Làm giàu từ Vườn - Ao - Chuồng - Rừng với niềm tin thắng lợi và tình yêu quê hương .

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 30/01/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3352 người đang online, trong đó có 112 thành viên. 01:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 122064 lượt đọc và 821 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    18 người đang vào chủ đề này, trong đó có 0 thành viên:

    Thân chào các bạn Ninja
    Thích nuôi chim trĩ , chăn gà , thả dê ...
    Coi chừng cuốn chiếu ra đê
    Muốn giàu thì phải học nghề siêng năng !


    :)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):))
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Nông nghiệp sinh thái:
    Khỏe người, nặng túi

    THANH SƠN -
    Thứ Năm, 13/09/2012, 10:43 (GMT+7)

    Vụ HT này là vụ lúa đầu tiên xã Tân Hương (Châu Thành, Tiền Giang) áp dụng mô hình công nghệ sinh thái ruộng lúa, bờ hoa vào phòng trừ dịch hại trên đồng ruộng. Tuy ruộng lúa bờ hoa chưa đẹp như mấy xã đã làm thí điểm, nhưng cũng đủ để thuyết phục nông dân mở rộng mô hình.
    >> Lợi ích lớn
    >> Ruộng lúa, bờ hoa

    Hương đồng gió nội...
    Từ sáng sớm trên cánh đồng ấp Tân Hòa, xã Tân Hương đã xuất hiện khá nhiều nông dân. Cứ ngỡ ở đây đang chuẩn bị có buổi hội thảo đầu bờ hay trình diễn khuyến nông gì đó, nhưng chẳng phải. Mà mấy bác “Hai Lúa” trong vùng tụ về đây, chỉ để xem thu hoạch lúa ở mấy cái ruộng lúa bờ hoa có ngon lành hay không?
    Tôi lách qua 2 bác nông dân đứng chắn trước mặt, ra đứng sát bên cánh đồng thấy lúa chín đã ngả màu vàng sậm. Không chỉ lúa dưới ruộng mới vàng. Trên những bờ ruộng xanh màu cây cỏ, cũng tô điểm màu vàng tươi của những bông hoa sao nhái. Xen vào đó là màu trắng của hoa xuyến chi… Toàn những thứ hoa đồng cỏ nội quen thuộc ở châu thổ ĐBSCL.
    Do các bờ ruộng đều mọc rải rác những cây hoa sao nhái, hoa xuyến chi, hoa mười giờ… nên chiếc máy gặt đập liên hợp hiệu Tư Sang phải lựa chỗ bờ ruộng đã được nhổ bỏ bớt cây hoa để tiến vào... Ruộng khô, máy chạy ngon lành. Từng đám lúa lần lượt được cuốn vào trong máy rồi phụt ra đằng sau. Rơm phóng thẳng xuống mặt ruộng, còn lúa được hứng đầy vào các bao tải.
    Từng bao lúa lần lượt được mấy nông dân trẻ vác lên xếp thành từng đống bên lề đường ấp. Ở đó, đã có sẵn thương lái đứng cân từng bao một. Khi được thông báo sản lượng cuối cùng của từng thửa ruộng, gương mặt chủ ruộng nào cũng đều rạng rỡ hẳn ra.
    [​IMG]
    Thu hoạch lúa tại mô hình ruộng lúa bờ hoa ở ấp Tân Hòa
    Ông Võ Thành Lâm, trưởng ấp Tân Hòa, đồng thời là một trong những hộ tham gia mô hình ruộng lúa bờ hoa, chia sẻ: “Ruộng nhà tôi, nếu tính năng suất quy ra héc ta thì đạt 6 tấn/ha. Vậy là quá ngon rồi, vì ở những ruộng chưa làm theo mô hình ruộng lúa bờ hoa trong ấp này, năng suất lúa HT chỉ khoảng 5 tấn rưỡi thôi”.
    Hôm ấy, giá lúa OM 4900 mà thương lái mua ngay tại ruộng của ấp Tân Hòa là 4.900 đ/kg. Như vậy, riêng chuyện năng suất lúa được tăng thêm nhiều so với ruộng lúa thường, ông Lâm cũng như chủ nhân của các ruộng lúa bờ hoa khác đã bỏ túi thêm được ít nhất trên 4 triệu đồng. Bởi thế, ai cũng vui ra mặt. Còn nếu tính tới việc đã giảm được nhiều chi phí khi ứng dụng ruộng lúa bờ hoa, nông dân còn vui hơn nữa.
    Ông Lâm bảo, trước đây để phòng trừ sâu bệnh, gia đình ông thường phải phun 2-3 lần thuốc trừ sâu mỗi vụ. Tính ra mỗi vụ lúa, mỗi công (1.000 m2) tốn 200.000-250.000 đồng tiền thuốc BVTV. Vụ HT này, nhờ trồng hoa xung quanh bờ ruộng, thu hút được nhiều thiên địch của rầy nâu, sâu cuốn lá… như nhện, kiến ba khoang, bọ xít mù xanh… cộng với việc gieo sạ đồng loạt né rầy, canh tác theo phương pháp “3 giảm, 3 tăng”, mà gia đình ông Lâm không tốn một đồng nào mua thuốc. Nhà ông có 5 công lúa, riêng tiền thuốc trừ sâu đã tiết kiệm được từ 1-1,25 triệu đồng.
    Lợi ích khó quy bằng tiền
    Không chỉ ông Lâm, đại số các hộ tham gia mô hình ruộng lúa bờ hoa ở ấp Tân Hòa vụ HT năm nay cũng đều không mất tiền cho thuốc trừ sâu, khi họ quyết tâm không phun xịt thuốc mà nhờ vào sự ra tay “nghĩa hiệp” của đám thiên địch kéo về sống nhiều trên những cây hoa trồng quanh bờ ruộng. Chỉ có đâu chừng một vài hộ, do chưa tin tưởng lắm vào tay nghề diệt trừ rầy nâu, sâu cuốn lá của đám thiên địch, nên vẫn còn phun 1-2 lần thuốc.
    Nhưng sau khi thu hoạch vụ HT, thấy các hộ khác cùng làm mô hình không thèm phun xịt thuốc mà năng suất lúa vẫn cao hơn ruộng thường nhờ hạn chế được tối đa sâu bệnh, dịch hại, chắc chắn những hộ còn chưa hẳn tin vào hiệu quả của ruộng lúa bờ hoa, cũng sẽ mạnh dạn không cầu viện tới thuốc trừ sâu trong vụ tới.
    Hôm ấy, ông Phạm Văn Truyền, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Hương cũng đến chứng kiến việc thu hoạch lúa HT ở cánh đồng ruộng lúa bờ hoa tại ấp Tân Hòa. Theo ông Truyền, đây là vụ lúa đầu tiên xã Tân Hương áp dụng mô hình này. Xã đã chọn 20 ha, gồm các thửa ruộng liền canh liền thửa ở ấp Tân Hòa, để làm điểm. Có 40 hộ tham gia vào mô hình và 10 hộ khác làm ruộng đối chứng.

