Làm giàu từ Vườn - Ao - Chuồng - Rừng với niềm tin thắng lợi và tình yêu quê hương .

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 30/01/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7883 người đang online, trong đó có 1155 thành viên. 11:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 122511 lượt đọc và 821 bài trả lời
  1. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Trồng dược liệu quý hay nè anh @Hoa_Sim.
    Đông trùng hạ thảo 'made in Việt Nam'

    Các sản phẩm từ đông trùng hạ thảo đang được sản xuất thử tại Lâm Đồng gồm rượu ngâm, viên nén và viên nang.
    > Nguy cơ tuyệt diệt của đông trùng hạ thảo


    [​IMG]
    [​IMG]Một cây nấm đông trùng hạ thảo. Ảnh: blogspot.com. Sau bốn năm nghiên cứu, Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Nông lâm nghiệp Lâm Đồng đã hoàn thiện quy trình nghiên cứu, sản xuất loại nấm đông trùng hạ thảo dâu tằm
    Trung tâm đang sản xuất thử một số sản phẩm đông trùng hạ thảo (Paeclomyces tenuipes hay Cordyceps takaomontana) từ loại nấm trên như rượu, viên nang, viên nén. Đây là tín hiệu mới trong việc sản xuất dược liệu quý tại "thủ phủ dâu tằm" Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Đông trùng hạ thảo là một loại nấm ký sinh trên côn trùng được sử dụng để làm dược liệu và thực phẩm bổ dưỡng trong y học cổ truyền Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.

    Vào mùa đông, khi sâu nằm dưới đất, loài nấm ký sinh phát triển và hút chất bổ của thân sâu làm sâu chết. Mùa hạ nấm mọc chồi khỏi mặt đất với hình thù như cỏ cây, nên người ta gọi chúng là "đông trùng hạ thảo," nghĩa là mùa đông là côn trùng, mùa hè là cây cỏ.

    Theo tiến sỹ Nguyễn Mẫu Tuấn, phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Nông lâm nghiệp Lâm Đồng, cho đến nay, chưa có cơ sở nào trong nước nghiên cứu và sản xuất thành công loại dược liệu quý này. Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam hoàn tất quy trình hoàn chỉnh về sản xuất đông trùng hạ thảo trên con tằm, một loại côn trùng được người dân nuôi từ rất lâu đời và với quy trình này có thể sản xuất đại trà loại dược liệu quý này ngay trên đất Lâm Đồng.

    Đông trùng hạ thảo hiện có ba loại khác nhau, gồm loại có sẵn trong tự nhiên, loại nuôi cấy bằng phương pháp lên men và loại nuôi cấy nhân tạo.

    Loại thứ nhất được thu hái trong tự nhiên hiện rất hiếm và có giá rất đắt (khoảng 1 tỷ đồng/kg). Loại thứ hai được nuôi trong phòng thí nghiệm với những thiết bị hiện đại. Còn loại thứ ba được nuôi cấy nhân tạo trong môi trường tự nhiên theo một quy trình riêng để có thể sản xuất đại trà.

    Bảo Lộc là " thủ phủ" của ngành sản xuất dâu tằm phía Nam. Nhiệt độ trung bình ở đây là 23-25 độ C nên rất thuận lợi cho việc sử dụng nhộng và dâu tằm để nuôi cấy thành sản phẩm nấm đông trùng hạ thảo.

    Giá trị kinh tế từ đông trùng hạ thảo cũng được đánh giá là cao hơn gấp nhiều lần so với trồng dâu tằm truyền thống.

    Ngoài giá trị kinh tế, đông trùng hạ thảo còn là loại dược liệu có tính năng giúp bồi dưỡng cơ thể, tăng cường thể lực, giảm đau lưng, mỏi gối… nên được dùng để sản xuất nước uống tăng lực, ngâm rượu thuốc.

    Hiện tại, tiến sĩ Nguyễn Mậu Tuấn đã phối hợp với Công ty dược vật tư Y tế Lâm Đồng sản xuất thử nghiệm hai loại viên nhộng và viên nén đông trùng hạ thảo.
    TTXVN
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967



    KỸ THUẬT NUÔI TẮC KÈ, PHƯƠNG PHÁP NUÔI MỚI TIẾT KIỆM CHI PHÍ VTV2


  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967



    Kỹ thuật xử lý mít Thái siêu sớm ra hoa đúng vụ .flv


  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967



    Cách trồng và chăm sóc mít Thái Changai



  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967



    Mô hình trồng mít đạt hiệu quả kinh tế 12.12.2010


  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Thành công sau 13 năm nuôi dúi

    22/02/2012
    Bắt tay vào nuôi dúi từ năm 1998. Đến nay, sau 13 năm vừa nuôi, vừa mày mò và rút kinh nghiệm, anh Dư Văn Hai ở Bản Long, Tam Đảo có trang trại nuôi dúi lớn nhất tỉnh Vĩnh Phúc.
    Cơ duyên đến với con dúi

