1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Làm giàu từ Vườn - Ao - Chuồng - Rừng với niềm tin thắng lợi và tình yêu quê hương .

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 30/01/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3173 người đang online, trong đó có 51 thành viên. 03:09 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 122883 lượt đọc và 821 bài trả lời
  1. DungTri86

    DungTri86 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    28.334



    Nhanonglamgiau.com - Kỹ thuật nuôi rắn ráo trâu


  2. DungTri86

    DungTri86 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    28.334



    Thu nhập từ nuôi rắn mối

    Kiếm tiền tỉ mỗi năm từ mảnh đất chỉ vài chục m2 !

  3. DungTri86

    DungTri86 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    28.334

    Món ngon từ rắn

    Cách trung tâm Hà Nội 7km về phía Đông Bắc, làng Lệ Mật (phường Việt Hưng, Quận Long Biên) trù phú nổi tiếng với nghề bắt, nuôi rắn và chế biến các món ăn từ thịt rắn.
    Gọi là làng, nhưng Lệ Mật đón khách tới bằng những con đường phẳng lì láng bêtông, những ngõ ngách ngang dọc nhà cửa san sát, những biệt thự, nhà cao tầng choáng ngợp. Duy có không khí, làng Lệ Mật vẫn giữ được cái trong trẻo, tinh khiết của một không gian trong xanh.
    Tới làng Lệ Mật, có thể dễ dàng tìm được những nhà hàng quán ăn chế biến đủ món từ thịt rắn. Chọn không gian khéo để thưởng thức đặc sản Lệ Mật, là tìm những quán ăn thiết kế cao, thoáng, kiến trúc cổ kính, mái ngói, kèo cột gỗ, có nhiều cây xanh, để vừa có thể ăn, vừa có thể đón gió trời.

    [​IMG]

    Người phụ bàn ở Lệ Mật khéo léo cắt tiết rắn vào chai rượu trước những cặp mắt tò mò của thực khách. Ảnh: Thúy Hằng.

    Những người chế biến thịt rắn ở Lệ Mật không đồng ý nếu khách muốn tò mò xem cách nuôi nhốt rắn, nấu các món ăn. Người đầu bếp giải thích như vậy rất “độc”. Bù lại, thực khách được chứng kiến cảnh lấy tiết, mật rắn cho vào rượu từ những người phụ bàn nhanh tay và khéo léo. Người ta quan niệm rượu mật, tiết rắn là một thứ quý và bổ. Người ưu tiên nhất trong mâm cơm sẽ được dành cho ly rượu có trái tim con rắn.
    Ngồi thưởng thức rượu rắn, trong nháy mắt, những người phụ bàn sẽ bưng ra phục vụ khách đủ các món ăn từ rắn. Thật tài tình, chỉ từ một con rắn mà những người đầu bếp ở Lệ Mật đã làm ra không biết bao nhiêu món ăn ngon lành, hấp dẫn. Con rắn như không bỏ đi phần nào: Da rắn để chiên giòn, thịt rắn để xào lăn, làm các loại chả, hầm thuốc bắc, xương rắn cho vào băm nhỏ, rang giòn với vừng và lá chanh… Tính sơ sơ có đến 7-8 món từ thịt rắn.

    [​IMG]

    Độc đáo với súp thịt rắn khai vị cho bữa ăn ngon. Ảnh: Thúy Hằng.


    Trời lạnh, ngồi trên một căn gác của một ngôi nhà kiến trúc cổ của làng Lệ Mật thưởng thức các món ăn từ thịt rắn cảm giác thật vô cùng tuyệt vời. Thấy được cái giòn thơm của da rắn khi chiên phồng. Thấy được cái ngọt, thơm của thịt rắn kết hợp với cần, tỏi, ớt trong món xào lăn. Thấy được sự mát, ngọt của nấm, trứng, rau răm trong bát súp thịt rắn lạ miệng… Cũng từ thịt rắn, người ta còn khéo léo cuộn những cái nem nhỏ xíu bằng ngón tay với bánh đa nem hay lá lốt, cho món thịt rắn thêm đa dạng hương vị và phong cách.

    [​IMG]

    Rắn xào tỏi ớt- món ăn thơm ngon ở làng Lệ Mật. Ảnh: Thúy Hằng.

