Làm giàu từ Vườn - Ao - Chuồng - Rừng với niềm tin thắng lợi và tình yêu quê hương .

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 30/01/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6731 người đang online, trong đó có 1000 thành viên. 09:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 122508 lượt đọc và 821 bài trả lời
  1. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182

    Mai mốt e rước BL về nhà sẽ mượn nhà hàng anh nhen.:))
    binhnguyenpnam thích bài này.
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967

    Kỹ thuật nuôi vịt xiêm theo hướng công nghiệp

    [​IMG]Vịt Xiêm dễ nuôi, kháng bệnh tốt, ít bệnh tật, tăng trưởng nhanh, tỷ lệ thịt xẻ cao, thịt có màu đỏ thơm ngon, hấp dẫn. Lúc trưởng thành con trống có trọng lượng: 4 - 6 kg, con mái từ 3 - 4 kg. Sau 7 - 8 tuần nuôi là có thể giết thịt. Có thể cho vịt Xiêm ăn thức ăn công nghiệp kết hợp với các loại phụ phẩm nông nghiệp để tiết kiệm chi phí.



    Chuồng nuôi: thường nuôi trên chuồng sàn gạch, sàn xi măng, sàn dưới, mật độ thay đổi theo lứa tuổi. Tuần thứ 1: 14 - 15 con/m2, tuần thứ 2: 10 - 12 con/m2, tuần thứ 3: 6 - 7 con/m2, các chất độn chuồng thường sử dụng: trấu, rơm, cỏ khô. Trong 3 tuần đầu có thể không cần sử dụng chất độn chuồng. Từ tuần 4 trở đi lần đầu rải chất độn chuồng dày khoảng 8 - 10 cm. Sau đó định kỳ rải thêm chất độn chuồng khô (tùy mức độ dơ của chất độn chuồng).
    Nhiệt độ chuồng nuôi: nên bố trí sao cho nhiệt độ chuồng nuôi ổn định, nhất là trong thời gian 3 tuần đầu tiên. Nhiệt độ thích hợp trong ô chuồng 3 tuần đầu tiên như sau: Tuần thứ 1: 25 – 30 0C, tuần thứ 2 và thứ 3 là 23 -17 0C. Có thể dùng bóng đèn điện, lò sưởi điện, sưởi ga để sưởi ấm. Vịt Xiêm cần chiếu sáng liên tục trong ngày. Có thể sử dụng một bóng đèn điện 60W chiếu sáng cho 12 m2 nền chuồng.
    Máng ăn: dùng máng ăn tự động, đổ thức ăn vào máng mỗi ngày một lần.
    Thức ăn hỗn hợp và nước uống ở từng giai đoạn nuôi:
    Tuần 1, lượng thức ăn bình quân 30g/con/ngày, nước uống 0,22 lít/con/ngày; tuần 2: 110 g, 0,6 lít, tuần thứ 3: 170 g – 0,66 lít, tuần thứ 4: 190 g, 0,68 lít, tuần thứ 5: 210 g, 0,85 lít, tuần thứ 6: 230 g, 1,2 lít, tuần thứ 7-8: 260 g, 1,5 lít.
    Chương trình phòng bệnh:
    + 1 - 2 ngày tuổi: phòng bệnh viêm rốn, E.coli, thương hàn, tăng cường chức năng gan. Sử dụng Imequyl 20%, liều dùng 1 ml cho 15 kg thể trọng, Heparenol (2 ml/lít nước uống).
    + 5 - 7 ngày tuổi: pha Vitaperros vào nước uống để cung cấp các loại vitamin cần thiết, liều dùng 1 g/10 lít nước uống.
    + 10 ngày tuổi: tiêm dưới da hay tiêm bắp vacxin dịch tả vịt Vaxiduk với liều dùng 0,5 ml/con.
    + 14 - 15 ngày tuổi: pha vào nước uống để bổ sung chất khoáng và giải độc tố nấm Vetophos (5 ml/lít), Heparenol (2 ml/lít).
    + 21 - 23 ngày tuổi: pha vào nước uống Super Layer (2 g/lít) để cung cấp Vitamin, nhất là Vitamin nhóm B.
    + 28 ngày tuổi: tái chủng ngừa vacxin dịch tả Vaxiduk, tiêm dưới da hay tiêm bắp với liều dùng 0,5 ml/con
    + 29 - 30 ngày tuổi: chống stress, giải độc gan và tăng cường chức năng thận bằng cách pha vào nước uống Phosretic (1g/lít), Heparenol (2ml/lít)
    + 35 - 36 ngày tuổi: pha vào nước uống Vitaperos (1 g/10 lít) để bổ sung các Vitamin
    + 43 - 45 ngày tuổi: pha vào nước uống để bổ sung chất khoáng và giải độc tố nấm Vetophos (5 ml/lít), Heparenol (2ml/lít).
    + 56 - 57 ngày tuổi: pha vào nước uống Vitaperos (1 g/10 lít)
    Nguồn: TC Khoa học và Đời sống
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Kỹ thuật nuôi ngan Pháp

    [​IMG]Xin giới thiệu với bà con kỹ thuật nuôi ngan Pháp thương phẩm. Ngan thịt sinh trưởng, phát triển nhanh, tỷ lệ nuôi sống cao, bộ lông phát triển bình thường




    [FONT=times new roman, times, serif] Chuẩn bị dụng cụ chuồng trại [/FONT]

    [FONT=times new roman, times, serif]Chuồng nuôi: Chuồng nuôi và dụng cụ phải rửa sạch sẽ, trống chuồng trước khi nuôi 15-20 ngày và được xử lý theo qui trình vệ sinh thú y, quét vôi đặc 40%, khử trùng bằng formol 3% từ 2-3 lần. Trước khi xuống ngan con 1-2 ngày, phun khử trùng lần cuối cùng (đóng kính cửa để phun sau 5h mới mở ra).[/FONT]

    [FONT=times new roman, times, serif]Máng ăn: Dùng máng ăn bằng tôn có kích thước 70 2,5, sử dụng cho 70-100 con 1 máng. Từ tuần tuổi thứ 3 trở đi ngan ăn bằng máng tôn có kích thước 70 [/FONT]

    [FONT=times new roman, times, serif]Máng uống: Giai đoạn 1-2 tuần tuổi sử dụng máng uống tròn loại 2 lít. Giai đoạn 3-12 tuần tuổi sử dụng máng uống tròn loại 5 lít, dùng cho 20-30 con 1 máng đảm bảo cung cấp 0,3-0,5 lít nước mỗi con 1 ngày, đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho ngan. [/FONT]

    [FONT=times new roman, times, serif]Chụp sưởi: Có thể dùng hệ thống lò sưởi hoặc bóng điệnđảm bảo cung cấp nhiệt cho đàn con. Dùng bóng điện 75W 1 quây (60-70 ngan). Mùa đông 2 bóng 1 quây, ở nhiều nơi không có điện dùng bếp than lò ủ trấu v.v... Cần hết sức chú ý phải có ống thông khí thải của bếp trấu và lò ủ trấu ra ngoài chuồng. Nếu không hàm lượng khí độc cao gây ảnh hưởng tới sức khoẻ đàn ngan. [/FONT]

    [FONT=times new roman, times, serif]Quây ngan: Dùng cót ép làm quây, chiều cao 0,5m; dài 4,5; sử dụng cho 60-70 con 1 quây, từ ngày thứ 5 tăng dần diện tích quây để cho ngan vận động, ăn uống. Từ cuối tuần thứ 3, đầu tuần thứ 4 trở đi bỏ quây để cho ngan vận động, ăn uống được thoải mái. [/FONT]

    [FONT=times new roman, times, serif]Rèm che: Dùng vải bạt, cót ép hpặc phên liếp che xung quanh chuồng nuôi ngan con để giữ nhiệt và tránh gió lùa. [/FONT]

    [FONT=times new roman, times, serif]Chất độn chuồng: Chất độn chuồng phải đảm bảo khô, sạch, không ẩm mốc sử dụng phôi bào, trấu, nếu không có dùng cỏ rơm khô băm nhỏ v.v...phun thuốc sát trùng bằng formol 2%. Chất độn chuồng nuôi ngan phải thay thường xuyên. [/FONT]

    [FONT=times new roman, times, serif]Sân chơi: Cần có sân, hoặc vườn với mương nước sạch cho ngan vận độngh và tắm từ giữa tuần thứ 3 trở đi. Hàng ngày rửa thay mương nước 2 lần đảm bảo ngan luôn được tắm nước sạch. 3. Chọn ngan giống[/FONT]