    Năm 1998, những người bạn ở Bản Long của anh Dư Văn Hai thường xuyên đào được dúi rừng. Họ mang đến tận nhà anh Hai để bán.
    Tuy có hình dáng bên ngoài rất giống con chuột nhưng anh Hai nhận thấy thịt dúi thơm ngon, da dúi dày và giòn như da lợn rừng nên anh thường xuyên mua chúng để cải thiện bữa ăn cho gia đình.
    [​IMG]

    Dúi có hình dáng giống chuột

    Có lần, anh mua nhiều dúi nên thả bớt vào trong chuồng lợn, đợi khi nào có khách sẽ đem ra làm thịt. Và rồi vô tình anh phát hiện ra một điều đặc biệt, đó là một trong số những con dúi đó đã đẻ con. Vậy là ý tưởng nuôi loài vật này đã manh nha hình thành trong anh.
    Anh Hải chia sẻ: “Tôi thấy nó giống chuột thì chắc nuôi cũng dễ và đẻ cũng nhiều như chuột. Mới lại thịt nó rất ngon nên nuôi để ăn, thừa ra bao nhiêu thì bán.”

    Chặng đường tìm thức ăn cho dúi
    Xét về hình dáng bên ngoài, dúi và chuột giống nhau là thế, nhưng khi bắt tay vào nuôi thì mọi chuyện lại không hề đơn giản như anh Hai đã tưởng tượng.
    Vấn đề đầu tiên phải kể đến là thức ăn cho dúi.
    Do ngày mới bắt tay vào nuôi dúi, chưa có sách vở nào viết về cách nuôi con vật này, cũng chưa có mô hình của người đi trước để tham khảo nên anh phải thường xuyên tự theo dõi và rút kinh nghiệm.
    Theo dõi dúi, anh Hai thấy rằng dúi chỉ ăn trong bóng tối. Nếu chuồng quá nhiều ánh sáng chúng sẽ tìm cách ẩn nấp và bỏ ăn. Bởi trong tự nhiên dúi thường ngủ ngày và kiếm ăn vào ban đêm nên khi đưa vào nuôi nhốt, người nuôi phải nắm được đặc tính này của chúng.
    Không ít những sai lầm, trong 3 năm đầu, anh Hai đã phải chứng kiến cảnh dúi chết hàng loạt khi lựa chọn loại thức ăn không phù hợp như cỏ voi, khoai lang.
    Sau những lần thử nghiệm không thành, anh Hai đã tìm được loại thức ăn phù hợp, đó là…tre. Việc cho một con vật nuôi ăn tre, tưởng chừng như là một điều kì lạ. Nhưng người nuôi dúi như anh Hai thì thấy rõ ràng, đây là một việc rất khoa học. Việc cho dúi ăn tre là hết sức cần thiết bởi đây là thức ăn ưa thích của chúng trong tự nhiên. Mặt khác, do đặc điểm của dúi là loài gặm nhấm, nếu không được ăn tre thì răng chúng sẽ dài ra đến một giới hạn nào đó, chúng sẽ chết.
    Tuy nhiên, không phải loại tre nào, dúi cũng có thể sử dụng làm thức ăn được. Anh Hai cho biết: “Thời gian trước, do chưa có kinh nghiệm nên tôi cho dúi ăn tre Bát độ. Tre đó có cật rất sắc nên cứa vào miệng dúi làm chúng bị nhiễm trùng gây chết một loạt. Từ đó, tôi rút ra kinh nghiệm là dúi chỉ ăn được tre gai, tre hoang và tre rừng thôi.”
    Bên cạnh tre, hiện nay, anh Hai chỉ cho dúi ăn ngô để cung cấp chất dinh dưỡng cho dúi. Cả ngô và tre, gia đình anh đều tự trồng và cung cấp cho dúi được. Như vậy, anh tính bình quân 1 con dúi sẽ ăn hết khoảng 7000 đồng, nhiều lắm cũng chỉ là 12.000 đồng một tháng.

    [​IMG]

    Thức ăn của dúi là tre và ngô

    Kinh nghiệm rút ra sau nhiều năm nuôi dúi đã giúp anh ngày càng nắm rõ hơn đặc điểm của loài vật nuôi này, từ đó tìm ra loại thức ăn phù hợp. Tuy nhiên, vấn đề thức ăn cũng chỉ là một trong những khó khăn mà anh Hai đã vấp phải.
    “ Nhà thiết kế” chuồng trại của dúi
    Trong tự nhiên, dúi thường đào hang để sống, nhưng khi đưa về nuôi, sẽ phải làm chuồng trại như thế nào? Đây quả thực là một câu hỏi khó đối với anh Hai.
    Qua quá trình nuôi, anh Hai đã phát hiện ra rằng: chuồng trại là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức kháng bệnh của dúi. Tuy chúng là loài động vật hoang dã nhưng nếu không đảm bảo được cho chúng về vấn đề chuồng trại thì chúng cũng rất dễ nhiễm bệnh mà chết.
    Anh Hai cho biết: “ Nếu chuồng sáng quá thì dúi sẽ bị đau mắt. Nếu chuồng bẩn, hấp hơi hoặc chưa khô xin măng thì dúi sẽ chết.”
    Ban đầu, khi anh Hai mới đưa về nuôi, dúi còn giữ bản tính hoang dã nên rất dữ, nếu nuôi chung thì chúng thường cắn nhau đến chết. Vì vậy, anh phải thiết kế những ô chuồng nhỏ để nuôi mỗi con một ô.
    Tuy nhiên, sau 13 năm nuôi và cho sinh sản thành công, những con dúi trong trang trại nhà anh đã được thuần hóa và dần dần trở nên hiền lành. Đó cũng là lý do để anh xây dựng chuồng nuôi dúi tập trung.

