Làm giàu từ Vườn - Ao - Chuồng - Rừng với niềm tin thắng lợi và tình yêu quê hương .

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 30/01/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6103 người đang online, trong đó có 646 thành viên. 08:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 122312 lượt đọc và 821 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Hoài Đức trồng phật thủ hiệu quả

    10/11/2011
    Phật thủ đang là loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao cho nhiều vùng, trong đó phải nhắc đến xã Đắc Sở, Hoài Đức, Hà Nội. Đây là vùng trồng nhiều phật thủ nhất Hà Nội. Mỗi năm các hộ gia đình thu lãi từ mô hình này hàng trăm triệu đồng.
    Năm 2010, không có đất để trồng cây ăn quả, anhTạ Văn Tâm ở xã Đắc Sở, Hoài Đức, Hà Nội đã mạnh dạn thuê 6 sào đất bãi để trồng phật thủ. So với những loại cây anh Tâm trồng trước đây như cam Canh, ổi , thì cây phật thủ có giá trị hơn rất nhiều. Mỗi năm trừ chi phí phân bón, thuốc trừ sâu anh Tâm thu lãi từ 300-400 triệu.
    Anh Tâm chia sẻ: “Vốn đầu tư thì 1 năm đầu chúng ta phải bỏ tiền ra tất từ phân bón, thuốc trừ sâu… mất khoảng 30-35 triệu/1 sào. Nếu chúng ta không phải thuê đất thì chúng ta tiết kiệm được khoảng 10 triệu.”
    [​IMG]
    Anh Tâm kiểm tra quả phật thủ

    Phật thủ thường dùng để thờ cúng và để được lâu từ 5-6 tháng. Ngoài ra phật thủ có vị cay, đắng, chua, và tính ấm, dùng làm thuốc chữa bệnh rất tốt. Khi chín, phật thủ được thu hái, thái dọc thành từng miếng mỏng, phơi khô và để dùng dần.
    1 kg phật thủ hiện nay được bán với giá 30 - 40 nghìn đồng, những quả phật thủ đẹp có thể bán lẻ với giá từ 100-200 nghìn đồng, thậm chí lên tới 300 nghìn đồng. [FONT=&quot] [/FONT]
    Với những quả phật thủ to đẹp, anh Tâm sẽ để dành làm hàng bán vào dịp tết sắp tới, với giá bán cao hơn ngày thường gấp 2-3 lần.

    [​IMG]
    Phật thủ được người dân ưa chuộng

    Cây phật thủ sinh trưởng và phát triển nhanh, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh. Phật thủ có bộ rễ chùm, rễ chỉ ăn sâu từ 40-50cm, vì vậy khi chọn đất trồng anh Tâm đã rất chú ý chọn loại đất cát pha giàu dinh dưỡng, khả năng thoát nước tốt.

    Phật thủ không chịu được úng nhưng lại là cây ưa ẩm, anh Tâm có cả một hệ thống vòi phun nước đủ để cung cấp nước tưới cây, khi thời tiết nắng nóng kéo dài.
    Anh Tâm cho biết: “ Điều kiện để trồng được phật thủ phụ thuộc vào đất thổ nhưỡng, tốt nhất là đất cát pha, thứ hai là đất không ngập nước, và kỹ thuật chăm sóc phải chuẩn.”

    Phật thủ thuộc giống họ cam thân mềm, cành cây thường bò lan trên mặt đất. Do đó,[FONT=&quot] n[/FONT]gay từ lúc cây đạt chiều cao từ 1,7-1,8m, Anh Tâm đã làm giàn tre để đỡ cho cây.

    [​IMG]
    Anh Tâm làm giàn cho cây phật thủ

    Nhờ cách làm này, gốc cây luôn thoáng mát, nhiều ánh sang do đó giảm được sâu bệnh hại cây và quả phật thủ to đều hơn.
    Khoảng cách cây cách cây, hàng cách hàng là 4m, tương ứng anh Tâm làm giàn cho mỗi gốc phật thủ có kích thước chiều dài 4m, rộng 4m và cao 1,7-1,8m.
    Phật thủ là loại cây cho thu hoạch quanh năm. Tùy vào mức độ chăm sóc mà thời gian cây cho quả tính từ khi bắt đầu đặt cây trồng là khác nhau. Nếu chăm sóc tốt thì chỉ sau một năm trồng mới cây đã cho quả, và tiếp tục đậu quả trong 5 năm tiếp theo.
    Trước đây phật thủ chỉ được trồng ở những vùng núi cao như Tuyên Quang, Yên Bái…và bây giờ đang phát triển tốt trên đồng đất của xã Đắc Sở, huyện Hoài Đức, Hà Nội.

    Hiện nay trên toàn xã Đắc Sở có khoảng 15 ha trồng phật thủ. Do phù hợp với điều kiện kinh tế và điều kiện tự nhiên tại đây nên mô hình này đang được chính quyền địa phương khuyến khích nhân rộng để bán cây giống và bán quả.
    Nguyễn Thủy


    ý kiến bạn đọc (2)
    Gui Tòa soạn
    Gửi tòa soạn!
    Tôi muốn tham quan mô hình va mua giống Phật thủ về trồng thì liên hệ như thế nào? Mong tòa soạn giúp đỡ.
    Trân trọng!

    Truong Son

    Bạn Sơn thân mến!

    Để có thể mua giống và tham quan mô hình, học hỏi kinh nghiệm trồng phật thủ, bạn có thể tìm đến anh Tạ Văn Tâm ở xã Đắc Sở, Hoài Đức, Hà Nội( chủ mô hình trong bài viết) với số điện thoại 0975 183 975 hoặc liên hệ với Hội nông dân xã Đắc Sở.

    Chúc bạn thành công!