    [FONT=times new roman, times, serif]Chọn ngan nở đúng ngày (từ ngày 34 và 35) khoẻ mạnh nhanh nhẹn. Lông bông, mắt sáng, bụng gọn, chân mập, có màu lông tơ đặc trưng của giống. Nên tách ngan trống, ngan mái nuôi riêng từ lúc 1 ngày tuổi. Ngan R31: lông màu vàng chanh, có phớt đen ở đuôi, ngan R51: lông màu vàng hoặc rơm, chân và mỏ màu hồng, có hoặc không có đốm đen trên đầu. Ngan siêu nặng: Lông màu vàng, vàng rơm có hoặc không có đốm đen trên đầu, chân và mỏ màu hồng.[/FONT]

    [FONT=times new roman, times, serif]3. Mật độ [/FONT]

    [FONT=times new roman, times, serif]Tuỳ thuộc vào điều kiện chăn nuôi, mùa vụ và khí hậu mà quyết định mật độ chuồng nuôi, mật độ vừa phải thì ngan sinh trưởng và phát triển tốt và hạn chế được sự lây nhiễm bệnh tật. Từ 0-4 tuần tuổi: 15-20 con trên m2 nền chuồng. Từ 9-12 tuần tuổi: 5-7 con trên m2 nền chuồng cộng với diện tích sân chơi bằng 2 lần diện tích nền chuồng.[/FONT]

    [FONT=times new roman, times, serif]4. Nhiệt độ và chế độ chiếu sáng [/FONT]

    [FONT=times new roman, times, serif]Ngan không tự nhiên điều chỉnh được thân nhiệt trong 2 tuần đầu mới xuống chuồng, do vậy cần được đảm bảo được nhiệt độ cho ngan, nếu nhiệt độ không thích hợp thì tỷ lệ nuôi sống, khả năng sing trưởng bị ảnh hưởng, ngan dễ mắc bệnh về đường hô hấp, tiêu hoá.[/FONT]

    [FONT=times new roman, times, serif]Khi đủ ấm ngan nằm rải đều trong quây, khi thiếu nhiệt ngan nằm chồng lên nhau sát vào nguồn nhiệt. Nếu thừa nhiệt ngan nằm tản ra nguồn nhiệt nhào nhác khát nước. Ngan con cần chiếu sáng 24 trong ngày, ban ngày lợi dụng ánh sáng tự nhiên đảm bảo cường độ chiếu sáng 3W 1 m2 nền chuồng.[/FONT]

    [FONT=times new roman, times, serif]5. Thức ăn và phương pháp cho ăn [/FONT]

    [FONT=times new roman, times, serif]Phải bảo đảm được thức ăn luôn mới, thơm, không bị mốc mọt. Thức ăn cần phải cân đối về thành phần dinh dưỡng để đáp ứng đủ về nhu cầu sinh trưởng và phát triển của ngan trong từng giai đoạn, sử dụng nhiều loại nguyên liệu và thức ăn bổ sung động vật, thực vật, premix khoáng và vitamin.[/FONT]

    [FONT=times new roman, times, serif]Phương pháp cho ăn [/FONT]

    [FONT=times new roman, times, serif]Với mục đích của người chăn nuôi là ngan lớn nhanh nên lượng thức ăn đảm bảo thoả mãn được nhu cầu của ngan, như vậy không có nghĩa là cứ cho ăn tự do ở mức lúc nào trong máng cũng có thức ăn, như vậy thức ăn sẽ bị ôi thiu, ẩm mốc, thức ăn của ngan giảm đi gây ảnh hưởng tới sinh trưởng, thậm chí gây bệnh cho ngan. Để ngan ăn được nhiều, hiệu quả chuyển hoá thức ăn tốt cần cho ăn như sau: Cho ngan ăn theo bữa, hết thức ăn mới cho ăn tiếp để cám thường xuyên mới và mùi thơm của cám sẽ kích thích được ngan ăn nhiều, đồng thời tránh cho ngan mổ cắn nhau.[/FONT]

    [FONT=times new roman, times, serif]Từ 5-12 tuần tuổi có thể cho ngan ăn thêm rau xanh. Để có căn cứ cho các nhà sản xuất lập kế hoạch chuẩn bị thức ăn nuôi ngan, chúng tôi đưa ra kết quả nghiên cứu tại trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương về lượng thức ăn các tuần tuổi.[/FONT]
    [FONT=&quot]
    [/FONT]​
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Ninh Thuận: Xây dựng thành công mô hình nuôi cá bống tượng trong ao đất

    [​IMG]
    cá Bống Tượng


    KTNT - Là địa phương có nguồn nước ngọt dồi dào, nhiều kênh mương và diện tích mặt nước nên hai xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm), Xuân Hải (huyện Ninh Hải) được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Ninh Thuận chọn xây dựng mô hình nuôi cá bống tượng thương phẩm trong ao đất. Theo đánh giá của cán bộ kỹ thuật, chi phí cho mô hình không cao nên hiệu quả kinh tế mang lại khá lớn. Trong số 6.800 con giống thả nuôi, trừ hao hụt, khi thu hoạch được gần 1,5 tấn cá, trọng lượng 300 - 400 g/con, doanh thu đạt hơn 370 triệu đồng. Trừ chi phí nuôi trong 9 tháng, bà con lãi gần 140 triệu đồng.
    Ông Trần Cao Tiên, chủ trang trại nuôi cá bống tượng trong ao đất ở thôn Thành Sơn, xã Xuân Hải cho biết, khi triển khai mô hình, được sự giúp đỡ, hỗ trợ về vốn, kỹ thuật từ Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh, cá bống tượng ở trang trại phát triển tốt với tỷ lệ sống trên 98%, sau 9 tháng xuất bán, cá đạt 400 - 500 g/con.
    Theo đánh giá của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Ninh Thuận, nuôi cá bống tượng mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường. Do áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, sử dụng các loại khoáng chất, chế phẩm sinh học, hạn chế sử dụng các loại hóa chất, nguồn nước xả thải từ ao nuôi phần lớn được sử dụng làm nước tưới cho ruộng lúa nên đã hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường...
    Thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Ninh Thuận sẽ nhân rộng mô hình này sang các địa phương khác, đồng thời định hướng nuôi chuyên canh tập trung để khai thác hiệu tiềm năng nuôi trồng thủy sản, tạo ra nguồn hàng hóa có giá trị, giúp bà con vươn lên làm giàu.
    P.V
  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Tỷ phú cá heo nước ngọt

    09:38 16/11/2011
    Ở huyện đầu nguồn An Phú - An Giang, có một chủ bè mạnh dạn nuôi cá heo nước ngọt. Đây là loại cá có giá trị kinh tế cao gấp… 10 lần nuôi cá lóc. Và anh đã trở thành tỉ phú chỉ trong 1 năm.
    Người duy nhất nuôi cá heo
    Anh Bùi Chí Linh, 32 tuổi ở ấp Vĩnh Phú, xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú là một trong những người đầu tiên ở vùng biên giới, nếu không muốn nói là người duy nhất ở ĐBSCL, nuôi thành công loài cá heo nước ngọt. Hiện anh đang có 10 l ồng bè cá heo đang trong thời kỳ thu hoạch. Mỗi bè rộng 3m x 4 m, có thể sản xuất trên 600 kg cá thương phẩm. Nhờ có kinh nghiệm nuôi cá chình, cá chạch lấu từ nhiều năm nên khi chuyển sang nuôi cá heo, anh Linh đã nắm chắc kỹ thuật về con giống, về kích thước l ồng bè và quá trình chăm sóc.

    Anh Linh cho biết mùa cá heo con giống xuất hiện hằng năm vào mùa lũ từ tháng 8-11 âm lịch. Chính vì lẽ đó, anh bắt đầu thu mua giống đem về thả nuôi thử năm đầu với cá chình thấy cá phát triển tốt. Khi thu hoạch lên cùng với cá chình, thấy thương lái cũng thích và
    thị trường cũng chấp nhận nên năm 2010 vừa rồi anh đã tranh thủ thu mua con giống từ người dân đánh bắt ngoài thiên nhiên để nuôi. Qua nhiều tháng thả nuôi, cá heo mang lại doanh thu cho anh trên 700 triệu đồng, và năm 2011 anh dự kiến lãi trên 1 tỷ đồng với 10 l ồng bè hiện nay.