    [​IMG]

    Với chuồng 3m2, anh Hai có thể nuôi 30 con dúi

    Chuồng nuôi được xây ở nơi kín đáo, ít bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn và tránh ánh sáng trực tiếp. Chuồng có đáy làm bằng gạch đỏ để có thể hút được ẩm khi dúi đi vệ sinh ra hoặc tránh hấp hơi khi thời tiết thay đổi. Tường xung quanh được xây cao, tránh để dúi trèo lên trên và tẩu thoát ra ngoài.
    Theo kinh nghiệm của anh Hai, chuồng khi xây xong nên để khoảng 6 tháng thì mới cho dúi vào nuôi vì bột xi măng trên tường khi dính vào thức ăn dễ làm dúi bị đi ngoài. Mặt khác, anh còn bố trí những viên gạch cố định đưới nền chuồng và kê vào đó những tấm fibro xi măng hoặc dụng cụ mà dúi có thể sử dụng làm nơi ẩn nấp.
    Mày mò cho dúi sinh sản
    Không chỉ liên quan đến dịch bệnh, chuồng trại và cách nuôi nhốt còn ảnh hưởng khá nhiều đến khả năng sinh sản của dúi sau này. Nếu nuôi riêng lẻ mỗi con một chuồng thì một con dúi chỉ đẻ trung bình 2 lứa/năm, chưa kể việc theo dõi chu kỳ động dục của từng con như thế nào sẽ mất rất nhiều thời gian.
    Đến nay, thay vì việc tối tối anh Hai phải vào chuồng tìm xem con dúi nào có biểu hiện động dục thì nay anh chỉ cần soi đèn pin 1 lượt để tìm ra con nào đang có chửa. Những con dúi có chửa sẽ được tách ra nuôi riêng lẻ để tiện cho việc quản lý, theo dõi và sinh sản sau này.
    Dúi mẹ mang thai khoảng 45 ngày sẽ sinh con. Dúi mẹ sau khi sinh sức khỏe sẽ yếu. Mặt khác, thức ăn của dúi chi đơn giản là tre và ngô nên lượng sữa mà dúi mẹ sản sinh ra thường chỉ đủ cho khoảng 3 dúi con. Nếu nuôi trên 3 dúi con, chúng có thể bú dúi mẹ đến khi chết.
    [​IMG]

    Anh Hai chăm sóc dúi

    Sau khoảng 28 ngày nuôi cùng mẹ, dúi con sẽ được tách ra nuôi riêng. Ban đầu cần cho dúi con ăn tre bánh tẻ vì răng của chúng còn yếu.
    Sau khoảng 3 tháng nuôi là dúi con có thể xuất bán được. Dúi nuôi thương phẩm của gia đình anh Hai thường được xuất bán vào khoảng thời gian từ 30/4 đến 2/9 bởi thời điểm này, giá dúi vào khoảng 420 nghìn đồng/kg, cao hơn hẳn những dịp khác.
    Giá giống được bán ra tùy vào từng cỡ tuổi, nếu dúi 3 tháng tuổi được bán với giá 300 nghìn/con thì khi 10 tháng tuổi sẽ bán với giá 550 nghìn đồng/con. Khi người nuôi mua 3 cái 1 đực thì giá bán sẽ là 700 nghìn đồng/con.
    Ngoài những đặc điểm như trên thì dúi là động vật hoang dã nên khi mua giống người nuôi nên mua ở những cơ sở có chứng nhận của kiểm lâm địa phương để thuận tiện cho việc vận chuyển cũng như chăn nuôi sau này.
    Sau 13 năm mày mò, sáng tạo và rút kinh nghiệm, anh Hai đã bỏ lại phía sau những thất bại để ngày càng trở nên thành công hơn trong nghề nuôi dúi. Cũng chính bởi sự quyết tâm, say mê và theo đuổi đến cùng mà giờ đây, quy trình nuôi dúi đã được anh hoàn thiện để giới thiệu đến đông đảo bà con muốn học tập.
    Hiện nay, anh Hai có hơn 1000 con dúi. Vậy là những cố gắng của anh Hai giờ đây đã được đền đáp bởi nhờ con dúi mà anh đã phát triển được kinh tế gia đình, xây dựng được uy tín và thương hiệu trên thị trường.
    Ngọc Hà
  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Giống gà tây Huba: Hướng đi mới cho người chăn nuôi

