1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Làm giàu từ Vườn - Ao - Chuồng - Rừng với niềm tin thắng lợi và tình yêu quê hương .

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 30/01/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3905 người đang online, trong đó có 95 thành viên. 06:02 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 122887 lượt đọc và 821 bài trả lời
  1. DungTri86

    DungTri86 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    28.334
    Mày hiểu nhưng cố tình spam làm loãng chủ đề !
    Chưa thấy thằng nào lì lợm như mày , mất dạy quá đi !

    Mod có khóa nick tao cũng nói mày là thằng khốn nạn bỉ ổi ! [r37)][r37)][r37)]

    Lại còn vi phạm nội quy F319 khi mày dùng tiếng Việt không dấu, đó là 1 lỗi mà Mod từng khóa nick bao người khác đấy !
  2. DungTri86

    DungTri86 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    28.334
    Tao mệt mỏi vì sự phá rối của mày quá rồi đấy !

    Đừng vào topic của tao nữa ! [r23)][r23)][r23)]
  3. DungTri86

    DungTri86 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    28.334



    28 người đang vào chủ đề này, trong đó có 1 thành viên:
    DungTri86


    Đông người muốn làm nông giống tôi nhỉ ?
  4. MITBI09

    MITBI09 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2009
    Đã được thích:
    952

    chả dấu gì anh, em là dân xây dựng anh ạ em làm cho Sông Đà rồi em bỏ SĐ và quay về buôn ô tô , sau đó em nhảy sang mua đất xây nhà bán được mấy năm anh ạ, và em cũng kiếm được 1 số vốn cơ bản, ròi năm 2011 đi qua em, em định đầu năm 2012 là em chuyển sang mô hình VAC đó, ko ngờ em cũng có cùng quan điểm với các bác trên đây các bác nhỉ. thực ra em định làm mô hình VAC từ tết âm lịch ra nhưng bạn bè anh em cứ gàn khuyên ko cho làm thế là em lại bị tác động tư tưởng và dừng lại chưa làm gì cả đó anh ạ, chứ ko là em cũng đang đi vào hoạt động rồi đó, Chúc mừng các bác có quan điểm và làm mô hình trang trại VAC. [r2)][r2)][r2)]
  5. DungTri86

    DungTri86 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    28.334


    Thực hư về cafe chồn


  6. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Hihi E cũng đang mở VAC.Mong bác vào nhiều cho e học hỏi.[r2)][r2)][r2)][r2)]
  7. Dukichxom

    Dukichxom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    279
    mình cũng vậy, cứ chiều giao dịch ck xogn là lọ mọ vào topic này để đọc
    hiện tại thấy TQ mua đỉa vn nhiều, mình muốn nuôi đỉa để xuất khẩu sang TQ, ai có kinh nghiệm hay tài liệu nuôi đỉa chia sẻ kn cho mình với. mình cảm ơn
  8. DungTri86

    DungTri86 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    28.334
    Nuôi đỉa là vi phạm pháp luật Việt Nam !
    Đã có chỉ thị cấm nuôi đỉa của Bộ NN & PTNT :

    http://www.anninhthudo.vn/Xa-hoi/Cam...ng/426982.antd

    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20...buou-vang.aspx

    Tôi không hoan nghênh bạn vào đây tuyên truyền phá hoại chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước Việt Nam !

    Thật ra ngay từ lần đầu vào topic này , bạn đã bộc lộ ý đồ spam topic . chủ đích nói ngược để gây tranh cãi chứ không có thiện chí .
    Vì vậy tôi yêu cầu bạn chấm dứt ngay hành vi đó !

    Vắn tắt : Bạn không nên đến đây !

    Đừng để chúng tôi phải đuổi như đuổi chó ghẻ vào nhà ! b-(b-(b-(


  9. DungTri86

    DungTri86 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    28.334
    Trúng đậm tiền tỉ nhờ sáng tạo cách nuôi cá lăng 'ngược đời'


    Rất nhiều người ở Tây Nguyên nuôi được cá lăng, nhưng trúng đậm tiền tỉ từ loài cá có nguồn gốc hoang dã này chỉ có anh Nguyễn Minh Tuấn ở xã Ea Kao, TP.Buôn Ma Thuột.


    [​IMG] Anh Tuấn thu bạc tỉ với cá lăng nuôi l ồng trên hồ Ea Kao - Ảnh: Trung Chuyên
    Theo anh Tuấn, cá lăng rất khó nuôi l ồng, phải biết rõ đặc tính của cá để áp dụng kỹ thuật nuôi phù hợp, chi phí thấp mà hiệu quả cao. Chỉ riêng việc khám phá tập tính ăn đêm của loài cá này cũng đã giải quyết nhiều vấn đề then chốt. Nhiều người nuôi cho cá lăng ăn ban ngày mà không biết rằng phần lớn thức ăn không được cá ăn hết đã chìm xuống đáy hồ, gây lãng phí và cá lại lâu lớn.


