Làm giàu từ Vườn - Ao - Chuồng - Rừng với niềm tin thắng lợi và tình yêu quê hương .

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 30/01/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5474 người đang online, trong đó có 490 thành viên. 19:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 5 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 5)
Chủ đề này đã có 122049 lượt đọc và 821 bài trả lời
  1. DungTri86

    DungTri86 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    28.334
    Phòng bệnh tổng hợp cho thủy sản nuôi trong mùa hè
    Cập nhật lúc: 16:53 16/05/2012
    [​IMG]
    Ảnh minh họa
    Để tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ phát sinh bệnh cho thủy sản nuôi, nhất là trong mùa hè nắng nóng hay xuất hiện những cơn mưa bất chợt, người nuôi thủy sản cần thực hiện tốt các biện pháp quản lý môi trường nuôi cho phù hợp với nhu cầu sinh thái của vật nuôi và ổn định trong suốt vụ nuôi, cụ thể như sau:

    1. Chống ô nhiễm hữu cơ xảy ra trong ao nuôi
    - Xác định chính xác khẩu phần thức ăn và cho ăn nhiều bữa trong ngày là biện pháp cần thiết để giảm chất thải hữu cơ trong ao nuôi thông qua giảm lượng thức ăn dư thừa và thức ăn bị phân giải ngoài môi trường nước ao.
    - Thường xuyên dùng chế phẩm vi sinh có thể ổn định tảo và giảm chất hữu cơ trong ao nuôi một cách từ từ nhưng lại rất có hiệu quả. Mặt khác, cần hạn chế dùng kháng sinh và hóa dược, bởi nếu dùng thường xuyên, thuốc có thể tiêu diệt hệ vi sinh vật có lợi ở đáy ao, giảm quá trình chuyển hóa lượng chất hữu cơ lơ lửng và lắng tụ ở đáy ao.
    - Chống xói lở bờ ao và chống nước mưa có thể kéo theo các chất thải hữu cơ vào trong ao cũng là biện pháp cần thiết. Việc dùng bạt che phủ bờ ao nuôi tôm cũng nhằm đạt được mục đích này. Nguồn nước lấy vào ao phải qua lắng lọc, đặc biệt cần thiết khi nuôi ở các vùng cửa sông, nơi có hàm lượng lớn phù sa trong nước.
    - Áp dụng các mô hình nuôi ghép, nuôi luân canh và nuôi tổng hợp có thể giúp người nuôi quản lý môi trường thích hợp và bền vững.

    2. Quản lý độ trong
    Độ trong của nước nuôi thủy sản chủ yếu phụ thuộc vào mật độ của sinh vật phù du có trong ao. Khi độ trong quá thấp, thường do tảo phù du phát triển quá dày, làm các chỉ số pH, DO biến động rất lớn gây sốc cho thủy sản nuôi trong ao. Ngược lại khi độ trong cao, hàm lượng ôxy thường thấp và tảo đáy có nguy cơ bùng phát mạnh, cạnh tranh không gian hoạt động và ôxy về ban đêm, gây sốc cho tôm cá. Độ trong của nước ao nuôi tôm sú tốt nhất là 30 - 40cm. Để có độ trong thích hợp và ổn định, người nuôi cần:
    - Dùng phân hữu cơ, vô cơ, vi sinh để gây màu nước trước khi thả nuôi.
    - Định kỳ dùng vôi CaCO3 hay CaMg(CO3)2 để ổn định pH và độ cứng trong ao nuôi thủy sản nước mặn nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định của tảo phù du trong suốt vụ nuôi.
    - Dùng chế phẩm vi sinh (EM) cung cấp thường xuyên và đầy đủ muối dinh dưỡng và CO2 cho tảo phát triển ổn định.
    - Khi độ trong quá thấp do tảo phù du phát triển mạnh, cần thay một phần nước hoặc tắt máy sục khí cho tảo dồn vào góc ao theo chiều gió, dùng formol nồng độ 4-10 ppm diệt bớt tảo tại góc ao đó, sau đó lại vận hành máy quạt nước trở lại bình thường.

    3. Quản lý độ mặn
    - Trong ao nuôi, sau các cơn mưa lớn kéo dài, độ mặn có sự phân tầng, do vậy cần thiết phải thay nước tầng mặt và lấy nước tầng đáy để ổn định độ mặn, tránh gây sốc cho thủy sản nuôi.
    - Sử dụng nguồn nước ngọt tại chỗ để giảm độ mặn trong các ao nuôi thủy sản vào mùa khô, mùa có độ mặn cao, nhiều khi lên đến 50‰.

    4. Quản lý pH
    pH nước tăng cao hay xuống thấp không những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của thuỷ sản nuôi mà còn gây chết khu hệ thủy sinh trong ao, gây tàn tảo và tác động xấu tới môi trường, sức khỏe thủy sản. pH nước ao còn ảnh hưởng đến tính độc của các loại khí NH3 và H2S tới đời sống của thủy sản nuôi.
    Trong các ao nuôi tôm, khi pH cao vượt giới hạn cho phép, có thể dùng đường cát (Sucrose) rắc xuống ao cũng có thể làm giảm pH do hoạt động lên men đường của các vi sinh vật. Khi khẩn cấp, có thể dùng một số loại axit hữu cơ phun xuống ao để giảm pH khi cần thiết.
    5. Quản lý lượng khí Ammoniac (NH3)
    Sự tồn tại của khí NH3 trong hệ thống nuôi trồng thủy sản hoàn toàn bất lợi cho đời sống của vật nuôi. Có thể ức chế quá trình đào thải NH3 và ứ đọng NH3 trong cơ thể dẫn đến đầu độc sinh vật nuôi. Trường hợp nặng có thể gây chết, nhẹ có thể gây sốc, làm tăng lượng NH3 trong máu, ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan tuần hoàn, hô hấp, gan tụy và thần kinh. Để quản lý hàm lượng NH3 trong ao, tránh những ảnh hưởng bất lợi tới sức khỏe của thủy sản nuôi, cần thực hiện một số biện pháp sau:
    - Định kỳ dùng chế phẩm vi sinh trong các ao nuôi thâm canh, chu kỳ nuôi dài để giảm hàm lượng nitơ dư thừa trong nước ao.
    - Ổn định pH nước ao trong giới hạn 7,5 - 8,5 (nước mặn) để kìm hãm sự chuyển đổi giữa các dạng khác nhau của nitơ.
    - Có thể định kỳ dùng một số thuốc sát trùng có tính ôxy hóa cao để khử một lượng khí độc sản sinh ra trong ao nuôi (Iodine, BKC, H2O2 …)
    Khi cần thiết và điều kiện cho phép, cần thay nhanh nước ao bằng nguồn nước mới để giảm khẩn cấp hàm lượng NH3 trong ao nuôi.

    6. Quản lý khí Sulfua hydro (H2S)
    Để tránh hiện tượng tôm cá bị sốc hay chết do H2S, trong nuôi trồng thủy sản có một số biện pháp sau:
    - Tăng cường hoạt động đảo nước, sục khí để H2S có thể thoát ra ngoài.
    - Khi nuôi tôm cá tại những rừng ngập mặn, cần vét hết chất thải, bùn sau mỗi chu kỳ nuôi, đầm nén kỹ đáy ao.
    - Khi có dấu hiệu tôm cá bị ngộ độc do H2S, có thể thay nước khẩn cấp để cứu đàn vật nuôi, sau đó tìm cách khử nguồn gốc sinh ra loại khí độc này.
    Theo sách giáo khoa Bệnh học thủy sản.