    01/08/2012
    Đối với nước ta, chăn nuôi gà tây đã xuất hiện từ lâu song còn tản mạn, không tập trung. Tuy nhiên, tiềm năng thị trường cho sản phẩm gà tây còn khá lớn. Năm 2008, giống gà tây Huba chính thức được nhập từ Hungary về nuôi tại Việt Nam. Có nhiều ưu điểm, giống gà này đang mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều bà con nông dân.
    Gà tây Huba là giống gà có tốc độ sinh trưởng nhanh, thể trọng lớn, có sức đề kháng cao, đến tuổi trưởng thành, con đực nặng từ 6-16kg/con, con mái nặng từ 4-9kg/con, thịt thơm, ngon.
    Gà tây Huba có 2 loại, gà tây màu thiếc và gà tây màu đồng. Gà tây màu thiếc có năng suất trứng/mái/24 tuần đẻ đạt 68, 34 quả. Gà tây màu đồng có năng suất trứng/mái/22 tuần đẻ đạt 40,34 quả.

    [​IMG]
    Gà tây Huba

    Từ năm 2006, Hiệp hội chăn nuôi tiểu gia súc và bảo tồn gen Hungary hợp tác với Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương thí nghiệm nuôi khảo sát khả năng thích nghi gà tây Huba với điều kiện Việt Nam. Từ nuôi thực nghiệm ở Trại Nghiên cứu gia cầm Cẩm Bình, Hải Dương( thuộc Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương), đến nay, mô hình nuôi gà tây Huba đã được phát triển ở nhiều tỉnh thành như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương..
    Anh Vũ Đức Cảnh, Trạm trưởng Trạm Nghiên cứu gia cầm Cẩm Bình cho biết:Giống gà tây Huba, khi đưa ra sản xuất được đánh giá rất cao ở khả năng thích nghi tương đối tốt ở các điều kiện sinh thái khác nhau như các vùng gò đồi hoặc các vùng đồng bằng có bãi đất rộng. Vì đây là một giống chăn thả nên chất lượng thịt thơm ngon, người dân rất thích.
    Ông Bùi Khắc Trí ở phường Chí Minh, TX Chí Linh, tỉnh Hải Dương bắt đầu nuôi gà tây Huba từ 2 năm trước. Khi được nuôi chăn thả ngoài vườn, gà tây cho chất lượng thịt thơm, ngon, săn chắc. Với số lượng gần 200 con gà nuôi thương phẩm và gà nuôi sinh sản, hàng năm ông Trí có thể xuất bán ra thị trường hàng tấn thịt. Với giá bán từ 90-120nghìn/ kg, mỗi năm loại gà tây này cho gia đình ông thu nhập hơn 100 triệu đồng.
    Hàng năm chúng tôi có thể cung cấp cho thị trường hàng tấn thịt về gà tây này. Và đồng thời cũng tạo ra nguồn thực phẩm và thu nhập tương đối lớn trong kinh tế của gia đình. Hiện nay chúng tôi bán 90nghìn/kg gà tây thịt. Gà giống thì lúc bé mới nở thì là 21-32nghìn một con.Ông Trí chia sẻ niềm vui.
    [​IMG]
    Ông Trí chăm sóc đàn gà tây

    Sau đây là một số chú ý trong chăn nuôi gà Huba của Trạm Nghiên cứu gia cầm Cẩm Bình:
    Nuôi chăn thả:
    Diện tích chăn thả phù hợp từ 20-25 m2/con, có cỏ và hàng rào bảo vệ. Diện tích sân chơi tối thiểu gấp 2-3 lần diện tích chuồng nuôi. Sân chơi có thể là những bãi cỏ hoặc những khu vực có bãi cát để gà tây có thể được tắm cát.
    Ở giai đoạn gà con, gà tây rất mẫn cảm với nhiệt độ thấp, mưa, sấm chớp và tiếng động lạ. Vì vậy, thời kỳ nuôi úm gà nhỏ, người nuôi cần duy trì mức nhiệt độ từ 25-30 oC cho đàn gà con. Khi gà được 21 ngày tuổi, thả gà ra bãi chăn thả. Việc kết hợp chăn thả như vậy sẽ giúp gà ăn nhiều sâu bọ, lá cây và phát triển khỏe mạnh hơn, thịt rắn chắc, thơm ngon hơn.
    [FONT=&quot]Thức ăn cho gà tây thương phẩm: [/FONT]
    [FONT=&quot]Để gà ăn nhiều, hiệu quả chuyển hoá thức ăn tốt, bà con cần cho gà ăn theo bữa, hết thức ăn mới cho ăn tiếp, đảm bảo thức ăn thường xuyên mới, có mùi thơm và không bị mốc mọt. Như vậy sẽ kích thích gà ăn nhiều hơn. Đồng thời thức ăn phải cân đối về thành phần giá trị dinh dưỡng để đáp ứng đủ nhu cầu sinh trưởng và phát triển của gà tây trong từng giai đoạn.[/FONT]
    [FONT=&quot]
    [/FONT]