    Rắn nổi tiếng trong dân gian là món ăn có chức năng chữa trị mụn nhọt, mẩn ngứa. Trẻ con thuở xa xưa, không thuốc gì trị mát tốt lại lành hơn nồi cháo rắn nấu rau răm, hạt tiêu ăn nóng.
    Ăn bữa cơm ngon ở làng Lệ Mật, bên cạnh những món ăn thơm ngon độc đáo từ thịt rắn, người ta có dịp phát hiện ra sự tài tình của những người đầu bếp nơi đây trong việc phối hợp các món ăn. Thịt rắn chiên xào hầm, ăn thêm rau cải ngồng non, xôi sắn thơm bùi, sung nếp muối ngọt chua để át đi cá ngán ngấy. Miếng bánh đa ăn kèm để tăng dư vị giòn bùi, bát cháo đậu xanh cuối bữa như làm dịu đi cái nóng từ những chén rượu có thể đem lại cho nhiều thực khách…
    Có thể ăn thịt rắn ở nhiều vùng khác nhau. Nhưng đến Lệ Mật ăn các món ngon từ rắn lại có một độc đáo riêng. Đến một làng cổ giữa Hà Nội và thưởng thức đặc sản của vùng đất thiêng, phải chăng đó mới chính là ý nghĩa trong những hành trình mà mọi người đang tìm kiếm?
    Theo Thúy Hằng
    Lao Động
  4. DungTri86

    DungTri86 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    28.334



    CHĂN NUÔI: RẮN HỔ HÈO


  5. DungTri86

    DungTri86 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    28.334



    Nuôi ếch nghịch vụ
  6. DungTri86

    DungTri86 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    28.334
    Chăn nuôi vịt chuyên trứng CV 2000 Layer