    Anh Tuấn làm ngược lại, cho cá ăn bữa chính ban đêm; cùng cách làm sáng tạo là thiết kế hai tầng l ồng, l ồng trên nuôi cá lăng, l ồng dưới nuôi cá rô phi để tận dụng thức ăn thừa từ l ồng trên chìm xuống. Cá rô phi là loài ăn tạp nên sẽ dọn sạch cặn bã ở đáy lưới, làm vệ sinh cho các l ồng cá lăng. Năm 2009, với 4 l ồng cá lăng nuôi thử đầu tiên, anh Tuấn thu được 2 tấn cá thương phẩm, lãi được 300 triệu đồng, trong khi 20 l ồng cá diêu hồng, rô phi chỉ lãi 50 triệu đồng. Từ thành công này, anh chuyển sang tập trung nuôi cá lăng, với 15 l ồng cá thương phẩm, 7 l ồng cá giống.


    Anh Tuấn bảo: “Việc tự sản xuất thức ăn cũng là khâu quan trọng, giúp tôi chủ động gia giảm dinh dưỡng cho cá, bảo đảm cá không nhiễm bệnh từ bên ngoài”. Ngay bên hồ Ea Kao là trang trại nuôi giun quế cùng với dàn máy xay, ép thức ăn khép kín được anh Tuấn tự chế tạo, lắp ráp. Nhờ vậy, chi phí nuôi cá càng giảm, lợi nhuận càng cao. Năm 2010, với giá bán bình quân 170.000 đồng/kg cá lăng, trừ chi phí anh Tuấn thu lãi 700 triệu đồng và năm 2011 đạt tới 1,4 tỉ đồng lợi nhuận từ loài cá lăng có tiếng khó nuôi. Năm nay anh Tuấn dự tính sẽ thu lãi hơn 2 tỉ đồng từ 15 tấn cá lăng thương phẩm, chưa kể một số loại cá khác và giun quế.


    Từng trải qua thăng trầm trong nghề, anh Tuấn cho biết sẵn sàng hỗ trợ, cung cấp kinh nghiệm cho những thanh niên muốn lập nghiệp bằng nghề nuôi cá lăng. Anh cũng đã giúp chuyển giao công nghệ nuôi giun quế làm thức ăn, cùng quy trình, kỹ thuật nuôi cá lăng trong l ồng ở hồ thủy điện Sêrêpôk 4. Hiện sản phẩm của anh không chỉ tiêu thụ ở các tỉnh Tây nguyên mà còn vươn ra thị trường các tỉnh, thành: Khánh Hòa, Đà Nẵng, Huế… “Sang năm 2013, tôi dự định nâng lên 70 l ồng cá lăng với diện tích nuôi 3.000 m2 và tiến tới xây dựng một nhà hàng nổi trên hồ Ea Kao này để khuếch trương thương hiệu đặc sản cá lăng Tây nguyên” - anh Tuấn lạc quan nói.


    Theo Trung Chuyên
    Thanh Niên

  10. DungTri86

    DungTri86 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    28.334
    Kỹ thuật nuôi dưỡng chim cút mái trong giai đoạn đẻ trứng
    Cập nhật lúc: 15:00 29/05/2012
    [​IMG]

    Để đạt năng suất cao, trong giai đoạn chim cút đẻ trứng, cần cung cấp cho chim đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng. Ngoài protein, năng lượng trao đổi, lisine, methionin… còn cần chú ý đến canxi, phospho, vì 2 nguyên tố này có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng vỏ trứng và bộ xương của cơ thể. Nồng độ canxi cho chim đẻ trứng phải đạt 2,5-3,5 %, phospho dễ tiêu là 0,5-0,6%.

    Cần phải lưu ý rằng, các nhu cầu dinh dưỡng mà bài viết đưa ra là những hướng dẫn và để tham khảo, cần được thay đổi để phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi cơ sở sản xuất, giống chim, mùa vụ, tiểu khí hậu chuồng nuôi và năng suất đàn chim…. Các cán bộ kỹ thuật phải dựa vào kiến thức về dinh dưỡng gia cầm để vận dụng một cách linh hoạt và hiệu quả nhất.

    Khi chuyển thức ăn của chim hậu bị sang thức ăn của chim đẻ cần phải chuyển từ từ, cũng như chuyển từ thức ăn cho chim con sang chim hậu bị.

    Kỹ thuật cho ăn
    Số lượng thức ăn cung cấp cho chim mái đẻ hàng ngày phụ thuộc vào tỷ lệ đẻ. Cần căn cứ vào tỷ lệ đẻ mà cho ăn phù hợp. Chim mái đẻ trứng theo quy luật, bắt đầu đẻ vào tuần tuổi thứ 11, đến tuần tuổi thứ 15-16, chim đẻ rất nhiều, 95-98 %, duy trì khoảng 7-8 tuần rồi dần dần giảm xuống.