    [​IMG]
    Những chiếc bè nuôi cá heo của anh Linh
    Mùa thả cá cũng bắt đầu từ thời điểm mùa nước lũ và thu hoạch vào tháng 8 năm sau, mỗi năm chỉ nuôi có một đợt. Cái khó là con giống phải mua từ Campuchia với giá 50.000đ/kg/180 con, có những năm nước lũ thấp, không có con giống mua thả, khiến giá tăng lên từ 70-100 ngàn đồng/kg mà phải đặt trước của người dân mới có. Theo anh, cá heo dễ nuôi, tỷ lệ hao hụt không đáng kể, nhưng muốn đạt năng suất cao, người nuôi phải nắm vững kỹ thuật. Theo kinh nghiệm của anh, l ồng bè phải được bao bằng 2 lớp lưới thật chắc chắn, lưới chì bên ngoài và lưới Thái Lan loại mắt nhỏ bên trong mới bảo đảm an toàn, không sợ bị thất thoát. Anh cho biết, cái khó khi nuôi cá heo hiện nay là nguồn giống chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên, cái khó thứ hai là cá heo thuộc loại cá da trơn, trên đầu có 2 nanh nhọn nên chúng đào tẩu rất dễ, l ồng bè chỉ cần thủng một lỗ lưới nhỏ bằng đầu ngón tay là cá có thể sổng hết nguyên đàn.
    Thức ăn chính của cá heo là cám trộn với cá sống (cá biển hoặc cá sông) xay nhuyễn pha cùng với cám. Nếu có hèm rượu trộn thêm 30%, cá sẽ tăng trọng rất nhanh. Một ngày tốt nhất cho ăn 2 lần vào buổi sáng sớm và buổi chiều lúc mặt trời lặn. Về mật độ, bè nuôi từ 3mx4m, tốt nhất là nên thả 150 kg giống cho một bè (1kg giống tương đương 180 con). Nếu nuôi với mật độ dày, cá sẽ chậm lớn và tỷ lệ hao hụt sẽ cao. Sau 10 tháng nuôi, trọng lượng cá thương phẩm đạt 30con/1kg và giá bán ra hiện nay tại bè là 300.000đ/kg. Anh Linh cho biết thêm: Nếu nuôi cá heo thương phẩm cho thu hoạch vào tháng nghịch, mùa nắng, giá có thể lên đến 400.000-450.000 đồng/kg, còn tại nhà hàng lên 500.000-550.000 đồng/kg.
    Theo tính toán của anh Linh, nuôi cá heo nếu thành công sẽ lời hơn nuôi bất cứ loài cá nào khác ở vùng nước ngọt.

    [​IMG]

    Cho cá heo ăn bằng thức ăn cá xay và cám trộn
    Cung không đủ cầu
    Năm nay giá cá heo cao hơn năm rồi từ 80-120 ngàn đồng/kg, nhưng nguồn cung không đủ cầu. Trước đây, cá heo cũng như cá linh, cá chốt, chỉ là những sản vật bình thường, ít ai quan tâm nhưng gần đây nó đã được nâng lên thành đặc sản, đặc biệt là cá heo da xanh, đuôi đỏ, cực kỳ ngon nên giá cả trên thị trường ngày càng tăng cao. Nhiều nhà hàng, quán ăn ở Long Xuyên, Châu Đốc, kể cả ở TP. HCM đã khai thác con cá heo trong mùa nước nổi để chế biến thành nhiều món ăn độc đáo, như cá heo nướng muối ớt, cá heo kho tiêu, cá heo nấu canh chua, cá heo kho lạt hoặc kho mắm chấm bông điển và bông súng… Các món này luôn được giới sành điệu ưa thích.
    PGS.TS Dương Nhựt Long, Trưởng Bộ môn Kỹ thuật nuôi Thủy sản nước ngọt - Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ, cho biết: Nhằm tạo ra nguồn giống chủ động cung cấp cho người nuôi cá vùng ĐBSCL, năm 2010 thông qua chương trình hợp tác, tài trợ kinh phí của Sở KH - CN An Giang, cùng sự phối hợp thực hiện của Trung tâm giống Thủy sản tỉnh An Giang, và nhóm cán bộ nghiên cứu Bộ môn Kỹ thuật nuôi Thủy sản nước ngọt - Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ đã thực hiện thành công việc sinh sản nhân tạo cá heo nước ngọt (Botia modesta Bleeker -1865). Đây là 1 trong 8 loài cá nước ngọt thuộc giống Botia phân bố khá phổ biến ở vùng hạ nguồn sông Mêkông thuộc các nước như Thái Lan, Lào, Campuchia và vùng ĐBSCL của Việt Nam.
    Kết quả bước đầu cho thấy, sức sinh sản của cá heo khá cao, dao động từ 400.000 - 500.000 trứng/kg cá. Thời gian hiệu ứng trong việc sử dụng hormone kích thích cá sinh sản từ 10 - 12 giờ. Tỷ lệ trứng thụ tinh đạt từ 50 - 57%, tỷ lệ nở đạt từ 75 - 80 %. Sau khi sinh sản thành công, sẽ chuyển sang giai đoạn ương nuôi theo hướng công nghiệp.

    [​IMG]

    Thu hoạch cá heo tại bè nuôi cá của anh Linh
    Cá heo nước ngọt có màu sắc đẹp, thân mình màu xanh nhạt, đuôi, vây màu đỏ, nuôi lớn có trọng lượng tối đa 100-150 gram/con. Cá cho chất lượng thịt thơm, ngon và có thể nuôi làm cá cảnh. Ông Long cho rằng: Trong những năm gần đây, nguồn cung cá heo giống tự nhiên cho các bè nuôi cá ở An Giang giảm sút, trong khi nhu cầu của các nhà hàng tăng cao, việc sinh sản nhân tạo thêm giống cá heo sẽ tạo thêm điều kiện chủ động cho người nuôi cá vùng ĐBSCL. Hiện nay, cá heo sau khi nuôi đạt kích cỡ thương phẩm 15 con/kg. Cá có thể nuôi với thức ăn viên thời gian từ 8 tháng đến 1 năm đạt 20-25 con/kg. Cũng theo ông Long, việc nghiên cứu biện pháp nuôi vỗ thành thục sinh dục cá heo và tác động hormone kích thích cá sinh sản, chủ động tạo ra con giống, cung cấp cho các mô hình ương và nuôi thương phẩm, góp phần đa dạng hóa đối tượng cùng mô hình nuôi, tạo thêm cơ hội lựa chọn đối tượng nuôi cho người dân, tạo thêm nguồn thực phẩm chất lượng cao cho xã hội, đồng thời nâng cao thu nhập cho người nuôi cá là hoạt động có ý nghĩa xã hội rất sâu rộng.
    Bà Nguyễn Thị Ngọc Trinh, GĐ TT giống thủy sản An Giang cho biết: mô hình nuôi cá heo là mô hình đầu tiên thực hiện thí điểm thành công của tỉnh An Giang. Hiện mô hình này hầu như chưa phổ biến nhiều trong giới nuôi cá bè, ngoại trừ trường hợp nuôi hiệu quả của anh Linh. Sắp tới đây khi việc nghiên cứu sinh sản nhân tạo thành công giống cá heo nước ngọt, có con giống chủ động, tỉnh sẽ hướng đến nuôi cá thương phẩm từ bè sang ao, theo mô hình nuôi bằng thức ăn công nghiệp tránh làm ô nhiễm môi trường, đồng thời tránh khai thác quá mức nguồn cá giống trong tự nhiên. Đây là loại cá triển vọng mang giá trị kinh tế cao gấp 10 lần so với cá lóc nuôi hiện nay. Đến cuối năm nay, Trung tâm giống An Giang sẽ cho ra thị trường trên 20.000 con cá heo giống nhân tạo để đưa xuống dân nuôi, và đến năm 2015 sẽ phát triển rộng rãi ra toàn ĐBSCL.
    Theo GD&TĐ
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Chim cút đẻ trứng "vàng"
    Ông Trịnh Bá Vân ở thôn Minh Sinh, xã Quang Tiến (Tân Yên) được nhiều người biết đến bởi ông là người duy nhất trên địa bàn nuôi chim cút Nhật Bản đẻ trứng với quy mô lớn, mang lại thu nhập cao.


    [​IMG]
    Khu chuồng nuôi chim cút Nhật Bản của gia đình ông Vân.