  2. DungTri86

    DungTri86 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    28.334
    Đăk Nông: Nuôi dế thương phẩm - nghề mới dễ làm giàu
    Cập nhật lúc: 11:01 23/04/2012
    [​IMG]
    Thùng nuôi dế (ảnh minh họa)
    Trong những năm gần đây, trên địa bàn huyện Cư Jút (Đăk Nông) đã có nhiều hộ nông dân mạnh dạn đầu tư đưa các cây, con giống mới vào sản xuất. Những mô hình này không những giúp bà con nông dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần tích cực trong việc thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở địa phương. Mô hình trang trại nuôi dế thương phẩm khép kín của gia đình ông Vương Văn Phương ở thôn 4, xã Nam Dong là một trong những mô hình như thế!

    Khi chúng tôi đến thăm, ông Phương đang chăm sóc các thùng dế con vừa mới nở. Ông cho biết, năm 2009, ông tình cờ biết đến nhiều mô hình nuôi dế thương phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao qua chương trình truyền hình “Bạn của nhà nông” trên kênh VTV2. Vì tò mò, ông đã tiếp tục tìm hiểu thông tin qua Internet và nhận thấy đây là một loài vật nuôi mới có nhiều triển vọng. Là một người nhạy bén trong làm kinh tế nên ngay sau đó, ông đã lặn lội tìm đến các trang trại nuôi dế ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội để tham quan và học hỏi thêm.
    Khi đã có chút hiểu biết về kỹ thuật nuôi dế, ông đã đầu tư vốn mua con giống về nuôi. Vừa nuôi, vừa nhân giống và rút kinh nghiệm. Từ vài thùng ban đầu, đến nay gia đình ông đã xây dựng được trang trại dế với quy mô 400 thùng.
    Kỹ thuật nuôi dế khá đơn giản, có thể tận dụng thùng gỗ hoặc xô, chậu nhựa để làm chuồng nuôi, bên trong đặt từ 10-15 chiếc rế tre xếp chồng lên nhau hoặc phủ một lớp cỏ khô để làm nơi cho dế sinh sống. Trung bình một con dế mái, trong thời gian nuôi 60 ngày nuôi có thể đẻ liên tục từ 30-40 trứng/ngày, trứng dế được đưa vào các khuôn cát ẩm và ấp từ 10-12 ngày trứng sẽ nở thành dế con. Tỉ lệ nở trứng ở loài dế luôn đạt trên 95%.
    Theo ông Phương, dế có vòng đời và thời gian sinh trưởng ngắn, chỉ sau 50 - 60 ngày nuôi, dế đã trưởng thành và có thể xuất bán. Mỗi thùng dế từ 1.000- 1.500 con, khi trưởng thành có trọng lượng từ 500 – 700gr/thùng. Với 400 thùng dế, sau 2 tháng nuôi gia đình ông có thể thu về trên 250 kg dế thương phẩm. Với giá bán trên thị trường hiện nay từ 250.000- 300.000đồng/kg, có thời điểm lên đến 500.000 đồng, sau khi trừ chi phí đầu tư, gia đình ông thu lãi trên 50 triệu đồng.
    Ông Phương cho biết, ông đang tiếp tục đầu tư xây dựng trang trại nuôi dế theo đúng quy trình kỹ thuật và dự kiến sẽ phát triển mô hình lên quy mô 1.200 thùng, với quy trình khép kín từ giai đoạn đẻ trứng, ấp trứng, ấu trùng, dế con, dế sữa đến dế trưởng thành.
    Theo tính toán của ông Phương, khi trang trại nuôi dế của gia đình đi vào hoạt động ổn định sẽ đảm bảo cung cấp cho thị trường từ 10-12 kg dế thương phẩm/ngày. Đồng thời, giải quyết việc làm thường xuyên cho 8-10 lao động địa phương.
    Hiện nay dế đang là món ăn đặc sản được nhiều thực khách ưa chuộng nên tiềm năng thị trường dế thương phẩm rất khả quan. So với các mô hình chăn nuôi khác, nuôi dế có nhiều ưu điểm hơn, không tốn quá nhiều diện tích và công chăm sóc, chi phí thức ăn thấp, có thể tận dụng những phụ phẩm sẵn có trong nông nghiệp như cám đậu, bắp và các loại rau cỏ nên lợi nhuận cao. Bên cạnh đó, dế cũng là loại côn trùng nên rất dễ thích nghi với điều kiện sống ở địa phương, ít dịch bệnh và không gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy người nuôi có thể chủ động tự nhân giống quay vòng mà không tốn chi phí đầu tư ban đầu.
    Mô hình nuôi dế thương phẩm đã khá phổ biến ở một số nơi như, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và các tỉnh miền Tây Nam Bộ nhưng lại khá mới mẽ đối với bà con nông dân của ở Đăk Nông. Hy vọng trong thời gian tới, các cấp, các ngành quan tâm, hỗ trợ về vốn, khoa học kỹ thuật để bà con ở Đăk Nông có điều kiện nhân rộng mô hình, góp phần cải thiện kinh tế gia đình cũng như góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
    Nguyễn Văn Hiếu - TTKNKN Đắk Nông



  3. DungTri86

    DungTri86 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    28.334
    Đồng Tháp: Nuôi cá chình trong bè


    [​IMG]
    Thức ăn của cá chình giống là cá tạp
    Ông Phan Văn Lâm (Sáu Lâm), ngụ tại ấp Phú Điền, xã Phú Thành A là người tiên phong trong huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp áp dụng thành công mô hình nuôi cá chình trong bè cho thu nhập cao.

    Cách nuôi đơn giản
    Với một cái bè 16m2 được thiết kế rất đơn giản (chiều dài 4m, chiều ngang 2m và chiều cao 2m) đặt xuống lòng kênh Đồng Tiến phía trước nhà, vào cuối năm 2009, ông Lâm thả tổng cộng 50kg cá chình giống vào bè nuôi. Trước khi thả cá giống, ông vệ sinh bè sạch sẽ bằng vôi bột rồi ngâm dưới mặt nước nhiều ngày. Tiếp đó, ông thả cá chình giống và cho chúng ăn các loại cá, tép... được đánh bắt ngoài tự nhiên, hoặc mua cá biển đem về xay nhuyễn trộn với bột gòn. Lúc đầu cá chình còn nhỏ, cách một ngày ông cho cá ăn một lần từ 1,5 - 2kg thức ăn. Ông Sáu Lâm cho biết: “Khó nhất là buổi ban đầu. Vì mình mới bắt giống về nó bị xây xát, cá hao hụt khoảng 2 tháng hoặc 3 tháng… Vốn đầu tư ban đầu nói chung có cao. Cá 3 con/kg là 330.000 đồng/kg; còn loại 40 - 50 con/kg tôi đổ từ 1,4 - 1,5 triệu đồng/kg. Cá giống dễ mua. Đầu ra thấy rất ổn định. Về nguồn thức ăn, mùa cá đồng mình mua cá đồng cho ăn. Hết cá đồng mình mua cá biển. Nên chọn mua cá nục để tăng độ đạm”.
    Nuôi được hơn ba tháng, cá chình lớn, ông Sáu Lâm tăng dần lượng thức ăn lên theo quá trình tăng trưởng của cá. Lúc này, thức ăn cho cá chình là các loại cá tạp, cá biển… được cắt thành từng khúc để trên vỉ tre thả xuống đáy bè để cá chình ăn. Bên cạnh đó, ông còn trộn vitamin tổng hợp vào thức ăn để bồi dưỡng và làm tăng sức đề kháng cho đàn cá chình. Ông thường xuyên theo dõi, chăm sóc đàn cá nuôi thật chu đáo và phòng ngừa dịch bệnh kịp thời theo đúng quy trình kỹ thuật đã được hướng dẫn của cán bộ Thủy sản huyện. Kết quả, trung bình cứ đầu tư khoảng 10kg thức ăn sẽ cho ra 1kg cá chình thương phẩm.