    Những vụ tới, mô hình 20 ha trên sẽ không phải lo lắng chuyện cây giống hoa vì đã có sẵn nguồn cây hoa từ vụ HT này để lại. Nhưng những diện tích khác ở Tân Hương, mà cũng muốn ruộng lúa bờ hoa thì phải giải ngay được bài toán cây giống hoa.
    Kết quả cho thấy, nhờ có thiên địch do các cây hoa dụ về, toàn bộ diện tích ruộng lúa bờ hoa ở ấp Tân Hòa đều không bị sâu bệnh, nông dân không phải mất tiền thuốc BVTV. Tính bình quân mỗi ha, tiết kiệm được từ 2-3 triệu tiền thuốc. Năng suất bình quân ở ruộng lúa bờ hoa vụ HT là 6 tấn/ha, cao hơn so với năng suất lúa ở các ruộng đối chứng.
    Từ thành công đó, xã Tân Hương sẽ phát động nhân rộng mô hình ra toàn bộ diện tích trồng lúa. Hiện nay, diện tích lúa của xã là 400 ha. Nếu toàn bộ diện tích này được trồng hoa quanh bờ ruộng để dụ thiên địch về diệt trừ rầy nâu, sâu cuốn lá, thì mỗi vụ lúa, nông dân tiết kiệm được trên dưới 1 tỷ tiền thuốc trừ sâu.
    Ngoài ra còn giảm được nhiều tiền mua giống lúa, phân bón, vì khi làm ruộng lúa bờ hoa, bắt buộc phải kết hợp “3 giảm, 3 tăng”. Hơn nữa mô hình còn mang tới những lợi ích lớn khác khó quy ra được bằng tiền, đó là người làm ruộng khỏe mạnh hơn và môi trường giảm thiểu ô nhiễm, bởi cả không còn tình trạng cả đống thuốc trừ sâu được phun xịt xuống ruộng.
    Cái khó duy nhất để nhân rộng mô hình này là nguồn cây giống các loại hoa trồng xung quanh bờ ruộng. Vụ HT mới làm thí điểm 20 ha mà ngành BVTV tỉnh đã phải “chi viện” cho Tân Hương tới khoảng 12.000 cây giống hoa các loại. Vậy mà những hộ tham gia mô hình còn phải lặn lội đi tìm kiếm thêm cây hoa mọc hoang trên đồng ruộng mới đủ.