    I. Đặc điểm giống: Là giống vịt chuyên trứng của Vương Quốc Anh được nhập vào Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên năm 1997 và 2001. Vịt có màu lông trắng, mỏ và chân màu vàng nhạt, vỏ trứng màu trắng và xanh.
    [http://agriviet.com]
    - Tuổi đẻ của vịt: 140 - 150 ngày.
    - Năng suất trứng: 280 -300 quả /mái/năm.
    - Khối lượng khi vào đẻ: 1,8 - 2kg.
    - Khối lượng trứng: 70 - 75 g/quả.
    - Tỷ lệ phôi: 90 - 97%, tỷ lệ ấp nở trên 80%.
    - Tỷ lệ nuôi sống: 95 - 98%.
    Vịt thích ứng với các vùng sinh thái khác nhau và nhiều phương thức nuôi: Nuôi nhốt, nuôi nhốt kết hợp nuôi thả, nuôi trên khô, nuôi có nước bơi lội, nuôi trên vườn cây, nuôi kết hợp: Lúa -vịt; cá vịt; cá-lúa-vịt.
    II. Kỹ thuật nuôi.
    1. Chuồng nuôi:
    Đảm bảo sạch, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông, đủ ánh sáng, chất độn chuồng bằng phôi bào hoặc trấu khô, hoặc rơm, rạ không bị hôi, mốc, có thể nuôi trên sàn lưới; sàn nhựa. Dụng cụ nhốt vịt dùng cót, vây ràng, máng ăn, máng uống hoặc dùng mẹt tre, nilon.
    Nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp: 28 -320C (trong 3 ngày đầu) và giảm dần xuống, từ ngày thứ 10 trở đi đạt 20 - 220C.
    2. Chọn giống vịt nuôi:
    Chọn vịt những con vịt nhanh nhẹn, khoẻ mạnh, không khô chân, vẹo mỏ, khèo chân, hở rốn, nặng bụng... Phân biệt đực, mái để loại bới vịt đực có thể nuôi tận dụng lấy thịt.
    3. Thức ăn:
    Có thể dùng thức ăn hỗn hợp dạng viên hoặc dùng gạo lật nấu cơm, thóc luộc (ở giai đoạn nhỏ), thóc sống (ở giai đoạn vịt lớn) trộn thêm cua, ốc, tôm, cá, giun đất... Thức ăn đảm bảo:
    0-8 tuần tuổi: Protein thô: 20 - 22%; Năng lượng trao đổi: 2850-2900 Kcal/kg.
    9-20 tuần tuổi: Protein thô: 15,5%; Năng lượng trao đổi: 2850-2900 Kcal/kg
    21 tuần tuổi trở đi: Protein thô: 18-19%; Năng lượng trao đổi: 2650-2700 Kcal/kg
    4. Cho ăn:
    1-7 ngày tuổi cho ăn 60 - 80gam/con/tuần.
    8-l4 ngày tuổi cho ăn 200-220 gam/con/tuần.
    Tập dần cho vịt xuống nước.
    15-21 ngày tuổi cho ăn 420-430 gr/con/tuần và tập cho ăn thóc luộc.
    22-28 ngày tuổi cho ăn 580-600 gr/con/tuần, tập dần ăn thóc sống và chăn thả ngoài đồng.
    Từ 4-5 tuần tuổi cần 90 gam/con/ngày.
    Từ 15-16 tuần tuổi cần 100 gam/con/ngày.
    Từ 17-18 tuần tuổi cần 110 gam/con/ngày.
    Từ 19-20 tuần tuổi cần 125 gam/con/ngày
    Từ 21-22 tuần tuổi cần 140 gam/con/ngày.
    Từ 23 tuần tuổi cho vịt ăn tự do.
    Vịt chăn thả thì tuỳ theo lượng thức ăn kiếm được để bổ sung thức ăn hàng ngày cho vịt một cách hợp lý.
    5. Kiểm tra khối lượng vịt:
    Định kỳ kiểm tra khối lượng vịt để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
    4 tuần tuổi khối lượng vịt: 0,5 - 0,6 kg/con
    8 tuần tuổi khối lượng vịt: 1,3 - 1,4 kg/con
    12 tuần tuổi khối lượng vịt: 1,45-1,55 kg/con
    16 tuần tuổi khối lượng vịt: 1,6 - 1,7 kg/con
    20 tuần tuổi khối lượng vịt: 1,7- 1,8 kg/con
    22 tuần tuổi khối lượng vịt: 1 ,8 -2 kg/con.
    6. Nước uống:
    Nước uống phải sạch sẽ, đầy đủ.
    7. Lịch phòng bệnh cho vịt:
    1-3 ngày tuổi: Dùng thuốc phòng chống nhiễm trùng rốn, các bệnh đường ruột và ảnh hưởng các tác nhân Slrcss: Streptomyxin 4 mg/con; Neolesol, Tetraxyclin, Ampi-coly 60 mg/kgP. Bổ sung vitamin hay dầu cá.
    10-15 ngày tuổi: Tiêm phòng vác xin dịch tả lần 1, tiêm dưới da
    18-21 ngày tuổi: Bổ sung vitamin và kháng sinh như: Sulphamide, Tetraxyclin, Neomyxin... đề phòng các bệnh do vi trùng gây ra.
    56-60 ngày tuổi: Tiêm vác xin dịch tả lần 2.
    70-120 ngày tuổi: Bổ sung vitamin và kháng sinh.
    Chú ý sự biến động về thời tiết, sức khoẻ đàn vịt để bổ sung kháng sinh, phòng bệnh cho vịt 1-2 tháng 1 lần nhưng phải thay đổi loại thuốc dùng.
    130 ngày tuổi: Tiêm vác xin dịch tả lần 3, bổ sung kháng sinh và vitamin. Sau khi vịt đẻ 4-5 tháng tiêm vác xin dịch tả lần 4 và phòng kháng sinh đối với các bệnh do vi trùng 1-2 tháng/lần.

  7. DungTri86

    DungTri86 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    28.334
    Nuôi vịt chuyên trứng Khakicampell ở nông hộ

    [​IMG]


    Chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Bãi chăn thả (nếu có) phải sạch sẽ không có gạch đá, không có hố nước đọng, gần ao hồ.
    [http://agriviet.com]
    Chuồng trại – dụng cụ
    Chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Bãi chăn thả (nếu có) phải sạch sẽ không có gạch đá, không có hố nước đọng, gần ao hồ. Các chất độn chuồng (phoi bào, trấu…) sạch sẽ, không bị mốc. Dụng cụ cho ăn, cho uống đầy đủ. Từ 1- 30 ngày sử dụng khay ăn (100 vịt/khay) và máng uống galông (2 – 4 lít: 50 vịt/máng). Từ ngày 31 trở đi dùng máng ăn, máng uống dài (có thể làm bằng kim loại hoặc gỗ kích thước như máng cho lợn con ăn).
    Chăm sóc nuôi dưỡng
    Giai đoạn 1 đến 14 ngày
    Giai đoạn này vịt được nuôi úm trong chuồng mật độ 30 – 40 con/m2, nhiệt độ thích hợp là 30 – 33oC. Chú ý quan sát đàn vịt trong quây mà điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp. Ở giai đoạn này sử dụng thức ăn hỗn hợp cho vịt con hoặc sử dụng thức ăn tự phối trộn theo công thức:
    + Cơm chín: 3 phần (75%)
    + Đậm đặc vịt thịt (hoặc đậm đặc gà thịt): 1 phần (25%)
    Cơm dấp nước để ráo, trộn thật đều với đậm đặc. Cho ăn 5 – 6 bữa/ngày (ăn tự do). Khi cho ăn lùa ra khỏi quây để tránh làm ướt đệm lót. Chú ý khi cho vịt uống nước không để bị ướt lông. Giai đoạn này ban đêm có chiếu sáng.
    Giai đoạn 15 – 28 ngày
    Giai đoạn này vịt được nuôi ở trong chuồng mật độ 20 – 30 con/m2, nhiệt độ thích hợp là 25 – 280C. Dùng thức ăn hỗn hợp cho vịt con hoặc thức ăn tự phối trộn theo công thức:
    + Gạo luộc hoặc thóc luộc: 3 phần (75%)
    + Đậm đặc vịt thịt (hoặc đậm đặc gà thịt): 1 phần (25%)
    Cho ăn 4 bữa/ngày. Cách cho ăn giống như giai đoạn 1 – 14 ngày. Có thể cho vịt ăn thêm cỏ, rau, bèo… Giai đoạn này ban đêm có chiếu sáng.
    Giai đoạn 29 – 100 ngày
    Giai đoạn này có thể thả vịt ra ngoài thời gian tăng dần theo tuổi mục đích cho vịt làm quen với nước. Mật độ nuôi 7 – 8 con/m2, nhiệt độ thích hợp là 20 – 220C. Giai đoạn này sử dụng máng ăn, máng uống dài. Thức ăn dùng thức ăn hỗn hợp cho vịt hậu bị hoặc sử dụng thức ăn tự phối trộn theo công thức:
    + Thóc + ngô: 6 phần (85%)
    + Đậm đặc vịt thịt (hoặc đậm đặc gà thịt): 1 phần (15%)
    Lượng thức ăn từ 50 – 75g/con/ngày (nếu nuôi nhốt), 30 – 40g/con/ngày (nếu chăn thả). Giai đoạn này ban đêm không chiếu sáng.
    Giai đoạn 101-130 ngày
    Mật độ 6 – 7 con/m2, nhiệt độ thích hợp 18 – 200C. Thức ăn hỗn hợp vịt hậu bị hoặc thức ăn tự phối trộn theo công thức:
    + Thóc + ngô: 4 phần (70%)
    + Đậm đặc vịt thịt (hoặc đậm đặc gà thịt): 2 phần (30%)
    Cho ăn tự do, lượng thức ăn 110 – 140g/vịt/ngày. Thả vịt ra ngoài cho ăn thêm rau, cỏ, bèo… Sau 4 tháng tuổi cho ăn tự do bằng thức ăn vịt đẻ. Từ ngày 120 trở đi thời gian chiếu sáng tăng dần 30 phút/tuần khi đạt được 16 – 17 giờ/ngày thì dừng lại.
    Giai đoạn vịt đẻ
    Mật độ 6 – 7 con/m2 nhiệt độ thích hợp là 18 – 200C. Thức ăn tốt nhất là dùng thức ăn vịt đẻ dạng viên của các hãng thức ăn lớn có uy tín như Con cò, Hi-gro. Tuy nhiên có thể phối trộn theo công thức:
    + Thóc: 3 phần (50%)
    + Ngô tốt (không mốc): 1 phần (15%)
    + Đậm đặc vịt đẻ (hoặc đậm đặc gà đẻ): 2 phần (35%)
    Cho ăn tự do, lượng thức ăn 130 – 145g/con/ngày. Tỷ lệ đẻ bình quân cả năm thường đạt 75 – 85%. Nếu cho ăn và chăm sóc như quy trình này sẽ đạt 280 – 290 quả/mái/năm. Giai đoạn này ban đêm chiếu sáng đến 10 – 11 giờ.
    Chú ý:
    Bổ sung đủ khoáng (bột xương, bột sò), vitamin lúc vịt đẻ rộ cho ăn đầy đủ về số lượng cũng như chất lượng. Đồng thời thực hiện đúng quy trình phòng dịch.