    Lãi khá

    Nhờ thường xuyên theo dõi sự tăng trưởng của đàn cá và phòng ngừa dịch bệnh kịp thời nên đến đầu tháng 11/2011, sau 28 tháng nuôi, ông Lâm cho cất bè và thu hoạch được tổng sản lượng trên 425 kg cá chình thương phẩm, bán giá bình quân 400.000 đồng/kg, thu được 182 triệu đồng. Trừ các khoản chi phí đầu tư và công chăm sóc, còn thực lãi hơn 100 triệu đồng. Ông Lâm hiện đang tiếp tục nuôi hơn 56 kg cá chình giống trong cái bè cũ cạnh nhà, đàn cá đã được hơn 2 tháng đang phát triển tốt.
    Ông Nguyễn Văn Mãi - Phó Chủ tịch UBND xã Phú Thành A cho biết: “Đây là mô hình dễ áp dụng, nhàn hạ, lợi nhuận cao. Bà con nông dân có khả năng nên học hỏi kinh nghiệm nuôi từ chỗ ông Sáu Lâm, áp dụng sẽ phát triển kinh tế gia đình bền vững”.
    Trần Trọng Trung (theo Thủy sản VN)
  4. DungTri86

    DungTri86 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    28.334
    Địa chỉ cung cấp ba ba giống uy tín
    Cập nhật lúc: 10:23 09/06/2010
    [​IMG]

    Trang trại của anh Nguyễn Minh Lanh đã nuôi và nhân giống thành công ba ba sạch bệnh, kích cỡ đa dạng. Trang trại nhận cung cấp giống với số lượng lớn, con giống to, khỏe. Nhiều người nuôi ở Hà Nội đã đặt mua trứng sắp nở và giống ba ba với giá thấp hơn so với mặt bằng chung tại miền Nam.


    Trang trại của anh Nguyễn Minh Lanh đã nuôi và nhân giống thành công ba ba sạch bệnh, kích cỡ đa dạng. Trang trại nhận cung cấp giống với số lượng lớn, con giống to, khỏe. Nhiều người nuôi ở Hà Nội đã đặt mua trứng sắp nở và giống ba ba với giá thấp hơn so với mặt bằng chung tại miền Nam.
    BẢNG BÁO GIÁ BABA GIỐNG GIAOTẠI TRANG TRẠI
    - Baba có chiều dài 3 - 3,5 cm (khoảng 200 con/kg): 2400 đồng/con (phao 5 %)
    - Baba có chiều dài 3,5 - 4,5cm (khoảng 100 con/kg): 4500đồng/con (phao 5 %)
    - Baba có chiều dài 5 – 6 cm (khoảng 50 con/kg): 8000 đồng/con (phao 3%)
    - Baba có chiều dài 7 – 9 cm (khoảng 15-20con/kg): 10000đồng/con (phao 2%)
    - Baba cỡ 10 cm trở lên: 14000 đồng/con (phao 1%). Đối với ba ba giống cỡ to, trang trại có bao bì cho từng con để tránh xây xước.
    Chi phí vận chuyển bằng máy bay từ sân bay Cần Thơ ra Hà Nội là 20.000 đồng/kg. Tuy nhiên chủ trang trại khuyến khích khách đến mua giống tại trang trại để có cơ hội chọn lựa, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm nuôi ba ba.
    Mọi chi tiết xin liên hệ với anh Trần Minh Lanh
    Địa chỉ: Xã Hưng Phú – Huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng
    Điện thoại: 0977. 691 633 – 079 387 3258
    Email: lanhbaba@yahoo.com.vn
    Website: www.babaviet.com.vn; www.babaviet.com
  5. DungTri86

    DungTri86 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    28.334

    Kỹ thuật nuôi dế
    Cập nhật lúc: 14:09 24/08/2011
    [​IMG]
    Theo traidethanhtung.vn
    Mỗi ngày lấy khay đẻ trứng ra 1 lần và đưa khay mới vào để nhân trứng cho hôm sau. Khi đưa khay trứng vào hộp ấp (hộp nhỏ như hộp đựng mì tôm), cần chuẩn bị khăn bông thấm nước (loại khăn rửa mặt trẻ em, cỡ 10 x 10 cm), 1 cái đặt dưới đáy hộp ấp để khay trứng đè lên và 1 cái phủ trên mặt khay. Sau đó đậy nắp hộp lại, để trong thùng nuôi có che xung quanh.

    1. Dụng cụ nuôi
    Có thể tận dụng các thùng nhựa, chum, vại có đường kính từ 20 - 50 cm để nuôi dế. Sử dụng bìa cứng, phên tre hoặc tấm ván mỏng… khoét một lỗ ở giữa với đường kính 3 - 4 cm làm nắp đậy thùng nuôi.
    Dụng cụ nuôi dế cần được vệ sinh sạch sẽ và xông hơi fóc-môn khử trùng trước khi nuôi.
    Khay cho dế đẻ có thể làm khay chuyên dùng bằng gỗ như khuôn gói bánh chưng hình vuông cỡ 5 cm, cao 2 cm. Trong khay đẻ để một ít đất ẩm tơi, lượng đất ẩm trong khay dày khoảng 1,5 cm.
    2. Kỹ thuật ấp trứng
    Mỗi ngày lấy khay đẻ trứng ra 1 lần và đưa khay mới vào để nhân trứng cho hôm sau. Khi đưa khay trứng vào hộp ấp (hộp nhỏ như hộp đựng mì tôm), cần chuẩn bị khăn bông thấm nước (loại khăn rửa mặt trẻ em, cỡ 10 x 10 cm), 1 cái đặt dưới đáy hộp ấp để khay trứng đè lên và 1 cái phủ trên mặt khay. Sau đó đậy nắp hộp lại, để trong thùng nuôi có che xung quanh.
    Nhiệt độ thích hợp cho ấp trứng dế từ 22 - 260C. Cứ 3 - 4 ngày thay khăn ướt 1 lần. Sau 9 - 10 ngày, trứng bắt đầu nở. Khi trứng đã nở hết (vào ngày thứ 11) thì lấy khay ra, đưa dế con vào thùng nuôi.
    3. Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng
    Thức ăn cho dế là các loại cỏ hoà thảo tự nhiên và cám hỗn hợp.
    Ban đầu dế con ăn ít, cần cho ăn cỏ non và bột cám tổng hợp có 17 - 21% chất đạm (tương đương cám úm gia cầm). Bột cám tổng hợp được để vào đĩa nhỏ với số lượng bằng 3% trọng lượng dế.
    Cỏ cho dế ăn cần được rửa sạch. Nếu cỏ được chuẩn bị từ trước đã ráo nước thì cần phun nước cho cỏ hơi ướt rồi bó thành từng bó nhỏ cỡ bằng nắm tay (0,1 - 0,2 kg/bó) để trong thùng nuôi cho dế ăn và leo trèo.
    Cho dế ăn theo bữa, mỗi bữa cách nhau khoảng 4 - 6 giờ, chú ý vệ sinh thùng nuôi, bỏ cỏ cũ ra, đưa cỏ mới vào.

