gian 21 tháng với kinh phí hơn 1,7 tỉ đồng.
    3. Kinh nghiệm nuôi cá chình bông trong bể xi măng
    Qua 5 tháng nuôi, chỉ vài tháng đầu chình có chết một ít do chưa thích nghi, từ tháng 3 trở đi rất ổn định, lớn bình thường, chưa thấy bệnh tật gì. Anh Nguyễn Văn Nghịêp dự tính sau một năm chình sẽ đạt trung bình 1,2kg/con. Nếu với giá như hiện nay 250.000 - 320.000đ/kg thì anh thu về khoảng 300 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí thức ăn, công lao động, còn lại khoảng 200 triệu đồng - một con số không nhỏ đối với gia đình thuần nông như anh. Anh Nghiệp cho biết: cá chình thương phẩm không sợ không có đầu ra, có bao nhiêu các đại lý cũng mua hết, chủ yếu để xuất khẩu sang Hồng Kông, Đài Loan.
    Thường trong mùa mưa - tháng 10, 11 - chình con giống bắt được trong tự nhiên nhiều nên giá hạ hơn mùa nắng. Thả giống trong mùa này chình dễ thích nghi, ít rủi ro hơn.
    Sáng sớm khi cho nước vào bể, dưới giàn phun mưa, mình vàng ươm có đốm nâu tụ tập lại thành từng đàn như để hấp thụ chút không khí trong lành. Con nào con nấy sàn sàn như nhau, to hơn ngón chân cái một chút, có một số ít to bằng cái liềm. Anh Nguyễn Văn Nghiệp (Thôn 3 HTX nông nghiệp Bình Nghi 3, Tây Sơn, Bình Định) chủ nuôi cho biết: chình thả nuôi được 5 tháng nay, con lớn được khoảng 0,4kg. Cứ đà này đừng có dịch bệnh gì chừng 7 tháng nữa sẽ xuất bán chình thương phẩm, khả năng chình đạt trọng lượng 1,1-1,2kg/con.
    Một dịp đến Ninh Thuận tình cờ anh Nghiệp thấy được mô hình nuôi chình bông rất có hiệu quả trong bể xi măng, anh về mạnh dạn đầu tư hơn 30 triệu đồng xây bể xi măng trong vườn nhà, có diện tích chừng 100 m vuông - đáy bể đổ bêtông cốt thép, thành bể xây gạch cù, cao chừng 1,8m. Đáy bể có ống xả thải, trong bể có xây hòn non bộ, đáy rỗng ngập trong nước, trong đó có thả chà (cành cây khô) để chình ẩn náu, có non bộ để vừa đẹp vừa là giàn mưa tạo oxy cho chình. Rải rác một bên bể có đặt những ống bêtông rỗng để chình cư trú. Mực nước nuôi trong bể luôn duy trì từ 1,1-1,2m. Nước bể nuôi ở dạng tĩnh nên ngoài tạo mưa từ hòn non bộ anh phải lắp thêm giàn phun mưa để tạo thêm oxy mỗi buổi sáng. Trên bể có mái che, có lưới để giảm bức xạ, xung quanh có che chắn để ánh nắng không rọi vào nhiều.
    Nước cung cấp cho bể nuôi lấy từ con suối tự nhiên bơm vào. Để tránh tạp chất gây ô nhiễm, anh cho qua một bể lọc (có cát, than, sỏi ...) hàng ngày có một vài lần bơm phun mưa tạooxy từ nước suối tự nhiên hay từ chính bể nuôi bơm tuần hoàn. Phân thải, thức ăn thừa lắng ở đáy mỗi ngày anh đều dùng bàn cào gom lại và xả ra ngoài để giữ môi trường nước nuôi trong lành.
    Bể anh đang nuôi 1.000 con, giống mua gom từ các đại lý mua chình thịt trong tỉnh. Mỗi con trung bình 100 g. Tổng số tiền đầu tư con giống là 25 triệu đồng. Hiện nay chưa cho chình bông sinh sản nhân tạo, chỉ khai thác từ trong tự nhiên.
    Nuôi chình không khó, nên giữ cho nước nuôi trong lành, tạo thêm oxy, cho ăn đầy đủ - chình tiêu thụ thức ăn không nhiều lắm. Mỗi ngày anh Nghiệp cho ăn chừng 4kg cá tươi mua ở chợ về (giá 50.000 đồng). Cá chỉ lọc lấy thịt, cho ăn vào buổi tối. Thời gian này là lúc chình ra khỏi hang đi ăn khắp bể, ban ngày thì chui vào hang ẩn nấp. Ngoài ra còn cho ăn nhái bắt ngoài tự nhiên. Tuy vậy, nếu nuôi đại trà, quy mô lớn hơn thì nguồn giống sẽ hiếm. Như vậy, vấn đề đặt ra là làm sao để chình sinh sản nhân tạo được thì mới phát triển chình bông nuôi đại trà, tăng thu nhập cho người nông dân.
    Mộc Hoa Lê (sưu tầm)
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Hiệu quả của mô hình nuôi cá chình trong ao