    Ban Biên tập 3NTV- VTC16
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Kỹ thuật nuôi dê

    18/01/2012
    Dê là loài ăn tạp và khả năng sử dụng thức ăn đa dạng nên nguồn thức ăn của dê chủ yếu là thức ăn thô xanh, củ quả và phụ phế phẩm nông nghiệp, rất dễ kiếm. Thịt dê thơm ngon là món ăn được nhiều người ưa chuộng. Sữa dê có hàm lượng kháng thể cao hơn sữa bò nên tốt hơn. Người ta dùng sữa dê để làm phomat là món ăn rất bổ dưỡng. Có thể nói dê là con vật nuôi ngắn ngày, cho hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.
    Sau đây là những hướng dẫn kỹ thuật nuôi dê ở Trung tâm Nghiên cứu Dê và thỏ Sơn Tây
    I- Cách chọn dê làm giống
    1- Chọn dê cái giống
    Dê cái làm giống có đặc điểm:
    - Đầu rộng, hơi dài, rắn chắc, vẻ mặt linh hoạt.
    - Cổ dài, mềm mại, có cơ chắc, nổi, nhọn về phía đầu.
    - Lưng thắng, sườn tròn và xiên về phía sau; có một hõm phía trước xương chậu, thể hiện khả nàng tiêu hoá tốt.
    -Bầu vú gắn chặt vào phần bụng, gọn về phía trước, thấy rõ các tĩnh mạch (gân sữa) ở phía trước vú, gân sữa chạy từ bầu vú lên tới nách chân trước.
    - Chân trước thẳng, cân đối; hàm khoẻ.
    - Khả năng cho sữa trung bình hàng ngày cao, mức sụt thấp, khả năng cho sữa kéo dài.
    - Dê cái phải hiền lành, dễ vắt sữa.
    2- Chọn dê đực giống
    - Dê đực giống có đầu ngắn, rộng, tai to dày, dài, cụp xuống. Thân hình cân đối, cổ to, ngực nở, tứ chi khoẻ mạnh, cứng cáp, chắc chắn, hai tinh hoàn đều đặn, to, có phẩm chất tinh dịch tốt.
    Chọn con đực để giống từ dê mẹ là dê cao sản, đẻ từ lứa thứ 2 trở đi và đẻ từ 2 con trở lên.
    [​IMG]

    II- Chuồng trại
    *Vị trí:
    - Dê thích sống nơi cao ráo, thoáng mát do vậy hướng chuồng nên chọn hướng đông và đông nam.
    - Chuồng không nên quá gần nhà nhưng cũng không nên quá xa khó chăm sóc và quản lý.

    * Vật liệu làm chuồng:

    Gỗ tận dụng, tre, tầm vông, thân cây dừa, thân cây cau...
    Các loại lá tranh, dừa nước, ngói... đều có thể làm nguyên liệu lợp mái.

    * Các kiểu chuồng trại:
    Hiện nay ở nước ta 2 dạng chuồng phổ biến nhất là chuồng sàn có chia ngăn và chuồng sàn không chia ngăn.
    - Chuồng sàn có chia ngăn: Kiểu chuồng này có thể chia theo nhóm dê như vắt sữa, chữa, khô, hậu bị và dê con

    - Chuồng sàn không chia ngăn:
    + Kiểu chuồng này được phổ biến ở phương thức nuôi chăn thả đặc biệt đối với dê thịt. Máng ăn có thể đặt chạy dài theo mái lợp. Nước uống có thể đặt ở cửa và sân chơi.
    Kiểu chuồng này có thể áp dụng đối với dê sữa nuôi nhốt bằng các sợi dây cố định ở mỗi con. Tuy nhiên loại chuồng này cũng cần có ngăn riêng cho những dê con mới sinh, hoặc phải có chuồng úm để tránh hao hụt đối với dê con.
    + Chuồng úm dê con:

    Chuồng úm dê con cần phải sạch sẽ, ấm khi trời lạnh, mát khi thời tiết nóng.
    Kích thước chuồng úm dài 0.8-1.2m, rộng 0.6-0.8m, cao 0.6-0.8m. Quanh chuồng úm có thể làm rèm che chắn cho dê con, chuồng úm chủ yếu sử dụng cho dê mới sinh.
    III- Thức ăn
    Bao gồm thức ăn thô xanh( cỏ voi, cỏ ghinê, so đũa, bình linh, rau, bèo...); thức ăn củ, qủa; Các phụ phế phẩm nông - công nghiệp( cám gạo, bã đậu nành đậu xanh, hèm bia..)
    * Một số khẩu phần cho từng loại dê :
    1. Dê cái vắt sữa :
    + Khẩu phần duy trì: 1 kg cỏ khô, 1 kg cây họ đậu, 2 kg cây lá khác. Nếu dê sản xuất 2 lít sữa/con/ngày thì cần thêm: 2 kg cỏ khô, 4 kg cỏ xanh, 0,5 kg thức ăn hổn hợp.
    2. Dê cái cạn sữa, có chửa
    + Thức ăn hổn hợp: 0.3 đến 0.5 kg
    + Thức ăn củ quả : 0.4
    + 3- 6 kg thức ăn xanh/con/ngày.
    3. Dê đực giống :
    Dê đực giống ngoài thức ăn căn bản (1 kg cỏ khô, 2 kg rơm, 1-2 kg cỏ tươi). Còn cần thêm 200g đến 500g thức ăn hổn hợp/con/ngày.
    4. Dê hậu bị :

    Có thể sử dụng khẩu phần như sau: 0,2 đến 0,3 kg thức ăn hổn hợp, 0,3 đến 0,4 kg thức ăn củ quả + 2 - 4 kg thức ăn thô xanh.
    * Những điểm lưu ý khi phối hợp khẩu phần cho dê