    Cho dế uống nước bằng cách phun ướt cỏ non rồi đưa vào thùng nuôi, khi dế lớn có thể phun nước vào thành dụng cụ nuôi để cho uống.
    Khi dế lớn cần san bớt đàn sang thùng mới, tránh mật độ nuôi quá dày.
    Tỷ lệ ghép đôi giao phối là 1 đực : 1,5 - 2 cái. Mật độ nuôi là 30 – 40 con/m2.
    4. Địch hại
    Địch hại của dế là chuột và kiến. Đề phòng kiến bằng cách tạo các rãnh nước xung quanh khu vực nuôi (đối với quy mô chăn nuôi lớn). Nếu nuôi ít có thể đặt các thùng nuôi trên giá đỡ có chân ngâm trong bát nước.

    Nguyễn Quốc Tuấn (theo tờ tin KNVN 27/2010)


  6. DungTri86

    DungTri86 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    28.334
    Mô hình nuôi cút trang trại cho hiệu quả kinh tế cao

    Trang trại nuôi cút Nguyễn Hồ của ông Trần Nguyễn Hồ ở ấp Long Bình, xã Long An, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang được xem là mô hình chăn nuôi cút trang trại quy mô lớn tại Tiền Giang. Trang trại vừa được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu hàng hóa độc quyền. Đây là trang trại nuôi cút đầu tiên ở vùng ĐBSCL được cấp chứng nhận này.
    [​IMG] Ông Trần Nguyễn Hồ tại trang trại nuôi chim cút.

    Với hệ thống chuồng trại được đầu tư bài bản, chuyên chăn nuôi cút đẻ theo quy trình tiêu chuẩn chăn nuôi công nghiệp trong nhà kín, sạch, an toàn sinh học và hiệu quả kinh tế cao. Có được thành công như hôm nay, ông Hồ đã trải qua không ít lần thất bại. Ông Trần Nguyễn Hồ cho biết: “Tôi nuôi cút đến nay đã hơn 10 năm. Trước đây, nuôi tự phát, với hệ thống chuồng trại đơn giản,... nên hiệu quả không cao. Do vậy, tôi đã tìm tòi, đọc các tài liệu trên mạng và học tập kinh nghiệm nhiều nơi cách làm trang trại khép kín. Nhờ vậy, mà thay đổi được cuộc sống gia đình”...
    Theo ông Hồ, nuôi cút phải nắm vững kỹ thuật, đảm bảo nhiệt độ trại nuôi luôn ổn định trong khoảng 30 độ C, giữ vệ sinh chuồng nuôi sạch, để hạn chế rủi ro cần phòng dịch bệnh ngay từ khâu con giống. Trong quá trình chăn nuôi, ông còn miệt mài nghiên cứu và sáng chế ra kiểu chuồng hoàn toàn mới bằng sắt, các ô chuồng được hàn bằng kim loại ghép lại với nhau thành một hệ thống nối dài. Sáng chế của ông Hồ đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam công nhận kiểu dáng chuồng nuôi công nghiệp năm 2009. Với ưu điểm gọn nhẹ, tiết kiệm diện tích, chuồng thoáng mát, có hệ thống nước uống tự động và đặc biệt là hệ thống máng ăn hạn chế sự rơi vãi của cám; đồng thời, có thể áp dụng ở nhiều địa phương trên cả nước. Theo ông Hồ, thức ăn của cút là một trong những yếu tố quyết định thành công hay thất bại của trang trại chăn nuôi. Tùy theo từng vùng, miền và kinh nghiệm của mỗi người, mà thức ăn cho cút có thể được bổ sung một số vi lượng cần thiết khác nhau để chim cút đẻ trứng sai. Nhờ thực hiện nghiêm ngặt chế độ phòng dịch bệnh, vệ sinh chuồng trại, dần dần trang trại của ông phát triển nuôi trên 100.000 con cút trên diện tích 6.000m2 đất. Mỗi ngày, trang trại của ông xuất bán trên 100.000 ngàn trứng, với giá 400 đồng/trứng cút lạt và 550 đồng/trứng cút lộn...
    Cút có thời gian sinh trưởng rất ngắn, cút trưởng thành và cho sinh sản chỉ sau 45-50 ngày tuổi. Thời gian cho trứng kéo dài từ 8-9 tháng thì phải thay đàn cút mới. Nếu đầu tư bài bản một chuồng trại có sức chứa 20.000 con cút tốn khoảng 500 triệu đồng bao gồm: chuồng trại, thức ăn, giống, kỹ thuật. Theo ông Hồ, nếu lấy trứng liên tục 8 tháng mới kết thúc một chu kỳ, thì mỗi tháng trang trại của ông đạt doanh thu trên dưới 1 tỉ đồng. Ngoài ra, ông Hồ còn đầu tư cho các hộ dân trong xã và khu vực lân cận để làm vệ tinh (khoảng 20 hộ), cung cấp đàn cút giống cho trang trại. Hộ nuôi ít nhất cũng nuôi khoảng 5.000 con, nhiều nhất khoảng vài chục ngàn con. Để khuyến khích người dân chăn nuôi, ngoài việc hỗ trợ về kỹ thuật nuôi, hướng dẫn quy trình chăm sóc, bao tiêu sản phẩm, ông Hồ còn hỗ trợ vốn cho người nuôi. Từ trang trại này, nhiều hộ dân đã thoát nghèo trở nên khá giàu.
    Ông Nguyễn Quang Nhường, Phó Chủ tịch UBND xã Long An, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, nhận xét: “Anh Hồ là người rất chịu khó, nghiên cứu và đã sáng chế ra chuồng nuôi cút công nghiệp. Trước đây, người dân chủ yếu nuôi đại trà, không có kỹ thuật, nên hiệu quả không cao. Mô hình trang trại của anh Hồ đã giúp người dân giảm được công chăm sóc, diện tích, tăng hiệu quả kinh tế, nhờ vậy nhiều gia đình đã thoát nghèo từ mô hình này”. Trang trại ông Hồ còn giải quyết việc làm cho 30 lao động ở xã, lương trung bình 3 triệu đồng/tháng. Bên cạnh việc giúp người dân về vốn, kỹ thuật, thức ăn ông Hồ còn đóng góp rất nhiều cho công tác xã hội, từ thiện như: xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, trao nhiều suất học bổng cho học sinh nghèo... Mới đây, ông còn nhận hỗ trợ cho 3 em sinh viên nghèo mỗi tháng 500.000 đồng/em đến khi ra trường.
    Hiện nay, ngoài cung cấp trứng cút cho thị trường nội địa, ông Hồ còn đầu tư thêm thiết bị mới để phục vụ xuất khẩu trứng cút ra nước ngoài. Ông cho biết: “Đến giai đoạn này, đàn cút giống đang có hiện tượng thoái hóa, cho năng suất thấp, kém chất lượng, nên chúng tôi đang gặp khó khăn trong việc nhân giống”. Theo ông Hồ, đây là một công trình dài hơi, đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của ngành chức năng, nhất là Cục Thú y trong việc nghiên cứu, tạo ra nguồn giống tốt. Có như vậy, người dân mới an tâm sản xuất và đáp ứng tốt nhu cầu xuất khẩu trứng cút trong tương lai.
    Mới đây, ông chủ trang trại cũng đã hoàn tất hồ sơ đăng ký để được cấp Văn bằng chứng nhận độc quyền kiểu dáng công nghiệp cho loại chuồng nuôi cút kiểu mới làm bằng kim loại, do ông nghiên cứu và chế tạo thành công. Trang trại của ông Hồ còn được Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng thương hiệu Việt, thuộc Liên hiệp Các hội khoa học-kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) cấp giấy chứng nhận thương hiệu Việt, giấy chứng nhận thực phẩm an toàn và rất nhiều giấy khen, giải thưởng của các cơ quan, bộ ngành... Với những nỗ lực, không ngừng cải tiến, trang trại nuôi cút của ông Trần Nguyễn Hồ đã có vị trí khá vững vàng trên thị trường.
    Bài, ảnh: CHẾ THU HOÀI
    Theo Báo điện tử Cần Thơ
  7. DungTri86