  8. DungTri86

    DungTri86 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    28.334
    Để gà ăn nhiều, chóng lớn
    Muốn cho gà ăn nhiều chóng lớn không có nghĩa là ta cứ đổ đầy cám vào máng ăn. Có những gia đình phàn nàn rằng cám của tôi mua là "cám con cò" sáng ra trước khi đi làm tôi đổ đầy máng để cho gà ăn.


    [​IMG]


    Vậy mà đến chiều tối về cám vẫn còn nhiều trong máng, trong khi gà đói thấy người đến là nhảy tán loạn đòi ăn. Đó là hiện tượng thực tế xảy ra ở nhiều gia đình nuôi gà. Việc làm đó là sai kỹ thuật và không phù hợp sở thích của gà. Cám dù ngon đến mấy sau khi ăn no xong, gà ít khi ăn lại mà nó chỉ bới lung tung làm rơi vãi tung tóe là nguyên nhân dẫn đến chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng tăng cao.
    Dựa vào bản chất và sở thích của loài gà luôn luôn tìm kiếm thức ăn mới, các nhà khoa học đã đưa ra nguyên tắc là cho gà ăn ít một làm nhiều lần. Trong rất nhiều trường hợp gà đã ăn no thậm chí no tận cổ nhưng khi rắc cám mới dù cám không ngon gà vẫn tiếp tục ăn. Đây có thể gọi là bí quyết cho người chăn nuôi. Nguyên tắc: Cho gà ăn ít một, khi nào hết sạch thức ăn trong máng ta lại mới cho ăn, cứ thế cho ăn nhiều lần trong ngày.
    Để tránh lãng phí trong trường hợp cám cũ còn trong máng ta cần thu số cám thừa đó rồi trộn đều với cám mới và tiếp tục cho gà ăn theo nguyên tắc trên.
  9. DungTri86

    DungTri86 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    28.334
    Tăng sức sống cho gà con
    Hiện nay gà con đang bán được giá ở các tỉnh phía Bắc, là lứa nuôi phục vụ cho Tết Nguyên đán. Nuôi gà con giai đoạn 1- 30 ngày tuổi tiêu tốn thức ăn thấp, tăng trọng nhanh, cho hiệu quả kinh tế cao. Úm 1.000 gà con trong thời gian 25-30 ngày cho thu nhập 4-5 triệu đồng.

    [​IMG]

    Chuồng trại: Nền chuồng thiết kế cao hơn mặt đất xung quanh 30-50cm, cửa chính hướng đông – nam đảm bảo đông ấm - hè mát, mái lợp ngói mũi, mái chồng để chống nóng và lưu thông không khí tốt hơn. Có hệ thống cửa sổ, quạt thông gió, hệ thống bóng điện tròn chiếu sáng, sưởi ấm hoàn chỉnh.
    Về nhiệt độ, mật độ: Dùng quây bằng cót ép để úm gà. Nếu trời rét đậm trên đỉnh quây nên che kín bằng chiếu cói hay bao tải đay để giữ nhiệt. Chất độn rải nền chuồng bằng trấu hay mùn cưa, khoảng 5- 7 ngày thay chất độn chuồng 1 lần, đảm bảo nền chuồng luôn khô ráo. Dùng nhiệt kế đo độ treo bên mép chụp sưởi để theo dõi nhiệt độ vùng chụp sưởi. Chụp sưởi hình phễu bằng tôn có đường kính 1m, trong lắp 3 bóng điện tròn xếp so le với nhau. Mỗi bóng đèn có công tắc tắt, mở riêng. Chụp sưởi có thể nâng lên hạ xuống để điều chỉnh nhiệt độ. Điều chỉnh mật độ gà và nhiệt độ không khí trong quây theo yêu cầu bảng dưới.
    Bảng yêu cầu nhiệt độ, mật độ úm theo từng ngày tuổi.