    [FONT=&quot]Trong giai đoạn úm gà, bà con nên sử dụng loại cám công nghiệp ăn thẳng. Gà ở giai đoạn này đòi hỏi dinh dưỡng cao nên bà con nên chọn loại cám có độ đạm 20-22% protein, năng lượng từ 2800-2900. [/FONT]
    Giai đoạn gà sau 21 ngày tuổi rất phàm ăn. Ngoài thức ăn mà gà có thể tự kiểm được ở bãi chăn thả, bà con có thể dùng các loại rau xanh như rau muống, bèo tây, thân chuối, cỏ voi…
    Thức ăn cho gà tây giai đoạn này cần phối trộn rau xanh băm nhỏ với các thành phần tinh bột cám phù hợp. Việc cho gà tây ăn thức ăn hỗn hợp kết hợp với chăn thả ngoài bãi vườn sẽ tiết kiệm được 1 lượng lớn thức ăn công nghiệp. Đồng thời giúp nâng cao chất lượng thịt gà, tăng hiệu quả gà thương phẩm.

    [FONT=&quot]Theo kinh nghiệm của ông Bùi Khắc Trí thì ông phối trộn với tỷ lệ là 10 kg rau: 1 kg cám ngô: 1 kg cám gạo: 1 kg thóc. [/FONT]
    Phòng một số bệnh thường gặp ở gà tây:
    Bà con cần thực hiện nghiêm túc lịch phòng vaccin và thuốc định kì cho đàn gà tây. Đồng thời bà con nên có sổ ghi chép đầy đủ chính xác về các loại thuốc và vaccin sử dụng cho đàn gà tây, thời gian, ngày, giờ cho uống hoặc tiêm vaccin.
    Lịch phòng Vaccine và thuốc cho gà tây thịt:
    1- - 4 ngày tuổi: Phòng bệnh đường ruột bằng một trong các kháng sinh sau: Octamix: 50 mg/ 1kg thể trọng; Gentadox: 50 mg/ 1kg thể trọng; Kết hợp cho uống GlucoK-C hoặc các loại Vitamin tổng hợp.
    2- - 5 ngày tuổi: Vaccin lasota, nhỏ mắt, mũi (phòng bệnh Newcastle).
    3- - 7 ngày tuổi: Vaccin Gumboro D78 lần 1 , nhỏ mắt, mũi, chủng đậu, màng cánh.
    4- - 8- 12ngày tuổi: Phòng bệnh đường hô hấp bằng: Tylanvet 1g/ 1lít nước + Vitamin tổng hợp.
    5- - 14- 16ngày tuổi: Vaccin Gumboro D78 lần 2. Phòng bệnh cầu trùng bằng một trong các loại thuốc sau: Coxymax 1g/ 6 kg thể trọng; Vetpro 1g/ 1lít nước; Baycox 1g/1lít nước. Cho uống 2 ngày liên tục.
    6- - 15 ngày tuổi: Vaccin cúm gia cầm - tiêm dưới da cổ.
    Trong quá trình nuôi gà tây thương phẩm bà con cần chú ý thực hiện 3 sạch: ăn sạch, uống sạch, ở sạch. Lấy phòng bệnh là chính, khi thời tiết hoặc môi trường thay đổi, cần bổ sung kháng sinh và vitamin cho gà 3-5 ngày để tăng sức đề kháng và chống Stress. Đồng thời thường xuyên theo dõi đàn gà để phòng trị bệnh kịp thời.
    Thực hiện : Xuân Quân
    Ảnh : Như Ý

    3NTV- VTC16 phản hồi
    Cám ơn các độc giả đã quan tâm và có phản hồi với chúng tôi!

    Để mua giống, cũng như được tư vấn thêm về kỹ thuật nuôi giống gà tây Huba, độc giả và bà con quan tâm có thể tìm đến Trạm nghiên cứu gia cầm Cẩm Bình ( Địa chỉ: Cẩm Giàng, Hải Dương). Bà con có thể liên hệ trực tiếp với anh Vũ Đức Cảnh là trạm trưởng, SĐT 0915135458.

    Độc giả và bà con cũng có thể tìm đến tham quan mô hình, học hỏi kinh nghiệm của anh Bùi Minh Trí- một người nuôi gà tây Huba thành công( Địa chỉ: Phường Chí Minh, TX Chí Linh, Hải Dương, SĐT: 0972 511 922)

    Trân trọng cảm ơn!

    Ban Biên tập 3NTV- VTC16
  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Thành phố Hồ Chí Minh:

    Nuôi heo sử dụng chế phẩm sinh học


    Cập nhật lúc: 14:28 13/09/2012
    [​IMG]

    Trước đây, gia đình ông Bùi Văn Trung ở ấp 3, xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh chủ yếu sống bằng nghề nuôi vịt và trồng lúa, nhưng mặt ruộng bị nhiễm phèn, mặn quanh năm nên hiệu quả kinh tế rất thấp. Để cải thiện đời sống, gia đình ông Trung đã mạnh dạn thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi của địa phương, chuyển sang nuôi heo (lợn) sử dụng chế phẩm sinh học hiệu quả.