    DungTri86 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    28.334
    Kỹ thuật nuôi cút (another version)



    Kỹ thuật nuôi chim cút
    Hiện nay chim cút đang được nuôi rất phổ biến ở nước ta, nuôi chim cút có nhiều lợi điểm sau:
    - Vốn đầu tư ít, không cần nhiều diện tích để xây chuồng trại.
    - Thời gian để có sản phẩm bán ra thị trường nhanh, nuôi cút thịt sau 30 ngày, cút đẻ 42 ngày do đó
    I. Giống chim cút
    Chim cút giống trứng được nuôi rông rãi là giống chim cút Nhật Bản, tên khoa học là “Corturnix japonica”. Có đặc điểm dễ nuôi, sức khánh bệnh cao, đẻ nhiều trứng và thời gian khai thác dài, nhiều con đẻ trên 300 qua/ năm.
    Trên lưng, đầu màu vàng nghệ có các vết sọc đen chạy dọc trên lưng và cánh. Lông bụng, lông cổ dưới ức có màu vàng nhạt.
    Chân xám hồng có chấm đen. Mỏ xám đá. Mắt đen, đôi khi có con có màu sắc lạ như hung, đen, trắng . Chim trưởng thành lông ống phủ kín thân; lông lưng, đầu, cổ, đuôi có màu xám lẫn đen.
    Chim đực lông mặt cổ dưới diều và ngực có màu vàng nâu lẫn ít trắng. Chim mái màu lông mặt cổ dưới xám lẫn ít đen, lông bụng trắng xám, mỏ đen xám, chân trắng xám và hơi hồng, mắt đen. Chim Cút đực trưởng thành hậu môn có một u lồi, chim mái không có.Chim Cút đực biết gáy còn chim mái không biết gáy. Chim đực bé hơn chim mái (chim mái có khối lượng 197gam, chim đực: 155gam). Năng suất, sản phẩm: Bắt đầu đẻ lúc 39 - 40 ngày tuổi. Sản lượng trứng 260-270 quả/mái/ năm.
    Người ta thường phân biệt giới tính chim cút sau 2 tuần tuổi khi các khác biệt về giới tính bắt đầu được biểu lộ. Thông thường, toàn bộ chim cút đực và chim mái không đạt chuẩn sẽ được nuôi thịt.
    II. Chuồng nuôi và dụng cụ
    1 Chuồng
    - Cách xa khu dân cư, có nguồn nước sạch và chiều dài của chuồng chạy theo hướng mặt trời mọc và lặn
    - Kích thước: chiều rộng2.5 m.
    - Dùng lưới sắt để ngăn các vách chuồng giữ cho chim và chuột không lọt vào chuồng, nền chuồng bằng ximăng, hơi dốc để dễ dàng vệ sinh, dọn rửa
    - Nếu có nhiều dãy chuồng, nên bố trí mỗi chuồng cách nhau 10 m để đảm bảo an toàn dịch bệnh.
    2. Lồng :
    Nên sử dụng các loại vật liẹu sẵn có để tiết kiệm chi phí.
    Loại lồng

    Độ tuổi (ngày)

    Kích thước (cm)

    Kích cỡ nền lưới (cm)

    Đặc điểm sàn lồng

    Số lượng

    Lồng úm

    1-10

    70*90*20

    0.8*0.8Bằng phẳng

    200

    Lồng chim con

    11-2070*90*20

    0.8*0.8

    Bằng phẳng100

    Lồng hậu bị

    21-30

    70*90*15

    1.0*1.0

    Bằng phẳng

    20

    Lồng chim đẻ

    31

    50*90*15

    1.2*1.2

    Hơi nghiêng

    25


    3. Máng uống:
    Giai đoạn úm dùng bình nước uống loại nhỏ, tỉ lệ 3bình/200 con. Sau khi úm xong, thay máng dàiở bên ngoài lồng cho chim uống nước.
    4. Máng ăn:
    [FONT=Verdana]Thời kỳ nuôi con trong lồng úm dùng máng ăn kích cỡ 6*40*2cm, tỉ lệ 3máng/200 con. Sau khi úm xong, thay máng ăn đặt bên ngoài chuồng, mặt trên máng ăn cần có lưới kích cỡ mắt 0.8*0.8 cm phủ lên tránh hiện tượng chim bới tung thức ăn lên, làm rơi vãi và tiêu hao thức ăn.
    [FONT=Verdana]III. Úm Chim con:[/FONT]
    [FONT=Verdana]Nhiệt độ úm thay đổi theo ngày tuổi:
    [FONT=Verdana]Ngày tuổi

    [/FONT][FONT=Verdana]Nhiệt độ (c )

    [/FONT][FONT=Verdana]Thời gian úm/ngày

    [/FONT][FONT=Verdana]1-3

    [/FONT][FONT=Verdana]34-35

    [/FONT][FONT=Verdana]24giờ

    [/FONT][FONT=Verdana]4-7

    [/FONT][FONT=Verdana]32-33

    [/FONT][FONT=Verdana]Ban đêm hoặc trời lạnh

    [/FONT][FONT=Verdana]8-10[/FONT]

    [FONT=Verdana]30-31[/FONT]

    [FONT=Verdana]Ban đêm hoặc trời lạnh[/FONT]