    [​IMG]
    Ông Hải cho cá chình ăn. KTNT - Nuôi cá chình bằng lồng bè vốn đã quen thuộc với nhiều hộ dân ở Tánh Linh, Đức Linh (Bình Thuận). Nhờ nghề này, không ít gia đình đã thoát nghèo, ngày càng khấm khá. Mới đây, một nông dân ở huyện Hàm Thuận Bắc mạnh dạn nuôi cá chình trong ao và đã thành công. Ông Lê Thanh Hải ở xã Hàm Hiệp (Hàm Thuận Bắc) là hộ đầu tiên ở địa phương nuôi thử nghiệm cá chình trong ao đất theo đề nghị của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bình Thuận.
    Với ao nước ngọt rộng 1.000m2, ông Hải cải tạo lại cho phù hợp với điều kiện nuôi cá chình. Ngoài ra, ông còn được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh hỗ trợ 23 triệu đồng gồm tiền con giống, thức ăn và thuốc thú y. ông đã mua 171kg cá giống (520 con) về thả nuôi.
    Mỗi ngày, ông Hải cho cá ăn một lần, lượng thức ăn tăng dần theo độ lớn của cá. Mấy tháng đầu, lượng thức ăn chỉ khoảng 6kg/ngày, đến nay mỗi ngày dùng tới 20kg. Trong thời gian nuôi thử nghiệm, cứ 2 tuần, cán bộ khuyến nông lại xuống kiểm tra một lần. Vì nuôi ở ao nước đọng nên ông thay nước định kỳ 7 ngày/lần.
    Ông Hải cho biết: “Nuôi cá chình trong ao không khó vì sức đề kháng của cá khá tốt, chỉ lưu ý giữ nước trong lành, cho ăn đầy đủ. Thức ăn chủ yếu là các loại cá biển nhưng hợp khẩu vị nhất là các loại cá da trơn như: chỉ, liệt, nục, ngừ... Sau hơn 7 tháng nuôi, bình quân mỗi con cá chình có trọng lượng 0,8kg”.
    Theo ông Hải, cá chình trọng lượng 1 - 1,2kg có giá bán 250.000 đồng/kg, loại 1,5 -2kg giá 270.000 - 300.000 đồng/kg. Vì vậy, đây là mô hình làm giàu hiệu quả.
    Lê Nam Ích
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Đồng Tháp: Nuôi cá chình trong bè


    Cập nhật lúc: 15:57 23/12/2011
    [​IMG]
    Thức ăn của cá chình giống là cá tạp
    Ông Phan Văn Lâm (Sáu Lâm), ngụ tại ấp Phú Điền, xã Phú Thành A là người tiên phong trong huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp áp dụng thành công mô hình nuôi cá chình trong bè cho thu nhập cao.