    Ngày tuổi
    Nhiệt độ vùng chụp sưởi cách nguồn sưởi 50cm. (0C)
    Mật độ gà trong quây (con/m2)

    Mùa hè
    Mùa đông

    1 - 7
    35 - 32
    60 - 70
    80 - 90

    8 - 14
    32 - 29
    50 - 60
    70 - 80

    15 - 21
    28 - 25
    40 - 50
    60 - 70

    Trên 22
    24 - 20
    30 - 40
    50 - 60

    Thả gà và cho ăn, uống:
    Thắp bóng điện trước khi thả 1-3 giờ đảm bảo nhiệt độ vùng chụp sưởi đạt 32-35oC mới thả gà 1 ngày tuổi. Gà mới thả cho uống ngay kháng sinh đa giá + B. Complex + đường Gluco-C trong 3 ngày liền. Sau khi cho uống nước 6 giờ mới cho gà ăn cám loại 1-22 ngày tuổi rắc trên mẹt bằng tre. Mua thức ăn chế biến sẵn của các hãng thức ăn lớn có uy tín như: Proconco, Guyomach, AFC, CP Group... Ngày thứ 10 trở đi cho gà ăn, uống bằng máng tròn nhựa hay tôn.
    Phòng trừ dịch bệnh: Gà giai đoạn 1-15 ngày tuổi rất mẫn cảm với sự thay đổi của thời tiết và hay bị chết. Nên phòng bệnh là chính, khi thời tiết thay đổi (mưa, gió mùa đông bắc lạnh tràn về).
    Dùng các loại vacxin phòng bệnh như sau: Ngày 1 tiêm vacxin Marek, ngày tuổi thứ 3- 4 nhỏ vacxin phòng tả Lasota lần 1. Ngày tuổi thứ 10-12 cho uống mỗi con 1 giọt vacxin Gum A (của Indonesia). Ngày tuổi thứ 14- 15 chủng đậu. Ngày thứ 20-22 nhỏ vacxin Lasota lần 2. Những ngày nắng nóng trên 35oC nên cho gà uống thêm chất điện dải và B.Complex để tăng sức đề kháng với bệnh tật.
    Trước và sau mỗi lứa gà úm cần phun thuốc khử trùng cho chuồng trại bằng một trong các loại thuốc khử trùng: Virkon; Han-Iodine; Oxidan-Tca; B-K-A; Benkocid… Sau mỗi lứa úm gà cần để chuồng trại nghỉ 7-10 ngày.
    Theo Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Nông vận
  10. DungTri86

    DungTri86 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    28.334
    Kỹ thuật nuôi ngỗng trong nông hộ
    I. Đặc điểm sinh học của ngỗng



    [​IMG]