    [FONT=Verdana]11

    [/FONT][FONT=Verdana]28-29

    [/FONT][FONT=Verdana]Ban đêm hoặc trời lạnh

    [/FONT]
    [FONT=Verdana]Khi úm chim non tùy thuộc vào nhiệt độ và thòi tiết để điều chỉnh thời gian úm và nhiệt độ cho phù hợp.[/FONT][/FONT][/FONT]

  8. DungTri86

    DungTri86 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    28.334
    Bán Chất Kết Dính Thức ăn, Thuốc, Vitamin,....... Cho Thuỷ Sản





    Trong chăn nuôi nói chung và nuôi trồng thuỷ sản nói riêng sức khoẻ đàn vật nuôi & khả năng sinh trưởng phát triển nhanh chóng là những yếu tố vô cùng quan trọng, là yếu tố tiên quyết đến sự thành công trong chăn nuôi. Chính vì thế trong quá trình nghiên cứu & thực nghiệm chúng tôi TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG & VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THUỶ SẢN DOPA luôn tìm cách từng bước thử nghiệm và nâng cao các chỉ tiêu về sinh trưởng & sinh sản cho đàn vật nuôi thuỷ sản nhằm đạt mục tiêu đưa ra các sản phẩm giúp bà con nâng cao hiệu quả trên một đơn vị diện tích. Do Vậy TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG & VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THUỶ SẢN DOPA luôn đưa ra các sản phẩm có khả năng bảo vệ, nâng cao chất lượng môi trường sống của động vật thuỷ sản. Bên cạnh đó chúng tôi còn cung cấp các dòng sản phẩm phòng và trị bệnh cho thuỷ sản. Đặc biệt tại TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG & VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THUỶ SẢN DOPA còn có các dòng sản phẩm giúp hỗ trợ kích thích động vật thuỷ đặc sản sinh sản nhằm chủ động nguồn giống trong nuôi trồng bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên. Ngoài ra tại TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG & VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THUỶ SẢN DOPA còn cung cấp các thiết bị vật tư ngành nông nghiệp. Các sản phẩm của chúng tôi an toàn với môi trường & sức khoẻ con người là cam kết của chúng tôi, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và được phép sử dụng trong nông nghiệp vì một nền nông nghiệp an toàn và bền vững.
    Ngành nghề kinh doanh:
    - Chuyên cung cấp các loại thuốc hỗ trợ sinh trưởng, phòng và điều trị bệnh, chế phẩm sinh học, thuốc hỗ trợ sinh sản nhân tạo của động vật thuỷ sản.
    - Cung cấp các loại thức ăn bổ sung nâng cao khả năng sinh trưởng, sinh sản & phòng trừ dịch bệnh cho tôm, cá & các loài thuỷ đặc sản.
    - Cung cấp chế phẩm sinh học, hoá chất khử trùng môi trường nuôi trước trong và sau khi nuôi & thiết bị vật tư ngành nuôi trồng thuỷ sản
    - Cung cấp thiết bị vật tư con giống ngành nông nghiệp
    Tiêu chí hoạt động của chúng tôi:
    - Chất lượng phục vụ là tốt nhất
    - Sản phẩm là chất lượng
    - Giá cả là cạnh tranh
    - Nhanh chóng và thuận tiện

    Với đội ngũ nhân viên nhiệt tình & năng động, hình thức bán hàng & thanh toán đa dạng, thuận tiện chúng tôi mong được sự ủng hộ của quý khách hàng trong cả nước. Với phương thức thanh toán sau khi nhận hàng trả tiền tại chính Bưu điện của VNPT tại địa phương của quý khách theo hình thức COD (Chi tiết hình thức COD xem Tại Đây ) khách hàng sẽ yên tâm khi mua sắm các mặt hàng của chúng tôi dù bạn ở rất xa. Với phương trâm " Đồng hành cùng nhà nông" Nên Dopa rất gần với bạn.

    Chúng tôi cần mở rộng hệ thống phân phối, đại lý trên cả nước chính sách đại lý ưu đãi vui lòng liên hệ để biết thông tin chi tiết.


    Chi tiết hơn về sản phẩm xin vui lòng click chuột vào đây

    Liên hệ:


    TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG & VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THUỶ SẢN DOPA

    ĐC: 28/6 Phúc Xá - Ba Đình - Hà Nội ( Cổng Sau chợ Long Biên)

    ĐT: 09 7 7 710 403 / 01883182822

    Web: http://******.com/dopa

    Chúng Tôi Trên Facebook: http://www.facebook.com/thuysandopa

    Bài viết liên quan:

    1.Cung Cấp Dụng Cụ Vật Tư Máy Móc Thiết Bị Chăn Nuôi Nông Nghiệp Trên Toàn Quốc


    2.Bán Premix Vitamin Và Khoáng Vi Lượng Số Lượng Lớn Cho Công Ty chế biến thức ăn chăn nuôi & Trang Trại chăn nuôi lớn


    THÔNG TIN NGƯỜI GỬI:


    - Tên DN/Cá nhân:
    TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG & VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THUỶ SẢN DOPA
    - Địa chỉ:
    28/6 Phúc Xá - Ba Đình - Hà Nội
    - Điện thoại:
    0977710403 - Fax:
    - email:
    thuocthuysan86@gmail.com

  9. DungTri86

    DungTri86 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    28.334
    http://www.cucphuong.com.vn/home/list_products.php?iCha=3&iCat=4&module=products

    [​IMG] Ống và phụ kiện HDPE [​IMG]
    Ống nước và phụ kiện nhựa HDPE

    [​IMG]CÁC ĐẶC TÍNH CỦA ỐNG NHỰA HDPE

    • Nhẹ nhàng, dễ vận chuyển.
    • Mặt trong và ngoài ống bóng, hệ số ma sát nhỏ.
    • Có hệ số truyền nhiệt thấp (nước không bị đông lạnh)
    • Độ bền cơ học và độ chịu va đập cao
    • Sử dụng đúng yêu cầu kỹ thuật độ bền không dưới 50 năm
    • Có độ chịu uốn cao, chịu được sự chuyển động của đất (động đất)
    • Ở dưới 600C chịu được các dung dịch axit, kiềm, muối...
    • Chịu được nhiệt độ thấp tới -400C (sử dụng tại nơi có khí hậu lạnh)
    • Chịu được ánh nắng mặt trời, không bị lão hóa dưới tia cực tím của ánh sáng mặt trời.
    • Giá thành rẻ, chi phí lắp đặt thấp so với các loại ống khác
    Ống HDPE được sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 4427:1996 (E)
    Chiều dài ống có thể thay đổi theo yêu cầu
    Kích cỡ theo tiêu chuẩn DIN8074:1999


    [​IMG]

    PHỤ KIỆN LẮP ỐNG:

    Nối thẳng
    [​IMG] 20mm 50mm
    25mm 63mm
    32mm 75mm
    40mm 90mm

    Nối ren chuyển bậc
    [​IMG] 1 x 1/2''
    2''
    2 x 1/2''

    Nối góc 90' một đầu ren ngoài
    [​IMG] 20 x 1/2''
    20 x 3/4''
    25 x 1/2''
    25 x 3/4''

    Nối góc 90' hàn
    [​IMG] 90mm 180mm 315mm
    110mm 200mm 355mm
    125mm 225mm 400mm
    140mm 250mm 450mm
    160mm 280mm 500mm