    + Khẩu phần nên có nhiều thực liệu khác nhau
    + Không nên thay đổi khẩu phần đột ngột điều này dẫn đến làm cho dê dễ bị chướng hơi.
    + Khi phối hợp khẩu phần nên nhớ rằng nhu cầu còn tùy thuộc vào giống, phái tính, giai đoạn sản xuất.
    IV-Chăm sóc
    1- Chăm sóc dê con sơ sinh :
    Dê con có thể bú và đứng dậy 1 giờ sau khi sinh. Nếu dê con không bú được chúng ta cho sữa vào ống tiêm để cho dê uống.
    Dê con có thể chết trong vòng 4 giờ nếu không được bú sữa, vì một lý do gì đó dê mẹ chết thì chúng ta có thể cho dê con bú sữa của những con dê khác đẻ cùng ngày hoặc có thể cho dê uống sữa thay thế cho dê con sử dụng.
    Chuẩn bị sữa thay thế:
    - 0.25 đến 0,5 lít sữa bò hoặc có thể thay bằng sữa bột.
    - 1 muỗng cà phê dầu cá.

    - 1 trứng gà.
    - 1/2 muỗng cà phê đường.
    Trộn tất cả thực liệu trên rồi lắc mạnh. cho dê uống 3 đến 4 lần trong ngày, sau 2 ngày dê con không tiêu chảy có thể cho dê thêm 1 muỗng cà phê dầu khoáng.
    [​IMG]

    2- Chăm sóc dê con trước cai sữa :
    Ðối với giống dê Bách thảo của Việt nam:
    + 10 ngày đầu cho dê con ở với mẹ và bú tự do.
    + 11 - 21 ngày chỉ cho dê con bú sữa mẹ sau khi vắt sữa, ngày 3 lần, ngoài ra cần cho dê bú bình thêm 2 lần /ngày với lượng từ 0,4 đến 0,5 lít /ngày.
    + 4 - 5 tuần tuổi chỉ cho bú trực tiếp sữa mẹ 2 lần sau khi vắt sữa và cho bú bình thêm khoảng 0,3 lít / ngày.
    + 5 - 8 tuần tuổi chỉ cho bú trực tiếp với mẹ một lần sau khi vắt sữa và cho bú bình tương đương 0.2 lít /ngày và chuẩn bị cai sữa.

    Ðối với các giống dê ngoại:
    - Tuần 1: Cho dê con ở chung với dê mẹ và bú tự do.
    - Tuần 2: Có thể cho dê con bú bình
    Cho 1/2 lít sữa 3 lần trong ngày, lúc này đặt thức ăn và nước uống cũng như cỏ khô để dê con có thể tập ăn
    - Tuần 3 đến tuần thứ 6: 2 lít sữa chia làm 3 lần trong ngày và đặt thức ăn và nước uống cũng như cỏ khô để dê con ăn.
    - Tuần thứ 7 và 8: Giảm số lượng sữa 2 lần trong ngày.
    - Tuần thứ 9 đến tuần thứ 12: Giảm lượng sữa 1 lần trong ngày và cai sữa:

    Nếu chăm sóc nuôi dưỡng tốt dê con giống ngoại cai sữa 3 tháng đạt 15 kg
    3- Chăm sóc dê vắt sữa :
    +.Mức ăn đối với dê đang cho sữa từ 3 - 7 kg thức ăn xanh tùy vào trọng lượng cơ thể của chúng.
    + Giai doạn này dễ bị viêm vú cần tránh những xây sát.
    + Cần cung cấp đầy đủ nước sạch cho dê.

    + Ðối với các giống dê cao sản thì phải cạn sữa 2 tháng trước khi đẻ
    - 10 ngày đầu sau khi đẻ: Nếu dê đẻ từ 2 đến 3 con trở lên thì không vắt sữa mà toàn bộ sữa sẽ dành cho dê con bú. Ðến khi cai sữa dê con mới vắt.
    Nếu dê mẹ chỉ đẻ 1 con thì ngày thứ 4 trở đi có thể vắt 1 đến 2 lần /ngày tùy vào sản lượng sữa của dê mẹ.
    - Từ ngày 11 đến ngày 60 vắt sữa 2 lần /ngày.
    Ðây là giai đoạn ít sữa nên chỉ vắt 1 lần /ngày.
    4- Chăm sóc dê cái hậu bị
    - Giai đoạn này dê cần cung cấp 50 đến 80% thức ăn thô xanh còn lại là thức ăn tinh, phụ phẩm nông nghiệp.
    - Cần bổ sung khoáng canxi và photpho.
    - Lượng ăn từ 3 đến 7 kg cỏ xanh và 200g đến 400g thức ăn hổn hơp/con/ngày.
    - Cung cấp đầy đủ nước sạch.
    - Cho vận động nếu dê nuôi nhốt hoàn toàn.
    - Chăm sóc nuôi dưỡng dê đực giống :
    + Cần cung cấp cỏ xanh đầy đủ và quanh năm cho dê đực, số lượng cỏ phụ thuộc vào trọng lượng của dê đực, thông thường từ 2 - 5 kg/con/ngày, nếu có điều kiện nên cho dê ăn tự do.
    + Bảo đảm lượng nhu cầu về vật chất khô cho dê đực trung bình từ 1,5- 2 kg/con/ngày với trọng lượng dê là 50 kg.