    Khởi nghiệp nuôi heo vào năm 1989, với 12 con heo thịt. Thời gian đầu do chưa nắm vững kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng heo nên trong quá trình nuôi ông gặp không ít khó khăn và hiệu quả chưa cao. Ông tìm đến với Trung tâm Khuyến nông thành phố, Trạm khuyến nông Nhà Bè, và được cán bộ kỹ thuật tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật thông qua các lớp tập huấn. Nhờ vậy ông đã áp dụng hiệu quả vào mô hình chăn nuôi của gia đình.

    Có thêm kiến thức, ông chăm sóc đàn heo ngày càng khoa học, đàn heo sinh trưởng, phát triển tốt, tỷ lệ hao hụt thấp, ít bệnh tật. Thành công bước đầu đã khuyến khích gia đình ông tăng thêm quy mô đàn và mở rộng diện tích chăn nuôi.

    Đến nay, tổng đàn heo của gia đình ông là 87 con, gồm 7 heo nái sinh sản và 80 heo thịt (luôn duy trì nuôi trong chuồng). Đối với đàn heo thịt, mỗi năm xuất chuồng 2 đợt, mỗi đợt 80 con, trọng lượng xuất chuồng bình quân 95 kg/con, giá bán 41.000 đồng/kg. Đối với đàn heo nái sinh sản, mỗi heo nái đẻ 2 lứa/năm, bình quân 8 - 10 con/lứa, số heo con giống xuất bán hàng năm chiếm 63% tổng đàn (giá bán 90.000 đồng/kg, bình quân 20 kg/con heo giống), số heo còn lại được giữ lại tiếp tục nuôi thương phẩm. Sau khi trừ mọi chi phí, hàng năm gia đình ông Trung thu lợi nhuận bình quân 100 triệu đồng.

    Ông Trung cho biết có được kết quả đó là nhờ gia đình ông đã áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong nuôi heo. Định kỳ 2 - 4 lần/tháng gia đình ông Trung sử dụng chế phẩm sinh học Active Cleaner phun xịt để tiêu độc, khử trùng và giảm mùi hôi chuồng nuôi. Ngoài ra, ông còn xây dựng hầm biogas vừa để xử lý nguồn chất thải chăn nuôi, hạn chế gây ô nhiễm môi trường, vừa để sản xuất gas từ phân heo làm nguyên liệu đun nấu. Gia đình ông ở vị trí khu dân cư đông đúc, nhưng theo đánh giá của bà con xung quanh, trại chăn nuôi heo của gia đình ông không gây ảnh hưởng môi trường xung quanh.

    Theo ông Trung, muốn đàn heo phát triển tốt, đạt năng suất cao điều quan trọng là chọn mua con giống từ những trại heo có uy tín, xây dựng chuồng trại thoáng mát, tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin phòng bệnh, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, định kỳ vệ sinh tiêu độc sát trùng chuồng trại bằng chế phẩm sinh học.

    Nhờ áp dụng chế phẩm sinh học trong nuôi heo nên đã giúp gia đình ông Trung hạn chế chất thải độc hại ra môi trường xung quanh, đồng thời đem lại nhiều lợi ích như, phân giải chất thải, hạn chế mùi hôi, ức chế và tiêu diệt sự phát triển của hệ sinh vật có hại, bảo vệ sức khỏe heo nuôi; đồng thời tiết kiệm khoảng 80% nước trong chăn nuôi do không phải sử dụng nước rửa chuồng hay tắm cho vật nuôi. Và điều quan trọng nhất là gia đình ông sử dụng chế phẩm sinh học đã cho ra sản phẩm thịt sạch - hấp dẫn người tiêu dùng, tạo thương hiệu trên thị trường.

    BBT
    (BC tham luận tại Diễn đàn sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi)
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Thu nhập 40 triệu mỗi tháng từ chim trĩ đỏ

    Sau hai lần thất bại với mô hình nuôi cá lóc và ba ba, vốn liếng dần cạn kiệt, cuối cùng ông Na đã thành công với mô hình nuôi chim trĩ đỏ. Tên của ông đã trở thành một thương hiệu gắn liền với loài chim quý “ông Na chim trĩ”.