    Khả năng đặc thù của ngỗng là có thể sử dụng rất hiệu quả thức ăn xanh. Con ngỗng được ví như một cỗ máy xén cỏ, khả năng vặt cỏ của ngỗng tốt hơn bò, ngỗng có thể vặt tận gốc cây cỏ, cả phần củ rễ, ngỗng ăn tạp các loại cỏ và không chê cỏ non, cỏ già, cỏ dại từ cỏ tranh đến lục bình ngỗng đều ăn được cả.
    Ngỗng là loại gia cầm có khả năng tăng trọng rất nhanh, chỉ sau 10 - 11 tuần nuôi, khối lượng cơ thể đã tăng gấp 40 - 45 lần so với khối lượng cơ thể lúc mới nở. Ngan, vịt cũng là loại thủy cầm có khả năng lớn nhanh nhưng phải có thức ăn tinh cao, thức ăn giàu đạm trong khẩu phần. Với ngỗng khi được nuôi bằng thức ăn hỗn hợp thì tốc độ lớn sẽ là kỷ lục, song nếu nguồn thức ăn chỉ là cỏ, rau xanh và các loại củ hạt do ngỗng tự tìm kiếm hoặc nông hộ chỉ cho ăn hạn chế thì ngỗng vẫn phát triển và cho sản phẩm một cách bình thường. Tuy nhiên thời gian cho sản phẩm thịt sẽ bị chậm lại 15 -20 ngày. Đặc biệt, ngỗng còn là loại gia cầm chịu nhồi và thức ăn nhồi chỉ là ngô, cám, khoai lang và hạt đậu nấu chín nên giá thành sản phẩm sẽ hạ.
    Toàn bộ sản phẩm thịt, gan, lông ngỗng đều được coi là sản phẩm chính, tuy nhiên các loại sản phẩm này chỉ đạt đến giá trị cao khi chăn nuôi ngỗng trở thành hàng hóa có đủ số lượng và đảm bảo chất lượng để có thể tham gia xuất khẩu lấy ngoại tệ.
    II. Kỹ năng nuôi ngỗng
    1. Kỹ năng nuôi (gột) ngỗng con (từ 1 đến 28 ngày tuổi)
    a. Chọn ngỗng con
    Khi mua phải chọn những con ngỗng khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, lông bông, mắt sáng, không hở rốn, dáng đi vững vàng và đạt khối lượng cơ thể từ 85 đến 100gam/con. Nếu là ngỗng Cỏ lông có màu vàng chanh, ngỗng Rhein Land lông có màu vàng rơm.
    b. Các điều kiện nuôi dưỡng
    - Nhiệt độ chuồng nuôi
    Nhiệt độ được cấp bằng nguồn từ lò sưởi hoặc bóng điện để đảm bảo nhiệt độ trong quây:
    Tuần thứ nhất: 32-35oC
    Tuần thứ hai: 27-29oC
    Tuần thứ ba: 25-27oC
    Tuần thứ tư: 23-25oC
    Đảm bảo nhiệt độ và các chất độn chuồng luôn khô, sạch để gột ngỗng trong những này mới nở và trong mùa gột ngỗng là yếu tố quan trọng đầu tiên giúp ngỗng con sinh trưởng tốt.
    - Mật độ và đàn nuôi
    Mật độ chuồng gột ngỗng con cần đảm bảo:
    + Từ 1-7 ngày tuổi: 10-15con/m2
    + Từ 8-28 ngày tuổi: 6-8 con/m2
    Mức độ nuôi trong đàn phụ thuộc vào điều kiện và khả năng của mỗi gia đình nông hộ.
    Một công lao động có thể chăn thả được từ 100- 120 con/đàn/người.
    - Thức ăn gột ngỗng
    Tuần đầu gia đình dùng bột tấm gạo, ngô trộn lẫn với rau xanh, thái nhỏ như (rau lấp, lá xu hào, lá cải bắp, bèo tấm....) làm thức ăn gột ngỗng. Trong giai đoạn này để ngỗng con mau lớn có thể mua thức ăn viên chế biến bán sẵn của các nhà máy sản xuất như: Proconco, CP, Dabaco, Hà Việt... về trộn với tấm gạo hoặc ngô mảnh sẵn có của gia đình theo tỷ lệ 35-40%.
    Đặc biệt đối với ngỗng, ngoài việc cung cấp thức ăn tinh, thức ăn xanh còn rất quan trọng trong khẩu phần, nhu cầu thức ăn xanh ngày càng tăng. Ngỗng ở giai đoạn 25- 26 ngày tuổi có thể ăn tới 1 - 1,2 kg thức ăn rau xanh/ngày và tăng mạnh ở các giai đoạn sau.
    - Cách cho ngỗng ăn và uống:
    Cho ngỗng con ăn nhiều bữa (4-5 bữa /ngày) trên khay, máng ăn bằng tôn có kích thước cao 2 chỉ, rộng 45cm, dài 60cm đảm bảo cho 25-30 con ngỗng con. Từ tuần tuổi thứ ba trở đi, ban ngày chăn thả, chỉ bổ sung thức ăn tinh cho ngỗng trở về vào buổi chiều và ban đêm. Hàng ngày phải đảm bảo cho ngỗng được uống nước sạch đầy đủ. Đặc biệt cần được thả ngỗng khi đi ăn ở những nơi có nguồn nước sạch và có bóng râm.
    2. Kỹ thuật nuôi ngỗng dò thịt:
    Giai đoạn nuôi từ 29 ngày tuổi đến lúc giết thịt 56-75 ngày tuổi. Ban ngày ngỗng được chăn thả và chỉ bổ sung thức ăn khi ngỗng trở về chuồng vào chiểu và ban đêm .
    Thức ăn tinh trong giai đoạn 56-75 ngày tuổi (tối thiểu có 10-12 ngày vỗ béo) nên dùng ngô đỏ để ngỗng đạt độ béo, đáp ứng nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng.
    Với phương thức chăn thả ban ngày, ban đêm cho ngỗng ăn thức ăn tinh và bỏ sung rau xanh tại chuồng đã cho khối lượng ngỗng đủ tiêu chuẩn giết thịt (3,8-4,2 kg/con) lúc 65-75 ngày tuổi. Nếu tính cả thức ăn xanh tự kiếm, ngỗng có thể ăn từ 1,5-1,8 kg rau xanh/con/ngày ở giai đoạn 29-49 ngày tuổi.
    3. Kỹ thuật vỗ béo ngỗng
    a. Vỗ béo ngỗng
    Lượng thức ăn tinh cần cho ngỗng khoảng 250-350g/con/ngày. Trước khi vỗ béo, cho ngỗng ăn tự do cho no, với thức ăn ngon để kích thích ngỗng ăn được nhiều, kể cả rau xanh, củ quả như bí đỏ. Có thể dùng hạt ngô vàng ngâm qua đêm, cho thêm một chút muối, ngoài ra có thể cho ngỗng ăn thêm khoai, cám trộn với rau xanh khoảng 20-25%. Vào 10 ngày cuối nên cho thêm vào thức ăn vỗ béo hạt đậu tương luộc chín (khoảng 10% 1ượng thức ăn tinh) ngỗng sẽ tăng cân nhanh.
    Thời gian vỗ béo chỉ thực hiện 10-15 ngày, nếu kéo dài sẽ làm cho chi phí thức ăn nuôi ngỗng cao và ngỗng cho tăng trọng thấp.
    b. Vỗ béo cưỡng bức (Nhồi ngỗng)
    Ngỗng là loại gia cầm có khả năng đạt kỷ lục về khối lượng cơ thể và cho gan to khi được nhồi cưỡng bức. Bằng biện pháp này ngỗng có thể tăng trọng gấp 2-3 lần trong vòng một tháng. Có thể nhồi ngỗng bằng tay hoặc bằng máy, ở nước ta ngỗng chủ yếu được nhồi bằng tay.
    Dụng cụ dùng để nhồi ngỗng là phễu nhồi có đường kính của miệng là 15-18 cm. Đuôi phễu là một ống trơn dài 25-30cm. Đường kính ống nhồi có nhiều cỡ, cỡ nhỏ 17-18cm, cỡ trung bình 21cm, cỡ lớn 23cm. Lúc mới nhồi sử dụng phễu nhỏ, sau đó tăng dần cỡ của phễu.
    Thức ăn để nhồi cho ngỗng là ngô, khoai lang, cám gạo. Thời gian đầu thức ăn được nấu chín, sau đó chỉ cần ngâm cho mềm (8-12 giờ) cần bổ sung vào thức ăn 0,5% muối và 1% Premix khoáng-Vitamin. Trong thức ăn nhồi có 7-12% hạt đậu tương luộc chín.
    Kỹ thuật nhồi: Cần cho ngỗng có thời gian làm quen với thức ăn nhồi trong 2-3 ngày. Số lần nhồi cẩn được tăng dần, ngày đầu tiên nhồi 1 lần/ngày, sau 3 ngày tăng lên 2 lẩn/ngày, sau 4 ngày tăng lên 4 lần/ngày. Lượng thức ăn nhồi cũng được tăng dần từ 250g/con lên 300g/con và tiến đến 350-400 gam/con/ngày. Sau khi nhồi ngỗng được thả vào nơi yên tĩnh, có đầy đủ nước sạch và được chăm sóc chu đáo.
    Theo KS. Nguyễn Hiền - Thức ăn chăn nuôi
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này