    + Cung cấp 300 đến 500 gam thức ăn hổn hợp trong ngày dê đực có làm việc.
    + Cung cấp đầy đủ các loại khoáng và vitamin, dùng đá liếm hoặc ống muối treo ở trong chuồng.
    + Không nên cho dê đực đi theo đàn khi chăn thả vì sẽ không quản lý được sự phối giống.
    + Nên thay đổi dê đực 1 năm 1 lần để tránh đồng huyết.
    Thu Phương
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Kinh nghiệm đảo và làm mát trong quá trình ấp nở trứng gia cầm

    21/12/2011
    Mô hình ấp nở trứng, bán con giống gia cầm đang mang lại hiệu quả kinh tế cao đối với nhiều hộ gia đình. Trong quá trình ấp nở trứng gia cầm, kỹ thuật đảo và làm mát trứng có tính chất quyết định đến tỷ lệ nở thành công. Vì vậy để đạt kết quả ấp nở trứng cao, người chăn nuôi cần nắm chắc kỹ thuật đảo và làm mát trong quá trình ấp nở trứng gia cầm.
    Xã Kim Long, huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc vốn có truyền thống làm nghề chăn nuôi. Hiện nay, Kim Long đang hướng tới phát triển mô hình ấp nở trứng gia cầm quy mô lớn. Đầu tư cho hệ thống ấp nở này là khoảng 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng. Tuy vậy, mỗi ngày các hộ ấp nở trứng ở Kim Long có thể cung cấp cho thị trường Vĩnh Phúc, Hà nội, Phú thọ, Yên bái… với số lượng con giống lên tới khoảng 2 nghìn con. Do đó, doanh thu trung bình của mỗi hộ có thể đạt khoảng 500 triệu đồng mỗi năm.
    Mô hình ấp nở trứng gia cầm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, để thực hiện mô hình này, nguồn vốn đầu tư ban đầu không phải ai cũng đáp ứng được. Do đó, phát triển và mở rộng mô hình một cách từ từ là hướng đi chắc chắn và dễ dàng áp dụng.
    [​IMG]
    Mô hình ấp nở trứng gia cầm- Hướng phát triển kinh tế mới

    Để có được kết quả ấp nở tốt ngoài yếu tố giống, thức ăn, các yếu tố ngoại cảnh thì chế độ ấp đóng vai trò quan trọng, có tính chất quyết định. Kết hợp hài hoà các yếu tố trong chế độ ấp, kết quả ấp nở sẽ đạt cao nhất ngược lại khi các yếu tố không kết hợp được sẽ gây chết phôi cao, gia cầm nở yếu, khó nuôi, hoặc sau đó chết và chất lượng đàn giống sẽ giảm đáng kể.
    Sau đây là những kinh nghiệm đảo và làm mát trứng gia cầm của anh Bùi Công Trung, một người làm mô hình ấp nở và làm mát trứng gia cầm rất thành công ở Kim Long.
    Đảo trứng
    Đối với các loài thủy cầm, bà con phải tiến hành đảo trứng. Đảo trứng tránh cho phôi khỏi dính vào vỏ, làm cho quá trình trao đổi chất được cải thiện đồng thời có tác dụng làm cho phôi phát triển tốt nhất, giảm tỷ lệ chết lưu trong khi lộn. Bà con cần chú ý đặc biệt ở giai đoạn đầu và giai đoạn giữa để phôi hoạt động tốt, không bị sát lòng.
    Việc đảo trứng bà con thực hiện sau khi đưa trứng vào lò ấp 6 ngày, và dừng lại khi trứng đã chuyển sang giai đoạn nở.
    Chú ý, nếu trứng được xếp nghiêng bà con đảo một góc 900, xếp nằm ngang/ đảo 1800.
    Với máy ấp không có chế độ đảo tự động, 2h bà con đảo trứng một lần, một ngày đảo 10 - 12 lần. Đối với máy có chế độ đảo tự động, bà con cũng nên thực hiện việc đảo trứng ở bên ngoài lò.

    [​IMG]
    Anh Trung tiến hành đảo trứng thêm ở bên ngoài

    Trong quá trình đảo, phát hiện có những quả trứng vẹo vọ hay bị dập rịa, cần loại ngay để tránh ảnh hưởng đến những quả trứng khác.
    Cùng với việc điều chỉnh chế độ nhiệt hợp lý, bà con cũng phải điều chỉnh độ ẩm trong quá trình ấp. Với gà, khi độ ẩm quá cao, con con nở ra sẽ nặng bụng, bên trong vỏ dính đầy chất nhớt. Còn nếu độ ẩm thiếu, gà nở lông sẽ không bông, khối lượng thấp.

    Trong giai đoạn ấp độ ẩm thích hợp khoảng 55-65%. Giai đoạn nở độ ẩm 80-85%.
    Làm mát trứng
    Đối với trứng thủy cầm thường có thêm quy trình làm lạnh trứng: kéo khay trứng ra ngoài 1-3 lần/ 1 ngày và tiến hành phun nước.
    Việc tưới nước không chỉ giúp làm mát nhanh hơn mà còn cung cấp thêm nước đảm bảo đủ độ ẩm cho phôi trong quá trình phát triển. Bởi khi đó, ở trong lò ấp, việc thoát hơi nước cũng nhanh hơn.
    [​IMG]
    Tiến hành làm mát trứng bằng cách phun nước

    Việc phun nước này, bà con nên thưc hiện sau khi cho trứng vào lò ấp 10 ngày và có thể tưới nước ngay sau khi đảo trứng.
    Trong khi phun nước thì nên phun ướt hết 2/3 của quả trứng, tránh phun lên toàn bộ của quả trứng. Vì như thế dễ dẫn đến quả trứng bị ngạt khí. Nhưng chú ý cũng không nên phun ướt ít quá, tránh cung cấp không đủ độ ẩm cho trứng.
    Sau khoảng 30 phút, khi quả trứng ráo, bà con cho trứng lại lò.
    Vy Hồng Nhung


  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Nuôi ếch trong chai nhựa !