    Sau 4 năm đi lính, năm 1983 chàng trai trẻ Đỗ Văn Na ở xóm 12, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam xuất ngũ về quê. Suốt những năm sau đó, ông trăn trở với việc tìm hướng đi mới cho nền nông nghiệp xã nhà thoát khỏi cảnh nghèo khó và làm giàu trên chính quê hương. Câu hỏi “trồng cây gì và nuôi con gì sẽ mang lại hiệu quả cao trên cùng một diện tích” cứ ám ảnh ông mãi.
    Đầu năm 1987 ông bắt đầu thực hiện ước mơ với mô hình nuôi ba ba thương phẩm. Nhưng tất cả công sức, vốn liếng mà ông dồn vào mấy ao nuôi đều trôi hết chỉ trong một trận lụt và cống ao bị vỡ.
    Không nản lòng, người cựu binh lại cải tạo các ao nuôi ba ba để thả cá quả. Nhưng do thiếu kinh nghiệm, một lần nữa mô hình nuôi cá quả vẫn không mang lại hiệu quả như mong đợi.
    [​IMG]
    Chim trĩ đỏ đã mang lại hàng trăm triệu đồng cho gia đình ông Na mỗi năm. Ảnh: Phan Thiên. Vốn liếng dần cạn kiệt, tuy nhiên ông vẫn không ngừng học hỏi những hướng đi mới. Đầu năm 2009 ông bắt đầu thí điểm mô hình nuôi chim trĩ đỏ. Và loài chim quý đã chứng tỏ được hiệu quả kinh tế của mình.
    Sau 3 năm phát triển giờ đây trang trại của ông có trên 100 con chim bố mẹ đã qua chọn lọc, dùng để nhân giống cung cấp cho thị trường và chim trĩ thương phẩm.
    Ông Na chia sẻ: “Chim trĩ là loài có sức đề kháng tốt, ít dịch bệnh, thích nghi tốt với điều kiện nuôi nhốt, ăn ít nên rất dễ nuôi, mà có sức đề kháng cao. Mỗi lứa chim trĩ mẹ đẻ từ 80 đến 100 quả trứng, chim trĩ con chỉ nuôi 6 tháng là có thể đẻ trứng hoặc xuất chuồng”.
    Hiện tại giá bán bình quân là 45 – 50 nghìn đồng/quả trứng, và chim con sau khi ấp nở một tuần là 90 - 100 nghìn đồng mỗi con.
    [​IMG]
    Chim trĩ đỏ được nuôi trong chuồng giống như gà, không tốn kém nên mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Ảnh: Phan Thiên. Ông cũng cho biết chim mẹ sau khi đẻ một lứa nên vỗ béo để xuất thành chim thương phẩm, vì trĩ không như các loài khác. Nếu để đẻ lứa sau chất lượng và năng suất trứng sẽ không tốt như lứa đầu nữa.
    Riêng hệ thống chuồng nuôi chim trĩ được kết cấu như nuôi gà, nhưng cần vây kín để tránh chim bay ra ngoài.
    Hiện tại, chim trĩ thương phẩm được bán cho các nhà hàng trong tỉnh và Hà Nội với giá bán 400 - 420 nghìn đồng/kg. Nhu cầu thị trường ngày càng phát triển, nhiều khi có đơn đặt hàng nhưng chim không đủ để bán.
    Không những cung cấp chim trĩ thương phẩm cho các nhà hàng, hiện tại ông Na còn cung cấp trứng và con giống cho các hộ nuôi trên địa bàn và các vùng lân cận.
    Thấy được hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi chim trĩ của ông Na, bà con trong xã và người dân ở các tỉnh lân cận cũng tìm về học hỏi kinh nghiệm làm giàu.
    Ông Đinh Công Dần một hộ nuôi chim trĩ trong xóm 12 chia sẻ: “Nuôi chim trĩ ít bị dịch bệnh, mà giá thành lại cao nên hiệu quả kinh tế cao. Lượng thức ăn của một con chim trĩ từ khi nhỏ đến khi xuất chuồng chỉ bằng nuôi gà nhưng giá bán thương phẩm cao hơn nhiều lần so với nuôi gà vậy nên lãi cao hơn nhiều”.
    [​IMG]
    Mỗi ngày gia đình ông Na thu được hơn 50 quả trứng chim trĩ đỏ, bán với giá 50 nghìn đồng một quả. Ảnh: Phan Thiên. Ngoài cung cấp chim thương phẩm và chim con, có rất nhiều người còn đến săn tìm những con chim trĩ đẹp về làm cảnh, mỗi con như vậy ông Na bán được từ 2 đến 3 triệu đồng/con.
    Hiện tại với hơn 100 con chim bố mẹ, trừ chi phí trung bình mỗi tháng ông Na thu về từ 35 đến 40 triệu đồng.
    Không dừng lại ở đó, đầu năm 2010 thấy việc nuôi chồn nhung đen mang lại hiệu quả cao, ông đã mua 20 cặp về nhân giống thử và kết quả ngoài mong đợi của người cựu chiến binh. Đàn chồn này lớn trông thấy, thức ăn chủ yếu là lá cây, ngô, khoai sắn.
    Chồn nhung đen có ưu điểm là không bệnh tật, mỗi năm đẻ 3 lứa, mỗi lứa đẻ từ 3 đến 4 con. Giá bán hiện tại của một cặp chồn con 1 tháng tuổi khoảng 500 nghìn đồng. Sau một thời gian thí điểm ông đã gây được 50 cặp chồn bố mẹ, cung cấp giống cho bà con trong tỉnh và lân cận như Nam Định, Thái Bình…
    Ông chủ tiết lộ, nuôi chồn nhung đen cũng có giá trị kinh tế rất cao, tuy nuôi với số lượng ít nhưng mỗi năm ông cũng thu hàng chục triệu đồng từ mô hình mới này.
    Cũng nhờ nuôi chim quý mà kinh tế của gia đình ông ngày một khá giả, sắm đầy đủ tiện nghi. Với mô hình nuôi mới này, ông đang tích cực mở rộng chuồng trại để nuôi và giúp người nuôi có hướng đi đúng đắn.
    Chim trĩ đỏ vốn là động quý hiếm có tên trong sách đỏ có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ. Tuy nhiên hiện nay chim trĩ đã được gây nuôi thành công trong môi trường nuôi nhốt, nên người chăn nuôi chỉ cần đến đăng ký tại các hạt kiểm lâm địa phương, để có giấy phép. Do là loài đặc sản mới được gây nuôi thành công nên hiện nay chim trĩ được rất nhiều bà con nông dân ưa chuộng đầu tư.
    Phan Thiên - Văn Hải
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Phú Thọ:
    Làm giàu nhờ nuôi loài chim có nguy cơ tuyệt chủng