    Cách nuôi đơn giản
    Với một cái bè 16m2 được thiết kế rất đơn giản (chiều dài 4m, chiều ngang 2m và chiều cao 2m) đặt xuống lòng kênh Đồng Tiến phía trước nhà, vào cuối năm 2009, ông Lâm thả tổng cộng 50kg cá chình giống vào bè nuôi. Trước khi thả cá giống, ông vệ sinh bè sạch sẽ bằng vôi bột rồi ngâm dưới mặt nước nhiều ngày. Tiếp đó, ông thả cá chình giống và cho chúng ăn các loại cá, tép... được đánh bắt ngoài tự nhiên, hoặc mua cá biển đem về xay nhuyễn trộn với bột gòn. Lúc đầu cá chình còn nhỏ, cách một ngày ông cho cá ăn một lần từ 1,5 - 2kg thức ăn. Ông Sáu Lâm cho biết: “Khó nhất là buổi ban đầu. Vì mình mới bắt giống về nó bị xây xát, cá hao hụt khoảng 2 tháng hoặc 3 tháng… Vốn đầu tư ban đầu nói chung có cao. Cá 3 con/kg là 330.000 đồng/kg; còn loại 40 - 50 con/kg tôi đổ từ 1,4 - 1,5 triệu đồng/kg. Cá giống dễ mua. Đầu ra thấy rất ổn định. Về nguồn thức ăn, mùa cá đồng mình mua cá đồng cho ăn. Hết cá đồng mình mua cá biển. Nên chọn mua cá nục để tăng độ đạm”.
    Nuôi được hơn ba tháng, cá chình lớn, ông Sáu Lâm tăng dần lượng thức ăn lên theo quá trình tăng trưởng của cá. Lúc này, thức ăn cho cá chình là các loại cá tạp, cá biển… được cắt thành từng khúc để trên vỉ tre thả xuống đáy bè để cá chình ăn. Bên cạnh đó, ông còn trộn vitamin tổng hợp vào thức ăn để bồi dưỡng và làm tăng sức đề kháng cho đàn cá chình. Ông thường xuyên theo dõi, chăm sóc đàn cá nuôi thật chu đáo và phòng ngừa dịch bệnh kịp thời theo đúng quy trình kỹ thuật đã được hướng dẫn của cán bộ Thủy sản huyện. Kết quả, trung bình cứ đầu tư khoảng 10kg thức ăn sẽ cho ra 1kg cá chình thương phẩm.

    Lãi khá

    Nhờ thường xuyên theo dõi sự tăng trưởng của đàn cá và phòng ngừa dịch bệnh kịp thời nên đến đầu tháng 11/2011, sau 28 tháng nuôi, ông Lâm cho cất bè và thu hoạch được tổng sản lượng trên 425 kg cá chình thương phẩm, bán giá bình quân 400.000 đồng/kg, thu được 182 triệu đồng. Trừ các khoản chi phí đầu tư và công chăm sóc, còn thực lãi hơn 100 triệu đồng. Ông Lâm hiện đang tiếp tục nuôi hơn 56 kg cá chình giống trong cái bè cũ cạnh nhà, đàn cá đã được hơn 2 tháng đang phát triển tốt.
    Ông Nguyễn Văn Mãi - Phó Chủ tịch UBND xã Phú Thành A cho biết: “Đây là mô hình dễ áp dụng, nhàn hạ, lợi nhuận cao. Bà con nông dân có khả năng nên học hỏi kinh nghiệm nuôi từ chỗ ông Sáu Lâm, áp dụng sẽ phát triển kinh tế gia đình bền vững”.
    Trần Trọng Trung (theo Thủy sản VN)
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    KỸ THUẬT NUÔI RẮN MỐI

    Nuôi rắn mối được xem là mô hình “nuôi hàng độc” hiếm có. Loài bò sát vốn thích sống hoang dã này không ai nghĩ sẽ nuôi nhốt được chúng.
    Rắn mối là loài bò sát, phân bố nhiều ở các nước nhiệt đới như Việt Nam, Lào, Campuchia... Rắn mối có đầu hình tam giác, có 4 chân, mỗi chân có 5 ngón, có vảy trên mình, vảy phía trên màu nâu và phía dưới màu trắng ngả vàng. Hai bên hông có hai sọc đỏ như lửa chạy dọc xuống tới hai chân sau. Qua tìm hiểu bước đầu, có thể phân ra hai loại là rắn mối lưng trơn và rắn mối lưng sọc. Đặc điểm của rắn mối lưng sọc là trên lưng có 7 sọc đen chạy dọc trên lưng, hai bên hông có hai sọc đỏ nhưng ngắn, có những đốm trắng chạy dọc tới đuôi. Còn rắn mối lưng trơn thì trên lưng không có sọc vảy, phía trên màu nâu và vảy phía dưới màu trắng ngả vàng. Phía bên hông có sọc đỏ chạy dọc tới tận hai chân sau.