  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Tỉ phú... rắn ri voi



    [​IMG]
    Chỉ với diện tích ao trên 1.800m2, nhưng mỗi năm Năm Minh thu lãi gần 1 tỉ đồng - Ảnh: Duy Khang TT - Trong khi nhiều “đại gia” đang đổ xô vào các đầm tôm, trang trại ba ba, cá sấu... thì ở giữa vùng chuyên canh tôm của huyện Mỹ Xuyên lại có một nông dân làm chuyện ngược đời: nuôi rắn ri voi: Lúc ấy nhiều người bảo anh... điên.
    Nhưng giờ đây mỗi khi nhắc đến tên Năm Minh (Lê Hùng Minh ở khu 3, xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) thì mọi người đều nhìn anh với đôi mắt thán phục bởi anh đã là tỉ phú... rắn ri voi!
    Là thương binh 4/4 nên Năm Minh được chính quyền xã Thạnh Phú cấp cho gần 2 công đất ruộng. Năm Minh làm đủ thứ mô hình: lúa cá, lúa tôm, rồi nhảy vào nuôi cua... Khi các tỉnh trong khu vực ĐBSCL rộ lên mô hình nuôi trăn thịt và trăn đẻ, anh lại quyết định “đánh cược” với vận mệnh.
    Đầu tư nuôi trên 70 con trăn... Khi những con trăn của anh bắt đầu đẻ thì giá trăn thịt ngoài thị trường từ 150.000 đồng/kg đột ngột giảm còn 15.000-20.000 đồng/kg và trăn con chỉ 2.000 đồng/con...
    Thế là anh lại trắng tay với một món nợ khổng lồ, nhưng Năm Minh không nản chí.
    Sau hai tháng tìm hiểu thị trường, Năm Minh biết rắn ri voi là một loại đặc sản, giá thị trường luôn trên 140.000 đồng/kg, trong khi số lượng rắn này tồn tại trong môi trường tự nhiên không nhiều vì những đầm tôm công nghiệp ngày một mọc lên dày đặc. Từ suy nghĩ đó, Năm Minh bắt tay vào làm một chuyện “ngược đời”: nuôi rắn ri voi.

    Mọi việc không suôn sẻ. Năm Minh đào đất, xây tường nuôi trên 7.000 con rắn ri voi (khoảng 1,2 tấn). Do mua từ nguồn rắn trôi nổi, nhiều thương lái bơm hóa chất vào bụng rắn cho tăng trọng lượng, số rắn mua được ở các vùng nông thôn trong tỉnh thì đã bị tổn thương qua những lần đánh bắt... nên chỉ một tuần thả nuôi, đàn rắn đã lủi đầu vào bờ chết đến trên 5.000 con.
    Lại một lần trắng tay, Năm Minh thêm một lần phải “nằm gai nếm mật”. Và cuộc đời anh nông dân - thương binh này được sang trang chỉ từ 200 con rắn ri voi còn sót lại trong ao.
    1.830m2 đất thu lãi gần 1 tỉ đồng/năm
    Với kiến thức có được sau những năm làm y sĩ quân y và kinh nghiệm săn bắt rắn khi còn là bộ đội, Năm Minh đã tự tay “giải phẫu” một vài con để tìm hiểu rõ nguyên nhân làm rắn chết hoặc chậm lớn, nên cuối vụ năm ấy anh không bán rắn thịt mà giữ lại gần 400kg làm giống cho vụ sau. Có được trong tay một lượng rắn bố mẹ, Năm Minh đã mở rộng diện tích ao lên 1.750m2 và trồng thêm rau muống cho mặt ao được che kín.
    Để tạo điều kiện cho rắn... tắm nắng và tìm thở khí trời khi lột da, anh qui hoạch ở giữa ao một cù lao. Qua một năm “đỡ đẻ” cho rắn ri voi, Năm Minh nắm được cả chu kỳ sinh sản của chúng. Anh nghĩ ra cách xây thêm 16 bể với tổng diện tích 80m2 (5m2/bể) để nhân giống bán ra thị trường.
    Anh tìm ra... quy luật, dù đến thời kỳ sinh sản nhưng muốn cho rắn đẻ chậm lại thì bắt bỏ lên bờ vì rắn này có nước mới đẻ được. Năm 1999 anh xuất khẩu thử nghiệm sang Trung Quốc trên 500kg rắn thịt và thu lãi gần 120 triệu đồng. Cuối năm 2000 Năm Minh thở phào nhẹ nhõm khi trả xong tất cả nợ nần nhờ trúng mùa rắn với lãi ròng gần 300 triệu đồng.
    Từ khi Năm Minh cho rắn “xuất ngoại” đến nay, mỗi năm anh bán hàng chục ngàn rắn con và 3 - 4 tấn rắn thịt, thu lãi không dưới 500 triệu đồng/năm. Bảy tháng đầu năm 2004, trại rắn của Năm Minh xuất bán được 4 tấn rắn lứa và khoảng 65.000 rắn con (6.000 - 8.000 đồng/con), thu về gần 1 tỉ đồng...
    Hiện Năm Minh chuẩn bị đầu tư một trang trại với qui mô 4ha để nuôi rắn ri voi công nghiệp.
    Đến giờ, tỉ phú “vua rắn” vẫn sống bình dị trong căn nhà ba gian mái tôn, vách gỗ.
    DUY KHANG
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Mô hình nuôi rắn ri voi bước đầu hiệu quả