    Cập nhật lúc: 14:08 14/09/2012
    [​IMG]
    Nuôi loài chim đang có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam này đang là một nghề giúp nông dân ở nhiều vùng quê làm giàu
    Dù chưa có kinh nghiệm nhưng với quyết tâm làm giàu, anh Nguyễn Văn Hiếu đã thành công trong nghề nuôi chim trĩ. Nghề mới này đã mở ra hướng làm giàu cho người dân trong vùng, góp phần bảo tồn giống chim quí hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam.


    Anh Hiếu (ở khu Núi Trang, thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh, Phú Thọ) cho biết, hai năm trước, được người quen giới thiệu, anh đã vào miền Trung học hỏi kỹ thuật nuôi chim trĩ và mạnh dạn đầu tư gần 30 triệu đồng mua 30 con chim trĩ đỏ về nuôi thử nghiệm. Ngay năm đầu tiên, gia đình anh đã có thu nhập trên 100 triệu đồng từ bán con giống, trứng và chim trưởng thành. Hiện nay, đàn chim trĩ của gia đình anh đã phát triển lên gần 1.000 con, dự kiến năm 2012 tiền thu về từ nuôi chim sẽ tăng lên gấp nhiều lần.

    Theo anh Hiếu, nuôi chim trĩ không khó. Là động vật hoang dã, chim trĩ có sức đề kháng với dịch bệnh tốt hơn các loại gia cầm truyền thống. Nuôi chim trĩ cơ bản giống như nuôi gà, khi nhỏ sử dụng loại cám viên dùng cho gà con, sử dụng loại máng ăn, uống tự chế hoặc máng dùng cho gà đảm bảo vệ sinh. Lượng cám và nước nên cho vừa đủ, khi chim ăn hết nhấc máng ra vệ sinh và thay nước mới, tránh để nước lưu lại sang ngày thứ 2. Với chim nhỏ sức đề kháng yếu, người nuôi phải sử dụng loại nước cất hoặc nước đun sôi để nguội cho chim uống. Khi chim lớn hơn, chừng được 2 tháng tuổi, chúng ăn các loại thức ăn như: thóc, ngô, sắn và rau các loại. Lượng thức ăn của chim trĩ chỉ bằng khoảng 1/5 lượng thức ăn của gà.

    Chim trĩ lớn rất nhanh, sau hơn nửa năm nuôi, con mái có trọng lượng từ 1,5-2 kg là có thể đẻ trứng, thường đẻ từ tháng 3 đến tháng 10 âm lịch. Mỗi năm, chúng đẻ làm hai đợt, đợt một đẻ khoảng 60 – 70 trứng, sau đó nghỉ thay lông và đẻ tiếp khoảng 30 trứng trong tháng 10. Nuôi chim trĩ mang lại giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần so với nuôi gà. Trứng chim được bán với giá 50.000 đồng/quả, chim non từ 100- 200.000 đồng/con, con trưởng thành có giá khoảng gần 1 triệu đồng/con, không đủ để bán. Sắp tới, anh Hiếu tiếp tục đầu tư nhân giống chim trĩ xanh - một trong những loài chim trĩ cực kỳ quý hiếm ở Việt Nam và có giá trị kinh tế cao gấp 2-3 lần chim trĩ đỏ.

    Chim trĩ đỏ là động quý hiếm có tên trong Sách đỏ có nguy cơ tuyệt chủng do con người săn bắt quá nhiều. Bên cạnh đó, trong thiên nhiên, chim trĩ chỉ biết đẻ mà không có bản năng ấp, những con chim non chỉ nở thành công khi chim trĩ mẹ đẻ vào ổ một loài chim khác để nhờ ấp. Việc nuôi và nhân giống thành công trong môi trường nhân tạo đã giúp bảo vệ nguồn giống quý hiếm này, mang lại giá trị kinh tế cao cho người chăn nuôi.

    Theo TTXVN
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này