Làm giàu từ Vườn - Ao - Chuồng - Rừng với niềm tin thắng lợi và tình yêu quê hương .

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 30/01/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7062 người đang online, trong đó có 1006 thành viên. 13:39 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 122514 lượt đọc và 821 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967

    Nuôi tôm càng xanh



    [​IMG]

    [​IMG]





    LỜI NÓI ĐẦU
    Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế quan trọng trong nghề nuôi trồng và khai thác thủy sản. Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều sông ngòi, kênh rạch, ao, vườn, ruộng được xem là vùng có tiềm năng rất lớn cho nghề nuôi tôm càng xanh. Nghề nuôi tôm hiện nay phổ biến với nhiều hình thức như nuôi kết hợp trên ruộng lúa, nuôi trong mương vườn, nuôi ao và nuôi đăng quầng. Năng suất thường đạt 100 – 300 kg/ha đối với nuôi ruộng, 500 – 1.200 kg/ha đối với nuôi ao và 1,2 - 5 tấn/ha/vụ đối với nuôi trong đăng quầng. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất đối với nghề nuôi tôm càng xanh hiện nay là yếu tố con giống và kỹ thuật nuôi. Đối với con giống, hiện đã sản xuất nhân tạo thành công con giống tôm càng xanh, mở ra hướng chủ động cho các vùng nuôi; trong tương lai gần việc nghiên cứu quy trình sản xuất ra con giống rặt đực đi vào ổn định là triển vọng rất lớn để phát triển nghề nuôi tôm càng xanh. Về loại hình và phương thức nuôi, người dân vẫn quen nuôi tôm càng xanh dưới dạng quảng canh cải tiến, mặt khác kỹ thuật nuôi không đồng bộ với mô hình áp dụng, nên hiệu quả thường không cao. Vì vậy, tài liệu “Cẩm nang dành cho người nuôi tôm càng xanh” được biên soạn hỗ trợ người nuôi tôm ứng dụng trực tiếp những kỹ thuật mới vào mô hình nuôi, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong quá trình biên soạn phục vụ cho đối tượng là nông dân, nên chúng tôi đã cố gắng tinh gọn nội dung, chắc chắn không tránh khỏi nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của các đồng nghiệp, quý bạn đọc và bà con nông dân để nội dung tài liệu ngày càng hoàn thiện hơn.


    [​IMG]
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Trồng khổ qua bán Tết



    Ở Miền Nam theo phong tục Tết là khoảng thời gian nhiều nhà chế biến món ăn truyển thống khổ qua dồn thịt, Những ngày này, nhiều hộ nông dân ở Củ Chi, Hóc Môn (TP HCM) đã tranh thủ xuống giống khổ qua (mướp đắng) để bán Tết.
    [http://agriviet.com]