    (Cập nhật: 20-04-11)
    [​IMG]
    Anh Trần Bá Diệp ở ấp Bình Hòa, Thị trấn Lấp Vò là một thương gia buôn bán nhỏ lẻ. Ngoài việc buôn bán, anh còn tìm hiểu thêm những mô hình chăn nuôi hiệu quả. Tình cờ anh xem trên đài truyền hình thấy mô hình nuôi rắn ri voi của ông Khởi ở Bình Tân, Vĩnh Long cho hiệu quả cao. Nên anh quyết định xuống tận nơi để tìm tòi, học hỏi cách nuôi. Qua tìm hiểu anh thấy rắn ri voi là loài dễ nuôi, ít bệnh, thức ăn dễ tìm và là một đặc sản có giá ngoài thị trường luôn ở mức cao.
    Anh quyết định về nuôi trên mảnh đất nhỏ của mình. Anh tiến hành xây một bể xi măng với diện tích 16m2, cao 1,2m chia thành 2 ngăn, bỏ đất ruộng vào bể chiếm khoảng 1/4 diện tích, thả lục bình vào chiếm khoảng 2/3 diện tích để tạo nơi cư trú và che mát cho rắn. Anh bắt đầu thả 16kg rắn giống với giá 300.000 đồng/kg (trọng lượng 5 – 6 con/kg). Thức ăn ưa thích của rắn chủ yếu là cá con tươi sống. Đến thời điểm này rắn đã được một năm rưỡi tuổi, trọng lượng trung bình mỗi con nặng 1,2 – 1,8 kg, giá trên thị trường hiện nay khoảng 500.000 – 550.000 đồng/kg. Nhưng anh không có ý định bán mà để lại làm rắn bố mẹ. Hiện tại đã có 5 con sinh sản (số lượng con giống phụ thuộc vào trọng lượng con cái, thường từ 5 – 30 con/năm). Và trong bể của anh còn khoảng 50 con cái có thể tham gia sinh sản. Anh dự tính sẽ để lại một nửa số lượng con giống để nuôi, số nửa còn lại thì bán.
    Mùa vụ sinh sản của rắn tập trung vào tháng 4 – 6 âm lịch. Đây là mùa mà số lượng con giống nhiều nhất và đạt chất lượng tốt nhất. Anh còn cho biết thêm đối với những nơi khó tìm thức ăn tươi sống thì có thể tập cho rắn ăn cá chết (nhưng cá vẫn còn tươi nhằm tránh bị trướng hơi). Nếu rắn bị trướng hơi thì ngưng cho ăn và để cho rắn hết hẳn rồi mới cho ăn trở lại. Trong quá trình nuôi, rắn hay bị đẹn, biểu hiện của rắn là bò lên gò đất hay lục bình, hoạt động chậm chạp, bỏ ăn thì nên thay nước và tạt Oxytetracycline.
    Đây là hộ tiên phong đầu tiên trong mô hình nuôi rắn ri voi của Huyện (toàn Huyện có 2 hộ nuôi rắn). Tuy chưa bán rắn thịt và rắn giống nhưng theo giá thị trường con giống hiện nay khoảng 400.000 đồng/kg (loại 5 – 6 con/kg) thì anh dự tính năm nay sẽ thu về được từ 10 – 15 triệu đồng từ việc bán con giống. Anh cho biết anh sẵn sàng chia sẻ con giống và kinh nghiệm đối với những ai có nhu cầu nuôi rắn ri voi.

    Trạm Thủy sản huyện Lấp Vò
  7. dainhat

    dainhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2010
    Đã được thích:
    43
  8. ndl_70

    ndl_70 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/11/2010
    Đã được thích:
    197
    Anh chủ pic ơi, hôm nào bán cho tui 1 con Rắn về nhậu với Xà Tửu nhé :))
    Nhìn thấy hình em thèm quớ :p[:D]
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    [​IMG]

    Chú thích thì anh tặng chú con này , khỏi cần lấy tiền !
    Trông ngon không ?

    :)>-:)>-:)>-:)>-:)>-
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://luagao.com/thongtinkythuat/khac/725253_nuoi_ran_ho_mang.aspx



    Nuôi rắn hổ mang

    I. Giống và đặc điểm giống

    - Tên gọi: Tên Việt Nam gọi là rắn hổ mang; Tên Latin là Naja naja; Họ rắn hổ Elapidae.
    - Tập tính sinh hoạt và môi trường sống:
    Rắn hổ mang thường sống trong những hang chuột ở đồng ruộng, làng mạc, vườn tược, bờ đê, dưới gốc cây lớn trong bụi tre… Rắn trưởng thành hoạt động kiếm ăn chủ yếu vào ban đêm, còn rắn non thường kiếm ăn ban ngày.