    Có thể áp dụng kinh nghiệm này vào sản xuất rau sạch được .

  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Nông nghiệp sinh thái:
    Ruộng lúa, bờ hoa

    HỮU ĐỨC -
    Thứ Ba, 11/09/2012, 11:13 (GMT+7)

    LTS: Trong sản xuất trồng trọt đã xuất hiện nhiều mô hình "nông nghiệp sinh thái", hạn chế tối đa sử dụng phân bón, thuốc BVTV, cho nông sản sạch, hiệu quả kinh tế cao, thân thiện với môi trường... NNVN khởi đăng chuyên đề "Nông nghiệp sinh thái" phản ánh một số mô hình được phổ biến và nhân rộng.
    RUỘNG LÚA, BỜ HOA
    * Hướng mở cánh đồng lớn

    [​IMG]
    Mô hình “ruộng lúa bờ hoa” do tỉnh An Giang và Cty CP BVTV An Giang thực hiện thí điểm thành công theo chương trình hỗ trợ nông dân tỉnh Tà Keo (Campuchia)
    Sau hơn 2 năm, từ mô hình ban đầu áp dụng công nghệ sinh thái (CNST) trên ruộng lúa tiến tới mở rộng ra cánh đồng lớn, nhiều nông dân ở ĐBSCL đã quen gọi cánh đồng sinh thái (CĐST) đi liền với hình ảnh “ruộng lúa, bờ hoa”. Thoải mái khi ra đồng
    Đó là cách thực hành canh tác cùng trồng lúa dưới ruộng và trồng hoa trên bờ mẫu. Hoa trên đồng ruộng sắc màu rực rỡ, hương thơm tỏa ngát dẫn dụ các loài ong, **** và côn trùng. Những loài thiên địch có ích sẽ giúp cân bằng sinh thái đồng ruộng, giảm mật số sâu bệnh trên ruộng lúa...
    Theo Trung tâm BVTV phía Nam, với sự hỗ trợ của Viện Nghiên cứu Lúa quốc tế (IRRI) năm 2010 khởi sự mô hình CNST ban đầu trên 60 ha lúa được 100 hộ nông dân tham gia thử nghiệm tại hai huyện Cai Lậy và Cái Bè (Tiền Giang). Tiếp theo sau đó nông dân đã nhận thấy lợi ích và hiệu quả, với sự hỗ trợ của ngành nông nghiệp các tỉnh đã mở rộng diện tích cách tác theo mô hình này.
    Đến nay mô hình “ruộng lúa, bờ hoa” phát động rộng ra thành CĐST và trở thành phong trào mạnh nhất ở hai tỉnh Tiền Giang, An Giang. Cùng với các tỉnh Cần Thơ, Kiên Giang, Bến Tre, Long An…hiện có khoảng 4.000 nông dân áp dụng CNST trên diện tích 2.000 ha.
    Tại TP Cần Thơ, từ vụ ĐX 2010-2011 Chi cục BVTV TP Cần Thơ đã triển khai ứng dụng mô hình trồng hoa trên bờ ruộng, áp dụng CNST kiến thiết ruộng đồng. Mô hình ban đầu trên 8 ha lúa ĐX tại ấp Tân Long A, xã Tân Thới, huyện Phong Điền. Tiếp đến vụ HT 2011 triển khai 10 ha tại ấp Thầy Ký, thị trấn Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh. Đến vụ ĐX 2011-2012 và vụ HT 2012, tiếp tục hình thành 4 CNST với quy mô 29,6 ha tại 2 huyện Cờ Đỏ và Vĩnh Thạnh.
    Bà Nguyễn Thị Mỹ Sơn, Phó Chi cục trưởng Chi cục BVTV Cần Thơ cho rằng: Tùy điều kiện địa phương, thực hiện mô hình để chọn hoa và xác định thời gian trồng hoa nên chọn những loài hoa có màu sắc và hương thơm, nhiều mật và phấn hoa. Chọn hoa dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, ra hoa nhiều quanh năm. Một số hoa có nhiều màu sắc sặc sỡ như xuyến chi, cúc mặt trời, cẩm tú, sao nhái, trâm ổi… hay cây mè, đậu bắp, đậu xanh cũng có thể trồng.
    Ở huyện Phong Điền là vùng có tập quán trồng hoa bán Tết nên lượng hoa đem ra bờ ruộng rất nhiều và kết hợp trồng thêm các loài hoa cúc, hoa vạn thọ và hoa hướng dương. Bên cạnh đó, mô hình còn áp dụng các phương pháp "3 giảm 3 tăng", "1 phải 5 giảm"; áp dụng biện pháp gieo sạ tập trung “né rầy” và hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu, sớm bảo tồn thiên địch. Song song đó, quá trình thực hiện, cán bộ BVTV còn hướng dẫn nông dân cách nhân nuôi nấm Ometar phun trừ rầy nâu.
    Qua thực hiện ruộng lúa có trồng hoa dọc theo bờ ruộng tại xã Trung An, huyện Cờ Đỏ và thị trấn Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh nhận thấy chỉ sử dụng duy nhất 1 lần thuốc trừ sâu. Quanh bờ ruộng có nhiều hoa với màu sắc đẹp rực rỡ, tạo thêm mỹ quan cho đồng ruộng, nông dân phấn khởi, thoải mái khi ra đồng. Nhưng mặt thuyết phục chính là hiệu quả kinh tế.
    Qua so sánh đối chiếu giữa ruộng mô hình, nông dân ấp Tân Long A, xã Tân Thới, huyện Phong Điền và ruộng đối chứng bên ngoài, ngoại trừ chi phí trồng hoa tăng thêm 100.000 đ/ha, còn lại lúa giống sử dụng 150 kg/ha, giảm 50 kg/ha (so ruộng đối chứng); sử dụng phân bón urê chỉ 85 kg/ha, giảm 25 kg; phun thuốc trừ sâu 5 lần, giảm 3 lần… nhờ đó chi phí giống, phân, thuốc BVTV… giảm tổng chi phí hơn 1,6 triệu đồng. Trong khi năng suất tăng, lợi nhuận tăng thêm hơn 4 triệu đ/ha.
    Chi phí giảm, năng suất tăng