    Anh Bùi Văn Lợi ngụ xã Tân Thạnh Tây (Củ Chi) vui mừng bảo: “Tôi trồng khổ qua chưa bao giờ lỗ, chỉ lãi nhiều hay ít mà thôi. Đây là giống khổ qua lai rất dễ trồng và cho thu quả nhanh”. Vừa nói, anh vừa dẫn chúng tôi đi xem vườn khổ qua rộng 4.000 m2 của gia đình mình.
    Chia sẻ kinh nghiệm trồng khổ qua lai, anh Lợi bảo: “Nhờ áp dụng phương pháp trồng rau an toàn được Hội Nông dân xã và Trạm BVTV triển khai tập huấn kĩ thuật, mình đã áp dụng trồng cây khổ qua rất hiệu quả. Hiện nay, vườn khổ qua đang bắt đầu hái, giá bán sỉ từ 8.000 đến 10.000 đồng/kg. Tuy nhiên, càng gần Tết, giá sẽ càng tăng, dự kiến vào giữa vụ (khoảng 20 ngày nữa), giá có thể lên đến 15.000 đến 17.000 đồng/kg. Vụ Tết này, với 4.000m2 đất canh tác trồng khổ qua tôi chắc chắn sẽ thu lãi gần 80 triệu đồng”.
    [​IMG]
    Anh Lợi cũng chia sẻ, khổ qua là loại cây thích hợp với loại đất thịt pha cát tơi xốp. Sau khi trồng khoảng 10 ngày, nông dân bắt đầu làm liếp để dây khổ qua bò lên. Liếp chủ yếu làm bằng tre hoặc nứa, có thể sử dụng từ 3 đến 4 vụ nếu biết giữ gìn. Sau đó là chăm sóc bằng cách tưới nước đều đặn và bón phân NPK. Khi quả thụ phấn từ 8 đến 10 ngày là bắt đầu cho thu hoạch. Lúc thu hoạch, dùng kéo cắt nhẹ cuống để không ảnh hưởng đến trái non. Khổ qua rất sai quả, có thể thu hoạch 2 ngày/lần trong vòng 50 ngày/vụ, mang lại nguồn thu ổn định, đều đặn cho nông dân.
    Theo ông Nguyễn Văn Phước - Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Thạnh Tây, hiện nay ở xã có khoảng gần 50 hộ nông dân trồng khổ qua, chiếm diện tích hơn 40 ha. Nông dân trong xã chủ yếu trồng khổ qua lai, giống Vino 04 với nhiều ưu điểm như quả to, cùi dày, màu xanh đẹp, vỏ cứng, thích hợp vận chuyển đường xa và bảo quản lâu. Cũng theo ông Phước, khổ qua đã được nông dân Tân Thạnh Tây trồng từ khá lâu nhưng giống khổ qua lai Vino 04 này mới được du nhập vào địa phương chừng gần 1 năm và bước đầu đem lại hiệu quả cao.
    Không chỉ riêng xã Tân Thạnh Tây mà ở xã Tân Hiệp (Hóc Môn) nông dân trồng khổ qua lai Vino 04 cũng đang được hưởng niềm vui được mùa trúng giá. Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Nông dân xã khẳng định, giống khổ qua lai đã mang đến luồng sinh khí mới cho nhiều hộ dân trong địa phương.
    “Mấy năm nay, người trồng rau màu ở Tân Hiệp rất lúng túng khi chọn cây trồng xuống giống vụ Tết mặc dù biết lượng hàng hóa tiêu thụ chắc chắn sẽ tăng. Nguyên nhân là do giá cả thị trường biến động không ngừng, thời tiết, khí hậu cũng bấp bênh làm nhiều phen nông dân bị hỏng ăn dịp cuối năm. Từ hồi cây khổ qua Vino 04 xuất hiện ở địa phương, nó đã được người dân đón nhận nhiệt tình. Biểu hiện rõ nhất là hiện nay, tại Tân Hiệp có nhiều trang trại trồng khổ qua lai Vino 04 này với diện tích lên đến 5 - 6 ha” – bà Cúc nói.
    Một trong những trang trại như vậy là của anh Đặng Văn Sơn, xã Tân Hiệp. Tiếp xúc với chúng tôi, anh Sơn cho biết: “Mình đã đầu tư gần 400 triệu đồng tiền giống, vốn vào trang trại khổ qua này. Hiện nay, cây đang chuẩn bị cho những lứa trái đầu tiên. Nguồn hàng tiêu thụ mình cũng liên hệ được với một số cửa hàng đầu mối ở chợ nông sản Hóc Môn nhận tiêu thụ với số lượng lớn. Giá khổ qua hiện nay đang dao động ở mức 14.000/kg nhưng chắc chắn gần Tết sẽ tăng hơn nữa. Vì vậy, trang trại khổ qua này sẽ thu lãi gần gấp 2 lần số vốn mà mình bỏ ra”.
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    KỸ THUẬT TRỒNG KHỔ QUA
    I. Giống: Sử dụng giống khổ qua Trang Nông, khổ qua MT, 2 mũi tên đỏ, Chiatai…
    II. Thời vụ: Khổ qua trồng được quanh năm, cho năng suất cao trong vụ Đông xuân.

    III. Chuẩn bị đất trồng:
    Khổ qua trồng được trên nhiều loại đất, đất cần được cày, xới (mùa khô đất phơi ải trước 8 ÷ 10 ngày, mùa mưa yêu cầu chân đất cao ráo không bị ngập nước) dọn sạch cỏ dại, tàn dư cây trồng vụ trước, bón vôi xử lý đất (30kg/sào).
    IV. Gieo trồng:

    1. Lên liếp: Có 2 cách:

    - Cách 1 (hàng đơn): h x h: 1,5m, cao 20÷ 24cm, (mùa mưa: 30cm), rộng 90cm.

    - Cách 2 (hàng đôi): Hđ x Hđ: 3m, ranh giới giữa 2 rãnh băng là 2 hàng khổ qua cách nhau 0.5 – 0.6m.

    Liếp cao 20 ÷ 25cm (mùa mưa: 30cm) rộng 90cm, rãnh 25 ÷ 30cm, h x h: 1,5m, nếu hàng đôi hđ x hđ: 3m.