    Sau nhiều lần thăm mô hình nuôi chim cút Nhật Bản thành công của một người bạn đồng ngũ ở Đông Anh (Hà Nội), năm 2003, ông Trịnh Bá Vân đầu tư 1,5 triệu đồng mua 500 con chim giống về nuôi thử nghiệm. Sau gần 3 tháng, đàn chim bắt đầu đẻ trứng với số lượng hơn 400 quả/ngày, bán cho thu lãi 30-40 nghìn đồng. Nhận thấy nuôi chim có thể làm giàu, trứng tiêu thụ thuận lợi, ngay năm sau đó, ông cùng vợ con chở đất san phẳng khu vườn, xây dựng chuồng trại với hai dãy lồng bằng gỗ, bốn bên là lưới sắt, xếp thành nhiều tầng, có máng ăn để mở rộng quy mô.
    Vừa nuôi vừa rút kinh nghiệm, có năm gia đình ông Vân nuôi hàng vạn con chim cút. Hiện gia đình ông có khoảng 7 nghìn con. Chia sẻ kinh nghiệm nuôi chim, ông Vân cho biết: "Chim cút là loài dễ nuôi, khả năng kháng bệnh tốt, tỷ lệ đẻ trứng đạt cao. Tuy nhiên, chúng hay mắc bệnh tụ huyết trùng, cúm, đường ruột vì vậy cần cẩn thận khi cho ăn và uống nước. Để chim lớn nhanh, mỗi ngày cho chim ăn 3 lần vào buổi sáng, trưa và chiều tối bằng cám công nghiệp. Đồng thời, mỗi tuần nên cho chim uống thuốc kháng sinh phòng bệnh một lần kết hợp bổ sung thuốc bổ như:
    B-comlex, vi-ta-min C… để tăng sức đề kháng". Chi phí nuôi chim cút không lớn, chỉ khoảng 30kg thức ăn cho 1.000 con /ngày-đêm. Hiện nay thị trường tiêu thụ trứng chim cút rất thuận lợi. Nhiều nhà hàng, khách sạn bổ sung trứng chim cút vào thực đơn. Với giá 5-7 nghìn đồng/chục trứng thì với 1000 chim cút, người nuôi sau khi trừ chi phí thu lãi 200 nghìn đồng/ngày. Đặc tính của chim cút khiến người nuôi yên tâm là chúng thường đẻ trứng liền trong 10 ngày và nghỉ khoảng 3 ngày trước khi đẻ tiếp nên có thể bố trí nuôi theo hình thức gối đàn để có nguồn trứng ổn định cung cấp cho thị trường. Nhờ đó, sau 8 năm nuôi chim cút, đến nay gia đình ông đã có cơ ngơi khang trang, hệ thống chuồng trại nuôi chim cút, lợn thịt, ao nuôi cá quy mô lớn mỗi năm cho thu nhập hơn 400 triệu đồng.
    Ghi nhận thành tích trong phát triển kinh tế, gia đình ông Vân nhiều năm được UBND huyện Tân Yên khen thưởng.
    TÚ LINH
  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Tiền tỉ từ trang trại kì dị

    nguyên Huân -
    Trang trại rộng chưa đến 2.000 m2, song là nơi cư trú của hàng ngàn con dúi, hơn trăm con hon cùng lúc nhúc rắn rết, cóc nhái, kỳ đà... Điều đặc biệt, tất cả các loài động vật mới nghe tên đã rùng mình ấy đều được nuôi bằng cách thức kỳ lạ, nhưng mang lại cho chủ nhân của chúng mỗi năm cả tỉ đồng.
    SỐNG ĐỘNG HƠN DISCOVERY
    Tôi là người rất thích xem chương trình thế giới động vật trên kênh truyền hình Discovery của Mỹ bởi sự sống động và chân thật. Nhưng tình cờ một lần được tham quan trang trại của anh Dư Văn Hai ở xã Minh Quang (Tam Đảo - Vĩnh Phúc) tôi thấy cách người đàn ông dân tộc Sán Dìu này tổ chức, sắp xếp mô hình chăn nuôi các con vật kỳ dị của mình còn chân thật và sinh động hơn Discovery gấp nhiều lần.
    Quả thực, những người yếu tim chắc không chịu nổi 5 phút khi bước chân xuống khu trang trại rùng rợn của anh Hai. Được bao quanh bằng hệ thống tường xây cao tới 5 mét có đầy đủ ao nước, cây cối, hang hốc rậm rạp um tùm như một khu rừng nguyên sinh. Dù đã chuẩn bị tinh thần từ trước, nhưng tôi suýt bắn tim ra khỏi l ồng ngực, nhảy dựng lên khi có một con rắn bò nhột nhột qua chân. Chưa kịp hoàn hồn, ngẩng đầu lên lại thấy đàn rắn nhung nhúc đang quấn trên ngọn tre phi lủm bủm xuống ao chạy trốn khi thấy bóng dáng người.

    [​IMG] [​IMG]

    Lúc nhúc rắn nằm phơi nắng Quờ tay bắt được một túm tới ba con rắn to bằng bụng tay, anh Hai cười trấn an tôi đừng sợ vì đây là giống rắn ráo không có độc. Chỉ tay lên giàn mướp có hàng chục con rắn đang phơi nắng, anh Hai cho biết, hiện trong khu vườn có khoảng 800 con rắn ráo lớn nhỏ, gần 100 con rắn hổ trâu, 260 con rắn hổ mang và hơn 2 tạ rắn mòng. Tất cả chúng đều sinh sống bằng bản năng hoang dã, tự kiếm ăn, giao phối và đẻ trứng, sinh con tại trang trại. Hàng năm, anh Hai chỉ việc lọc những con rắn trưởng thành đem bán đã thu về hơn 500 triệu đồng.
    Tôi thắc mắc, với diện tích chật hẹp và mật độ các loài dày đặc như vậy, nguồn thức ăn cho chúng ở đâu? Dẫn tôi ra góc vườn chất đầy gạch vụn, lật một vài tấm bê tông vỡ anh chỉ cho tôi thấy lổn nhổn cóc nhái đang nằm trú đông trong đó. Thì ra, anh Hai thu mua cóc nhái về thả xuống vườn, cóc nhái xuống ao đẻ trứng, rồi tự sinh sôi nảy nở là nguồn thức ăn cho rắn.
    Thỉnh thoảng, chập tối anh thắp bóng điện lên thu hút côn trùng về là cóc nhái có thức ăn trong cả tuần. Anh tâm sự: “Ngày trước, khi chưa áp dụng mô hình nuôi cóc nhái, mỗi năm tôi phải bỏ ra vài chục triệu đồng để mua thức ăn cho rắn, giờ tôi chẳng phải lo nữa vì cóc nhái tự sinh sản được khá nhiều. Với rắn mòng, tôi thả vài trăm con cá rô phi, chúng sinh sôi khắp ao nên chẳng bao giờ phải lo thức ăn”.
    Đang mải nói chuyện, bỗng âm thanh “kêu cứu” của một con nhái vang lên thảm thiết, theo bản năng tôi chạy về phía đó và thấy một chú rắn ráo khoảng nửa ký đang xơi tái một chú nhái. Với anh Hai, việc rắn săn mồi ở trang trại là chuyện thường ngày như cơm bữa, vào mùa hè thậm chí vợ chồng anh còn đau đầu, nhức óc vì nhái “kêu cứu” suốt ngày. Dùng máy ảnh ghi lại khoảnh khắc hiếm có ấy, tôi lại một phen nữa hồn xiêu phách lạc vì âm thanh “phì phì” phía sau. Thì ra tôi đã đánh động phải chỗ ở của lũ rắn hổ trâu nên chúng cảnh báo, vậy mà anh Hai không ngần ngại thò tay túm lên một con vằn vện từ đống gạch như bắt con lươn.


    [​IMG]

    Anh Hai bắt con rắn hổ trâu như bắt một con lươn Chỉ đến khi đối diện với loài rắn hổ mang tôi mới thấy anh Hai dùng đến gậy hỗ trợ. “Với loài rắn hổ mang thì không thể đùa được, một cái đớp của nó có thể lấy đi tính mạng mình trong phút chốc, không thì cũng phải mất vài chục triệu đồng để thay máu mới có cơ may sống sót. Bản thân tôi chân tay cũng chi chít sẹo đây”- anh Hai chia sẻ.
    CHỞ DÚI BẰNG ÔTÔ
    Sau khi tham quan tất cả bốn loài rắn có trong trang trại, anh Hai dẫn tôi đi xem các con vật nuôi khác cũng không kém phần rùng rợn. Đó là đàn kỳ đà hơn chục con, nặng cả yến luôn thè cái lưỡi đen tuyền đáng sợ không khác gì loài rồng Komodo bên đất nước Indonexia. Tiếp đó là đàn hon (có nơi gọi là don) hơn trăm con đang rúc vào mấy tấm pờrôximăng “ăn vụng” buồng chuối xanh chúng vừa tha được. Để tạo nguồn thức ăn cho hon, anh Hai trồng rất nhiều chuối, sắn và các cây ăn quả khác, hon tự kiếm ăn như ngoài tự nhiên.
    Lúc đầu, tôi cứ tưởng hon là nhím vì trông chúng rất giống nhau, sau nhìn kỹ thì thấy lông của hon dẹt và thân hình nhỏ hơn so với nhím, chỉ khoảng 4 - 5 kg/con. Trong khi người nuôi nhím đang lao đao vì giá xuống thấp anh Hai vẫn bán hon với giá 1,2 triệu đồng/kg mà luôn cháy hàng. Theo anh Hai, sở dĩ hon đắt như vậy vì nuôi chúng khó hơn nuôi nhím rất nhiều, thịt hon ngon hơn thịt nhím nên được khách hàng chuộng, hiện mỗi năm anh Hai vừa bán thịt vừa bán giống cũng thu về được hơn trăm triệu từ hon.