    "Có thể hình dung mai kia đồng lúa canh tác theo CNST sẽ đẹp hơn với đường hoa đủ sắc màu. Không còn mùi thuốc trừ sâu mà ngào ngạt hương thơm, trả lại môi trường một bầu không khí trong lành. Để CĐST duy trì bền vững cần tạo dựng trên nền tảng nông dân biết thực hiện gieo sạ đồng loạt né rầy, áp dụng biện pháp "3 giảm 3 tăng". Khi nông dân đồng thuận làm ăn tập thể hiệu quả sẽ càng thấy rõ", PGS. TS Nguyễn Văn Huỳnh nhấn mạnh. Theo nhóm cán bộ thực hiện mô hình, mặt lợi ích nổi bật qua áp dụng CNST trước tiên là giúp nông dân có ý thức bảo vệ môi trường, nâng cao trình độ cũng như nhận thức trong việc làm ra sản phẩm sạch phục vụ cộng đồng người tiêu dùng. Về mặt hiệu quả canh tác lúa sinh thái sẽ giúp nông dân giảm chi phí hơn 1-3 triệu đ/ha/vụ. Nếu tính trên 2.000 ha lúa đang canh tác số tiền tiết kiệm chi phí sẽ nhân lên rất nhiều. Tham gia thực hiện mô hình ngay từ đầu đến nay, PGS. TS Nguyễn Văn Huỳnh, Khoa Nông nghiệp & sinh học ứng dụng - Trường ĐH Cần Thơ nhận định: Mô hình CNST trên ruộng lúa hiện có 3 nước (Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam) thực hiện, kiểm chứng qua dịch rầy nâu bùng phát cho thấy hiệu quả rõ rệt. Tại Việt Nam mô hình thành công lớn là nhờ đưa ra được cộng đồng.
    Nông dân một số tỉnh ĐBSCL hưởng ứng, thích thú mua hạt giống hoa về trồng, kiến thiết lại ruộng đồng. Điều càng có ý nghĩa hơn là qua mô hình, họ hiểu và nhận biết được các loài thiên địch có ích. Nhờ có thiên địch, nông dân giảm sử dụng thuốc trừ sâu. Sắp tới một số địa phương cho biết hướng sẽ nhân rộng từ mô hình mở rộng thành CĐST.
    Điều này phù hợp và thuận lợi khi triển khai cánh đồng mẫu lớn mà tỉnh An Giang đang thực hiện. Dễ thuyết phục nông dân cùng làm ăn tập thể, đồng ruộng kênh mương được thiết kế lại, đường nông thôn có xe ô tô ra vào, có bờ đê mặt ruộng rộng để trồng hoa.
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Giới thiệu lưới ngăn chim trong nuôi tôm thẻ