    [​IMG]
    Thức ăn chủ yếu của rắn là ếch, nhái, cá, tép, sâu bọ, côn trùng… Ngoài ra, chúng còn ăn trứng bọ cánh cứng, b ướm và các côn trùng khác như sâu, giun, dế… Rắn có tập tính ăn mồi cử động. Bắt mồi bằng cách đớp, ngoạm…
    - Sinh trưởng, phát triển và sinh sản:
    Quá trình sinh trưởng, phát triển phải trải qua những lần lột da. Sự lột da không diễn ra theo một chu kỳ nhất định. Sắp lột da, rắn không ăn mồi, tính trở nên hung dữ, da chuyển dần sang màu trắng, thích ở chỗ ẩm ướt và yên tĩnh.
    Tuổi thành thục sinh dục của rắn hổ mang thường trên hai năm. Thông thường rắn sống đơn độc, chỉ đến mùa sinh sản rắn đực và rắn cái mới tìm đến nhau. Rắn động dục và sinh sản theo mùa, thường từ tháng 3-8 âm lịch… Khi động dục, rắn cái bò tới bò lui tìm chỗ trống chui ra (tìm đực), đồng thời tiết ra chất dịch có mùi đặc trưng để báo hiệu và quyến rũ rắn đực…
    Số lượng rắn hổ mang hiện nay suy giảm rất nhiều, do bị săn bắt triệt để. Cần có biện pháp bảo vệ như: Cấm săn bắt rắn trong mùa sinh sản từ tháng 3 đến tháng 8 và tổ chức nuôi…
    Nuôi rắn có thu nhập cao trong khi việc chăm sóc lại rất đơn giản, bởi rắn là loài rất ít khi bị bệnh, thức ăn của rắn là chuột, nhái… Hơn nữa, rắn chỉ ăn 2 lần trong 1 tuần, mỗi vụ nuôi rắn thịt chỉ kéo dài 5 đến 6 tháng (thường từ tháng 5-11) nên không tốn nhiều thời gian. Nuôi rắn sẽ giúp cho bà con làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương.
    - Cách phân biệt rắn đực, rắn cái:
    Việc phận biệt một con rắn đực với một con rắn cái thật không đơn giản vì chúng có hình dạng và màu sắc gần giống nhau, mặt khác chúng lại có cơ quan sinh sản nằm bên trong cơ thể nên rất khó phân biệt. Thường rắn đực có đuôi dài hơn và phần đầu của đuôi (nơi tiếp giáp với hậu môn) hơi phình ra, trong khi ở con cái thì hơi thắt lại. Kích thước và trọng lượng của rắn đực cũng thường nhỏ hơn rắn cái…
    Rắn đực: Thân thon dài, có 2 cựa dài ở hai bên hậu môn lộ ra ngoài. Vẩy quanh hậu môn nhỏ xếp sít nhau, ấn mạnh tay vào hai bên huyệt thấy cơ quan ********** lộ ra.
    Rắn cái: Thân to mập, cựa hai bên hậu môn ngắn, nằm ẩn sâu bên trong. Vẩy quanh hậu môn to, xếp không sít nhau, không thấy có cơ quan giao cấu.
    II. Chọn giống và phối giống
    Chọn giống:
    - Căn cứ nguồn gốc: Về khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh sản… của thế hệ trước.
    - Căn cứ bản thân: Về khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh sản… của bản thân cá thể. Chọn những con lớn nhất, lanh lợi, siêng bắt mồi, thân hình dài, màu sắc đẹp, da bóng…
    Phối giống:
    Rắn động dục và sinh sản theo mùa, thường từ tháng 3-8 âm lịch, rắn nuôi nhốt có thể muộn hơn… Khi động dục, rắn cái, bò tới bò lui... Đây là thời điểm phối giống thích hợp nhất.
    III. Chuồng nuôi
    Về chuồng trại, phải xây kiên cố bằng gạch, chia thành từng ô, mỗi ô nuôi 1con/m2. Đảm bảo mát về mùa hè, ấm về mùa đông vì rắn là loài máu lạnh.
    Chuồng nuôi thường là hình hộp chữ nhật, có bộ khung bằng gỗ hoặc sắt thép, xung quanh là lưới thép, có lỗ nhỏ hơn đầu rắn, cửa ra vào ở mặt trước chuồng và có khoá cẩn thận.
    Kích thước chuồng nuôi (0,5-1m x 0,5-1m x 1m), có thể nuôi 1 con rắn sinh sản hay 1 con rắn thịt từ 3-4 tháng tuổi cho tới lúc bán thịt, thường là 5-6 tháng, hiệu quả kinh tế cao.
    IV. Thức ăn và khẩu phần thức ăn
    Thức ăn của rắn non chủ yếu là ếch, nhái, cá, tép, sâu bọ, côn trùng… Cứ 3-5 ngày lại cho rắn con ăn một lần. Số lượng thức ăn tăng dần theo tuổi…
    Khẩu phần thức ăn: Rắn dưới 6 tháng tuổi, định lượng thức ăn bằng 30% trọng lượng cơ thể/tháng, chia làm 7-10 lần; rắn trên 6 tháng đến 1 năm tuổi, định lượng thức ăn bằng 20% trọng lượng cơ thể/tháng, chia làm 5-6 lần; rắn trên 1 năm tuổi, định lượng thức ăn bằng 10% trọng lượng cơ thể/tháng, chia làm 2-4 lần.
    Nước uống: Tốt nhất nên cung cấp đầy đủ nước sạch và mát cho rắn uống và tắm tự do.
    V. Chăm sóc nuôi dưỡng
    Rắn đực, rắn cái phải nuôi riêng để tiện theo dõi, quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng…
    Quá trình sinh trưởng, phát triển phải trải qua những lần lột da. Sự lột da không diễn ra theo một chu kỳ nhất định. Rắn lột da nhằm rũ bỏ lớp da cũ, già cỗi, chật chội, tạo điều kiện cho tế bào mới phát triển tốt hơn. Sắp lột da, rắn không ăn mồi, tính trở nên hung dữ, da chuyển dần sang màu trắng, thích ở chỗ ẩm ướt và yên tĩnh. Lớp da mới mang màu sắc đẹp, mềm bóng, sau 2-3 tuần da rắn trở lại bình thường.
    [​IMG]
    Sau khi lột da nếu được cung cấp thức ăn đầy đủ, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, tốc độ tăng trưởng của rắn có thể tăng nhanh hơn 2-3 lần.