    [​IMG] [​IMG]

    Từ việc bán dúi thịt và dúi giống, mỗi năm anh Hai thu về hơn tỉ đồng

    Nhưng, đem lại nguồn thu nhập lớn nhất cho người đàn ông luôn đi trước và nghĩ khác mọi người này lại đến từ con dúi. Nhưng để sở hữu trang trại với 1.000 con dúi, hơn 1.000 con rắn và hàng trăm con vật giá trị khác, anh Hai nếm trải không biết bao nhiêu mùi vị của thất bại. Sinh năm 1969 trong gia đình nông dân nghèo, chưa học hết cấp một anh Hai đã phải bươn chải làm thuê kiếm sống, trải qua đủ các nghề từ đào vàng, xây dựng đến buôn bán nhưng không nghề nào bén duyên với anh. Chỉ đến khi bập vào nghề chăn nuôi các con đặc sản, người đàn ông này mới chịu ngồi lại một chỗ.

    Ngày bắt đầu nuôi rắn theo phương thức hoang dã, anh Hai thấy đàn rắn thưa dần mà không biết nguyên nhân vì sao, trong khi trang trại được xây rất chắc chắn nên không có chuyện rắn bò ra ngoài. Mất cả ngày, đêm phục kích nằm chờ ngoài vườn, anh Hai mới tá hỏa phát hiện thủ phạm chính là lũ cá trê lai dưới ao. Hễ con rắn ráo nào cả gan bơi trên mặt ao, chỉ trong chớp mắt đã bị cá trê lôi tụt xuống nước xâu xé. Sau bận đó, anh Hai phải tát cạn ao bắt hết đám trê lai và chỉ dám thả các loại cá rô phi làm thức ăn cho rắn mòng.
    Chị Đặng Thị Tám, vợ anh Hai nhớ, có lần anh đầu tư vào nuôi dế sau không bán được lỗ mấy trăm triệu đồng rồi nuôi nhím cũng đi tong cả trăm triệu. Và con dúi cũng từng lấy không ít mồ hôi nước mắt của vợ chồng anh, ngày mới nuôi dúi, do chưa có kinh nghiệm nên dúi lớn đến đâu là chết đến đấy. Cho ăn cỏ voi dúi chết, chuyển sang ăn khoai lang dúi cũng chết, cuối cùng anh Hai đã tìm được đúng thức ăn hoang dã của dúi để nuôi chúng là tre, chít và mía.
    Anh Hai chẳng ngần ngại cho biết, mỗi năm trang trại của anh cung cấp ra thị trường hơn 1.000 con dúi giống và hàng tạ dúi thương phẩm, thu về hơn tỉ đồng. Để nhân rộng mô hình nuôi dúi đến các địa phương, anh Hai bỏ ra gần 500 triệu đồng mua hẳn một chiếc ôtô con chuyên để chở dúi cho khách hàng khắp các tỉnh Bắc - Trung - Nam và thuê 8 nhân công trả lương từ 3 - 6 triệu đồng/tháng chuyên chăm nom dúi đẻ và chặt tre, mía cho dúi ăn hàng ngày.
    Tôi dám chắc, ai cũng sẽ "choáng" khi tham quan chuồng nuôi dúi của gia đình anh Hai. Hàng nghìn con dúi béo mũm mĩm chen chúc nhau trong một ô chuồng. Không thể ngờ, loài vật trông chẳng khác gì con chuột này mỗi năm mang về cho gia đình anh hơn tỉ đồng lợi nhuận, cộng 500 triệu tiền rắn, hơn 100 triệu tiền hon, vài chục triệu tiền kỳ đà, trang trại rộng chưa đầy 2.000 m2 của anh Dư Văn Hai thu về ngót nghét 2 tỉ đồng/năm.


    Với 5 hecta đất rừng và ruộng lúa , có suối nước trong lành chảy qua , tại sao mình cứ vương vấn và đau đầu với chứng khoán nhỉ ?
    Nuối tiếc số tiền đã mất ở TTCK chăng ?


    Hãy dứt khoát rời bỏ sới bạc nhiều rủi ro lừa lọc và đầu tư toàn bộ thời gian , tâm huyết và vốn liếng cho trang trại , ta sẽ đạt được mục tiêu đã định !



    Không luyến tiếc nữa , bán hết !
    Dù lời hay lỗ , rút hết vốn ra khỏi TTCK ngay !



  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Kỹ thuật nuôi cà cuống sinh sản


    Cà cuống là loại côn trùng được sếp vào hàng sơn hào hải vị của người sưa. Ngày nay, món cà cuống rất được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng làm thức ăn quý.Ngoài ra tinh dầu trong ống tinh dầu của cà cuống còn có tác dụng làm hưng phấn thần kinh và hưng phấn chức năng sinh dục. Giá của một giọt tinh dầu cá cuống trên thị trường hiện nay vào khoảng từ 70.000đ đến 120.000đ tùy thuộc vào thời điểm. Giá của một con cà cuống là 30.000đ đến 40.000 đ tùy vào kích cở.
    Kỹ thuật nuôi cà cuống tương đối đơn giản


    [​IMG]
    Chuồng nuôi cà cuống:
    Để nuôi cà cuống thành công bạn cần tạo một bể thuỷ sinh, Một một bể thuỷ sinh 80x40x40cm sẽ nặng khoảng nuôi được 200-250 con cà cuống bố mẹ. bên trên bể thuỷ sinh chúng ta lấy một lớp màn mọng bịt nắp bể lại để cà cuống nuôi trong hồ không bay ra ngoài.
    Trải lớp nền.
    Trải một lớp phân bón, cát sỏi làm nền dưới đáy hồ. Nền là nơi chứa dưỡng chất cung cấp cho cây, cũng là nơi để trồng cây nên cần có cấu tạo sao cho cây có thể bám rễ và không gây đục nước. Ngoài ra, nền cũng là chỗ ở của vi sinh.
    Cho nước vào bể.
    Dùng túi nylon ngăn vòi nước để không làm đục nước, dòng chảy sẽ không làm hư lớp sỏi nền và làm xí phân lên.
    Gắn các cây xanh vào bể.
    Chọn những loại cây mà bạn thích trong số những cây thuỷ sinh có bán trên thị trường. Tuỳ vào từng vào đặc điểm của từng loại cây mà ta bài trí ở các vị trí khác nhau trong bể. Ví dụ cây rong Mái chèo và rau Mác là các loại cây rất lý tưởng để trồng để che phía sau và các cạnh của bể. Còn các cây rậm rạp dùng để trồng đầy ở các góc ( trước các cây cao hơn) như rau Dừa, Đình lịch, rau Cần trôi. Lại có những cây nên trồng ở mặt tiền trông rất thú vị nếu chúng được đặt trước mảnh đá, phải là cây thấp hơn và sinh trưởng chậm hơn, ta có thể chọn cỏ Năng và Thạch xương bồ.Khi trồng cây, vật không thể thiếu là một cái kẹp dùng trong y tế ( loại lớn, dài trên 30cm) dùng để kẹp phần rễ cây và trồng xuống sỏi. Trong môi trường nước, lớp sỏi trở nên nhẹ và rời rạc, không thể dùng tay được.
    Đặt bộ lọc.
    Có ít nhất 1 bộ lọc, để lọc nước và cung cấp oxi cho cà cuống
    Thả cà cuống vào bể thuỷ sinh
    Không nên thả cà cuống vào bể ngay mà nên trồng cây trước khoảng 5-7 ngày sau, khi hệ vi sinh trong bể ổn định sẽ an toàn hơn cho cá và cây.
    Chọn giống



    [​IMG]
    Cà cuống là một trong những nhóm côn trùng có kích thước lớn nhất hiện nay, có cơ thể dẹt, hình lá, màu vàng xỉn hoặc nâu đất, dài trung bình từ 7-8 cm, có con lên đến 10-12 cm.
    Chọn cà cuống có có 6 chân dài, khỏe. Bụng vàng nhạt có lông mịn, ở phía trên có một bộ cánh mỏng nửa mềm nửa cứng[1].
    Con cà cuống đưc ở dưới ngực, ngay gần phía lưng, có hai ống nhỏ gọi là bọng cà cuống. Mỗi bọng dài khoảng 2-3cm, rộng 2-3cm, màu trắng, trong chứa một chất thơm, đó là tinh dầu cà cuống.
    Con cà cuống cái không có hai ống tinh dầu này.
    Chăm sóc và cho ăn