    Công ty SADAVI chúng tôi là Công ty liên doanh với Nhật Bản, hiện đang có sản xuất theo đơn đặt hàng của một số Công ty nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát rất thành công ở miền Trung như CP - Chi nhánh Quảng Trị (nuôi ở Hải Ba, Hải Lăng), Công ty CP Trường Sơn, Công ty CP Trường Phú (nuôi ở Điền Môn, Điền Lộc, Phong Điền, TT Huế) và nhiều Trại nuôi tư nhân khác ở vùng Phan Rang, Ninh Thuận...
    Ưu điểm loại lưới do Công ty chúng tôi sản xuất là nhẹ nên chi phí đầu tư thấp (1kg lưới với giá khoảng 75.000 đ sẽ rào được khoảng 120 m2 bề mặt ao tôm). Lưới sợi mono 6.000 denir rất bền trong các điều kiện thời tiết mưa nắng khắc nghiệt, dễ giăng, dễ bảo quản... Kính nhờ BBT giới thiệu cho chúng tôi một vài Công ty nuôi tôm lớn ở Quảng Bình để có thể giới thiệu sản phẩm của SADAVI với bà con nhằm ngăn chim mang mầm bệnh đến từ nơi khác... Trân trọng cảm ơn. (txthuansdv@gmail.com)

    Công ty TNHH Sản Xuất Lưới xuất khẩu Đà Nẵng (Sadavi) - Địa chỉ: Khu Công Nghiệp Hoà Cầm - Hoà Vang - TP Đà Nẵng
    - Điện thoại: 0511.3879350 Fax: 0511. 3879347
    - Tổng giám đốc: Nguyễn Văn Khách



    Lưới này có thể dùng cho ao cá để ngăn cò và chim bói cá rất tốt
    Ngăn bên trên sân chơi của trĩ , công và gia cầm.




  5. khachsan6868

    khachsan6868 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2010
    Đã được thích:
    81
    chao bạn, mình đang trồng rau sạch quanh nhà để ăn, hiện nay mình trồng rau lang, mồng tơi, rau dền, mướp, bí, và cả đu đủ nữa, kinh nghiệm làm nông rất ít, bạn có thể chia xẻ mình về cái khoản này không, rất thú vị, để chiều mình up cái hình về cái vườn của mình lên cho bạn xem nhé, many thanks
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Chào bạn, tôi biết bạn từng tham gia topic Biển Đông trước đây !

    Trồng rau sạch thì không khó, nếu bạn có chăn nuôi heo gà thì càng tốt, lấy phân ủ cho hoai rồi bón rau, không dùng thuốc trừ sâu và phân hóa học .
    Trong vườn rau nên trồng các loại hoa như ở bài " Ruộng lúa bờ hoa " để trừ sâu .
    Có thể dựng tôn quanh liếp rau và thả vào đó vài con rắn mối , chúng sẽ bắt sâu, bạn vừa có rau sạch vừa có rắn mối làm mồi nhậu ngon hết chê luôn ! =P~=P~=P~
  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Kinh nghiệm nuôi tôm càng xanh



    Với nhiều ưu điểm, tôm càng xanh đã làm thay đổi cuộc sống của nhiều hộ dân và giúp họ vươn lên làm giàu. Ở xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội, ao nuôi của ông Nguyễn Duy Nam là địa chỉ mà nhiều bà con trong vùng tìm đến để học hỏi kinh nghiệm.
    Với quy mô 1600m2, ông Nam thả với mật độ 25-30 con/ m2. Sau 8 tháng nuôi, ông Nam có thể thu hoạch tôm. Với giá bán tôm thịt từ 120 – 130 nghìn đồng/kg, ông Nam đạt lợi nhuận trung bình khoảng 100 triệu đồng mỗi năm .