    [​IMG]

    Cách tổ chức nuôi “hàng độc” khá đơn giản, có thể tận dụng nuôi trong các xô, chậu, thau.... tuy nhiên, thì tốt nhất nên xây chuồng để nuôi thương phẩm số lượng lớn. Chuồng được xây dựng theo hình chữ nhật có kích thước ngang 2 m, dài 5 m, cao 0,8 m. Mặt tường bên trong chuồng nên tô láng hoặc dán gạch men để tránh rắn thoát ra ngoài. Với kích thước như trên có thể nuôi được 1.000 con rắn mối. Dưới nền chuồng có thể bỏ gạch ống hay rơm, ngói, tôn bể.... để làm chỗ trú ẩn cho chúng. Phía trên lớp gạch ống, ngói này có thể bỏ rơm hay lá chuối làm bãi tắm nắng cho chúng. Khi bỏ gạch vào chuồng, chú ý đặt cách thành chuồng khoảng 30 cm để rắn mối không bò lên và nhảy ra ngoài.


    [​IMG]


    Lưu ý, rắn mối rất cần ánh nắng vì vậy có thể xây chuồng dạng hở (nửa mát, nửa nắng) để có bãi tắm nắng cho chúng, vừa làm nơi có thể chong đèn (dây tóc) để rắn mối sưởi ấm, vừa dẫn dụ côn trùng làm thức ăn cho rắn mối. Nên dùng gạch ống làm chỗ trú ẩn là tốt nhất, nếu làm rơm hay lá chuối khô sau một thời gian sẽ bị dính phân rắn mối, môi trường nuôi dễ ô nhiễm. Cần chú ý xây dựng chuồng thoáng mát và có bãi tắm nắng cho chúng. Thức ăn cho rắn mối là các loại côn trùng như mối, dế, gián, cào cào, sâu hoặc có thể cho ăn ếch, nhái con, cá băm nhỏ... Món khoái khẩu của rắn mối là con mối. Lượng thức ăn cho 1.000 con trong ngày là khoảng 0,5 kg. Trong chuồng bố trí hai cái dĩa làm máng ăn và máng uống. Cho ăn 3 lần trong một ngày, tránh cho chúng ăn thức ăn hôi, thiu, mốc.... nên thay nước sạch thường xuyên để tránh phân rơi vào máng uống.

    Rắn mối giống nên chọn những con khỏe mạnh không dị tật, dị hình, không cụt đuôi, bốn chân không khuyết tật và đều cỡ, chọn những con khỏe, di chuyển nhanh và không dị tật.
    Theo kinh nghiệm , cách phân biệt con đực và con cái như sau: với rắn mối lưng sọc thì con đực có đầu to, chân khỏe đuôi dài, có hai sọc đỏ chạy dọc hai bên hông, thân hình thon và khỏe mạnh. Con cái đầu nhỏ, đuôi nhỏ, chân nhỏ, di chuyển chậm chạp, có sọc đỏ chạy hai bên hông nhưng ngắn hơn con đực và có những đốm trắng hai bên hong chạy dọc lưng.

    [​IMG]
    Với rắn mối lưng trơn thì con đực có đầu to, chân khỏe, đuôi dài và khỏe, có hai sọc đỏ chạy dọc hai bên hông, thân hình thon và khỏe mạnh. Con cái có 7 sọc đen trên lưng, đầu nhỏ, đuôi nhỏ, chân nhỏ di chuyển chậm chạp, có sọc đỏ chạy hai bên hông nhưng ngắn hơn con đực và có những đốm trắng hai bên hông chạy dọc lưng.
    Rắn mối sinh sản vào mùa mưa, thời gian mang thai khoảng 2,5 tháng, sau đó sinh ra một cái bọc, trong bọc có rắn mối con, rắn mối con tự cắn bọc chui ra. Mỗi lần sinh sản khoảng 15 con, mỗi năm sinh sản một lần. Thời gian trưởng thành của rắn mối khoảng 5 tháng và bắt đầu sinh sản lúc 6 - 7 tháng tuổi. Làm chuồng cho rắn mối sinh sản cũng như chuồng nuôi rắn thịt nhưng phải tách riêng rắn mối đẻ ra và bỏ lá chuối khô nhiều vào chuồng và tránh tiếng động. Quan sát khi ta thấy rắn mối bụng hơi to thì tách riêng chăm sóc và cho vào chuồng sinh sản.
    Thịt rắn mối trắng, thơm và ngọt, có giá trị dinh dưỡng cao. Rắn mối có thể chế biến một số món ăn như chiên, nướng, xào lăn, rô ti, nấu cháo....
  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Ông chủ thu vài trăm triệu từ cả ngàn con rắn


    “Nếu so với làm 40 - 50 công ruộng chưa chắc đạt hiệu quả cao bằng…1 công đất vườn dùng để nuôi rắn của gia đình tôi”, anh Chau Sóc Kim, người Khơ-me ở ấp An Thuận (Châu Lăng, Tri Tôn, An Giang), khẳng định.
    [​IMG]

    Vợ chồng anh Kim kiểm tra lứa rắn sắp thu hoạch.