    [​IMG]

    Cà cuống rất háu ăn, chúng tấn công và hút máu các con vật như: tôm, tép, nhái, nòng nọc, cá con, dế,… nên trong hồ chúng ta có thể nuôi thêm cá con để làm thức ăn cho cà cuống.
    Sinh sản
    Sinh sản vào tháng 5-8 dương lịch sau mùa gặt. Trứng hình bầu dục cỡ 3,5mm. Cà cuống đẻ trứng thành ổ bao quanh thân cây lúa. Ổ hình trụ cỡ 2,5-3cmx 0,8-1cm. Trứng màu vàng trắng mờ, mỗi ổ có khoảng 70-150 trứng. Thời gian phát triển của trứng khoảng 10 ngày. Từ khi ấu trùng nở khỏi trứng rối phát triển qua biến thoái không hoàn toàn (trứng ấu trùng- trưởng thành), qua lột xác 5 lần. Từ khi nở đến khi trưởng thành khoảng 40 ngày. Sau khi đẻ song cà cuống bám vào một số cây thủy sinh hay bay là là trên mặt nước, con đực đến để quạt khí cho trứng nở. Con cái khác tìm đến để ghép đôi và đẻ trứng với con đực. Lúc này con cái luôn tìm các phá hủy trứng để có thể thay trứng mới của mình. Nên vì thế chúng ta nên chuyễn con cái này ra một bể khác
    Cách lấy tuyến thơm (tinh dầu)


    [​IMG]

    cà cuống chỉ cần úp bụng xuống, dùng tre vót nhọn khều tuyến nằm ở đốt ngực giữa gốc đôi chân thứ nhất, gập bụng lại thấy hai bọng tinh dầu nồi ra, khi có nhiều lấy bọng ra để tránh hôi, đựng tinh dầu vào lọ có nút kín để tránh bay hơi. Mỗi con lấy được khoảng 0,02ml, lượng tinh dầu con cái bằng 1/20 tinh dầu con đực.

    Công dụng của cà cuống



    [​IMG]
    Chế biến các món ăn

    Người Thái Lan gọi cà cuống là mangda. Họ trộn nhuyễn toàn cơ thể, có khi vứt bỏ mắt, cánh và những bộ phận xơ cứng, với hành, kiệu, ớt, đường, thêm vào nước chanh, nước mắm thành một thứ bột nhão gọi là nam prik mangda để ăn với cơm hay rau
    Tại miền Bắc Việt Nam, cà cuống được loại chân, cánh, đuôi phụ rồi hấp cách thủy trong một cái chõ hay nướng trên lò than để ăn. Cũng có khi người chế biến để nguyên con đem thái nhỏ rồi xào mỡ để ăn ngay hay ướp muối để tích trữ. Cà cuống cái không có bọng tinh dầu thơm nên thường người ta chỉ ăn trứng; hoặc rang, chiên lẫn cà cuống cái với cà cuống đực thành món chiên cà cuống.


    [​IMG]
    Gia vị các món ăn
    Bọng tinh dầu ở gáy cà cuống đực, thoang thoảng mùi hương quế rất khó tả, là gia vị quý giá được pha chế vào nước mắm, không thể thiếu trong các món ăn truyền thống như bún chả, bún thang, chả cá, bánh cuốn, và chính nó làm cho các món ăn nói trên có hương vị nổi tiếng của nghệ thuật ẩm thực Hà Nội truyền thống.
    Nếu có ít cà cuống, thường người ta thường hấp hoặc nướng chín cà cuống để tinh dầu lan tỏa toàn thân. Sau đó băm nhỏ hoặc để nguyên con và cho vào lọ nước mắm ngon, khi sử dụng thì lấy ra vài giọt để gia vào một số món ăn; pha vào nước mắm dùng cho bún chả, bánh cuốn; chế vào nước dùng của bún thang; và pha vào mắm tôm khi ăn chả cá. Cũng không hiếm khi nước mắm cà cuống được gia thêm vào giò lụa, nhân bánh chưng.
    Tinh dầu cà cuống đã được làm nhân tạo tại Thái Lan, nhưng hương vị thua xa cà cuống thiên nhiên
    Ngoài ra tinh dầu trong ống tinh dầu của cà cuống còn có tác dụng làm hưng phấn thần kinh và hưng phấn chức năng sinh dục.
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967

    Nuôi dòi làm thức ăn chăn nuôi!

    Ấu trùng của ruồi, nhặng gọi là dòi. Dòi sử dụng thức ăn là phân tươi của vật nuôi, sinh sản cực nhanh, nuôi nhân tạo rất đơn giản, bà con nhà nông đều có thể tự làm.
    Thành phần dinh dưỡng trong dòi rất phong phú: protein thô 56-63% (bình quân 59,5%), chất béo thô 13%, tro 7%, đường 3,1% là thức ăn giàu protein, thành phần dinh dưỡng ngang ngửa với bột cá Pêru. Dòi tươi sống có hàm lượng protein 15%, chất béo thô 5,8%, đủ chất dinh dưỡng làm thức ăn nuôi trực tiếp cho lợn, gà, vịt, cá, đồng thời là thức ăn sống tốt nhất, có giá thành thấp nhất để nuôi các động vật đặc sản như tôm, cua, cá trình, lươn, ếch, cá song, ba ba, rùa…

    [​IMG]

    Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m3 l ồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng
    l ồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá. Có một gia đình nông dân, dùng l ồng tre nuôi dòi, với 14 l ồng mỗi ngày sản xuất được 30kg dòi sống, đủ nuôi 1.000 con ba ba. Nếu nuôi dòi trở thành một chuỗi sinh học để sản xuất thức ăn, giá thành nuôi ba ba giảm gần một nửa, năng suất lại tăng gấp bội.
    Nuôi dòi có 2 khâu quan trọng: nuôi ruồi bố mẹ và gây nuôi dòi thành phẩm, kỹ thuật khác nhau nhiều. Nhưng nuôi dòi chỉ để làm thức ăn thì không cần nuôi ruồi bố mẹ, mà sử dụng ruồi bố mẹ trong thiên nhiên để đẻ trứng, rồi nuôi thành dòi, đỡ tốn kém hơn nhiều.

    1. Lựa chọn thức ăn nuôi dòi
    Cách phối chế: tốt nhất là kết hợp phân gà với phân lợn. Dùng phân trâu bò kém hiệu quả. Có 3 cách thức phối chế:
    -Phân lợn, gà mỗi loại 50%, thêm chút ít nước, độ ẩm 80%.
    -Phân lợn 1 phần, phân gà 2 phần, thêm nước, độ ẩm 80%.
    -Phân lợn 2 phần, phân gà 1 phần, thêm nước, độ ẩm 80%.