    Theo ông Nam, tôm càng xanh là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, thịt tôm ăn thơm ngon, có giá trị xuất khẩu. Việc nuôi tôm không tốn nhiều công sức như trồng lúa, dễ tiêu thụ, mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên đòi hỏi người nuôi phải hiểu kỹ thuật nuôi, phải kỹ lưỡng trong từng khâu như: cải tạo và quản lý ao nuôi, chọn con giống, cho ăn... Nếu thực hiện tốt thì tỉ lệ thành công mới đạt cao.
    Về cải tạo và quản lý ao nuôi, cứ định kỳ một tháng hai lần, ông Nam lại sử dụng chế phẩm sinh học EMC để cải thiện môi trường nước. Việc dùng chế phẩm sinh học sẽ giúp tạo ra các loại vi sinh vật có lợi cho môi trường nước, hấp thu khí độc từ đáy ao, giảm nguy cơ dịch bệnh xảy ra.



    Ông Nam quan niệm: “Môi trường nước phải luôn luôn đảm bảo trong sạch, muốn đảm bảo được trong sạch thì mình phải xử lý bằng các chất vi sinh, hoặc bằng phương pháp là thay nước. Nhưng nếu xử lý bằng vi sinh thì ít phải thay nước.”
    Để đảm bảo cung cấp đủ lượng oxy hòa tan cho tôm luôn lớn hơn 3.5 mg/1 nước, ông Nam bố trí một dàn máy hệ thống sục khí ở mỗi ao nuôi. Ngoài ra, ngoài ra, theo ông, tất cả sự biến động tăng giảm độ pH, độ kiềm của nước ao nuôi luôn ảnh hưởng tới đời sống của tôm : “Ngoài nước, ôxy, thì độ kiềm, độ pH cũng rất quan trọng. Nếu độ, kiềm và pH cao quá cũng không tốt, thấp quá cũng không tốt. nếu mà độ pH cao quá thì con tôm nó hay bị mắc bệnh đen mang thành tia rất là khó xử lý hoặc nếu độ pH thấp quá con tôm sẽ bị bệnh đen mang thành mê, còn độ kiềm mà thấp thì con tôm lúc lột xác ra sẽ bị chết, còn nếu thấp quá thì con tôm sẽ khó lột xác”
    Do vậy, phải thường xuyên theo dõi, đo độ pH trong nước để điều chỉnh ở mức thích hợp là 6.5- 8.5.
    Về thức ăn, ông Nam sử dụng cả 2 dạng thức ăn, đó là thức ăn dạng viên và thức ăn tự nhiên. Thức ăn tự nhiên là các loại nguyên sinh động vật, giun nhiều tơ, giáp xác…Người nuôi cần phải đảm bảo đúng độ đạm theo từng giai đoạn phát triển.
    Ngoài ra, theo ông, cần chú ý đến môi trường và thời điểm khi cho ăn: “Cho ăn cũng rất là quan trọng khi mà bị ô nhiễm, con tôm kém thì nên cho ăn giảm đi, khi con tôm khỏe thì phải cho ăn tăng lên. Cho ăn theo từng giai đoạn từng ngày một. Khi con tôm nó lột xác nhiều thì ngày hôm sau nó ăn ít đi thì phải cho ăn ít đi để tránh làm hỏng môi trường nước, còn lúc chuẩn bị lột xác thì cần phải tăng lượng lên để nó đủ lực để lột xác. Do đó, cần phải thường xuyên theo dõi.”
    Về phòng trị bệnh cho tôm càng xanh, ông Nam tiến hành bổ sung thêm vào thức ăn các loại khoáng, vitamin để tăng sức để kháng cho tôm, giúp tôm tăng trưởng nhanh.

    Mô hình nuôi tôm càng xanh của gia đình ông Nguyễn Duy Nam không những mang lại hiệu quả kinh tế cao cho riêng ông mà còn giúp người dân ở địa phương ông được tiếp cận với đối tượng con nuôi mới, từng bước nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích nuôi trồng thủy sản.

    Thực hiện: Xuân Biên
  8. khachsan6868

    khachsan6868 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2010
    Đã được thích:
    81
    mình có trồng cây cảnh, cây bò cạp vàng tuy nhiên o biết tại sao thân cây nó lại bị đen vài chỗ, và khi các lá non ra bị kiến nó ăn lá, làm thế nào để bài trừ kiến và thân cây cho tốt
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Cách trồng đu đủ

    Hỏi
    - Cách gieo hạt giống đu đủ ra sao? Cách trồng cây đu đủ Thái Lan? Đất gieo hạt là tro bếp và phân gà được không? Mua trái chín về lấy hạt làm giống được không? Biện pháp phòng trị cây đu đủ vàng lá rồi chết?