    Và, thực tế đã chứng minh lời anh nói khi vườn rắn chỉ rộng 1.000m2 mang về cho gia đình mỗi năm vài trăm triệu đồng.


    Vợ chồng anh Chau Sóc Kim và chị Nguyễn Thị Diễm Châu đến với nghề nuôi rắn thả vườn trong một dịp tình cờ. Cách đây khoảng 4 năm, anh Kim bị bệnh tai biến mạch máu khiến sức khỏe giảm sút. Do không thể làm việc nặng nhọc nên anh buộc phải tìm công việc nhẹ nhàng hơn để có tiền nuôi 3 đứa con ăn học và chăm sóc mẹ già. Lúc này, nhận thấy những loại rắn hoang dã như hổ hèo (còn gọi là gáo trâu), sọc dưa, gáo thường, hổ hành… có giá bán rất cao nhưng nguồn cung ngoài tự nhiên ngày càng ít, vợ chồng anh nảy sinh ý định nuôi rắn kiếm lời. Tuy nhiên, khi đi học hỏi mô hình nuôi rắn trong chuồng ở vài nơi, anh thấy hiệu quả không cao do rắn chậm lớn, dễ chết và gây ô nhiễm môi trường, hàng ngày phải vất vả vệ sinh chuồng trại…

    “Tôi chợt nghĩ, rắn là loài vật thích sống hoang dã. Tại sao mình không tạo môi trường tự nhiên để chúng sinh trưởng?”, anh Kim nhớ lại. Thế là vợ chồng anh quyết định đầu tư hơn 100 triệu đồng để lấp lại ao cá sau nhà, cải tạo thành vườn tạp và xây tường bao xung quanh. Sau đó, anh sang một trang trại ở Đồng Tháp mua 200 con rắn giống về thả nuôi.

    Trong khu vườn, anh xây 2 hộc dài bằng gạch để rắn đẻ trứng, trồng thêm các loại bạc hà, cỏ dại, cây ăn trái để chúng trú ngụ. Ở phía góc vườn, anh dẫn nước máy vào tạo thành ao nước tự nhiên để rắn có nước uống. Mỗi ngày, anh đặt mua từ 20 - 30kg ếch, nhái của những người hàng xóm với giá 20.000 đồng/kg thả vào vườn làm thức ăn cho chúng. Thế là từ 200 con rắn giống ban đầu, hiện vườn rắn đã tăng lên hơn 1.500 con.

    Để “lấy ngắn nuôi dài”, vợ chồng anh bán rắn giống cho những người có nhu cầu. “Cứ cách khoảng 10 ngày đến nửa tháng là có người đến mua từ 20 – 50 con rắn giống về nuôi. Chúng tôi bán với giá 500.000 đồng/con, riêng đối với rắn “bố mẹ” có giá 4,5 triệu đồng/cặp. Số tiền này dùng để chi tiêu trong gia đình và đầu tư mua thức ăn cho rắn”, chị Diễm Châu chia sẻ.

    Hiện tại, vợ chồng anh đang tích cực “vỗ béo” đàn rắn thịt để chuẩn bị cho đợt bán vào dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Nhờ cách thả nuôi gần giống như rắn hoang dã, rắn thịt tại vườn của anh Kim được thương lái đặt hàng với giá 900.000 đồng/kg rắn hổ hèo, 250.000 đồng/kg rắn sọc dưa, còn ráo thường và hổ hành có giá 200.000 đồng/kg.

    Thời điểm Tết năm trước, vợ chồng anh Kim thu về hơn 180 triệu đồng từ việc bán rắn thịt. Với lượng rắn tăng lên nhanh chóng và giá bán vẫn ở mức cao, vợ chồng anh dự đoán năm nay có thể đạt doanh thu gấp đôi so với cùng kỳ.