    - Từ khi đẻ bói cho đến khi tỷ lệ đẻ đạt đỉnh cao

    Khi đàn chim vào đẻ, tỷ lệ đẻ có thể tăng rất nhanh hoặc rất chậm tuỳ thuộc vào độ đồng đều của đàn chim và các điều kiện khác (nhiệt độ, độ ẩm môi trường, chế độ chiếu sáng, kỹ thuật nuôi trong giai đoạn hậu bị v. v..). Có nhiều biện pháp khác nhau để tăng lượng thức ăn trong giai đoạn này.

    + Cách thứ nhất là dựa vào mức tăng tỷ lệ đẻ

    Nếu tỷ lệ đẻ hàng ngày tăng trên 3 %, nên cho chim ăn lượng thức ăn cao nhất khi tỷ lệ đẻ đạt 35%;

    Nếu tỷ lệ đẻ tăng từ 2-3 %, cho chim ăn lượng thức ăn cao nhất vào lúc tỷ lệ đẻ đạt 45%;

    Nếu tỷ lệ đẻ tăng từ 1- 2 %, cho chim ăn lượng thức ăn cao nhất khi tỷ lệ đẻ đạt 55% ; Nếu tỷ lệ đẻ tăng dưới 1 %, cho chim ăn lượng thức ăn cao nhất khi tỷ lệ đẻ đạt 65- 75%.

    + Cách thứ hai là dựa vào độ đồng đều của đàn chim ở 9 tuần tuổi
    Độ đồng đều của đàn chim được xác định bằng công thức: Độ đồng đều =(n/N)100

    Trong đó, n là số chim có khối lượng nằm trong khoảng khối lượng trung bình của đàn ± 10%; N tổng đàn chim

    Nếu hệ số biến dị (Cv%) của đàn chim 12%, sau khi tỷ lệ đẻ đạt 15% tăng lượng thức ăn thêm 15-20%; Sau khi tỷ lệ đẻ đạt 25% tăng tiếp 5%; sau khi tỷ lệ đẻ đạt 35% tăng tiếp 5% và sau khi tỷ lệ đẻ đạt 50% sẽ cho ăn lượng thức ăn tối đa.

    Cần hạn chế bắt chim cút, vì chúng rất nhút nhát và hoảng loạn, bị stress nặng khi bắt chim.

    - Sau khi đàn chim đạt đỉnh cao tỷ lệ đẻ

    Khi tỷ lệ đẻ của đàn chim tăng đến một độ cao nhất định, dừng ở đó một số ngày (khoảng 7 – 10 ngày) mà không tăng thêm hoặc giảm đi nữa, như vậy tỷ lệ đẻ của đàn chim đã đạt đỉnh cao. Lúc này nếu không giảm lượng thức ăn hàng ngày thì đàn chim sẽ thừa năng lượng, tích luỹ mỡ và quá béo, tỷ lệ đẻ sẽ giảm nhanh, trứng bé.

    Tuỳ điều kiện thực tế như thời tiết, khí hậu, khối lượng trứng, mức giảm tỷ lệ đẻ, sức khoẻ của đàn chim và những yếu tố stress… mà giảm lượng thức ăn hàng ngày của mỗi chim mái đẻ từ 0,5-1 g, nhưng chỉ được giảm 10% mà thôi và phải giảm từ từ. Ví dụ, khi chim ăn nhiều nhất (lúc đẻ 98-99%) là 28 g/con/ngày, thì chỉ được giảm nhiều nhất là 10% x 28 g = 2,8 g, tức là sẽ cho ăn tối thiểu là 28-2,8 = 25,2 g/con/ngày.

    Cần bổ sung thêm sỏi cho chim đẻ, đường kính sỏi 1-2mm. Mỗi lồng chim nên đặt 1 máng sỏi ở phía ngoài cho chim ăn tự do.

    Trong quá trình cho ăn, cần lưu ý điều kiện khí hậu để điều chỉnh mức năng lượng của khẩu phần cho thích hợp, quan trọng nhất là nhiệt độ chuồng nuôi. Khi nhiệt độ chuồng nuôi cao hơn 20 độ C, nếu tăng 1 độC thì giảm khoảng 0,4 kcal năng lượng cho một chim, giảm 1 độ C phải tăng thêm 0,6 kcal.

    Thời gian khai thác chim mái: có thể cho chim mái đẻ đến 60 tuần, sau đó tỷ lệ đẻ giảm. Thời gian kết thúc sớm hoặc muộn hơn tuỳ thuộc vào tỷ lệ đẻ và giá trứng trên thị trường.

    Máng ăn

    Dùng máng ăn dài gần bằng chiều ngang lồng chim, mỗi máng ăn dùng cho 25-30 chim.

    Nước uống

    Đối với chim mái đẻ, ngoài các yếu tố ảnh hưởng chung, nhu cầu về nước phụ thuộc vào tỷ lệ đẻ trứng. Khi tỷ lệ đẻ càng cao thì lượng nước uống cũng càng cao, có thể đến 40-70 g nước/con/ngày. Biết được nhu cầu này để cung cấp đủ nước sạch cho chim là một việc làm quan trọng.

    BBT
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này