    Nối góc 90'
    [​IMG] 20mm 50mm
    25mm 63mm
    32mm 75mm
    40mm 90mm

    Nối góc 45' hàn
    [​IMG] 90mm 180mm 315mm
    110mm 200mm 355mm
    125mm 225mm 400mm
    140mm 250mm 450mm
    160mm 280mm 500mm


    Nối chuyển bậc
    [​IMG] 25/20 63/20
    32/25 63/25
    40/20 63/40
    40/25 63/50
    40/32 75/63
    50/25 90/63
    50/32 90/75
    50/40

    Khâu nối ren ngoài
    [​IMG] 20 x 1/2'' 40 x 11/4''
    20 x 3/4'' 40 x 11/2''
    20 x 1'' 40 x 2''
    25 x 1/2'' 50 x 11/4''
    25 x 3/4'' 50 x 11/2''
    25 x 1'' 50 x 2''
    32 x 3/4'' 63 x 11/4''
    32 x 1'' 63 x 11/2''
    32 x 11/4'' 63 x 2''
    32 x 11/2'' 63 x 21/2''
    40 x 1'' 75 x 2''


    Đầu nối chuyển bậc hàn
    [​IMG] 140/63 225/180
    140/75 225/200
    140/90 250/63
    140/110 250/75
    140/125 250/90
    160/63 250/110
    160/75 250/125
    160/90 250/140
    160/110 250/160
    180/63 250/180
    180/75 250/200
    180/90 280/200
    180/110 280/225
    180/125 280/250
    180/140 315/200
    180/160 315/225
    200/63 315/250
    200/75 315/280
    200/90 355/200
    200/110 355/225
    200/125 355/250
    200/140 355/280
    225/63 355/315
    225/75 400/355
    225/90 450/355
    225/110 450/400
    225/125 500/355
    225/140 500/400
    225/160
    Đầu nối chuyển bậc hàn
    [​IMG] 60/32/20 125/110/90
    63/50/40 160/140/125
    90/63/50 200/180/160
    90/75/63



    Đầu nối bằng bích dài
    [​IMG] 40mm 110mm
    50mm 125mm
    63mm 140mm
    75mm 160mm
    90mm 200mm


    Đầu nối bằng bích
    [​IMG] 180mm 315mm
    200mm 355mm
    225mm 400mm
    250mm 450mm
    280mm 500mm




    Đầu bịt
    [​IMG] 20mm 50mm
    25mm 63mm
    32mm 75mm
    40mm 90mm
    Đai kép
    [​IMG] 25 x 1/2'' 63 x 11/4''
    25 x 3/4'' 63 x 11/2''
    32 x 11/2'' 75 x 1/2''
    32 x 3/4'' 75 x 3/4''
    40 x 11/2'' 75 x 1''
    40 x 3/4'' 75 x 11/4''
    40 x 1'' 75 x 11/2''
    50 x 1/2'' 75 x 2''
    50 x 3/4'' 90 x 1/2''
    50 x 1'' 90 x 3/4''
    50 x 11/4'' 90 x 1''
    50 x 11/2'' 90 x 11/2''
    63 x 1/2'' 90 x 2''
    63 x 1'' 100 x 11/2''
    100 x 2''



    Bích thép
    [​IMG] 40mm 200mm
    50mm 225mm
    63mm 250mm
    75mm 280mm
    90mm 315mm
    110mm 355mm
    125mm 400mm
    160mm 450mm
    Ba chạc 90' hàn
    [​IMG] 110mm 250mm
    125mm 280mm
    140mm 315mm
    160mm 355mm
    180mm 400mm
    200mm 450mm
    225mm 500mm

    Ba chạc 90' c huyển bậc
    [​IMG] 25/20/25 50/40/50
    32/25/32 63/25/63
    40/25/40 63/32/63
    40/32/40 63/40/63
    50/25/50 63/50/63
    50/32/50 75/63/75
    Ba chạc 90'
    [​IMG] 20mm 50mm
    25mm 63mm
    32mm 75mm
    40mm 90mm
    [​IMG]
  10. DungTri86

    DungTri86 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    28.334
    Làng yến Long Bình 24-10-2011
    Yến sào là một trong những loại sản phẩm đắt giá trên thị trường vì giá trị dinh dưỡng của nó. Ngày xưa, do chỉ khai thác từ tự nhiên nên yến sào được xem là loại quý và hiếm, chỉ vua chúa hay gia đình quý tộc mới có cơ hội thưởng thức món ăn này.Ngày nay thì đã khác rồi, dù giá vẫn còn đắt lắm nhưng mọi người đều có thể có cơ hội dùng được yến sào vì người ta đã biết cách nuôi yến.