    Theo lời anh Kim, do rắn được thả trong vườn nên chúng đi “vệ sinh” vào gốc cây hoặc bụi cỏ, vô tình tạo thành phân cho cây phát triển, không gây ô nhiễm như nuôi trong chuồng. Đồng thời, rắn là loài vật khỏe, rất ít bệnh. Thường chúng chỉ mắc một chứng bệnh là đẹn lưỡi dẫn đến ăn yếu, chậm lớn. Trong trường hợp này, chỉ cần pha thuốc trị đẹn vào nước uống của rắn là xong.

    “Làm ruộng còn phải vất vả đi sạ lúa, phun thuốc, bón phân, thu hoạch… còn nuôi rắn khỏe re à, chỉ cần chú ý xây tường bảo vệ để chúng không thoát ra ngoài. Rắn đã quen hơi người nên muốn bắt chúng cũng dễ dàng, lại không lo đầu ra vì nhu cầu tiêu thụ rất lớn”, anh Chau Sóc Kim nhấn mạnh.

    Theo Chi cục Kiểm lâm An Giang, mô hình nuôi rắn thả vườn của vợ chồng anh Kim đã được các đơn vị này thường xuyên kiểm tra và đảm bảo các quy định về điều kiện thả nuôi động vật hoang dã. Mô hình này vừa giúp bảo tồn những loài rắn đang bị cạn kiệt dần ngoài tự nhiên, vừa tạo hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Đối với những hộ có nhu cầu nuôi rắn thả vườn, chỉ cần đăng ký với Chi cục Kiểm lâm để được hướng dẫn. Đồng thời, đơn vị này sẽ cấp giấy phép để chủ trang trại vận chuyển rắn đi tiêu thụ.
    Theo Ngô Chuẩn
    Báo An Giang


  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    [​IMG]

    Dây chuyền sinh học trong trang trại của tôi bắt đầu từ thứ bỏ đi , hoặc rất rẻ : phân heo !

    Phân --> Giòi + Viên thức ăn --> Ếch + Chuột --> Rắn .

    Phân và giống giòi hầu như không mất tiền .
    Rắn bán 1 tr/kg . Đầu ra vô tư , hiện nay cung không đủ cầu .

    Rắn con 1 tuần tuổi 250.000đ/con .
  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967

    Thứ 2, 30/01/2012, 17:58
    Đổi đời nhờ nuôi cá chình




    [​IMG]
    Bình thường, cá chình từ 500.000 - 550.000 đồng/kg, cuối năm 2011 cho tới nay giá cá chình lên tới 700.000 đồng/kg, thậm chí có lúc cao hơn.
    Nhiều hộ dân ở tỉnh Cà Mau có thu nhập cả năm 2011 từ 200 triệu đến 1 tỷ đồng nhờ nuôi cá chình thành công liên tục 2 vụ, cá trúng mùa và tăng giá đột biến. Bình thường, cá chình từ 500.000 - 550.000 đồng/kg, cuối năm 2011 cho tới nay giá cá chình lên tới 700.000 đồng/kg, thậm chí có lúc cao hơn.

    Ông Nguyễn Năm, xã Tân Thành, TP Cà Mau cho biết, gia đình ông có 2 ao nuôi cá chình, năm 2011, sau khi trừ hết chi phí, lãi 800 triệu đồng. Đây là một trong số hàng chục hộ dân ở vùng có thu nhập cao như vậy .
    Hiện nay, tỉnh Cà Mau có trên 400 hộ dân nuôi cá chình, giảm nhiều so với trước đây trên 1.200 hộ nuôi. Nguyên nhân giảm hộ nuôi cá chình là do thiếu con giống, có lúc giá bị rớt dưới 500.000 đồng/kg nên không có lãi nhiều. Đa số hộ dân trụ được với nghề nuôi cá chình ở TP Cà Mau.
    Nuôi cá chình cho thu nhập cao nhưng do sản lượng chưa có nhiều nên cung không đủ cầu. Hầu hết cá chình đều được các nhà hàng mua hết. Mặc dù vậy nhưng trong tương lai rất khó tăng thêm diện tích nuôi vì con giống đang bị khan hiếm. Nếu giải quyết được bài toán con giống, cá chình sẽ là vật nuôi giúp nông dân làm giàu.
    Theo Trần Thành Nên
    CAND
  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Vào vụ làm “hầm” bắt cá mùa khô