    Đáp:
    1. Cách gieo hạt giống đu đủ?
    Xử lý hạt: Ngâm hạt trong nước nóng 52- 56oC (3 sôi, 2 lạnh) khoảng 10 phút. Tiếp tục ngâm trong nước lạnh khoảng 2 giờ.
    Ươm cây con: Hạt sau khi xử lý, gieo trong tro trấu khoảng 4- 7 ngày, hạt nảy mầm. Cây cao 4- 7 cm thì chọn những cây con khỏe mạnh, rễ nhiều cấy vào bầu.
    2. Cách trồng cây đu đủ Thái Lan?
    Chuẩn bị đất: Các vùng đất thấp thì phải lên líp trước khi trồng. lấy lớp đất mặt trộn với 5kg phân chuồng hoai mục vào 0, 2 kg vôi đắp thành mô có kích thước 50- 50cm và cao 30cm.
    Khoảng cách trồng:
    Cây cách cây: 1,8m – 2,0m
    Hàng cách hàng: 2,0m – 3,0m
    3. Đất gieo hạt là tro bếp và phân gà được không?
    Không nên dùng chỉ tro bếp và phân gà để gieo hạt . Đất dùng để gieo hạt là : Đất tơi xốp, tro trấu, phân chuồng hoai với tỉ lệ là 1 : 1 : 1.
    4. Mua trái chín về lấy hạt làm giống được không ?
    Nếu không phải là giống F1 thì có thể mua trái chín về lấy hạt làm giống. Chọn trái phát triển tốt trên cây mẹ khoẻ, sạch sâu bệnh, trái phải đủ chín trên cây. Chọn những hạt ở giữa trái và chìm trong nước. Chà hạt cho tróc vỏ lụa, phơi trong mát, cất nơi khô ráo.
    5. Biện pháp phòng trị cây đu đủ vàng lá rồi chết ?
    Đây có thể là triệu chứng của bệnh Khảm vàng lá do một trong các loại Virut gây hại trên cây đu đủ. Bệnh này rất phổ biến trong vườn đu đủ. Virut xâm nhiễm vào các lá do côn trùng môi giới chích hút, như Rệp muội hoặc Rầy xanh. Đây là những côn trùng thường gặp trên các lá đu đủ.
    Bệnh có triệu chứng khảm trên phiến lá. Lá mất màu xanh bóng mà có những vết vàng, xanh lẫn lộn, mặt lá xỉn và phồng lên. Khi bệnh phát triển mạnh thì lá không lớn được, phiến lá có màu vàng úa và biến dạng, dần bị rụng. Cây sinh trưởng yếu. Quả không lớn và dễ bị rụng non. Những quả còn lại, biến dạng, thịt quả chai sượng. Có một số quả bị xì nhựa thành vệt màu thâm, chảy dọc trên mặt vỏ quả.
    Phòng trị :
    Trước hết cần tiến hành chăm sóc, diệt sạch cỏ dại trong vườn cây, trên mặt luống nhằm phá bỏ nơi cư trú của các loài côn trùng gây hại trong đó có Rầy xanh, Rệp muội... làm môi giới lây lan Virut.
    Điều tiết chế độ nước thật hợp lý, chỉ giữ đủ ẩm, không để quá ẩm ướt. Nếu mưa kéo dài, liên tiếp, nhất thiết phải khai rãnh thoát nước thật kiệt. Vì như vậy sẽ tránh được sự lây lan.
    Do không có thuốc đặc trị Virut, vì vậy, cần tiến hành hủy bỏ những cây bị bệnh. Khi phát hiện cây đu đủ chớm bị bệnh khảm lá, cần nhổ bỏ và chôn vùi ngay vì những cây bị bệnh Khảm không thể hồi phục, nếu càng để lâu thì bệnh được côn trùng gây lây lan càng rộng.
    Sau đó có phun thuốc Padan, Basa, ... theo hướng dẫn ở bao bì để trừ Rầy, Rệp, ngăn chặn sự lây lan bệnh.