    [​IMG]
    Một điều thú vị nữa là nhiều nơi ở đất liền, trong đó có ĐBSCL được chim yến kéo về làm tổ ,và vì vậy nghề nuôi này cũng ngày càng phát triển khá mạnh.
    Những năm gần đây, từ khi người ta học được kỹ thuật dẫn dụ nuôi chim yến trong nhà, những ngôi nhà cao tầng dành cho yến bắt đầu mọc lên ngày càng nhiều. Nếu như yến sào từng được biết đến như một đặc sản quý của các hòn, các đảo thuộc vùng biển Nam Trung Bộ, thì hiện nay, sản phẩm này còn được biết đến bởi nhiều địa danh khác ở đất liền, trong đó có vùng ĐBSCL.
    Nghe nói ở Gò Công, tỉnh Tiền Giang có nhiều nhà nuôi yến và thương hiệu Yến sào ở đây cũng khá nổi tiếng, chúng tôi thực hiện một chuyến du hành về đây, để tìm hiểu những câu chuyện về nghề nuôi yến – một nghề khá mới và có phần lạ lẫm ở vùng này.
    Hai khu vực tập trung nhiều căn nhà nuôi yến nhất ở đây là Thị xã Gò Công và xã Long Bình, huyện Gò Công Tây.
    [​IMG]
    Chúng tôi đến thăm làng yến Long Bình.
    Trên con đường từ Thị xã Gò Công đến xã Long Bình chưa đầy 10 cây số, nhưng đã có mấy chục ngôi nhà yến cứ hiện ra trước mắt chúng tôi.
    Đến khu vực chợ Long Bình vào bất cứ giờ nào, người ta cũng có thể nghe được tiếng chim yến gọi đàn inh ỏi. Đó là âm thanh phát ra từ những chiếc loa mắc trên nóc những ngôi nhà yến.
    Đây cũng là nơi tập trung nuôi yến nhiều nhất. Hiện nay, đã có trên 40 hộ tham gia nghề này, và cũng chừng ấy căn nhà yến được dựng lên. Có lẽ, cầu Long Bình là vị trí thích hợp nhất để phóng tầm mắt quan sát khung cảnh làng yến ở đây.
    [​IMG]
    Tuy có nhiều nhà yến như vậy, nhưng nếu muốn tìm hiểu chuyện nghề không phải ghé vào nhà nào cũng được. Một mặt, người nuôi rất thận trọng trong việc cho người lạ vào tham quan; mặt khác, đa số những ngôi nhà yến ở đây là của các Công ty hay những đại gia nuôi yến từ nơi khác đến, mà nhiều nhất là từ TP HCM, nên thường không có chủ ở nhà.
    Phải là người của địa phương mới có cơ may gặp được. Chúng tôi được giới thiệu đến thăm hộ của ông Nguyễn Văn Dành, một trong những hộ nuôi yến khá hiệu quả ở đây.
    Ông bắt đầu vào nghề từ 5 năm nay, có 2 căn nhà yến, một căn xây mới, một căn được nâng cấp từ ngôi nhà cũ, và đã đi vào khai thác khoảng 3 năm nay. Sản lượng còn ít nên mỗi năm thu nhập khoảng 700 triệu đồng. Con số này, tuy không lớn nhưng cũng đủ để hấp dẫn nhiều người nhảy vào đầu tư.
    Đến làng yến Long Bình này, hầu như ai cũng được nghe câu chuyện mà nhiều người biết và kể lại. Đó là chuyện về người đầu tiên và cũng là người nuôi chim yến nhiều nhất ở đây, ông Trần Văn Thiết, còn gọi là Mười Thiết.
    [​IMG]
    Thật ra yến đã vào nhà của ông ở từ những năm trước giải phóng, nhưng lúc đó còn ít và gia đình ông cũng chưa biết được giá trị thương phẩm của yến sào.
    Sau một thời gian, đến năm 1986, kinh tế hội nhập, ông mới biết tổ yến có thể bán được, nhất là xuất sang nước ngoài. Từ đó, gia đình mới dành một phần căn nhà cho yến ở.
    Đến năm 2006, nhiều khách thập phương biết Long Bình có đặc sản yến sào, nên đã thu hút nhiều giới đầu tư, nhanh chóng phát triển thành làng yến như hiện nay.
    Riêng ông Mười Thiết, hiện đã có 3 căn nhà yến đi vào khai thác ổn định, hàng tháng có thể thu hoạch gần 10kg yến sào, doanh thu vài trăm triệu đồng. Hiện ông đang đầu tư xây mới công trình nhà yến với diện tích trên 1.0002, dự tính đến năm 2012 mới xong, với tổng vốn đầu tư vài chục tỷ đồng.
    Thế mới hiểu, người ta ví nghề nuôi yến giống như việc đi “xây mỏ vàng trắng” là không sai. Bởi nghề này cần vốn đầu tư rất lớn, mà đến khi có sản phẩm rồi thì lãi cũng rất cao. Vấn đề là thời gian nhanh hay chậm và kinh nghiệm của nghề…
    Ông Mười Thiết cho biết, xây nhà dẫn dụ yến vào ở đã khó, tạo môi trường cho chim yến sinh sôi, nảy nở lại càng khó hơn. Và sự thành công của người nuôi yến được quyết định bởi tốc độ tăng đàn trong ngôi nhà yến của mình. Yến ở nhiều, sinh sản nhanh thì có nhiều tổ yến, mà điều này cần khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm trở lên. Những người có vốn ít, cầm cự thời gian lâu không nổi, rất dễ phải bỏ cuộc. Và ở đây cũng có vài hộ mới xây nhà yến xong đã phải bán lại cho người khác do thiếu vốn.
    Phải nói thêm rằng, từ khi nghề nuôi chim yến được hình thành, người ta bắt đầu phân chia chim yến thành 2 loại khác nhau là yến đảo và yến nhà.
    Yến nhà là thành tựu của những quốc gia nuôi yến hàng đầu trên thế giới như Indonexia, Malayxia, Thái Lan,…trong việc thuần dưỡng và dẫn dụ yến đảo về nuôi trong đất liền. Ở Việt Nam, công ty Yến sào Khánh Hòa là đơn vị nghiên cứu, ứng dụng thành công việc nuôi yến nhà. Từ đó, các tỉnh, thành khác cũng bắt đầu phát triển nghề nuôi này. Tuy nói rằng nuôi yến không dễ thành công, nhưng vì lợi nhuận hấp dẫn, nên nghề này vẫn cứ phát triển với tốc độ khá nhanh.
    Mặc dù nuôi yến chỉ dành cho những người có tiền tỷ, nhưng thật ra những hộ nghèo, ít vốn ở đây cũng kiếm sống được quanh năm từ những nghề phụ xung quanh nghề yến này. Những người làm nghề phụ hồ, những nhà thầu xây dựng nhỏ cũng có cuộc sống ổn định hơn nhờ nhận xây nhà yến.
    Đến Long Bình vào ban ngày sẽ dễ dàng bắt gặp những hình ảnh tương tự như thế này.
    Mục đích cuối cùng của việc nuôi yến là để lấy tổ. Tổ yến được làm từ dãi của chim yến và là một loại thực phẩm quý, có giá trị dinh dưỡng cao.
    Sẽ thiếu sót nếu chúng ta nói đến nghề nuôi yến mà không nhắc đến những chuyện liên quan đến yến sào. Chúng tôi được ông Mười Thiết giới thiệu cơ sở sơ chế yến sào của gia đình tại Thị xã Gò Công.
    Nuôi yến tại xã Long Bình, nhưng hơn 10 năm nay, gia đình ông đã dời về cơ ngơi mới tại Thị xã Gò Công. Mỗi ngày 2 lượt đi về , ông cùng các con luân phiên ra Long Bình trông coi những ngôi nhà yến. Ông cho biết, mỗi tháng định kỳ thu hoạch tổ yến 3 lần, mỗi lần cách đều nhau 10 ngày để tránh làm kinh động đến chim yến. Tổ yến của gia đình được bán dưới 2 dạng, tổ yến thô, chưa làm sạch và tổ yến đã làm sạch. Giá cả cũng chênh nhau khá xa. Cụ thể như, tổ yến thô giá khoảng 42 triệu/kg, thì tổ yến sạch trên 55 triệu/kg.
    Tổ yến màu trắng như thường thấy gọi là yến quan, loại này rốt phổ biến. Riêng yến huyết thì rất hiếm gặp, và vì hiếm nên giá của chúng cũng rất cao, có thể gấp rưỡi tổ yến bình thường.
    Tổ yến tuy đắt tiền nhưng rất nhẹ, mỗi tổ thường nặng khoảng 7-8gram, có loại trên 10gram. Do đó, khi mua 100gram cũng thấy nhiều tổ yến lắm. Vì vậy, theo tính và hiện nay thị trường đang nhanh chóng được mở rộng.
    [​IMG]
    Bản thân yến sào đã là thực phẩm bổ dưỡng, không cần quá cầu kỳ, chỉ cần chưng cách thủy với đường phèn là có thể dùng được. Với giá trị dinh dưỡng được lưu truyền từ cổ chí kim, yến sào ngày càng được ưa chuộng trong ẩm thực cũng như trong y học, nên hiện nay nghề nuôi yến được xem là nghề đầy tiềm năng.
    Riêng tại Long Bình, chính quyền và bà con nơi đây đã có ý tưởng hình thành nên làng nghề nuôi chim yến kết hợp với du lịch sinh thái, để du khách về đây có cơ hội thưởng thức món yến sào tại chỗ, được xem đời sống của chim yến hàng ngày, cũng như được tận mắt nhìn thấy những hình ảnh khai thác tổ yến…, mà trước đây phải ra tận đảo xa.


    Thúy Hằng
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này