    2. Kỹ thuật nuôi dòi
    a. Dùng chậu nhựa:

    Mỗi chậu nhựa sản xuất 1-1,5kg dòi, có thể nuôi 50-75 con rùa cá sấu. Sử dụng nội tạng động vật, chuột chết, đặt vào nơi có nhiều ruồi, nhặng để nhử chúng đến đẻ trứng. Thu trứng dòi vào sáng và tối, đưa trứng vào chậu nhựa đường kính 60cm, hoặc thùng nhựa đường kính 30cm, cho thêm chút ít rượu vào chậu, giữ độ ẩm, đậy nắp, sau 2-3 ngày sẽ có dòi. Cách làm này có thể làm ngoài trời, không cần giống. Thức ăn nuôi dòi, từ ít đến nhiều, sử dụng phân gà, lợn trộn theo tỉ lệ 1/1 cho vào chậu. Một chậu nhựa đường kính 60cm, cho 1kg phân, cho thêm 100cc nước đường có 3% rượu (hoặc nước dỉ đường), sau 4-5 ngày là có dòi. Khi thu dòi, cho nước vào chậu dùng gậy đập nhẹ vào chậu, dòi sống sẽ nổi lên mặt nước, dùng vợt vớt ra rửa sạch, khử trùng rồi đem nuôi. Nước bã cho vào bồn khí sinh học hoặc hố phân để phân huỷ. Cũng có thể sử dụng nước bã này đưa vào ao để nuôi rùa, ba ba, lươn, cá…
    b. Nuôi trên đất ngoài trời:
    Là cách nuôi phù hợp phương thức nuôi quy mô lớn.
    -Chọn nơi nuôi: chọn nơi đất bằng phẳng xa nhà, gần trại chăn nuôi, diện tích khoảng 4m2.
    -Làm
    l ồng nuôi: dùng cọc sắt hoặc gỗ để làm l ồng nuôi, cao 50cm, phía trên l ồng và 2 bên có lớp các tông để che nắng. Xung quanh l ồng có 1 lớp vải nhựa che phủ để giữ nhiệt, giữ ẩm. l ồng có kích cỡ nhỏ, có thể di chuyển.
    -Trên lớp đất phẳng được rải phân gà trộn phân lợn theo tỉ lệ 1/1. Cho thêm nước, đảm bảo độ ẩm phân, giữ lớp phân tơi xốp, dầy 5-10cm. Sau đó đậy
    l ồng lên lớp đất đã rải phân, dỡ vải nhựa 2 bên, trên lớp phân rải bỏ thêm vài con chuột chết hoặc nội tạng động vật để nhử ruồi.
    -Sau khi rải phân, giữ phân đủ ẩm, để ruồi đẻ trứng và nở. Với phân gà chỉ cần giữ ẩm là được, nhưng nếu dùng phân lợn thì cho thêm nước amôniac 0,03% để nhử ruồi đến đẻ trứng. Sau ngày đầu tiên ruồi đẻ trứng, bỏ vải nhựa xung quanh
    l ồng, nén nhẹ lớp phân, để trứng ruồi nở. Sau 8-12 giờ, trứng ruồi sẽ nở. Sau khi trứng nở, không được để đọng nước. Sau khi nở 6-9 ngày, có thể thu dòi. Phải đảm bảo không để dòi hoá nhộng. Do dòi sợ nắng, khi thu dòi, rỡ chụp l ồng, để ánh nắng chiếu thẳng vào lớp phân, dòi sẽ chui xuống đáy, sau đó gạt lớp phân phía trên, rồi gom phân và dòi ở phía dưới, có thể thu được dòi, phân còn lại sẽ bổ sung phân tươi rồi san ra tiếp tục nuôi dòi đợt sau.
    c. Cách nuôi trong chậu ven ao:
    Dùng 1 chậu đường kính 40cm treo trên mặt ao nuôi rùa đặt cách nhau 1-2m. Chậu đặt cách mặt nước 20cm. Cho phân vào chậu, trộn chút ít nước amoniac, trên đó bỏ vài con chuột chết hoặc nội tạng động vật để nhử ruồi đẻ trứng. Ruồi nhặng sẽ kéo nhau vào đẻ, chỉ sau 7 ngày là có dòi bò ra trong chậu. Khi đó, đổ lớp phân có dòi xuống ao để rùa ăn.
    Cách làm này rất đơn giản, cứ 2 kg phân thu được 500g dòi. Cần lưu ý, chậu không sâu quá, khoảng 10-15cm, nên dùng chậu nhựa, đáy có 2-3 lỗ thoát nước để không đọng nước khi gặp mưa. Khi cho phân vào chậu, dùng giấy các tông che 3/4 chậu, còn chừa lại 1/4 để nhử ruồi, nhặng. Việc che nắng còn có lợi cho sinh trưởng của ruồi. Trong quá trình nuôi, phải giữ độ ẩm vừa phải.

    d. Nuôi trên giá đặt trong nhà
    Cách nuôi này phù hợp phương thức nuôi trang trại lớn. Cấu trúc giá nuôi đảm bảo tự động tách dòi, giảm nhân công, thao tác thuận tiện, quản lý dễ.
    -Làm nhà nuôi dòi: sử dụng nhà cũ, kho cũ, xa dân cư, gần chuồng trại, để tiện lấy phân tươi. Một gian rộng 30-50m2, có cửa kính hoặc lưới thép. Xung quanh gian nhà có rãnh ngăn kiến.
    -Giá nuôi dòi: trong gian phòng làm giá phẳng xây bằng gạch rộng 1,5m2, cao 30cm. Trên giá phẳng có xây gờ xung quanh, cao 10cm, xung quanh giá có rãnh rộng 3cm, sâu 2cm để thu dòi. Trên giá phẳng dùng xi măng láng mặt trơn nhẵn. Ở 2 góc hai bên có lỗ thu dòi, đường kính 3cm, phía dưới lỗ này có đặt bình hứng dòi.
    -Cho ăn, nhử dòi và thu dòi: phân tươi (lợn và gà) được sử dụng tương tự các cách làm trên. Phân được trộn nước, rải thành đống nuôi dòi ở giữa, phía trong dầy 15cm, xung quanh 3-4cm. Trên giá có bỏ chuột chết, nội tạng động vật khoảng 500g. Sau khi đưa trứng vào 4-5 ngày là có dòi. Khi dòi trưởng thành sẽ tự động bò ra khỏi đống phân, tìm nơi để hoá nhộng. Chúng sẽ bò tập kết vào rãnh rồi rơi xuống bình hứng dòi. Vào mùa hè mỗi ngày đổi bình hứng dòi 2 lần, dòi tươi lấy ra, rửa bằng KMnO4 0,1% trong 3 phút có thể để nuôi.
    -Đổi thức ăn: lần cho ăn đầu tiên sau khi gây nuôi 5 ngày là có dòi. Khi đó, thức ăn ở phía trên vẫn chưa sử dụng, phía dưới cũng sử dụng chưa hết. Do đó, sau khi thu dòi lần 1 cho thêm 40% thức ăn mới trộn vào thức ăn cũ, rồi gây dòi lần 2. Lần 3 thêm 50% thức ăn mới, những lần sau đó bổ sung thức ăn mới theo tỉ lệ cao hơn và vẫn tận dụng thức ăn cũ.
    Trường Đại học Thành Tây đã phối hợp với một số doanh nghiệp ứng dụng công nghệ sản xuất dòi làm thức ăn cao đạm, rẻ tiền để nuôi rùa, ba ba, tiếp tục hoàn thiện quy trình kỹ thuật để chuyển giao cho nông dân, góp phần nâng cao hiệu quả ngành chăn nuôi, nâng cao thu nhập cho nông dân
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Làm giàu nhờ mô hình nuôi khép kín.

    Từ xưa, con người đã biết sử dụng rắn như loại thực phẩm giúp bồi bổ cho sức khỏe, bên cạnh đó còn được dùng như một loại thuốc quý. Khoa học ngày nay đã chứng minh và sử dụng rắn cũng như thành phẩm chiết xuất từ rắn như một dược liệu không thể thiếu trong đời sống con người.

    Để đảm bảo sản lượng rắn có thể cung cấp được cho thị trường hiện nay, rất nhiều cơ sở nuôi rắn đã có mặt. Nhìn chung, rắn là một loài khá dễ nuôi, chúng phát triển rất nhanh và khá ít bệnh tật, bên cạnh đó nghề nuôi rắn còn mang lại lợi nhuận không nhỏ cho người chăn nuôi. Tuy nhiên, do người chăn nuôi hiện nay chưa nắm hết được sinh lý cũng như quy trình chăn nuôi nên chưa phát huy được hết năng suất chăn nuôi.

    Thấu hiểu được những hạn chế trên, chị Trương Thị Ngọc Ánh đã nghiên cứu và xây dựng thành công mô hình nuôi rắn khép kín. Với mô hình này, người chăn nuôi sẽ tránh được rủi ro tối đa và thu được lợi nhuận tăng dần theo năm.

    Mô hình chăn nuôi này lấy ba loài vật nuôi làm trung tâm, đó là dế, ếch và rắn. Dế được nuôi nhằm làm thức ăn cho ếch và rắn con. Ếch được nuôi lớn lại làm thức ăn cho rắn từ lúc còn nhỏ đến khi trưởng thành và sinh sản, quy trình này được xoay vòng liên tục trong quá trình sinh trưởng của rắn cho đến khi xuất chuồng. Bên cạnh dế, ếch, ta còn có thể nuôi trùng quế và cóc.

    Trong quy trình này, cả ba vật nuôi đều không khó chăm sóc, tuy nhiên ta cần chú ý đến sự sinh trưởng và phát triển của từng loài để đạt hiệu quả cao nhất.
    Nuôi dế.
    [​IMG]

    Trứng dế ấp khoảng 7 ngày sẽ nở ra dế con. Dế có tuổi thọ khoảng 115 ngày, trong đó tính từ khi trứng nở đến lúc trưởng thành mất 50 ngày, phát dục và giao phối trong khoảng ngày thứ 85 và bắt đầu để trứng từ ngày thứ 95, chu kỳ sinh sản của dế sẽ kéo dài trong 10 ngày với khoảng 7000-8000 trứng một lứa và sau đó, dế sẽ già yếu, chết trong 10 ngày còn lại.
    Trong quá trình chăn nuôi dế, cần chú ý luôn giữ nhiệt độ môi trường trong khoảng 28-30 độ C, ngoài ra cần cách ly dế với những kẻ thù như kiến, thằn lằn, nhện, chuột…Bên cạnh đó, dế cũng rất nhạy cảm với những sự thay đổi thất thường về thời tiết như mưa gió tại lùa, hay nhiễm độc bởi thuốc diệt côn trùng, nếu gặp các điều kiện bất lợi trên, dế sẽ chết hàng loạt lên đến 80% trong vòng 24 giờ.