    Đặng Nha
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Cho xoài ra hoa sớm

    Hỏi:
    - Em muốn cho xoài ra hoa sớm, nhưng không biết phải làm như thế nào ?
    Đáp:
    - Trong điều kiện bình thường, xoài thường cho thu hoạch vào tháng 3[​IMG], tháng 4 (âm lịch), giá thường thấp. Một số nhà vườn ở các tỉnh phía nam đã tìm cách điều khiển cho xoài ra hoa sớm bán trong dịp Tết nguyên đán, giá trị cao hơn. Chúng tôi xin giới thiệu một biện pháp xử lý cho xoài ra trái nghịch mùa.
    Biện pháp này thường được áp dụng cho những giống Xoc a năn, Nam dok mai, xoài bưởi, canh nông, khó áp dụng đối với các giống xoài cát (nhất là xoài cát Hòa Lộc), xoài Khiêu xa vơi, Nên thực hiện đối với cây khỏe mạnh, phát triển đồng đều, không sâu bệnh, cây đã sinh trưởng thành thục. Các biện pháp canh tác thích hợp như tưới nước, bón phân cân đối, tỉa cành, tạo tán đều có tác dụng tốt cho mục đích xử lý ra hoa sớm.
    Ẩm độ đất: Một trong những điều kiện thuận lợi cho xoài ra hoa là phải qua một thời kỳ khô hạn khoảng 20-30 ngày.
    Sau khi thu hoạch trái vào tháng 4-5 (âm lịch), tiến hành cắt cành, tạo tán, loại bỏ các cành sâu bệnh, cành khuất trong tán. Vun xới quanh gốc (từ gốc cho tới hết bóng tán lá) và bón phân cho cây quanh tán ở độ sâu 15-20 cm.
    Đặc biệt, cần chú trọng phân chuồng và phân lân trong giai đoạn này. Lượng phân bón nhiều hay ít tùy theo độ tuổi và tình trạng sinh trưởng của cây (cây to, nhiều tuổi nên bón nhiều phân hơn).
    - Từ 4-5 năm tuổi: 10-15 kg phân hữu cơ + 2-3 kg NPK mỗi gốc.
    - Từ 10-12 năm tuổi: 20 kg phân hữu cơ + 4-5 kg NPK mỗi gốc, sau đó tưới nước, giữ ẩm thường xuyên cho cây.
    Đến khoảng đầu tháng 8 dương lịch (tháng 6 âm lịch), tiến hành cắt tỉa lần 2 (tỉa chồi vượt, chồi không đạt tiêu chuẩn) rồi hòa 1-2 kg tưới quanh gốc đồng thời xịt phân bón lá ba lần, mỗi tuần một lần.
    Sau tỉa cành, bón phân lần 2, xoài sẽ ra chồi, lá non, chờ khoảng 45-75 ngày cho lá già. Trước khi phun KNO3 khoảng 20-30 ngày không được tưới nước cho cây. Phun với nồng độ 1,5-2% (có thể hòa KNO3 với Atonik hoặc 8 g Thiên nông + 10 cc Agriplex vào một bình 10 lít phun thật đều, ướt đẫm tán lá).
    Lưu ý: KNO3 chỉ có tác dụng phá vỡ tình trạng mầm ngủ chứ không có tác dụng giúp cây chuyển chồi thành mầm hoa hay ép ra hoa.
    Sau khi phun KNO3 khoảng 10-15 ngày thì xoài nhú bông, phải giữ ẩm thường xuyên cho cây, đồng thời phải giữ ẩm thường xuyên cho cây, đồng thời phải tăng cường lượng phân bón lá, kích thích đậu trái, Thiên nông, Ba lá xanh… Sau khi xoài ra trái bằng đầu đũa, tiến hành phun thuốc phòng rầy, bệnh hại bằng Confidor 100 SL, Admire 50 EC, Copper Oxychloride, Copper Hydroxide Bavistine (không được phun bất kỳ một loại thuốc BVTV nào khi xoài đang nở hoa).
    Khoảng ba tuần và 8-10 tuần sau khi đậu trái, bón đạm và ka-li theo tỷ lệ 1:1, có thể bón NK hoặc phân đơn: 0,4-1 kg u-rê +0,3-0,5 kg kali/gốc/lần.
    Có thể cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây dưới dạng phân bón qua lá bằng các loại có chứa vi lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất ghi trên nhãn bao bì. Phun khoảng ba lần, mỗi lần cách nhau ba tuần, phun lần đầu lúc 2-3 tuần sau khi đậu trái. Trong giai đoạn này không nên bón phân lân vì phân lân thường khó phân giải, muốn cây hút được phân lân nuôi trái, nên bón vào giai đoạn sau thu hoạch và trước khi cây ra hoa.


    Hộp thư KNTPHCM
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này