    2. Bón lót: Lượng phân lót cho 1 sào (500m2) như sau:
    200kg Humix + 30kg Lân vi sinh + 30kg Bánh dầu + 20kg Super lân + 2kg ure + 2kg kali. Có thể thay phân Humix bằng 10 tạ phân chuồng/500m2.
    3. Xử lý đất trước khi phủ bạt: Dùng đồng đỏ phun để trừ nấm.

    4. Phủ bạt, đục lỗ: Dùng bạt kích cỡ 90cm, kéo thật căng dùng ghim tre ghim thật chặt hoặc đắp đất giữ bạt,
    Đục lỗ khoảng cách 50 ÷ 60cm.
    5. Gieo trồng: Hạt ngâm trong nước 5 giờ (mùa đông ngâm hạt trong nước ấm 30- 350C), ủ trong cát ẩm khoảng 36 giờ, hạt nứt nanh đem gieo, mỗi lỗ bỏ 1 hạt. dùng cát ẩm phủ lên lớp 2 ÷ 3cm tạo cho hạt nảy mầm tốt.
    Ươm khoảng 200bầu/sào để dặm.
    V. Bón phân thúc, chăm sóc:

    1. Bón phân thúc:

    - Thúc 1: 15 ÷ 20 NST: 2kg ure, 2kg kali dùng cây nhọn đục lỗ cách gốc 10cm, sâu 8 cm, hòa nước tưới vào.

    - Thúc 2: 30 ÷ 35 NST: 2kg ure, 2kg kali/sào cách bón tương tự như lần 1.

    - Thúc 3: 50 ÷ 60 NST: 4kg ure, 4kg kali cách bón tương tự lần 1.

    2. Chăm sóc:
    - Dặm: Sau trồng 4 ÷ 5 ngày, kiểm tra ruộng thay cây chết, xấu, mọc không đều, dặm vào chiều mát, dặm xong phải tưới lại nước, kết hợp nhổ sạch cỏ dại.
    - Làm giàn:
    Dùng tre làm trụ xung quanh ruộng, giữa các luống trên giàn căng dây kẽm sau đó phủ lưới cước hoặc bỏ chà, chiều cao giàn 2m.(hoặc: Dùng cây cắm choái để khổ qua bò hoặc làm giàn theo kiểu 2 luống một cây trụ bằng tre đỡ 2 đầu, dùng lưới căng thành giàn chữ V ngược.)- Cắt tỉa: Để lại 2 ÷ 3 cành cấp 1/dây, dùng dây mền để buộc ngọn khổ qua lên choái. Cắt bỏ những dây yếu ớt, cho trái không hiệu quả tạo cho giàn thông thoáng, sản phẩm loại bỏ đem ra khỏi ruộng rau tiêu hủy
    3. Tưới nước: Tưới nước đủ ẩm để cây sinh truởng, phát triển tốt.

    VI. Phòng trừ sâu bệnh:

    a. Đối với sâu:

    * Sâu tơ, sâu khoang, sâu ăn lá, bọ trĩ, rầy mềm: Dùng thuốc sinh học Vi-BT, Vertimec, Oshin, Amnate, Proclaim...Liều lượng hướng dẫn trên bao bì.

    * Sâu vẽ bùa: Sử dụng Trigand, Sokupi, Map Jono, Vertimec...,
    Ruồi đục trái: Dùng, Defin, hooc môn sinh dục cái để nhử ruồi đực....
    b. Đối với bệnh:
    * Chết cây con: Dùng Aliette hoặc Ridomil...,
    * Chết dây, nức dây, chảy nhựa: Dùng champion hoặc Topan...,
    * Bệnh đốm lá, đốm vòng, phấn trắng, rỉ sắt: Dùng Score, đồng đỏ...,Dùng luân phiên các loại thuốc để tránh quen thuốc.
    VII.Thu hoạch bảo quản:
    a. Thu hoạch: 40 ÷ 45 NSG, bắt đầu thu hoạch, cứ 2 ngày thu 1 lần, thời gian thu hoạch keo dài 1 ÷ 2 tháng, thu trái vừa theo độ tuổi, khi thu hoạch nên dùng dao cắt nhẹ tay.
    b. Bảo quản: Vận chuyển đóng gói, bảo quản, cẩn thận tránh để sản phẩm bị dập nát và bụi bặm. Khi đưa ra thị trường phải đảm bảo tươi, sạch.Chú ý: Đảm bảo cách ly thuốc BVTV và ngưng sử dụng phân bón trước thu hoạch từ 8 ÷ 10 ngày.