    [​IMG]
    Bước vào mùa khô, khi kênh mương cạn dần, cá bắt đầu tìm đường “đi” đến nơi có nhiều nước để sinh sống.
    Vào thời điểm này, các loại cá đồng thường tìm đường “vượt cạn”. Trong đó, cá lóc là loại “có số má” nhất. Cá lóc không chỉ “lóc” trên mương khô, mà nó còn có thể nhảy qua bờ ao.
    Đây cũng là thời điểm người dân vùng U Minh Hạ (Cà Mau) vào vụ làm “hầm” bắt cá.
    “Hầm” bắt cá làm rất đơn giản. Chỉ cần đào cái hố trên đường cá “đi”, rồi để chiếc khạp da bò xuống, sau đó dùng cây gài chiếc khạp lại và lá dừa che hai bên miệng "hầm" (phía hai bờ đất).
    Đêm xuống, cá men theo đường nước cạn để tìm đường về với ao sâu và rơi vào “hầm”.
    Khi làm “hầm” phải tìm nơi có dấu mòn cá “đi”, rồi đặt “hầm”. Thường, người ta hay đặt “hầm” ở miệng đìa hay mương trong vườn.
    “Hầm” thường được thăm vào buổi sáng sớm.
    Trước kia khi còn nhiều cá, người ta làm “hầm” bằng khạp da bò cỡ lớn, nhưng sáng ra cá nằm sắp lớp lên nhau đến hơn nửa khạp. Trong đó, không những có cá mà còn có lươn và rùa.
    [​IMG]
    Phát hiện đường cá "đi", đào hố làm “hầm”

    [​IMG]
    Sau khi đặt khạp da bò xuống hố, dùng cây gài hai bên miệng khạp cho chắc chắn

    [​IMG]
    Tạo “mặt đường” láng để cá dễ “đi”

    [​IMG]
    Dùng lá dừa, chehai bên miệng “hầm”

    [​IMG]
    Các công đoạn làm hầm hoàn tất

    [​IMG]
    Những con cá xấu số rơi vào “hầm”

    [​IMG]
    Chiến lợi phẩm sau khi mất khoảng 15 phút làm “hầm”

    Theo Gia Bách
    Thanh niên
  9. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142





    [};-=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>[};-​
    Steve Nguyen thích bài này.
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Phật thủ hình bàn tay Phật



    [​IMG]
    Quả phật thủ này có giá 1-3 triệu. Ảnh: Nongnghiepvietnam. Việt Nam đã lai ghép mắt thành công loại phật thủ có quả màu vàng kim giống bàn tay Phật, mỗi quả có 5-20 ngón chụm lại, tỏa mùi thơm mát dịu.

    Kỹ sư Kiều Thị Ánh Hồng, cán bộ Xí nghiệp sản xuất giống cây trồng Nậu Phó, Công ty cổ phần giống-vật tư nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam (Phú Thọ) cho biết, năm 2010, công ty bắt đầu nhập khẩu mắt ghép 500 cây phật thủ để thử nghiệm tạo gốc ghép cây theo kỹ thuật mới. Qua quá trình thử nghiệm, đến nay cây ghép đã cho ra hoa và kết trái vào đúng dịp Tết Nguyên đán này.
    Trên thế giới có 2 loại phật thủ: loại quả to như quả bưởi, ở chóp quả có hình bàn tay Phật, loại này có rất nhiều ở Việt Nam nhưng giá trị thấp. Giá bán trung bình của là 70.000 đồng mỗi quả. Còn loại phật thủ được ưa chuộng nhất, trồng trong chậu làm cảnh, quả màu vàng kim giống bàn tay Phật thì hiếm thấy. Loại cây này có giá 1-3 triệu đồng.
    Quả Phật thủ tượng trưng cho điềm may mắn, cát tường, mang đến nhiều điều tốt lành cho con người. Vì thế, nó được nhiều người chọn lựa để bày trên bàn thờ trong dịp Tết.
    Ngoài ra, phật thủ có tác dụng giảm đau, cầm máu, hóa đờm, chữa các chứng ăn không tiêu, đầy bụng, đau dạ dày, hạ huyết áp, cắt cơn hen và tăng chức năng tiêu hóa… Đặc biệt, tinh dầu quả còn là nguyên liệu để sản xuất các loại bánh mứt kẹo, nước giải khát, thực phẩm dinh dưỡng cao cấp.
    (Theo Vienamplus)
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này