    Thức ăn của dế gồm tinh bột, hột mít, bắp, cám, cỏ rằn ri, cỏ ấu non, các loại cỏ non, các loại thực phẩm trên trộn chung tán nhuyễn cho dế ăn

    Nuôi ếch
    [​IMG]

    Vòng đời của ếch trong khoảng 120 ngày, loài lưỡng cư này 1 ngày ăn 2 lần và rất đúng giờ, sau giờ ăn ếch thường lên bờ nghỉ ngơi. Trong quy trình chăn nuôi ếch cần vệ sinh ao hồ thường xuyên tránh nhiễm trùng, cũng cần tránh các yếu tố làm trầy rách da ếch dễ dẫn đến hoảng loạn gây giết lẫn nhau.
    Thức ăn nuôi ếch gồm tinh bột, hội mít, bắp, gạo, trùng quế, cám, cá khô, xác nạo dừa, dế, hỗn hợp thức ăn này vo thành viên cho ếch ăn.

    Nuôi Rắn
    [​IMG]

    Chu kỳ phát triển của rắn có thể chia làm 4 giai đoạn:

    Giai đoạn 1: từ lúc trứng mới nở cho đến 120 ngày đầu. Trong một tuần đầu tiên, rắn con thay da lần đầu ta mới bắt đầu cho ăn khoảng một con ếch nhỏ ( tương đương với nòng nọc đứt đuôi sau 5 đến 7 ngày). Ếch cho rắn ăn được bỏ vào trong một thùng nước nhằm cho rắn ăn uống và tắm. Giai đoạn này cách ngày cho rắn ăn 1 lần. Cuối giai đoạn trọng lượng của rắn khoảng 400-500gram là đạt yêu cầu.

    Giai đoạn 2: từ ngày thứ 120 đến ngày thứ 240: rắn lớn rất nhanh, trong giai đoạn này cho rắn ăn cách ngày, mỗi lần ăn ta cho khoảng 2 con ếch, bên cạnh đó cứ mỗi 7 ngày ta cho rắn ăn 1 con cóc thay ếch để trị giun, lãi và sán.

    Giai đoạn 3: từ ngày 240 đến ngày 360: lúc này, rắn phát triển gần như toàn diện, bắt đầu phát dục và có sự phân biệt đực cái rõ rệt.

    Giai đoạn 4: từ ngày 360 đến ngày 440: rắn bắt đầu động đực và giao phối, một con rắn sau khi giao phối có thể đẻ được từ 10-15 trứng.

    Thức ăn nuôi rắn ngoài ếch, cóc, còn có thể thay thế bằng nhái, chàng hiu, chuột, dế và các loài bò sát. Trong cả 4 chu kỳ sinh trưởng của rắn, rắn thay da trung bình 1 đếu 2 lần trong một tháng, và trọng lượng một con đạt từ 1,3kg đến 1,6kg ở cuối giai đoạn 4 là bình thường.

    Trong khi nuôi rắn không nên để rắn lớn nhỏ chung với nhau, dẫn đến giành ăn cắn giết nhau, tốt nhất nên nuôi rắn đồng lứa theo từng giai đoạn phát triển của chúng. Rắn tương đối ít bệnh tật, chủ yếu gặp phải các chứng: miệng đen có nhớt, sán lãi, tiêu chảy phân trắng, viêm phổi, mất nước dẫn đến không tiêu.

    Để bắt đầu nuôi rắn, người chăn nuôi cần đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu, gồm có:
    - Chuồng nuôi rắn: rộng 1m, dài 2m, cao trên 1,2m, cửa chuồng nên làm ngang bên hông để tiện vệ sinh. Bên trong chuồng có vỉ tre để rắn nằm, mặt trên của chuồng lợp bằng lưới sắt nhỏ để tạo sự thoáng mát cho rắn, đáy chuồng tráng một lớp xi măng mỏng rồi đắp một lớp đất cao khoảng 2cm. nơi đặt chuồng cần đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ chống gió lùa vào. Mỗi chuồng kích thước như trên có thể nuôi được khoảng 50 con rắn.
    - Chuồng nuôi dế: rộng khoảng 2m2
    - Ao nuôi ếch và cóc: có chu vi 10m2
    - Hộc nuôi trùng quế diện tích 10m2

    Để nuôi được khoảng 50 con rắn Hổ Long Thừa, chi phí đầu tư ban đầu khoảng 20.000.000 đồng ( hai mươi triệu đồng), với chi phí mua giống gồm:
    - Rắn: 100.000 đồng/ con giống.
    - Ếch: 100.000 đồng/ con giống.
    - Dế: 50.000 đồng/ mẻ trứng.
    - Trùng quế: 30.000 đồng/ kg.
    - Và chi phí chuần bị cho chuồng trại.

    Việc chuẩn bị quy mô cơ sở hạ tầng như thế nào tùy thuộc vào khả năng kinh tế của người chăn nuôi mà có thể đầu tư ít nhiều.

    Lợi nhuận thu được từ mô hình khép kín:

    Dế:
    Một mẻ trứng dế khoảng 3000 trứng, với giá thành đầu tư khoảng 50.000 đồng, từ lúc trứng nở đến sau 45 ngày sẽ đạt được trọng lượng khoảng 4kg trờ lên, với mỗi 1kg khoảng 500 con dế, trừ mọi chi phí lại thu được 70.000-100.000 đồng, nếu không bán, mẻ dế dùng để làm thức ăn cho ếch và rắn con.

    Ếch:
    Đầu tư ban đầu 1 cặp ếch giống mất 200.000 đồng, trong chu kỳ sinh sản, một lần ếch có thể đẻ từ 400- 500 trứng, sau quá trình sinh trưởng, ta thu được từ 15-17kg ếch, với trung bình 1kg khoảng 15-17 con, giá thị trường hiện tại dao động khoảng 23.000-25.000 đồng/kg, trừ mọi chi phí ta thu được từ 120.000-150.000 đồng cho một cặp ếch giống, nếu không bán ta dùng để làm thức ăn cho rắn.

    Rắn:
    Một con rắn con nặng từ 60-70 gram có giá thành 100.000 đồng, thức ăn cho rắn tính bình quân mỗi ngày mất khoảng 1000 đồng. Rắn khi trưởng thành có giá thành khoảng 550.000 đồng/ con nặng khoảng 1,3kg-1,5kg, còn rắn đạt trên 1,5kg thì có thể lên đến 600.000 đồng/kg. Trừ hết mọi chi phí ta có thể lời được 150.000- 200.000 đồng/con. Trứng rắn có thể bán với giá từ 35.000-40.000 đồng/ trứng. Nếu nuôi đúng quy trình kỹ thuật và tính toán chính xác, lợi nhuận nuôi rắn có thể lên đến 70-100 triệu đồng/ năm. Và hằng năm có thể tăng thu nhập lên gấp đôi nhờ lượng rắn đẻ tăng dần hằng năm. Như vậy, với quy trình nuôi khép kín này, ta có thể chủ động được nguồn thức ăn cho vật nuôi, vốn đầu tư ít mà thu nhập khá cao. Đây là hướng phát triển cho nông dân có thể tăng thêm thu nhập
    .

    Các số liệu giá cả hiện nay đã lạc hậu !
    Giá trứng rắn hiện nay là 250.000 đến 300.000 đ/trứng.
    Giá rắn thương phẩm 1.000.000 đ/kg
    Tuy nhiên giá trị bài viết trên là phương pháp nuôi khép kín !
    Tác giả bài viết trên chưa biết đến phương pháp nuôi dòi để cho ếch và tắc kè , rắn mối ăn !
    Dòi được nuôi từ phế phẩm nông nghiệp , đầu và ruột cá , phân heo gà ... nên giá thành rất rẻ . Thời gian nuôi dòi thì không con nào nhanh bằng , chỉ 1 tuần là thu hoạch !
    Trong mọi lĩnh vực kinh doanh , ai biết cách hạ giá thành sản phẩm thấp hơn đối thủ cạnh tranh , người đó sẽ chiến thắng và làm chủ thị trường !


Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này