  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Trồng khổ qua theo hướng VietGAP ở huyện Củ Chi, tp Hồ Chí Minh

    Trong bối cảnh an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay, nhu cầu rau sạch của người tiêu dùng ngày càng tăng cao. Để đáp ứng như cầu này, nhiều vùng trồng nhau của thành phố HCM đang triển khai và nhân rộng mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap. Huyện Củ Chi hiện là địa phương dẫn đầu thành phố về tổ chức sản xuất rau củ quả theo tiêu chuẩn VietGAP (chiếm 33 hộ trong tổng số 36 hộ). Ngoài những loại rau đang triển khai như rau muống, rau cải, rau mầm, rau dền…giờ đây khổ qua (mướp đắng) - một loại rau ăn quả được trồng quanh năm và khá phổ biến ở nhiều nơi, cũng được đưa vào danh sách trồng theo tiêu chuẩn VietGAP. Được sự cho phép của Trung tâm hỗ trợ và tư vấn nông nghiệp, công Ty CP Nông Nghiệp GAP cũng đã tiến hành mô hình trồng khổ qua theo tiêu chuẩn VietGAP, với quy trình bón phân sử dụng hai loại phân hữu cơ cao cấp của Mỹ mà công ty đang phân phối: Vermaplex và Black Castings. Quy trình được áp dụng tại các hộ dân trồng khổ qua ở ấp Ngã Tư, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi. Vào đầu tháng 02/2012, kỹ sư nông nghiệp của công ty đã tiến hành phun Vermaplex từ giai đoạn gieo trồng, chăm sóc cho đến khi thu hoạch. Sau gần 02 tháng cây khổ qua đã bước vào giai đoạn thu hoạch với những kết quả đáng mừng. Cây khổ qua không mắc các loại sâu bệnh như: lở củ rễ, phấn trắng, nổ lá…những loại sâu bệnh thường xuyên xuất hiện trên cây khổ qua, chính vì thế chất lượng khổ qua sau thu hoạch được đánh giá cao, trái ăn ngon hơn, năng suất tăng gần 20%.
    [​IMG][​IMG]
    Vườn khổ qua đối chứng và vườn khổ qua sử dụng phân bón hữu cơ Black Castings - Vermaplex
    Cô Méc - chủ 25 ha vườn cây leo đủ các loại (Củ Chi, Điện thoại: 01646678911) đang sử dụng phân bón Vermaplex trên 3000m2 cho biết: “khi tôi sử dụng phân Vermaplex này để phun cho cây khổ qua thì thật sự mà nói cây phát triển rất tốt, ít sâu bệnh, giúp tôi tiết kiệm nhiều công lao động để phun thuốc BVTV. Khi tôi phun Vermaplex sau một thời gian thì đọt khổ qua đâm ra dài hơn, lá khỏe và xanh tốt hẳn lên, trái đậu nhiều, đặc biệt là năng suất đã tăng lên được 20%. Không như vườn đối chứng: trái phát triển nhỏ, lá không xanh, màu trái cũng không được đẹp, trái có dấu hiệu của bệnh phấn trắng”.
    [​IMG][​IMG]
    Hình trái Dây khổ qua ít trái. Hình phải dây khổ qua phát triển tươi tốt, sai quả khi dùng phân bón hữu cơ Black Castings và Vermaplex.
    Những kết quả đối chiếu so sánh giữa vườn sử dụng phân hữu cơ của công ty và vườn đối chứng đã cho thấy: phân hữu cơ Vermaplex là một loại phân bón rất phù hợp cho quy trình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Không những cho ra những sản phẩm chất lượng cao, mà Vermaplex cũng đã giúp ngăn chặn và giảm đi tình trạng dịch bệnh, giúp bà con nông dân giảm bớt chi phí thuê nhân công, thuốc BVTV và đảm bảo tiêu chuẩn nông sản an toàn mà thị trường đang yêu cầu.
    Nguồn: công ty cổ phần Nông Nghiệp GAP



    CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG NGHIỆP GAP
    50 -52 Hồ Văn Huê, p.9, quận Phú Nhuận, tp Hồ Chí Minh.
    Điện thoại: 08 38458846 Fax: 08 38452216
    Website: www.nongnghiepgap.com
    Email: nongnghiep@nongnghiepgap.com

  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967



    Sinh ra từ làng - Mô hình nuôi dúi - Anh Dương Văn Phương


  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967



    Nhà nông cần biết : Các loại thức ăn trong chăn nuôi dúi


  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967



    Nuôi chim trĩ p1.wmv


  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967



    Nuôi chim trĩ p2.wmv
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967



    Kỹ thuật nuôi chim trĩ


  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967



    Chim Trĩ Tại Trang trại,Củ Chi, Tiền giang, TPHCM


Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này