    Tuổi thành thục sinh dục của rắn hổ mang thường trên hai năm. Trước mùa phối giống 1 tháng cần cho rắn sinh sản ăn no, đủ dinh dưỡng để phối giống và tạo trứng.
    Khi chuẩn bị đẻ, con cái lục sục trong chuồng, tìm chỗ trũng, có rơm, cỏ khô để đẻ. Có thể làm ổ đẻ cho rắn bằng bao xác rắn đựng trấu cài đặt vào một góc chuồng, nơi yên tĩnh, tránh gió lùa…
    Rắn hổ mang mang thai hơn hai tháng thì đẻ trứng, thường đẻ 10-20 trứng, có khi hơn, kích thước trứng thường từ 59-62/25-30mm và có hiện tượng con cái canh giữ trứng. Trong tự nhiên, sau khi đẻ hết trứng vào ổ, rắn cái tự cuộn tròn lại trên trứng để ấp, tỷ lệ nở khoảng 40-80%.
    Trứng rắn sau khi ấp 55-60 ngày nở ra rắn con. Rắn con tự mổ vỏ trứng chui ra vận động và làm quen với môi trường sống mới. Trứng nào chưa nở, ta hỗ trợ bằng cách xé vỏ trứng dài 1cm, cho rắn con ra. Rắn con mới nở dài 200-350mm, nặng 30-50g và có khả năng bạnh cổ.
    Rắn con sau khi nở có thể tự sống 3-5 ngày bằng khối noãn hoàng tích ở trong bụng. Sau thời gian này, bụng rắn con xẹp lại, da nhăn nheo và lột xác đầu tiên.
    Thức ăn của rắn non chủ yếu là ếch, nhái, cá, tép, sâu bọ, côn trùng… Cứ 3-5 ngày lại cho rắn con ăn một lần. Số lượng thức ăn tăng dần theo tuổi…
    Rắn hổ mang hoang dã có đặc tính hung bạo, khi con cái ấp nở thì con đực ở ngoài rình chờ con nở ra để ăn thịt. Rắn hổ mang con phải lanh lẹ, khôn ngoan mới có thể thoát khỏi miệng rắn bố.
    Trong điều kiện chăn nuôi, ấp trứng nhân tạo, cần kiểm tra trứng vài lần, nếu thấy các quả trứng to đều, trắng, khô ráo, vỏ láng bóng là trứng tốt; những quả quá to hay quá nhỏ, vỏ xỉn vàng… là trứng hỏng phải loại bỏ. Tổ chức ấp trứng nhân tạo đạt được kết quả tốt hơn. Tuy nhiên, khó nhất là nuôi sao cho rắn hổ mang chịu bắt cặp, vì nuôi nhốt trong chuồng trại chúng rất "lười biếng", ít chịu giao phối.
    Trong mỗi chuồng nuôi rắn nên để một máng nước sạch và mát cho rắn uống hoặc tắm (nhất là giai đoạn lột da), đồng thời tăng thêm độ ẩm khi thời tiết hanh khô, vì nếu hanh khô quá rắn chậm lớn và da bị hỏng.
    Thường ngày phải dọn sạch phân trong chuồng, số phân hàng ngày thải ra không nhiều, phân khô, ít gây mùi thối.
    Định kỳ 5-7 ngày vệ sinh chuồng trại một lần, lau chùi sạch sẽ những chất thải cho khỏi hôi hám, ruồi nhặng không bu bám đem theo mầm bệnh. Trời nắng nóng thì phun nước tắm rửa cho rắn, trời lạnh và ẩm không cần tắm, chỉ vệ sinh khô, mùa đông cần che chắn xung quanh chuồng cho rắn. Tránh mùi lạ cho rắn… Khi vào chuồng rắn phải luôn đề phòng rắn tấn công…
    VI. Phòng và trị bệnh
    Rắn là động vật hoang dã mới được thuần hóa, sức đề kháng cao, ít dịch bệnh. Tuy nhiên, phòng bệnh tổng hợp là biện pháp phòng bệnh tốt nhất cho rắn: Chăm sóc nuôi dưỡng tốt, ăn uống sạch sẽ, thức ăn đảm bảo thành phần và giá trị dinh dưỡng, chuồng trại luôn sạch sẽ, không lầy lội, không nóng quá, lạnh quá, không có mùi lạ, tránh ruồi nhặng và các loài côn trùng khác gây hại cho rắn. Đặc biệt, khi môi trường sống thay đổi phải chăm sóc nuôi dưỡng thật chu đáo để phòng và chống stress gây hại cho rắn.
    * Địa chỉ mua bán giống:
    - Trang trại chăn nuôi trăn, rắn của ông Nguyễn Văn Minh (Năm Minh), 44 ấp khu 3, xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng (là cơ sở nuôi rắn ri voi lớn nhất nước ta, ven quốc lộ 1, cách thị xã Sóc Trăng 20 km). ĐT: 079.853884.
    - Trang trại chăn nuôi trăn, rắn của ông Võ Văn Đương, thuộc làng nuôi rắn ấp Hòa Bình, xã Nguyễn Văn Thảnh, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. ĐT: TTKN Vĩnh Long: 070 3 822702 – 3 867184.
    - Trang trại chăn nuôi trăn, rắn của ông Phạm Hồng Nam - Quản đốc khu du lịch sinh thái Lâm ngư trường Sông Trẹm (xã Biển Bạc, huyện Thới Bình, tỉnh Kiên Giang). ĐT: TTKN Kiên Giang: 077 3 864264 – 3 911082.
    - Trại chăn nuôi rắn hổ mang của ông Nguyễn Văn Quyết thuộc làng nuôi rắn xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. ĐT: 0211 838183-838577.
    - Trại chăn nuôi rắn hổ mang của ông Nguyễn Văn Bình, Lê Hữu Trung thuộc làng nuôi rắn thôn Nghĩa Dũng, xã Cẩm Phong, huyện Cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh Hóa. ĐT: TTKN Thanh Hóa: 037 3 851120 – 3 751622.
    - Trại chăn nuôi rắn hổ mang của ông Thái Hữu Triều, thuộc làng nuôi rắn xóm 7, xã Tăng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. ĐT: TTKN Nghệ An 038 3 844918 – 3 835968.
    - Trang trại Thịnh Phát, 14/3, ấp Thới Tây 1, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, TPHCM. ĐT: 0909994694 – 0908591810.
    (Theo: Nông nghiệp Việt Nam)

    Nọc loài rắn này rất quý và đắt hơn vàng đấy !
    Thường dùng để chế ra các loại thuốc trị bệnh tim mạch , thần kinh ...
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này